Tài liệu Bài giảng Tranh luận chính sách kinh tế vĩ mô: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 1
Tranh luận Chính sách Kinh tế Vĩ mô
1. Mô hình AD-AS đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của chính sách bình ổn và mô hình đã
giúp làm cho các chính sách này trở nên đơn giản. Mục tiêu chính của chương này là đi
sâu phân tích và thấy được vấn đề trong thực tế, các chính sách trở nên phức tạp hơn như
thế nào.
2. Ba vấn đề được thảo luận trong chương 12:
(1) Chính sách nên chủ động hay thụ động?
i. Thụ động: một chính sách ổn định không xét đến tình trạng của nền kinh tế [ví
dụ chính sách tiền tệ: một tốc độ tăng trưởng tiền không đổi; đối với chính sách ngân
sách: luôn luôn có một ngân sách cân bằng].
ii. Chủ động: sử dụng chính sách để cố gắng điều chỉnh những biến động của chu
kỳ kinh tế [ví dụ: m tốc độ tăng trưởng cung tiền M hoặc m G trong tình hình suy
thoái]
(2) Nếu chính sách theo hướng chủ động, thì nên thực hiện theo qu...
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tranh luận chính sách kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 1
Tranh luận Chính sách Kinh tế Vĩ mô
1. Mô hình AD-AS đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của chính sách bình ổn và mô hình đã
giúp làm cho các chính sách này trở nên đơn giản. Mục tiêu chính của chương này là đi
sâu phân tích và thấy được vấn đề trong thực tế, các chính sách trở nên phức tạp hơn như
thế nào.
2. Ba vấn đề được thảo luận trong chương 12:
(1) Chính sách nên chủ động hay thụ động?
i. Thụ động: một chính sách ổn định không xét đến tình trạng của nền kinh tế [ví
dụ chính sách tiền tệ: một tốc độ tăng trưởng tiền không đổi; đối với chính sách ngân
sách: luôn luôn có một ngân sách cân bằng].
ii. Chủ động: sử dụng chính sách để cố gắng điều chỉnh những biến động của chu
kỳ kinh tế [ví dụ: m tốc độ tăng trưởng cung tiền M hoặc m G trong tình hình suy
thoái]
(2) Nếu chính sách theo hướng chủ động, thì nên thực hiện theo quy tắc hay tùy
nghi?
i. Theo quy tắc: các nhà làm chính sách có nhiệm vụ phản ứng theo hướng thông
báo trước đối với những tình huống kinh tế khác nhau [chú ý: chính sách thụ
động là chính sách theo quy tắc nhưng không phải quy tắc phản hồi].
ii. Tùy nghi: các nhà làm chính sách không cam kết trước là họ sẽ phản ứng ra sao
trước bất kỳ một tình huống kinh tế nào.
(3) Nếu chính sách được thực hiện theo quy tắc, thì nên theo quy tắc gì? Thực hiện
nghiệp vụ thị trường mở nhằm đạt được mục tiêu cho định hướng khối tiền M? Cho
GDP danh nghĩa? Hay cho một vài chỉ số giá?
3. Đến lúc này chúng ta đã giả định một cách ngây ngô rằng một nhà làm chính sách
võ đoán về nguyên tắc có thể loại bỏ những biến động chu kỳ kinh tế trong Y.
