Tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán trong thương mại điện tử - Nguyễn Thị Trần Lộc: 29/10/2014
1
CHƯƠNG 6:
THANH TOÁN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
GV: ThS.Nguyễn Thị Trần Lộc
Email: locnguyenmkt@gmail.com
Nội dung
Thanh toán truyền thống và thanh toán trong TMĐT1
Giao dịch thanh toán điện tử2
Quy trình thanh toán qua mạng3
Thanh toán và xuất trình hóa đơn điện tử4
Những hệ thống thanh toán trong giao dịch B2B5
2
I. Thanh toán truyền thống
& thanh toán trong TMĐT
Thanh toán truyền thống: hình thức thanh toán được
sử dụng trong môi trường kinh doanh truyền thống
như: thanh toán trực tiếp, chuyển khoản, gửi tiền qua
bưu điện,
Thanh toán trong thương mại điện tử: hình thức
thanh toán sử dụng cho các giao dịch thực hiện trên
mạng Internet thông qua các loại thẻ, ví điện tử, séc
điện tử, chuyển khoản,...
3
I.1. Thanh toán truyền thống
Thanh toán truyền thống: hình thức thanh toán được
sử dụng trong môi trường kinh doanh truyền thống
như: thanh toán trực tiếp, chuyển khoản, gửi tiền qua
bưu điện,
Trong trường hợp các bên đối tác ở các nướ...
35 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Thanh toán trong thương mại điện tử - Nguyễn Thị Trần Lộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/10/2014
1
CHƯƠNG 6:
THANH TOÁN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
GV: ThS.Nguyễn Thị Trần Lộc
Email: locnguyenmkt@gmail.com
Nội dung
Thanh toán truyền thống và thanh toán trong TMĐT1
Giao dịch thanh toán điện tử2
Quy trình thanh toán qua mạng3
Thanh toán và xuất trình hóa đơn điện tử4
Những hệ thống thanh toán trong giao dịch B2B5
2
I. Thanh toán truyền thống
& thanh toán trong TMĐT
Thanh toán truyền thống: hình thức thanh toán được
sử dụng trong môi trường kinh doanh truyền thống
như: thanh toán trực tiếp, chuyển khoản, gửi tiền qua
bưu điện,
Thanh toán trong thương mại điện tử: hình thức
thanh toán sử dụng cho các giao dịch thực hiện trên
mạng Internet thông qua các loại thẻ, ví điện tử, séc
điện tử, chuyển khoản,...
3
I.1. Thanh toán truyền thống
Thanh toán truyền thống: hình thức thanh toán được
sử dụng trong môi trường kinh doanh truyền thống
như: thanh toán trực tiếp, chuyển khoản, gửi tiền qua
bưu điện,
Trong trường hợp các bên đối tác ở các nước khác
nhau, có các hình thức thanh toán:
Phương thức chuyển tiền: thông qua ngân hàng
• Chuyển tiền bằng điện
• Chuyển tiền bằng thư
4
29/10/2014
2
I.1 Thanh toán truyền thống (tt)
Phương thức nhờ thu: Người xuất khẩu sau khi hoàn
thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập
khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số
tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập
ra
Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thoả thuận
mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách
hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3
hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong
phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra
trong thư tín dụng
5
I.1 Thanh toán truyền thống (tt)
Phương thức COD & CAD: CAD Cash against
documents, hay COD: Cash on delivery là phương thức
thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở
hợp đồng ngoại thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất
khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để
thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ
chứng từ theo thỏa thuận.
6
I.1 Thanh toán truyền thống (tt)
Phương thức ghi sổ – open account
Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương
thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như
sau:
Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa
vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định
trong hợp đồng ngoại thương (hợp đồng cơ sở) sẽ mở
một quyển sổ nợ để ghi nợ.
Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị
tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai
bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh
toán cho người ghi sổ.
7
I.1 Thanh toán truyền thống (tt)
Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to
purchase – A/P
A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế
Trong đó Ngân hàng của nhà nhập khẩu, theo yêu cầu
của nhà nhập khẩu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại
lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua
hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện
chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra
trong A/P và phải được đại diện của nhà nhập khẩu xác
nhận thanh toán.
8
29/10/2014
3
I.2 Thanh toán trong TMĐT
Thanh toán trong thương mại điện tử: hình thức
thanh toán sử dụng cho các giao dịch thực hiện trên
mạng Internet thông qua các loại thẻ, ví điện tử, séc
điện tử, chuyển khoản,..
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại những
hình thức sau:
Thanh toán trực tuyến: Một số website tại Việt Nam
đã có hình thức thanh toán trực tuyến giúp cho việc mua
hàng và thanh toán đơn giản, tiện lợi.
9
I.2 Thanh toán trong TMĐT (tt)
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế:
Khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa,
Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực
tuyến tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán
OnePAY.
Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Chủ thẻ đa năng
Đông Á, chủ thẻ Connect24 Vietcombank, và 1 số ngân
hàng khác đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại
các website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á và cổng
thanh toán OnePAY.
10
I.2 Thanh toán trong TMĐT (tt)
Thanh toán bằng ví điện tử: Sở hữu ví điện tử của
Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng có thể thanh toán
trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử
này.
Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây vẫn là hình thức
thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua các trang web vì
đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt
mua thì mới trả tiền.
Chuyển khoản ngân hàng: Thông qua ATM hoặc giao
dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản
sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận
hàng.
11
I.2 Thanh toán trong TMĐT (tt)
Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền
quốc tế: Trong trường hợp người mua hoặc người bán ở
cách xa, lại không có tài khoản ngân hàng thì có thể
dùng cách này. Tuy nhiên sẽ tốn một khoản phí chuyển
tiền tùy dịch vụ của từng ngân hàng.
12
29/10/2014
4
II. Giao dịch thanh toán điện tử
Các giao dịch thanh toán điện tử có thể sử dụng:
Thẻ thanh toán
Ví điện tử
Chuyển khoản
Thẻ cào
13
I. Thanh toán trong TMĐT
4
Thẻ thanh toán1
2
3
5
Ví điện tử
Séc điện tử
Thư điện tử
Các loại khác
II.1 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt được cung cấp bởi ngân hàng hoặc các
công ty lớn.
