Bài học kinh nghiệm từ cơ sở dữ liệu mở về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc của cộng hòa Ấn Độ - Bế Trung Anh

Tài liệu Bài học kinh nghiệm từ cơ sở dữ liệu mở về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc của cộng hòa Ấn Độ - Bế Trung Anh: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 99Ngày nhận bài: 25/11/2017; Ngày phản biện: 30/11/2017; Ngày duyệt đăng: 10/12/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: betrunganh@cema.gov.vn BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU MỞ VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ* Bế Trung Anh(1) Chính phủ Ấn Độ trong nhiều năm qua đã tiến hành xây dựng nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) cho quản lý nhà nước. Một trong nguyên tắc chính là việc triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ thống thông tin (HTTT) mở cho phép kết nối, chia sẻ, khai thác các CSDL khác nhau của các cơ quan chính quyền trung ương và tiểu bang về các lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là các hệ thống liên quan tới dân tộc thiểu số là bộ tộc trên toàn quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Nhằm mục đích cung cấp cơ sở thực tiễn là các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng CSDL về dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách dân tộc (CSDT) nước ta. Bài viết đề c...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học kinh nghiệm từ cơ sở dữ liệu mở về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc của cộng hòa Ấn Độ - Bế Trung Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 99Ngày nhận bài: 25/11/2017; Ngày phản biện: 30/11/2017; Ngày duyệt đăng: 10/12/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: betrunganh@cema.gov.vn BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU MỞ VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ* Bế Trung Anh(1) Chính phủ Ấn Độ trong nhiều năm qua đã tiến hành xây dựng nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) cho quản lý nhà nước. Một trong nguyên tắc chính là việc triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ thống thông tin (HTTT) mở cho phép kết nối, chia sẻ, khai thác các CSDL khác nhau của các cơ quan chính quyền trung ương và tiểu bang về các lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là các hệ thống liên quan tới dân tộc thiểu số là bộ tộc trên toàn quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Nhằm mục đích cung cấp cơ sở thực tiễn là các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng CSDL về dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách dân tộc (CSDT) nước ta. Bài viết đề cập tới các nội dung liên quan tới chính sách nhà nước của chính quyền Cộng hòa Ấn Độ, hệ thống dữ liệu mở của chính phủ cũng như các ứng dụng mở về CSDL các bộ tộc và chính sách về các bộ tộc của Ấn Độ, cũng như tổng kết các bài học từ thực tế của Ấn Độ. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu về dân tộc thiểu số; Cộng hòa Ấn Độ. 1. Quản lý nhà nước về dân tộc tại Cộng hòa Ấn Độ Vấn đề dân tộc tại Ấn Độ Cộng hòa Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, với thành phần dân số phức tạp phân chia theo tầng lớp (castes), tôn giáo và ngôn ngữ. Vấn đề dân tộc thiểu số được nhà nước Ấn Độ quan tâm về chính sách tới các nhóm dân cư thuộc tầng lớp thấp hoặc các nhóm bộ tộc dân bản địa ở mức phát triển thấp được quy định trong Hiến pháp như là các bộ tộc quy định (Scheduled Tribes-ST) hoặc các tầng lớp quy định (Scheduled Castes). Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2011, tổng dân số thuộc các ST là 104.5 triệu, chiểm 8.6% số dân toàn Ấn Độ, với khoảng 700 bộ tộc chính. Một trong đặc trưng của các bộ tộc Ấn Độ là tôn giáo và ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú. Trên thực tế, không có định nghĩa rõ ràng về bộ tộc Ấn Độ, tuy nhiên nói chung, bộ tộc có thể xác định là các cộng đồng độc lập với đặc tính văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo riêng, và có địa bàn cư trú riêng biệt, tách biệt với bên ngoài. Các bộ tộc có nhiều cách gọi, ví dụ như adivasi (những người xác lập đầu tiên), bhumi-putra (con của đất), janjati (dân gian), adimjati (cộng đồng nguyên gốc), vanyavasi hoặc vanyajati (người rừng), girijan (người thượng). Tổng thống Ấn Độ có quyền khai báo các bộ tộc thuộc diện là bộ tộc quy định, theo quy định tại điều 342 của Hiến pháp Ấn Độ. Trong bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ bộ tộc đối với các bộ tộc quy định (ST). Bộ các bộ tộc Ấn Độ Cơ quan quản lý nhà nước về DTTS tại Ấn Độ là Bộ các bộ tộc Ấn Độ được thành lập năm 1999 sau khi phân chia Bộ Tư pháp xã hội và Phát triển với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các bộ tộc có vị trí thấp nhất của xã hội Ấn Độ, bằng cách phối hợp và hoạch định nguồn lực và các hoạt động của chính phủ nhằm tập trung tăng cường khả năng tiếp cận tới các nguồn lực của nhà nước của tầng lớp thấp này. Bộ các vấn đề bộ tộc là cơ quan chính phủ phụ trách về chính sách chung, hoạch định kế hoạch, điều phối các chương trình phát triển dành cho các bộ tộc, bao gồm phạm vi phụ trách tất cả dân cư bộ tộc và các vùng bộ tộc trên toàn quốc với các chủ đề như sau: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 100 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 - An sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đối với các bộ tộc; - Quản lý việc tài trợ đối với các bộ tộc: lập kế hoạch, hình thành dự án, nghiên cứu, đánh giá, thống kê, đào tạo; - Khuyến khích và phát triển các hoạt động và chương trình tài trợ cho các bộ tộc; - Phát triển các bộ tộc; - Ban hành quyết định, quy định đối với vùng bộ tộc, cùng chính quyền các bang. - Theo dõi các kế hoạch về bộ tộc, dựa trên khung và cơ chế xác lập bởi cơ quan quản lý NITI Ayog; Ngoài ra còn có Ủy ban quốc gia về bộ tộc với chức năng quản lý các báo cáo về các vùng bộ tộc và các chương trình phát triển bộ tộc; ban hành các thông tư liên quan tới xây dựng và thực hiện các kế hoạch cần thiết để hỗ trợ các bộ tộc trong các bang. Đại học quốc gia về dân tộc Indira Gandhi Một trong những cơ sở quan trọng liên quan tới công tác dân tộc của Ấn Độ là Đại học Dân tộc quốc gia Indira Gandhi (Amarkantak) được thành lập bởi Đạo luật của Quốc hội Ấn Độ năm 2007 và bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 2008, nhằm phát triển giáo dục đại học cho các bộ tộc về các lĩnh vực duy trì và phát triển di sản văn hoá, năng lực nghệ thuật và nghề thủ công với các mục tiêu sau: - Cung cấp lộ trình giáo dục, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu đại học chủ yếu cho người dân thuộc các bộ tộc của Ấn Độ. - Phổ biến kiến thức về nghệ thuật, truyền thống, phong tục, tập quán, văn hoá, ngôn ngữ, y dược cổ truyền, các hoạt động sản xuất và nghề truyền thống về lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, cũng như những tiến bộ về khoa học công nghệ liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của các bộ tộc. - Hợp tác với các trường đại