Tài liệu Bài giảng Vệ sinh và y học thể dục thể thao - Trần Ngọc Huy: TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG :
VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
Giảng viên: TRẦN NGỌC HUY
Quảng Ngãi , Năm 2013
Lời nói đầu
Để đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ và nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời giúp cho sinh viên có được những tài liệu và nắm chắc những kiến thức có thể vận dụng trong quá trình công tác ở trường phổ thông sau này, chúng tôi tổ chức biên soạn đề cương bài giảng môn vệ sinh và y học Thể dục thể thao dành cho sinh viên hệ cao đẳng – ngành giáo dục thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng sử dụng trong quá trình học tập với hình thức lưu hành nội bộ.
Nội dung đề cương bài giảng gồm 2 phần:
Phần I: Vệ sinh học thể dục thể thao gồm 5 chương. Phần này bao gồm những kiến thức cơ bản về vệ sinh học như Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường và vệ sinh thể dục thể thao.
Phần II: Y học Thể dục thể thao gồm 4 chương nhằm cung cấp kiến thức cơ bản nhất về y học thể dục ...
91 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Vệ sinh và y học thể dục thể thao - Trần Ngọc Huy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG :
VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
Giảng viên: TRẦN NGỌC HUY
Quảng Ngãi , Năm 2013
Lời nói đầu
Để đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ và nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời giúp cho sinh viên có được những tài liệu và nắm chắc những kiến thức có thể vận dụng trong quá trình công tác ở trường phổ thông sau này, chúng tôi tổ chức biên soạn đề cương bài giảng môn vệ sinh và y học Thể dục thể thao dành cho sinh viên hệ cao đẳng – ngành giáo dục thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng sử dụng trong quá trình học tập với hình thức lưu hành nội bộ.
Nội dung đề cương bài giảng gồm 2 phần:
Phần I: Vệ sinh học thể dục thể thao gồm 5 chương. Phần này bao gồm những kiến thức cơ bản về vệ sinh học như Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường và vệ sinh thể dục thể thao.
Phần II: Y học Thể dục thể thao gồm 4 chương nhằm cung cấp kiến thức cơ bản nhất về y học thể dục thể thao,chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao, một số trạng thái bệnh lý thường gặp trong luyện tập và thi đấu thể dục thể thao, xoa bóp thể thao và thể dục chữa bệnh.
Để có được đề cương bài giảng này chúng tôi đã dựa trên cơ sở bộ giáo trình qui định của bộ giáo dục và đào tạo , các tài liệu , sách tham khảo liên quan, đồng thời để phù hợp với khả năng và trình độ của sinh viên chúng tôi cố gắng cô đọng những nội dung chính cần thiết nhất theo hướng rút gọn nhưng vẫn đầy đủ theo nội dung chương trình. Đồng thời để nâng cao năng lực tự học của sinh viên, sau mỗi phần hoặc mỗi bài chúng tôi có soạn một số câu hỏi ôn tập và thảo luận để hướng sinh viên vào những vấn đề trọng tâm của bài học, sinh viên có thể tập tự giải quyết những tình huống có thể xảy ra trong luyện tập và giảng dạy thể dục thể thao sau này.
Thông qua học tập bộ môn này chúng tôi mong muốn sinh viên nắm được những kiến thức để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và hoạt động thể dục thể thao
ở trường phổ thông.
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những sự đóng góp , chỉ bảo của quí thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp để tập tài liệu này hoàn chỉnh hơn.Xin chân thành cám ơn.
Giáo viên biên soạn
Trần Ngọc Huy
PHẦN 1 VỆ SINH HỌC TDTT
CHƯƠNG 1 : VỆ SINH CÁ NHÂN
MỤC TIÊU:
- Nắm được cơ sở khoa học của các phương pháp vệ sinh cá nhân.
- Biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, biết phòng chống một số bệnh thường gặp để bảo vệ cơ thể một cách có hiệu quả.
NỘI DUNG:
1.VỆ SINH BẢO VỆ DA
1.1 Một số điểm về chức năng sinh lý của da:
Da thuộc hệ cơ quan bảo vệ ngoại vi. Da bao bọc toàn bộ cơ thể( có diện tích 1,4 –
1,7 m2) và chiếm 7% trọng lượng cơ thể người). Da là bề mặt tiếp xúc với môi trường, là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng:
- Chức năng che chở và bảo vệ.
- Chức năng cảm giác.
- Chức năng tham gia quá trình điều hòa thân nhiệt.
- Chức năng bài tiết.
Ngoài ra da là nơi sản sinh ra một số có hoạt tính sinh học cao như vitamin D, Histamin và một số chất khác. Da và tổ chức dưới da còn chứa đựng mỡ và glycozen.
1.2 Vệ sinh bảo vệ da:
- Thường xuyên tắm rửa, nhất là sau khi lao động và luyện tập TDTT.
- Tắm rửa , ngoài việc làm sạch da còn làm cho tuyến mồ hôi được thông với bên ngoài, thải được chất độc qua mồ hôi, làm điều hòa thân nhiệt hồi phục sức khỏe. Mùa hè nên tắm rửa thường xuyên( ít nhất 1 lần/ngày. Mùa đông ít nhất 2
lần / tuần.)
-Phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh khi tắm:
+ Không tắm ngay sau khi vừa làm việc nặng, luyện tập, mồ hôi ra nhiều, phải nghỉ cho đỡ mệt rồi mới tắm.
+ Không tắm khi mới ăn no hoặc quá đói.
+ Không tắm khi đang quá mệt hoặc đang ốm.
+ Không tắm sau khi uống rượu bia, hoặc dùng các chất kích thích khác.
- Mùa lạnh nên tắm nước ấm, hoặc vận động nhẹ nhàng cho ấm người rồi mới tắm nơi kín gió.
- Cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay trước khi ăn( bằng xà phòng) hoặc sau khi lao
động, đi vệ sinh
- Mái tóc đẹp là mái tóc gọn gàng, sạch sẽ. gội thường xuyên , giữ sạch , khô để tránh nấm tóc.
- Nếu da bị tổn thương, xây xát , chảy máu, cần tuân thủ nguyên tắc vô trùng vết thương. Bị bệnh ngoài da phải khám ,chữa kịp thời.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa và tác dụng của việc chăm sóc bảo vệ da ?
2. Cách vệ sinh chăm sóc bảo vệ da trong luyện tập TDTT.
2 . VỆ SINH TRANG PHỤC
Ngoài vấn đề thẩm mỹ, trang phục cần bảo đảm các yêu cầu sau:
2.1.Trang phục( quần áo, giày dép, mũ) phải có tác dụng bảo vệ cơ thể và tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể:
- Mùa Hè nên mặc quần áo bằng chất liệu vải dễ thấm mồ hôi, dễ thoát nhiệt, màu sáng, rộng rãi.
- Mùa Đông , để giữ nhiệt độ cơ thể cần mặc cho đủ ấm( len, dạ , bông).Quần áo có thể bó sát người nhưng không quá chật, màu sẫm, nên giữ ấm đầu, cổ, ngực và
chân, quần áo phải luôn khô ráo.
2.2.Trang phục phải bảo đảm cho da được sạch sẽ, chống nhiễm khuẩn:
- Thường xuyên giặt quần áo bằng xà phòng, phơi khô nơi có nắng, có điều kiện thì nên ủi, là trước khi mặc.
- Không dùng chung quần áo với người khác, dễ lây bệnh ngoài da.
2.3.Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc:
- Trang phục phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và bảo vệ người lao động.
- Áo quần, giày Thể thao phải gọn nhẹ, vải bền, có trính chất co giản tốt. Nếu chật quá sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp, hạn chế vận động. Nếu rộng quá sẽ khó thực hiện động tác.
- Giày , tất(vớ) phải khô, sạch. Không đi giày quá chật hoặc guốc, dép cao gót (nhất là đối với trẻ em).
- Mũ nón mùa hè để tránh nắng nóng, nên chọn loại có màu sáng, có vành.Mùa đông dùng mũ len, bông để giữ nhiệt.
- Quần áo trang phục lứa tuổi học sinh cần gọn gàng , sạch sẽ , giản dị mà đẹp, không nên quá cầu kỳ, đua đòi ảnh hưởng đến học tập.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trang phục cần có những yêu cầu nào ngoài tính thẩm mỹ?
2. Trang phục TDTT cần có những yêu cầu riêng nào để phù hợp với tính chất công việc?
3.VỆ SINH RĂNG MIỆNG
3.1 Sơ lược về chức năng và cấu tạo răng:
* Cấu tạo răng:
- Hình thể ngoài : Răng có màu trắng ngà, gồm 3 phần: Thân răng , cổ răng và chân răng.
- Cấu tạo trong: Từ ngoài vào trong gồm có : Lớp men răng,ngà răng, tủy răng.
Chức năng : Có 3 chức năng chính:
- Ăn nhai( cắn xé , nhai, nghiền thức ăn).
- Giúp cho quá trình phát âm
- Thẩm mỹ.
3.2 Vệ sinh răng miệng:
3.2.1.Ý nghĩa vệ sinh răng miệng: Miệng là cửa ngõ của đường tiêu hóa, nó là một hốc lớn nằm trước ngã tư hầu nên việc vệ sinh răng miệng liên quan đến cả mũi, đường hô hấp và tiêu hóa.
3.3.2 Nguyên nhân sâu răng và cách vệ sinh răng miệng:
Nguyên nhân sâu răng: Do vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn lên men thức ăn bám
ở răng, phá hủy men răng, ăn sâu vào ngà răng rồi tủy răng. Phòng bệnh sâu răng:
- Hiện nay nước ta áp dụng 4 chính sách lớn để phòng tránh bệnh sâu răng cho cộng đồng:
- Flo hóa nước uống: Cho thêm Flo vào nước máy thành phố với tỷ lệ phù hợp.
- Sản xuất và khuyến khích sử dụng kem đánh răng có Flo.
- Ăn đường ít lần trong ngày và chải răng ngay.
- Tiến hành công tác nha học đường gồm những nội dung:
+ Giáo dục vệ sinh răng miệng: Chải răng hàng ngày vào lúc sáng sớm khi thức dậy và trước lúc đi ngủ. Chú ý chải cả 3 mặt răng với kem có Flo.
+ Tổ chức súc miệng bằng nước có pha Flo ( 0,2 g Flo/1 lít nước), súc miệng 2 lần/tuần.
+ Khám răng định kỳ 6 tháng/lần Phát hiện sớm những em có răng sâu để chữa trị
kịp thời. Răng sữa bị sâu nên nhổ sớm để răng mọc đều, đúng vị trí, chú ý nắn các răng lệch lạc khi trẻ đổi răng sữa.
+ Có dấu hiệu viêm lợi , viêm miệng phải đến bác sĩ khám ngay, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
Cần quan tâm đến chế độ ăn uống của các bà mẹ mang thai( có đầy đủ can-xi) để thai nhi phát triển tốt. Trẻ em cần được nuôi bằng sữa mẹ có đầy đủ can-xi sẽ giúp
mầm răng phát triển thuận lợi.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Sơ lược cấu tạo của răng và nêu nguyên nhân sâu răng.
2. Công tác nha học đường gỗm những nội dung gì?
4. VỆ SINH TAI-MŨI-HỌNG
4.1 Khái quát về Tai-Mũi-Họng:
- TMH là các cơ quan cảm giác giữ các chức năng rất quan trọng như nghe, ngửi, phát âm và cảm giác thăng bằng cho cơ thể.
- TMH còn là cửa ngõ của các giác quan quan trọng khác như tiêu hóa và hô hấp.
- TMH là các hốc thông với nhau, tất cả đều được lót, phủ bởi niêm mạc. Các bệnh của tai mũi họng thường bắt đầu từ niêm mạc nên bệnh có thể lan nhanh từ hốc này sang hốc kia và lan xuống đường hô hấp và tiêu hóa. Do vậy mà từ viêm họng có
thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, thậm chí là viêm màng não, viêm
ruột
4.2 Vệ sinh bảo vệ mũi họng:
Dùng khăn sạch để lau mũi, khi xì mũi , nên bịt bên này, xì bên kia. Không xì 2 lỗ mũi cùng lúc vì vi khuẩn có thể vào tai giữa( thông qua vòi Eustachi) làm viêm tai giữa hoặc viêm xoang.
Không hít nước mũi vào vì có thể gây viêm họng, đường ruột.
Không ngửi các loại hóa chất độc: Axit mạnh, , các hợp chất có chứa Clo, Brôm
có thể gây nhiễm độc.
Cần có khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường độc hại.
Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng, cơ thể thích nghi với thời tiết thay đổi đột ngột.
Không hút thuốc lá, uống rượu mạnh vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi họng.
4.3Vệ sinh bảo vệ tai:
- Khi tắm xong hoặc vừa mới bơi lội, cần nghiêng đầu cho nước chảy ra. Dùng tăm
bông sạch ngoáy tai.
- Viêm tai giữa cần được khám , chữa trị ngay
- Khi có dị vật rơi vào tai không nên tự lấy ra mà cần đến cơ sở y tế để khám và xử
lý.
- Không dùng các biện pháp dân gian, lạc hậu để chữa trị viêm tai.
- Khi có áp suất không khí thay đổi lớn, nhanh, đột ngột( tiếng nổ lớn, lên cao, xuống thấp), nên bịt 2 tai, há miệng, làm động tác nhai, nuốt để tránh áp lực mạnh
tác động lên màng nhĩ làm ù, điếc tai.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu những yêu cầu vệ sinh bảo vệ tai.
2. Nêu những yêu cầu vệ sinh bảo vệ mũi – họng.
5. VỆ SINH MẮT:
5.1. Sơ lược cấu tạo của mắt:
- Nhãn cầu.
- Các bộ phận phụ thuộc bảo vệ nắt.
- Võng mạc và đường dẫn truyền thần kinh.
5.2. Vệ sinh mắt:
- Giữ vệ sinh mắt, phòng chống các bệnh viêm nhiễm mắt rất đơn giản nhưng cần
có ý thức tốt và tổ chức tốt vệ sinh xã hội.
- Mỗi người cần có khăn mặt riêng, dùng nước sạch để rửa mặt hoặc tắm . Khăn mặt và chậu dùng phải sạch, dùng xong phải phơi khăn ở nơi có nắng.
- Khi có dịch đau mắt không dùng khăn chậu chung, không dùng khăn bẩn lau mặt , lau mắt, không dụi tay bẩn lên mắt. khi bị đau mắt nên dùng thuốc theo sự hướng
dẫn của thầy thuốc.
- Không dùng các phương pháp chữa trị theo dân gian như đánh quặm , đắp thuốc không an toàn hoặc tự pha chế thuốc nhỏ mắt.
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động, qui trình bảo hộ lao động( có kính che chắn, bảo hộ)
- Tránh các trò chơi nguy hiểm: súng cao su, đánh khăng, ném đất đá và các vật sắc nhọn.
- Có chế độ ăn uống đủ vitamin A.
5.3. Các bệnh thường gặp ở mắt:
5.3.1 Đau mắt đỏ:
Do nhiều nguyên nhân gây nên( vi rút, vi khuẩn, nấm) , chủ yếu là do mắt
bị nhiễm bẩn, kích thích ngứa, dụi mắt gây bội nhiễm dẫn đến đau mắt, viêm mắt. Loại đau mắt đỏ do vi-rút gây nên, có thể thành dịch lớn ( có thể kèm các triệu
chứng: sốt, viêm họng , mệt mỏi). Dấu hiệu chủ yếu là chói, sợ ánh sáng, cộm rát, chảy nước mắt, nhiều dử mắt,Bệnh đau mát đỏ lây qua đường nước bẩn, chậu ,
khăn mặt, bể bơi, ao hồ, tay bẩn, bụi bẩn
5.3.2 Đau mắt hột:
Là bệnh viêm kết mạc, giác mạc có tính chất kinh niên, lây lan, do một loại
vi-rút gây nên. Người bị bệnh mắt hột ít cảm thấy triệu chứng nên chủ quan, chỉ đến khi bệnh chuyển sang các biến chứng lúc đó người bệnh mới để ý đến.