Thẻ cũng được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng
đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.
Số tiền thanh toán hay rút ra phải nằm trong phạm vi
số dư trong tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng
ngân hàng cho phép.
15
I.1 Thẻ thanh toán (tt)
1
2
3
Các loại thẻ thanh toán
Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán
Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán
29/10/2014
5
1
2
3
4
Phân loại theo công nghệ sản xuất
Phân loại theo tính chất thanh toán
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Phân loại theo chủ thể phát hành
II.1.1 Các loại thẻ thanh toán
17
II.1.1.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất
Thẻ khắc chữ nổi: Đây là loại thẻ được làm dựa trên
kỹ thuật khắc chữ nổi. Trên bề mặt thẻ những thông tin
cần thiết được khắc nổi.
Hiện nay người ta không dùng loại thẻ này nữa vì kỹ
thuật sản xuất qua thô sơ, dễ bị làm giả.
18
II.1.1.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất (tt)
Thẻ băng từ: Thẻ này được sản xuất dựa trên kỹ thuật
thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ.
Thẻ loại này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm
trở lại đây nhưng đã bộc lộ một số điểm yếu:
dễ bị lợi dụng do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hoá
được
có thể đọc thẻ dễ dàng nhờ thiết bị đọc gắn với máy vi tính
thẻ chỉ mang thông tin cố định
khu vực chứa tin hẹp, không áp dụng các kỹ thuật đảm baỏ
an toàn.
19
II.2.1.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất (tt)
Thẻ băng từ:
(1) is the magnetic stripe.
(2) is the signature strip
(3) is the CVC2 code
20
29/10/2014
6
II.1.1.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất (tt)
Thẻ thông minh (Smart Card): Đây là thế hệ mới
nhất của thẻ thanh toán. Thẻ thông minh được sản xuất
dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, nhờ gắn vào thẻ một
chíp điện tử mà thẻ có cấu tạo giống như một máy tính
hoàn hảo.
Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ
khác nhau.
Hiện nay, thẻ thông minh đuợc sử dụng rất phổ biến
trên thế giới vì có ưu điểm về mặt kỹ thuật độ an toàn
cao, khó làm giả được, ngoài ra còn làm cho quá trình
thanh toán thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn.
21
II.1.1.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất (tt)
Thẻ thông minh (Smart Card):
22
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh
toán
Thẻ tín dụng: Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến
hiện nay.
Chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn
không phải trả lãi để mua hàng hoá và dịch vụ.
Cuối tháng, khách hàng sẽ nhận được một bảng sao kê
(sao kê là một bảng kê chi tiết các khoản chi tiêu và trả
nợ của chủ thẻ cùng lãi và phí phát sinh trong một chu
kỳ sử dụng thẻ).
Sao kê được gửi cho chủ thẻ hàng tháng ngay sau ngày
lập bảng sao kê) do ngân hàng gửi tới.
23
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh toán
Thẻ tín dụng:
Nếu khách hàng thanh toán được hết số tiền nợ thì sẽ
không phải trả lãi.
Còn nếu trả được một phần thì chủ thẻ phải trả lãi, trả
phí hoặc bị phạt theo quy định của ngân hàng trong
từng thời kỳ.
24
29/10/2014
7
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh toán
Thẻ tín dụng:
25
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh toán (tt)
Thẻ ghi nợ: Loại thẻ này có quan hệ trực tiếp và gắn
liền với tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản séc.
Khi mua hàng hoá, dịch vụ, giá trị giao dịch sẽ được
khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông
qua các thiết bị điện tử đặt tại nơi tiếp nhận thẻ.
26
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh toán (tt)
Thẻ ghi nợ:
27
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh toán (tt)
Thẻ rút tiền mặt tự động: (Thẻ ATM) : Là loại thẻ
ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt từ
tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động
(ATM) hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà máy ATM
cung ứng.
28
29/10/2014
8
II.1.1.2 Phân loại theo tính chất thanh toán (tt)
Thẻ rút tiền mặt tự động:
29
II.1.1.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Thẻ trong nước: Là lợi thẻ
được sử dụng trong phạm vi
một quốc gia, do vậy đồng
tiền giao dịch là đồng bản tệ.
Thẻ cũng có các đặc điểm
như các loại thẻ khác, tuy
nhiên điểm khác chủ yếu là
phạm vi sử dụng.
30
II.1.1.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được chấp
nhận thanh toán trên toàn cầu, sử dụng
ngoại tệ mạnh để thanh toán.
Thẻ này được khách hàng ưa chuộng
do tính thuận lợi, an toàn.
Các ngân hàng cũng có được lợi ích
đáng kể với loại thẻ này như nhận
được nhiều sự giúp đỡ trong nghiên
cứu thị trường, chi phí xây dựng cơ sở
chấp nhận thẻ thấp hơn so với tự hoạt
động...
31
II.1.1.4 Phân loại theo chủ thể phát hành
Thẻ do ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ do ngân
hàng cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng sử
dụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sử dụng số tiền
do ngân hàng cấp tín dụng.
Thẻ này được phát triển rộng không chỉ trong phạm vi
một quốc gia mà đã phát triển trên phạm vi toàn thế
giới.
32
29/10/2014
9
II.1.1.4 Phân loại theo chủ thể phát hành (tt)
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đây là
thẻ du lịch, giải trí cho các tập đoàn kinh doanh lớn
như Diners Club, Amex,... Thẻ cũng được sử dụng trên
phạm vi toàn cầu với các quy trình thanh toán không
khác nhiều so với thẻ do ngân hàng phát hành.
33
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán
Đối với chủ thẻ (Cardholder)
Thẻ tín dụng là hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau.
Khác với cho vay thông thường, thẻ cho phép khách
hàng sử dụng tín dụng của ngân hàng mà không phải
đến ngân hàng xin vay.
