Tài liệu Bài giảng Sự điện li: 2. Xây dùng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - nâng cao - phần Hoá học vô cơ
CHƯƠNG 1. SỰ ĐIỆN LI
Bài 1. SỰ ĐIỆN LI
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
– Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li.
– Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.
Kĩ năng:
– Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
– Phân biệt được chất điện li, chất không điện li.
Trọng số của đề là 10 (mỗi đơn vị trọng số ứng với 1 câu hỏi), tương ứng với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Sự điện li là
A. sự nhường và nhận proton trong nước tạo thành ion.
B. sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
C. quỏ trỡnh phân li các chất trong nước thành ion.
D. quá trình phân li các chất trong nước dưới tác dụng của dòng điện thành ion.
Câu 2: Chất điện li là:
A. chất tan trong nước phân li ra ion.
B. chất tan trong nước phân li ra ion dưới tác dụng của dòng...
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Sự điện li, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Xây dùng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - nâng cao - phần Hoá học vô cơ
CHƯƠNG 1. SỰ ĐIỆN LI
Bài 1. SỰ ĐIỆN LI
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
– Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li.
– Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.
Kĩ năng:
– Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
– Phân biệt được chất điện li, chất không điện li.
Trọng số của đề là 10 (mỗi đơn vị trọng số ứng với 1 câu hỏi), tương ứng với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Sự điện li là
A. sự nhường và nhận proton trong nước tạo thành ion.
B. sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
C. quỏ trỡnh phân li các chất trong nước thành ion.
D. quá trình phân li các chất trong nước dưới tác dụng của dòng điện thành ion.
Câu 2: Chất điện li là:
A. chất tan trong nước phân li ra ion.
B. chất tan trong nước phân li ra ion dưới tác dụng của dòng điện.
C. sản phẩm của phản ứng giữa chất tan với nước.
D. những chất có liên kết có phân cực.
Câu 3: Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối là do:
A. Chúng tan được trong nước.
B. Chỳng cú liên kết ion, tan trong nước tạo thành các ion.
C. Chỳng phõn li hoàn toàn tạo thành các ion mang điện, chuyển động tự do về phía các cực của nguồn điện một chiều.
D. Trong dung dịch của chúng cú cỏc ion chuyển động tự do.
Câu 4: Trong số các dung dịch sau: NaCl, Na2CO3, H2O, đường glucozơ, rượu etylic, dãy gồm các chất không điện li là:
A. NaCl, rượu etylic, H2O.
B. NaCl, Na2CO3, H2O.
C. NaCl, Na2CO3, đường glucozơ.
D. đường glucozơ, rượu etylic.
Câu 5: Cho các chất dưới đây:
H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCO3, HF, Ca(OH)2, C6H6, NaClO.
những chất điện li là:
A. H2S, NaHCO3, NaClO, HF, Ca(OH)2
B. SO2, Cl2, CH4, C6H6, H2SO3
C. H2S, NaHCO3, NaClO, HF
D. H2S, H2SO3, HF, NaHCO3, NaClO
Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaOH rắn, khan B. NaCl nóng chảy
C. dung dịch NaCl D. dung dịch NaOH
Câu 7: Trong một dung dịch có chứa 0,1 mol Ca2+, 0,2 mol Na+, 0,15 mol Al3+, 0,4 mol , còn lại là Cl–. Số mol Cl– là:
A. 0,15 B. 0,30 C. 0,45 D. 0,05
Câu 8: Để nhận biết 3 chất riêng biệt: dung dịch Na2CO3, dung dịch axit axetic và H2O nguyên chất mà không dựng thờm hoỏ chất nào (các thiết bị và dụng cụ có đủ), ta có thể:
A. dùng dụng cụ đo điện để thử độ dẫn điện của từng dung dịch.
B. lần lượt đổ từng cốc vào nhau để nhận ra từng chất.
C. đun nóng từng cốc.
D. dùng phenolphtalein.
Câu 9: Trong 200ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,2M thì CM của các ion H+, và Cl– lần lượt là:
A. 0,3M; 0,2M và 0,2M. B. 0,4M; 0,3M và 0,2M.
C. 0,4M; 0,1M và 0,2M. D. 0,4M; 0,2M và 0,2M.
Câu 10: Có thể lấy những chất nào để khi hoà tan vào nước điện li tạo ra các ion với số mol như sau: Mg2+ 0,3 mol, Na+ 0,1 mol, 0,2 mol, Cl– 0,5 mol?
A. Mg(MnO4)2 và NaCl B. MgCl2, Mg(MnO4)2 và NaCl
C. MgCl2, Mg(MnO4)2 và NaMnO4 D. Cả B và C.
Bài 2: PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được:
– Khái niệm về độ điện li, hằng số điện li.
– Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và cân bằng điện li, ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li.
Kĩ năng:
– Quan sát thí nghiệm để phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
– Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
– Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Chọn câu sai.
A. Độ điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion và tổng số phân tử hoà tan.
B. Độ điện li của chất điện li phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường và nồng độ của chất tan.
C. Độ điện li càng lớn thì mức độ phân li ra ion càng nhỏ.
D. Độ điện li của chất điện li phụ thuộc vào bản chất của dung môi, bản chất của chất điện li.
Câu 2: Chất điện li mạnh là những chất:
A. phân li được trong nước tạo thành các ion.
B. khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
C. khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra các ion.
D. là những chất tan hoàn toàn trong nước.
Câu 3: Chọn câu sai.
Cân bằng điện li
A. là cân bằng chỉ xảy ra với các chất điện li mạnh.
B. là cân bằng được thiết lập khi tốc độ phân li và tốc độ kết hợp các ion tạo lại phân tử bằng nhau.
C. là cân bằng động, sẽ chuyển dịch tuân theo nguyờn lớ chuyển dịch cân bằng Lơ Sa–tơ–li–ê.
D. cũng có hằng số cân bằng.
Câu 4: Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li
A. giảm B. tăng
C. không thay đổi D. giảm do các ion được phân li ra ít hơn
Câu 5: Cho các chất dưới đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là
A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3 B. HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4
C. NaCl, H2SO3, CuSO4 D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2
Câu 6: Cho các chất dưới đây: H2O, CH3COOH, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4. Các chất điện li yếu là
A. H2O, CH3COOH, CuSO4 B. CH3COOH, CuSO4
C. H2O, CH3COOH D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4
Câu 7: Nồng độ mol của ion H+ trong 20ml dung dịch axit axetic 0,15M có độ điện li 1% là:
A. 0,003M B. 0,0015M C. 0,015M D. 0,03M
Câu 8: Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li ra ion. Biết số Avogađrụ là 6,023.1023. Độ điện li a có giá trị là:
A. 3,93% B. 3,99% C. 3,39% D. 4,89%
Câu 9. Trong dung dịch axit axetic, nếu hoà tan thêm một ít tinh thể CH3COONa thì [H+] :
A. tăng. B. giảm C. không đổi D. thay đổi
Câu 10. Cho dung dịch axit axetic 1M có nồng độ ion H+ là 0,004M. Khi pha loãng dung dịch đó 100 lần thì được dung dịch mới có nồng độ ion H+ là 4,08.10–4M. Độ điện li của dung dịch sau khi pha loãng
A. tăng lên, a = 1,08% B. giảm đi, a = 4,08%
C. tăng lên, a = 4,08% D. giảm đi, a = 1,08%
Bài 3. AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được:
– Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A–rê–ni–ut.
– Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc.
– Định nghĩa: axit, bazơ theo thuyết Bron–stờt, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
Kĩ năng:
– Phân tích một số thí dụ axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa, lấy thí dụ minh hoạ.
– Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.
– Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
– Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể.
– Giải được bài tập: Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh và chất điện li yếu; một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bron–stêt, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây là lưỡng tính?
A. , CH3COO– B. ZnO, Al2O3,
C. CH3COO– D. ZnO, Al2O3, H2O
Câu 2: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bron–stêt, các chất và ion thuộc dãy nào sau đây là bazơ?
A. , CH3COO– B. CH3COO–
C. ZnO, Al2O3, D. ,
Câu 3: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bron–stờt, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là axit?
A. , , B. CH3COO–
C. ZnO, Al2O3, D. ,
Câu 4: Theo thuyết Bron–stờt thì câu trả lời nào dưới đây không đúng?
A. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
B. Trong thành phần của axit có thể không có hiđro.
C. Trong thành phần của bazơ phải cú nhúm –OH.
D. Trong thành phần của bazơ có thể không có nhóm –OH.
Câu 5: Theo thuyết Bron–stờt, câu nào dưới đây là đúng?
A. Axit là chất hoà tan được mọi kim loại.
B. Axit tác dụng được với mọi bazơ.
C. Axit là chất có khả năng cho proton.
D. Axit là chất điện li mạnh.
Câu 5: Cho phản ứng: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Theo A–rê–ni–ut, CuO đóng vai trũ gỡ trong phản ứng này?