Triệu chứng: Mi mắt cộm, có ít dử , bên trong mi mắt có các hột nhỏ lấm tấm, có nước, nhiều nhất ở nếp gấp và 2 góc mi trên. Hột lớn dần và vỡ ra, thành sẹo rồi
lành( theo 4 giai đoạn).
Cũng có thể có những biến chứng do bội nhiễm, kém vệ sinh, : Sẹo co quắp kéo lông mi gây lông mi xiêu, lông quặm, gây ngứa, dụi mắt, cọ xát vào giác mạc gây
mờ đục, sinh màng mộng hoặc viêm bờ mi gây toét mắt, khô mắt , tắc lệ đạo. Nếu không chữa sẽ dẫn đến mù lòa.
5.4 .Tật cận thị và phòng chống cận thị trong nhà trường.
Cận thị là một tật khúc xạ của mắt làm cho mắt chỉ thấy được vật ở gần mà không nhìn thấy vật ở xa.
5.4.1 Cơ chế cận thị :
Có thể ví mắt như một thấu kính hội tụ, thấu kính này luôn thay đổi độ cong
để biến đổi mức chiết quang .Do đó mọi vật ở xa, gần mới hiên rõ trên võng mạc.Cơ chế này là do nhân mắt( thể thủy tinh) phồng lên hay dẹt xuống( gọi là điều tiết). Có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1:Vì một lý do nào đó mà nhân mắt phồng lên quá mức , không dẹt
lại như bình thường thì ảnh của vật cũng hiện trước võng mạc, gây nên cận thị.
- Trường hợp 2: Nếu nhãn cầu không có hình cầu như bình thường mà có hình bầu dục đường kính trước sau dài quá 23mm thì ảnh của vật cũng hiện trước võng
mạcàcận thị.
5.4.2 Nguyên nhân gây nên cận thị:
5.4.2.1. Nguyên nhân bẩm sinh: Chiếm 30% các trường hợp cận thị.
Trẻ em mới sinh ra đã có độ chiết quang cao hay nhãn cầu hình bầu dục.
5.4.2.2.Nguyên nhân mắc phải trong quá trình sống: Chiếm 70% trường hợp cận thị.
Chủ yếu là do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ mắt, là tật phổ biến trong học sinh và những người đọc nhiều sách.
- Do tư thế ngồi học không đúng, thói quen nhìn gần, cúi nhiều.
- Đọc sách khi thiếu ánh sáng, do giấy xấu, mật độ chữ nhiều.
- Mắt phải tập trung, căng thẳng, mắt phải điều tiết nhanh trong thời gian kéo dài(
làm việc với máy tính , chơi trò chơi điện tử).
- Do một số yếu tố khác như sau khi mắc các bệnh cúm, sởi , đậu, khẩu phần ăn thiếu vitamin A.
5.4.3. Biện pháp phòng chống cận thị:
+ Cần chú ý giữ vệ sinh mắt khi học và làm việc, đảm bảo ánh sáng khi học.
+ Chú ý đến nguồn sáng thiên nhiên: Diện tích phòng học, qui cách cửa lớn , cửa sổ. Dùng đèn điện đủ sáng, không quá chói,
+ Bảo đảm khoảng cách giữa mắt và sách vở khi đọc: HS mẫu giáo là 25 cm, HS
tiểu học và THCS là 30 cm, HS THPT là 35cm.
+ Không cúi đầu nhiều, liên tục. Không đọc sách chỗ tối. Đọc 30-40 phút phải cho mắt nghỉ 5 phút.
+ Trang bị bàn ghế học tập đúng qui cách.
+ Cải tiến chất lượng sách vở, bảng , phấn
+ Không nằm khi đọc sách, không đọc sách khi đang đi trên tàu, xe, không đọc ngoài trời nắng.
+ Phòng ngừa bệnh tật , dịch bệnh cho học sinh. Khẩu phần ăn cần đủ chất, nhất là
vitamin A. Ăn thêm trứng, cá ,cà- rốt, dầu cá
+ Kiểm tra thị lực thường xuyên cho HS để phát hiện cận thị. Những em cận thị phải cho mang kính phù hợp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày sơ lược cấu tạo của nhãn cầu.
2. Khái quát về bệnh đau mắt đỏ và mắt hột.
3. Nêu nguyên nhân, cơ chế gây nên cận thị. Các biện pháp phòng chống tật cận thị trong trường học.
6.VỆ SINH GIẤC NGỦ:
6.1. Tác dụng sinh lý của giấc ngủ:
- Vỏ não điều hòa mọi hoạt động trong cơ thể làm cho cơ thể thành một khối thống nhất và thích nghi với môi trường bên ngoài.
- Hoạt động của vỏ não gồm 2 quá trình: hưng phấn và ức chế.
+ Quá trình hưng phấn làm cho các cơ quan hoạt động tích cực, tế bào não mệt mỏi và tiêu hao nhiều năng lượng.
+ Quá trình ức chế là quá trình làm trở ngại hoặc làm chậm sự khuếch tán của hưng
phấn. Các tế bào não chủ động chuyển sang trạng thái ức chế .Quá trình ức chế làm tế bào não phục hồi và tích lũy năng lượng.
Hai quá trình này liên quan mật thiết với nhau làm điều hòa lẫn nhau bảo đảm cho vỏ não hoạt động bình thường.
- Ngủ là quá trình ức chế toàn bộ vỏ não, có tính chất bảo vệ các tế bào vỏ não khỏi
bị căng thẳng quá mức ( do hưng phấn kéo dài) có thể hủy hoại tế bào.
- Ngủ say tức là ức chế sâu làm cho sự phục hồi chức phận của hệ thần kinh trung ương càng nhanh, càng nhiều.
- Khi ngủ cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi: Hệ thần kinh không phản ứng với các kích thích, tim đập chậm lại huyết áp giảm, hô hấp chậm lại, cơ bắp thư giản, tế bào thần
kinh được phục hồi , quá trình đồng hóa tăng lên, tích lũy năng lượng cần cho cơ thể.
- Thiếu ngủ có thể dẫn đến suy nhược thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi mất tập trung, hiệu quả công việc sút giảm.
- Có thể đánh giá sức khỏe con người qua giấc ngủ : khỏe thì dễ ngủ và ngủ say, khi thức dậy thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn , năng lực hồi phục đầy đủ.
- Mất ngủ là dấu hiệu thường gặp của nhiều trạng thái bệnh lý và mệt mỏi quá
mức.Đối với vận động viên, bị khó ngủ thì cần xem lại chế độ sinh hoạt, giảm lượng vận động tăng cường nghỉ ngơi tích cực.
6.2. Vệ sinh giấc ngủ:
Hàng ngày , mỗi người cần hai giấc ngủ: ngủ đêm và ngủ trưa. Giấc ngủ trưa tuy ngắn ( 15 phút đến 1 giờ) nhưng rất cần thiết, nhất là đối với VĐV.
Thời gian giấc ngủ phụ thuộc vào lứa tuổi , tình trạng sức khỏe và đặc điểm các nhân: trẻ em càng bế càng cần ngủ nhiều, người ốm yếu, mới ốm dậy hoặc trẻ
hiếu động cần có thời gian ngủ nhiều hơn.
+ Trẻ dưới 7 tuổi cần ngủ 12 giờ/ ngày ,đêm.
+ Trẻ từ 9 – 15 tuổi cần ngủ 9 đến 11 giờ/ ngày, đêm.
+ Người lớn cần ngủ 6 – 8 giờ / đêm.
Đối với VĐV trong thời kỳ tập luyện và thi đấu thời gian ngủ cần dài hơn và bảo đảm chất lượng giấc ngủ tốt.
Để bảo đảm giấc ngủ có chất lượng, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo thói quen đi ngủ và dậy đúng giờ.
- Đảm bảo các điều kiện vật chất như giường chiếu , chăn màn sạch sẽ.Phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, không sáng quá. Quần áo ngủ phải rộng, nhẹ
không trùm chăn kín đầu khi ngủ.
- Trước khi đi ngủ không luyện tập nặng, không ăn no, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng , hít thở sâu, tắm nước ấm.
- Không dùng các chất kích thích như trà đậm, cà – phê , thuốc lá vào lúc chiều tối , vì sẽ gây mất ngủ, khó ngủ.
- Chỉ được dùng thuốc an thần khi có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt đối
với VĐV, khi dùng thuốc phải cân nhắc , thận trọng bởi 1 số thuốc an thần có thể
được xem là Doping . trong thời gian tập nặng, thi đấu căng thẳng có thể sử dụng thêm Vitamin nhóm B ( theo sự chỉ dẫn của BS)
Những người làm việc ban đêm , ngủ ban ngày cũng phải tuân theo yêu cầu vệ sinh giấc ngủ.
Khi mất ngủ kéo dài cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày tác dụng sinh lý của giấc ngủ.
2. Để có một giấc ngủ tốt cần có những yêu cầu vệ sinh nào?
7. MỘT SỐ ĐIỂM VỆ SINH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI:
7.1. Ý nghĩa của việc vệ sinh cơ thể nữ:
Do cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý, bộ phận sinh dục của nữ giới phức tạp cho nên việc giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe người phụ nữ cũng phức tạp hơn nam giới.
Mặt khác , do quan điểm phong kiến của xã hội cũ để lại còn nặng nề nên người ta thường tránh đụng chạm đến vấn đề có tính chất khoa học này.
Phụ nữ thường kín đáo , e thẹn và chịu ảnh hưởng của những quan điểm không
khoa học về vấn đề này vì vậy mà trang bị những kiến thức khoa học về sức khỏe
cho mọi người và nhất là chị em phụ nữ là rất cần thiết để phụ nữ biết vận dụng và vận dụng, tự giác vệ sinh bảo vệ sức khỏe mình
7.2 Vệ sinh nữ giới:
Trong thời gian có kinh nguyệt không được ngâm mình trong nước( bơi lội ) , không được để bẩn bộ phận sinh dục,phải thay rửa nhiều lần bằng nước sạch ( mùa đông dùng nước ấm).
Có thể đau bụng dưới do sự co thắt các cơ ở tử cung. Cần tránh động tác nháy hoặc va chạm bụng có thể gây bênh tử cung và chảy máu. Tránh các hoạt động nặng ,
kéo dài
Huấn luyện viên hoặc giáo viên cần có những hiểu biết để có thể cho các em tập nhẹ hoặc nghỉ. Không được dùng sức nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong những ngày hành kinh không nên ăn những thức ăn cay, nóng,sử dụng các chất như rượu bia, cà phê và không nên thức khuya.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa của việc vệ sinh cơ thể nữ?
2. Nhứng vấn đề lưu ý về vệ sinh nữ giới.
CHƯƠNG 2 : VỆ SINH DINH DƯỠNG
MỤC TIÊU
- Hiểu rõ về các thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
- Biết cách điều chỉnh chế độ ăn một cách hợp lý, khoa học phù hợp với tình trạng sức khỏe, điều kiện hoạt động , lao động của cơ thể.
NỘI DUNG
1.VAI TRÒ VÀ NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
- Đặc điểm chính của cơ thể sống là sự trao đổi các chất với môi trường xung
quanh. Cơ thể lấy từ môi trường: oxy, nước và thức ăn.
- Ăn uống là một trong những nhu cầu sinh học cơ bản của con người. Cơ thể chúng ta nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng
cũng như các hoạt động của mình từ thức ăn.
- Thức ăn có chứa Protein, Gluxit,Lipit là những chất sinh năng lượng.
- Các Vitamin, muối khoáng và nước không sinh năng lượng nhưng rất cần thiết cho cơ thể.
1.1. Gluxit ( Đường,tinh bột):
1.1.1Vai trò:
- Gluxit là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp 55% - 60 % tổng số năng lượng cho cơ
thể.
- Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản nên có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm phân hủy Protein để bảo vệ cơ thể.
- Gluxit dự trữ trong cơ và gan dưới dạng Glycozen, khi thừa Glycozen thì chuyển hóa thành mỡ.
- Khi chuyển hóa , Gluxit phân hủy thành Glucoza, Glucoza vào máu và là chất cho
năng lượng khi bị đốt cháy( phản ứng oxy hóa khử)
-Gluxit vô cùng quan trọng đối với vận động viên vì nóp cung cấp năng lượng tức thời cũng như trong các hoạt động gắng sức.
1.1.2 Nguồn cung cấp Gluxits cho cơ thể :
Từ thực vật là chủ yếu , trong động vật có rất ít.Trong tự nhiên Gluxit ở dưới dạng:
+ Monosaccarit: gồm glucoza, Fructoza và Galactoza (glucoza, Fructoza có trong hoa quả, Galactoza có trong sữa)
+ Disaccarit: Saccaroza( đường ăn, có trong mía và củ cải đường), lactoza ( có trong sữa)Monosaccarit và Disaccarit có vị ngọt.
+ Polysaccarit: Gồm tinh bột , Glycozen và Xenluloza.
Tinh bột : Có trong các loại ngũ cốc như gạo ngô khoai sắn : Glycozen : Gluxit của các tổ chức động vậy.
Xenluloza : Tổ chức chính của thực vật. Nó không có vai trò sinh năng lượng nhưng có tác dụng tăng nhu động ruột góp phần quan trọng trong quá trình tiêu
hóa.
1.1.3 Nhu cầu Gluxit đối với cơ thể: Bảo đảm cung cấp 50 đến 60% năng lượng trong khẩu phần , trong đó lượng Gluxit tinh chế không được quá 1/3 Gluxit khẩu phần. Cơ thể cần 10gam/ 1kg cơ thể/ ngày.
1.2. Lipit ( Mỡ , dầu ):
1.2.1 Vai trò:
- Là thành phần thức ăn cung cấp nhiều năng lượng nhất cho cơ thể ( Oxy hóa 1g
Lipit sẽ cho 9,3 Kcal ( gấp đôi Protein và Gluxit chỉ có 4,1 Kcal).
- Là dung môi cho các Vitamin tan trong dầu : A, D, E, K.
-Trong cơ thể người trưởng thành có 10%trọng lượng là mỡ. Lipit tập trung ở lớp mỡ dưới da xung quanh phủ tạng có tác dụng bảo vệ và sử dụng khi cần thiết.
- Lipit còn có vai trò tạo hình, nó còn có trong tế bào não, tế bào tim, gan, tuyến sinh dục, tham gia vào thành phần các hormon cortizol, testosterol, andosterol, hormon sinh dục, mỡ còn bao quanh các tạng, có tác dụng chống lại mọi chuyển động.
- Lipit ( Cholesterol) được cơ thể sử dụng tổng hợp nên mật trong túi mật
1.2.2 Nguồn cung cấp Lipit trong thực phẩm là từ mỡ động vật và dầu thực vật.
+ Mỡ động vật ( chủ yếu là các Axit béo no).
+ Dầu thực vật ( Axit béo chưa no)
+ Mỡ cá và động vật biển ( Axit béo chưa no)
Dầu thực vật, mỡ cá, mỡ trong sữa, lòng đỏ trứng, là nguồn Lipit tốt với cơ thể.
1.2.3 Nhu cầu Lipit
- Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người lao động tỉ lệ năng lượng do lipit cung
cấp không nên quá 35% tổng số năng lượng.
- Đối với các nhóm khác không nên quá 30% tổng số năng lượng.
- Nước ta, viện dinh dưỡng đề nghị lipit khẩu phần chỉ nên ở mức 15-20% tổng sổ năng lượng( trung bình là 18%)trong đó ½ là lipit thực vật.
- Nhu cầu khoảng 1g/1Kg cơ thể/ngày.
Trong khẩu phần ăn tỉ lệ Lipit và Protein là 1:1.
1.3. Protein( chất đạm ):
1.3.1 Vai trò:
- Protein là thành phần quan trọng nhất, rất cơ bản của vật chất sống. Protein tham gia vào cấu tạo tế bào, là yếu tố tạo hình chính(là thành phần chính của nhân và nguyên sinh chất tế bào)Protein tham gia vào thành phần các cơ, bạch huyết, máu, các hormon, các enzim, kháng thể, các chất nội tiết. Do đó có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể.
- Protein là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.Oxy hóa 1gam Protein cho4,1
Kcal.
- Protein có tác dụng kích thích sự thèm ăn.