Với hình thức cho vay thông thường khi đến hạn khách
hàng phải thanh toán hết một lần thì thẻ tín dụng cho
phép khách hàng có thể thanh toán một lượng tối thiểu
hoặc có thể trả hơn hạn mức này mà không phải chịu
một khoản phạt nào từ ngân hàng.
34
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với chủ thẻ (Cardholder)
Thông thường khách hàng không trả hết ngay một lần
mặc dù họ có đủ tiền thanh toán.
Theo thống kê, phần lớn khách hàng không trả ngay
toàn bộ số tiền thanh toán.
Xét về khía cạnh an toàn, việc thẻ bị rơi hoặc mất cắp
chưa chắc đã bị rủi ro mất tiền. Điều này khác với tiền
mặt khi mất nghĩa là khả năng mất tiền là chắc chắn.
35
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với chủ thẻ (Cardholder)
Khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng không phải mang
theo một lượng tiền mặt lớn dễ gây rủi ro bị mất cũng
như việc bảo quản cũng rất phức tạp.
Chưa kể đến việc rất bất tiện khi sử dụng tiền mặt khi
tiêu ở các nước khác nhau.
Việc dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán đảm bảo khả
năng chi tiếu đa ngoại tệ, không bị lệ thuộc vào ngoại tệ
của nước nào.
36
29/10/2014
10
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với chủ thẻ (Cardholder)
Với việc ra đời Internet và các dịch vụ toàn cầu khác,
thẻ tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc cho phép
người mua hàng có thể đặt mua hàng qua Internet.
=>Có thể nói thương mại điện tử phát triển dựa vào rất
nhiều khả năng sử dụng tiền điện tử, đặc biệt là thẻ thanh
toán.
37
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với ngưòi bán hàng (ĐVCNT) (Merchant hay
Retailer)
Việc sử dụng thẻ làm công cụ thanh toán làm cho
người tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc
mua hàng.
=>Điều này tạo điều kiện cho người bán hàng có cơ hội
tăng doanh số bán hàng của mình.
Tạo cơ hội mở rộng thị trường bán hàng cho người
bán. Thị trường sẽ trở thành toàn cầu đối với họ một
khi cho phép người tiếu dùng mua bán hàng hoá trên
Internet hoặc trong kinh doanh thương mại điện tử.
38
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với ngưòi bán hàng (ĐVCNT) (Merchant hay
Retailer)
Với việc chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có
khả năng giảm thiểu các chi phí về quản lý tiền mặt như
bảo quản, kiểm đếm nộp vào tài khoản ở ngân hàng...
Ngoài ra, việc thanh toán giữa người mua và người bán
được ngân hàng bảo đảm vừa nhanh chóng, thuận tiện
và chính xác.
39
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với ngân hàng
Thẻ tín dụng là một cách dễ nhất cho ngân hàng mở
rộng tín dụng và cũng là một phương thức tạo thuận tiện
cho khách hàng muốn vay ngân hàng.
Do hạn mức tín dụng là tuần hoàn nên khách hàng có
thể vay tiền, hoàn trả và vay lại tiếp mà không phải đến
ngân hàng xin khoản vay mới.
40
29/10/2014
11
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với ngân hàng
Khi khách hàng đã thanh toán, hạn mức tín dụng tự
động được tăng lên.
=>Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đã được
ngân hàng chấp nhận một khoản vay mới (hạn mức tín
dụng mới).
Việc sử dụng thẻ thanh toán tạo điều kiện cho các ngân
hàng có thể mở rộng thị trường và tăng thêm khách
hàng mà không cần phải mở thêm nhiều chi nhánh.
41
II.1.2 Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Đối với ngân hàng
Ngoài ra, một cách gián tiếp, lượng tiền gửi của khách
hàng xét trên cả hai đối tượng: chủ thẻ (người mua) và
người bán sẽ tăng lên vì cả hai đối tượng này đều được
những lợi ích nhất định khi chấp nhận sử dụng thẻ thanh
toán
Việc thanh toán bằng thẻ tạo điều kiện huy động vốn
cho ngân hàng, bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng.
Ngân hàng có thể sử dụng tốt nguồn vốn thanh toán này
để phục vụ hoạt động sản xuất doanh.
=>Đây là một nguồn vốn rất lớn cần được khai thác
42
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán
Đơn phát hành với các thông tin giả mạo:
Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng có đơn
xin phát hành với các thông tin giả mạo do không thẩm
định kỹ các thông tin mà khách hàng đưa đến.
=>Trường hợp này có thể dẫn đến những rủi ro về tín
dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ sử dụng thẻ
hoặc không có khả năng thanh toán.
43
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Thẻ giả:
Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc các cá nhân làm giả
với các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch hoặc
thẻ bị mất cắp, thất lạc.
Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo gây
tổn thất cho ngân hàng phát hành bởi theo quy định của
tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có
mã số (PIN) của ngân hàng phát hành.
=>Đây là rủi ro đặc biệt nguy hiểm khó quản lý vì nằm
ngoài sự tiên liệu của ngân hàng phát hành.
44
29/10/2014
12
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Thẻ bị mất cắp, thất lạc:
Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử
dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng
phát hành để có biện pháp hạn sử dụng thẻ hoặc thu hồi
thẻ.
Các tổ chức tội phạm có thể in nổi và mã hoá lại các thẻ
để thực hiện các giao dịch giả.
Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân
hàng phát hành.
Loại rủi ro này chiếm tỷ lệ lớn trong các loại, xấp xỉ
49%.
45
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát
hành gửi đến:
Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bàng đường
bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi.
Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức không biết
gì về việc thẻ đã được gửi cho mình.
=>Nếu không có biện pháp gì quản lý đảm bảo, ngân
hàng phát hành chịu mọi rủi ro đối với các giao dịch
trong trường hợp này
46
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện thoại:
Cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá, dịch vụ qua
thư, điện thoại trên sơ sở thông tin về thẻ như: loại thẻ,
số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ.
Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là
người đặt mua hàng thì giao dịch đó cơ sở chấp nhận
thẻ bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.
=>Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho cơ sở chấp nhận
thẻ hoặc ngân hàng thanh toán
47
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng:
Đến kì phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhận
được thông báo thay đối địa chỉ của chủ thẻ và được yêu
cầu gửi về địa chỉ mới.
Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó nên
ngân hàng phát hành đã gửi thẻ về địa chỉ theo yêu cầu
nhưng thực ra đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ
đích thực.
48
29/10/2014
13
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng:
Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác sử dụng và chỉ
được phát hiện khi chủ thẻ không nhận được thẻ nên
liên lạc với ngân hàng phát hành hoặc khi ngân hàng
yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê.
=>Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc
ngân hàng phát hành
49
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn
thanh toán của chủ thẻ.
Khi thực hiện giao dịch, nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ
đã cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ nhưng
chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành
giao dịch.
Sau đó nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ mạo chữ ký thật
của chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng
thanh toán.
=>Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng phát
hành hoặc cơ sở chấp nhận thẻ.
50
II.1.3 Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán (tt)
Tạo băng từ giả:
Là loại giao dịch thẻ sử dụng kỹ thuật công nghệ cao,
trên cơ sở thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ
thật thanh toán tại cơ sở chấp nhạn thẻ, các tổ chức tội
phạm làm thẻ giả đã sử dụng phần mềm riêng để mã hoá
và in tạo ra các băng từ trên thẻ giả.
Sau đó chúng thực hiện giao dịch giả mạo thẻ.
Loại giả mạo này đang tăng nhanh ở các nước tiên tiến
51
II.2 Ví điện tử
Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng
những bit số.
Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử
phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ
thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính,
Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong
cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và
được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà
khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành.
52
29/10/2014
14
II.2 Ví điện tử (tt)
Tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử
được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền
giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích
lũy giá trị.
Giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát
hành
giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo
bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền
giấy theo yêu cầu của người sở hữu
53
II.2 Ví điện tử (tt)
Tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử
được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền
giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích
lũy giá trị.
Giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát
hành
Giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo
bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền
giấy theo yêu cầu của người sở hữu
54
II.2. Ví điện tử (tt)
Ví số hay ví điện tử: là một thuật ngữ dùng trong giao
dịch thương mại điện tử.
Một ví điện tử hoạt động giống như một ví thông
thường.
Ví điện tử ban đầu được coi là một phương pháp lưu
trữ nhiều dạng tiền điện tử (e-cash) khác nhau
=> không mang lại nhiều thành công, nên nó đã phát triển
thành một dạng dịch vụ cho phép người dùng Internet lưu
trữ và sử dụng thông tin trong mua bán.
55
II.2 Ví điện tử (tt)
56
29/10/2014
15
II.2. Ví điện tử (tt)
Thuật ngữ “ví điện tử” ngày càng được sử dụng để
miêu tả ứng dụng của điện thoại di động, đặc biệt là
điện thoại có hệ điều hành, có thể lưu trữ thông tin bảo
mật của người dùng và sử dụng công nghệ mạng không
dây để thực hiện giao dịch.
Tài khoản ngân hàng cá nhân thường được kết nối với
ví điện tử.
Họ cũng có thể lưu số bằng lái, thẻ y tế, thẻ khách
hàng, và các giấy tờ nhận dạng khác trong điện thoại.
57
II.2. Ví điện tử (tt)
Những thông tin bảo mật này sẽ được chuyển đến bên
tiếp nhận của cửa hàng thông qua thiết bị kết nối phạm
vi gần NFC.
Một số người phỏng đoán rằng trong tương lai ví điện
tử sẽ thay thế những chiếc ví thực
58
II.2. Ví điện tử (tt)
Công nghệ ví điện tử bao gồm:
phần mềm
thiết bị thông tin.
Phần mềm cung cấp chế độ bảo mật và mã hóa cho
thông tin cá nhân và giao dịch thực tế.
Thông thường, khách hàng tự giữ và bảo quản ví điện
tử và hoàn toàn tương thích với các trang web thương
mại điện tử.
59
II.2. Ví điện tử (tt)
Ví điện tử server, cũng đc gọi là ví mỏng, là loại ví mà
một tổ chức tạo ra cho khách hàng được lưu trữ trên
server của họ.
Ví điện tử server đang được các nhà bán lẻ ưa chuộng
vì tính bảo mật, hiệu quả, có thể thêm tiện ích cho
người dùng, làm tăng sự thích thú khi mua bán.
60
29/10/2014
16
II.2. Ví điện tử (tt)
Thiết bị thông tin thực chất là cơ sở dữ liệu thông tin
do người dùng tự thêm vào
Các thông tin này bao gồm:
địa chỉ chuyển hàng
địa chỉ hóa đơn
cách thức thanh toán (bao gồm số thẻ tín dụng, ngày hết
hạn, và số bảo mật)
các thông tin khác
61
II.2. Ví điện tử (tt)
Cách đăng kí và sử dụng Ví điện tử:
người dùng có thể đăng kí đơn giản và dễ dùng.
Khi phần mềm được cài đặt, người dùng bắt đầu sử
dụng bằng cách nhập các thông tin vào đúng cách.
=>Ví điện tử đã được thiết lập.
Tại trang thanh toán của một trang thương mại điện tử,
phần mềm ví điện tử có khả năng tự động điền thông
tin người dùng vào một đơn điện tử.
62
II.2. Ví điện tử (tt)
Cách đăng kí và sử dụng Ví điện tử:
Hầu hết các ví điện tử đều mặc định gợi ý khi phần
mềm nhận ra một mẫu đơn nó có thể điền vào, nếu bạn
chọn điền tự động, bạn sẽ được gợi ý mật khẩu.
=>Điều này có thể ngăn chặn người dùng bất hợp pháp
truy cấp thông tin cá nhân được lưu trên máy tính
63
II.2. Ví điện tử (tt)
Cách đăng kí và sử dụng Ví điện tử:
Ví điện tử được thiết kế để hoạt động chính xác khi
chuyển dự liệu tới các đơn yêu cầu thanh toán; tuy
nhiên, nếu một trang thương mại điện tử nào đó có một
hệ thống thanh toán khác biệt, ví điện tử có thể sẽ
không tự động điền vào đơn thanh toán được.
