Bài giảng Xạ hình xương - Trịnh Thị Minh Châu

Tài liệu Bài giảng Xạ hình xương - Trịnh Thị Minh Châu: BS. CKII Trịnh Thị Minh Châu BS. CKI Nguyễn Minh Đức Khoa Y học hạt nhân – BV Đại học Y Dược TPHCM Giới thiệu  Cấu tạo xương: tinh thể calcium hydroxyapatite Ca10(PO4)6(OH)2 , collagen, mạch máu.  Xương phản ứng với tổn thương và bệnh lý bằng cách tăng trao đổi chất, tăng tưới máu và cố gắng tự sửa chữa.  Quá trình sinh lý này có thể được ghi hình với những chất đánh dấu phóng xạ hướng xương.  Xạ hình xương: độ nhạy cao, ghi hình toàn thể bộ xương.  Độ đặc hiệu thấp cần kết hợp với bệnh sử, lâm sàng, và các cận lâm sàng khác. Sự khác biệt giữa X quang và Xạ hình Nguyên tắc Xạ hình  Đưa dược chất phóng xạ vào cơ thể bệnh nhân (tiêm tĩnh mạch, uống, hô hấp).  Dược chất phóng xạ sẽ tập trung nhiều ở mô/cơ quan đích và phát ra tia bức xạ.  Dùng các máy ghi hình (Gamma camera, SPECT, PET) thu những tia bức xạ (gamma) từ bệnh nhân biến đổi thành tín hiệu điện xử lý, tổng hợp thành hình ảnh. Tc-99m Chất mang Tiêm tĩnh mạch/uống dược chất phóng xạ Thu...

pdf71 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Xạ hình xương - Trịnh Thị Minh Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BS. CKII Trịnh Thị Minh Châu BS. CKI Nguyễn Minh Đức Khoa Y học hạt nhân – BV Đại học Y Dược TPHCM Giới thiệu  Cấu tạo xương: tinh thể calcium hydroxyapatite Ca10(PO4)6(OH)2 , collagen, mạch máu.  Xương phản ứng với tổn thương và bệnh lý bằng cách tăng trao đổi chất, tăng tưới máu và cố gắng tự sửa chữa.  Quá trình sinh lý này có thể được ghi hình với những chất đánh dấu phóng xạ hướng xương.  Xạ hình xương: độ nhạy cao, ghi hình toàn thể bộ xương.  Độ đặc hiệu thấp cần kết hợp với bệnh sử, lâm sàng, và các cận lâm sàng khác. Sự khác biệt giữa X quang và Xạ hình Nguyên tắc Xạ hình  Đưa dược chất phóng xạ vào cơ thể bệnh nhân (tiêm tĩnh mạch, uống, hô hấp).  Dược chất phóng xạ sẽ tập trung nhiều ở mô/cơ quan đích và phát ra tia bức xạ.  Dùng các máy ghi hình (Gamma camera, SPECT, PET) thu những tia bức xạ (gamma) từ bệnh nhân biến đổi thành tín hiệu điện xử lý, tổng hợp thành hình ảnh. Tc-99m Chất mang Tiêm tĩnh mạch/uống dược chất phóng xạ Thuốc hấp thu vào cơ quan Ghi hình trên máy Gamma camera/SPECT/PET NGUYÊN LÝ XẠ HÌNH 5 Máy SPECT Máy SPECT Symbia E Dược chất phóng xạ  DCPX lý tưởng cho XH xương: ít đắt tiền, bền vững, nhanh chóng tập trung vào xương, nhanh chóng thanh thải khỏi mô mềm, có những ưu điểm về ghi hình và chiếu xạ.  Technetium-99m + Biphosphonates: Tc-99m hydroxymethylene diphosphonate (Tc-99m HMDP hay HDP) và Tc-99m methylene diphosphonate (Tc-99m MDP).  