- Thiếu Protein cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, tạo ra các rối loạn quan trọng như cơ thể chậm lớn ,chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn các hoạt động của tuyến nội tiết, sức miễn dịch giảm, tăng cảm thụ với các bệnh nhiễm khuẩn, giảm năng lực hoạt động của cơ bắp và trí óc.
- Protein thức ăn vào cơ thể , dưới tác dụng của các men tiêu hóa được phân giải thành các Axit amin để cơ thể có thể sử dụng. Tế bào cơ thể sử dụng 20 loại Axit amin để tổng hợp các loại Protein đặc thù cho cơ thể người, trong đó có 8 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được mà phải thu nhận từ thức ăn, đó là các axit amin không thể thay thế.
1.3.2 Nhu cầu Protein đối với cơ thể: Phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chất lượng Protein.
- Lượng Prôtein cần cho người lớn là 1- 1,5 gam/Kg thể trọng/ngày.Lượng Protein
này bảo đảm cung cấp 12% tổng số năng lượng/ ngày,trong đó 30% phải là P động vật.
- Đối với trẻ em cần 3,5-4g Protein /Kg thể trọng /ngày.
- Đối với VĐV nhất là VĐV trẻ nhu cầu Protein cần cao hơn( khoảng 2g/Kg thể trọng / ngày)
Trong khẩu phần ăn của VĐV cần lưu ý đảm bảo tỉ lệ giữa Protein động vật và
Protein thực vật là 2: 1
1.4.Vitamin ( Sinh tố):
- Vitamin là những hợp chất hữu cơ không cho cơ thể năng lượng , không có vai
trò tạo hình nhưng lại có vai trò rất quan trọng . Mỗi loại Vitamin có một chức năng sinh học riêng không thể thay thế cho nhau được.
-Các Vitamin rất cần thiết cho cơ thể tuy chỉ cần một lượng rất ít ( Vitamin là cấu thành của các enzim hoặc tham gia trực tiếp vào phản ứng xúc tác bởi enzim).
Thiếu hoặc thừa một loại nào đó đều có hại cho cơ thể.
- Đưa vitamin vào cơ thể tốt nhất là bằng con đường thức ăn vì nó tự nhiên, dễ hấp thu và ít khi quá nhu cầu cần thiết.
- Các Vitamin chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm Vitamin tan trong nước: Vitamin C và Vitamin nhóm B.
+ Nhóm Vitamin tan trong chất béo : Viatmin A , D, E, K.
Khi thừa Vitamin tan trong nước thì sẽ được đào thải qua nước tiểu, thừa Vitamin tan trong chất béo sẽ tích tụ ở các tổ chức mỡ, gây độc.
1.5 Các Khoáng chất:
- Các chất khoáng là nhóm chất rất cần thiết, không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng của cơ thể.
- Cơ thể người ta có khoảng 60 nguyên tố hóa học. một số chất có hàm lượng lớn được xếp vào nhóm các yếu tố đa lượng như Canxi(1,5 %), photpho (0,05%),
Kali(0,35%),Natri(0,115%). Các yếu tố có hàm lượng nhỏ được xếp vào nhóm các
yếu tố vi lượng là I, F, Cu, Co, Mn, Fe, Zn...
Lượng tro của một người trưởng thành khoảng 2Kg ( chiểm 4% trọng lượng cơ thể). Khoảng một nửa lượng chất khoáng đó là yếu tố tạo hình của các tổ chức xương và tổ chức phần mềm, phần còn lại nằm trong các dịch thể.
1.5.1 Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng:
- Các muối photphat và carbonat của Ca và Mg là thành phần cấu tạo xương, răng.
- Canxitham gia vào quá trình đông máu và giảm kích thích thần kinh cơ.
- Photpho tham gia vào cấu tạo các tổ chức mềm( não). Photpho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hóa Protein, Lipit và Gluxit.
- NaCl và KCl đảm bảo duy trì cân bằng áp lực thẩm thấu giữa khu vực trong và ngoài tế bào. Na còn tham gia trao đổi nước.
Một số khoáng chất tham gia thành phần một số hợp chất hữu cơ có vai trò
đặc biệt. Sắt với hemoglobin và nhiều enzim oxi hóa trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu. I- ốt với thiroxin là hormon của tuyến giáp trạng, thiếu i-ốt là nguyên nhân của bệnh bướu cổ, thiểu năng trí tuệ.
Hiện nay vai trò của một số chất khoáng, nhất là các yếu tố vi lượng chưa được nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ.
1.5.2. Nguồn chất khoáng trong thực phẩm:
Thức ăn cung cấp nhiều yếu tố kiềm( K+,Ca2+,Na+,Mg2+): các loại rau lá, củ, quả tươi, sữa( và các loại chế phẩm của các loại thức ăn này)
Thức ăn cung cấp các yếu tố toan ( SO2-, PO42-) như thịt, cá ,trứng ,đậu ngũ cốc...
1.6 Nước:
- Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể, trong đó 62% nằm trong tế bào và 38% nằm ngoài tế bào.
- Nước tham gia vào tất cả các hoạt động chức năng của cơ thể . Mọi quá trình chuyển hóa trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi có đủ nước. Có thể nhịn
ăn 3 -4 tuần nếu như được uống 300 – 400ml nước mỗi ngày, nhưng sẽ chết trong vòng 3 – 4 ngày nếu không được uống nước.
- Nước tham gia vào quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng con đường bay hơi mồ hôi.
Phần lớn nước được bài tiết khỏi cơ thể qua các đường như nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở, trong một ngày khoảng 2800ml.
Rối loạn chuyển hóa nước thường xảy ra ở một số bệnh như sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, mất máu, hoặc do tập luyện TDTT, lao động trong điều kiện nóng nực , mồ
hôi ra nhiều.
* Nguồn cung cấp nước cho cơ thể từ thức ăn(1000ml), nước uống ( 1500 ml ) và
từ quá trình chuyển hóa Protein, Gluxit, Lipit trong cơ thể ( 300 ml)
Nhu cầu về nước mỗi ngày của người bình thường là 2,5 lít. Đối với VĐV
khi tập luyện và thi đấu có thể đến 4-5 lít hoặc hơn nữa.
2.KHẨU PHẦN VÀ NHU CẦU NĂNG LƯỢNG
2.1 Khẩu phần- Tính cân đối của khẩu phần.
Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
Một khẩu phần cân đối , hợp lý là khẩu phần đó phải cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối thích hợp.
Đối với nước ta, một khẩu phần ăn hợp lý là: Trong khẩu phần có 12% năng
lượng do Protein cung cấp( 30% là Protein động vật); 15-20% năng lượng do Lipit cung cấp( 50% là Lipit thực vật).Phần còn lại do Gluxit cung cấp( Gluxit tinh chế không được quá 1/3 khẩu phần).
2.2 Nhu cầu năng lượng:
Để duy trì hoạt động sống bình thường và lao động , cơ thể cần được cung
cấp năng lượng thường xuyên dưới dạng P, G ,L của thức ăn. Trong cơ thể các chất P, G , L được chuyển hóa thành năng lượng nhờ phản ứng Oxy hóa khử dưới tác dụng của các enzim.
*Năng lượng tiêu hao: Năng lượng mà cơ thể tiêu hao hàng ngày gồm:
- Năng lượng tiêu hao do chuyển hóa cơ bản.
- Năng lượng tiêu hao do tác dụng đặc hiệu của thức ăn.
- Năng lượng tiêu hao do các hoạt động khác nhau, trong đó phần lớn do các hoạt động thể lực.
Để tính tiêu hao năng lượng cả ngày người ta lập thời gian biểu hoạt động và nghỉ ngơi trong 24 giờ.
Đơn vị năng lượng tính bằng Kcal ( 1 Kcal = 103 Cal )
Theo hệ thống quốc tế, đơn vị năng lượng tính bằng Joule (Jun) , viết tắt là J.
1Kcal = 4,184 KJ
Qua nghiên cứu, người ta xác định năng lượng được tạo ra do thành phần dinh dưỡng là:
1 g Protein cho 4,1 Kcal = 16,7 KJ
1 g Gluxit cho 4,1 Kcal = 16,7 KJ
1 g Lipit cho 9,3 Kcal = 37,7 KJ
1 g Rượu cho 7 Kcal = 29,3 KJ
2.3 Nhu cầu năng lượng:
Theo một số tài liệu tham khảo thì nhu cầu năng lượng với từng đối tượng lao động
có khác nhau:
- Nhóm 1 : Lao động trí óc: 40Kcal/1kg thể trọng/ ngày.
- Nhóm 2 :Lao động thể lực nhẹ : 43 Kcal/ kg thể trọng/ ngày.
- Nhóm 3 :Lao động thể lực trung bình : 46 Kcal/ kg thể trọng/ ngày.
- Nhóm 4 :Lao động thể lực nặng : 53 Kcal/ kg thể trọng/ ngày.
- Nhóm 5 :Lao động thể lực rất nặng : 61 Kcal/ kg thể trọng/ ngày.
2.4 Một số điểm về vệ sinh ăn uống:
- Chú ý đến vệ sinh thực phẩm.
- Thức ăn phải lành, sạch Dụng cụ đựng thức ăn, chế biến thức ăn và tay người nấu phải sạch.
- Thực hiện ăn chín , uống sôi.
- Ăn rau sống phải rửa sạch, ngâm thuốc tím hoặc nước muối loãng.
- Không ăn thức ăn đã ôi , thiu, ươn độc.
- Thức ăn cần đậy kỹ nhưng thoáng , để vào tủ lạnh.
- Ăn chậm , nhai kỹ . Không chan nhiều nước.
- Không nên ăn quá no, quá chán , khó tiêu.
- Không cười nói ồn ào, không đọc sách khi ăn.
- Ăn no xong không nên tắm ngay.
- Ăn đúng giờ, ăn thành bữa( Để dịch tiêu hóa tiết đúng giờ).
- Rửa sạch tay trước khi ăn.
- Chú ý đến tỷ lệ và thành phần dinh dưỡng cho thích hợp và đủ nhu cầu năng lượng
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy cho biết vai trò , nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng cho cơ
thể.
2. Hãy cho biết vai trò dinh dưỡng của Vitamin, Chất khoáng và nước với cơ thể.
3. Khẩu phần ăn là gì? Tính cân đối của khẩu phần?
4. Nhu cầu năng lượng là gì?
5. Nêu một số điểm lưu ý về vệ sinh ăn uống.
CHƯƠNG 3 : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
- Hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới sức khỏe con người.
- Nguyên nhân và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG
§1. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Không khí là tên gọi chung những chất khí tạo nên vỏ ngoài của trái đất(
Bầu khí quyển: 500-600Km). Không khí có vai trò tối quan trọng trong dời sống con người và sinh vật. Ngoài vai trò cung cấp dưỡng khí( Oxy), những hiện tượng
khí động học: nhiệt độ , độ ẩm, áp suất , gió , bụi, vi sinh vật , hơi nước... trong
không khí luôn tác động đến cơ thể người.
1.Tính chất lý hóa của không khí:
1.1. Nhiệt độ:
Mặt trời là nguồn nhiệt chính của địa cầu. Ánh nắng mặt trời làm nóng mặt đất, không khí ở sát mặt đất nóng lên do nhiệt độ mặt đất, không khí bị giảm trọng lượng gây nên những luồng khí đối lưu, tạo nên sự thay đổi nhiệt độ và áp suất.
- Ở vùng xích đạo nóng hơn 2 cực.
- Nhiệt độ ở các vùng địa lý khác nhau thì cũng khác nhau ( nhiệt độ ở vùng núi, cao nguyên thấp hơn)
1.2. Độ ẩm:
Độ ẩm là lượng hơi nước hòa lẫn trong không khí( đo được bằng ẩm kế).
- Độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa (ngoài trời)
-Trong nhà độ ẩm phụ thuộc vào số lượng người, tính chất lao động, sự thoáng khí và độ ẩm ngoài trời.
1.3. Gió:
Sự khác nhau về áp lực không khí tạo nên sự chuyển động không khí gây ra gió. Ở
nước ta có các loại gió thổi theo mùa là gió bấc, gió nồm và gió Lào.
1.4. Áp suất không khí:
Áp suất bình thường của không khí ở độ cao 0 mét, ngang với mực nước biển là
760 mmHg. hay 1atm (át- mốt –phe)
- Áp suất không khí trên bề mắt trái đất thay đổi phụ thuộc vào điều kiện địa lý vàkhí hậu , thời gian trong ngày và theo mùa.- Áp suất không khí thay đổi nhiều khi lên cao. Càng lên cao không khí loãng dần, sự thiếu Oxy tăng, có thể làm rối loạn
hoạt động thần kinh, tuần hoàn , hô hấp... hoạt động thể lực giảm rõ rệt.
- Khi áp suất tăng, trạng thái cơ thể có những thay đổi nhất định: Tần số mạch, hô hấp giảm đi, sức nghe yếu đi xuất hiện cảm giác đau tai , tác động xấu đến cơ thể.
2. Tác dụng của không khí lên cơ thể người:
2.1. Nhiệt độ không khí với cơ thể:
2.1.1 Sự điề u hòa thân nhiệt :
Sự sinh nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể được điều hòa dưới ảnh hưởng của vỏ
não và thần kinh trung ương . Cơ thể thải nhiệt theo 4 phương thức:
- Dẫn nhiệt.
- Đối lưu.
- Bức xạ.
- Bay hơi mồi hôi.
2.1.2 Nón g đối vớ i cơ t hể :
Nhiệt độ không khí nóng làm rối loạn các chức phận sinh lý của cơ thể , mất nước
kèm theo mất điện giải và các vitamin C , B, các Axitamin. Máu trở nên đặc quánh,
nhịp tim và thở tăng lên, đi giải ít, dẽ bị viêm cầu thận, HCl của dịch vị giảm, các tuyến tiêu hóa giảm bài tiết gây rối loạn tiêu hóa. Đầu óc kém minh mẫn, động tác kém chính xác. Làm việc hoặc luyện tập nơi nóng dễ bị say nóng( trúng nóng)
2.1.3 Lạnh đối với cơ thể:
- Lạnh gây tác hại cục bộ: Loét mạch máu, đau cơ khớp, đau dây thần kinh, chân
tay cóng.
Lạnh quá có thể làm tổn thương dây thần kinh ở mặt.
- Lạnh gây tác hại toàn thân: Cảm lạnh( vì nguyên sinh chất tế bào từ dạng keo chuyển sang dạng đặc).
- Lạnh tác động vào dây thần kinh gây co mạch, giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch, gây dị ứng. Bị lạnh đột ngột dễ bị viêm phổi, thận, các bệnh về tai mũi
họng.
2.2. Độ ẩm:
-Trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao cũng cản trở việc thải nhiệt của cơ thể.
- Nhiệt độ không khí thấp , độ ẩm cao: gây rét buốt làm một số bệnh như thấp khớp, viêm tai mũi họng phát triển.
2.3./ Gió đối với cơ thể :
- Gió có tác dụng điều nhiệt cho cơ thể qua việc đối lưu không khí, tăng nhanh sự thải nhiệt do bốc hơi mồ hôi.
- Gió còn có tác dụng trừ khử bụi bặm, hời độc , làm thay đổi không khí.
2.4./ Bức xạ mặt trời với cơ thể :
-Tia hồng ngoại làm giãn mạch, tia tử ngoại tăng sản sinh Vitamin D và các men, tăng sức đề kháng, tạo miễn dịch, có tác dụng phòng bệnh còi xương, bệnh lao, tăng chức năng tạo máu (ở trẻ em)...Tia tử ngoại có tác dụng hủy diệt vi trùng sống
trên da.
- Tuy vậy tia tử ngoại cũng có thể gây nên viêm, bỏng da, ung thư da nếu tiếp xúc không khoa học. Ngoài ra bức xạ mặt trời cũng có thể gây say nắng, rúng nóng khi làm việc, taaoj luyện dưới trời nắng nóng.
3. Ô nhiễm môi trường không khí:
3.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là làm tổn thất chất lượng môi trường bởi những chất gây tác
hại gọi là “ chất ô nhiễm”, chủ yếu do hoạt động của con người sinh ra.
Chất ô nhiễm là những chất ở thể rắn, thể khí, thể lỏng gây bẩn môi trường tới mức độc hại.
