Tài liệu Bài giảng Vài vấn đề về chăn nuôi dê, cừu: VÀI VẤN ĐỀ VỀ CHĂN NUÔI DÊ- CỪU I. MỤC ĐÍCH & TÌNH HÌNH CN DÊ II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DÊ CỪU IV. MỘT SỐ GIỐNG DÊCỪU V. CÁCH CHỌN GIỐNG DÊ CỪU VI. CHUỒNG DÊ VII. THỨC ĂN CHO DÊ CỪU VIII. CHĂM SÓC DÊ CỪU IX. PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CỦA DÊ CỪU X. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DÊ CỪU VÀI VẤN ĐỀ VỀ CHĂN NUÔI DÊ CỪU I. MỤC ĐÍCH & TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ CỪU 1.1. Mục đích Cung cấp thịt: Nước ta lượng dê, cừu còn ít, thịt dê, cừu là món ăn “tương đối cao cấp”, lượng cung không đủ cầu, giá thịt dê, cừu thường cao hơn các loại thịt khác. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hàng năm xuất khẩu lượng thịt dê, cừu rất lớn sang các nước Ả Rập. Cung cấp sữa: Giá sữa dê, cừu thường cao hơn sữa bò, chất béo và chất đạm trong sữa dê dễ tiêu hóa hơn sữa bò, sữa dê, cừu có chất khoáng và sinh tố cao hơn sữa bò, sữa dê, cừu sử dụng rất tốt cho những người bị dị ứng sữa bò và cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Cung cấp lông, da: Lông và da dê có giá trị cao hơn lông cừu, sạch hơn lông cừu...
186 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Vài vấn đề về chăn nuôi dê, cừu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀI VẤN ĐỀ VỀ CHĂN NUÔI DÊ- CỪU I. MỤC ĐÍCH & TÌNH HÌNH CN DÊ II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DÊ CỪU IV. MỘT SỐ GIỐNG DÊCỪU V. CÁCH CHỌN GIỐNG DÊ CỪU VI. CHUỒNG DÊ VII. THỨC ĂN CHO DÊ CỪU VIII. CHĂM SÓC DÊ CỪU IX. PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CỦA DÊ CỪU X. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DÊ CỪU VÀI VẤN ĐỀ VỀ CHĂN NUÔI DÊ CỪU I. MỤC ĐÍCH & TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ CỪU 1.1. Mục đích Cung cấp thịt: Nước ta lượng dê, cừu còn ít, thịt dê, cừu là món ăn “tương đối cao cấp”, lượng cung không đủ cầu, giá thịt dê, cừu thường cao hơn các loại thịt khác. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hàng năm xuất khẩu lượng thịt dê, cừu rất lớn sang các nước Ả Rập. Cung cấp sữa: Giá sữa dê, cừu thường cao hơn sữa bò, chất béo và chất đạm trong sữa dê dễ tiêu hóa hơn sữa bò, sữa dê, cừu có chất khoáng và sinh tố cao hơn sữa bò, sữa dê, cừu sử dụng rất tốt cho những người bị dị ứng sữa bò và cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Cung cấp lông, da: Lông và da dê có giá trị cao hơn lông cừu, sạch hơn lông cừu và có độ cách nhiệt cao nên làm áo ấm rất tốt . Nguồn dự trữ vốn ở nông thôn 1.2. Tình hình chăn nuôi * *Đinh Văn Bình, 2005 Số đầu gia súc và tỷ lệ phát triển gia súc ở Việt Nam Sản phẩm chăn nuôi* Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam *Đinh Văn Bình, 2005 Số luợng dê và giá dê thịt Goat population ănd price of goat meat Goat Population Price 1000heads VND/Kg Live weigh 15000 28000 35000 24000 20000 18000 13500 12000 11000 10000 8500 9000 9000 9000 0 200 400 600 800 1000 1200 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Tổng dầu dê Gi¸ dê thịt Số luợng dê (1000 con) Gi¸ cân sống VNÐ/kg Nam Giá dê thịt và một số sản phẩm Giá thịt dê và một số nông phẩm sản xuất