Tài liệu Bài giảng Triết học Spinoza: I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ , TÁC PHẨM
1.1 Tác giả
B. Spinoza là nhà triết học lỗi lạc của sứ sở Hà Lan. Ông sinh năm 1632 tại Amsterdam trong gia đình tiểu thương theo đạo Do Thái và mất năm 1677 tại La Haye vì bệnh phổi. Theo học tại một trường trung cấp tôn giáo châu Âu ở Amsterdam, sau đó ông phải bỏ học, giúp bố làm nghề buôn bán. Sau khi bố mất một thời gian, ông bỏ nghề luôn, say mê nghiên cứu những vấn đề triết học và khoa học tự nhiên, nhất là hình học Euclicde.
Trong triết học của mình, B. Spinoza chịu ảnh hưởng của các triết gia tiền bối như Socrate, Aristote, Democrate, Epicure, Bruno, Descartes. Ông đặc biệt chịu ảnh hưởng của triết học Descartes và tự coi mình là sự kế tục và phát triển những khuynh hướng duy vật của nhà triết học vĩ đại này. Ngoài ra, đặc biệt đề cao vai trò của nhà hình học cổ đại Euclide, Spinoza vẫn tự xưng là Ơclit trong triết học.
1.2 Tác phẩm
B. Spinoza có các tác phẩm chính là:
- Tiểu luận về Chúa, con người và hạnh phúc của nó.
- Cơ sở triết h...
10 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Triết học Spinoza, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ , TÁC PHẨM
1.1 Tác giả
B. Spinoza là nhà triết học lỗi lạc của sứ sở Hà Lan. Ông sinh năm 1632 tại Amsterdam trong gia đình tiểu thương theo đạo Do Thái và mất năm 1677 tại La Haye vì bệnh phổi. Theo học tại một trường trung cấp tôn giáo châu Âu ở Amsterdam, sau đó ông phải bỏ học, giúp bố làm nghề buôn bán. Sau khi bố mất một thời gian, ông bỏ nghề luôn, say mê nghiên cứu những vấn đề triết học và khoa học tự nhiên, nhất là hình học Euclicde.
Trong triết học của mình, B. Spinoza chịu ảnh hưởng của các triết gia tiền bối như Socrate, Aristote, Democrate, Epicure, Bruno, Descartes. Ông đặc biệt chịu ảnh hưởng của triết học Descartes và tự coi mình là sự kế tục và phát triển những khuynh hướng duy vật của nhà triết học vĩ đại này. Ngoài ra, đặc biệt đề cao vai trò của nhà hình học cổ đại Euclide, Spinoza vẫn tự xưng là Ơclit trong triết học.
1.2 Tác phẩm
B. Spinoza có các tác phẩm chính là:
- Tiểu luận về Chúa, con người và hạnh phúc của nó.
- Cơ sở triết học của Descartes.
- Đạo đức học (gồm có năm phần bàn về: Chúa, linh hồn, tình thương, sự yếu đuối và tự do).
- Tiểu luận về thần học – chính trị (sách chia làm ba phần viết về các vấn đề: Thánh kinh, đức tin và chính trị).
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác. Trong các tác phẩm nêu trên nổi tiếng nhất là tác phẩm Đạo đức học.
Trong các tác phẩm của mình, Spinoza lên án Do thái giáo, không thừa nhận nhà thờ cùng với các nghi lễ của đạo này, vì vậy năm 1656 ông đã bị khai trừ ra khỏi giáo hội Do thái: “kể từ ngày hôm nay, chúng tôi cấm những người Do thái ngoan đạo nói chuyện với Y, giao dịch thư từ với Y, giúp Y và sống chung với Y. Không ai được đến gần Y, không ai được đọc những tác phẩm hoặc những chữ do Y viết”.
Tư tưởng của Spinoza có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ trong triết học mà còn trong cả văn học, tiêu biểu là: Fichte, schelling, Hegel, Nietzche, Woldsworth, Shelly, Schopenhauer, Bergson, Goethe, Coleridge, byron…đến nỗi Belfort Bax cho rằng “những mầm mống tư tưởng triết học hiện đại đều có trong các tác phẩm của Spinoza”.
II. NỘI DUNG TRIẾT HỌC SPINOZA
2.1 Quan niệm về giới tự nhiên như một thực thể, các thuộc tính và dạng thức của nó.
Nếu hiểu siêu hình học theo nghĩa truyền thống là học thuyết trừu tượng về những nguyên lý chung nhất của tồn tại và của nhận thức thì Spinoza là một trong những nhà siêu hình học đầu tiên của thế kỷ XVII. Bản thân Spinoza cũng khẳng định: “tính tất yếu của các sự vật có liên quan đến lĩnh vực siêu hình học, còn nhận thức siêu hình học bao giờ cũng tồn tại trước mọi nhận thức khác”.