Tc-99m MDP được sử dụng phổ biến hiện nay. Biphosphonates Thay đổi các gốc R1, R2 ta được các chất biphosphonates khác nhau Dược động học Tc-99m MDP  Sau khi tiêm tĩnh mạch, Tc-99m MDP nhanh chóng phân bố đến khoang dịch ngoại bào và tập trung vào xương.  Mức độ tích tụ Tc-99m MDP liên quan đến lưu lượng tưới máu vùng và mức độ hoạt động tạo xương, tăng nhiều tại những khu vực hình thành/sửa chữa xương.  Tc-99m MDP gắn vào xương qua sự tích tụ vào thành phần khoáng hydroxyapatite.  Giảm hấp thu DCPX: giảm/không tưới máu, hủy xương.  ≈ 50% liều DCPX hấp thu vào xương sau tiêm 1 giờ.  Tỉ lệ xương:mô mềm cao nhất : sau 6-12 giờ. Liều hấp thu bức xạ của Tc-99m MDP Đối tượng Liều DCPX Liều hấp thu bức xạ ở xương Liều hiệu dụng Người lớn 20-30 mCi (740-1110 MBq) 0.23 rad/mCi (0.063 mGy/MBq) 0.021 rem/mCi (0.0057 mSv/MBq) Trẻ em 5 tuổi 0.2-0.3 mCi/kg (7-11 MBq/kg) 0.81 rad/mCi (0.22 mGy/MBq) 0.092 rem/mCi (0.025 mSv/MBq) Radiation dose to patients from radiopharmaceuticals (addendum 3 to ICRP publication 53): ICRP publication 106. Ann ICRP. 2008;38:1-197. Người lớn: 20 mCi Tc-99m MDP 4.2 mSv (International Commission on Radiological Protection) Quy trình Xạ hình xương toàn thân Chuẩn bị bệnh nhân  Bệnh nhân cần uống nhiều nước.  Bệnh nhân cần đi tiểu ngay trước khi ghi hình.  Thường xuyên đi tiểu sau khi ghi hình (giảm liều chiếu xạ thành bàng quang).  Gỡ bỏ những vật kim loại (đồ trang sức, đồng xu, chìa khóa) trước ghi hình. Liều dược chất phóng xạ, đường đưa vào  20 mCi Tc99m-diphosphonate (liều tiêu chuẩn ở người lớn).  Đường tiêm tĩnh mạch (tránh tiêm ở vùng tổn thương hoặc vùng nghi ngờ bệnh lý).  Điều chỉnh liều đối với trẻ em. Quy trình Xạ hình xương toàn thân Thời điểm ghi hình  Bắt đầu ghi hình 2-4 giờ sau tiêm DCPX. Phương pháp ghi hình  Ghi hình mặt trước và mặt sau của bộ xương toàn thân.  Mỗi hình toàn thân đạt ít nhất 1000 kcts.  Nếu ghi hình từng vùng kế tiếp nhau, mỗi hình ảnh nên đạt 300-500 kcts. Quy trình xạ hình xương 3 thì Liều dược chất phóng xạ và đường đưa vào  Loại và liều lượng DCPX giống như xạ hình xương tiêu chuẩn, tiêm TM nhanh (bolus). Thủ tục  Đầu dò máy xạ hình định vị trước khi tiêm DCPX, ngay tại khu vực nghi ngờ bệnh lý. Thì tưới máu  Ghi những hình ảnh động 2-5 giây trong 60 giây sau tiêm bolus. Thì hồ máu (mô mềm)  Ghi hình ảnh tĩnh lập tức (sau thì tưới máu) trong 5 phút hoặc khi đạt 300 kcts. Thì muộn (xương)  Ghi hình 300-1000 kcts sau 2-4 giờ. Xạ hình xương bình thường Xạ hình xương bình thường ở một bệnh nhân nam, 79 tuổi, K tiền liệt tuyến. Kỹ thuật chụp toàn thân, liều 20 mCi Tc99m-MDP. Xạ hình xương bình thường Xạ hình xương bình thường ở một bệnh nhân nam, 73 tuổi, K phổi (P) chưa điều trị. Hình ảnh hấp thu xạ đối xứng qua đường dọc giữa. Những khu vực tăng đậm độ bình thường ở vòm hầu, cán ức, khớp cán-thân ức, cánh xương chậu, khớp cùng chậu, khớp gối. Lưu ý