học, tổ chức trong nước và quốc tế nghiên cứu dân tộc và văn hoá các cộng đồng bộ tộc. - Xây dựng các mô hình phát triển các bộ tộc, xuất bản các báo cáo, sách chuyên khảo và tổ chức các hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến các bộ tộc và cung cấp thông tin đầu vào cho hoạch định các chính sách về bộ tộc. - Triển khai các biện pháp thích hợp để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các thành viên của các bộ tộc bằng cách tiếp cận với giáo dục đại học thông qua môi trường đại học của riêng các bộ tộc. - Phổ biến và nâng cao kiến thức cho người dân các bộ tộc thông qua các khóa học tại các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu với các ngành học khác nhau. - Thực hiện các biện pháp thích hợp để thúc đẩy đổi mới quá trình dạy học và nghiên cứu liên ngành và đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện các điều kiện xã hội, giáo dục, kinh tế và phúc lợi của các bộ tộc trong đất nước Ấn Độ. 2. CNTT-TT trong quản lý nhà nước: hệ thống dữ liệu mở của chính phủ Ấn Độ Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước, trong đó có cả quản lý nhà nước về DTTS và CSDT, chính phủ Ấn Độ đã xây dựng hệ thống chính phủ mở, cũng như thành lập cơ quan chuyên trách quản lý về CNTT-TT của chính phủ Ấn Độ. Nền tảng dữ liệu chính phủ mở Chương trình dữ liệu chính phủ mở Ấn Độ tại cổng dữ liệu www.data.gov.in là nền tảng của sáng kiến về một hệ thống cơ sở dữ liệu mở thống nhất của chính phủ Ấn Độ. Cổng dữ liệu này được chính phủ Ấn Độ, các bộ/ngành, tổ chức chính phủ sử dụng để công khai các tập dữ liệu, tài liệu, dịch vụ, công cụ và các ứng dụng, nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ cũng như mở ra phương thức xây dựng và triển khai các ứng dụng sáng tạo về dữ liệu của chính phủ theo những quan điểm khác nhau. Nền tảng dữ liệu chính phủ mở Ấn Độ là sáng kiến chung của chính phủ Ấn Độ và chính phủ Hoa Kỳ, được đóng gói như một sản phẩm và được cung cấp mã nguồn mở để các quốc gia khác có thể tham khảo triển khai trên toàn cầu. Về mặt cấu trúc, nền tảng dữ liệu mở có 4 mô-đun chính được triển khai trên hệ thống mã nguồn mở Drupal: - Hệ thống quản lý dữ liệu (DMS) là mô-đun cung cấp các danh mục dữ liệu của các cơ quan chính phủ trên trang web đầu cuối sau khi được phê duyệt; - Hệ thống quản lý nội dung (CMS) là mô-đun quản lý và cập nhật các chức năng và kiểu của nội dung; Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 101Số 20 - Tháng 12 năm 2017 - Hệ thống quản lý quan hệ khách truy cập (VRM) là mô-đun giao tiếp và phản hồi của người sử dụng về các danh mục dữ liệu khác nhau. - Hệ thống cộng đồng là mô-đun cho cộng đồng xã hội tương tác và chia sẻ thái độ và quan điểm với những người khác có cùng chung mối quan tâm. Trung tâm dữ liệu quốc gia Trung tâm tin học quốc gia (National Informatics Centre - NIC) là cơ quan quản lý các hoạt động về CNTT-TT của chính phủ Ấn Độ, cung cấp hạ tầng CNTT-TT cho các ứng dụng của các bộ/ngành của Ấn Độ, bao gồm cả Bộ các bộ tộc Ấn Độ. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về dịch vụ trực tuyến và số lượng các dự án về chính phủ điện tử là một nhu cầu cấp thiết cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược với tính sẵn sàng cao, khả năng mở rộng nhanh, quản lý hiệu quả và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực về dữ liệu của chính phủ trên toàn quốc. Để thực hiện nhiệm vụ này, NIC đã thành lập các Trung tâm dữ liệu quốc gia hiện đại tại trụ sở tại Hqrs, Delhi, Pune và Hyderabad và 30 trung tâm dữ liệu nhỏ ở các thủ phủ các bang để cung cấp dịch vụ cho chính quyền các cấp. Các Trung tâm Dữ liệu này tích hợp hoạt động và quản lý hệ thống bằng nguồn nhân lực trung ương và địa phương. Cổng số liệu thống kê về kinh tế-xã hội Ấn Độ IndiaStat Đây là hệ thống CSDL về kinh tế - xã hội Ấn Độ cung cấp các dữ liệu và thông tin thống kê theo các lĩnh vực và phạm vi khu vực, giao tiếp với người sử dụng dưới dạng một cổng thông tin www.indiastat.com cung cấp một cách tổng hợp và toàn diện nhất các thông tin thống kê kinh tế xã hội thứ cấp về Ấn Độ và các tiểu bang với các thông số kinh tế xã hội khác nhau. Các thông số này bao gồm: Thông tin chung; Dân cư; Kinh tế; Nông nghiệp; Cung ứng vật tư dân dụng và các vấn đề về người tiêu dùng; Môi trường và rừng; Công nghiệp; Cơ sở hạ tầng; Các công ty; Giáo dục; Y tế; Nhà ở; Lao động và Nhân lực; Chính trị; Truyền thông; Bảo hiểm; Du lịch; Tội phạm và Luật pháp; Các chương trình phúc lợi xã hội và phát triển xã hội vv1. Cổng thông tin này lưu 1. Datanet India Pvt. Ltd. Socio-Economic statistical information about India. https://www.indiastat.com. trữ dữ liệu thống kê về kinh tế xã hội cấp huyện của Ấn Độ (Trong tổng số 642 quận/huyện của Ấn Độ theo cuộc điều tra dân số năm 2011, tại đây lưu trữ dữ liệu thống kê cho 620 huyện). Hệ thống dữ liệu này cũng đã triển khai hệ thống thông tin địa lý (GIS) để tạo các bản đồ chuyên đề của Ấn Độ. 3. Các CSDL về bộ tộc và chính sách của Ấn Độ Chính sách về các bộ tộc được quản lý tại cổng thông tin của Bộ các bộ tộc nằm trong nền tảng dữ liệu chính phủ mở Ấn Độ tribal.nic.in, bao gồm các dữ liệu và thông tin: - Các chương trình, kế hoạch về chính sách dân tộc: các chương trình cấp học bổng đối với học sinh/sinh viên thuộc các bộ tộc hưởng lợi trực tiếp; đào tạo, nghiên cứu và truyền thông; hỗ trợ về đời sống cho người thuộc các bộ tộc; các chương trình tài trợ thuộc các tổ chức phi chính phủ; các chương trình tài trợ của chính phủ; giáo dục; học bổng. - Các báo cáo thường niên, định kỳ của Bộ. - Các văn bản luật và quy định về các bộ tộc - Các văn bản điều hành của các bộ phận – vụ/ cục thuộc Bộ về các bộ tộc. Một số CSDL về các bộ tộc Ấn Độ Hồ sơ thống kê của các bộ tộc Ấn Độ năm 2013 “Hồ sơ thống kê của các bộ tộc ở Ấn Độ 2013” 2 là báo cáo lần thứ hai trong chuỗi do Cục Thống kê của Bộ các vấn đề về bộ tộc thực hiện. Ấn bản này cung cấp một tổng quan toàn diện, thêm vào các dữ liệu chi tiết về dân số của các bộ tộc Ấn Độ. Một trong những mối quan tâm chính của các nhà hoạch định chính sách về các bộ tộc Ấn Độ là việc thiếu dữ liệu thời gian thực về các chỉ số phát triển của các bộ tộc. Theo Ủy ban Kế hoạch «điều này dẫn đến các chính sách phải thiết kế theo một cách bất chợt và ít có khả năng sửa đổi giữa kỳ». Do đó, chính phủ Ấn Độ thừa nhận tầm quan trọng của một hệ thống CSDL hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề của các bộ tộc một cách tức thời. Trên thực tế, Kế hoạch Hành động lần thứ 11 do Bộ Kế hoạch lập ra nêu rõ: “Những vấn đề phát triển bộ tộc rất phức tạp và thường không được 2. Ministry of Tribal Affairs Statistics division. Statistical profile of scheduled tribes in India 2013. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 102 Số 20 - Tháng 12 năm 2017 nhận thức đầy đủ. Các bộ tộc trong số hơn 300 nhóm bộ tộc chính khác biệt về phong tục, tập quán, truyền thống, tín ngưỡng và ngôn ngữ. Như vậy, một kế hoạch phát triển kinh tế xã hội duy nhất cho tất cả các nhóm bộ tộc và các chương trình là không thích hợp. Số lượng dữ liệu lớn, được tạo ra tại các địa điểm địa lý khác nhau trên cả nước, nằm rải rác, không được phân tích và không được sử dụng. Chúng cần phải được xử lý và lưu trữ một cách có chủ ý... «. Đây cũng là mối quan tâm liên tục trong giai đoạn kế hoạch tiếp theo của chính phủ Ấn Độ về các bộ tộc. Bộ dữ liệu này chứa thông tin liên quan đến một số đặc điểm chính liên quan đến dân số của các bộ tộc như phân tích xu hướng về nhân khẩu, giáo dục, sức khoẻ và tình trạng việc làm cùng với tỷ lệ mức sống cơ bản như điện, nước, tài chính và ngân hàng, cũng như dữ liệu về tình trạng đói nghèo, xã hội, môi trường, phụ nữ của các bộ tộc. CSDL về các bộ tộc chia ra thành 9 nhóm: Tình trạng nhân khẩu của dân cư các bộ tộc; Tình trạng về giáo dục tại các bộ tộc; Tình trạng sức khỏe và phúc lợi gia đình của các bộ tộc; Hạ tầng y tế tại các vùng bộ tộc; Tình trạng việc làm và thất nghiệp của các bộ tộc, kể cả người di cư; Đất đai, nhà, vật dụng và tài sản của các bộ tộc; Tình trạng đói nghèo của các bộ tộc; Tình trạng bình đẳng nữ giới và tình trạng bạo lực nội bộ gia đình; Tội phạm gây ra cho đàn ông và phụ nữ các bộ tộc. Bản đồ minh họa của thế giới bộ tộc Ấn Độ “Bản đồ minh họa thế giới các bộ tộc” 3 cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự phân bố của 418 cộng đồng các bộ tộc trên khắp Ấn Độ. Ngoài ra, một bản tóm lược các bộ lạc quan trọng của các bang thuộc vùng lãnh thổ liên kết về phân bổ địa bàn chính, ngôn ngữ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp truyền thống, tôn giáo và giáo dục. Tập Atlas chứa 31 mục. Trong số đó, 4 mục bao gồm các bản đồ của Ấn Độ: mục 1 chứa dữ liệu về về tăng và thay đổi dân số các bộ tộc; mục 2 là dân số của các bộ tộc; mục 3 về thổ nhưỡng và rừng; mục 4 về phân bố của các bộ tộc. 27 mục còn lại là dữ liệu của các bang / lãnh thổ liên minh về phân bố của các bộ tộc theo cấp huyện. Bên cạnh đó, mỗi mục về bang có chứa bản đồ địa hình và bản đồ rừng cùng với một hồ sơ về 3. Hrishikesh Mandal. India: An Illustrated Atlas of Tribal World. Anthropological Survey of India Calcutta; 2002 edition (2002) tập quán phong tục các bộ tộc. Phụ lục của bộ Atlas bao gồm danh mục tên và ngôn ngữ của các bộ tộc, các nhóm bộ lạc nguyên thủy, sự phát triển và thay đổi của các bộ tộc trong các thời kỳ. CSDL bản đồ này cho thấy bức tranh và phân bố của các bộ tộc trên toàn đất nước Ấn Độ chiếm hơn 8% dân số với số lượng các bộ tộc/bộ lạc lớn nhất trên thế giới, những đặc tính địa-vật lý rất phong phú và khác biệt tạo ra số lượng lớn các nhóm cộng đồng sinh sống trong những điều kiện địa lý và văn hóa rất khác biệt là các yếu tố chủ chốt hình thành tập quán, sản xuất truyền thống, ăn mặc, văn hóa vật thể và phi vật thể Mục tiêu chính của CSDL này là dữ liệu mức quận/huyện về các bộ tộc của từng bang và lãnh thổ liên minh, nhằm giúp các nhà hoạch định kế hoạch và các nhà nghiên cứu trong công tác về chính sách, quản lý, nghiên cứu các bộ tộc của Ấn Độ. 4. Một số bài học kinh nghiệm cho xây dựng hệ thống CSDL về DTTS và CSDT Các kinh nghiệm thực tiễn của Ấn Độ cho thấy tầm quan trọng của việc tạo ra một nền tảng thống nhất các dữ liệu mở của chính phủ Ấn Độ, với một cổng thông tin được chính phủ, các bộ/ ngành, tổ chức sử dụng để công khai các tập dữ liệu, tài liệu, dịch vụ, công cụ và các ứng dụng, nhằm tăng tính minh bạch và kiến tạo cho chính quyền. Nền tảng dữ liệu mở của chính phủ Ấn Độ được triển khai theo giải pháp dựa trên một hệ thống nền tảng quản trị CSDL và nội dung