3.2. Ô nhiễm môi trường không khí:
Không khí là môi trường bị ô nhiễm rõ rệt nhất, đặc biệt với các khu công nghiệp, các đô thị ở các nước phát triển.
Ô nhiễm không khí là các chất ô nhiễm bị đẩy vào không khí do kết quả hoạt động của con người, gây tác hại xấu đến sức khỏe con người, tổn thất cho các sinh
vật và các vật liệu khác nhau.Ô nhiễm ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu.Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa làm ô nhiễm không khí đến mức báo động, gay gắt.
3.2.1 Các nguồn ô nhiễm không khí:
3.2.1.1 Nguồn ô nhiễm do hiện tượng thiên nhiên:
- Núi lửa phun nhiều hơi khí độc và hàng nghìn tấn bụi.
- Gió bão cuốn đất cát bụi cùng xác động thực vật lên không trung.
- Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động thực vật thổi vào môi trường một số hơi khí...
3.2.1.2 Nguồn ô nhiễm do các hoạt động của con người:
Chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, trong giao thông vận tải và trong hoạt động thường ngày.
3.2.2 Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí:
- Chất Sunfuadioxit ( SO2): Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người , làm hại các loài thảo mộc, đời sống các loài động vật, hư hại các vật liệu.
Sự có mặt của SO2 là kết quả của việc đốt cháy các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh( Than , dầu mỏ)
- Các chất oxit nitơ ( như NO2, NO... cũng gây ra tác động tới hô hấp của con người và cùng vớii SO2 gây ra mưa axit phá hại rừng và mùa màng. Oxit nitơ sinh ra từ ống xả khói ô –tô, xe máy, của quá trình sản xuất công nghiệp hóa học và nhuộm.
- Oxit Cacbon ( CO) : Gây độc hại cho người và sinh vật, gây ngộ độc và có thể tử vong. Khí này sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn.
- Bụi : Là tập hợp nhiều phần tử rắn có kích thước nhỏ bé, tồn tại trong không khí.Bụi có nguồn gốc hữu cơ( động , thực vật, các loại nấm mốc, các loại hóa chất
hữu cơ tổng hợp...) hoặc có nguồn gốc vô cơ như đất cát, than, bụi kim loại sắt
,nhôm...
Bụi là tác nhân gây ra các bệnh phổi, viêm da dị ứng, viêm loét giác mạc , viêm đường hô hấp, viêm răng miệng, viêm dạ dày do nuốt phải bụi kim loại.
3.2.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí và làm sạch môi trường:
Việc phát triển các công nghệ làm sạch không khí, việc nghiên cứu các
phương pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường, đề ra các tiêu chuẩn cho chất lượng không khí đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm.Chương trình môi trường Lien hiệp quốc( UNEP) từ nhiều năm nay đã thực thi những bước đi quan trọng trong giáo dục môi trường và những vấn đề liên quan.
Mục đích của kiểm soát ô nhiễm không khí trước hết là áp dụng biện pháp để làm sạch môi trường không khí, tìm ra các sản phẩm, nhiên liệu ít gây độc.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí đến cơ thể con người?
2.Ảnh hưởng của gió và áp suất đến cơ thể người.
3. Ô nhiễm môi trường không khí là gì? Nêu các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường
không khí.
4. Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí và tác hại của chúng đến sức khỏe con người?
§2 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.Nước với đời sống con người:
Nước đối với con người và sinh vật là sự sống còn , là điều kiện sinh tồn.
- Nước là một trong những thành phần thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể.
+ Nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể người ( 63% trọng lượng cơ thể người trưởng thành, 97% trọng lượng bào thai.
+ Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Trung bình mỗi ngày , mỗi người cần từ 1,5 đến
2,5 lít nước. Nhu cầu nước tăng lên khi thời tiết nóng bức, khi luyện tập TDTT hay lao động.Khát nước là dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước.
- Nước cung cấp cho cơ thể những vi chất cần thiết như Iod, flo, Mangan, Kẽm , Sắt...
Nước cần cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, các yêu cầu sản xuất công ,nông nghiệp...
- Nước bẩn là môi trường trung gian truyền bệnh dịch như thương hàn, tả, lị , viêm gan, bại liệt, mắt hột.... Nước là môi trường hòa tan các chất thải, ,các chất hóa học, phóng xạ, chất gây ung thư gây tác hại đến con người.
- Nước còn là thiên tai gây lũ lụt, gây nên những thiệt hại tàn khốc cho con người.
- Việc bảo vệ môi trường nước ,cung cấp nước sạch là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe và đời sống con người.
2 Tiêu chuẩn về nước:
2.1 Tiêu chuẩn về số lượng:
Là lượng nước sạch cần cung cấp để phục vụ cho các hoạt động của con người và của xã hội dùng cho ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng và sản
xuất.
Qui định tiêu chuẩn nước sạch ở Việt Nam
- Thành phố: 100 lít/ người/ ngày.
- Thị trấn , thị xã:40-60 lít/ người/ngày.
- Nông thôn: 20 lít /người/ngày.
2.2 Tiêu chuẩn về chất lượng:
2.2.1 Tính chất vật lý: Độ trong của nước: 35-30 cm sneller. Nước phải bảo đảm
không màu ,không mùi, không vị. Nếu có mùi lạ phải tìm nguyên nhân như mùi thối của H2S , mùi tanh và màu vàng do Sắt, màu xanh do rêu...Nhiệt đọ ổn định của nước khoảng 15-180C.
2.2.2 Tính chất hóa học :
2.2.1 Chất hữu cơ: Nguồn gốc các chất hữu cơ là do sự thối rửa các tổ chức động
thực vật và chất thải bỏ. Khi có chất hữu cơ trong nước chứng tỏ nước đã bị nhiễm bẩn.
Tiêu chẩn cho phép: 2-4mg O2/ lít nước.
2.2.2. Dẫn xuất của Ni tơ: Như Amoniac ( NH3), Nitric ( NO2), Nitrat ( NO3), sinh
ra trong quá trình vô cơ hóa các chất hữu cơ.
Tiêu chuẩn: NO2 không có hoặc < 0,05mg/lít nước
NO3 0-5mg/lít nước
NH3 0- 3mg/lít nước.
2.2.3. Sắt: Chất sắt có trong nước không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà ảnh
hưởng đến sinh hoạt.
Tiêu chuẩn cho phép trong nước sinh hoạt là 0,3mg/lít.Trong nước công nghiệp là
< 0,1mg/lít.
2.2.4. Độ cứng của nước: Do nồng độ của các chất Ca+ + và Mg có trong nước.
- Nước cứng có nhiều khoáng.
- Nước mềm có ít chất khoáng.
- Nước cứng làm thịt ,rau lâu chín.mất nhiều sinh tố, giặt quần áo không sạch.
2.2.5. Vi sinh vật: Nước không được có các loại vi sinh vật có hại mà mắt thường có thể thấy được, không có trứng giun sán và vi sinh vật gây bệnh.
Tiêu chuẩn ở Việt Nam: < 20 E.Coli/ lít nước.
- Vi khuẩn yếm khí: không có.
- Vi khuẩn ưa khí: không quá 10 con/ lít nước
2.2.6.Các yếu tố vi lượng: I ốt , Flo.
I ốt : 5-6mg/lít
Flo : 0,7 mg/ lít.
2.2.7.Các chất độc trong nước: Ngoài ra trong nước còn có những chất có thể gây độc cho cơ thể như Chì ( Tiêu chuẩn 0,1mg/lít.), Đồng (< 1mg/lít), Thạch tín ( As :
< 0,05mg/lít)
3. Các nguồn nước trong tự nhiên:
- Nước mưa: là nước sạch , ít vi trùng, tỉ trọng nhẹ nhưng ít chất khoáng.
- Nước ngầm dưới mặt đất: Đây là nguồn nước chủ yếu trong sinh hoạt. Nước ngầm tương đối sạch nhưng nếu đào giếng ở vùng đất không tốt hoặc không quá 5
m chiều sâu thì dễ bị ô nhiễm.
Nước bề mặt: Nước hồ sông biển: Rất nhiều , dễ khai thác nhưng ít sử dụng được vì hay bị ô nhiễm, nhiều vi trùng.
4. Các phương pháp xử lý nước:
4.1Phương pháp lắng lọc:
Dùng bể chứ để lắng các hạt lơ lửng xuống đáy bể . Có thể dùng các loại phèn để
tạo kết tủa như phèn nhôm : Al2(SO4)3 , phèn chua : Al2(SO4)3 , K2SO4.và phèn sắt :
FeCl3.
4.2/Phương pháp khử sắt trong nước: Dùng phương pháp Oxy hóa sắt bằng oxi
của khí trời( phương pháp làm thoáng khí bằng giàn mưa.
4.3 Khử khuẩn trong nước:
4. 3.1 Phương pháp hóa học: là phương pháp phổ biến, hiệu quả nhất , rẻ tiền
,thường dùng để khử khuẩn với số lượng lớn.
Hóa chất thường được sử dụng là nước Javen ( NaOCl), Clo rua vôi (Ca(Ocl)2, Cloramin B hoặc Cloramin T...Khi các chất này vào nước sẽ sinh ra Clo và Axithypoclorit HOCl. Clo và HOCl sẽ tác dụng trực iếp lên tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn chết.
- Khử khuẩn bằng Ozon: Ozon được tổng hợp từ oxy trong không khí với dòng điện có cường độ cao, cơ chế tác dụng chủ yếu là hiện tượng tách oxy nguyên tử mới sinh.
O3 à O2 + O . Oxi mới sinh sẽ oxi hóa tất cả các chất hữu cơ trong đó có vi khuẩn ( trừ vi khuẩn có nha bào. PP này diệt được vi khuẩn và cả tảo, rêu, khử được mùi và không tạo mùi khó chịu.
4.3.2 Phương pháp vật lý:
- Phương pháp đun sôi.
- Phương pháp dùng tia tử ngoại., tia phóng xạ.
4.3.3Phương pháp cơ học: Dùng nến lọc được chế tạo bằng sứ xốp hoặc cao lanh có khả năng ngăn cản vi khuẩn không thấm qua lớp lọc, ngoài ra còn ngăn được
kim loại nặng và Clo. Phương pháp này có hiệu suất không cao nên được dùng
trong gia đình là chủ yếu.
5. Ô nhiễm môi trường nước.
5.1. Định nghĩa:
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước , khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các tính chất lý học , hóa học sinh vật học và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại.
5.2.Các nguyên nhân ô nhiễm nước:
- Do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển, kèm theo đó là chất thải gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt, nước ngầm ngày càng nghiêm trọng.
- Sự ô nhiễm do vi sinh vật và các chất hữu cơ dễ phân hủy từ các sản phẩm dầu, các chất tẩy rửa,thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ...
5.3.Các yếu tố gây ô nhiễm nước:
Chu kỳ nước trong thiên nhiên là tuần hoàn. Do vậy nên ô nhiễm một nguồn nước sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khác.Ô nhiễm nước có liên quan chặt chẽ với ô nhiễm đất và ô nhiễm khí.Chủ yếu do các yếu tố sau:
- Các quá trình đốt cháy:
- Các chất hóa học .
- Các chất thải.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bày vai trò của nước với đời sống con người.
2.Tiêu chuẩn của nước hợp vệ sinh là gì?
3.Các phương pháp xử lý nước hiện nay?
4.Ô nhiễm nguồn nước là gì? Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước?
CHƯƠNG 4 : VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
MỤC TIÊU
- Hiểu được các tiêu chuẩn vệ sinh trong trường học.
- Cơ sở khoa học của các phương pháp phòng chống bệnh học đường. NỘI DUNG
§ 1 VỆ SINH CƠ SỞ HỌC TẬP VÀ TRANG BỊ NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1./Tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang bị nhà trường:
Cơ sở vật chất ( CSVC) và trang bị nhà trường không những ảnh hưởng đến
hiệu quả dạy học mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của giáo viên và học
sinh.
Trong nhà trường phổ thông, nếu CSVC và trang bị của nhà trường phù hợp với sự phát triển của cơ thể học sinh thì sẽ có tác dụng bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất
lượng học tập. Ngược lại nếu các điều kiện đó không phù hợp thì chất lượng dạy
học không đảm bảo và còn ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh , có thể làm tăng một số bệnh như cận thị , cong vẹo cột sống....Do đó mà yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường lớp , các chế độ học tập , rèn luyện của học sinh,và công tác bảo vệ sức khỏe phải cần được quan tâm đúng mức.
2.Yêu cầu vệ sinh học đường:
2.1 Qui hoạch trường:
+ Địa điểm: Trường phải được xây dựng ở nơi trung tâm , thuận lợ cho việc đi lại của học sinh và không phải đi quá xa. Cụ thể là:
- Trường mẫu giáo HS không đi xa quá 500 m.
- Trường tiểu học HS không đi xa quá 800 – 1000 m.
- Trường THCS HS không đi xa quá 1000 – 1500 m.
- Trường THPT HS không đi xa quá 1500 – 3000 m.
+ Trường phải nằm trong qui hoạch của xã phường, thôn hoặc khối phố,...
+ Trường phải ở nơi cao ráo , sạch sẽ, xa những nơi ồn ào như nhà máy, nhà thờ , chùa, chợ nhà ga...,xa những nơi ô nhiễm , độc hại, bệnh viện, xa đường cao tốc, đường sắt...
+ Trường phải có tường rào bao bọc, có vành đai cây xanh..
+ Diện tích phải bảo đảm theo qui định trường chuẩn quốc gia do bộ GD và ĐT qui định:Trong thị trấn , thị xã , thành phố bảo đảm 8m2/HS, ở nông thôn bảo đảm
10m2/HS., có sân chơi , vườn hoa, trồng cây bóng mát, đất xay dựng phòng học , phòng thí nghiệm , thực hành, sân tập và nhà luyện tập TDTT, khu hành chính,
khu giáo viên...
2.2 Lớp học :
2.2.1 Đủ rộng: Cần bảo đảm qui cách tối thiểu là rộng 6m, dài 8m, cao 3,6 – 3,9 m.
Qui cách này bảo đảm kê đủ bàn ghế, ,sự thông thoáng, bảo đảm thể tích không khí để nồng độ CO2 trong lớp luôn ở mức thấp .
2.2.2 Đủ sáng:
Để bảo đảm ánh sáng trong lớp học cần chú ý đến chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.
- Chiếu sáng tự nhiên: Cần xây dựng lớp học có hướng là hướng Đông Nam, có đủ cửa lớn và cửa sổ theo qui cách. Khoảng cách của 2 cửa sổ từ 0,5 đến 0,7 m , phía trên cách trần 0,4m, phía dưới cách nền lớp 0,8 m. Hệ thống cửa phải có 2 lớp , cửa chớp để che ánh sáng và cửa kính để ngăn bụi, tiếng ồn và gió lạnh.
Tường phải quét vôi trắng hay màu xanh nhạt, vàng nhạt, nền lát gạch sáng màu.
- Chiếu sáng nhân tạo: Có đủ hệ thống đèn điện đủ sáng để có thể học trong những ngày mưa gió, thiếu ánh sáng mặt trời.
2.2.3 Lớp học phải ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè:
- Lớp học phải thoáng, có hệ thống thông gió, bảo đảm lưu thông gió đạt 0,5m/s.
- Có hệ thống cửa kính để che kín gió về mùa Đông.
2.2.4 Lớp học phải sạch , đẹp , an toàn.
- Kiến trúc phải an toàn, vật liệu xây dựng chắc chắn, không sợ gió bão , mưa làm
sập đổ.
- Giáo dục HS giữ vệ sinh lớp học sạch đẹp, không viết vẽ bậy lên tường, lên bàn.
- Trang trí lớp học hợp lý, kê bàn ghế ngay thẳng ,quét dọn và lau chùi thường
xuyên.
2.3/ Phương tiện phục vụ học tập:
2.3.1 Bàn ghế học sinh:
- Phải phù hợp với tầm vóc của HS ( Theo tiêu chuẩn qui định , bàn cao bằng 42%,
ghế cao bằng 26% chiều cao cơ thể HS.
- Bàn ghế phải rời nhau để khi ngồi có khoảng cách âm.
- Bàn ghế phải thuận tiện cho học sinh khi đứng lên ngồi xuống , thuận tiện khi bước ra ngoài.