những ổ tăng hấp thu xạ khu trú ở 2 khớp khuỷu và khớp bàn-ngón 3 bàn tay (P) do bệnh lý viêm xương khớp. Xạ hình xương bình thường Xạ hình xương bình thường của một phụ nữ 29 tuổi, K vú, có thai 23 tuần. Sử dụng kỹ thuật chụp nhiều spot view kế tiếp nhau, và dùng liều thấp DCPX (5 mCi Tc99m-MDP). Xạ hình xương bình thường Xạ hình xương bình thường ở trẻ em. Đậm độ cao dược chất phóng xạ ở vùng tăng trưởng của các xương dài và khối xương mặt (còn hoạt động tạo máu). Hình ảnh bất thường  Tăng hấp thu xạ: biểu hiện thường gặp nhất của các tổn thương.  Giảm/không hấp thu xạ: tổn thương “lạnh” hay “khuyết xạ”, ít gặp. Loãng xương, hủy xương, nhồi máu xương. Ung thư tiền liệt tuyến di căn. (A): Nhiều ổ tăng hoạt tính phóng xạ, đa số ở xương trục, đặc trưng của đáp ứng xương với di căn.(B): 2 năm sau, bệnh tiến triển nặng với tăng hấp thu xạ lan tỏa ở cột sống, xương chậu, các xương sườn, cùng nhiều ổ tổn thương mới ở xương sọ và đoạn gần những xương dài. Ở một vài khu vực, ví dụ như xương chậu, xương tăng đậm độ nhưng có vẻ giống kiểu mẫu bình thường. Đây là kiểu mẫu superscan hay xương đẹp (beautiful bone scan), tương ứng với những tổn thương xơ xương hợp lưu tiến triển trên hình ảnh CT scan. Hủy hoàn toàn thân đốt sống thắt lưng L1, tạo hình ảnh một tổn thương khuyết xạ hay vùng “lạnh”. Ứng dụng lâm sàng Ung thư di căn xương  Ứng dụng phổ biến nhất của xạ hình xương.  > 90% ổ di căn phân bố trước tiên ở tủy xương đỏ của xương trục, phần gần xương cánh tay và xương đùi.  Vỏ xương bị liên lụy khi ổ di căn lan rộng.  Tc-99m MDP gắn vào khu vực xương đang phản ứng sửa chữa (xung quanh ổ di căn) chứ không vào bản thân u.  Độ nhạy xạ hình của di căn tạo xương > di căn hủy xương. (TLT > phổi, vú > đa u tủy, thận, lymphoma)  Hình ảnh điển hình: nhiều ổ tăng hấp thu xạ không đều, mức độ trung bình-khá, hình dạng bất kỳ, đường bờ không rõ, phân bố ưu thế ở xương chậu, cột sống và xương sườn. Xương trục Xương phụ Hình ảnh di căn xương  Nhiều tổn thương khu trú.  Tổn thương đơn độc.  Lan tỏa toàn bộ hệ xương.  Tổn thương khuyết xạ (lạnh).  Bình thường (âm tính giả).  Hình ảnh “bừng sáng”.  Tổn thương mô mềm (U). Nguyên nhân của đa ổ tổn thương  Di căn.  Viêm xương khớp.  Chấn thương, gãy xương.  Bệnh Paget.  Bệnh xương do chuyển hóa.  Viêm xương tủy xương.  Bệnh lý khác (loạn sản sợi, đa u nội sụn, nhồi máu) Ung thư di căn xương Bệnh nhân nam, 58 tuổi, ung thư tiền liệt tuyến. Đã phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn cách 10 tháng. Hiện tại đau cột sống thắt lưng, xương chậu (P), chân (P), và 2 vai. Xạ hình xương chứng tỏ di căn xương nhiều nơi: nhiều ổ tăng hấp thu xạ mức độ không đều, hình dạng bất kỳ, đường bờ không rõ, ở xương sọ, xương ức, xương vai (P), đoạn gần xương