Bài giảng Ứng xử với truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa - Phan Kim Sơn

Tài liệu Bài giảng Ứng xử với truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa - Phan Kim Sơn: Ứng xử với truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa Th.S Phan Kim Sơn Mục tiêu Giúp người nghe hiểu biết về báo chí nói chung và báo chí y tế nói riêng, từ đó xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với báo chí, biết cách ứng xử với giới truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa. Về bản thân Th.S truyền thông khoa học (UWE – Anh quốc, học bổng Wellcome Trust), cử nhân Ngôn ngữ Pháp, cử nhân Báo chí (ĐH KHXH & NV TP.HCM). Làm báo chuyên nghiệp: từ năm 1998. Dự án đã và đang làm: Gắn kết công chúng với khoa học (OUCRU – Việt Nam), huấn luyện báo chí khoa học châu Á (WFSJ + Hội Nhà báo VN), giảng dạy báo chí/truyền thông (Hội Nhà báo VN, đại học Y Dược TP.HCM) Mối quan tâm: Làm báo, nghiên cứu báo chí khoa học. Nhận thức mới Nội dung trình bày Nhận diện báo chí Ứng xử với truyền thông khi có sự cố y khoa I) Nhận diện báo chí Một câu hỏi: Bạn có “sợ” nhà báo? Giật gân, câu khách (báo lá cải)? Nhà báo/Báo chí: N...

pdf30 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ứng xử với truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa - Phan Kim Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng xử với truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa Th.S Phan Kim Sơn Mục tiêu Giúp người nghe hiểu biết về báo chí nói chung và báo chí y tế nói riêng, từ đó xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với báo chí, biết cách ứng xử với giới truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông khi xảy ra sự cố y khoa. Về bản thân Th.S truyền thông khoa học (UWE – Anh quốc, học bổng Wellcome Trust), cử nhân Ngôn ngữ Pháp, cử nhân Báo chí (ĐH KHXH & NV TP.HCM). Làm báo chuyên nghiệp: từ năm 1998. Dự án đã và đang làm: Gắn kết công chúng với khoa học (OUCRU – Việt Nam), huấn luyện báo chí khoa học châu Á (WFSJ + Hội Nhà báo VN), giảng dạy báo chí/truyền thông (Hội Nhà báo VN, đại học Y Dược TP.HCM) Mối quan tâm: Làm báo, nghiên cứu báo chí khoa học. Nhận thức mới Nội dung trình bày Nhận diện báo chí Ứng xử với truyền thông khi có sự cố y khoa I) Nhận diện báo chí Một câu hỏi: Bạn có “sợ” nhà báo? Giật gân, câu khách (báo lá cải)? Nhà báo/Báo chí: Nhiều quyền lực, ít chịu sự kiểm soát? Nhà báo diễn giải sai, nghiệp vụ chưa chuẩn? Quan niệm dân gian về nhà báo “Nhà báo nói láo ăn tiền!” “Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm” “Đừng rầy rà với vợ, đừng mắc nợ ngân hàng, đừng chàng ràng với nhà báo, đừng nói láo cấp trên” 1) Vì sao báo chí câu khách, giật gân? “3 S” của báo chí hay áp lực tồn tại Hai xu hướng báo chí Báo chính thống Tít nghiêm túc Nội dung: Chủ đề nghiêm túc, chính thống. Từ ngữ: Chính thống. Tiêu chí: Giáo dục, nâng cao kiến thức cho công chúng. Báo lá cải Tít giật gân Nội dung: Khai thác đời tư con người. Từ ngữ: Trào lưu. Tiêu chí: Giải trí, vui chơi. 2) Nhà báo ít chịu sự kiểm soát? Tổ chức báo Cơ quan chủ quản Hội nhà báo Bộ Thông tin truyền thông. Luật pháp 3) Tại sao báo chí sai sót? Tám rào cản của nhà báo y tế: thiếu thời gian, thiếu kiến thức, thiếu không gian, thiếu nguồn tin, cạnh tranh tin/bài, xu hướng thương mại hóa báo chí, thuật ngữ y khoa, biên tập viên. (Anna Larsson et al., 2003) Nhà báo y tế Việt Nam: thiếu kỹ năng chuyên môn, áp lực nghề nghiệp, thiếu kiến thức chuyên ngành. (Phan Kim Sơn, 2010) Vài lỗi của báo chí Ăn bưởi Ung thứ vú Ăn nước tương 3-MCPD Ung thư Bệnh nhân HIV/AIDS = Người đồng tính Chích ngừa = Tử vong II. Ứng xử với truyền thông khi gặp sự cố y khoa Một câu hỏi Tại sao báo chí quan tâm đến “sự cố y khoa”? Nhà báo cần gì? “A dog bites a man, that