- Bàn ghế phải đẹp và chắc chắn.
- Đối với học sinh bé ( tiểu học ), ghế nên có tựa để các em tựa vào khi mỏi.
2.3.2 Bảng :
- Nển dùng loại bảng dài 3m, rộng 1,2m-1,5m. Treo cao 0,8 – 1m so với nền lớp .
- Bảng được sơn màu đen hoặc xanh thẫm , không bóng. HS tiểu học phải có dòng kẻ sẵn.
2.4. Sách vở đồ dùng học tập:
2.4.1 Sách vở:
+ Bảo đảm nguyên tắc ;HS càng bé thì bài học càng ngắn, chữ in càng to và hình
ảnh đẹp
- HS mẫu giáo chữ in cao 3,5 – 4,5 mm.
- HS tiểu học chữ in cao 2,8 mm.
- HS THCS chữ in cao 2,1 mm.
- HS THPT và người lớn chữ in cao 1,5 – 1,75 mm.
+ Vở kẻ lề rộng 3-4cm, có dòng kẻ ngang rõ ràng, vở các lớp nhỏ phải có kẻ ô li để các em viết ngay hàng.
+ Cặp đựng sách vở phải có 2 quai để HS đeo được cân đối trên hai vai. Cặp có nhiều ngăn thuận tiện cho HS khi sử dụng.
2.4.2 Đồ dùng học tập:
- Bút : HS tiểu học nên dùng bút chấm mực .HS THCS dùng bút máy , không dùng
bút bi.
- Bút chì nên chọn loại có lõi cứng và đen . Ký hiệu 2B hoặc HB.
- Thước kẻ: Nhẵn, thẳng, vuông góc và có chia vạch cm, mm
2.5. Yêu cầu vệ sinh về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục thể chất:
- Trong trường cần dành riêng diện tích thích hợp để làm sân chơi và sân tập
TDTT. Qui định 4m2/HS cấp tiểu học, 5m2 /HS cấp THCS, 10m2/HS cấp THPT. Sân tập cần xa khu lớp học để không ảnh hưởng đến học tập của HS.
- Nếu có điều kiện thì có thể xây nhà tập luyện TDTT để không phụ thuộc vào thời
tiết.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Nêu tầm quan trọng của cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học đối với sức
khỏe học sinh.
2.Các yêu cầu vệ sinh xây dựng trường học, lớp học?
3.Các yêu cầu vệ sinh về phương tiện phục vụ học tập?
4.Các yêu cầu vệ sinh về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục thể chất?
§2 PHÒNG CHỐNG BỆNH CONG VẸO CỘT SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
1./Khái niêm chung:
1.1. Khái quát về cột sống:
Cột sống là thành phần chính của bộ xương do nhiều đốt xương ngắn xếp chồng lên
nhau( 33-34 đốt sống). Cột sống nối liền Xương sọ , xương sườn và xương chậu, là chỗ tựa vững chắc cho các cơ quan nội tạng: tim phổi ...
- Cột sống còn có tác dụng giảm xóc cho cơ thể khi cơ thể di chuyển , vận động.
- Bình thường Cột sống có 4 đoạn cong tự nhiên: cổ, ngực, lưng và cùng cụt. Hình dạng này giữ vững trọng tâm cho cơ thể.
1.2.Sơ bộ quá trình hình thành và hoàn thiện cột sống:
1.2.1 Quá trình hình thành các đoạn cong:
- Trẻ sơ sinh: Cột sống hầu như không cong.
- Trẻ biết lật ( tháng thứ ba): hình thành đoạn cong ở cổ.
- Trẻ biết ngồi ( tháng thứ sáu) : hình thành đoạn cong ở ngực.
- Trẻ biết đứng , đi : hình thành đoạn cong ở thắt lưng và cùng cụt
1.2.2 Quá trình phát triển cột sống:
- Trẻ 7 tuổi: Đoạn cong ở cổ , ngực cố định.
- Trẻ 12 tuổi :Đoạn cong ở thắt lưng cố định.
- Đối với nam từ 13-25 tuổi và nữ từ 8-18 tuổi cột sống dài ra rất nhanh.
- Giai đoạn từ 7 – 12 tuổi là thời kỳ cột sống dễ bị biến dạng nhiều nhất vì các đốt sống còn yếu, hệ thống dây chằng và các cơ bao bọc còn chưa phát triển đầy đủ,
nếu không biết giữ gìn thì rất dễ xảy ra cong vẹo, sai lệch.
2.Tác hại và các biến dạng thường gặp:
2.1.Tác hại:
- Bị cong vẹo nặng dẫn đến thể lực yếu, chóng mệt mỏi, hay đau lưng, lực cơ giảm,
phổi thở kém , rất ngại tham gia các hoạt động TDTT và lao động.
- Cong vẹo cột sống làm suy yếu chung cả cơ thể nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm: Cúm , sởi , ho gà, lao, viêm phổi...
- Người bị cong vẹo cột sống trong cuộc sống bị giới hạn một số ngành nghề., tư
thế xấu ( tư thế xấu ở các em gái còn ảnh hưởng đến khung chậu).
2.2./ Các biến dạng thường gặp:
- Nhìn nghiêng có các dạng : Gù , còng , ưỡn.
- Nhìn mặt sau có các dạng C thuận , C ngược, S thuận , S ngược.
* Độ cong vẹo : Người ta chia 3 độ như sau:
- Độ 1: Khám kỹ mới thấy, đứng ở tư thế nghiêm thì mất đi.( Vẹo cơ năng)
- Độ 2 :Đứng bình thường thì thấy rõ , tư thế nghiêm có giảm bớt.
- Độ 3: Thấy rõ ở mọi tư thế. ( Vẹo thực thể)
3. Nguyên nhân gây nên cong vẹo cột sống:
- Do bàn ghế không đúng qui cách( cao quá hoặc thấp quá ) làm các em phải cúi thấp hoặc vươn người tới làm lệch người.
- Do các em không được hướng dẫn ngồi đúng tư thế hoặc đi đứng đúng tư thế.
- Do thiếu ánh sáng trong lớp học.
- Do gia đình bắt các em tập ngồi , tập đi quá sớm.
- Do lao động chân tay quá sức quá sớm.
4. Cách phòng và chữa bệnh:
4.1. Chữa bệnh:
Cong vẹo nhẹ có thể chữa bằng các bài tập TDTT để sửa lại tư thế( bơi lội là 1 hình
thức tốt ),cong vẹo nặng phải điều trị ở bệnh viện chuyên khoa,mất nhiều thời gian mà kết quả không cao.
4.2. Phòng chống: Đây là phương pháp tích cực và hiệu quả nhất .
- Trang bị bàn ghế học tập đúng qui cách.
- Giáo dục HS ngồi học đúng tư thế: có 4 điểm tựa, người thẳng, 2/3 đùi và mông đặt ngay ngắn trên ghế, hai tay từ khuỷu trở ra đặt ngay ngắn trên bàn, điểm tựa của lưng vào thành ghế và hai bàn chân áp trên sàn. Đùi và cẳng chân vuông góc , hai
vai cân nhau.
- Tăng cường độ chiếu sáng nơi học tập.
- Tăng cường rèn luyện thân thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ , xương và dây chằng.
- Hướng dẫn các em lao động vừa sức , thời gian hợp lý, mang vác khối lượng hợp
lý, sửa những tật xấu.
- Đề phòng các tật bệnh khác cho HS, có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Vì sao bệnh cong vẹo cột sống lại dễ mắc phải ở lứa tuổi học sinh tiểu học và
trung học cơ sở?
2. Nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh cong vẹo cột sống trong nhà trường.
CHƯƠNG 5 . VỆ SINH TRONG LUYỆN TẬP TDTT
§1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TẬP LUYỆN
THỂ DỤC THỂ THAO
Để đạt được mục tiêu của giáo dục thể chất, các nhà sư phạm giáo dục thể chất và những người tham gia luyện tập TDTT cần phải tuân theo những nguyên tắc về giáo dục học nói chung và giáo dục thể chất nói riêng.
1. Nguyên tắc hệ thống:
Tập luyện thường xuyên, có hệ thống sẽ có tác dụng củng cố chắc chắn các động tác cũ, dễ dàng hơn trong tiếp thu, hoàn thiện và phát triển những bài tập mới. Nếu ngừng luyện tập, các mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa được thành lập sẽ bị
dập tắt, mức độ thích nghi, phát triển của các cơ quan và cơ bắp bị giảm xuống.
Trong điều kiện này , nếu tham gia luyện tập trở lại , người tập sẽ thấy khó khăn hơn, dễ xảy ra chấn thương hoặc mệt mỏi quá độ do phải gắng sức.
Không luyện tập thường xuyên thì sẽ không hình thành và củng cố các kỹ thuật động tác cũng như phát triển các tố chất thể lực. Đây là nguyên tắc quan trọng
trong giáo dục thể chất, nó cũng là nguyên tắc vệ sinh cơ bản trong luyện tập
TDTT.
2. Nguyên tắc tăng tiến và tuần tự:
Quá trình tập luyện phải đi từ dễ đến khó , từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ
đến nặng ,từ cái đã biết đến cái chưa biết...
Việc nâng dần lượng vận động là đặc biệt quan trọng trong huấn luyện TDTT. Các cơ quan trong cơ thể và cơ bắp... nói chung đều cần có quá trình thích nghi dần nên phải luyện tập tuần tự từng bước.
Tuân thủ nguyên tắc này nhằm mục đích để cơ thể thích ứng được với khối lượng , cường độ vận động và các kỹ thuật động tác, do vậy sẽ hạn chế những ảnh hưởng xấu và các chấn thương do luyện tập gây nên.
Vi phạm nguyên tắc luyện tập tăng tiến là vi phạm nguyên tắc sư phạm giáo dục thể chất và cũng là vi phạm nguyên tắc vệ sinh trong luyện tậpTDTT.
3. Nguyên tắc đối đãi cá biệt:
Đối đãi cá biệt là nguyên tắc sư phạm và còn là nguyên tắc vệ sinh tập luyện
quan trọng. Việc lập chương trình, kế hoạch huấn luyện và nội dung luyện tập phải dựa vào đặc điểm các nhân cụ thể của người tập như đặc điểm lứa tuổi , giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển thể chất.
* Căn cứ vào tình trạng sức khỏe người tập:
Cần kiểm tra y học thường xuyên cho người tập để có những đánh giá đúng mức về tình trạng sức khỏe từ đó đề ra khối lượng , cường độ vận động hợp lý. Việc kiểm tra y học còn là cơ sở để điều chỉnh giáo án huấn luyện cho phù hợp, đồng thời có cơ sở để phân tích các phương pháp huấn luyện, đánh giá những biến đổi và tình trạng sức khỏe, trạng thái chức năng của VĐV.
* Căn cứ vào đặc điểm giới tính:
Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý của nam và nữ khác nhau nên nội dung và khối lượng vận động cũng phải phù hợp với đặc điểm giới tính.
* Căn cứ vào lứa tuổi:
Mỗi lứa tuổi có đặc điểm riêng về sự phát triển cơ thể nên nội dung luyện tập và môn thể thao áp dụng cho từng lứa tuổi phải phù hợp với lứa tuổi đó.
§2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỆ SINH CHUNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO
1.Nguyên tắc vệ sinh của khởi động:
1.1. Ý nghĩa và tác dụng của khởi động:
Khởi động là quá trình chuẩn bị cho cơ thể bước vào tập luyện và thi đấu làm
cho cơ thể thích nghi với vận động.
Khởi động bao gồm khởi động chung và khởi động chuyên môn.
- Khởi độngchung nhằm tăng cường các chức năng cơ thể như tăng hưng phấn thần kinh trung ương, hệ vận động tăng cường trao đổi chất , điều hòa thân nhiệt( làm
ấm cơ thể) và các chức năng thực vật khác như hô hấp , tuần hoàn , tạo điều kiện để cơ thể chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động.
- Khởi động chuyển môn: Tạo nên tình trạng hưng phấn thích hợp nhất ở các phần
của hệ vận động tham gia vào các hoạt động sắp diễn ra. Động tác Khởi động chuyên môn phải phù hợp với các động tác sắp tập trong buổi tập về mặt phối hợp động tác, kết cấu , biên độ , nhịp độ , sức mạnh.
1.2. Nguyên tắc vệ sinh của khởi động:
- Khi tham gia luyện tập TDTT phải tiến hành khởi động ( KĐ chung và KĐ
chuyên môn).
- Phải tập trung chú ý , tránh khởi động qua loa. Khởi động hợp lý sẽ góp phần cho thi đấu tốt, thành tích cao, hạn chế chấn thương.
- Khi khởi động phải tuần tự từ nhẹ nhàng, lượng vận động, biên đọ sức mạnh dần
tăng lên . Tránh thực hiện các động tác mạnh đột ngột.
- Thời gian khởi động tùy thuộc và từng môn TT, điều kiện môi trường, trình độ thể lực và trạng thái trước vận động của người tập nhưng cần phải hợp lý.
- Phải tiến hành liên tục giữa khởi động chung và chuyên môn. Khởi động không gây hưng phấn quá mức và cũng tránh gây ra mệt mỏi.
2. Nguyên tắc vệ sinh phần trọng động:
- Cần kiểm tra y học trước cho người tập ( trước thi đấu)
- Tuân thủ các nguyên tắc tập luyện.
- Coi trọng các nguyên tắc về vệ sinh ăn uống. Không uống nhiều nước quá trong lúc tập nhất là các loại nước ngọt.
- Không nên nghỉ giữa quãng quá lâu.
- Cần hết sức tập trung chú ý trong buổi tập.
- Coi trọng việc bảo hiểm , tránh tư tưởng cay cú , ăn thua.
- Luôn chú ý đề phòng chấn thương.
3. Nguyên tắc vệ sinh hồi phục:
Hồi phục là phần không thể thiếu trong tập luyện và thi đấu để mau chóng đưa trạng thái cơ thể về bình thường. Không tuân thủ nguyên tắc hồi phục sẽ gây tác
hại cho cơ thể, làm suy nhược cơ thể và phát sinh các bệnh tật nguy hiểm. nó được xem là nguyên tắc vệ sinh cơ bản , có tính chất bắt buộc.
- Sắp xếp chế độ tập luyện và sinh hoạt của VĐV một cách khoa học hợp lý.
- Sau khi kết thúc buổi tập ( thi đấu ) đều phải thực hiện tốt phần hồi phục.
- Nội dung phần hồi phục rất đa dạng , tuy nhiên cần chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Động tác phần hồi phục phải nhẹ nhàng, có sự phối hợp toàn thân, đặc biệt chú ý đến thả lỏng cơ bắp và thở sâu.
+ Các biện pháp , phương pháp hồi phục được sử dụng sao cho phù hợp, ưu tiên hồi phục cơ bắp, trả nợ oxy và tạo cảm giác thoải mái sau tập luyện để bước vào giai đoạn nghỉ ngơi.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1.Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT
2.Hãy nêu ý nghĩa tác dụng của khởi động và các nguyên tắc vệ sinh phần khởi động.
3.Nêu ý nghĩa tác dụng và các nguyên tắc vệ sinh phần trọng động.
4.Nêu ý nghĩa tác dụng và các nguyên tắc vệ sinh phần hồi phục.
PHẦN HAI : Y HỌC TDTT
CHƯƠNG 1 : KIỂM TRA Y HỌC TDTT
BÀI MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU VỀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
1. Các khái niệm cơ bản:
1.1. Khái niệm về y học :
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới y học là môn khoa học nghiên cứu
bệnh lý, cách phòng và chữa bệnh. Một bộ phận của y học đã được tách ra, hình thành một môn khoa học độc lập đó là Y học Thể dục Thể thao.