A. chất lưỡng tính B. chất không điện li
C. bazơ D. axit.
Câu 6: Cho các phản ứng sau :
HCl + H2O H3O+ + Cl─ (1)
NH3 + H2O NH4+ + OH─ (2)
CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O (3)
HSO3─ + H2O H3O+ + SO32─ (4)
HSO3─ + H2O H2SO3 + OH─ (5)
Theo thuyết Bron-stờt, H2O đóng vai trò là axit trong các phản ứng
A. (1), (2), (3). B. (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 7: Theo thuyết A–rê–ni–ut:
A. Axit là chất nhường proton.
B. Axit là chất tan trong nước phân li ra cation H+.
C. Bazơ là chất nhận proton.
D. Bazơ là chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.
Câu 8: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 9: Cho dung dịch amoniac 1M có độ điện li là 0,43%. Hằng số bazơ và pH của dung dịch là:
A. Kb = 3,714.10–5 và pH = 2,37 B. Kb = 3,24.10–1 và pH = 13,63
C. Kb = và pH = 11,63 D. Kb = và pH = 2,37
Câu 10: Độ điện li của HCOOH trong dung dịch HCOOH 0,01M (Ka = 10–3,75) là:
A. 1,25% B. 12,5% C. 15,2% D. 1,52%
Bài 4. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được:
– Sự điện li của nước.
– Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
– Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
Biết được: Chất chỉ thị axit – bazơ: quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.
Kĩ năng:
– Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
– Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị axit – bazơ vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Cho các chất sau: H3PO4 (Ka = 7,6.10–3), HClO (Ka = 5,0.10–8), CH3COOH (Ka = 1,8.10–5), H2O (Ka = 1,0.10–14), (Ka = 1,0.10–2).
Độ mạnh theo thứ tự tăng dần của các axit là:
A. CH3COOH, H2O, , HClO, H3PO4.
B. H2O, HClO, CH3COOH, H3PO4, .
C. H3PO4, CH3COOH, HClO, H2O.
D. H2O, CH3COOH, HClO, H3PO4, .
Câu 2: Chọn câu đúng.
A. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào nồng độ.
C. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào áp suất.
D. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào nồng độ và áp suất.
Câu 3: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch :
KOH, HCl, H2SO4 loãng ?
A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3.
Câu 4: Hoà tan 22,4 ml HCl (đktc) vào nước được 100 ml dung dịch X có giá trị pH bằng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Hoà tan 0,171g Ba(OH)2 vào 200ml nước được dung dịch có nồng độ OH– và pH tương ứng là:
A. 0,01M và 2. B. 0,01M và 12.
C. 2M và 0,01. D. 0,005M và 2,3
Câu 6: Một dung dịch có [H+] = 10─12M. Dung dịch đó có môi trường
A. axit. B. bazơ. C. trung tính. D. không xác định được.
Câu 7: Chọn câu trả lời sai trong cỏc cõu sau :
A. Giá trị [H+] tăng thì giá trị pH tăng.
B. Dung dịch mà giá trị pH > 7 có môi trường bazơ.
C. Dung dịch mà giá trị pH < 7 có môi trường axit.
D. Dung dịch mà giá trị pH = 7 có môi trường trung tính.
Câu 8: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M (coi HNO3 phân li hoàn toàn), đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. pH = 13, làm đỏ quỳ tím. B. pH = 1, làm hồng phenolphtalein.
C. [H+] < . D. pH = 1, làm đỏ quỳ tím.
Câu 9: Trong các dung dịch dưới đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Trộn 20,0ml dung dịch HCl 0,05M với 20,0ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi thể tích khi trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dung dịch thu được sau khi trộn là giá trị nào dưới đây ?
A. 1,0. B. 1,5. C. 2,0. D. 3,0.
Bài 5. LUYỆN TẬP AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
– Củng cố khái niệm axit, bazơ theo thuyết Arờ–ni–ut và theo thuyết Bron–stờt.
– Củng cố các khái niệm về chất lưỡng tính, muối.
– Ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước.
Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng: tớnh pH của dung dịch axit, bazơ.
– Vận dụng thuyết axit – bazơ của Arờ–ni–ut và Bron–stờt để xác định tính axit, bazơ hay lưỡng tính.
– Vận dụng biểu thức hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước để tính nồng độ H+, pH.
– Sử dụng chất chỉ thị axit – bazơ để xác định môi trường của dung dịch các chất.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Dung dịch H2SO4 có pH = 2 thì nồng độ mol của H2SO4 trong dung dịch là
A. 0,010M. B. 0,10M. C. 0,005M. D. 0,050M.
Câu 2: Dung dịch bazơ mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10–4. Dung dịch này có pH là:
A. 9,3 B. 8,7 C. 14,3 D. 11
Câu 3: Trộn 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Màu của quỳ tím khi cho vào dung dịch sau khi trộn:
A. không đổi màu B. hoá xanh C. hoá đỏ D. đỏ rồi xanh.
Câu 4: Độ điện li a của axit fomic, biết dung dịch 0,46% (D = 1g/ml) của axit này có pH = 3, là
A. 1% B. 10% C. 3% D. 100%
Câu 5. Hoà tan 25g CuSO4.5H2O gam vào nước cất được 500ml dung dịch X. pH và nồng độ mol của dung dịch X là
A. pH = 7; [CuSO4] = 0,20M B. pH > 7; [CuSO4] = 0,3125M
C. pH 7; [CuSO4] = 0,20M.
Câu 6: Cho dóy cỏc chất : Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Theo thuyết Bron-stờt, số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Cho m gam Ca vào 500ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch có pH = 2. Coi biến đổi thể tích không đáng kể, độ điện li a = 1. m có giá trị là:
A. 0,8 B. 1,2 C. 0,6 D. 0,9
Câu 8: Dung dịch của muối nào dưới đây có môi trường axit ?
A. C6H5ONa B. Al2(SO4)3 C. BaCl2 D. Na2SO3
Câu 9: Tiến hành trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được có pH = 6?
A. B. C. D.
Câu 10: Cho 1 lít dung dịch X chứa 39,4 gam hỗn hợp gồm Ca(NO3)2 và Mg(NO3)2. Để kết tủa hết ion kim loại trong X cần vừa đủ 250ml dung dịch Na2CO3 1M. CM của các ion Ca2+; Mg2+ và trong dung dịch X lần lượt là
A. 0,1M; 0,1M và 0,5M. B. 0,15M; 0,1M và 0,5M.
C. 0,15M; 0,1M và 0,4M. D. 0,1M; 0,1M và 0,4M.
Bài 6. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được:
– Bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
– Phản ứng thủy phân của muối.
Kĩ năng:
– Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
– Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để biết được phản ứng có xảy ra hay không.
– Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn của phản ứng.
– Giải được bài tập: Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Phương trình phản ứng có dạng phân tử sau:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
có phương trình ion rút gọn là:
A. Cu2+ + O2– + 2H+ + 2Cl– → Cu2+ + 2Cl– + 2H+ + O2–
B. CuO + 2H+ + 2Cl– → Cu2+ + 2Cl– + H2O
C. CuO + 2H+ → Cu2+ + H2O
D. CuO → Cu2+ + O2–
Câu 2: Phương trình ion thu gọn: H+ + OH– → H2O
biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học nào sau đây?
A. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
B. HCl + NaOH → NaCl + H2O
C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
D. HCl + CuO → CuCl2 + H2O
Câu 3: Điều khẳng định nào dưới đây là đúng ?
A. Dung dịch muối trung hoà luụn cú pH = 7.
B. Dung dịch muối axit luôn có môi trường pH < 7.
C. Nước cất có pH = 7.
D. Dung dịch bazơ luôn làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Câu 4: Trong các muối sau: NaCl, NaNO3, Na2CO3, K2S, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2, các muối không bị thủy phân là
A. NaCl, NaNO3. B. CH3COONa, Na2CO3, ZnCl2, NH4Cl.
C. NaCl, NaNO3, ZnCl2. D. K2S, NaCl, NaNO3, Na2CO3, CH3COONa.
Câu 5: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Dung dịch có giá trị pH > 7 là
A. NaNO3 B. AlCl3 C. K2CO3 D. CuSO4
Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối FeCl3 là:
A. có bọt khí sủi lên.
B. có kết tủa màu nâu đỏ.
C. có bọt khí sủi lên, đồng thời có kết tủa màu lục nhạt.
D. có bọt khí sủi lên, đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 7: Cho dung dịch X gồm NaOH 1,6M và Ba(OH)2 1,6M.