=>Với công nghệ ECML, người dùng sẽ không phải gặp
điều phiền toái này.
64
29/10/2014
17
II.2. Ví điện tử (tt)
Cách đăng kí và sử dụng Ví điện tử:
Lợi ích cho các trang thương mại điện tử: Có hơn 25%
những người mua hàng trên mạng đã hủy đặt hàng của
mình vì quá chán phải điền vào hóa đơn thanh toán
(theo Graphic Arts Monthly, 1999).
=>Ví điện tử đã giúp giải quyết vấn đề này bằng cách
mang lại cho ngừơi dùng cơ hội chuyển thông tin bảo mật
và chính xác.
=>Điều này đã đơn gian hóa quá trình hoàn thành giao
dịch, tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng.
65
II.2. Ví điện tử (tt)
Cách đăng kí và sử dụng Ví điện tử:
Ngôn ngữ mẫu trong thương mại điện tử (ECML)
là một giao thức quy định cách thức bán lẻ tạo nên các
hóa đơn thanh toán.
Những doanh nghiệp đã tham gia kết hợp sử dụng công
nghệ ví điện tử và ECML bao gồm: Microsoft,
Discover, IBM, Omaha Steaks và Dell Computers.
66
II.2. Ví điện tử (tt)
Một số ví điện tử thông dụng:
Bảo kim : https://www.baokim.vn
Ngân lượng: https://www.nganluong.vn
VnMart: https://www.vnmart.vn
Payoo: https://www.payoo.com.vn
PayPal:
Mobivi: https://mca.mobivi.vn
MoMo:
Vina Pay: https://www.vinapay.com.vn
67
II.2. Ví điện tử (tt)
Một số ví điện tử thông dụng:
Webmoney:
Payza:
MoneyBookers:
SolidTrustPay:
Egopay:
GlobalDigitalPay:
C-Gold:
Mondial Bank :
68
29/10/2014
18
II.2. Ví điện tử (tt)
Một số ví điện tử thông dụng:
HD-Money:
TechnoCash:
Gold-Pay:
iGolder:
Liqpay:
CosmicPay:
Neteller:
69
II.2. Ví điện tử (tt)
Một số ví điện tử thông dụng:
ECUmoney:
PerfectMoney:
Pecunix:
EuroGoldCash:
HooPay:
Okpay:
LibertyReserve:
70
I.3. Séc điện tử
Séc điện tử là một loại “séc ảo”, nó cho phép người
mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet.
Người mua sẽ điền vào form (tương tự như quyển séc
được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân
hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch,
sau đó nhấn nút “send” hay “submit” để gửi đi.
Tất cả những thông tin đó hoặc sẽ được chuyển đến
máy tính của chủ sở hữu hoặc được chuyển tới một
trung tâm giao dịch, phụ thuộc vào sự lựa chọn của chủ
sở hữu
71
I.3. Séc điện tử (tt)
72
29/10/2014
19
I.3. Séc điện tử (tt)
Năm 2012, một đội ngũ chuyên gia Anh công bố phát
minh mới là séc điện tử, cho phép tận dụng lợi thế của
phương pháp thanh toán bằng séc giấy, nhưng rút ngắn
thời gian xử lý giao dịch cũng như loại bỏ được chi phí
chuyển séc đến ngân hàng.
Tập séc công nghệ cao có bề ngoài cũng như hoạt động
giống séc truyền thống.
Nhưng để viết hoặc ký lên tấm giấy, một người cần
phải có bút điện tử đặc biệt với khả năng ghi nhận bất
cứ nét chữ nào được viết lên bề mặt tấm séc chứa hàng
triệu điểm nhỏ.
73
I.3. Séc điện tử (tt)
Sau đó, cây bút sẽ chuyển thông tin chi tiết về giao
dịch được thực hiện đến ngân hàng thông qua kết nối
không dây.
Do séc và bút điện tử chỉ hoạt động thông qua trung
tâm mạng do chính người dùng đăng ký, chúng hoàn
toàn vô dụng nếu rơi vào tay kẻ xấu
74
I.4 Thanh toán qua thư điện tử (P2P)
Phương thức thanh toán P2P (Person-to-Person) cho
phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài
khoản của họ tại ngân hàng để thanh toán qua thư điện
tử
75
I.5 Một số dạng thanh toán khác
Ngoài các dạng thanh toán trên, còn có các dạng thanh
toán như:
Chuyển khoản
Thẻ cào
Hình thức Micropayment
.
76
29/10/2014
20
III. Quy trình thanh toán qua mạng
Thanh toán bằng thẻ
Thanh toán bằng séc điện tử
Thanh toán qua thư điện tử
Thanh toán qua ví điện tử
77
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ
78
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ
79
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ(tt)
Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
Khách hàng sau khi nhận thẻ có thể sử dụng ngay thẻ đó
để mua hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT.
Khách hàng xuất trình thẻ, ĐVCNT sẽ tiến hành kiểm
tra tính hợp lệ của thẻ.
Sau khi kiểm tra xong, ĐVCNT sẽ lập hóa đơn thanh
toán và yêu cầu chủ thẻ ký vào đó.
80
29/10/2014
21
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
ĐVCNT sẽ so sánh chữ ký đó với chữ ký mẫu trên thẻ.
Hoá đơn thường được lập thành 4 liên:
• Khách hàng giữ 1 liên
• ĐVCNT giữ 1 liên
• 2 liên sẽ được nộp lại cho ngân hàng.
Sau một khoảng thời gian nhất định (thường là một
tuần) các ĐVCNT sẽ lập bản kê cho từng loại thẻ để nộp
ngân hàng đề nghị thanh toán.
81
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Xin cấp phép
Trường hợp giá trị giao dịch bằng hoặc vượt mức thanh
toán, ĐVCNT phải liên hệ với ngân hàng phát hành
thông qua ngân hàng thanh toán và trung tâm xử lý số
liệu thuộc tổ chức thẻ quốc tế để xin cấp phép.
Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra hạn mức tín dụng
sẽ trả lời cấp phép cho ĐVCNT thông qua trung tâm và
ngân hàng thanh toán.