cánh tay (T), nhiều xương sườn hai bên, nhiều đốt sống ngực và thắt lưng, xương cùng, xương chậu hai bên, đầu trên xương đùi (T). Ung thư di căn xương Xạ hình xương toàn thân của một bệnh nhân nữ, 59 tuổi, ung thư tế bào thận: một tổn thương tăng hấp thu phóng xạ ở đỉnh sọ, bên phải xoang tĩnh mạch dọc trên. Hình “Spot view” đỉnh sọ phát hiện một tổn thương có riềm tăng đậm độ và vùng trung tâm khuyết xạ. Sinh thiết: K tế bào thận di căn. Ung thư di căn xương Bệnh nhân nam, 78 tuổi, K tiền liệt tuyến, đau cánh tay (P). Xạ hình xương: tăng hấp thu xạ lan tỏa toàn bộ hệ xương, tỉ lệ xương:mô mềm cao, hoạt tính phóng xạ rất yếu ở thận và bàng quang, phân bố phóng xạ loang lổ ở xương cánh tay hai bên hình ảnh “superscan” gợi ý di căn xương lan tỏa toàn thân. Ghi nhận giảm hấp thu xạ ở cột sống thắt lưng phần thấp do xạ trị trước đó. Chẩn đoán phân biệt của Superscan  Hay gặp Di căn (tiền liệt tuyến, vú) Loạn dưỡng xương do thận Ghi hình quá muộn  Ít gặp Cường cận giáp nặng (thường thứ phát) Nhuyễn xương Bệnh Paget. Ung thư di căn xương Hiện tượng bừng sáng trên xạ hình xương. Những tổn thương di căn xương ở một bệnh nhân ung thư vú (A) có vẻ tiến triển trong khi điều trị trên xạ hình xương 4 tháng sau (B). Tuy nhiên, cải thiện rõ rệt thấy trên xạ hình (C) 6 tháng sau. Hình ảnh CT vùng chậu ở thời điểm xạ hình ban đầu (D) cho thấy những tổn thương hủy xương, và xơ xương lan tỏa trên CT theo dõi (E) thực hiện sau xạ hình lần 3, tương hợp với đáp ứng điều trị. Chẩn đoán phân biệt tổn thương lạnh  Đồ vật kim loại (máy tạo nhịp, mảnh ghép)  Biến đổi do xạ trị  Barium trong ruột  Mạch máu Hoại tử vô mạch sớm Nhồi máu sớm  Đa u tủy  Di căn xương Carcinoma tế bào thận Carcinoma tuyến giáp Ung thư không biệt hóa U nguyên bào thần kinh Carcinoma vú và phổi  U tủy xương Lymphoma Ung thư máu  U lành tính, nang Hình ảnh xạ hình xương (A) biểu hiện một tổn thương lạnh (mũi tên) ở xương chậu (P), tương ứng với một khối mô mềm lớn xâm lấn xương trên hình F-18 FDG PET-CT (B). Ung thư xương nguyên phát  U xương nguyên phát hấp thu xạ rất mạnh.  Xạ hình không mô tả chính xác bờ rìa u, không đánh giá được sự xâm lấn mô mềm xung quanh.  Xạ hình có một vai trò nếu nghi ngờ di căn xương hoặc u nhiều xương.  MRI là phương tiện hàng đầu để lượng giá sarcoma xương, cung cấp thông tin giải phẫu chi tiết, và cho phép đánh giá liên quan mô mềm. Ung thư xương nguyên phát (A): Sarcoma xương ở phần xa xương đùi (T) và một tổn thương di căn ở phần gần xương đùi (T). (B):Coronal T1-Weighted MRI khám phá những thông tin giải phẫu tuyệt vời về sự lan rộng xương và mô mềm của khối u. Tuy nhiên, tổn thương thứ hai bị bỏ sót do ở ngoài trường ghi hình của MRI. Sarcoma xương ngoài xương bùng phát từ mặt trong đùi (P) với những di căn rộng khắp ở xương, mô mềm, và phổi. U xương lành tính  Đa số được nhận diện bằng X quang.  