1.2. Khái niệm về Y học Thể dục Thể thao :
Y học Thể dục Thể thao - trước hết đó là một môn khoa học y học thực hành
với đầy đủ nhiệm vụ, phương pháp , cơ sở lý luận và các vấn đề nghiên cứu khoa học đặc trưng của riêng mình. Đó là khoa học ứng dụng những kiến thức y sinh học để nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giáo dục thể chất nhằm nâng cao sức khoẻ, thành tích của người tập. Y học Thể dục Thể thao là một bộ phận cấu thành của hệ thống phòng và điều trị bệnh lý, chấn thương và là một mắt xích không thể tách rời của hệ thống giáo dục thể chất cho con người. Mục tiêu của Y học Thể dục Thể thao là sự tác động đồng thời cùng với các phương tiện của văn hoá thể chất và thể thao nhằm tăng cường sức khoẻ cho người tham gia tập luyện, thúc đẩy quá trình phát triển cân đối, toàn diện và chuẩn bị thể lực cho tập luyện, lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
Y học Thể thao là một môn khoa học độc lập dựa trên cơ sở lý luận của các môn lý thuyết cơ bản bao gồm sinh cơ học, sinh lý học, sinh hoá học, giải phẫu
học, nhân trắc học ,lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
1.3. Các đặc điểm cơ bản của Y học thể thao :
- Y học thể thao là một bộ phận của y học chung, nó nghiên cứu con người
và phục vụ cho con người.
- Là một môn khoa học thực hành - sử dụng phương pháp kiểm tra y học thực hành để đánh giá trạng thái sức khoẻ và khả năng thích ứng với trình độ tập luyện của VĐV.
- Là một môn khoa học ứng dụng trong hoạt động thể thao , vận dụng các kiến thức y sinh học vào thực tiễn huấn luyện và tập luyện TDTT, nó hoàn toàn khác với y học thông thường. Nếu trong y học thông thường đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân, là những người có khả năng hoạt động thể lực dưới mức bình thường thì với y học thể thao đối tượng nghiên cứu lại là những người khoẻ mạnh, có khả năng hoạt động trên mức bình thường.
2. Nhiệm vụ của Y học Thể dục Thể thao :
Những nhiệm vụ cụ thể được đặt ra cho Y học Thể dục Thể thao là :
2.1. Tổ chức và tiến hành theo dõi sức khoẻ cho tất cả những người tham gia tập luyện một cách thường xuyên, nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực của con
người và phân loại theo từng mức độ.
2.2. Nghiên cứu những biến đổi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể lực. Trên cơ sở đó điều chỉnh và xây dựng nội dung luyện tập, xác định các chế độ đảm bảo cho quá trình luyện tập với từng đối tượng khác nhau. Đó là các chế độ tập luyện, chế độ ăn, chế độ uống nước, chế độ nghỉ ngơi, chế độ hồi phục.
2.3. Nghiên cứu và xây dựng các biện pháp tăng cường hồi phục sức khoẻ và khả năng vận động cho người tập. Đây là công tác đảm bảo y tế cho vận động viên
và người tập với những nhiệm vụ cụ thể là chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị chấn
thương, bệnh lý do quá trình tập luyện gây nên.
2.4. Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ vệ sinh tập luyện một cách hợp lý nhằm loại trừ những tác nhân gây ảnh hưởng xấu cho người tập do quá trình tập luyện gây nên.
BÀI 1. KIỂM TRA Y HỌC TDTT:
1. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung, hình thức và các phương pháp kiểm tra y học Thể dục Thể thao :
1.1. Khái niệm :Kiểm tra y học thể thao là một bộ phận cấu thành của y học
Thể dục Thể thao sử dụng các cách thức có đủ độ tin cậy trên cơ sở của kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khoẻ, năng lực vận động và khả năng thích ứng
của cơ thể vận động viên cũng như tất cả những người tham gia luyện tập Thể dục
Thể thao.
1.2. Nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra y học thể thao :
Những nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho kiểm tra y học Thể dục Thể thao cần phải giải quyết là :
1.2.1. Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những người tham gia luyện tập. Đây là nhiệm vụ được đặt ra cho các bác sĩ thể thao với yêu cầu xây dựng kế hoạch , nội dung và phương pháp tiến hành kiểm tra phù hợp với từng đối tượng tập luyện và từng hình thức kiểm tra trong quá trình huấn luyện.
1.2.2. Cùng với huấn luyện viên đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện. Trong huấn luyện thể thao phương tiện cơ bản và chuyên môn là các bài tập thể chất, nhiệm vụ này được tiến hành. Trên cơ sở đánh giá khả năng thích ứng của cơ thể với lượng vận động qua các thử nghiệm chức năng.
1.2.3. Phát hiện sớm những tổn thương bao gồm chấn thương và các bệnh lý xuất hiện do quá trình tập luyện gây nên. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nó không chỉ giúp cho quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả mà còn phòng ngừa những di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của vận động viên trong tương lai.
1.2.4. Đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ luyện tập của vận động
viên.
Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực thường do bác sĩ thể thao đảm nhiệm và được tiến hành trong kiểm tra bước đầu hay kiểm tra định kỳ, chủ yếu
được dựa trên các thông số y sinh học để đánh giá. Trình độ luyện tập là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể vì vậy nguyên lý cơ bản
để xem xét trình độ tập luyện phải là nguyên lý cơ bản để xem xét trình độ tập
luyện phải là nguyên tắc tổng hợp. Nghĩa là phải xem xét một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể : Trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm lý, trình độ kỹ, chiến thuật , trình độ thể lực. Vì vậy để đánh giá trình độ luyện tập cần có sự phối hợp giữa bác sĩ thể thao và huấn luyện viên được tiến hành trên cơ sở của các nhóm Test tâm lý, Test sư phạm và Test y sinh học.
2. Nội dung - hình thức kiểm tra y học TDTT.
2.1. Nội dung kiểm tra y học Thể dục Thể thao :
Khác với y học thông thường, đối tượng nghiên cứu của y học Thể dục Thể thao là những người khoẻ mạnh, những người có khả năng hoạt động thể lực trên mức trung bình. Để đáp ứng những nhiệm vụ đề ra cho y học Thể dục Thể thao , nội dung kiểm tra y học và các phương pháp áp dụng cũng mang những đặc thù riêng. Việc kiểm tra được tiến hành không chỉ đơn thuần trong trạng thái tĩnh (trạng thái ổn định không vận động) mà cả trong trạng thái vận động nhằm đánh
giá khả năng thích ứng của cơ thể nói chung và từng cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nói riêng đối với sự tác động của lượng vận động.
2.1.1. Kiểm tra mức độ phát triển thể lực :
Khái niệm :Mức độ phát triển thể lực là tổ hợp các tính chất về hình thái và
chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm dân tộc. Như vậy mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái mà còn cả khả năng chức phận của cơ thể. Việc đánh giá mức độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong lĩnh vực thể thao nhằm xác định tiềm năng hoạt động thể lực, mà còn có giá trị trong công tác đánh giá hiệu quả của vệ sinh xã hội.
Để đánh giá mức độ phát triển thể lực thường sử dụng 2 phương pháp cơ bản là phương pháp quan sát và phương pháp nhân trắc. Ngoài ra có thể kết hợp
với các phương pháp chụp ảnh, chụp chiếu X quang v.v..
2.1.2. Kiểm tra chức năng của các cơ quan :
Dưới tác động của lượng vận động chức năng của tất cả các cơ quan, hệ cơ
quan trong cơ thể đều có sự biến đổi theo những định hướng nhất định nhằm chống lại tác nhân kích thích. Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc tính của lượng vận động tác động đến cơ thể cũng như chức năng của từng cơ quan trong cơ thể mà sự biến đổi ở các cơ quan diễn ra rất khác nhau cả về không gian và thời gian. Do vậy trong kiểm tra y học thể thao không phải tất cả các cơ quan đều được tiến hành kiểm tra, mà chỉ tiến hành kiểm tra đối với các cơ quan có liên hệ mật thiết với quá trình vận động, đồng thời các thông số chức năng nói chung phải nhạy cảm với sự tác động của lượng vận động, nghĩa là sự biến đổi của các thông số phải có đủ độ lớn cần thiết và diễn ra ngay khi có sự tác động của lượng vận động tới cơ thể. Thường, các cơ quan được tiến hành kiểm tra là hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ máu, hệ thần kinh và thần kinh cơ. Đối với các vận động viên đỉnh cao trong các kỳ kiểm tra sâu có thể tiến hành kiểm tra thêm chức năng của các cơ quan bài tiết, nội tiết.
2.1.3. Kiểm tra y học sư phạm :
Kiểm tra y học sư phạm, còn được gọi là quan sát y học sư phạm, là một
hình thức kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình tập luyện, trong buổi tập với mục đích đánh giá mức độ tác động tức thời của lượng vận động cũng như điều kiện vệ sinh môi trường, sân bãi, dụng cụ tác động trực tiếp đến cơ thể người tập . Trên cơ sở đó xác định mức độ thích ứng của cơ thể người tập để đề ra những biện pháp điều chỉnh quá trình huấn luyện cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Nội dung cơ bản của quan sát y học sư phạm là xem xét công tác tổ chức luyện tập và điều kiện tập luyện có phù hợp với yêu cầu vệ sinh thể thao hay không , đánh giá mức độ phù hợp của phương tiện tập luyện (bài tập thể chất) với nhiệm vụ đặt ra và khả năng của người tập, đánh giá hiệu quả của phương pháp thúc đẩy hồi phục sau lượng vận động lớn. Trên cơ sở kiểm tra y học sư phạm người huấn luyện viên và bác sĩ thể thao có được những nhận xét về trình độ luyện tập của mỗi vận động viên , về đặc điểm định tính và định lượng của bài tập, đồng thời đề ra những biện pháp phòng ngừa chấn thương, mệt mỏi và căng thẳng quá độ.
Kiểm tra y học sư phạm phải được tiến hành ngay trước tập luyện, trong luyện tập và ngay sau khi kết thúc buổi tập.
2.1.4. Tự kiểm tra y học
Đây là một hình thức tự theo dõi của vận động viên một cách thường xuyên
về trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực của mình và những biến đổi của chúng dưới ảnh hưởng của quá trình tập luyện. Nội dung cơ bản của tự kiểm tra y
học là việc theo dõi những dấu hiệu chủ quan đơn giản và các dấu hiệu khách quan không phức tạp, không đòi hỏi có chuyên môn y học sâu theo một biểu mẫu đã được định trước.
2.2. Hình thức kiểm tra y học thể thao :
Kiểm tra y học thể thao cho những người tham gia tập luyện thường được tiến hành dưới 3 hình thức : Kiểm tra bước đầu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bổ sung.
2.2.1. Kiểm tra ban đầu :
Hình thức kiểm tra y học này được áp dụng cho tất cả những người mới bắt
đầu tham gia luyện tập trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, học sinh và sinh viên các trường chuyên nghiệp, cũng như các vận động viên tham gia đội tuyển bắt đầu một chu kỳ huấn luyện mới. Đây là hình thức kiểm tra bắt buộc nhằm đánh giá trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể với lượng vận động.
2.2.2 Kiểm tra định kỳ :
Kiểm tra định kỳ là hình thức kiểm tra được định trước phù hợp với kế
hoạch huấn luyện của huấn luyện viên và thường được tiến hành sau khoảng thời gian luyện tập 1-3 tháng hay với kết thúc các giai đoạn huấn luyện thể lực, giai đoạn chuẩn bị thi đấu và giai đoạn thi đấu của một chu kỳ huấn luyện lớn.
Mục đích của việc kiểm tra định kỳ là đánh giá mức độ tác động của bài tập thể chất đến cơ thể người tập, khả năng thích ứng của cơ thể và mức độ phù hợp
của phương tiện và phương pháp huấn luyện, đánh giá mức độ phát triển thể lực và
trình độ luyện tập. Như vậy việc kiểm tra định kỳ có tác dụng đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện va phát hiện sớm những biểu hiện bệnh lý do quá trình tập luyện không hợp lý gây nên .
2.2.3Kiểm tra bổ sung:
Kiểm tra bổ sung thường được tiến hành đối với vận động viên sau giai đoạn ốm dậy, chấn thương hay trong các trường hợp xuất hiện dấu hiệu luyện tập qúa sức,
vận động viên hoặc HLV đề nghị kiểm tra.
3. Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra y học thể thao.
3.1. Khái niệm, phân loại :
Các phương pháp được áp dụng trong kiểm tra y học thể thao là những cách thức có đủ độ tin cậy, đảm bảo tính thông báo được dựa trên cơ sở kiến thức của
các môn khoa học y sinh học.
Trong kiểm tra y học thể thao các phương pháp kiểm tra được chia thành từng nhóm :
* Các phương pháp kiểm tra y học lâm sàng.
* Các phương pháp kiểm tra y học bằng các nghiệm pháp chức năng (Test chức năng chuẩn và chức năng tối đa, Các Test nhân trắc).
* Các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng
3.2. Nội dung , ý nghĩa của các phương pháp :
3 .2.1. Các phương pháp kiểm tra y học lâm sàng:
Đây là các phương pháp kinh điển của y học nói chung, bao gồm thẩm vấn,
quan sát, sờ nắn, phương pháp gõ và phương pháp nghe.
Thẩm vấn với 3 nội dung chính : Thẩm vấn lý lịch cá nhân, thẩm vấn y học và thẩm vấn lý lịch thể thao.
Thẩm vấn lý lịch và thẩm vấn y học được tiến hành theo những nội dung chung như trong y học đó là : Họ, tên, tuổi, nghề nghiệp giới tính, quê quán, các
bệnh đã mắc phải và một số bệnh di truyền trong dòng họ. Tuy nhiên do đặc điểm đối tượng kiểm tra mà ý nghĩa của kết quả thấm vấn này rất hạn chế.
Thẩm vấn về lý lịch thể thao cần phải làm rõ các nội dung thời gian tập luyện, chế độ và phương pháp tập luyện, môn chuyên sâu, đẳng cấp thể thao và thành tích đạt được theo năm tháng, các dấu hiệu chủ quan không phù hợp trong tập luyện theo buổi tập, theo mùa và giai đoạn huấn luyện , các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng luyện tập.
Việc thẩm vấn sẽ cho ta có được định hướng và cách nhìn tổng thể về trạng thái sức khoẻ và trình độ tập luyện của vận động viên, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cần kiểm tra tiếp theo.
Quan sát : Là phương pháp sử dụng thị giác để đánh giá các dấu hiệu bên
ngoài, được áp dụng trong kiểm tra mức độ phát triển thể lực và chức năng của từng cơ quan trong cơ thể.
Sờ nắn : Thường được áp dụng như phương pháp bổ sung cho quan sát và thẩm vấn nhằm xác định rõ những dấu hiệu ngầm chủ yếu trên khung xương.
Phương pháp gõ : Là phương pháp nghe âm phản hồi sau khi gõ trực tiếp hay gián tiếp tới tổ chức cơ thể để đánh giá giới hạn, cấu trúc đại thể của một số cơ
quan như tim, phổi, gan, lách..
Phương pháp nghe : Được áp dụng với các cơ quan trong quá trình hoạt động phát ra âm như tim, phổi.
3.2.2. Các thử nghiệm chức năng :
Các thử nghiệm chức năng, phụ thuộc vào cách thức tiến hành, bao gồm các thử nghiệm chức năng chuẩn và thử nghiệm chức năng tối đa. Đây là những Test vận động được dựa trên cơ sở sự biến đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá khi cơ thể
thực hiện lượng vận động chuẩn hay lượng vận động tối đa.
Đây là nhóm Test rất đa dạng, phong phú. Phụ thuộc vào mục đích kiểm tra các Test phân thành Test kiểm tra chức năng hô hấp, Test tuần hoàn, Test chức năng thần kinh, thần kinh cơ, Test đánh giá năng lực vận động ,các Test nhân trắc :
Nhằm đánh giá sự phụ thuộc của thành tích thể thao với cấu trúc giải phẫu của cơ thể. Dựa vào đặc điểm hình thái này cho phép đánh giá mức độ phát triển thể lực, trình độ tập luyện và khả năng thích ứng của cơ thể trong tập luyện .
3 .2.3. Các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng: là phương kiểm tra chức năng
cơ thể bằng các loại máy móc,thiết bị như: Siêu âm, chụp X quang, điện tim, điện não , điện cơ
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra y học TDTT?
2. Nội dung và hình thức kiểm tra y học TDTT?
3. Các phương pháp được áp dụng trong kiểm tra y học TDTT?
BÀI 2. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Khái niệm về phát triển thể chất:
Trong kiểm tra y học thể thao cho những người tham gia luyện tập, trước hết cần phải xem xét mức độ phát triển thể lực.