a. Để kết tủa hết ion Fe3+ trong 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 2M, thể tích dung dịch X cần dùng là:
A. 250ml B. 375ml C. 500ml D. 520ml
b. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc tách lấy kết tủa, rửa sạch, đem cân thấy nặng:
A. 182,6g B. 114,6g C. 136g D. 141,6g
Câu 8. Thể tích khí thoát ra (đktc) khi hoà tan hoàn toàn m gam Na2CO3 bằng 200ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M là:
A. 44,8l B. 4,48l C. 3,36l D. 2,24l
Câu 9: Cho tan hoàn toàn 2,17g hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Zn, Fe trong dung dịch HCl tạo ra 1,68l khí H2 (đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. 7,945g B. 7,495g C. 7,594g D. 7,549g
Câu 10. Dung dịch A chứa hai cation là Fe2+ : 0,1 mol và Al3+ : 0,2 mol và hai anion là Cl- : x mol và : y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,6 và 0,1 B. 0,3 và 0,2 C. 0,5 và 0,15 D. 0,2 và 0,3
Bài 7. LUYỆN TẬP: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi xảy ra trong dung dịch các chất điện li.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học dưới dạng ion đầy đủ và rút gọn.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Cho các dung dịch sau: K2S, K2SO4, K2CO3, CH3COOK, NH4Cl, KHSO4. Số dung dịch có pH > 7 là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Rót từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào bỡnh cú chứa dung dịch KOH thỡ cú hiện tượng:
A. ban đầu xuất hiện kết tủa keo rồi kết tủa tan ngay.
B. kết tủa xuất hiện rồi tan ngay, sau đó lại xuất hiện ngày một nhiều.
C. kết tủa keo dần xuất hiện ngày một nhiều.
D. kết tủa keo dần xuất hiện ngày một nhiều rồi lại tan dần.
Câu 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
A. là phản ứng oxi hoá – khử.
B. có thể là phản ứng oxi hoá – khử hoặc không.
C. nhất thiết phải có điều kiện là các chất tham gia phản ứng phải tan.
D. không làm thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố hoá học.
Câu 4: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH cú cựng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thỡ cú 1 phân tử điện li)
A. y = 100x. B. y = x - 2. C. y = 2x. D. y = x + 2.
Câu 5: Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại X và Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2 (54,60C; 0,9atm). X và Y lần lượt là
A. Ca, Ba B. Be, Mg C. Mg, Ca D. Ca, Zn
Câu 6: Những ion nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch ?
A. Na+, Mg2+, , B. Ba2+, Al3+, Cl-,
C. Cu2+, Fe3+, , Cl- D. K+, , OH-,
Câu 7: Cho dung dịch chứa các ion : Na+, Ca2+, H+, Cl-, Ba2+, Mg2+. Nếu không đưa ion lạ vào dung dịch, thì chất nào sau đây có thể dùng để tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất ?
A. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ. B. Dung dịch K2CO3 vừa đủ.
C. Dung dịch NaOH vừa đủ. D. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ.
Câu 8: Rót từ từ 300ml dung dịch HCl 2M vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch X có pH = x. Để đưa màu giấy quỳ trong dung dịch X về màu tím cần dùng 8g SO3 sục vào.
a. Vậy x có giá trị là:
A. 13,7 B. 13,6 C. 0,4 D. 13,3
b. Nồng độ dung dịch Ba(OH)2 ban đầu là:
A. 2M B. 0,8M C. 1,33M D. 0,5M.
Câu 9: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và CuSO4. B. NaHSO4 và NaHCO3.
C. NaAlO2 và HCl. D. NaCl và AgNO3.
Câu 10: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết bao nhiêu chất trong số các chất sau đây: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đề kiểm tra 45' chương Sự điện li – Mã đề 30
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái A, B, C, D cho câu trả lời.
Câu 1: Sự điện li là quá trình
A. hoà tan một chất trong nước tạo thành dung dịch.
B. phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. phân li của các chất trong nước (hoặc ở trạng thái nóng chảy) ra ion.
D. oxi hoá ─ khử.
Câu 2: Trong các chất sau, chất không điện li là:
A. HCl B. NaCl C. Rượu etylic D. NaOH
Câu 3: Nhận định sai là:
A. Muối ăn là chất điện li. B. Axit axetic là chất điện li.
C. Canxi hiđroxit là chất không điện li. D. Rượu etylic là chất không điện li.
Câu 4: Nhúm các chất điện li mạnh là:
A. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2. B. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4.
C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3. D. H2SO4, KCl, H2O, CaCl2.
Câu 5: 0,1 mol nhôm sunfat điện li hoàn toàn tạo ra:
A. 0,1 mol Al3+, 0,1 mol B. 0,2 mol Al3+, 0,3 mol
C. 0,1 mol Al3+, 0,3 mol D. 0,2 mol Al3+, 0,1 mol
Câu 6: Khi thay đổi nồng độ của một dung dịch chất điện li yếu (nhiệt độ không đổi) thì
A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
C. độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi.
D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi.
Câu 7: Cho các ion sau: Theo Bron–stet, nhận định đúng là:
A. là bazơ. B. là lưỡng tính.
C. là trung tính. D. là axit.
Câu 8: Theo định nghĩa axit─bazơ của Bron-stờt, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là lưỡng tính ?
A. , CH3COO─ B. Zn(OH)2, Al2O3,
C. , , CH3COO─ D. Al(OH)3, ZnO, , H2O.
Câu 9: Phương trình điện li của CH3COOH là
CH3COOH CH3COO– + H+ K
A. K = B. K =
C. K = D. K =
Câu 10: Biết hằng số điện li của axit HCN là 7.10–10. Độ điện li của HCN trong dung dịch 0,05M là:
A. 0,081% B. 0,0118% C. 0,028% D. 0,09%
Câu 11: Thang pH thường dùng từ 0 đến 14 là vì:
A. Để tránh ghi [H+] với số mũ âm.
B. Tích số ion của nước [OH–][H+] = 10–14 ở 250C.
C. pH dùng để đo dung dịch có [H+] nhỏ.
D. Cả A, B và C.
Câu 12: Nồng độ ion H+ của dung dịch HCl ở pH = 3 là:
A. 0,001M B. 0,003M C. 3M D. 0,3M
Câu 13: Trong các dung dịch dưới đây : K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Có tối đa bao nhiêu dung dịch tạo thành từ những ion Ba2+, Na+, Zn2+, ?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5.
Câu 15: a. Cho hằng số axit của CH3COOH bằng 1,8.10–5. Dung dịch CH3COOH 0,4M có pH là:
A. 0,4 B. 2,57 C. 4,0 D. 3,64.
b. Để trung hoà 300ml dung dịch CH3COOH 0,4M trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,02M?
A. 40ml B. 6l C. 60ml D. 4l.
II. Câu hỏi tự luận (4 điểm)
1. Chỉ dùng một thuốc thử, hóy nờu cỏch phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 loãng.
2. Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol . Hóy tìm biểu thức liên hệ số mol trong dung dịch X.
3. Pha loãng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước được dung dịch X có pH = 12.
a. Tính nồng độ mol/lớt của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu? (Biết độ điện li của Ba(OH)2 bằng 1).
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch gồm HCl 0,02M và H2SO4 0,015M cần dùng để trung hòa dung dịch X?
Đề kiểm tra 45’ chương Sự điện li - Mã đề 20
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái A, B, C hoặc D cho câu trả lời.
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện ?
A. Dung dịch NaF trong nước. B. NaF nóng chảy.
C. Dung dịch HF trong nước. D. NaF rắn, khan.
Câu 2: So sánh sự phân li ion và sự dẫn điện giữa hai dung dịch CH3COOH 0,1M và dung dịch CH3COOH 1M:
A. Dung dịch CH3COOH 0,1M phân li ion tốt hơn và dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH 1M.
B. Dung dịch CH3COOH 0,1M phân li ion tốt hơn dung dịch CH3COOH 1M, nhưng dẫn điện kém hơn dung dịch CH3COOH 1M.
C. Dung dịch CH3COOH 1M phân li ion khó hơn và dẫn điện kém hơn so với dung dịch CH3COOH 0,1M vì dung dịch chất điện li nào có nồng độ lớn thì độ điện li nhỏ.
D. (A), (C)
Câu 3: Chọn cõu đỳng trong các kết luận sau:
A. Mọi axit đều là chất điện li.
B. Mọi axit đều là chất điện li mạnh.
C. Mọi axit mạnh đều là chất điện li mạnh.
D. Mọi chất điện li mạnh đều là axit.
Câu 4: Đối với một axit xác định, hằng số Ka chỉ phụ thuộc vào
A. nhiệt độ B. nồng độ C. áp suất D. nồng độ và áp suất
Câu 5: Khi thay đổi nồng độ của một dung dịch chất điện li yếu (nhiệt độ không đổi) thì
A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
C. độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi.
D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi.
Câu 6: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bron-stờt, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là axit ?
A. , B. , ,
C. Al2O3, , D. ,
Câu 7: Trong các dung dịch : HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
Câu 8: Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,01M đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. pH > 2. B. pH = 2. C. [H+] < [NO2─]. D. pH < 2.
Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng yếu.
B. Giá trị Kb của bazơ càng lớn, lực bazơ của nó càng yếu.
C. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng mạnh.
D. Không xác định được lực bazơ khi dựa vào Kb và nồng độ của bazơ.
Câu 10: Một dung dịch có [H+] = 10─12M. Dung dịch đó có môi trường
A. axit. B. bazơ.
C. trung tính. D. không xác định được.
Câu 11: Cho phản ứng : 2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O
Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có giá trị
A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH = 0. D. pH < 7.
