Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán và xử trí khó thở cấp - Nhóm 6 CLB Y khoa trẻ

Tài liệu Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán và xử trí khó thở cấp - Nhóm 6 CLB Y khoa trẻ: TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KHÓ THỞ CẤP NHÓM 6 CLB Y KHOA TRẺ MỤC TIÊU Định nghĩa, nguyên nhân và mức độ Chẩn đoán khó thở cấp Xử trí bệnh nhân khó thở cấp ĐỊNH NGHĨA Khó thở là cảm giác không bình thường, không thoải mái khi thở . Đây là một cảm giác hoàn toàn mang tính chủ quan do người bệnh mô tả. Khó thở cấp: là tình trạng khó thở xuất hiện đột ngột hoặc nặng lên của khó thở mạn tính diễn ra trong vòng vài phút đến vài giờ NGUYÊN NHÂN  Đường hô hấp trên : + Bỏng do ăn mòn + Viêm nắp thanh thiệt (khởi phát triệu chứng > 1h nhưng thường < 1 ngày) + Dị vật đường thở: Polyp, u, ung thư, sẹo hẹp, chèn ép từ ngoài vào .. Phổi : + Sặc, hít + Hen phế quản (HPQ), đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) + Tràn khí màng phổi (TKMP) + Nhồi máu phổi + Phù phổi không do tim + Hít phải khí độc (khói...) + Tràn dịch màng phổi (TDMP): khó thở thường không nặng, đau khi hít vào sâu + Viêm phổi, viêm phế quản co thắt + Bệnh lý thành ngực và cơ hô hấp: Gù vẹo cột sốn...

pptx25 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán và xử trí khó thở cấp - Nhóm 6 CLB Y khoa trẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KHÓ THỞ CẤP NHÓM 6 CLB Y KHOA TRẺ MỤC TIÊU Định nghĩa, nguyên nhân và mức độ Chẩn đoán khó thở cấp Xử trí bệnh nhân khó thở cấp ĐỊNH NGHĨA Khó thở là cảm giác không bình thường, không thoải mái khi thở . Đây là một cảm giác hoàn toàn mang tính chủ quan do người bệnh mô tả. Khó thở cấp: là tình trạng khó thở xuất hiện đột ngột hoặc nặng lên của khó thở mạn tính diễn ra trong vòng vài phút đến vài giờ NGUYÊN NHÂN  Đường hô hấp trên : + Bỏng do ăn mòn + Viêm nắp thanh thiệt (khởi phát triệu chứng > 1h nhưng thường < 1 ngày) + Dị vật đường thở: Polyp, u, ung thư, sẹo hẹp, chèn ép từ ngoài vào .. Phổi : + Sặc, hít + Hen phế quản (HPQ), đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) + Tràn khí màng phổi (TKMP) + Nhồi máu phổi + Phù phổi không do tim + Hít phải khí độc (khói...) + Tràn dịch màng phổi (TDMP): khó thở thường không nặng, đau khi hít vào sâu + Viêm phổi, viêm phế quản co thắt + Bệnh lý thành ngực và cơ hô hấp: Gù vẹo cột sống, liệt cơ hô hấp NGUYÊN NHÂN Tim : + Thiếu máu cơ tim cấp + Hở van tim cấp + Rối loạn nhịp + Phù phổi cấp + Suy tim cấp + Ép tim cấp + Bệnh tim bẩm sinh - Dị ứng- miễn dịch: + Phản vệ - Chấn thương: + Mảng sườn di động + Tràn máu - tràn khí màng phổi + Đụng dập phổi + Rách khí, phế quản, tắc mạch khí + Ép tim cấp XÁC ĐỊNH KHÓ THỞ CẤP Dấu hiệu lâm sàng người bệnh và người đi cùng khai Nhịp thở nhanh hay chậm Kiểu thở bất thường Tiếng phổi bất thường Dấu hiệu nặng của bệnh   Dấu hiệu hô hấp : + Tím, vã