82
III. Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Xin cấp phép
83
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Thanh toán
Tại ngân hàng thanh toán: khi tiếp nhận hoá đơn và
bảng kê, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ
của các thông tin trên hoá đơn.
Nếu không có vấn đề gì thì ngân hàng tiến hành ghi nợ
vào tài khoản của mình và ghi có vào tài khoản của
ĐVCNT.
Việc ghi sổ này phải tiến hành ngay trong ngày nhận
được hoá đơn và chứng từ của ĐVCNT.
84
29/10/2014
22
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Thanh toán
Sau đó ngân hàng thanh toán tổng hợp dữ liệu gửi đến
trung tâm xử lý dữ liệu (trường hợp nối mạng trực tiếp).
Nếu ngân hàng thanh toán không được nối mạng trực
tiếp thì gửi hoá đơn, chứng từ đến ngân hàng mà mình
làm đại lý thanh toán
85
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Thanh toán
Trung tâm sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù
trừ giữa các ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát
hành, đồng thời thực hiện báo có và báo nợ trực tiếp cho
các ngân hàng thành viên.
Việc xử lý bù trừ, thanh toán được thực hiện thông qua
ngân hàng thanh toán và ngân hàng bù trừ.
86
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
Thanh toán
Ngân hàng phát hành khi nhận thông tin, dữ liệu xong sẽ
tiến hành thanh toán.
Định kỳ trong tháng, ngân hàng phát hành lập bản sao
kê báo cho chủ thẻ các khoản chủ thẻ đã sử dụng và yêu
cầu chủ thẻ thanh toán (đối với thẻ tín dụng)
87
III.1 Quy trình thanh toán bằng thẻ (tt)
88
29/10/2014
23
III.2. Quy trình thanh toán bằng séc điện tử
Phương pháp Print & Pay: có nghĩa là in và thanh
toán, để sử dụng phương thức này khách hàng phải mua
một phần mềm cho phép mình in những tấm séc ra và
chuyển séc đó đến ngân hàng của mình để nhận tiền.
Quá trình xử lý séc trực tuyến cũng
giống như séc thông thường, khi phát
sinh thanh toán séc được chuyển đến
ngân hàng và phải được ngân hàng
chứng nhận thì séc đó mới có giá trị.
Sử dụng tiện ích này giúp khách hàng
giảm được nhiều chi phí giao dịch.
89
III.2. Quy trình thanh toán bằng séc điện tử
Trung tâm giao dịch: giống như việc áp dụng phương
pháp “print& pay”, người sử dụng séc phải nhập tất cả
các thông tin trên séc vào form tại cửa hàng ảo.
Những thông tin đó sẽ được mã hoá và chuyển trực tiếp
tới ngân hàng và sẽ được xử lý trong vòng 48 giờ
Sau đó, toàn bộ số tiền của giao dịch sẽ được chuyển từ
tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán.
Kèm theo đó, là một “báo có” trực tuyến vào tài khoản
của người bán và một “báo nợ” được gửi bằng email
cho người mua
90
III.2. Quy trình thanh toán bằng séc điện tử (tt)
91
III.2. Quy trình thanh toán bằng séc điện tử
=> Phương pháp sử dụng trung tâm giao dịch sẽ nhanh
hơn phương pháp “print & pay” bởi vì tất cả các thông tin
cần thiết của khách hàng sẽ được nhập trực tiếp trên mạng
ngay khi giao dịch đang được thực hiện, và những tấm séc
đó luôn được đảm bảo có giá trị
92
29/10/2014
24
III.2. Quy trình thanh toán bằng séc điện tử
93
III.3. Quy trình thanh toán qua thư điện tử
Người mua thực hiện thanh toán bằng cách gửi email đến cho
người nhận (người nhận - người bán hàng cần tìm đến đường
kết nối với trang có sẵn các mẫu thanh toán để gửi và nhận)
qua các bước:
Cung cấp số tài khoản trực tuyến của công ty
Nhấn chuột vào đường link đến trang thanh toán qua thư điện
tử
Nhập thêm tên của người nhận, địa chỉ email, trị giá giao dịch,
và số thẻ tín dụng hay tài khoản nơi mà tiền được rút ra từ đó
Ngoài ra có thể điền thêm các ghi chú cá nhân của người nhận
đối với các giao dịch đặc biệt.
94
III.3. Quy trình thanh toán qua thư điện tử (tt)
Tại hộp thư của người nhận sẽ nhận được thông báo:
Tiền đã được gửi đến
Được cung cấp một siêu liên kết để nhận tiền
Lựa chọn nơi gửi tiền (hoặc là được gửi vào tài khoản
ngân hàng hoặc là được đưa vào thẻ tín dụng).
=> Giao dịch thanh toán được hoàn thiện.
95
III.3. Quy trình thanh toán qua thư điện tử (tt)
Phương thức thanh toán này có ưu điểm:
Các bên không cần phải cung cấp các thông tin về tài
khoản của mình cho đối tác
Có thể hạn chế được một số rủi ro liên quan đến việc an
toàn thông tin dữ liệu về tài khoản thẻ.
96
29/10/2014
25
III.3. Quy trình thanh toán qua thư điện tử (tt)
97
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử
Ví dụ: ví điện tử Ngân lượng
Ngân lượng là một trong những đơn vị thanh toán trực
tuyến đầu tiên ở Việt Nam và được xây dựng theo mô
hình thanh toán trực tuyến của paypal.
Mô hình hoạt động của Ngân Lượng là cho phép người
mua nạp tiền vào tài khoản của mình để có thể nhận
một khoản “ngân lượng” tương ứng với số tiền của
mình để có thể thực hiện các cuộc giao dịch mua bán
thông qua mạng internet và ngược lại (1 VNĐ tương
đương 1 ngân lượng).
98
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Khi khách hàng muốn mua một sản phẩm thông qua
Ngân lượng, số tiền đó sẽ chuyển từ tài khoản người
mua tới tài khoản người bán thông qua các cơ sở tài
chính của Ngân Lượng.