Câu 12: Trong các dung dịch dưới đây : K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Hỗn hợp X gồm các chất Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Câu 14: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần : 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+, 0,015 mol , x mol Cl-. Giá trị của x là
A. 0,015. B. 0,035. C. 0,020. D. 0,010.
Câu 15: Thêm 100 ml dung dịch NaOH 7M vào 100ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Nồng độ mol của các ion thu được trong dung dịch sau phản ứng là
A. [Na+] = 3,5M, [] = 1,5M, [] = 0,5M.
B. [Na+] = 0,5M, [] = 0,3M.
C. [Na+] = 0,7M, [] = 1,5M, [Al3+] = 0,1M.
D. [Na+] = 3,5M, [] = 0,3M, [] = 0,5M.
II. Câu hỏi tự luận (4 điểm)
1. Trộn 20,0ml dung dịch HCl 0,05M với 20,0 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi thể tích khi trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dung dịch thu được sau khi trộn là giá trị nào dưới đây ?
2. [OH─] của dung dịch X có pH = 12 là bao nhiêu?
3. Hóy nờu cỏch nhận biết các chất sau: dung dịch CuSO4, NaOH, HCl, BaCl2 mà không dựng thờm thuốc thử ?
4. Dung dịch A chứa hai cation là Fe2+ : 0,1 mol và Al3+ : 0,2 mol và hai anion là Cl- : x mol và : y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam hỗn hợp muối khan. Hóy tỡm giá trị của x và y.
CHƯƠNG 2. NHểM NITƠ
Bài 9. KHÁI QUÁT VỀ NHểM NITƠ
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được:
– Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
– Sự biến đổi tính chất các đơn chất (tính oxi hóa – khử, kim loại – phi kim).
Biết được sự biến đổi tính chất các hợp chất với hiđro, hợp chất oxit và hiđroxit.
Kĩ năng:
– Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
– Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm.
– Viết các PTHH minh họa quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút) (15 phút)
Câu 1: Các nguyên tố thuộc nhóm VA đều thuộc các nguyên tố họ
A. s. B. p. C. d. D. f.
Câu 2: Chọn câu sai.
Trong nhóm nitơ, từ nitơ đến bitmut, theo chiều tăng số hiệu nguyên tử,
A. nguyên tử khối tăng dần. B. độ âm điện tăng.
C. số lớp electron tăng dần. D. số electron hoá trị không đổi.
Câu 3: Số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần trong các chất như sau:
A. NH3, N2, , B. NO, N2O, NH3,
C. NH3, NO, N2O, NO2, N2O5 D. , NO2, NO, N2O, N2,
Câu 4: Trong nhóm nitơ, khi đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Trong các axit, axit nitric là axit mạnh nhất.
B. Khả năng oxi hoá giảm dần do độ âm điện giảm dần
C. Tính phi kim tăng dần, đồng thời tính kim loại giảm dần.
D. Tính axit của các oxit giảm dần, đồng thời tính bazơ tăng dần.
Câu 5: Chỉ ra phương án sai:
A. Các nguyên tố thuộc nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Nitơ là nguyên tố đứng đầu nhóm VA.
C. Nguyên tố đứng đầu nhóm VA có tính phi kim mạnh nhất.
D. Nguyên tố đứng đầu nhóm VA có tính kim loại mạnh nhất.
Câu 6: Các nguyên tố nhóm VA có tính oxi hoá và tính oxi hoá giảm dần từ N đến Bi là do:
(1) Nhóm VA có 5 e lớp ngoài cùng do vậy có khả năng nhận thêm 3e tạo cấu hình bền vững giống khí hiếm nờn chúng có tính oxi hoá.
(2) Từ nitơ đến bitmut, độ âm điện giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần làm giảm khả năng nhận thêm e nờn tính oxi hóa giảm dần.
A. (1) và (2) đúng B. (1) và (2) sai
C. (1) đúng và (2) sai D. (1) sai và (2) đúng.
Câu 7: Trong hợp chất với hiđro của nguyên tố R thuộc nhóm VA, R chiếm 96,15% theo khối lượng. R là:
A. Nitơ B. Asen C. Photpho D. Antimon
Câu 8: Trong oxit có số oxi hoá dương cao nhất của nitơ, % theo khối lượng của oxi là:
A. 25,93% B. 69,56% C. 63,16% D. 74,07%
Câu 9: Cho các nhận định sau:
(1) Oxit và hiđroxit của nitơ với số oxi hoá +5 là oxit axit và axit.
(2) Oxit và hiđroxit của photpho với số oxi hoá +5 là oxit axit và axit.
(3) Oxit của asen và antimon với số oxi hoá +3 là oxit lưỡng tính.
(4) Oxit của antimon với số oxi hoá +5 là oxit lưỡng tính.
(5) Oxit của nitơ với số oxi hoá +4 là chỉ có tính oxi hoá.
(6) Nitơ và photpho chỉ thể hiện tính phi kim.
(7) Bitmut chỉ có tính kim loại.
Cỏc câu đúng là:
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (3), (6)
C. (4), (5), (7) D. (2), (3), (5), (7)
Câu 10: X và Y là 2 nguyên tố thuộc nhóm VA. Tổng số hạt mang điện của X và Y là 80. X và Y là:
A. P (Z = 15) và As (Z = 33)
B. N (Z = 7) và As (Z = 33) C. N (Z = 7) và P (Z = 15)
D. P (Z = 15) và Sb (Z = 51)
Bài 10. NITƠ
Kiến thức:
Hiểu được:
– Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử nitơ.
– Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của nitơ.
– Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá, ngoài ra nitơ còn có tính khử.
Biết được:
– Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Kĩ năng:
– Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
– Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
Giải được bài tập: Tính thể tích khí nitơ ở đktc tham gia trong phản ứng hoá học, tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí, một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1. So sánh với các nguyên tố cựng nhúm V A thì nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất vì:
A. Nitơ có độ âm điện lớn nhất.
B. Nitơ có 2 lớp electron.
C. Lực hút của hạt nhân đối với eletron ngoài cùng rất lớn khiến kích thước nguyên tử co rút lại.
D. Nitơ có độ âm điện lớn nhất và có 2 lớp electron.
Câu 2: Trong hợp chất, nitơ có thể tồn tại ứng với các số oxi hóa là:
A. –3, 0. B. –3, 0, +1, +2, +3.
C. –3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. D. 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 3: N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây?
A. Điều kiện thường B. Nhiệt độ cao khoảng 1000C
C. Nhiệt độ cao khoảng 10000C D. Nhiệt độ khoảng 30000C
Câu 4: Trong công nghiệp điều chế N2 từ:
A. NH3 B. HNO3 C. không khí lỏng D. NH4NO2
Câu 5: Cho phản ứng: N2 + 3H2 2NH3 ; ΔH = –92kJ
Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu:
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 6: Cho các phản ứng sau:
(1) N2 + O2 2NO (2) N2 + 3H2 2NH3
(3) N2 + 2N2O5 5NO2 (4) N2 + Al AlN
Vai trò của N2 trong các phản ứng trên là:
A. chất khử trong (1), (2); chất oxi hoá trong (3), (4).
B. chất khử trong (1), (3); chất oxi hoá trong (2), (4).
C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.
D. là chất khử mạnh trong các phản ứng hoá học.
Câu 7: Cho 2 lít N2 và 7 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 8,2 lít (thể tích cỏc khớ được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng và thể tích của NH3 trong hỗn hợp thu được sau phản ứng là
A. 50%; 2l. B. 30%; 1,2l. C. 20%; 0,8l D. 40%; 1,6l.
Câu 8: Phân tích một oxit của nitơ thấy có hàm lượng N là 25,93%. Oxit đó là chất nào dưới đây ?
A. NO B. N2O4 C. NO2 D. N2O5
Câu 9: Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 16 gam NH4NO2 với hiệu suất 80% là:
A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 5,6 lít. D. 6,72 lít.
Câu 10: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối so với không khí bằng 0,293. % về thể tích của N2 trong hỗn hợp là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 35%
Bài 11. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
A. Amoniac
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Tính chất vật lí, ứng dụng chớnh, cỏch điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Hiểu được:
– Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac: tớnh bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức.
Kĩ năng:
– Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của NH3.
– Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
– Phân biệt được amoniac với một số khớ đó biết bằng phương pháp hoá học.
– Giải được bài tập: Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Hình vẽ thí nghiệm sau mô tả tính chất nào của NH3?
A. Tính bazơ
B. Tính oxi hóa
C. Tính tan
D. Tính khử
Câu 2: Nhận định nào sai?
A. Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp tứ giác.
B. Liên kết N–H trong phân tử NH3 là liên kết có cực, lệch về phía nguyên tử N.
C. Nguyên tử N trong phân tử NH3 còn một đôi e tự do.
D. Trong phân tử NH3 có 3 liên kết σ.
Câu 3: Dung dịch NH3 bao gồm các chất và ion sau:
A. , NH3 B. , NH3, H+
C. , OH– D. , NH3, OH–
Câu 4: Amoniac có khả năng phản ứng với nhiều chất, bởi vì:
A. Nguyên tử N trong phân tử NH3 còn một đôi e tự do.
B. Amoniac là một bazơ.
C. Nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hoá –3, có tính khử mạnh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 trong công nghiệp, người ta đã
A. cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.
B. cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.
C. cho hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc.
D. nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hoá lỏng.
Câu 6: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử ?
A. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
B. NH3 + HNO3 NH4NO3
C. 8NH3 + 3Cl2 6NH4Cl + N2
D. 2NH3 + 3CuO 3Cu + 3H2O + N2
Câu 7: Cho cân bằng hoá học: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N2.
C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 8: Thực hiện phản ứng trong bỡnh kớn cú dung tích 500ml với 1 mol N2, 4 mol H2và một ít xúc tác. Khi phản ứng đạt tới cân bằng thì áp suất trong bình bằng 0,8 lần áp suất khi chưa xảy ra phản ứng (cùng nhiệt độ). Hằng số cân bằng K của phản ứng xảy ra trong bình là :
A. 0,0032 B. 0,032 C. 0,128 D. 3,2
Câu 9: Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50%, thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu?
A. 4 lít B. 6 lít C. 8 lít D. 12 lít
Câu 10: Để thu được Al(OH)3, người ta sục dư khí nào vào dung dịch NaAlO2?
A. NH3 B. HCl và NH3 C. CO2 D. NH3 và CO2
B. Muối amoni
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Tính chất vật lí.
– Tính chất hoá học: phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa) và ứng dụng.
Kĩ năng:
– Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
– Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
– Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
– Giải được bài tập: Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Để phân biệt muối amoni với các muối khác, người ta dùng phản ứng của muối amoni với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng. Hiện tượng thu được là:
A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ.
C. thoát ra chất khí không màu, có mùi sốc.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 2: Nhận định nào sai về muối amoni?
A. Muối amoni hầu hết tan trong nước và điện li mạnh.
B. Dung dịch của muối amoni trong nước luôn có môi trường bazơ.
C. Ion amoni không có màu như ion kim loại kiềm.
D. Muối amoni kém bền với nhiệt.
Câu 3: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng. Khi đó, từ ống nghiệm đựng muối amoni sẽ thấy
A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ.
C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 4: Cho dung dịch các chất: NaOH, NH4Cl, HCl, Na2SO4, NaHCO3. Các chất làm đổi màu quỳ tím thành xanh là:
A. NH4Cl, NaHCO3, HCl B. NaHCO3, HCl
C. NaHCO3, HCl, Na2SO4 D. NaHCO3, NaOH, Na2SO4
Câu 5: Nhiệt phân một muối thấy thu được một đơn chất khớ cú tỉ khối hơi so với khí metan (CH4) bằng 2 và hơi nước. Đó là muối:
A. NH4NO3 B. NH4NO2 C. NH4HCO3 D. NH4HSO4
Câu 6: Một muối X có thành phần % về khối lượng như sau: N 35%, O 60%, còn lại là hiđro. X là:
A. NH4NO2 B. NH4NO3 C. NH4OH D. NH4N2O5
Câu 7: Nhiệt phân hoàn toàn một muối amoni của axit cacbonic sau đó dẫn sản phẩm vào 50 gam dung dịch H2SO4 19,6% thì đủ tạo một muối trung hòa có nồng độ 23,913%. Công thức muối ban đầu là:
A. NH4HCO3 B. (NH4)2CO3 C. NH4HSO4 D. (NH4)2SO4
Câu 8: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X gồm các ion: rồi tiến hành đun nóng thì thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là:
A. 1M và 1M B. 2M và 2M C. 1M và 2M D. 2M và 2M
Câu 9: X là muối có khối lượng phân tử là 64 đvC và có công thức đơn giản là NH2O. Y là một oxit của nitơ có tỉ lệ MX : MY = 32 : 23.
a. Công thức phân tử của X là:
A. NH4NO3 B. NH4NO2 C. NH4HCO3 D. (NH4)2CO3
b. Công thức phân tử của Y là:
A. NO2 B. N2O5 C. NO D. N2O
Câu 10: Phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa dung dịch NH3 và dung dịch HCl là:
A. H+ + OH– → H2O B. NH3 + H+ →
C. NH3 + HCl → + Cl– D. NH3 + HCl → NH4Cl
Bài 12: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
A. Axit nitric
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
Hiểu được:
– HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
– HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh (tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại (kim loại có tính khử yếu, tính khử mạnh, nhôm và sắt, vàng), một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Kĩ năng:
– Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận.
– Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.
– Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.
– Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3, khối lượng dung dịch HNO3 có nồng độ xác định điều chế được theo hiệu suất, bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Chọn cõu đỳng.
A. Tất cả các liên kết hoá học trong phân tử HNO3 là liên kết cộng hoá trị.
B. Không có axit HNO3 tinh khiết, chỉ có dung dịch HNO3 đậm đặc nhất có nồng độ 68%.
C. Số oxi hoá của N trong HNO3 là +5 nên dung dịch HNO3 ở bất kì nồng độ nào đều có tính oxi hoá.
D. HNO3 tác dụng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học giải phóng khí H2.
Câu 2: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
Câu 3: Cho dóy cỏc chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.
Câu 4: Điều chế HNO3 từ 17 tấn NH3. Xem toàn bộ quá trình điều chế có hiệu suất 80% thì lượng dung dịch HNO3 63% thu được là:
A. 100 tấn B. 125 tấn C. 80 tấn D. 34 tấn
Câu 5: Trong công nghiệp sản xuất axit nitric, nguyên liệu là hỗn hợp không khí dư trộn amoniac. Trước phản ứng, hỗn hợp cần được làm khô, làm sạch bụi và các tạp chất để:
A. tăng hiệu suất của phản ứng B. trỏnh ngộ độc xúc tác
C. tăng nồng độ chất phản ứng D. Vì một lí do khác
Câu 6: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, nếu để lâu ngoài ánh sáng sẽ bị phân huỷ một phần, chuyển màu dung dịch thành:
A. nâu B. đen C. vàng D. trắng sữa.
Câu 7: Để nhận biết ba dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch muối tan của Ag+. B. dung dịch phenolphtalein, quỳ tím
C. giấy quỳ tím, dung dịch bazơ. D. dung dịch muối tan Ba2+, Cu kim loại.
Câu 8: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lớt khớ X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 9: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lớt khớ NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 6,52 gam. D. 13,32 gam.
Câu 10: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.
B. Muối nitrat
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Tính chất vật lí.
– Tính chất hóa học: Là chất oxi hóa ở nhiệt độ cao do bị nhiệt phân hủy tạo thành oxi và sản phẩm khác nhau (tùy thuộc là muối nitrat của kim loại hoạt động, hoạt động kém, hoạt động trung bình); phản ứng đặc trưng của ion với Cu trong môi trường axit.
– Cách nhận biết ion .
– Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
Kĩ năng:
– Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.
– Viết được các PTHH dạng phân tử và ion rút gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
– Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp, nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng; một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Tất cả các muối nitrat
A. điện li mạnh tạo dung dịch có màu xanh.
B. có tính oxi hoỏ vỡ nguyên tử nitơ có số oxi hoá +5.
C. tan nhiều trong nước, là chất điện li mạnh.
D. có pH = 7.
Câu 2: Phản ứng nhiệt phân nào không đúng?
A. 2NaNO3 2NaNO2 + O2
B. Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + 1/2O2
C. 4AgNO3 2Ag2O + 4NO2 + O2
D. 4Fe(NO3)3 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
Câu 3: HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây?
A. CuO B. FeO C. Cu(OH)2 D. Fe2O3.
Câu 4: Không thể nhận biết muối bằng cách cho thêm vào muối
A. Cu + dung dịch HCl B. CuSO4
C. Cu + dung dịch H2SO4l D. Cu + dung dịch HCl + dung dịch H2SO4l
Câu 5: Phân biệt 3 dung dịch sau đựng trong 3 bình riêng biệt: Na2SO4, (NH4)2SO4, NH4Cl chỉ cần dùng một hoá chất:
A. NaOH B. AgNO3 C. BaCl2 D. Ba(OH)2
Câu 6: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu húa nõu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thỡ cú khớ mựi khai thoát ra. Chất X là
A. amophot. B. ure. C. natri nitrat. D. amoni nitrat.
Câu 7: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2 (2) NH4NO2
(3) NH3 + O2 (4) NH3 + Cl2
(5) NH4Cl (6) NH3 + CuO
Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
A. (2), (4), (6). B. (3), (5), (6). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (5).
Câu 8: Cho dung dịch chứa 1 gam AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa 1 gam NaCl sẽ được một kết tủa nặng:
A. 1 gam B. 2 gam C. 0,5 gam D. Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Một hỗn hợp gồm amoni sunfat và natri nitrat được nung đến ngừng bay hơi thu được a gam một chất rắn X duy nhất và 4,48 lít khí Y (đktc). Phần trăm khối lượng hỗn hợp ban đầu đủ dùng để có kết quả trên là:
A. 30% và 70% B. 65% và 35% C. 33,7% và 66,3% D. 70% và 30%
Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 11,28 gam. B. 20,50 gam. C. 8,60 gam. D. 9,40 gam.
Bài 13: LUYỆN TẬP: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Nắm vững cấu tạo phân tử của N2, NH3, HNO3, các tính chất hoá học cơ bản của đơn chất nitơ và của một số hợp chất: amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat.