tại Việt Nam* *Đinh Văn Bình, 2005 thông tin về sản phẩm dê cừu Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn (số 34, tháng 07/2004) Hiện nay, thị truờng tiêu thụ nội dịa dang có chiều huớng hấp dẫn với giá cả (tại Tp. Hồ Chí Minh) từ 50.000 -60.000d/kg thịt dê (tương đương thịt bò, cao hơn thịt heo); từ 8.000d - 10.000d/lít sữa dê (cao hơn gấp 3 lần so với sữa bò). Ngoài ra, do đời sống kinh tế xã hội càng đuợc nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chất luợng cao dần tăng, trong đó thịt dê và những sản phẩm của dê như sữa đang đuợc thị truờng tiêu thụ rất ổn dịnh nếu không muốn nói là khan hiếm. Ðặc biệt trong tình hình hiện nay thì ta khó mà chen chân vào thị truờng xuất khẩu những sản phẩm của heo và gia cầm, trong khi đó đã có 1 số nuớc trong khu vực như Brunây... có nhu cầu dặt mua thịt dê của Việt Nam với số luợng lớn, ổn dịnh lâu dài, giá cả cao (150.000d/kg) nhưng chúng ta không có sản phẩm hàng hóa để bán. Thông tin về sản phẩm dê cừu (Hàng đông lạnh chế biến sẵn phong phú và hấp dẫn) Siêu thị Maximark có bán các loại Salami (một loại xúc xích xông khói) nhập khẩu từ Pháp, Ðức… với giá 54.000d/150g và các loại thịt bò, lạc dà, cừu, dê, đà điểu nhập khẩu từ Úc, Niu-Dilân, Ác-hen-tina… với các giá thịt lạc dà 90.000/kg, thịt cừu 155.000d/kg ….. (Nguồn báo Khánh Hòa 25/01/2005) Thông tin về sản phẩm dê cừu Sữa dê: Sữa dê có luợng vitamin C, D, protein, chất sắt, chất béo tương đương sữa bò nhưng có nhiều vitamin A, B hơn hẳn. Ngoài ra, luợng lactose trong sữa dê thấp hơn 13% so với sữa bò và 41% so với sữa mẹ. Sữa dê tốt cho cả xương và da. Từ nhiều thế kỷ nay, nó được dùng làm chất tẩy rửa và làm đẹp nhan sắc. Xà phòng pha thêm sữa dê sẽ giúp duy trì độ pH tự nhiên cho da. Sữa dê cực kỳ giàu khóang, chất béo, vitamin..., làm êm dịu những làn da "khó tính", nhất là những nguời bị mụn nhọt, chàm eczema, vảy nến... (Nguồn Báo Y Học và Ðời Sống 1/2005) M II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Thuận lợi: Chăn nuôi dê, cừu có thể nuôi theo dạng tập trung thâm canh hoặc theo kiểu quản canh. Chuồng trại có thể thiết kế đơn giản hoặc kiên cố. Đầu tư vốn cho dê, cừu ít hơn cho bò. Dê, cừu tăng đàn nhanh hơn bò, mỗi lứa có thể đẻ từ 1,5 – 2 con. Dê cừu cái 3 năm tuổi đã có trung bình 5 dê, cừu con, trong khi bò 3 năm tuổi chỉ có một con. 4. Dê nhỏ con, trọng lượng 10 con dê mới bằng một con bò, thức ăn của 10 con dê, cừu sữa mới bằng thức ăn 1 con bò sữa, sản lượng sữa của 7 con dê bằng sản lượng sữa của 1 con bò do đó nuôi dê sữa sẽ kinh tế hơn. 5. Nhu cầu dinh dưỡng nói chung của dê- cừu thì thấp, dê-cừu ăn được rất nhiều loại thức ăn để chuyển hóa thành sữa, thịt, đối với những người mới nuôi thú sản xuất sữa thịt, thì nuôi dê-cừu dễ thành công hơn. Khó khăn: Dê, cừu là thú ăn tạp nên hay phá các loại cây trồng, nếu quản lý không tốt cây cỏ sẽ không sống được với tập đòan dê cừu. Các vi sinh vật trong bộ máy tiêu hóa của dê, cừu có số lượng rất cao, họat động rất mạnh do đó khi thay đổi thức ăn nhanh hệ vi sinh vật chưa thay đổi kịp có thể làm thú tiêu hóa thức ăn kém, bị yếu dẫn tới bệnh và đôi khi bị chết. Dê, cừu đực thường có mùi rất hôi nếu nuôi