mồ hôi + Thở nhanh, thở rít, thở chậm + Co kéo cơ hô hấp phụ + Thở ngực bụng nghịch thường (mệt cơ hô hấp) Huyết động : + Nhịp nhanh + HA tụt + Dấu hiệu sốc Thần kinh, tâm thần : + Kích thích, đờ đẫn + Thất điều + Hôn mê ĐỊNH HƯỚNG NGUYÊN NHÂN Khó thở thì hít vào và thở ồn ào, tiếng rít : + Khó thở thanh quản ( phù Quincke, viêm nắp thanh quản ,  dị vật đường thở  , u, ung thư sẹo hẹp hoặc do bị chèn ép thanh quản từ bên ngoài, liệt dây thanh, chấn thương thanh quản , co thắt thanh quản ...) Khó thở ra và có tiếng ran rít hoặc ran ngáy: + Đợt cấp COPD + Cơn HPQ + Phù phổi cấp Ran ẩm: + Phù phổi cấp + Viêm phổi + Xơ phổi kẽ ĐỊNH HƯỚNG NGUYÊN NHÂN Lồng ngực mất cân đối hoặc giảm, mất rì rào phế nang: + TKM P + TDM P + Xẹp phổi Nhịp thở nhanh, không có tiếng phổi bất thường + Bệnh lý thần kinh cơ + Thiếu máu cấp + Sốc nhiễm khuẩn + Toan chuyển hoá + Nhồi máu phổi + Ép tim cấp kết hợp hoàn cảnh xuất hiện Phân độ khó thở (theo mMRC): Áp dụng cho đợt khó thở cấp của bệnh mạn tính • Độ 0 : chỉ khó thở khi làm việc nặng • Độ 1 : khó thở khi đi vội hay lên dốc thẳng • Độ 2 : đi chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc đang đi phải dừng lại để thở • Độ 3 : khó thở sau khi đi được khoảng 100m hoặc sau vài phút trên đường bằng phẳng • Độ 4 : khó thở khi thay quần áo hoặc không thể ra khỏi nhà vì khó thở XỬ TRÍ BỆNH NHÂN KHÓ THỞ CẤP Tiếp cận ổn định bệnh nhân Xác định bệnh nhân khó thở cấp Hồi sức bệnh nhân Hỏi bệnh nhân và người nhà Khám bệnh thì 2 Hồi sức đánh giá lại bệnh nhân Chỉ định cận lâm sàng Sử dụng thuốc Đánh giá thì 3 HỒI SỨC BỆNH NHÂN THÌ 1 xử trí chung Bệnh nhân nằm đầu cao 20-30 Cho thở oxy gọng Hút đờm dại nếu cần Kiểm tra tuần hoàn: mạch, huyết áp Mắc moniter theo dõi Đặt đường truyền, lấy máu XN  Tắc đường hô hấp trên - Tắc hoàn toàn (hiếm gặp trong cấp cứu vì phần lớn đã tử vong trước khi vào cấp cứu) + Thở nghịch thường, tím, hôn mê + Nguyên nhân: chấn thương - dị vật đường thở (thức ăn, răng giả ) + Cần soi thanh quản cấp cứu lấy dị vật và can thiệp cấp cứu: nghiệm pháp Heimlich, chọc kim qua màng nhẫn giáp, mở màng nhẫn giáp, MKQ cấp cứu Tắc đường hô hấp trên - Tắc không hoàn toàn: + Thở rít, khó thở vào, co kéo cơ hô hấp phụ, di động lồng ngực nghịch thường + Hội chứng xâm nhập (dị vật đường thở) + Cần thăm khám cổ (sẹo, hạch, u, máu tụ, đụng dập cổ, viêm tấy phần mềm, tràn khí dưới da) - soi họng thanh môn, thanh quản + Các dấu hiệu nặng: phải ngồi thở, mệt lả kiệt sức, tím (rất nặng), truỵ mạc h Tắc đường hô hấp trên Xử trí cấp cứu: oxy liều cao, soi hút dị vật, corticoid liều cao (solumedrol), theo dõi sát và sẵn sàng đặt NKQ, MKQ. + Phù Quincke: adrenalin 0,25 mg tiêm tĩnh mạch, solumedrol 80-160 mg tiêm tĩnh mạch. + Hít phải chất nôn hoặc chất ăn mòn: corticoid, cân nhắc đặt ống NKQ. + Viêm nắp thanh quản (haemophilus): cocticoi d , kháng sinh + Liệt thanh