Biết cách nhận biết sự có mặt của nitơ, amoniac, ion amoni, ion nitrat; các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ.
Kĩ năng:
– Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học của các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxi hoá – khử, giải các bài toỏn hoá học.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Cho cân bằng hoá học: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N2.
C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 2: Cho các cân bằng hoá học:
(1) N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) (2) H2(k) + I2(k) 2HI(k)
(3) 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) (4) 2NO2(k) N2O4(k)
Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 3: NH3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Natri B. HCl C. Photpho D. Oxi
Câu 4: Chọn cõu đỳng:
A. Dung dịch (NH4)2SO4 có pH = 7 C. Dung dịch NaNO3 có pH = 7
C. Dung dịch NaHSO4 có pH = 7 D. Dung dịch CaCl2 có pH > 7
Câu 5: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R cú hoỏ trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Câu 6: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 7: Nhận định nào sai?
A. HNO3 là chất lỏng không màu, tan có giới hạn trong nước.
B. HNO3 là một trong những hoá chất cơ bản rất quan trọng.
C. HNO3 là axit mạnh nhất trong tất cả các axit.
D. Dung dịch HNO3 có tính oxi hoá mạnh do có ion .
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim loại M (hóa trị II), thu được 8 gam oxit tương ứng. M là kim loại nào sau đây?
A. Cu B. Zn C. Mg D. Ca
Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lớt khớ (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric đặc, nguội, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lớt khớ NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5. B. 10,5. C. 15,6. D. 12,3.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 4,48. C. 2,24 D. 3,36.
Bài 14. PHOTPHO
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Các dạng thự hỡnh, tính chất vật lí, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế photpho trong công nghiệp.
Hiểu được:
– Vị trí của photpho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
– Tính chất hoá học: Photpho vừa có tính oxi hoá (tác dụng với một số kim loại K, Na, Ca...) vừa có tính khử (khử O2, Cl2, một số hợp chất).
Kĩ năng:
– Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
– Viết được PTHH minh hoạ.
– Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.
– Giải được bài tập: Tính khối lượng sản phẩm tạo thành qua nhiều phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Nguyên tử P có Z = 15. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử P có số electron ngoài cùng là:
A. 8 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 2: Cho các phản ứng sau:
2P + 5Cl2 → 2PCl5 (1)
6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl (2)
2P + 3Ca → Ca3P2 (3)
Trong 2 phản ứng trên, P đóng vai trò là
A. chất khử B. chất oxi hóa
C. tự oxi hóa D. chất oxi hóa ở (1), chất khử ở (2)
Câu 3: Ở điều kiện thường khả năng hoạt động hoá học của P so với N2 là:
A. mạnh hơn B. yếu hơn C. bằng nhau D. không xác định được
Câu 4: Photpho trắng, photpho đen, photpho đỏ là những dạng đơn chất khác nhau của photpho. Chúng được gọi là:
A. các dạng đồng vị của P B. các dạng thự hỡnh của P
C. các dạng đồng phân của P D. các dạng cấu trúc của P
Câu 5: Sau khi làm thí nghiệm với P trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
A. Dung dịch axit HCl. B. Dung dịch kiềm NaOH.
C. Dung dịch muối CuSO4. D. Dung dịch muối Na2CO3.
Câu 6: Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì:
A. Photpho trắng là hoá chất độc, hại.
B. Photpho đỏ không độc hại với con người.
C. Photpho đỏ không dễ gây hoả hoạn như photpho trắng.
D. cả A, B, C.
Câu 7: Hàm lượng photpho trong một hợp chất của photpho halogenua là 14,86%. Halogen đó là:
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Câu 8: Từ 6,2kg P có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%)?
A. 80 lít B. 100 lít C. 40 lít D. 64 lít
Câu 9: Từ 1 tấn quặng photphorit chứa 45% tạp chất có thể điều chế được bao nhiêu kg photpho, biết hiệu suất phản ứng là 90%?
A. 81kg B. 90kg C. 110kg D. 99kg
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 10,85g photpho trong oxi dư rồi cho sản phẩm vào 1,5 lít dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch Y.
a. pH của dung dịch thu được là:
A. 1,0 B. 13,0 C. 12,0 D. 1,1
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,1M để màu giấy quỳ tớm nhỳng trong dung dịch Y trở về màu tím?
A. 1,0l B. 0,85l C. 0,75l D. 0,58l
Bài 15: AXIT PHOPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (phương pháp chiết, phương pháp nhiệt).
– H3PO4 không có tính oxi hoá, bị tác dụng bởi nhiệt, là axit trung bình 3 lần axit.
– Tính chất của muối photphat (tính tan, phản ứng thuỷ phõn), cỏch nhận biết ion photphat.
Kĩ năng:
– Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.
– Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
– Giải được bài tập: Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % khối lượng muối photphat trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Kết luận đúng là:
A. Phân tử H3PO4 có một liên kết cho – nhận trong công thức cấu tạo.
B. Phân tử H3PO4 chỉ có liên kết cộng hoá trị trong công thức cấu tạo.
C. Photpho trong H3PO4 có số oxi hoá +5 như trong HNO3 nên H3PO4 có tính oxi hoá mạnh tương tự như HNO3.
D. H3PO4 là axit 3 lần axit nên có tính axit mạnh.
Câu 2: H3PO4 có thể tác dụng với dóy cỏc chất nào sau đây?
A. Na2O, SO2, K, NaOH B. HNO3, NH3, KCl, Al
C. Na2O, K, NaOH, NH3 D. AgNO3, Ag, Mg(OH)2
Câu 3: Phản ứng điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm diễn ra như sau:
P + 5HNO3 H3PO4 + 5NO2↑ + H2O
Để hiệu suất phản ứng cao, người ta không
A. đưa nhiệt độ phản ứng lên trên 200 – 2500C vì sẽ tạo thành axit điphotphoric và axit metaphotphoric.
B. thực hiện phản ứng trong điều kiện áp suất thấp.
C. dùng HNO3 loãng.
D. dùng photpho trắng.
Câu 4: Chọn câu sai trong số các nhận định sau:
A. H3PO4 là axit trung bình, phân li theo 3 nấc.
B. Dùng AgNO3 để phát hiện ion photphat.
C. H3PO4 có khả năng oxi hoá như HNO3.
D. P2O5 là anhiđrit của H3PO4.
Câu 5: H3PO4 và HNO3 cựng có phản ứng với nhúm cỏc chất nào sau đây?
A. MgO, KOH, CuSO4, NH3 B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3
C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3 D. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S
Câu 6: Ba lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch HCl, HNO3, H3PO4. Để nhận biết chúng có thể dùng thuốc thử
A. AgNO3 B. quỳ tím C. Cu, quỳ tím D. Ag
Câu 7: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được cú cỏc chất:
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4.
C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4.
Câu 8: Để trung hoà 100ml dung dịch H3PO4 1M cần dùng bao nhiêu ml dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,75M?
A. 100ml B. 200ml C. 120ml D. 150ml
Câu 9: Cho 3,9g K vào 150g dung dịch H3PO4 32%. Khối lượng dung dịch thu được là:
A. 153,9 gam. B. 153,8 gam. C. 153,7 gam. D. 158,3 gam.
Câu 10: Dung dịch thu được sau khi trộn 100ml dung dịch H3PO4 1M với 100ml dung dịch KOH 2M có
A. pH = 0,3 B. pH = 0
C. pH = 3,0 D. pH < 4,0
Bài 16. PHÂN BÓN HOÁ HỌC
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Khái niệm phân bón hoỏ học và phân loại.
– Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali và một số loại phân bón khác (phức hợp và vi lượng).
Kĩ năng:
– Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
– Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
– Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Cần phải sử dụng phân bón trong nông nghiệp vì phân bón dùng để:
A. bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng cho đất.
B. làm cho đất tơi xốp.
C. giữ độ ẩm cho đất.
D. bù đắp các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng đã bị cây trồng hấp thụ.
Câu 2: Câu trả lời nào dưới đây không đúng?
A. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây.
B. Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây.
C. Phân kali cung cấp nguyên tố K cho cây.
D. Phân phức hợp cung cấp nguyên tố O cho cây.
Câu 3: Supephotphat kép là:
A. Hỗn hợp Ca(H2PO4)2 và CaSO4 B. Chỉ có Ca(H2PO4)2
C. Chỉ có CaHPO4 D. Hỗn hợp (NH4)2HPO4, NH4H2PO4
Câu 4: Chọn câu sai trong số cỏc cõu sau:
A. Phân ure là phân đạm có hàm lượng N cao nhất (46%).
B. Phân đạm nitrat dùng thích hợp cho vùng đất chua mặn.
C. Muốn cho cõy cú sức kháng bệnh cao người ta sử dụng phân KCl.
D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Hầu hết phân đạm amoni: NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 thích hợp cho các loại đất ít chua là do
A. muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường bazơ.
B. muối amoni bị thuỷ phân cho môi trường axit.
C. muối amoni bị thuỷ phân tạo môi trường trung tính.
D. muối amoni không bị thuỷ phân.
Câu 6: Khi bón phân lân tự nhiên thì phù hợp cho:
A. loại đất đã được khử chua. B. đất mặn.
C. đất chua vỡ phõn dễ tan trong môi trường axit. D. đất phèn.
Câu 7: Phân lân được đánh giá theo hàm lượng % P2O5. Hàm lượng %P2O5 trong supephotphat kép là:
A. 52,21% B. 60,68% C. 26,5% D. 38,38%
Câu 8: Khối lượng NH3 và khối lượng dung dịch HNO3 45% đủ để điều chế 100kg phân đạm NH4NO3 là:
A. 26kg; 170kg. B. 170kg; 26kg.
C. 20,6kg; 170kg. D. 170kg; 29,1kg.
Câu 9: Trong các loại phân bón sau: phân ure, (NH4)2SO4, NH4NO3, amophot, loại nào có hàm lượng đạm cao nhất?