Khái niệm: Mức độ phát triển thể lực là một tổ hợp các tính chất về hình thái và chức năng của cơ thể quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể. Như
vậy, khái niệm mức độ phát triển thể lực không chỉ bao hàm các đặc tính hình thái, kích thước của cơ thể mà còn khả năng chức phận của cơ thể.
Nghiên cứu mức độ phát triển thể chất cá thể thường được tiến hành bằng cách đo đạc các chỉ số hình thái khác nhau. Ví dụ : Chiều cao ; cân nặng ; chu vi vòng ngực ; trọng lượng mỡ ; trọng lượng cơ, xương, tỷ lệ độ dài các chi v.v... Đối với người trưởng thành các chỉ số này dùng để đánh giá hình thái thể chất của cơ thể, đối với trẻ em đó còn là những thông số đánh giá sự phát triển theo từng lứa tuổi.
Các chỉ số hình thái của người trưởng thành không phải là ổn định , bất biến. Điều này có thể nhận thấy rất rõ trong quá trình lão hoá. Vì vậy việc đánh giá cần tiến hành theo các giai đoạn tuổi sinh học.
Các đặc điểm của thể tạng cũng là những thông số của phát triển thể chất. Thể trạng đó là các kích thước, hình thái của các phần của cơ thể theo một tỷ lệ nhất định, cân đối với nhau.
Để đánh giá mức độ phát triển thể lực người ta sử dụng 2 phương pháp cơ bản đó là : quan sát và nhân trắc. Ngoài ra có thể kết hợp với các phương pháp chụp ảnh, chụp chiếu X quang.
2. Các phương pháp kiểm tra:
Trong kiểm tra thể hình người ta sử dụng 2 phương pháp chính là quan sát và nhân trắc để thu thập các số liệu ban đầu, dựa vào các số liệu này ta có thể đánh giá mức độ phát triển thể lực.
2.1. Phương pháp quan sát :
2.1.1. Khái niệm :Là sử dụng thị giác trên cơ sở hiểu biết về hình thái giải phẫu học và kinh nghiệm của bản thân người kiểm tra để dánh giá trạng thái sức khỏevà mức độ phát triển thể chất của người tham gia tập luyện TDTT.
2.1. 2. Những yêu cầu chung khi tiến hành:
Để nâng cao độ chuẩn xác của kết quả quan sát cần tuân thủ những yêu cầu
sau :
nhiên.
* Ánh sáng phòng quan sát : Phải đảm bảo đủ độ sáng của ánh sáng tự
* Địa điểm quan sát phải ấm, thoáng và kín đáo với phụ nữ.
* Thời gian tốt nhất là buổi sáng.
* Quan sát theo một trình tự nhất định ( từ trên xuống dưới, từ trái qua phải,
từ to đến nhỏ ) và quan sát đối xứng.
* Người được quan sát phải mặc ít quần áo.
.Nội dung quan sát:
Nội dung và trình tự quan sát được tiến hành như sau : Quan sát thể trạng,quan sát da và niêm mạc ,quan sát tư thế thân người, quan sát dáng lưng, quan sát dáng ngực, quan sát dáng tay, quan sát dáng chân và quan sát cung bàn chân.
2.1.2.1.Quan sát thể trạng:
Thể trạng ảnh hưởng dến khả năng thích ứng và kết quả tập luyện với từng môn thể
thao . Ví dụ: chân tay dài ,người cao có lợi các môn bóng ,các môn nhảy, ném
,song không có lợi đối với các môn điền kinh nặng, thể dục ,vật...
2.1. 2.2 Quan sát da và niêm mạc:
Da và niêm mạc cho phép đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng thích nghi với
môi trường của vận động viên và những người tham gia tập luyện .
2.1. 2.3 Quan sát tư thế thân người :
Tư thế thân người được quy định bởi khung xương của cơ thể cùng với hệ
thống khớp và dây chằng. Tư thế thân người có liên quan rất chặt chẽ với khả năng
vận động như khả năng chịu tải trọng, khả năng thăng bằng, khả năng linh hoạt trong hoạt động vận động.
Phương pháp tiến hành : Tư thế thân người được quan sát trong tư thế đứng , cơ thể thả lỏng. Việc quan sát và đánh giá theo 2 trục giải phẫu: trước sau và phải trái.
Tư thế thân người được coi là bình thường nếu đầu,vai, mông gót chân nằm trên mặt phẳng đứng ngang, 2 vai rộng và cân đối trên mặt phẳng ngang theo xu
hướng hơi xuôi , các điểm cong của cột sống nằm trong giới hạn bình thường, ngực
nở cân đối hai bên, bụng thon, chân và tay thẳng.
Các trường hợp cột sống phát triển không bình thường, tứ chi phát triển thiếu cân đối sẽ dẫn đến sự biến dạng về tư thế thân người .
2.1.2.4 Quan sát dáng lưng :
Dáng lưng được quy định chủ yếu bởi cấu trúc của cột sống với hệ thống
dây chằng và các cơ chạy dọc cột sống cũng như hệ thống xương đai vai. Do vậy quan sát dáng lưng, thực chất là đánh giá tư thế cột sống, có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Dụng cụ kiểm tra là thước đo cột sống. Việc quan sát cột sống được tiến hành theo 2 trục, trước - sau và phải trái. thông thường dáng lưng được tiến hành quan sát đồng thời với quan sát tư thế thân người.
Dáng lưng bình thường khi quan sát theo trục trước - sau cột sống có dạng đường thẳng, khi quan sát theo trục phải - trái cột sống có 4 điểm cong sinh lý.
Các dạng hình thái bất thường thường gặp khi quan sát dáng lưng theo trục
trước sau được gọi chung là vẹo cột sống, nghĩa là cốt sống không nằm theo một đường thẳng. Dựa vào hình dáng của sự cong vẹo này ta thường gặp các dạng : “C” thuận, “C” nghịch, “S” thuận, “S” nghịch.
Để đánh giá người ta phân mức độ cong vẹo theo 3 độ khác nhau.Trong tuyển chọn năng khiếu thể thao các dạng cong, vẹo cột sống độ 2, độ 3 thường bị loại.
2.1.2.5 Quan sát hình dáng ngực :
Hình dáng ngực bình thường có các đặc trưng sau : Phát triển cân đối có
hình thang cân rộng về phía trên, cơ hô hấp phát triển tốt, xương ức hơi vồng lên khi quan sát theo trục phải - trái và thẳng khi quan sát theo trục trước sau.Hai bờ vai nằm trên một mặt phẳng nằm ngang hơi dưa ra sau.
Các dạng hình thái bất thường thường gặp là ngực hình ống, ngực dẹt, ngực
hình nón.
2.1.2.6 Quan sát hình dáng tay :
Đặc điểm tay bình thường : Trục cánh tay thẳng trong các tư thế quan sát,
phát triển cân đối. Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu có sự khác biệt giữa nam và nữ mà khi quan sát cánh tay trong tư thế lòng bàn tay sấp ở nam ta nhận thấy cánh tay hơi cong (cẳng tay và cánh tay tạo thành góc nhỏ hơn 1800 có đỉnh hướng ra phía ngoài), ở nữ khi quan sát trong tư thế lòng bàn tay ngửa ta thường gặp cánh tay ưỡn (giữa cánh tay và cẳng tay tạo nên góc nhỏ hơn 1800 có đỉnh hướng vào trong), Tuy nhiên , độ cong cho phép xác định là cánh tay bình thường khi đỉnh cách trục cánh tay không vượt quá giới hạn 2-3cm.
Những hình dáng bất thường thường gặp khi quan sát tay là cánh tay cong (thường gặp ở nam) và cánh tay ưỡn (thường gặp ở nữ).Do cánh tay và cẳng tay không nằm trên một đường thẳng ở tư thế lòng bàn tay sấp hoặc ngửa độ chênh lệch từ 4cm trở lên Đó là các dạng hình cánh tay có độ cong và ưỡn vượt quá giới hạn bình thường. Thông thường cánh tay có hình dáng trên là do hệ thống dây
chằng và bao khớp lỏng lẻo, do vậy khả năng chịu lực của cánh tay theo trục tay sẽ giảm.
2.1.2.7 Quan sát hình dáng chân :
Khi tiến hành quan sát chân cần quan sát đối xứng, chủ yếu theo trục trước -
sau trong tư thế đứng nghiêm không có sự căng cơ quá mức.
Chân được đánh giá theo trục thẳng đứng và sự phát triển cân đối về cả độ lớn và chiều dài giữa hai chân phải và trái.
Chân được coi là bình thường nếu 2 chân phát triển cân đối về cả độ lớn và
chiều dài, trục của chân thẳng, 2 chân tiếp xúc với nhau tại ba điểm :2 mặt trong của đùi,mặt trong hai khớp gối và 2 mắt cá chày. Các dạng biến dạng thường gặp khi quan sát theo trục trước - sau là chân chữ “X” và chân chữ “0”. Chân chữ “X” thường gặp nhiều ở nữ giới, có các đặc điểm sau : 2 chân trong tư thế kiểm tra chỉ tiếp xúc với nhau tại 2 điểm (2 mặt trong của đùi và 2 gối).Còn hai mắt cá trong cách nhau một khoảng 5cm trở lên.
Chân chữ “0” thường gặp ở nam với tỷ lệ cao hơn nhiều so với ở nữ. Đặc điểm là 2 chân chỉ tiếp xúc với nhau tại 2 điểm (2 mắt cá chân phía trong và mặt trong của đùi, còn hai mặt trong khớp gối cách nhau một khoảng 5cm trở lên).
2.1.2.8 Quan sát hình dáng cung bàn chân :
Người được kiểm tra trong tư thế đứng, 2 bàn chân để song song. Nếu phần
trong của bàn chân không tiếp xúc với bàn, có nghĩa là bàn chân có độ vồng nhất định. Sau đó trong tư thế quì, 2 gối trên ghế ta quan sát lòng bàn chân. Cung bàn
chân được đánh giá tốt là: phần da bàn chân nhiễm sắc chiếm khoảng 1/3 độ rộng
lòng bàn chân.Cung bàn chân được đánh giá là bình thường khi phần nhiễm sắc chiếm khoảng 2/3 độ rộng bàn chân Với bàn chân bẹt phần da nhiễm sắc nhiều hơn vượt quá 2/3 độ rộng bàn chân.
2.2. Phương pháp nhân trắc :
2.2.1 Khái niệm:
Nhân trắc là phương pháp sử dụng các dụng cụ đo người để đo đạc các thông số cần thiết trên cơ thể người nhằm dánh giá mức độ phát triển thể chất và trạng thái sức khỏe của những người tham gia tập luyện TDTT.
2.2.2 Ý nghĩa:
Phương pháp này cho phép thu nhận những thông số hình thể một cách khách quan
và là phương pháp bổ sung cho phương pháp quan sát trong kiểm tra mức độ phát triển thể lực. Đối với trẻ em ở tuổi đang phát triển, việc đo đạc nếu được tiến hành nhiều lần sẽ cho phép đánh giá nhịp độ phát triển của cơ thể và phát hiện sớm những biến đổi sai lệch trong quá trình tập luyện Thể dục Thể thao.Ngoài ra đo người còn có khả năng giúp cho việc dự kiến dự báo về thành tích và năng khiếu TT .
2.2.3 Những thông số thường được sử dụng:
Các thông số thường được sử dụng trong nhân trắc để đánh giá thể hình là:
Chiều cao đứng, chiều cao ngồi, trọng lượng cơ thể, độ rộng rai, rộng hông, độ dày lồng ngực, khung chậu, chu vi vòng cổ, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi,
vòng cẳng chân, độ dài chi, độ dày lớp mỡ dưới da. Các chỉ số cơ bản để đánh giá
mức độ phát triển thể lực là chiều cao, trọng lượng và chu vi vòng ngực hít vào và thở ra tối đa. Ngoài ra để đánh giá mức độ phát triển thể lực có thể sử dụng thêm các chỉ số chức năng như dung tích sống, lực bóp cơ tay và lực kéo cơ lưng.
2.2.4 Nội dung đo:
2 2.4.1. Phương pháp đo các độ dài cơ thể :
2.2.4.1.1.Chiều cao:
Dụng cụ đo là thước thẳng (antropomet). Là thước dài 2m, chia chính xác đến 1mm. Để tiện cho việc vận chuyển thước có thể gồm 2 hay 4 đoạn ghép lại. Khi đo yêu cầu luôn phải giữ cho thước vuông góc với mặt sàn, đối tượng bị đo phải đứng thẳng, duỗi hết các khớp sao cho 2 gót chân, 2 mông và 2 vai nằm trên một mặt phẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước.
a)Đo chiều cao đứng : Là khoảng cách từ sân đến đỉnh đầu (Vertex) là điểm cao nhất trên đỉnh đầu.
Cách đo:người được kiểm tra đứng nghiêm sao cho đầu, vai,mông, gót chân nằm
trên một mặt phẳng đứng ngang ,mắt nhìn thẳng phía trước sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một mặt phẳng nằm ngang, người kiểm tra đứng bên cạnh cho thước di chuyển đều từ trên xuống tới khi chạm đỉnh đầu.Sau khi đối tượng kiểm tra bước ra ngoài thước,đọc kết quả,ghi giá trị đo được với đơn vị tính là cm.
b)Chiều cao ngồi : Là khoảng cách từ mặt sàn ngồi với đỉnh đầu. Để đo chiều cao ngồi, đối tượng được đo phải ngồi ngay ngắn trên một ghế phẳng. Điểm 0
của thước chồng trên mặt ghế đó, lưng thẳng, 2 vai và mông nằm trên một mặt
phẳng.
2.4.1.2.Độ dài tay : Là khoảng cách từ điểm mỏm cung vai hay còn gọi là điểm
cánh tay (akromion) đến đầu mút ngón tay thứ III (daktylion).
2.4 .1.3. Độ dài chân : Độ dài chân có thể gặp là độ dài chân A (là khoảng cách từ mặt sân tới gai chậu trước - trên) và độ dài chân B (là khoảng cách từ mặt sân tới mấu chuyển lớn). Độ dài chân B là độ dài thực sự của chân, tuy vậy việc xác định điểm mấu chuyển lớn tương đối khó vì thế mà trong thực tiễn thường dùng độ dài chân A bao gồm cả độ cao của chậu.
2.2.4 .2. Phương pháp đo trọng lượng cơ thể :
Trọng lượng cơ thể được quy định bởi nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là điều kiện dinh dưỡng,đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao động và tập luyện
Dụng cụ đo là cân bàn có độ chuẩn xác tới 100g. Khi tiến hành đo yêu cầu
người được kiểm tra ngồi trên ghế, 2 chân đặt lên giữa bàn cân và từ từ đứng dậy.Đơn vị tính cân nặng là kg .
2.2.4.3. Phương pháp đo chu vi các vòng :
Dụng cụ đo là thước dây mềm có độ chính xác tới 1mm, độ dài thước
thường là 1,5m. Đối tượng đo trong tư thế đứng thẳng, mắt nhìn phía trước .
2.2.4 3.1. Đo chu vi vòng ngực :
Chu vi vòng ngực thường được đo ở 3 trạng thái khác nhau. Khi hít thở bình
thường (đo chu vi lồng ngực bình thường), khi hít vào gắng sức (chu vi lồng ngực hít vào) và khi thở ra gắng sức (chu vi vòng ngực thở ra).
Điểm đo phía trước có sự khác biệt giữa nam và nữ. Ở nam đo qua 2 đầu núm vú.Ở nữ đo qua Đường dưới nách. Chú ý phải để vòng thước đo trên một mặt
phẳng song song với mặt đất, phải nới thước (khi đo đối tượng hít vào gắng sức)
hoặc thít thước (khi đo thở ra hết sức) để có số đo tương ứng được chính xác.Thông qua biên độ dao dộng của lồng ngực để đánh giá khả năng đàn tính của cơ hô hấp và các phế nang,sự linh hoạt của lồng ngực và khả năng tham gia của các cơ hô hấp vào quá trình hô hấp .
2.2.4 .3.2. Đo chu vi vòng bụng : thường được đo qua rốn hoặc thấp hơn một chút.