gần khu dân cư có thể bị phiền. Thị trường tiêu thụ thịt dê, cừu hiện nay ở VN đang bị thiếu, nhưng nếu sản xuất quá nhiều mà không có kế hoạch tiêu thụ trước có thể bị khó khăn về đầu ra. Dê, cừu rất hiền, nhất là dê, cừu con nên nếu quản lý không tốt rất dễ bị mất trộm. M III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DÊ CỪU CÁCH PHÂN BIỆT DÊ CỪU Tập tính ăn Hình dáng chung Tiết diện sừng Dê, cừu ăn tạp Tập tính ăn của một số thú nhai lại Bò, cừu ăn gần mặt đất Dê ăn trên cao Dê thường ăn trên cao Dê quỳ gối khi ăn dưới thấp Thân hình cừu dạng tròn Thân hình cừu dạng tròn Thân hình dê có gốc cạnh Tiết diện sừng dê hình tam giác Tiết diện sừng dê hình tam giác Tiết diện sừng dê hình tam giác Tiết diện sừng dê hình tam giác Tiết diện sừng cừu hình vuông ô Tiết diện sừng cừu hình vuông Tiết diện sừng cừu hình vuông Tiết diện sừng cừu hình vuông CÁCH XEM RĂNG ĐOÁN TUỔI DÊ Đủ răng sữa 1 năm tuổi 1 năm rưỡi -2 năm tuổi 2 năm rưỡi -3 năm tuổi 3 năm rưỡi -4 năm tuổi M M IV. MỘT SỐ GIỐNG DÊ CỪU 4.1. Dê Cỏ Đây là giống dê địa phương, màu sắc lông rất thay đổi, đa số có màu nâu hoặc đen loang trắng. Dê có đầu nhỏ, mũi thẳng, tai đứng. Dê đực và dê cái đều có râu cằm, sừng nhọn hơi cong dài vừa phải và đưa về phía sau. Khối lượng trưởng thành con đực 35-40kg, con cái 26-28kg, lúc 6 tháng tuổi nặng khỏang 10kg. Tuổi phối giống lần đầu là 6-7 tháng, đẻ 3 năm 2 lứa, số con trung bình 1 lứa là 1,4 con. Năng suất sữa: 0,35lít/ngày; Chu kỳ cho sữa 90 ngày Dê Cỏ DÊ CỎ 4.2. Dê Bách Thảo Dê nầy còn có một số tên gọi khác như Bát Thảo, Bắc Thảo…. Đây là giống dê kiêm dụng, là dê lai của các giống dê ngoại nhập từ Pháp và từ Ấn Độ với dê địa phương từ hàng trăm năm qua. Màu lông chủ yếu là màu đen hoặc đen sọc trắng, hoặc trắng đóm đen, một số ít có màu sắc khác. Con đực và con cái thường không có râu cằm, đa số có 2 sọc trắng trên má, có 2 mấu thịt ở phần dưới cổ Khối lượng dê đực 60-65kg, dê cái 40 - 45kg, lúc 6 tháng tuôi con cái nặng khỏang 20kg. Tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, số lứa đẻ 1,8 lứa/năm và số con đẻ ra trung bình 2 con/lứa. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hòan tòan, hoặc nhốt kết hợïp chăn thả đều cho kết quả tốt. Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa khá cao (trên 90%). Thời gian cho sữa 150 –200 ngày, sản lượng sữa trong chu kỳ từ 200 – 300kg. DÊ BÁCH THẢO Dê Bách Thảo DÊ BÁCH THẢO DÊ BÁCH THẢO DÊ BÁCH THẢO Dê Bách Thảo nuôi tại huyện Châu Đức Dê Bách Thảo nuôi tại huyện Châu Đức Dê Bách Thảo nuôi tại huyện Châu Đức Dê Bách Thảo nuôi tại huyện Châu Đức Dê Bách Thảo nuôi tại huyện Châu Đức 4.3. Dê Barbari Dê Barbari là giống dê sữa của Ấn Độ, có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, có sừng soắn dài hướng ra phía sau. Khối lượng trưởng thành - Con đực: nặng 36-45 kg - Con cái: nặng 27-36 kg Tuổi phối giống lần đầu 11 tháng, số lứa đẻ 1,6 lứa/năm và số con đẻ ra trung bình 1,6 con/lứa. Sản lượng sữa từ 120 – 150kg/chu kỳ. Dê có thân hình thon chắc, hiền lành, chịu kham khổ tốt. Dê Barbari đực Dê Barbari cái * Đây là giống dê Ấn Độ được nhập vào VN năm 1994, có tính phàm ăn và chịu nóng tốt * Màu lông trắng hoặc nâu