A. ure B. (NH4)2SO4 C. NH4NO3 D. Amophot
Câu 10: Bà con nông dân thường tận dụng nước tiểu đem pha loãng rồi tưới cho rau xanh. Sau hai ngày, rau trở nên xanh non mỡ màng.
a. Tưới nước tiểu làm cho rau xanh non hơn vì
A. trong nước tiểu có . B. trong nước tiểu có NH3, .
C. cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. D. Cả A, B, C.
b. Rau sau khi tưới nước tiểu hai ngày cú nờn hỏi bỏn hoặc dùng để ăn không?
A. Nờn, vỡ hình thức rau đẹp, xanh, non.
B. Không nên, vì rau chứa nhiều photphat ăn đắng.
C. Không nên. Để sản xuất rau sạch, không nên dùng nước tiểu, phân tươi bón cho rau vỡ chỳng có nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh cho con người.
D. Nờn, vỡ nước tiểu không chứa hoá chất độc hại.
Bài 17. LUYỆN TẬP: Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho
1. Mục tiêu
Kiến thức:
– Biết tính chất của các dạng thự hỡnh của photpho, của axit photphoric và muối photphat.
– Biết những ứng dụng, phương pháp điều chế photpho và các hợp chất của photpho.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Cho 12,4 gam P tác dụng hòa toàn với oxi. Sau đó cho toàn bộ lượng P2O5 hòa tan vào 80ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28g/ml). Tính C% của dung dịch muối sau phản ứng?
A. C% Na2HPO4 = 14,68%; C% NaH2PO4 = 26,06%
B. C% Na3PO4 = 16,48%; C% Na2HPO4 = 20,06%
C. C% NaH2PO4 = 14,68%; C% Na2HPO4 = 26,06%
D. C% NaH2PO4 = 18,64%; C% Na3PO4 = 26,60%
Câu 2: Loại phân bón hóa học để tăng cường sức chống rét, chịu hạn và phòng chống bệnh cho cây trồng là:
A. KCl B. Supephotphat C. NH4Cl D. Amophot
Câu 3: Thời điểm nào sau đây là thích hợp nhất để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm sương còn đọng trờn lỏ lỳa.
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều tối mặt trời vừa lặn.
D. Khi vừa mưa xong.
Câu 4: Để làm giảm độ chua của đất người ta phải làm gì?
A. Trồng cây phủ kín các đồi núi.
B. Bón phân lân tự nhiên trước khi trồng cây.
C. Bún vụi, tro bếp (có KHCO3) trước khi trồng cây.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Nguyờn chính làm cho đất bị mặn là đất có nhiều ion Na+, K+. Nờn dùng loại phân đạm nào để bón cho cây trồng trên đất mặn?
A. Ca(NO3)2 B. NaNO3. C. Ca(H2PO4)2 D. Ca3(PO4)2
Câu 6: Cho 1,32g (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khi. Hấp thụ hoàn toàn lượng khớ trờn vào dung dịch chứa 3,92g H3PO4. Muối thu được là:
A. NH4H2PO4. B. (NH4)2HPO4
C. (NH4)3PO4 D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
Câu 7: Phản ứng nào viết không đúng?
A. 4P + 5O2 → 2P2O5 B. 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
C. PCl3 + 3H2O → H3PO3 + 3HCl D. P2O3 + 3H2O → 2H3PO4
Câu 8: Thêm 21,3g P2O5 vào dung dịch chứa 16g NaOH tạo ra 400ml dung dịch chứa:
A. NaH2PO4 0,5M B. Na2HPO4 0,25M
C. Na3PO4 0,1M D. NaH2PO4 0,5M và Na2HPO4 0,25M
Câu 9: Đốt cháy hết 62g photpho rồi hoà tan sản phẩm vào nước được 400g dung dịch X. Nồng độ % của dung dịch X là:
A. 49% B. 98% C. 24,5% D. 2,45%
Câu 10: Hoà tan 24,4g P2O5 trong dung dịch axit photphoric có nồng độ 9,8% thì thu được dung dịch mới có nồng độ
A. 33,6% B. 16,8% C. 13,08% D. 1,308%
Đề kiểm tra 45’ chương Nhóm nitơ
1. Mục tiêu của chương
Kiến thức:
HS biết:
– Tính chất hoá học cơ bản, phương pháp điều chế và ứng dụng của nitơ, photpho.
– Tính chất vật lớ, hoỏ học, phương pháp điều chế và ứng dụng của một số hợp chất: NH3, muối amoni, HNO3, muối nitrat, H3PO4, muối photphat, phân bón hoá học.
Kĩ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:
– Quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán tính chất của các chất.
– Lập phương trình hoá học, đặc biệt phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá – khử.
– Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.
2. Ma trận:
Nội dung
Mức độ kiến thức, kĩ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dông
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Khái quát về nhóm nitơ
1
(0,4)
1
(0,4)
2
(0,8)
Nitơ
1
(0,4)
1
(0,4)
2
(0,8)
Amoniac và muối amoni
1
(0,4)
3
(1,2)
1
(1)
5
(2,6)
Axit nitric và muối nitrat
2
(0,8)
1
(3)
3 (3,8)
Photpho
1
(0,4)
1
(0,4)
2 (0,8)
Axit photphoric và muối photphat
1
(0,4)
1
(0,4)
2 (0,8)
Phân bón hoá học
1
(0,4)
1
(0,4)
Tổng số
4
(1,6)
10
(4)
1
(0,4)
2
(4)
17
(10)
3. Câu hỏi
Mã đề 01
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái A, B, C hoặc D cho câu trả lời.
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là:
A. ns2np3 B. ns2np4 C. (n – 1)d10 ns2np3 D. ns2np5
Câu 2: Trong nhóm V A, tính phi kim của các nguyên tố được xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. N, P, As, Sb, Bi. B. Bi, Sb, As, P, N.
C. P, N, Bi, As, Sb. D. N, P, Bi, Sb, As.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí nitơ bằng cách đn nóng dung dịch:
A. NaNO2 B. NH3 C. NH4Cl D. NH4NO2.
Câu 4: Nhận định nào đúng nhất?
A. Ở trạng thái kích thích, trong các hợp chất, nitơ có cộng hoá trị 5.
B. Ở trạng thái kích thích, trong các hợp chất, photpho có cộng hoá trị 5.
C. Ở trạng thái kích thích, trong các hợp chất, asen có cộng hoá trị 5.
D. Ở trạng thái kích thích, trong các hợp chất, photpho, asen, antimon, bitmut có cộng hoá trị 5.
Câu 5: Cho dung dịch chứa 0,18 mol H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được dung dịch X. Thành phần các chất trong dung dịch X là:
A. 0,06 mol Na2HPO4
B. 0,06 mol NaH2PO4 và 0,12 mol Na2HPO4
C. 0,12 mol NaH2PO4 và 0,06 mol Na2HPO4
D. 0,06 mol Na2HPO4 và 0,12 mol Na3PO4
Câu 6: Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+, liên kết hình thành giữa các phân tử NH3 với ion Cu2+ là:
A. liên kết phối trí B. liên kết ion
C. liên kết cộng hoá trị D. liên kết hiđro
Câu 7: Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dung dịch NH3 đặc thấy có khói trắng bay ra. Khói trắng đó là:
A. HCl B. Cl2 C. NH4Cl D. N2.
Câu 8: Dung dịch NH4Cl có giá trị
A. pH = 7 B. pH > 7 C. pH < 7 D. pH = 8
Câu 9: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí NH3?
A. KOH rắn B. CuSO4 khan
C. H2SO4 đặc D. CaCl2 khan.
Câu 10: Cho phản ứng: N2 + 3H2 2NH3 ; ΔH = –92kJ
Hiệu suất của phản ứng tạo thành NH3 tăng nếu:
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 11: HNO3 đặc, nguội không tác dụng với
A. Mg, Cu B. Zn, S C. Al, Fe D. Mn, C.
Câu 12: Nhiệt phân muối KNO3 hoàn toàn thu được các chất:
A. KNO2, N2. B. KNO2, N2 và O2 C. KNO2, O2 D. KNO2, NO2
Câu 13: Khi bún cỏc loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4 độ chua của đất tăng lên là vì:
A. là gốc của axit mạnh.
B. ion NH4+ bị thuỷ phân cho H+ (hoặc H3O+).
C. ion NH4+ rất dễ phản ứng với kiềm cho NH3.
D. Lượng đạm trong các loại phân này cao nhất.
Câu 14: Hỗn hợp nào trong các hỗn hợp sau không dùng làm thuốc nổ?