Giống như Descartes và Leibniz, siêu hình học của Spinoza đã khẳng định một số nguyên lý vĩnh hằng, bất biến của mọi cái đang hiện hữu một cách hợp quy luật.
Trong không khí của thời đại, triết học thế kỷ XVII dung tải và tham vọng thâu tóm tất thảy các tri thức về tồn tại vào trong vòng tay của nó. Đây là thời kỳ thống trị của phương pháp siêu hình mà vẫn có nhiều luận điểm biện chứng được bộc lộ. Bởi vì “thậm chí những nhà triết học đã làm cho tác phẩm của mình mang một hình thức có hệ thống ví dụ như Spinoza, thì kết cấu thực tế bên trong hệ thống của ông cũng hoàn toàn khác biệt với hình thức mà trong đó ông trình bày hệ thống một cách có ý thức.
Triết học của Spinoza là minh chứng cho tinh thần trên. Về nội dung thì đạo đức học hoàn toàn là tác phẩm triết học.
Đối với Spinoza mục đích cuối cùng của triết học là vì con người, mà siêu hình học của ông – tức học thuyết về thực thể là cơ sở lý luận để làm điều đó.
2.1.1 Giới tự nhiên như một thực thể
Để thấy sự phát triển trong quan điểm của Spinoza, ta sẽ so sánh với Descartes về cùng một vấn đề:
Điểm giống: cả Spinoza và Descartes đều hiểu thực thể là một thế giới hoàn toàn đọc lập, có thể tự tồn tại và phát triển được.
Điểm khác nhau:
Descartes
Spinoza
- Xuất phát từ con người để giải thích thế giới.
- Đi từ thế giới để giải thích con người. Do vậy, ông coi cơ sở và nền tảng thế giới quan của mình là học thuyết về giới tự nhiên như một thực thể duy nhất, tồn tại như là causasui (nguyên nhân tự nó).
- Thực thể là do thượng đế sinh ra.
- Thượng đế chính là thực thể giới tự nhiên. Bản thân thượng đế chính là toàn bộ giới tự nhiên, chứ không phải đứng trên thế giới tự nhiên như một lực lượng siêu nhiên thần bí nào khác. Giới tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất tồn tại hoàn toàn độc lập và vĩnh viễn
Theo Spinoza giới tự nhiên như một thực thể có đặc tính sau:
Thứ nhất, nó đang tồn tại trọn vẹn và đầy đủ. Điều này xuất phát từ chính bản thân khách quan của thực thể giới tự nhiên.
Thứ hai, thực thể tồn tại hoàn toàn độc lập. Ngoài toàn bộ giới tự nhiên được hiểu như một thực thể duy nhất ra, thì trên thế gian này không còn một cái gì khác. Mọi sự vật đều chỉ là các dạng biểu hiện khác nhau của một thực thể. Thực thể là nguồn gốc chung, là cơ sở và nền tảng, đồng thời cũng là bản chất chung của mọi sự vật, kể cả vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy mối quan hệ hữu cơ giữa thực thể với các dạng biểu hiện cụ thể của nó (các sự vật) là mối quan hệ hữu cơ giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ của giới tự nhiên.
Thứ ba, thực thể là vô cùng tận về không gian và vĩnh hằng về thời gian. Từ sự tách rời thực thể với các sự vật, cũng như từ lập luận của Spinoza coi phạm trù không gian và thời gian chỉ thích ứng với các sự vật hữu hạn và nhất thời, ông đã khẳng định thực thể là một cái “siêu không gian” và “siêu thời gian”. Từ đây, ông coi thực thể là không thể phân chia được, bởi vì nếu như thế thì nó đã trở thành các sự vật, chứ không còn là thực thể nữa. Kết quả là ngay bản thân vận động cũng chỉ được coi là đặc tính của các sự vật chứ không phải là đặc tính của thực thể.
Từ ba đặc tính trên ta thấy rằng, ở Spinoza các cặp phạm trù vận động - đứng yên, thống nhất tư tưởng – đa dạng… trở thành những cực đối lập một cách tuyệt đối. kết quả này dẫn ông đến mâu thuẫn: một mặt, ông coi thực thể gắn liền với sự tồn tại cụ thể của nó; mặt khác, ông lại kết luận “thực thể về bản chất có trước các trạng thái của nó”. Điều này đưa Spinoza đi đến tư tưởng cực đoan, đến chỗ thực thể thần bí trong việc lý giải bản chất thực thể.