sáng * Chân cao, tai lớn, lưng phẳng, mặt gồ 4.4. GIỐNG DÊ JAMNAPARI * Dê có tầm vóc lớn: - Con đực: nặng 70-80 kg, - Con cái: nặng 40-50 kg, * Thường đẻõ lứa đầu lúc 13-14 tháng; mổi năm 1,3 lứa và mổi lứa 1,3 con * Khả năng cho sữa 1,2-1,4 kg / ngày trong chu kỳ 180 ngày 4.4. GIỐNG DÊ JAMNAPARI * Đây là giống dêcủa Ấn Độ được nhập về cùng lúc với dê Jamnapari * Màu lông đen tuyền hoặc loang trắng đen 4.5.GIỐNG DÊ BEETAL * Tai lớn rủ xuống, mặt gồ; con đực thường có râu càm * Dê có tầm vóc lớn: - Con đực: nặng 55-75 kg - Con cái: nặng 45-50 kg * Khả năng sản xuất sữa tương đương với dê Jamnapari, trung bình khoảng 1kg / ngày 4.5. GIỐNG DÊ BEETAL 4.6. Dê Saanen Là giống dê sữa của Thụy Sĩ, hiện được nhiều nước trên thế giới chọn làm giống dê chuyên sản xuất sữa. Dê Saanen có tầm vóc khá lớn, đa số có lông màu trắng, một ít có lông màu xám, có 2 mấu thịt ở phần dưới cổ. Khối lượng trưởng thành con đực 75kg, con cái 55kg. Sản lượng sữa 1000kg/chu kỳ. Dê Saanen 4.7. Dê Anglo Nubian Là giống dê nguồn gốc từ nước Anh, đã được lai tạo với các giống dê của Hy Lạp, Ấn Độ và Thụy Sĩ. Dê Anglo-Nubian có tầm vóc khá lớn, màu lông không cố định: màu đen, đen xám hoặc màu vân cẩm thạch có lốm đốm nâu vàng. Tai dài cụp xuống má. Khối lượng trưởng thành con đực 60-70kg, con cái 40-50kg. Sản lượng sữa 600 – 700kg/chu kỳ. DÊ ANGLO-NUBIAN CÁI DÊ ANGLO-NUBIAN ĐỰC 4.8. Dê Alpine Là giống dê sữa của Pháp, được nuôi rất phổ biến ở các nước ôn đới. Dê Alpine có tầm vóc lớn, màu lông phổ biến là màu xám hạt dẻ, thay đổi từ màu đen, nâu, vàng đến trắng. Sừng và râu cằm có con có có con không. Khối lượng trưởng thành con đực 80 -100kg, con cái 50-80kg. Sản lượng sữa từ 900 – 1000kg/chu kỳ. Dê ALPINE 4.9. Dê BOER Nguồn gốc từ Nam Phi, dê hướng thịt. Sắc lông màu trắng, xám nhạt hoặc vàng. Một phần mặt phía mắt và lỗ tai có màu nâu hoặc đỏ. Trọng lượng con đực 110-140kg, Con cái: 90 –100kg Dê BOER ĐỰC DÊ BOER CÁI M DÊ ANGORA M M Một số giống cừu Cừu Phan Rang Cừu Dorper Cừu White Suffolk Cừu Phan Rang Cừu Phan Rang là một giống cừu duợc du nhập từ hàng trăm năm nay vào nuớc ta và truớc hết là vào Phan Rang (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận). Ða số có sắc lông trắng (80%), một số có sắc lông nâu trắng hoặc nâu đen (20%). Khối luợng truởng thành con cái 40kg, con đực 50kg. Khoảng cách 2 lứa dẻ 240 ngày, số con đẻ ra mỗi lứa là 1,25 con. Cừu Phan Rang Cừu Phan Rang Cừu Phan Rang Cừu Dorper Cừu Dorper có nguồn gốc từ Nam Phi, đây giống cừu huớng thịt. Ngày 17-01-2004, tỉnh Ninh Thuận đã nhập 15 con cừu giống Dopper từ Australia (8 con đực, 7 con cái). Sau một năm nuôi thử nghiệm kết quả sơ bộ cho thấy giống cừu nầy tỏ ra thích nghi với điều kiện tại chỗ và tăng truởng khá tốt, cừu F1 sau 4 tháng nuôi đạt trọng luợng 30kg/con nặng hơn cừu Phan Rang cùng độ tuổi là 15 kg/con. Cừu Dorper Cừu Dorper Cừu White Suffolk Ðây là giống cừu đuợc Ðại Học NSW của Australia lai tạo thành từ năm 1977 từ giống cừu Suffolk của Anh. Ngày 17-01-2004, tỉnh Ninh Thuận đã nhập 15 con cừu Whife Suffolk (7 con đực, 8 con cái) từ Australia Cừu truởng thành con đực nặng từ 110 – 160kg, con cái nặng từ 80 – 110kg. Mỗi năm có