is not news, because it happens so often. But if a man bites a dog, that is news” - John B. Bogart (1848 - 1921) “Một con chó cắn một người đàn ông, đó không phải là tin vì nó diễn ra quá thông thường. Nhưng nếu một người đàn ông cắn một con chó, đó là tin!” Giá trị của tin tức (news values) 1. Quan tâm 2. Tác động lớn 3. Bất ngờ 4. Âm tính 5. Dương tính 6. Cảm xúc 7. Nổi tiếng 8. Cập nhật 9. Phù hợp tiêu chí báo Harcup and O’Neill, 2001 Vài sai lầm thường gặp trong xử lý sự cố truyền thông 1) Né tránh báo chí. 2) Lỗi phát ngôn. 3) Ngăn cản báo chí thông tin, tác nghiệp. 4) Che giấu sự thật. 5) Lỗi nghiệp vụ trong PR: Chậm cung cấp thông tin, lỗi thông cáo báo chí Một số nguyên tắc 1. Lường trước khủng hoảng. 2. Nhận diện nhóm xử lý, người phát ngôn. 3. Thống nhất thông điệp phát đi. 4. Nhận diện những đối tác tham gia câu chuyện. 5. Có hệ thống nhận diện và theo dõi thông tin. 6. Đánh giá tình hình khủng hoảng. 7. Phân tích, rút kinh nghiệm sau khủng hoảng. Jonathan Bernstein 20 điều không nên làm khi trả lời với báo chí 1. Đừng chứng tỏ bạn với nhà báo. 2. Đừng đi lạc đề: Mỗi người có một ưu thế về chuyên môn. 3. Đừng để nhà báo dẫn dắt ý tưởng của bạn. 4. Đừng chấp nhận một câu hỏi lang mang, không rõ ràng. 5. Đừng để nhà báo khởi đầu một cuộc chiến: Hãy trả lời “Tôi chưa nghe, để tôi kiểm tra rồi trả lời bạn” 20 điều không nên làm 6) Đừng hăng hái trả lời nhiều lần một câu hỏi. 7) Đừng nói: “Xin tắt máy ghi âm”. 8) Đừng quá tự tin vào kiến thức của mình: Hãy đoán trước câu hỏi và soạn nháp những gì cần trả lời. 9) Đừng tham gia cuộc phỏng vấn mà không chuẩn bị trước ít nhất BA thông điệp chính: 27 từ/9 giây. 10) Đừng suy đoán, đừng nói dối: Nếu không biết, hãy nói bạn không biết và tại sao. 20 điều không nên làm 11) Đừng tận dụng báo chí để chê bai. 12) Đừng trả lời những câu hỏi không liên quan gì đến mối quan tâm của công chúng. 13) Hãy sử dụng máy ghi âm của mình. 14) Đừng đề nghị nhà báo cho bạn xem trước bài viết. Nhưng nếu họ đề nghị, bạn đừng từ chối. 15) Đừng trả lời những câu hỏi nhiều phần, hãy chẻ câu hỏi ra và trả lời từng phần rõ ràng. 20 điều không nên làm 16) Đừng đề cập những chuyện bạn không muốn thấy trong bản tin. 17) Đừng nói: “Miễn bình luận”. 18) Đừng nghĩ rằng những gì bạn nói được đăng tải chính xác. Có hệ thống nhận diện và sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng. 19) Đừng bỏ qua “deadline” nhà báo đưa ra. 20) Đừng cho rằng sự thật nói thay tất cả và cuộc trả lời phỏng vấn là dễ dàng. Trả lời với truyền thông: Nên làm và Không nên làm Nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông • Xử lý gấp rút, đi thẳng vào vấn đề và thống nhất mục tiêu. • Công khai: Gặp gỡ báo chí trao đổi • Thẳng thắn: Thư phúc đáp, trả lời những vấn đề báo chí nêu. • Quyết liệt: Yêu cầu đính chính? Kiện? Ai xử lý? “Kiềng ba chân” để giải quyết khủng hoảng: lãnh đạo cao nhất, chuyên gia đối ngoại (phòng báo chí/đối ngoại/truyền thông), luật sư tư vấn pháp luật. Lãnh đạo DN đóng vai trò người xuất hiện trước công chúng, trước đối tác và các phương tiện truyền thông. Chuyên viên đối ngoại có trách nhiệm soạn thảo các kịch bản đối phó với khủng hoảng và kế hoạch dự trù đối với các tình huống có thể xảy ra. Luật sư chịu trách nhiệm giám sát mọi kế hoạch, kịch bản đối phó xem có đúng pháp luật không. Tài liệu tham khảo - An uneasy relationship: the tensions between medicine and the media, Dorothy Nelkin, The Lancet 1996, 347 (1600 – 03). - Jourlalistic practices and science reporting in the British press, Anders Hansen, Public Understanding of Science, 1994, 3 (111-134). -WHO Outbreak communication guidelines. Cám ơn quý vị lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ung_xu_voi_truyen_thong_khi_xay_ra_su_co_y_khoa_ph.pdf
Tài liệu liên quan