2.1.2 Các thuộc tính của thực thể
Nếu như ở Descartes, tính chất cơ bản của các vật thể là quảng tính, Descartes gọi chúng là thực thể, thì Spinoza biến hai thực thể của Descartes thành hai thuộc tính của một thực thể theo quan niệm riêng của mình. Các thuộc tính được hiểu như những tính chất cố hữu, mà thông qua đó thực thể được biểu hiện ra. Bản thân thực thể bao hàm tổng thể các thuộc tính của nó. Các thuộc tính cũng tồn tại vĩnh viễn như chính bản thân thực thể, mặc dù nó thuộc về “thế giới sản sinh ra”.
Thừa nhận tồn tại vô vàn các thuộc tính của thực thể, nhưng Spinoza khẳng định con người chỉ biết được duy nhất hai thuộc tính trong số chúng – đó là tư duy và quảng tính.
Khẳng định tư duy và quảng tính là hai thuộc tính của cùng một thực thể, Spinoza coi đó là cách tốt nhất nhằm khắc phục nhị nguyên luận trong siêu hình học của Descartes theo hướng duy vật. tư duy và quảng tính được coi là hai hình thức thể hiện của cùng một thực thể được đồng nhất với toàn bộ giới tự nhiên và thượng đế. Mỗi thuộc tính thể hiện toàn bộ thực thể dưới góc độ của mình. Chúng chỉ là bản thân thực thể biểu hiện dưới dạng các sự vật quảng tính, hoặc là dưới dạng các tư tưởng ý niệm…
Từ đó ta thấy rằng, tư duy và quảng tính tồn tại song song và độc lập với nhau. Mặc dù Spinoza thừa nhận sự thay đổi của thuộc tính này cũng kéo theo su thay đổi tương ứng trong thuộc tính kia
2.1.3 Các dạng thức của thực thể
Spinoza đã hiểu thực thể là thế giới sản sinh ra tồn tại bất biến, vĩnh hằng, trong khi các sự vật (các dạng thức của thực thể) thuộc thế giới được sản sinh ra biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi…Sự liên hệ giữa hai thế giới đối lập này là các dạng thức vô hạn. Khâu trung gian này được tạo thành bởi sự tổng hợp của các sự vật hoặc sự tổng hợp của các ý niệm tư tưởng…
Mặc dù học thuyết về thực thể của Spinoza là một học thuyết siêu hình vì nó không phải là cái gì khác, ngoài cái “tự nhiên cải trang một cách siêu hình và thoát ly con người” như Mac đã nhận xét. Tuy nhiên, xét từ góc độ bản thể luận đã toát lên tư tưởng biện chứng vì nó được hình thành từ những quan niệm thế giới tồn tại trong tính chỉnh thể.
Tóm lại, quả đúng như Spinoza đã khẳng định triết học của ông là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng duy vật của Descartes và với việc tự xưng mình là Euclide, trong triết học Spinoza đã phát triển được nhiều cái nhìn mới và cũng đã ánh lên tinh thần biện chứng trong học thuyết về tồn tại. Xuất phát điểm của Spinoza và Descartes khác nhau. Thế giới của Spinoza tồn tại như một thực thể duy nhất, tồn tại bằng nguyên nhân tự nó vì vậy thượng đế cũng chính là thực thể, là thế giới mà thôi. Thế giới tồn tại trong thống nhất, toàn vẹn và chỉnh thể, ngoài nó ra thì trên thế gian này không còn cái gì khác,vì thế thực thể này vô tận về mặt không gian, vô cùng tận về mặt thời gian. Ông đã khắc phục nhị nguyên luận của Descartes trong mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, khẳng định lập trường nhất nguyên về thế giới, tỏ rõ ưu thế hơn hẳn các quan niệm duy danh về thế giới. Và điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quan niệm duy vật sau này.
2.2 Nhân bản học và nhận thức luận
chính của triết học là phục vụ cuộc sống của con người, giúp con người 2.2.1 Nhân bản học
Xuất phát từ học thuyết thực thể Spinoza đã đi đến xây dựng quan niệm về con người. Đối với ông, đây chính là mục đích cuối cùng của triết học. Vì nhiệm vụ có học thức, làm chủ thiên nhiên, sống theo những lý tưởng đạo đức cao đẹp.
Trong quan niệm của Spinoza, con người không là cái gì khác, mà chính là dạng thức của thực thể, là sản phẩm của tự nhiên. Vì thế mọi hoạt động của nó phải tuân theo các quy luật tự nhiên. Là một dạng thức của thực thể, con người không thể không thể hiện các thuộc tính tư duy quảng tính. Trong con người điều đó được thể hiện dưới dạng linh hồn và thể xác. Cũng như tư duy và quảng tính chỉ là hai hình thức thể hiện cùng một thực thể, thì thể xác và linh hồn cũng chỉ là “hai cách đo”, hai cách thể hiện của một nội dung, đó là con người đang suy nghĩ như một thể thống nhất.