mã nguồn mở. Việc cập nhật các công cụ GIS từ cuối năm 1990 trong cơ quan điều tra dân số để tạo các bản đồ chuyên đề sử dụng công nghệ GIS và webGIS là quan trọng trong công tác thống kê, điều tra dữ liệu. Từ năm 2001, GIS về điều tra dân số Ấn Độ đã được triển khai theo hướng này, cho phép tạo bản đồ chuyên đề dựa trên dữ liệu điều tra dân số, trên cơ sở công nghệ GIS tương tác. Hệ thống phần mềm đã được phát triển và đặt tại trang web “Census of India”, cho phép tạo ra các bản đồ chuyên đề dựa trên các kết quả điều tra, mở và miễn phí và đã trở nên phổ biến trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các nhà nghiên cứu và những người sử dụng dữ liệu khác nhau. Phần mềm này đã phát triển trên nền GIS và trở thành một công cụ dữ liệu mở để phân tích dữ liệu các cuộc tổng điều Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 103Số 20 - Tháng 12 năm 2017 tra dân số sử dụng công nghệ GIS trên Internet. Cần thiết lập một cơ quan quản lý CNTT-TT của chính phủ Ấn Độ và các trung tâm dữ liệu quốc gia, nhằm cung cấp hạ tầng CNTT-TT, quản lý tích hợp các dữ liệu đối với các hệ thống ứng dụng của các bộ/ngành của Ấn Độ, bao gồm cả Bộ các bộ tộc Ấn Độ. Một trong những quan tâm chính của chính phủ Ấn Độ về công tác dân tộc là việc thiếu dữ liệu thời gian thực về các chỉ số phát triển của các bộ tộc. Do đó bài học kinh nghiệm là chính phủ Ấn Độ đã nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống CSDL thống nhất để giải quyết các vấn đề, ví dụ sự phức tạp của phát triển bộ tộc, sự khác biệt về phong tục, tập quán, truyền thống, tín ngưỡng và ngôn ngữ giữa các bộ tộc. Hệ thống CSDL này đảm bảo sự thống nhất trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho tất cả các nhóm bộ tộc và các chương trình, góp phần xử lý số lượng dữ liệu lớn, được tạo ra tại các địa điểm địa lý khác nhau trên cả nước, nằm rải rác, chưa được phân tích và khai thác. * Bài viết là sản phẩm của đề tài khoa học cấp quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc”. Mã số: CTDT.08.16/16-20 Tài liệu tham khảo [1] Datanet India Pvt. Ltd. Socio-Economic statistical information about India. https://www. indiastat.com; [2] Ministry of Tribal Affairs Statistics division. Statistical profile of scheduled tribes in India 2013; [3] Hrishikesh Mandal. India: An Illustrated Atlas of Tribal World. Anthropological Survey of India Calcutta; 2002 edition (2002). LEARNING EXPERIENCES FROM OPENING DATABASE ON ETHNIC MINORITY AND ETHNIC POLICY OF THE REPUBLIC OF INDIA Abstract: For many years recently Government of India has been building a ICT infrastructure for E-Government. One among main principles is an implementation of open database and information systems that enable connecting, sharing and deploying various data from central and state’s governments of different fields of state governance, especially open data relating to ethnic minority’s groups (i.e. scheduled castes) of the second-large country of the world by population. In order to provide practice experiences for the build of databases of ethnic minority’s groups and ethnic policies of Vietnam, the paper is arming to address to state governance of India, open data infrastructure of government of India and open data from information systems of STs and policies about STs. Therefore, the paper will bring some conclusions from Indian practice. Keywords: Database on Ethnic Minority; Republic of India

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf180_778_1_pb_3903_2151981.pdf