Vai trò của xạ hình xương rất hạn chế.  Hình ảnh điển hình: tăng hấp thu xạ.  Có thể dùng ống dò bức xạ để định vị u và kiểm tra ngay sau cắt bỏ u.  CT đã loại bỏ phần lớn nhu cầu làm xạ hình xương. U xương dạng xương trên phim X quang. (A): X quang cắt lớp quy ước đoạn gần xương đùi (P) phát hiện một ổ đặc trưng thấu quang được bao quanh bởi xơ xương. (B): Hình X quang mẫu xương cắt bỏ khẳng định đã lấy đi hoàn toàn ổ tổn thương. U xương dạng xương trên hình ảnh xạ hình pinhole. Hình ảnh spotview xoay trong và xoay ngoài đoạn gần xương đùi của một bệnh nhân nghi ngờ u xương dạng xương. Một vùng tăng hấp thu xạ bất thường ngay ngoài mấu chuyển bé khẳng định chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ. Các loạn sản ở xương  Loạn sản sợi  Bệnh tạo xương bất toàn, bệnh xương dòn  Bệnh đặc xương  Loạn sản thân xương tiến triển (bệnh Engelmann)  Đa xơ thân xương di truyền (bệnh Ribbing)  Bệnh tăng sinh lớp thân xương dài Loạn sản sợi  Loạn sản thường gặp nhất ở xương.  Có thể tác động một xương hay nhiều xương.  Xạ hình: tăng hấp thu xạ rất mạnh, tương đương với bệnh Paget.  Phân biệt: bệnh nhân ở nhóm tuổi trẻ hơn, ít tác động đến đầu xương. Loạn sản sợi Loạn sản sợi một xương: Xạ hình xương của một bệnh nhân cho thấy một tổn thương tăng đậm độ rất mạnh khu trú ở thân xương đùi (T). CT scan cho hình ảnh kính mờ của tổn thương ở thân xương đùi. Bệnh xương do chuyển hóa  Những rối loạn chuyển hóa khoáng chất (calcium, phosphate, magnesium, Vit D) ảnh hưởng đến hệ xương.  Cường giáp.  Cường cận giáp nguyên phát.  Loạn dưỡng xương do thận.  Nhuyễn xương.  Rối loạn thừa Vit D. Bệnh xương do chuyển hóa Hình ảnh xạ hình:  Tăng tỉ lệ xương:mô mềm.  Khó/không thấy hình ảnh thận và bàng quang.  Xương ức hình “cà vạt” (necktie).  Tăng hấp thu xạ đậm ở vòm sọ và xương hàm dưới.  Các khớp sụn sườn hình chuỗi hạt.  Tăng hấp thu xạ ở phổi và dạ dày.  Tăng hấp thu xạ ở xương dài các chi và quanh khớp.  Giả gãy xương. Bệnh xương do chuyển hóa Một người đàn ông 51 tuổi mắc bệnh Bright (mù do tăng urê huyết), than đau 2 chân. Tiền sử suy thận mạn đã ghép thận cách 4 năm. Xạ hình xương: tăng hấp thu xạ lan tỏa ở mọi xương, nổi bật ở vòm sọ và xương hàm dưới; không có ổ đậm độ khu trú ở xương chân, hoạt tính xạ yếu ở thận và bàng quang. Hình ảnh gợi ý bệnh loạn dưỡng xương do thận. Bệnh xương do chuyển hóa Cường cận giáp sau thứ phát. Hình ảnh toàn thân cho thấy tăng hấp thu xạ lan tỏa ở phổi, dạ dày, và tim. Bệnh Paget  Bệnh mạn tính ở người già.  Tu sửa xương ở cả 3 thì: tái hấp thu (sớm), hỗn hợp (trung gian), và xơ xương (muộn).  X quang: phát hiện xương phình và thô.  CT, MRI: đánh giá các biến chứng.  