Tài liệu Bài giảng Tài chính học - Chương 5: Tài chính công - Lê Thị Tuyết: https://sites.google.com/site/lindatuyetle/
3.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2 CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC
CỦA NHÀ NƯỚC
3.3 CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ
3.1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước
3.1.2 Thu ngân sách nhà nước
3.1.3 Chi ngân sách nhà nước
3.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Khái niệm NSNN:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.”
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc
gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể
các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế.
NSNN gắn với quyền lực và việc thực hiện các chức năng của
Nhà nước, được tiến hành trên cơ sở nhữn...
26 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tài chính học - Chương 5: Tài chính công - Lê Thị Tuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
https://sites.google.com/site/lindatuyetle/
3.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2 CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC
CỦA NHÀ NƯỚC
3.3 CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ
3.1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước
3.1.2 Thu ngân sách nhà nước
3.1.3 Chi ngân sách nhà nước
3.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Khái niệm NSNN:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.”
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc
gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể
các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:
Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội
Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế.
NSNN gắn với quyền lực và việc thực hiện các chức năng của
Nhà nước, được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi
ích chung, lợi ích công cộng.
Quỹ NSNN luôn được phân chia thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơn
trước khi đưa vào sử dụng => nhằm thoả mãn các nhu cầu chi
tiêu của các lĩnh vực, các ngành.
Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Đặc điểm của NSNN
Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: thông qua nguồn thu
từ thuế và thu ngoài thuế
Điều tiết kinh tế, xã hội:
Ổn định nền kinh tế: NSNN là công cụ để điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát
Kích thích các ngành nghề, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển
Đảm bảo công bằng xã hội: thông qua tái phân phối thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong
xã hội có những điều kiện giống nhau về an sinh XH.
Vai trò của NSNN
Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia nhằm thoả mãn các nhu
cầu của nhà nước.
Các nguồn thu của ngân sách Nhà nước:
Thuế
Phí, lệ phí
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
Là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, DN cho
Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Phân loại:
Thuế trực thu: loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp khi có thu nhập hoặc tài sản chịu thuế => người
trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
Thuế gián thu: loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành
trong giá mua hàng hoá => người trực tiếp nộp thuế không phải là
người chịu thuế.
Thuế
Phí là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí mà Nhà
nước đã bỏ ra đáp ứng yêu cầu của đối tượng nào đó.
Lệ phí là khoản thu bắt buộc nhằm bù đắp chi phí hoạt động
hành chính.
Phí, lệ phí
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước:
Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế.
Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi).
Ngoài ra nguồn thu NSNN còn có:
Thu từ hoạt động sự nghiệp.
Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà
nước.
Thu từ vay nợ và viện trợ.
Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản...
Các nguồn thu của ngân sách Nhà nước
Phân loại Thu
Tính chất thuế
Thu từ
thuế
Thu
ngoài
thuế
Nội dung kinh
tế
Nhóm
thu
thường
xuyên
Nhóm
thu
không
thường
xuyên
Theo yêu cầu
động viên vốn
vào NSNN
Thu
trong
cân đối
NSNN
Thu bù
đắp
thiếu
hụt
NSNN
Phân loại nguồn thu
Chính sách khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên
quốc gia hợp lý
Chính sách thuế: phải vừa huy động được nhưng cũng phải phù
hợp với thu nhập của DN và người dân.
Chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN cần được đặt trên
cơ sở thu nhập và mức sống của dân
Sử dụng vốn NSNN để đầu tư phải hiệu quả và phát triển khoa
học, chất xám.
Giảm chi tiêu công, tinh giản bộ máy Nhà nước
Một số biện pháp bồi dưỡng nguồn thu NSNN
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc
nhất định.
Căn cứ vào yếu tố và phương thức quản lý Nhà nước:
Chi thường xuyên: có tính chất liên tục và có kế hoạch định
trước.
Chi đầu tư phát triển: có tính chất vụ việc, không có tính
thường xuyên nhằm mục đích đầu tư phát triển một lĩnh vực
hoặc một ngành nghề cụ thể.
Chi trả nợ và viện trợ: trả nợ các khoản đã vay trong và ngoài
nước.
Ngoài ra còn có một tỷ lệ nhỏ được dành cho chi bổ sung quỹ dự
trữ tài chính.