Ví dụ, giả sử nAD. Khả năng n Y có thể được bù trừ bởi mM hay mDEF một cách
phù hợp. Thực tế, chúng ta vẫn thấy Y có biến động đáng kể. Tại sao? Có phải vì
các nhà làm chính sách không có năng lực hay không có thiện chí? [Chúng ta sẽ
cho rằng: gần như là cả hai]
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 2
4. Chúng ta đã ngầm giả định là các nhà làm chính sách có năng lực và có thiện
chí:
a) Các nhà làm chính sách có thể kiểm soát chính xác AD, và do vậy kiểm soát Y,
thông qua chọn lựa chính sách
[Chọn lựa M cho chính sách tiền tệ; Chọn lựa thâm hụt cho chính sách ngân sách]
{năng lực}
i. Biết mức độ thay đổi các công cụ chính sách [hay các nhà làm chính sách biết các
tác động sau cùng của chính sách (mô hình là chính xác)]
ii. Biết khi nào thay đổi các công cụ chính sách
b) Các nhà làm chính sách làm việc “đúng” p không có những động cơ chính trị
ngược lại
{có thiện chí}
5. Thực tế:
(1) Các nhà làm chính sách không thể kiểm soát chính xác AD hay Y. [Điều này
thường có khuynh hướng ủng hộ chính sách thụ động hơn là chính sách chủ động]
p Thậm chí không thể kiểm soát cả những công cụ chính sách (cung tiền hay thâm
hụt)
p Không biết chính xác AD hay Y bị tác động như thế nào bởi thay đổi chính
sách.
i. Các nhà làm chính sách không biết mức độ cần phải thay đổi các công cụ
chính sách
a) Do trục trặc của các mô hình dự báo: Để thực hiện chính sách phù hợp, cần
phải có khả năng dự báo chính xác
(1) Xu hướng tương lai của nền kinh tế nếu không có những thay đổi chính
sách
(2) Tác động của những thay đổi chính sách khác nhau
(1) và (2) đòi hỏi phải có các mô hình dự báo định lượng tốt. Vấn đề: có nhiều
mô hình dự báo khác nhau và thường cho nhiều kết quả dự báo rất khác nhau.
Không có mô hình đơn lẻ nào tỏ ra tốt hơn, nhất quán hơn so với những mô hình
còn lại.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 3
Ví dụ: tính toán tác động của việc mG 1 tỉ đô-la lên Y sau một năm là từ $0,5 tỉ
đến $3 tỉ; hay ước tính số nhân chi tiêu của chính phủ trong một năm là từ
0.5 to 3.0!
Giả sử chính phủ muốn mY lên 12 tỉ trong một năm:
Tình huống 1: Giả định chọn 0,5 nhưng thực tế 3,0 là đúng
p m G lên $24 tỉ. Kết quả mY sẽ là $72 tỉ.
Tình huống 2: Giả định chọn 3,0 nhưng thực tế 0,5 mới đúng
p m G lên $4 tỉ. Kết quả mY sẽ là $2 tỉ.
Chính sách tiền tệ cũng có những vấn đề tương tự.
b) Chỉ trích của Lucas (đánh giá chính sách): Hoàn toàn sai lầm khi dự báo tác
động của thay đổi chính sách mà không tính đến tác động đó lên kỳ vọng.
p Kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng trong hành vi kinh tế
p Kỳ vọng phụ thuộc vào các chọn lựa chính sách của chính phủ
p Tiến trình đánh giá chính sách thông thường giả định rằng kỳ vọng sẽ không đổi
khi chính sách có những thay đổi.
∴ Có khả năng cho kết quả sai lệch
Qui trình chính xác còn phải dự báo được các tác động lên kỳ vọng và tác động của
những kỳ vọng thay đổi lên hành vi kinh tế - điều này là rất khó (đặc biệt nếu các kỳ
vọng được hình thành một cách hợp lý).
ii. Các nhà làm chính sách không biết khi nào thì thay đổi các công cụ chính sách.
Ngay cả khi các nhà làm chính sách có thể dự báo chính xác xu hướng tương lai của
nền kinh tế, việc thực thi chính sách trở nên phức tạp do hiện tượng độ trễ kéo
dài và luôn thay đổi.
p Độ trễ trong: thời gian giữa cú sốc kinh tế và phản ứng chính sách.
p Độ trễ ngoài: thời gian giữa phản ứng chính sách và tác động của nó lên nền
kinh tế
Chính sách ngân sách có độ trễ từ bên trong kéo dài; chính sách tiền tệ có độ trễ từ bên
ngoài kéo dài.