Xạ hình: xem xét độ lan tràn của bệnh.  Hình ảnh xạ hình gây ấn tượng mạnh, với tăng hấp thu xạ rất đậm khu trú ở cả 3 thì của bệnh.  Xương chậu là vị trí phổ biến nhất, theo sau bởi cột sống, hộp sọ, xương đùi, xương vai, xương chày, và xương cánh tay. Bệnh Paget Bệnh Paget đa ổ. (A): Hấp thu xạ đậm bất thường ở xương chậu (T), cột sống thắt lưng cao, và kém đậm hơn ở xương chậu (P). Khi bệnh Paget tấn công xương trục, cần phải phân biệt với di căn xương qua vị trí và sự phì đại xương. Hình ảnh X quang tương ứng sẽ cho thấy các bè xương thô. (B): khi có nhiều vị trí tổn thương, chẩn đoán hiển nhiên dựa vào sự phân bố đặc trưng của các tổn thương. Loãng xương  Vấn đề ngày càng phổ biến với tuổi thọ tăng của dân số.  Xạ hình không có vai trò trong chẩn đoán loãng xương.  Xạ hình rất hữu ích trong khảo sát toàn bộ hệ xương để phát hiện những gãy xương yếu do loãng.  Gãy xẹp đốt sống rất phổ biến.  Gãy yếu xương cùng cũng thường gặp. Loãng xương Hình ảnh khảo sát loãng xương cách nhau nhiều tháng. (A): Xạ hình ban đầu cho thấy một gãy ép đốt sống (mũi tên) do loãng xương ở cột sống ngực thấp. (B): khảo sát tiếp theo cho thấy chữa lành với hấp thu xạ bình thường ở tổn thương ban đầu. Phát hiện 3 gãy xẹp đốt sống mới ở cột sống ngực và cột sống thắt lưng. Loãng xương 2 trường hợp gãy yếu xương cùng trên xạ hình xương: hình ảnh xương chậu mặt sau (posterior) cho thấy tăng hấp thu xạ với 2 đường dọc ở cánh xương cùng hai bên (cạnh khớp cùng chậu) và đường ngang chạy vắt ngang thân xương cùng, tạo hình chữ H hay “Honda sign” hay con bướm, đặc trưng của gãy yếu xương cùng. Gãy xương  X quang, CT, MRI thường được sử dụng khi nghi ngờ gãy xương.  MRI: nhạy, cung cấp thông tin mô mềm xung quanh.  Xạ hình: nhạy, tầm soát gãy xương tiềm ẩn trên toàn hệ xương.  Tăng hấp thu xạ là hình ảnh điển hình. Gãy xương  Sau 24 giờ: tăng hấp thu xạ lan tỏa tại địa điểm gãy (80%).  Sau 3 ngày: 95% có biểu hiện xạ hình.  Sau 7 ngày: khả năng dương tính cực đại.  60%-80% về bình thường sau 1 năm. >95% trở lại bình thường sau 3 năm.  Tình trạng dương tính kéo dài: biến dạng cấu trúc, viêm khớp sau chấn thương, người già/suy nhược. Gãy xương Bệnh nhân nữ 62 tuổi, K vú (T) đã phẫu thuật cách 1 năm sau đó điều trị nội tiết. Tiền căn cao huyết áp, tiểu đường. Xạ hình xương phát hiện 3 điểm tăng hấp thu xạ mạnh, đồng nhất, dạng tròn, bờ rõ, ở cung trước các xương sườn liên tiếp 6,7,8 (T). Hình ảnh điển hình của chấn thương xương sườn. Gãy xương gắng sức (Stress Fracture)  Xương gắng sức do thay đổi cường độ vận động hoặc vận động lặp đi lặp lại liên tục.  Vỏ xương yếu đi tạo xương ở màng xương và dưới màng xương.  Hậu quả sau cùng là một gãy xương gắng sức.  Xạ hình phát hiện sớm 1-2 tuần so với X quang.  