Ở đây, dưới con mắt của Spinoza, thể xác và linh hồn không tách rời mà có mối quan hệ với nhau. Đó là mối quan hệ hữu cơ giữa khả năng và cấu trúc. Vì thế, mọi quan niệm duy tâm tách rời linh hồn với thể xác, coi linh hồn có nguồn gốc siêu nhiên đều chỉ là giả dối. Vì vậy, không phải một thế lực siêu nhân nào khác, mà chính con người làm chủ quá trình tư duy của mình, vì nó là một thể thống nhất trong con người.
Phát triển khuynh hướng duy vật trong quan niệm về con người của Descartes coi cơ thể con người là khí quan của tinh thần, để làm được điều này cơ thể phải có cấu trúc vật chất phức tạp nhất định. Khác với Descartes khi cho con người như một cái”máy – hệ thống”, Spinoza hiểu con người như một dạng thức phức tạp của thực thể và như mọi vật khác nó cũng đều nằm trong quá trình phát triển và diệt vong.
Nhưng với tư cách là sự thể hiện đặc tính nhận thức mình của thượng đế, thì “thượng đế cần phải tồn tại một ý niệm bản chất của một cơ thể con người nào đó dưới hình thái vĩnh hằng”, bởi vì tư duy con người là sự thể hiện bước phát triển cao của tư duy với tư cách là thuộc tính của thực thể. Ở đây, Spinoza đã đặt ra một vấn đề rất sâu sắc về nhận thức con người.
2.2.2 Nhận thức luận
con người là nhận thức, nhu cầu nhận thức chính là khát vọng lớn nhất của con Spinoza cho rằng bản tính của người muốn “thể hiện tình yêu trí tuệ của mình tới Thượng đế”. Chỉ có nhờ nhận thức thì con người mới khám phá ra được những quy luật của tự nhiên tuân theo chúng.
Luận điểm cơ bản trong nhận thức luận của Spinoza là:
Giới tự nhiên mãi mãi và khắp nơi đều như nhau và do vậy cách thức nhận biết sự vật như chúng có cũng đều như nhau cả.
Cũng như Descartes, Spinoza đặc biệt đánh giá cao vị trí vai trò của trực giác lý tính (khả năng trí tuệ cao nhất của con người), cho rằng nó giúp chúng ta nhận thức được bản chất đích thực của thực thể, còn nhận thức cảm tính không được ông đề cao. Là một nhà duy lý coi trọng vai trò của trí tuệ con người, nhưng Spinoza lại không thừa nhận tồn tại các tư tưởng bẩm sinh. Cũng như Descartes ông coi trực giác lý tính là khả năng vừa khám phá ra chân lý lại đồng thời là tiêu chuẩn của chân lý.
Coi quá trình nhận thức là con đường giúp con người ngày càng khám phá và tuân theo các quy luật của tự nhiên, đồng thời ngày càng đi tới tự do, nếu Descartes thừa nhận tự do ý trí của con người thì Spinoza lại phủ nhận nó. Ông cho rằng những sai lầm của con người đều nảy sinh không phải từ tự do ý chí, mà từ các xúc cảm của con người. Mọi quá trình nhận thức đều diễn ra trong một thể trạng cụ thể của con người. Những xúc cảm tích cực như vui sướng, tình yêu… thì thúc đẩy hoạt động của con người, còn các xúc cảm buồn chán, căm thù… thì ngược lại, kìm hãm, cản trở con người nhận thức thế giới.
Vì vậy, phải tăng cường kích thích gây xúc cảm tích cực trong con người, thúc đẩy quá trình nhận thức của con người đi đến tự do. Để làm được điều đó cuộc sống của con người cần phải có niềm tin. Nhưng con người nên tin vào các quy luật của tự nhiên, những cái hiện thực chuwws không phải những điều hư ảo mà tôn giáo đem lại.
III. KẾT LUẬN
Mặc dù sống trong thời đại thống trị của quan niệm siêu hình nhưng Spinoza cũng đã thể hiện những tư tưởng mang tính biện chứng. Học thuyết về thực thể của ông đã thể hiện cái nhìn biện chứng khi quan niệm về thế giới tồn tại trong tính chỉnh thể. Luận điểm thực thể tồn tại như là causasui (nguyên nhân tự nó) theo Angghen đã thể hiện một cách rõ rệt sự tác động lẫn nhau. Thêm vào đó, ông đã đứng trên quan điểm duy vật khi dựa vào thế giới tự nhiên để giải thích cho thế giới tự nhiên và con người.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- triet_hoc_spinoza_ban_2__148.doc