Bài giảng Tai biến – biến chứng của gây mê – Nguyễn Thị Túy Phượng

Tài liệu Bài giảng Tai biến – biến chứng của gây mê – Nguyễn Thị Túy Phượng: TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG CỦA GÂY MÊ ThS. Nguyễn Thị Túy Phượng MỤC TIÊU Kể được những tai biến – biến chứng thường gặp. Nắm được nguyên nhân của các tai biến thường gặp. Mô tả được những triệu chứng của các tai biến thường gặp. Trình bày cách đề phòng và xử trí tai biến thường gặp. I. ĐẠI CƯƠNG Tai biến và biến chứng có thể xảy ra do: - Không ứng dụng đúng tri thức chuyên môn: 82% - Người bệnh bị tuột khỏi hệ thống máy gây mê: 20% - Do bất cẩn khiến lưu lượng khí mê và oxy biến đổi bất thường: 18% - Người gây mê thiếu kinh nghiệm chuyên môn: 16% - Người gây mê trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ: 5% Nguyên nhân: - Thiếu thể tích máu lưu thông - Suy hô hấp sau khi dùng dãn cơ - Các biến chứng do nội khí quản - Sơ xuất, thiếu cảnh giác lúc vừa mổ xong, ngưng thuốc mê II. BIẾN CHỨNG HÔ HẤP Tai biến do đặt nội khí quản: Thường gặp ở trường hợp đặt nội khí quản khó - Tổn thương do va chạm - Đặt sâu vào một bên phổi - Đặt nhầm vào thự...

ppt26 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tai biến – biến chứng của gây mê – Nguyễn Thị Túy Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG CỦA GÂY MÊ ThS. Nguyễn Thị Túy Phượng MỤC TIÊU Kể được những tai biến – biến chứng thường gặp. Nắm được nguyên nhân của các tai biến thường gặp. Mô tả được những triệu chứng của các tai biến thường gặp. Trình bày cách đề phòng và xử trí tai biến thường gặp. I. ĐẠI CƯƠNG Tai biến và biến chứng có thể xảy ra do: - Không ứng dụng đúng tri thức chuyên môn: 82% - Người bệnh bị tuột khỏi hệ thống máy gây mê: 20% - Do bất cẩn khiến lưu lượng khí mê và oxy biến đổi bất thường: 18% - Người gây mê thiếu kinh nghiệm chuyên môn: 16% - Người gây mê trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ: 5% Nguyên nhân: - Thiếu thể tích máu lưu thông - Suy hô hấp sau khi dùng dãn cơ - Các biến chứng do nội khí quản - Sơ xuất, thiếu cảnh giác lúc vừa mổ xong, ngưng thuốc mê II. BIẾN CHỨNG HÔ HẤP Tai biến do đặt nội khí quản: Thường gặp ở trường hợp đặt nội khí quản khó - Tổn thương do va chạm - Đặt sâu vào một bên phổi - Đặt nhầm vào thực quản Biến chứng: chít hẹp khí – phế quản 2. Co thắt thanh – khí – phế quản: Xảy ra khi - Chưa đạt độ mê thích hợp - Giai đoạn hồi tỉnh rút ống NKQ - Hút trong khí phế quản - Sử dụng thuốc mê có tính kích thích đường hô hấp / Viêm hô hấp trên Triệu chứng : khó thở, thở co kéo, có tiếng rít (hít vào), áp lực đường thở tăng cao. 3. Tắc thở: Nguyên nhân: - Tắc ở môi: người già, răng rụng - Tắc ở lưỡi: tụt lưỡi do mê sâu - Tắc ở thành trên thanh môn: gòn gạc, răng - Tắc ở thanh môn: co thắt, xẹp - Tắc vì co thắt phế quản - Tắcvì trục trặc máy gây mê Triệu chứng: - Co kéo thành lồng ngực, các khoang trên xương đòn, xương ức - Bụng vận động mạnh - Sử dụng cơ hô hấp phụ - Da xanh tím - Thở bụng ngực không đồng bộ 4. Nhịp thở bất thường: - Thở nhanh: mê nông - Thở chậm: sử dụng nhiều thuốc loại á phiện - Thở quá hẹp: mê sâu - Ngưng thở: tắc nghẽn đường thở, tiêm thuốc mê tĩnh mạch nhanh với lượng lớn, nồng độ cao 5. Ho, sặc: - Thuốc mê hô hấp có mùi khó chịu - Gây mê tĩnh mạch với Thiopentone 6. Tràn khí màng phổi: Bệnh nhân có độ đàn hồi nhu mô phổi kém: - Viêm phổi kinh niên - Khí phế thũng - Xơ phổi - Thông khí nhân tạo áp lực dương 7. Nấc cục: - Là trạng thái cơ hoành co giật không đồng bộ với tình trạng thanh môn khép lại bất thình lình - Phẫu thuật bụng trên, dạ dày đầy hơi, lôi kéo phủ tạng quá mạnh khi chưa đủ độ mê Điều