Hình ảnh đặc trưng: vùng đậm độ mạnh ở địa điểm gãy xương, hình bầu dục hay hình thoi, trục dài song song với trục của xương.  Đậm độ vắt ngang xương nếu gãy xương hoàn toàn. Gãy xương gắng sức Hình ảnh xạ hình xương toàn thân của một vận động viên chạy điền kinh đau đùi (T) phát giác một tổn thương bề mặt xương dạng hình thoi ở mặt trong xương đùi (T) do thương tổn gắng sức. Shin splint  Đau do tập luyện, mức độ nhẹ-trung bình, dọc mặt trong hoặc sau trong xương chày.  Xạ hình: tăng hấp thu xạ dạng đường, mức độ nhẹ-trung bình, ≥ 1/3 chiều dài xương, thường ở đoạn giữa hay đoạn xa. Không có ổ tăng đậm độ khu trú.  Hầu hết trường hợp có liên quan 2 bên.  Bệnh căn: những vết rách nhỏ ở màng xương. Shin splint Một vận động viên chạy điền kinh đau cẳng chân (P), không có tiền sử chấn thương. Xạ hình xương: tăng tập trung phóng xạ ở bờ sau trong của 2 xương chày, cùng với 2 ổ tăng hấp thu xạ khu trú ở đoạn giữa xương chày (P). Chẩn đoán: Shin splint nặng hai bên, kèm 2 ổ gãy xương gắng sức ở đoạn giữa xương chày (P). Ly giải cơ vân (Rhabdomyolysis)  Cơ vân bị tổn hại do luyện tập.  Xạ hình: tăng hấp thu DCPX do tích tụ calcium trong mô bị tổn hại.  Hình ảnh dương tính mạnh nhất 24-48 giờ sau tổn thương, và phân giải sau 1 tuần. Ly giải cơ vân (Rhabdomyolysis) Một bệnh nhân nam 18 tuổi, có bệnh sử tiểu ít, tiểu sậm màu, đau cơ trong 3 ngày sau một ngày luyện tập thể lực cường độ cao. Creatinine 4,2 mg/dl; Creatine kinase 261000 IU/L (bình thường 30-200 IU/L), Myoglobin 21900 ng/ml (bình thường 0-110 ng/ml). Chẩn đoán: Rhabdomyolysis, suy thận cấp. Xạ hình xương: Tăng hấp thu xạ ở vùng đùi hai bên, đặc biệt ở cơ rộng ngoài và cơ rộng trong. Ở cơ rộng trong hai bên, có một ổ giảm hấp thu xạ khu trú ở trung tâm, gợi ý hoại tử. Cũng có đậm độ mức độ trung bình ở cơ tam đầu cánh tay hai bên, và đậm độ nhẹ ở cơ thẳng bụng phần trên. Nhồi máu xương-Hoại tử xương Nguyên nhân:  Chấn thương (tai nạn, khám chữa bệnh)  Thuốc (steroids)  Tình trạng tăng đông máu  Bệnh hemoglobin (bệnh tế bào liềm và những biến thể)  Sau xạ trị (140 – 400 kV)  Bệnh Caisson  Bệnh hư sụn xương  Đa hồng cầu  Bệnh bạch cầu  Bệnh Gaucher  Nghiện rượu  Viêm tụy  Vô căn Nhồi máu xương-Hoại tử xương  Hình ảnh xạ hình tùy thuộc diễn biến của quá trình.  Ngay sau nhồi máu: vùng “lạnh” hay “khuyết xạ”.  Giai đoạn sau: tăng sinh xương và tăng hấp thu xạ ở viền của tổn thương.  Giai đoạn chữa lành: tăng hấp thu xạ đậm. Nhồi máu xương-Hoại tử xương Xạ hình xương vùng chậu của một bệnh nhân nam 68 tuổi bị đau khớp háng: có 2 vùng giảm hấp thu xạ ở 2 đầu xương đùi, bao quanh bởi vòng tăng đậm độ. Hình ảnh gợi ý hoại tử vô mạch. Nhồi máu xương-Hoại tử xương Xạ hình xương cánh tay (P) ở một bệnh nhân viêm tụy cho thấy một ổ tăng hấp thu xạ mạnh do sự tái tưới máu trong quá trình chữa lành. Viêm xương tủy xương  Nhiễm trùng xương lan truyền theo đường máu (đa số) hoặc xâm lấn trực tiếp (ít gặp).  Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là nguyên nhân thường gặp (>50%) ở trẻ em. Vi khuẩn đường ruột và liên cầu khuẩn cũng hay gặp.  Có thể tác động đến bất kỳ xương. Ở người lớn, xương trục bị liên lụy nhiều hơn xương phụ.  Xạ hình: tăng hấp thu xạ đậm.  Đôi khi có hình ảnh “lạnh” hay “khuyết xạ” ở tổn thương, do tăng áp lực khoang tủy hay huyết khối trong mạch máu. Viêm xương tủy xương Viêm xương tủy xương ở xương đòn (P). Hình ảnh xạ hình mặt trước ở một trẻ em cho thấy hấp thu xạ tại xương đòn (P) mạnh hơn rất nhiều so với xương đòn (T). Xạ hình xương 3 thì  Dùng để chẩn đoán phân biệt viêm xương tủy xương và viêm mô tế bào.  Sự phân biệt có ý nghĩa lâm sàng quan trọng: *Viêm xương tủy xương: nhiễm trùng xương, điều trị khó khăn, quá trình điều trị kéo dài. *Viêm mô tế bào: nhiễm trùng mô mềm, điều trị dễ dàng hơn. Xạ hình xương 3 thì Tiêu chuẩn diễn giải  Viêm xương tủy xương: Tăng tưới máu thì động mạch, hấp thu xạ tăng dần khu trú ở xương, cùng với thanh thải xạ mô mềm. Ở trẻ em, có thể thấy một vùng “lạnh” nếu có nhồi máu xương đi kèm.  Viêm mô tế bào: Tăng tưới máu thì tĩnh mạch, hoạt tính mô mềm tồn tại dai dẳng. Không có ổ tăng đậm độ khu trú ở xương (có thể tăng hấp thu xạ lan tỏa mức độ nhẹ-trung bình).  Nhiễm trùng khớp: Tăng hoạt tính phóng xạ quanh khớp ở thì động và thì hồ máu, tồn tại đến thì muộn. Ít gặp hơn, cấu trúc khớp biểu hiện “lạnh” nếu áp lực trong khớp gây giảm tưới máu hoặc nhồi máu. Xạ hình xương 3 thì Hình ảnh của viêm mô tế bào (hàng trên) và viêm xương tủy xương (hàng dưới) trên xạ hình xương 3 thì. A: thì động (tưới máu); B: thì hồ máu (mô mềm); C: thì muộn (xương). Viêm mô tế bào: tăng tưới máu tương đối trễ (tĩnh mạch) và lan tỏa, tăng đậm độ lan tỏa ở mô mềm trong thì hồ máu, và không có ổ đậm độ khu trú ở thì muộn. Viêm xương tủy xương: tăng tưới máu tương đối sớm (động mạch) và khu trú, tăng hấp thu xạ khu trú ở thì hồ máu, và có ổ đậm độ khu trú ở xương trong thì muộn. Xạ hình xương 3 thì Những tổn thương có thể giả viêm xương tủy xương:  Viêm xương khớp  Gout  Gãy xương  Gãy xương gắng sức  Hoại tử xương (giai đoạn chữa lành)  Khớp Charcot  Mổ xương  Hội chứng đau khu vực phức tạp (loạn dưỡng giao cảm phản xạ) Xạ hình xương  Khảo sát toàn bộ hệ xương.  Độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu thấp kết hợp bệnh sử, lâm sàng, và các cận lâm sàng khác.  Chỉ định phổ biến nhất: truy tìm di căn xương.  DCPX: Tc-99m diphosphonates.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_xa_hinh_xuong_trinh_thi_minh_chau.pdf
Tài liệu liên quan