99
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Một số ví dụ khác:
100
Ví điện tử VnMart
29/10/2014
26
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Một số ví dụ khác:
101
Ví điện tử VnMart
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Một số ví dụ khác:
102
Ví điện tử Payoo
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Một số ví dụ khác:
103
Ví điện tử Payoo thanh toán điện nước
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Một số ví dụ khác:
104
Ví điện tử Payoo cho điện thoại di động
29/10/2014
27
III.4 Quy trình thanh toán qua ví điện tử (tt)
Một số ví dụ khác:
105
Ví điện tử Payme
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử
Xuất trình hóa đơn điện tử (EBPP: Electronic bill
presentment and payment): Trình bày và cho phép
thanh toán một hóa đơn trực tuyến. Thường sử dụng
trong giao dịch B2C.
Các loại hóa đơn:
Ngân hàng trực tuyến (Online banking)
Hóa đơn trực tiếp (Biller direct)
Hóa đơn tổng hợp (Bill consolidator)
106
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử
Ngân hàng trực tuyến (Online banking): Người tiêu
dùng đăng nhập dịch vụ trả tiền hóa đơn của ngân hàng
trực tuyến và tự tất cả các khoản thanh toán của mình
từ một trang web duy nhất.
Một số ngân hàng cung cấp dịch vụ miễn phí với một
tài khoản đã có
Một số khác cung cấp dịch vụ với tài khoản phải duy
trì 1 số dư tối thiểu do ngân hàng quy định.
Một số khác tính lệ phí hàng tháng từ 5$ đến 7$.
107
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
108
29/10/2014
28
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
109
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
Hóa đơn trực tiếp (Biller direct): Người tiêu dùng
điền các khoản thanh toán tại trang web của mỗi hoá
đơn bằng thẻ tín dụng hoặc bằng cách cho lập hóa đơn
đầy đủ thông tin để hoàn thành việc rút điện tử trực
tiếp từ tài khoản của người tiêu dùng.
Bước 1: Các công cụ lập hoá đơn hỗ trợ xuất các thông
tin thanh toán có sẵn cho khách hàng (xuất trình) trên
trang web của mình hoặc các trang web của một dịch vụ
lưu trữ thanh toán.
110
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
Hóa đơn trực tiếp (Biller direct) (tt)
Bước 2: Khách hàng xem hóa đơn
Bước 3: Khách hàng bắt đầu chứng thực và xác nhận
thanh toán tại các trang web. Việc thanh toán có thể
được thực hiện bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hoặc
thẻ ghi nợ ACH.
Bước 4: Hoá đơn bắt đầu tiến trình giao dịch thanh toán
Bước 5: Các giao dịch thanh toán sẽ di chuyển 1 khoản
tiền thông qua hệ thống thanh toán
111
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
112
29/10/2014
29
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
Hóa đơn tổng hợp (Bill consolidator):
Khách hàng đăng ký và nhận hóa đơn từ nhiều nguồn
khác nhau (dịch vụ ban đầu)
Thông tin của KH sẽ chuyển đến tất cả các nơi mà KH
muốn sử dụng dịch vụ
Đối với mỗi chu kỳ thanh toán, các hóa đơn sẽ được gửi
tóm tắt hoặc chi tiết đến các nhà tổng hợp hóa đơn
Nhà tổng hợp hóa đơn sẽ tóm tắt hóa đơn, trong đó chứa
các link đến chi tiết của các hóa đơn
Khách hàng bắt đầu thanh toán
113
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
114
(BPP) Biller
Payment
Provider)
IV. Thanh toán và xuất trình hóa đơn
điện tử (tt)
115
Customer
Customer
Service
Provider
(BPP) Biller
Payment
Provider)
(CPP)
Customer
Payment
Provider)
(BSP) Biller
Sevice
Provider)
(BSP) Biller Sevice Provider)
V. Những hệ thống giao dịch trong B2B
1
2
3
Xuất trình và thanh toán hóa đơn doanh nghiệp
Các mô hình EIPP
Các tùy chọn hỗ trợ cho EIPP
29/10/2014
30
V.1. Xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Enterprise invoice presentment and payment
(EIPP)
Đối với nhiều công ty, xuất hóa đơn và thanh toán rất
tốn kém và mất thời gian.
Nó có thể có giá lên đến 15$ để tạo ra một hóa đơn
giấy và khoảng 25$ và 50$ để giải quyết tranh chấp
một hóa đơn.
Về mặt thanh toán, phải mất 3-5 ngày cho séc đến bằng
thư.
117
V.1. Xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp
⇒Điều này có nghĩa là hàng triệu đô la thanh toán B2B
bị thả trôi.
⇒Làm giảm dòng tiền của người nhận và làm tăng số
tiền mà họ phải vay để trang trải chi vấn đề trên .
⇒Trong bối cảnh đó, thanh toán thủ công và chuyển tiền
có thể dẫn đến sai sót, mà trọng tâm có thể dẫn đến
tranh chấp giữa các bên thanh toán.
118
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
EIPP tự động hóa quy trình làm việc xuất trình và
thanh toán hóa đơn.
Có ba mô hình EIPP:
bán hàng trực tiếp
người mua trực tiếp
Tổng hợp
119
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Người bán trực tiếp (Seller Direct)
Giải pháp này liên kết một người bán cho nhiều người
mua và xuất trình hóa đơn.
Người mua đăng ký trên trang web của người bán để ghi
danh vào chương trình EIPP của người bán.
Các người bán tạo ra hoá đơn trên hệ thống và thông
báo cho người mua những sản phẩm thích hợp mà người
bán đã xem.
120
29/10/2014
31
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Người bán trực tiếp (tt)
Người mua đăng nhập vào trang web của người bán để
xem xét và phân tích các hóa đơn.
Người mua có thể cho phép thanh toán hóa đơn hay thỏa
thuận bất kỳ tranh chấp.
Dựa trên các quy tắc được xác định trước, tranh chấp có
thể được chấp nhận, từ chối, hoặc xem xét tự động.
Sau khi thanh toán được ủy quyền và thực hiện, tổ chức
tài chính của người bán xử lý các giao dịch thanh toán....