Phân loại chi ngân sách Nhà nước
Căn cứ theo mục đích chi tiêu:
Chi tích luỹ của NSNN: là những khoản chi làm tăng cơ sở vật
chất và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh
tế, như: chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động, chi
dự trữ vật tư của nhà nước, và các khoản chi tích luỹ khác.
Chi tiêu dùng của NSNN: là các khoản chi không tạo ra sản
phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai, như chi sự nghiệp
kinh tế, chi sự nghiệp văn hoá xã hội, chi quản lý hành chính
Nhà nước, chi quốc phòng an ninh và chi tiêu dùng khác
Phân loại chi ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào lĩnh vực chi tiêu:
Chi đầu tư kinh tế.
Chi cho y tế.
Chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học.
Chi cho văn hoá, thể dục thể thao.
Chi về xã hội.
Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
Chi cho an ninh, quốc phòng.
...
Phân loại chi ngân sách Nhà nước
Nguyên tắc chi phải căn cứ trên cơ sở của thu
Nguyên tắc đảm bảo chi tiêu có hiệu quả: Muốn chi tiêu có hiệu
quả thì NN cần phải xác định được mức độ thành công của việc
sử dụng vốn NSNN sau khi được cấp phát
Nguyên tắc chi có trọng tâm, trọng điểm: chi NSNN phải có
những điểm nhấn, đầu tư theo chiều sâu và ưu tiên vào những nơi
thực sự cần tới nguồn chi từ NSNN hơn những nơi khác.
Nguyên tắc chi
Nội dung cân đối NSNN được thể hiện như sau: Thu thường
xuyên phải lớn hơn chi thường xuyên và ngày càng có tích luỹ.
=> Đảm bảo cho NSNN có được nguồn chi tiêu ổn định, và phải
có thêm được những khoản nhất định dành cho tích luỹ để phát
triển
Không được phép sử dụng tiền vay nợ bù đắp bội chi vào mục
đích chi dùng thường xuyên
Cân đối NSNN
Là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá
các khoản thu của ngân sách nhà nước.
Bội chi NSNN với tỷ lệ cao, quy mô lớn => lạm phát => tăng lãi
suất thị trường => cản trở đầu tư => thúc đẩy tình trạng nhập siêu
=> gây khó khăn trong tìm kiếm việc làm và đời sống người lao
động.
Bội chi NSNN
Các giải pháp xử lý bội chi:
Phát hành thêm tiền
Vay nợ cả trong và ngoài nước.
Tăng thu giảm chi : tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế; triệt
để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ
NSNN
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn
định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động
Bội chi NSNN
Là các quỹ tiền tệ tập trung do NN thành lập, quản lý và sử dụng
nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động
bất thường và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó
Nguồn tài chính hình thành bao gồm:
Trích từ ngân sách nhà nước
Huy động từ các nguồn tài chính
Hệ thống các quỹ tài chính khác của Nhà nước:
Quỹ dự trữ nhà nước
Các quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước
Các quỹ hỗ trợ tài chính của nhà nước
Khái niệm:
CSTK là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính,
thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa
tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phải triển của nền
kinh tế, thông qua những thay đổi trong kế hoạch chi tiêu chính phủ
và chính sách thu ngân sách.
=> Chính sách tài khoá là việc sử dụng ngân sách nhà nước để tác
động vào nền kinh tế.
Chính sách tài khoá có thể chia thành:
Chính sách tài khoá cân bằng: là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng
chi tiêu của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu mà không phải vay
nợ.
Chính sách tài khoá nới lỏng: là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu
của chính phủ so với nguồn thu, giảm thuế
Tác dụng: phục hồi kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, kích thích
tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm.
Hạn chế: thường dẫn đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp
thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá thắt chặt: là chính sách hạn chế chi tiêu của chính
phủ so với nguồn thu => kiềm chế lạm phát và tăng trưởng nóng
CSTK tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán:
CSTK
mở rộng
Bội chi
Vay bù
đắp BC
lãi suất trong
nước
Lượng ngoại
tệ chảy vào
Tỷ giá
ngoại tệ
NK
XK
Thâm hụt
CCTT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_chinh_hoc_chuong_5_tai_chinh_cong_9728_1987600.pdf