thể cho đuợc từ 2,5 dến 3,6kg len. Cừu có sắc lông màu trắng hoặc vàng, nhưng mặt và 4 chân màu trắng. Cừu White Suffolk Cừu White Suffolk M V. CÁCH CHỌN GIỐNG DÊ CỪU Việc tuyển chọn những thú có phẩm chất tốt để thay đàn cho dê và cừu quyết định đến việc sản xuất ra những dê con và cừu con chất luợng tốt trên thị truờng. Việc thay đàn nên chọn lọc để cải tiến những điểm yếu kém trong đàn hiện có. Xác định hiện trạng sản xuất hiện nay và những điểm cần cải tiến. Cần xác định huớng sản xuất và đưa ra những yêu cầu cho con giống trong tương lai. V. CÁCH CHỌN GIỐNG DÊ CỪU Cung cấp con giống: Qua khảo sát tình hình chăn nuôi dê cừu tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam bộ, đa số hộ chăn nuôi nhằm mục đích sản xuất con giống và bán thịt. Trong những năm gần đây do việc phát triển chăn nuôi dê cừu khá nhanh nên giá con giống trên thị truờng vào một số thời điểm rất cao, tuy nhiên giá con giống cao hơn 2 lần giá thịt hơi thì không bình thường. Ngọai hình thông dụng Những thú hậu bị phải khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và chịu đựng được điều kiện noại cảnh mà nó đang sinh sống, ngọai hình rắn chắc. Ðối với dê lông phải mượt và tươi. Mắt phải sáng, tinh anh và trong trẻo. Không chọn những thú quá mập hoặc quá gầy. Lọai giết thịt những thú ho và tiêu chảy mãn tính. Ngọai hình thông dụng Ngọai hình xấu Ngọai hình đẹp Ðặc điểm ngoại hình Những thú hậu bị phải biểu hiện đuợc “khả năng tăng trưởng ”. Tầm vóc to lớn sẽ thành thục chậm, nạc cao và tăng truởng nhanh. Những thú có thể vóc lớn, sức chứa của bụng sẽ lớn hơn điều nầy rất thuận tiện cho việc mang thai. Lồng ngực phải sâu và rộng. Phần duới ngực cũng phải rộng. Ðặc điểm ngoại hình To và cao Nhỏ và thấp Ðặc điểm ngoại hình Ngực hẹp Ngực rộng dẹp móng và Chân Cấu trúc chuẩn nên như sau: Móng Vững chắc, biểu hiện rõ với móng chân mịn dều. Móng chân phải huớng về phía truớc khi chân di chuyển. Móng xấu Móng tốt Móng và Chân Chân Các chân của thú phải thẳng, kết hợp hài hòa với thân mình Nhìn từ phía sau, chân phải có góc chân rộng. Chân di chuyển một cách uyển chuyển và thỏai mái. Những cá thể có ngọai hình xấu Những dê, cừu cái có chân sau xấu (từ số 1 đến số 4), đầu gối khớp chân trước dày (số 5), chân trước không thẳng (số 6), chân sau vòng kiềng (số 7) và các móng chân bất thường (số 8, 9) so với móng chân bình thường (số 10). D Bắp thịt Bắp thịt của những thú thay dàn ảnh huởng tới bắp thịt của dời con. Phía truớc Chân phát triển Vùng than Thịt than nở, hình bầu dục, cân dối Phía sau Khuỷu chân sau dày (dầu gối) Bắp thịt mông phát triển Đẹp Xấu Dê, cừu cái nên chọn làm giống Dê, cừu cái chọn làm giống phải có: đầu rộng hơi dài, cổ dài vừa phải, mình nở rộng, ngực sâu và dài, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng và hơi nghiêng, da mềm, lông bóng mịn, vú và bộ phận sinh dục nở nang. Hai chân trước thẳng, chân sau cứng cáp thẳng đứng, các khớp chân gọn, thanh không dầy. Bầu vú Bầu vú của cừu và dê cái truởng thành phải kết nối vững chắc với cơ thể, không đong đưa khi thú di chuyển. Phía truớc của bầu vú nên dính chặt vào bụng. Phía sau của bầu vú nên treo cao lên phần sau của cơ thể. Sự kết