trị: Chấm dứt kích thích do phẫu thuật Làm rỗng dạ dày Tăng độ mê nếu chưa đạt Dùng thêm thuốc dãn cơ III. TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG TUẦN HOÀN Loạn nhịp tim: Nguyên nhân: - Bệnh tim từ trước - Ứ đọng thán khí, thiếu dưỡng khí - Rối loạn nước điện giải, kiềm toan - Thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim Triệu chứng: - Nhịp chậm → Atropine - Ngoại tâm thu thất - Nhịp nhanh thất - Nhịp nhanh xoang Điều trị: Thêm thuốc an thần, giảm đau, tăng thuốc mê Điều trị kịp thời tăng thán khí, thiếu dưỡng khí Điều trị loạn nhip: Lidocaine, ức chế β 2 . Cao huyết áp: Nguyên nhân: Đau lúc khởi mê, phẫu thuật khi chưa đạt độ mê Ứ đọng thán khí Dùng thuốc co mạch, thuốc mê: Ketamine, ether U tủy thượng thận chưa phát hiện hay chưa điều trị đầy đủ trước mổ Điều trị: - Thêm thuốc an thần, giảm đau, tăng thuốc mê - Gây tê vùng niêm mạc hầu họng với Lidocaine - Điều trị kịp thời thừa thán khí, thiếu dưỡng khí - Dùng thuốc hạ áp: ức chế Calci, ức chế β 3. Hạ huyết áp: Nguyên nhân: - Tiền mê quá nhiều - Mê quá sâu - Áp suất đường thở tăng cao - Mất máu bù chưa đủ - Kích thích do phẫu thuật quá mạnh khi chưa đủ độ mê - Thay đổi tư thế đột ngột Điều trị: Chấm dứt kích thích phẫu thuật Điều chỉnh độ mê, động tác gây mê Truyền dịch, truyền máu kịp thời Dùng thuốc vận mạch, trợ tim với liều thích hợp 4 . Thuyên tắc khí: Nguyên nhân: Phẫu thuật nội soi: bơm hơi vào ổ bụng, lồng ngực → bơm trực tiếp vào lòng mạch, thành mạch bị tổn thương Phẫu thuật: gây tổn thương tĩnh mạch vùng cổ, lồng ngực, chậu, PT ngoại thần kinh, PT tim, nạo buồng tử cung - Tiêm không khí trị liệu và chẩn đoán: xoang bụng, ngực, khớp xương lớn - Do bất cẩn khi tiêm truyền tĩnh mạch Yếu tố quyết định: + Thể tích khí, vận tốc bơm khí + Sức ép vào tĩnh mạch + Tư thế người bệnh, tổng trạng - Tràn khí dưới da do phẫu thuật 5. Chèn ép tim: - Do tràn dịch, tràn máu màng ngoài tim - Thể mạn thích ứng tốt hơn Triệu chứng: - Tím tái - Tĩnh mạch cảnh ngoài nổi, căng, áp lực tăng - Tiếng tim mờ - Mạch nhanh nhẹ, khó bắt - Giảm huyết áp động mạch - ECG: giảm điện thế - X quang: bóng tim rộng - Siêu âm: có thể chẩn đoán Điều trị: - Chọc hút dịch hay máu để giải áp → chức năng tim sẽ cải thiện IV. TAI BIẾN – BIẾN CHỨNG KHÁC Nôn ói, trào ngược: Có thể xảy ra lúc khởi mê, duy trì hay vừa kết thúc phẫu thuật Nguyên nhân: Các chất từ dạ dày, thực quản - Bệnh nhân không được chuẩn bị kỹ - Nghẹt, hẹp môn vị - Phúc mạc bị kích thích: thủng dạ dày, viêm tụy - Máu trong dạ dày, bụng căng trướng Các chất từ ruột: tắc ruột thời gian lâu Khi dạ dày chậm tiêu: - Sản phụ, chấn thương sọ não, lo sợ, thuốc giảm đau á phiện Dễ xảy ra và nguy hiểm cao: - Dạ dày pH<3 - Tâm vị không đóng kín - Áp suất khoang bụng tăng - Áp suất lồng ngực giảm - Béo mập → Hội chứng Mendelson 2. Tổn thương mắt: - Dung dịch sát trùng - Đặt mask không đúng 3. Tổn thương phổi: - Vỡ phế nang ở người già, COPD, khí phế thủng, kén phổi 4. Tai biến thần kinh: - Tỉnh chậm: + Thuốc mê đào thải dài + Thiếu dưỡng khí của não + Tai biến mạch máu não, tắc mạch + Phù não + Rối loạn chuyển hóa: bệnh gan, thận - Co giật: Động kinh, tụt huyết áp lâu, rối loạn chuyển hóa đường, calci, tăng thân nhiệt 5. Sốt cao ác tính: - Do di truyền - Thuốc mê: Halothane, isoflurane, Suxamethonium - Thân nhiệt tăng cao, 3-5 phút - Khó kiểm soát → Dantrolene 6. Tổn thương liên quan tiêm truyền: - Vỡ tĩnh mạch gây tụ máu - Tiêm thuốc ra ngoài gây lở loét, hoại tử chi - Tiêm vào động mạch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttai_bien_bien_chung_cua_gay_me_nguyen_thi_tuy_phuong.ppt
Tài liệu liên quan