Sự tồn tại của các độ trễ có thể biến các nỗ lực ổn định kinh tế thành bất ổn định
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 4
(2) Các nhà làm chính sách có thể không làm điều tốt nhất cho nền kinh tế [có xu
hướng ủng hộ quy tắc hơn là tùy nghi].
i. Những động cơ chính trị ngắn hạn thường có tác động ngược. Các nhà
làm chính sách có thể quan tâm đến việc lũng đoạn nền kinh tế vì những
mục tiêu chính trị của riêng họ. Tạo nên chu kỳ kinh tế chính trị.
ii. Vấn đề không nhất quán về thời gian: giả sử nhà làm chính sách công bố
tốc độ tăng trưởng không đổi của M. Trước hết giả định nhà làm chính sách
có uy tín và được tin cậy.
p Hai chọn lựa nếu nhà làm chính sách có quyền tự định, tuỳ nghi.
(a) Không gian lận. => Y = Y
(b) Gian lận bằng cách tăng tốc độ tăng trưởng tiền cao hơn mức công bố.
=> Y > Y trong một thời gian. Một kết cục “tốt hơn” nên nhà làm
chính sách có động cơ gian lận [hay, chính sách không nhất quán về
thời gian. Các nhà làm chính sách có động cơ không thực hiện “lời hứa”
đã tuyên bố trước đó một khi các kỳ vọng đã được hình thành].
Khó khăn: nếu nhà làm chính sách theo tuỳ nghi (như là có thể gian lận) thì sự tin
cậy sẽ biến mất. Phía tổ chức kinh tế cho rằng nhà làm chính sách sẽ gian lận
(hay, πe>π) nên Y < Y . Kết cục tệ hơn nữa.
Trục trặc về niềm tin được giải quyết theo một nguyên tắc ràng buộc. p πe=π nên
Y = Y [giải pháp tốt nhất thứ 2]
Những ví dụ khác: chính sách không tặc, chính sách khảo thí, nguyên tắc phụ
huynh, các cải cách theo kiểu "vụ nổ lớn -- big bang" hay từng bước.
6. Khó giải quyết cuộc tranh luận bằng các xem xét những lưu trữ lịch sử. Chúng ta
hiết rằng nền kinh tế đã tương đối không ổn định ngay cả với các chính sách võ
đoán, tuỳ nghi. Chúng ta không biết liệu nó có trở nên ổn định hơn hay kém ổn
định với một quy tắc chính sách.
7. Đa số các nhà kinh tế hiện nay tin rằng các nhà làm chính sách nên tuân theo
một quy tắc. Vậy quy tắc đó là gì?
a) Chính sách tiền tệ: thực hiện chính sách (như OMO-nghiệp vụ thị trường mở)
sao cho đạt được hướng đi đã tuyên bố trước cho một biến số mục tiêu danh
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 5
nghĩa đã chọn chẳng hạn M, P hay GDP danh nghĩa. [ví dụ, định hướng tăng
trưởng có tốc độ không đổi].
Tại sao không phải là một mục tiêu thực như Y hay u? Vì không ai biết Y hay un. Do
đó, việc nhắm đến giá trị mục tiêu sai lầm có thể dẫn đến lạm phát gia tăng liên tục
hoặc giảm phát kéo dài.
i. Làm thế nào để mỗi quy tắc có hiệu quả khi n AD? [giả sử hướng đi được công
bố là không đổi đối với mỗi biến số danh nghĩa]
a) Mục tiêu là M: [giữ M không đổi]
• Nếu n AD do n M, thì Fed sẽ mM, bù trừ n AD.
• Nếu n AD do n V, thì Fed không làm gì cả (vì M không đổi) => n AD không
được bù trừ.
b) Mục tiêu là P: [điều chỉnh M sao cho P không đổi]
• Vì n AD => n P, (bất kể nguyên nhân), Fed sẽ mM, bù trừ nAD.
c) Mục tiêu là GDP danh nghĩa: [điều chỉnh M sao cho GNP danh nghĩa không
đổi]
• Vì nAD => nP và nY, GDP danh nghĩa n. kết quả là Fed sẽ mM, bù trừ
nAD.