môn: NKQ, MKQ + Dị vật: Heimlich, soi hút cấp cứu + Co thắt thanh quản: adrenalin , NKQ hoặc MKQ + Tụt lưỡi: nằm nghiêng, đặt canun miệng, NKQ + Chấn thương thanh quản: cocticoi d , MKQ Hỏi bệnh thăm khám thì 2 Hỏi bệnh - Hoàn cảnh xuất hiện : tự nhiên, sau gắng sức, khi thay đổi thời tiết, khi tiếp xúc với dị nguyên - Thời gian xuất hiện : đột ngột mới xuất hiện hay đã có nhiều tháng, nhiều năm - Đặc điểm : từng cơn hay liên tục tăng dần - Mức độ khó thở - Các dấu hiệu đi kèm - Tiến triển, yếu tố làm tăng hoặc làm giảm khó thở ... - Tiền sử bệnh hô hấp tim mạch - Tiền sử sử dụng thuốc và dị ứng thuốc Hỏi bệnh thăm khám thì 2 Khám bệnh: Nhìn: - Đếm nhịp thở: là một thông số rất quan trọng. Nhịp thở ngay lúc vào có thể không chính xác do bệnh nhân có phần lo lắn g - Quan sát lồng ngực (nhất là phía lưng) và thành ngực. Sự nhịp nhàng giữa di động cơ hoành và lồng ngực. Vận động nghịch thường của lồng ngực.... - Quan sát kỹ vùng cổ: bướu giáp, sẹo MKQ, di lệch khí quản, tĩnh mạch cổ nổi - Phát hiện nhợt nhạt, tím, vã mồ hôi + Tím : Cần phân biệt giữa tím trung ương và tím ngoại biên: • Tím ngoại biên (do suy tuần hoàn: máu ứ trệ ở tĩnh mạch và mao mạch làm tăng tách oxy): tím đầu chi • Tím trung ương: xuất hiện sớm ở mặt, đặc biệt là lưỡi, đỉnh mũi và tai. Xuất hiện tím khi lượng Hb khử trên 5 g/L.  - Ho và đờm Hỏi bệnh thăm khám thì 2 Sờ: - Đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân chấn thương và có tổn thương gây đau ở thành ngực - Phát hiện gãy xương sườn, ấn tìm điểm đau (gãy xương, chấn thương đụng dập...) - Phát hiện tràn khí dưới da Gõ : - Phát hiện TKMF, TDMF Nghe :   - Phát hiện các ran phổi, cọ màng phổi màng tim, bệnh van tim CẬN LÂM SÀNG  Khí máu động mạch: Rất quan trọng để đánh giá tình trạng thông khí (PaCO2) và mức độ thiếu oxy. Xét nghiệm cần có thời gian để chọc lấy máu và thời gian phân tích mẫu máu, do vậy đối với các bệnh nhân rất nặng thì không thể chờ đợi khí máu rồi mới can thiệp . Công thức máu, sinh hóa máu Cung lượng đỉnh thở ra: Rất có ích đối với bệnh nhân HPQ và COPD Điện tâm đồ: Giúp tìm một số dấu hiệu điện tim của một sô bệnh phổi và phát hiện một số bệnh tim mạch . Xquang: Chụp tại giường khi bệnh nhân còn trong giai đoạn nặng. Nên chụp ở tư thế nửa ngồi hoặc ngồi. Đặc biệt có ích trong trường hợp thăm khám lâm sàng khó khăn hoặc không thu được các thông tin cần thiết, không có định hướng rõ ràng Siêu âm tim CT scaner, MRI nếu cần Sử dụng thuốc Sau khi đã định hướng nguyên nhân có thể sử dụng thuốc phù hợp Nếu co thắt khí phế quản có thể cho bệnh nhân thở khí dung adrenalin hoặc sabutamol Bicarbonat nếu nhiễm toan chuyển hóa ĐÁNH GIÁ THÌ 3 Sau khi tình trạng ổn định đánh giá lại bệnh nhân, mời hội chẩn để xử trí tiếp CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_tiep_can_chan_doan_va_xu_tri_kho_tho_cap_nhom_6_cl.pptx
Tài liệu liên quan