dính của bầu vú phải chặt chẽ. Các núm vú phải có kích cở vừa phải để thú non có thể bú dễ dàng. Bầu vú Bầu vú tốt - Bầu vú nở rộng, các phần cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, ở gọn phía trước, hai núm vú dài (từ 4-6cm) và đưa về phía trước, nhìn phía sau bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt. - Vú phải là vú da (bình thường bóp thấy bên trong mềm nhão, nhưng khi căng sữa thì cứng to tròn), có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú. Núm vú dài từ 4-6cm hơi chếch về phía truớc Bầu vú tốt Tỉnh mạch vú to, nổi lên Bầu vú Bầu vú Bầu vú xấu 5.2. Dê, cừu cái không nên chọn làm giống Những con đầu hẹp mà dài, trụi lông tai, xương nhỏ, lồng ngực hẹp thì không khỏe, hay mắc bệnh và khó nuôi. . Cần loại bỏ những cá thể có chân móng không thẳng, đầu gối chân trước dày, chân trước không thẳng, chân sau vòng kiềng, cổ chân yếu, quá bẹt hoặc móng cong thì không nên chọn. Bao dịch hoàn Bao dịch hoàn phải vung chắc, dàn hồi tốt. Hai dịch hoàn phải tuong dối dều nhau. Dịch hoàn thì không nên mềm hoặc cứng quá. Dịch hoàn ần Dịch hoàn và bao dịch hoàn bình thuờng Những vấn dề về miệng Miệng cá chép Thú “miệng móm” ở những thú hàm duới dài hơn hàm trên. Mỏ vẹt Thú “miệng hô” ở những thú hàm trên dài hơn hàm duới. Tóm tắt Việc tuyển chọn những thú có phẩm chất tốt để thay dàn của dê và cừu quyết dịnh đến việc sản xuất ra những dê con và cừu con chất luợng tốt trên thị truờng. Tùy theo huớng sản xuất mà cách đánh giá cấu trúc ngọai hình của thú khác nhau. Tồn bộ cấu trúc ngọai hình của thú đều phải đuợc đánh giá. M 50cm 50cm 100cm 50cm VI. CHUỒNG DÊ 140cm 140cm VI. CHUỒNG DÊ Khe hở 1-1,5cm Nước uống cho dê M VII. THỨC ĂN CHO DÊ CỪU NHÓM CỎ HỌ HÒA THẢO (CUNG NĂNG LƯỢNG ) NHÓM CÂY CỎ HỌ ĐẬU (CUNG ĐẠM) THỨC ĂN HỖN HỢP THỨC ĂN BỔ SUNG 1.NHÓM CỎ HÒA THẢO (CUNG NĂNG LƯỢNG) 1.1. CỎ VOI 1.2. CỎ SẢ LÁ LỚN 1.3. CỎ SẢ LÁ NHỎ 1.4. CỎ LÔNG TÂY CỎ VOI CỎ SẢ LÁ LỚN CỎ SẢ LÁ NHỎ CỎ LÔNG TÂY 2. NHÓM CÂY CỎ CUNG ĐẠM (HỌ ĐẬU) 2.1. LÁ ANH ĐÀO 2.2. LÁ VÔNG 2.3. LÁ BÌNH LINH 2.4. LÁ SO ĐŨA 2.5. CỎ STYLO CÂY ANH ĐÀO DÊ ĂN ănH ĐÀO LÁ VÔNG LÁ BÌNH LINH DÊ ĂN LÁ BÌNH LINH SO ĐŨA CỎ TYSLO CỎ SYTLO CỎ STYLO TRÊN ĐỒI Cám hổn hợp 14-16% Protein Đá liếm M VIII. CHĂM SÓC DÊ 8.1. Cắt móng 8.2. Đốt sừng 8.3. Vắt sữa dê M 8.1. Cắt móng DỤNG CỤ CẮT MÓNG CẮT MÓNG DÊ 8.2. Đốt sừng -Mục đích -Phương pháp DỤNG CỤ ĐỐT SỪNG DỤNG CỤ ĐỐT SỪNG Hướng dẫn đốt sừng Hướng dẫn đốt sừng: Cắt lông quanh sừng NUNG DỤNG CỤ ĐỐT SỪNG ĐỐT SỪNG DÊ Hướng dẫn đốt sừng: Đốt sừng bằng thanh sắt nung Hướng dẫn đốt sừng: Đốt sừng Hướng dẫn đốt sừng: Bôi kháng sinh vào chỗ đốt Hướng dẫn đốt sừng: Cưa sừng dê, cừu lớn trước khi đốt Hướng dẫn đốt sừng: Cưa sừng dê, cừu lớn trước khi đốt M Hướng dẫn đốt sừng:Đốt phần sừng còn thừa M 8.3. Vắt sữa dê Cách vắt sữa với dê, cừu có núm vú nhỏ Vệ sinh bầu vú M IX. PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH CỦA DÊ CỪU A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VỆ SINH PHÒNG TRỊ BỆNH DÊ, CỪU 1.1. Nguyên nhân gây bệnh Các nhân tố truyền nhiễm Thường là: Vi trùng. Siêu vi trùng Các lọai ký sinh trùng Các nhân tố không truyền nhiễm Dị tật bẩm sinh Yếu tố chăn nuôi: Dinh dưỡng Chăm sóc, quản lý Tác nhân kích thích (gây stress) 1.2. Quan sát triệu chứng thú khỏe và thú bệnh Thú khỏe Họat động linh họat Ăn ngon miệng Lông mượt Nhai lại Thân nhiệt bình thường *Sáng sớm: 39-39,5OC *Ban ngày : 39,5-40OC Nhịp thở bình thường *Thú non: 15-39 lần/phút *Thú lớn: 12-15 lần/phút Kết mạc mắt màu hoàng Phân bình thường: viên cứng Thú bệnh Ít vận động, uể oải Kém ăn hoặc bỏ ăn Lông xù, lông dựng đứng Ít hoặc không nhai lại Sốt Thân nhiệt trên 40OC Thở khó, chậm hoặc nhanh hơn bình thường, ho…. Kết mạc mắt thay đổi Phân nhão, lỏng Cách đo nhiệt độ dê 1.3. Một số biện pháp phòng trị bệnh cho dê cừu Vệ sinh chung cho đàn gia súc *Chuồng trại sạch sẽ, khô ráo *Không nên cho dê, cừu ăn thức ăn ướt *Cho dê, cừu uống nước sạch *Hàng ngày quan sát để có thể phát hiện sớm dê, cừu bệnh *Cung cấp đá liếm để bổ sung muối khoáng *Nên cắt móng chân thường xuyên *Tẩy giun sán thường xuyên, ít nhất 3 lần/năm *Khi mua dê, cừu từ nơi khác về phải nuôi cách ly từ 15-30 ngày Chăm sóc dê, cừu sơ sinh và cai sữa *Chuẩn bị chuồng lồng sạch sẽ. *Cho dê, cừu con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. *Nếu số dê, cừu con nhiều hơn 2 thì nhốt riêng dê, cừu con và cho bú dặm *Khi được 1 tháng thì nên nhốt riêng dê, cừu con qua đêm đến cai sữa. *Dê, cừu con cho bú 3-6 giờ/lần. *Cai sữa dê, cừu từ 2 đến 3 tháng tuổi. *Cung cấp thức ăn bổ sung cho dê, cừu cai sữa. *Tẩy giun sán cho dê, cừu cai sữa. *Nếu có thể được nên tách riêng dê, cừu cai sữa ra khỏi đàn. *Chỉ chăn thả trên đồng cỏ mà 6 tuần trước đó không thả dê, cừu hậu bị và dê, cừu trưởng thành. *Quan sát phát hiện thú bệnh sớm, điều trị kịp thời *Nhốt thú bệnh ở chuồng cách ly với thú khoẻ *Sau khi tiếp xúc với thú bệnh phải thay quần áo, rửa và sát trùng tay trước khi tiếp xúc với thú khỏe. *Cách ly dê, cừu bị bệnh truyền nhiễm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. *Thú bị bệnh tiêu chảy nên để nước uống và tảng đá liếm thường xuyên trong chuồng cách ly *Nếu dê, cừu bị tiêu chảy nặng và kéo dài, cần cung cấp dung dịch chống mất nước hoặc tiêm nước muối sinh lý cho dê. Chăm sóc dê, cừu bị bệnh Sử dụng vaccin và thuốc Dê, cừu cũng như một số lòai vật nuôi khác, có một số bệnh có thể phòng được qua cách tiêm phòng bằng vaccin. Vaccin là chế phẩm có chứa mầm bệnh đã bị làm yếu đi, không còn khả năng gây bệnh nhưng có khả năng kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại bệnh đó. Một số lưu ý khi sử dụng vaccin *Thận trọng khi chọn vaccin để chủng ngừa cho thú. *Hiện nay bệnh lở mòm long móng (FMD) tiêm phòng bắt buộc đối với dê. *Vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ đúng theo yêu cầu. *Không tiêm vaccin cho những thú ốm yếu. *Thời gian miễn dịch thường là 2 tuần sau khi tiêm. *Hiệu lực miễn dịch của vaccin tùy theo lọai, từ vài tháng đến vài năm. *Nên tiêm lại theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc *Thú bị bệnh do siêu vi trùng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. *Thuốc trực tiếp tiêu diệt hoặc làm yếu vi trùng gây bệnh giúp cơ thể khỏi bệnh. *Tốt nhất nên để Bác sĩ thú y hoặc nhân viên thú y điều trị bằng kháng sinh cho dê. *Dùng kháng sinh điều trị được 2-3 ngày mà bệnh không giảm thì nên đổi kháng sinh khác. *Điều trị bằng kháng sinh phải đúng liệu trình, nếu không vi khuẩn sẽ lờn thuốc. *Thịt và sữa của thú sử dụng kháng sinh không được sử dụng cho người ăn ít nhất từ 3-7 ngày (tùy lọai). M X. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DÊ Bệnh ghẻ trên dê Bệnh do giun tròn Bệnh tiêu chảy ở dê, cừu con Bệnh viêm lóet miệng Bệnh viêm mắt truyền nhiễm Bệnh chướng hơi dạ cỏ Bệnh lở mòm long móng THỨC ĂN CHUỒNG CHĂM SÓC M Trên dê, cừu cần chích ngừa bệnh gì? *Hiện nay, chăn nuôi cần tiêm phòng bệnh Lở Mồm Long Móng (FMD) * Vaccin phòng bệnh FMD cho bò có thể dùng cho dê, mổi năm tiêm 2 lần* Việc tiêm phòng nên nhờ cán bộ thú y thực hện và cấp giấy chứng nhận * Đối với bệnh tụ huyết trùng, dù cũng thường xảy ra trên dê, nhưng hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu để tiêm phòng, trong khi đó vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng cho bò không dùng được cho dê Dê viêm vú. Ðiều trị? Hai dạng viêm: lâm sàng: vú viêm, sưng, nóng, đau, sữa có lẫn máu (mất sữa 100%); Tiềm ẩn: bầu vú, sữa bình thuờng( giảm sữa 25%). Nguyên nhân: Vắt bằng máy hay tay( dê con bú ít viêm vú), kỹ thuật vắt, môi truờng bẩn, mới vắt sữa dê nằm nơi uớt và bẩn. Bơm kháng sinh, nặng hơn phải tiêm, luôn rữa núm vú với sà phòng và nuớc sạch, chuờm nuớc nóng giảm đau. Vắt sữa 2-3 lần/ ngày và đổ bỏ, không cho nguời lẫn dê con uống. không uống sữa ít nhất 7 ngày sau điều trị kháng sinh. Cách xử lý dê, cừu bị viêm tử cungCách điều trị Dùng kháng sinh: * Sử dụng kháng sinh bơm vào tử cung, nếu thú bị sốt thì nên chích kèm thêm kháng sinh * Chọn các chế phẩm có chứa 1-2 loại khánh sinh sau đây: Norfloxacin, Enrofloxacin, Lincomycin, Spectinomycine,Tetracycline,Gentamycin * Liều dùng nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhản thuốc 2. Nếu thú sốt cao, nên dùng thuốc hạ sốt như Analgin Kết hợp thuốc kháng viêm như: Prednisolon, Dexamethazol 4. Trợ lực: tiêm sinh tố A, B-Complex Bệnh xà mâu trên dê Nguyên nhân: Rận cái rất nhỏ nằm sâu duới da, tạo ống ngầm dẻ trứng, vài ngày sau nở thành nhộng và bò trong ống ngầm hoặc bề mặt da. Chỉ thấy qua kính hiển vi. Tử vong cao. Ấu trùng, nhộng và rận dều gây hại: da nhan, nứt, dày, vảy, rụng hết lông. Rận bắt dầu gây bệnh vùng có ít lông, vú, bụng, giữa hai chân truớc. Bệnh phát triển khắp co thể, da chung quanh miệng dày, khó ăn. Dê giảm trọng nhanh, chết. Thuốc tiêm hoặc dổ lên da (nặng 2-3 ngày, nhẹ 5-6 ngày/ 1 lần. Tắm xà Phòng cho da mềm truớc xử lý). Lá + Cọng Thầu dầu (1:50),đun sôi để nguội,tấm Dê ho, thở khó, chảy nuớc mũi Stress do chuyển vùng. Viêm phổi ( vi khuẩn, virus, mycoplasma): dê mệt, thở nhanh, đôi khi chảy nuớc mũi, ho và sốt. -Phòng trị: chuồng sạch, khô, thoáng; giử ấm dê con. Tránh cám hoặc cỏ khô bị mốc. Chú ý giun phổi. Sử dụng kháng sinh 2 hoặc 5 ngày sau khi có dấu hiệu phục hồi. Nội ký sinh: giảm trọng, giảm ăn, giảm sữa, tiêu chảy, đôi khi chết. - Thuốc: uống, chích, chế trên lưng thuốc ngấm qua da trị cả nội và ngoại ký sinh. - Phòng: chăn thả, nuôi nhốt (chu kỳ chăn,tránh cỏ uớt)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 06b KT CN de.ppt