Tóm tắt: Nếu những dao động của AD là do những dao động của M gây ra
(V ổn định), cả ba nguyên tắc đều như nhau. Trong trường hợp này, Mục
tiêu M là ưu tiên hơn vì dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên, nếu những dao động
của V là quan trọng thì mục tiêu P hay mục tiêu GDP danh nghĩa có khả
năng vượt trội hơn.
ii. Mỗi quy tắc có tác dụng như thế nào khi có cú sốc tổng cung theo hướng
ngược lại [SRAS dịch chuyển lên trên (sang trái)]? [Một lần nữa, giả sử mỗi
hướng đi đã được công bố vẫn giữ biến số danh nghĩa không đổi]
a) Mục tiêu là M: Fed không làm gì (Do M không đổi) - một chính sách “trung
dung”.
b) Mục tiêu là P: Do cú sốc AS p mP, Fed sẽ nM. ∴ AD dịch chuyển sang trái
và Y n hơn nữa.
c) Mục tiêu là GDP danh nghĩa: Do cú sốc AS p mP và nY, tác động lên GDP
danh nghĩa là không rõ ràng nhưng tương đối nhỏ. ∴ phản ứng của Fed sẽ
ít; gần như là một chính sách trung dung.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Vĩ mô Tranh luận chính sách
2007-08 kinh tế vĩ mô
David Spencer /Chau Van Thanh 6
Tóm tắt: Khi có cú sốc AS bất lợi, mục tiêu P trở thành thứ yếu
Kết luận: mục tiêu GDP danh nghĩa tỏ ra là mục tiêu tổng thể tốt nhất đối
với chính sách tiền tệ.
[Trục trặc: việc nhắm đến mục tiêu GDP danh nghĩa đòi hỏi phải dự báo GDP
danh nghĩa; do đó một lần nữa chúng ta lại rơi vào khó khăn của việc dự
báo. Khó khăn tương tự xảy ra với mục tiêu P, không phải mục tiêu M].
b) Chính sách ngân sách: quy tắc ngân sách cân bằng (thông qua điều chỉnh
ngân sách cân bằng), khi nào m G đều phải tài trợ bằng cách m thuế. [đa số các
chính phủ đều gặp khó khăn khi theo quy tắc này].
Những trục trặc:
(1) Sẽ triệt tiêu những tác động của các biện pháp ổn định tự động như mong
đợi và do đó làm xấu thêm những chuyển động trong chu kỳ kinh tế .
(2) Những thay đổi suất thuế làm biến dạng các biện pháp khuyến khích kinh
tế. Các nhà kinh tế chỉ ra rằng những biến dạng này được tối thiểu hóa khi
thuế suất không đổi theo thời gian.
(3) Các khoản thâm hụt chuyển gánh nặng chi trả cho G hiện tại sang các thế hệ
tương lai. Điều này có thể tối ưu nếu số chi tiêu đang được tài trợ là có lợi
cho các thế hệ sau (ví dụ, chiến đấu để gìn giữ độc lập).
Kết luận: Một quy tắc ngân sách cân bằng đơn giản không phải là một ý
tưởng hay.
[Chú thích: đa số những đề xuất nghiêm túc bao gồm các biện pháp khắc
phục suy thoái (cân đối chu kỳ kinh tế) và chiến tranh. Các nhà kinh tế
ủng hộ các quy tắc ngân sách cân bằng được bổ sung đều làm như vậy
phần lớn vì họ cho rằng hạn chế G là một phương pháp thô thiển và do
đó làm giảm tác động lấn ép đầu tư].
8. Kết luận cuối cùng: Trong khi 30 năm trước, đa số các nhà kinh tế tin vào giá trị
của các chính sách tùy nghi chủ dộng, thì ngày nay đại đa số các nhà kinh tế nhận
ra những hạn chế đáng kể trong khả năng tạo ra các tác động kinh tế mong muốn
của những chính sách như vậy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tranh luan chinh sach kinh te vi mo.pdf