121
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Người bán trực tiếp (tt)
Mô hình này thường được sử dụng khi có được có sự
thiết lập trước trong mối quan hệ giữa người bán và
người mua.
Nếu một người bán các vấn đề một số lượng lớn các hoá
đơn hoặc hoá đơn có giá trị cao, sau đó có thể là một
phần tổng hợp được trả bởi việc thực hiện EIPP.
=> các doanh nghiệp trong sản xuất, viễn thông, điện
nước, chăm sóc sức khỏe, và các ngành công nghiệp dịch
vụ tài chính sử dụng mô hình này thường xuyên.
122
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Người mua trực tiếp
Trong mô hình này, một người mua từ nhiều người bán.
Người bán hàng ghi danh trong hệ thống EIPP của
người mua tại trang web của người mua.
Người bán gửi hoá đơn cho EIPP của người mua, sử
dụng định dạng của người mua.
Sau khi hóa đơn được đăng tải, nhân viên của người
mua sẽ được thông báo.
123
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Người mua trực tiếp (Buyer Direct)
Người mua xem xét và phân tích các hoá đơn trên hệ
thống.
Người mua liên lạc khi có bất kỳ tranh chấp với người
bán để giải quyết cho thích hợp.
Dựa trên các quy tắc được xác định trước, tranh chấp có
thể được chấp nhận, từ chối, hoặc xem xét tự động.
Sau khi hóa đơn được chấp thuận, người mua sẽ cho
phép thanh toán, trong đó tổ chức tài chính của người
mua sẽ xử lý.
124
29/10/2014
32
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Người mua trực tiếp
Đây là một mô hình mới nổi dựa trên vị trí thống trị của
người mua trong giao dịch B2B.
Một lần nữa, nó được sử dụng khi người mua giao dịch
kết quả trong một số lượng lớn hoá đơn.
Các công ty như Wal-Mart đang ở trong một vị trí vững
chắc để bắt đầu thực hiện EIPPs mua trực tiếp
125
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Tổng hợp (Consolidator)
Đây là một mô hình nhiều-nhiều với bên tổng hợp hoạt
động như một trung gian, thu thập hay tập hợp hóa đơn
từ nhiều người bán hàng và thanh toán từ nhiều người
mua.
Bên tổng hợp nói chung là các bên thứ ba không chỉ
cung cấp dịch vụ EIPP mà còn cung cấp các dịch vụ tài
chính khác
126
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Tổng hợp (Consolidator)
Trong mô hình này, những người bán hàng và người
mua đăng ký với hệ thống EIPP của bên tổng hợp.
Những người bán hàng tạo ra và chuyển thông tin hóa
đơn cho hệ thống EIPP.
Các bên tổng hợp thông báo cho tổ chức mua thích hợp
hóa đơn đã sẵn sàng.
Người mua xem xét và phân tích các hóa đơn.
127
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Tổng hợp (Consolidator)
Tranh chấp được truyền đạt thông qua các bên tổng hợp
EIPP.
Dựa trên các quy tắc được xác định trước, tranh chấp có
thể được chấp nhận, từ chối, hoặc xem xét tự động.
Một khi người mua cho phép thanh toán hóa đơn, các
bên tổng hợp bắt đầu thanh toán: của người mua hoặc tổ
chức tài chính của người bán xử lý thanh toán.
128
29/10/2014
33
V.2. Mô hình xuất trình và thanh toán
hóa đơn doanh nghiệp (tt)
Tổng hợp (Consolidator)
Mô hình gom loại bỏ sự phức tạp liên quan thực hiện và
thực thi một EIPP.
Mô hình đã đạt được bao phủ trong những ngành công
nghiệp mà nhiều người mua dựa vào các nhà cung cấp
tương ứng
129
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Mạng ACH (Automated Clearing House Network):
hệ thống chuyển tiền điện tử có định hướng trên toàn
quốc cung cấp giao dịch thanh toán giữa các liên ngân
hàng trong thanh toán điện tử cho các tổ chức tài chính
có tham gia.
Mạng ACH là cùng một mạng làm nền tảng cho việc
xử lý điện tử kiểm tra
Sự khác biệt là có ba loại thanh toán của hệ thống thanh
toán B2B, mà thay đổi tùy theo số lượng thông tin
chuyển tiền đi kèm với các khoản thanh toán.
130
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Thông tin chuyển tiền cho phép một người mua hoặc
người bán để kiểm tra các chi tiết của một hoá đơn
hoặc thanh toán cụ thể
Gồm có 3 loại mục ACH cho các giao dịch B2B là:
Cash Concentration or Disbursement (CCD)
Cash Concentration or Disbursement with Addenda
(CCD+ )
Corporate Trade Exchange (CTX)
131
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Mạng ACH:
132
29/10/2014
34
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Thẻ thanh toán: mục đích đặc biệt cấp cho nhân viên
của một công ty chỉ được sử dụng để mua vật liệu và
dịch vụ của công ty trong một giới hạn số tiền đã cài
sẵn (thường từ 1000$ đến 2000$)
133
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Fedwire hoặc Chuyển khoản.
Trong số các hình thức thanh toán điện tử B2B, Fedwire
là chỉ đứng thứ hai ACH về tần suất sử dụng.
Fedwire, còn được gọi là chuyển khoản, là một hệ thống
chuyển tiền phát triển và duy trì bởi hệ thống dự trữ liên
bang Mỹ.
Nó thường được sử dụng với các khoản thanh toán đô la
lớn mà thời gian là yếu tố quan trọng
134
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Fedwire hoặc Chuyển khoản. 135
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của
EIPP
136
29/10/2014
35
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của EIPP
Thư tín dụng (letter of Credit_LC):
Một thỏa thuận bằng văn bản của một ngân hàng để trả
cho người bán, trên tài khoản của người mua, một số
tiền khi xuất trình các tài liệu nhất định.
137
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của
EIPP
138
V.3. Các tùy chọn trong thanh toán của
EIPP
139
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuong_mai_dien_tu_ths_nguyen_thi_tran_loc_chuong_6_0578_1987402.pdf