2.2.4 .3.3. Đo chu vi vòng mông : Đo qua chỗ phình to nhất của mông.
2.4 .3.4. Đo chu vi vòng đùi : Đo qua ngấn mông, khi đứng trên 2 chân. Cũng có trường hợp người ta đo giữa đùi khi đối tượng đo trong tư thế ngồi, chân để song
song với mặt đất, hoặc đo cách gối 20cm.
2.2.4 .3.5. Đo chu vi vòng cánh tay : Đo ở hai trạng thái: Cánh tay duỗi và cánh tay co .Đo cánh tay co: Tay bị đo đưa thẳng về phía trước, ngang vai, bàn tay nắm chặt, ép cẳng tay về phía cánh tay. Đo chu vi chỗ phình lên to nhất. Đo chu vi vòng cánh tay duỗi: Điểm đo như trong đo vòng cánh tay co nhưng tay buông xuôi, thả lỏng hoàn toàn.
2. 2.4 .3.6.Đo chu vi vòng cổ : Đo cạnh trên thước tiếp xúc với yết hầu.
2.2.4 .3.7.Đo vòng cổ tay:Dùng thước dây mềm đặt vào vòng cổ tay trên mỏm trâm quay .
2.2.4 .4. Đo các khoảng cách :
Dụng cụ đo các khoảng cách là thước đo cong hay còn được gọi là com pa
nhân trăc. Thước được cấu tạo như chiếc com pa cong gồm 2 nhánh và thanh ngang
có chia kích thước tương ứng với khoảng cách giữa hai nhánh của thước. Thông thường người được đo trong tư thế đứng thẳng, thả lỏng hoàn toàn.
2.4 .4.1 Độ rộng vai : Là khoảng cách giữa 2 điểm mỏm cùng vai.
2.4 .4.2. Độ dày ngực : Là khoảng cách từ điểm mũi ức (Xyphoidale) đến điểm có cùng độ cao tương ứng ở phía sau và giữa cột sống.
2.4 .4.3. Độ rộng hông : Là khoảng cách giữa hai gai chậu trước trên.
Trong nhân trắc học có thể sử dụng nhiều kích thước khác để đánh giá mức độ phát triển thể lực và hình thể. Trên đây là một số kích thước thường được sử
dụng rộng rãi nhất trong việc đánh giá mức độ phát triển thể lực.
2.2.4 .5. Đo dung tích sống:
Dung tích sống là lượng không khí thở ra tối đa sau một lần hít vào gắng
sức. dung tích sống dùng để đánh giá chức năng của hệ hô hấp .Dung tích sống được quy định bởi giới tính,tuổi ,nghề nghiệp điều kiện sinh hoạt ,chức năng hô hấp...
Cách đo:Sử dụng máy đo phế dung kế .
Cách tiến hành :người được kiểm tra thở sâu một lần hết sức sau đó thở ra hết sức,tiếp tục hít vào hết sức (90% sức)và thổi ra từ từ vào ống dẫn khí của máy đo
phế dung kế đến khi hết sức.
2.2.4 .6. Đo sức mạnh cơ:
Để đánh giá chức năng hệ cơ.
Cách đo: sử dụng lực kế bóp tay để đo lực bóp tay,lực kế lưng để đo lực duỗi lưng.
3. Đánh giá mức độ phát triển thể lực :
Từ các số liệu đo đạc có thể đánh giá sự phát triển thể lực theo các phương
pháp sau : Phương pháp so sánh thống kê, phương pháp tính tương quan và phương pháp tính các chỉ số nhân trắc.
3.1. Phương pháp so sánh thống kê
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu đo được với các chỉ tiêu tiêu chuẩn để
đánh giá từng chỉ tiêu một .
Đây là phương pháp so sánh các chỉ tiêu đo dược với các chỉ tiêu tiêu chuẩn để đánh giá từng chỉ tiêu một,nó sẽ cho ta kết quả ngay.Ngoài ra để phân loại mức độ phát triển thể chất người ta có thể đánh giá các số liệu thu được trực tiếp bằng cách so sánh thông số thu được với các thông số thống kê - trung bình cộng và độ lệch chuẩn từ các biểu thống kê. Theo phương pháp này mức độ phát triển thể lực được đánh giá như sau :
- Phát triển thể chất được coi là bình thường nếu kết quả thu được (Xi) nằm trong
khoảng x ± d . Phát triển thể chất trên hoặc dưới trung bình khi Xi nằm trong khoảng x ± d < Xi < x ± 2 d .
- Mức phát triển thể chất quá cao hoặc quá thấp khi thông số thu được xi> x ± 2 d .
Có thể biểu diễn kết quả này trên đồ thị, theo đó có thể nhận thấy thông số nào cao hơn và thông số nào thấp hơn chỉ số trung bình cộng trong thống kê. Mức độ sai số được biểu thị bằng đại lượng độ lệch chuẩn ( d ).
Tuy phương pháp rất đơn giản song có những hạn chế nhất định. Các chỉ số
được xem xét, đánh giá một cách độc lập, tách rời vì thế không đánh giá được sự phát triển cân đối và tương quan giữa các chỉ số nhân trắc khác nhau của cơ thể.
Các chỉ số nhân trắc bao giờ cũng có mối tương quan lẫn nhau, vì vậy phương pháp
tính tương quan cho phép đưa ra thông số về mối tương quan giữa chúng.
3.2. Phương pháp tính tương quan
Như trên đã nói, các thông số phát triển thể chất có mối liên quan chặt chẽ -
sự biến đổi của thông số này sẽ kéo theo sự thay đổi của những thông số khác. Mối liên hệ giữa các thông số không phải là đồng nhất, trong đó có mối liên hệ dương tính và có mối liên hệ âm tính. Có thể xác định mối tương quan này bằng cách tính hệ số tương quan. Nếu dao động trong khoảng từ 0,4 đến 0,6 ta nói đó là tương quan ở mức trung bình, từ 0,6 đến 0,8 tương quan mạnh, từ 0,8 đến 0,9 tương quan rất mạnh.
Mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số nhân trắc có thể được biểu diễn nhờ phương trình hồi quy. Nhờ có các phương trình này ta có thể đánh giá được mức độ
tác động của thông số này tới thông số khác.
3.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu số học
Chỉ số nhân trắc trong đánh giá mức độ phát triển thể lực chính là mối liên
hệ giữa các thông số nhân trắc. Các chỉ số được tính toán một cách tương đối đơn giản, độ tin cậy và tính thông tin cao cũng như dễ dàng nhận biết, vì thế mà phương pháp này được phát triển rộng rãi. Lượng các chỉ số được công bố ngày càng nhiều tuy vậy phương pháp cũng còn nhiều giới hạn. Đặc biệt, kết quả đánh giá của các chỉ số được công bố nghiên cứu trên những đối tượng rất khác nhau. Vì vậy khi sử dụng để đánh giá cần hết sức thận trọng. Tuy vậy ta cũng có thể đưa ra một số chỉ số thường được sử dụng trong hiện tại để tham khảo.
Đây là phương pháp xem xét tổng hợp mối liên hệ giữa các chỉ tiêu số liệu trên cơ sở đó để đi đến két luận.
3.3.1, Chỉ số Broca: Là chỉ số phản ánh mối liên hệ giữa trọng lượng (P) và chiều cao (h) đo bằng cm.
P = h - 100(kg) khi h ở trong khoảng 155-165 cm.
P = h - 105 (kg) khi h ở trong khoảng 166 - 175cm. P = h - 110 (kg) khi h ở trong khoảng > 176 cm.
3.3.2. Chỉ số Ketle : Chỉ số phản ánh sự phát triển cân đối giữa cân nặng với chiều cao được tính theo công thức :
Cân nặng (g)
K =
Chiều cao (cm)
Kết quả được đánh giá là trung bình với khoảng 370-400(g/cm) đối với nam, và 325-375(g/cm) đối với nữ, với trẻ nam 15 tuổi là 325 và trẻ nữ 15 tuổi là 318 g/cm. Chỉ số này trong nhiều tài liệu chuyên khảo được gọi là chỉ số Quetelet. Nếu chỉ số thu được lớn hơn chỉ số Ketle chứng tỏ cơ thể béo thừa trọng lượng.
3.3.3. Chỉ số Pi-nhê(Pignet): Là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa chiều cao với cân nặng và chu vi vòng ngực,đánh giá sự phát triển chung của cơ thể . Được tính theo công thức
Pi = h - (P + V)
Trong đó Pi là chỉ số Pi-nhê, h là chiều cao (cm) ; V là vòng ngực trung bình (cm), P là cân nặng (kg).
Kết quả được đánh giá như sau : Nếu Pi 35- thể lực rất yếu.
3.3.4. Chỉ số QVC : Hay còn gọi là chỉ số quay vòng cao của giáo sư
Nguyễn Quang Quyềnvà cộng sự, được nghiên cứu trên đối tượng tuổi từ 18 đến
25. Đây cũng là chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa chiều cao với bề ngang cơ thể, được tính theo công thức :
Q = Chiều cao (cm) - vòng ngực hít vào + vòng đùi thuận + vòng cánh tay co).
Kết quả được đánh giá như sau :
Q < - 4 - cực khoẻ 8 - 14 Trung bình
- 4 - 1,9 - rất khoẻ 15 - 20 - yếu
2 - 7,9- khoẻ > 20 - rất yếu.
3.3.5. Chỉ số Erisman : Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa chu vi vòng ngực với chiều cao. Được tính theo công thức:
A = Chu vi vòng ngực TB(cm)- 1/2 cao(cm).
Kết quả được đánh giá là trung bình nếu A = 5,8 đối với nam và A = 3,8 đối với nữ. Chỉ số này trong một số tài liệu còn được gọi là chỉ số Alio-man, vì thế có
ký hiệu là A.
Chỉ số thu được nếu bằng hoặc lớn hơn chỉ số trung bình chứng tỏ lồng ngực phát triển tốt và ngược lại nhỏ hơn chứng tỏ lồng ngực hẹp , chức năng sinh lý của cơ quan hô hấp kém.
3.3.6. Chỉ sốdung tích sốngtuyệt đối: Để đánh giá dung tích sống của phổi nó được tính bằng tỷ số giữa dung tích sống trên trọng lượng cơ thể theo công thức sau:
S = DTS(ml)
CN (kg)
Đánh giá kết quả : Đối với nam trung bình 65-70ml/kg , nữ trung bình 55 –
60ml/kg .
Nếu chỉ số đo được lớn hơn chứng tỏ dung tích sống tốt , nhỏ hơn chứng tỏ dung tích sống thiếu .
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khái niệm về sự phát triển thể chất? Kiểm tra mức độ phát triển thể chất có
ý nghĩa gì trong TDTT?
2. Mục đích yêu cầu và những điều cần chú ý khi tiến hành phương pháp quan
sát?
3. Quan sát và đánh giá hình dáng lưng( bình thường và bị cong vẹo cốt sống)
4. Quan sát và đánh giá hình dáng ngực , bụng.
5. Quan sát và đánh giá hình dáng tay, chân, bàn chân.
6. Các chỉ số kiểm tra đánh giá mức độ phát triển thể lực?
Bài 3. KIỂM TRA CHỨC NĂNG HỆ TIM MẠCH :
1. ĐẶC ĐIỂM TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG HỆ TIM MẠCH VẬN ĐỘNG
VIÊN :
Hệ tim mạch bao gồm tim và hệ thống mạch trong cơ thể, thực hiện chức năng vận chuyển máu và trao đổi chất với các tế bào. Hệ tuần hoàn là bộ phận quan trọng trong hệ thống cung cấp ô xy cho cơ thể bào gồm hệ tuần hoàn , hệ hô hấp, hệ máu. Năng lực hoạt động thể chất phụ thuộc rất nhiều vào chức năng của hệ vận chuyển ôxy. Trong hoạt động cơ nhu cầu ôxy của cơ thể tăng lên rất cao, song công suất của hệ tuần hoàn và đặc biệt là tim lại không phải là vô hạn, điều đó giải thích vì sao trong hoạt động thể lực lại xuất hiện “trần ôxy” dao động trong khoảng
3-6 lít/phút.
Dưới ảnh hưởng của các bài tập thể chất tới cơ thể, hệ tim mạch có những biến đổi thích nghi nhằm đáp ứng nhu cầu oxy và máu cho hoạt động . Những ảnh
hưởng này bao gồm :ảnh hưởng tức thời trong hoạt động cơ do tăng khả năng hoạt động của tim (tăng hưng phấn cơ tim,tăng tính dẫn truyền hưng phấn,tăng lực co
bópcơ tim mạnh hơn ,bền hơn)và ảnh hưởng lâu dài đến hệ tim-mạch trong trạng thái yên tĩnh Những biến đổi thích nghi của hệ tim mạch xảy ra theo cả 2 hướng,
đó là biến đổi về cấu trúc và biến đổi về chức năng. Với các vận động viên đẳng cấp cao, có thời gian tập luyện lâu dài, những biến đổi về cấu trúc và chức năng tim
đã tạo nên “hội chứng tim thể thao”với 4 đặc điểm cơ bản :
-Xuất hiện hiện tượng phì đại cơ tim (đặc biệt là các môn sức bền)
-Giãn buồng tim (diliatasion)
-Tần số co bóp tim trong yên tĩnh giảm
-Tăng thể tích tâm thu.
2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHỨC NĂNG HỆ TIM MẠCH.
Để kiểm tra trạng thái chức năng hệ tim mạch của cơ thể người ta sử dụng
một tổ hợp rộng rãi các phương pháp kiểm tra y học. Các phương pháp có thể được phân theo 3 nhóm là : phương pháp kiểm tra y học lâm sàng, phương pháp sử dụng Test chức năng và phương pháp cận lâm sàng.
2.1. Phương pháp kiểm tra y học lâm sàng :
Đây là các phương pháp kinh điển, bắt buộc khi tiến hành kiểm tra chức
năng của hệ tuần hoàn, cũng như tất cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Kiểm tra y học lâm sàng được tiến hành đầu tiên, trong trạng thái tĩnh, không vận động và loại trừ các kích thích mạnh của môi trường đến cơ thể. Các phương pháp được tiến hành lần lượt, thứ tự : Phương pháp thẩm vấn đến quan sát, sờ nắn, phương pháp gõ và cuối cùng là nghe.
2.1.1. Phương pháp thẩm vấn :
Việc thẩm vấn được tiến hành theo 3 nội dung chính :
* Thẩm vấn lý lịch với các nội dung : Họ, tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hoá, nơi cư trú.
* Thẩm vấn y học : Cần biết rõ các bệnh tim-mạch đã mắc và phương pháp điều trị, thời gian và mức độ bị bệnh, các bệnh tim mạch trong gia đình, dòng họ.
* Thẩm vấn lý lịch thể thao . Nội dung thẩm vấn bao gồm : Năm bắt đầu tập
luyện, môn thể thao tham gia, thành tích, đẳng cấp đã đạt được . Cảm giác chủ quan về tình trạng sức khoẻ khi luyện tập như cảm giác đau vùng ngực, cảm giác ngạt thở, khó thở; rối loạn nhịp ; đánh trống ngực ; cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn , cảm giác đau trong yên tĩnh cũng như đau trong vận động , tính chất cơn đau .
Kết quả thẩm vấn cho ta định hướng một cách khái quát tình trạng chức năng tim mạch để từ đó có những chỉ định kiểm tra sâu tiếp theo.
2.1.2. Phương pháp quan sát :
Để bổ sung cho kết quả đánh giá chức năng hệ tim mạch, phương pháp
quan sát cần thực hiện các nội dung sau : Quan sát màu da,niêm mạc, quan sát dáng ngực, quan sát mỏm tim, quan sát tĩnh mạch dưới da.
2.1.3. Phương pháp sờ nắn :
Ngoài việc xác định tần số mạch, phương pháp sờ nắn được sử dụng như một phương pháp bổ sung khi thẩm vấn hay quan sát có những điểm nghi vấn cần
xác định rõ .
Tần số mạch là chỉ số phản ánh gián tiếp hoạt động của tim và là chỉ số hết sức nhạy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ve_sinh_va_y_hoc_the_duc_the_thao_tran_ngoc_huy_5767_1983545.doc