A. KNO3 + S + C B. KClO3 + S + C
C. KClO3 + P D. KNO3 + KClO3
Câu 15: Cho 6g P2O5 vào 15ml dung dịch H3PO4 6% (D = 1,03g/ml). Nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được là:
A. » 43% B. » 38,65% C. » 41% D. » 45%
II. Câu hỏi tự luận (4 điểm):
Câu 1: Hãy tự chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các muối: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3 đựng trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2ml nước thấy có 1,12 lớt khớ không bị hấp thụ thoát ra ở đktc. Coi lượng oxi hoà tan vào nước không đáng kể.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit trong dung dịch sau phản ứng.
CHƯƠNG 3. NHểM CACBON
Bài 19. KHÁI QUÁT VỀ NHểM CACBON
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Hiểu được:
– Vị trí của nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử các nguyên tố.
– Tính chất chung của các nguyên tố nhóm cacbon, sự biến đổi tính kim loại, phi kim, tính oxi hoá.
Biết được sự biến đổi tính chất của oxit, hợp chất với hiđro, khả năng tạo liên kết cộng hoá trị và tạo mạch đồng nhất.
Kĩ năng:
– Dự đoán tính chất chung và sự biến đổi tính chất đơn chất trong nhóm.
– Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử, trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
– Viết các PTHH minh hoạ cho sự biến đổi tính chất của đơn chất, tính chất của hợp chất.trong nhóm.
– Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Chọn nhận định sai trong số các nhận định sau:
A. Nhóm IVA gồm các nguyên tố C, Si, Ge, Sn, Pb.
B. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IV A có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Các nguyên tố nhóm IV A có số oxi hoá cao nhất là +5.
D. Ở cacbon, khả năng thu electron và mất electron là như nhau.
Câu 2: Từ C đến Pb trong nhóm cacbon, khả năng thu thêm electron để đạt đến cấu hình electron bền của khí hiếm là:
A. giảm dần B. tăng dần C. không biến đổi D. biến đổi không tuần hoàn
Câu 3: Cấu hình electron nào dưới đây là cấu hình electron lớp ngoài cựng cỏc nguyên tố nhóm cacbon?
A. ns2 np1 B. ns2 np3 C. ns2 np4 D. ns2 np2
Câu 4: Số oxi hoá có thể có của các nguyên tố nhóm IV A là:
A. –4, +2, +4 B. –4, 0, +2, +4
C. –4, –2, +2, +4 D. 0, +2, +4
Câu 5: Một oxit của cacbon có 72,7% về khối lượng của oxi. Tỉ lệ số nguyên tử của O và C trong oxit là:
A. 1 : 3 B. 1 : 2 C. 2 : 1 D. 1 : 1
Câu 6: X là một nguyên tố có 4e lớp ngoài, rất phổ biến trong động vật và thực vật. X tạo hai hợp chất với oxi, trong đó có một hợp chất cháy được, một hợp chất không cháy được. X là nguyên tố nào?
A. C B. S C. P D. N
Câu 7: Hợp chất của nguyên tố X thuộc nhóm IV A với hiđro và oxit của X có tỉ lệ khối lượng là 8 : 15. X là
A. B. C. D.
Câu 8: Nhận định đúng đối với các nguyên tố nhóm cacbon là:
A. Các oxit của chúng đều là oxit axit, tương ứng là các hiđroxit làm đỏ quỳ tím.
B. Trong hợp chất, nếu độ âm điện của nguyên tố liên kết với các nguyên tố nhóm cacbon nhỏ hơn so với độ âm điện của các nguyên tố nhóm cacbon thỡ cỏc nguyên tử nguyên tố nhóm cacbon có số oxi hoá +2 hoặc +4.
C. Trong hợp chất, nếu độ âm điện của nguyên tố liên kết với các nguyên tố nhóm cacbon nhỏ hơn so với độ âm điện của các nguyên tố nhóm cacbon thỡ cỏc nguyên tử nguyên tố nhóm cacbon có số oxi hoá –4.
D. Các nguyên tử của các nguyên tố nhóm cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch.
Câu 9: Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp trong cùng một chu kì. Tổng số hạt của X và Y là 39. Biết trong X và Y đều có số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. X và Y là:
A. N và O B. Si và N D. O và S D. C và N
Câu 10: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau đây:
(1) 1s2 2s2 2p2 (2) 1s2 2s1 2p3 (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
(4) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p3 (5) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p4
(6) 1s2 2s2 2p1 (7) 1s2 2s2 2p6 3s2
Cấu hình electron ở dạng kích thích là cấu hình:
A. (2), (4), (7) B. (1), (2), (3), (5)
C. (6), (7) D. (2)
Bài 20. CACBON
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thự hỡnh của cacbon, tính chất vật lí, ứng dụng.
Hiểu được:
– Cacbon có tính oxi hoá yếu (oxi hóa hiđro và canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất vô cơ, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
Kĩ năng:
– Dự đoán tính chất hoá học của cacbon, kiểm tra và kết luận.
– Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của cacbon.
– Giải được bài tập: Tính khối lượng cacbon tham gia phản ứng với hỗn hợp chất khử hoặc % khối lượng các chất trong sản phẩm, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Phát biểu nào sai?
A. Cacbon rất kém hoạt động ở nhiệt độ thường.
B. Cacbon vô định hình hoạt động hoá học kém hơn cacbon tinh thể.
C. Tính chất hoá học đặc trưng của cacbon (kim cương, than chì, fuleren) là tính khử.
D. Trong than có thành phần chính là cacbon.
Câu 2: Kim cương và than chì là các dạng thự hỡnh của nguyên tố cacbon, nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do:
A. chỳng cú thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.
B. kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.
C. chỳng có cấu tạo khác nhau.
D. kim cương cứng còn than chì mềm.
Câu 3: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện.
B. Than chì mềm do mạng tinh thể có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp thụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.
D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.
Câu 4: Loại than nào sau đây không có trong thiên nhiên?
A. than chì B. than antraxit C. than nâu D. than cốc
Câu 5: Với điều kiện phản ứng có đủ, chất nào tác dụng được với cacbon trong số các chất sau: H2, Ca, Ne, O2, CO2, HNO3, HCl, ZnO?
A. H2, Ca, Ne, ZnO B. O2, Ca, CO2, HCl
C. ZnO, HNO3, O2, Ca D. H2, Ca, O2, CO2, HNO3, ZnO
Câu 6: Cho các phản ứng sau:
(1) C + CO2 2CO (2) C + 2CuO 2Cu + CO2
(3) C + 2H2 CH4 (4) 3C + 4Al Al4C3
(5) C + O2 CO2 (6) C + H2SO4đ 2Cu + CO2
(7) C + H2O CO + H2
Tính khử của C thể hiện ở các phương trình:
A. (3), (4) B. (1), (2), (5), (6), (7)
C. (1), (2), (4), (5) D. (2), (5), (6)
Câu 7: Để xác định hàm lượng C trong một mẫu gang, người ta nung 10g mẫu gang đó trong O2 dư thấy tạo ra 0,672 lít CO2 (đktc). Hàm lượng C trong mẫu gang đó là
A. 3,6% B. 0,36% C. 0,48% D. 4%
Câu 8: Để có 1m3 khí CO dùng trong lò luyện thép cần dùng bao nhiêu lớt khớ CO2 (đktc) thổi qua than nóng đỏ? Biết rằng hiệu suất quá trình đạt 85%.
A. 117,65l B. 858,23l C. 588,23l D. 1176,47l
Câu 9: Cho 3,0g bột cacbon và m gam khí hiđro vào bỡnh kớn có thể tích 12 lít ở 250C, 1,2atm. Đưa lên nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi lại trở lại 250C.
a. Khí metan thu được có khối lượng:
A. 8,4g B. 4,8g C. 4,2g D. 4,0g
b. Giá trị của m là:
A. 1,0g B. 1,2 C. 4,2g D. 4,0g
Câu 10: Khối lượng cacbon cần thiết để oxi hoá 10,8g bột nhôm thành cacbua nhôm là:
A. 2,1g B. 6,3g C. 3,6g D. 1,2g
Bài 21. HỢP CHẤT CỦA CACBON
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Hiểu được:
– CO có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại).
– CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).
– H2CO3 là axit yếu, hai nấc, không bền dựa vào hằng số cân bằng KC.
Biết được:
– Tính chất vật lí của CO, CO2 và muối cacbonat.
– Tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit, với dung dịch kiềm).
– Điều chế khí CO2, CO trong công nghiệp (tạo khớ lũ ga, khí than ướt) và trong phòng thí nghiệm.
– Thành phần hoá học, ứng dụng của một số muối cacbonat quan trọng.
Kĩ năng:
– Viết được công thức cấu tạo của CO, CO2.
– Suy đoán tính chất từ cấu tạo phân tử (số oxi hoá của C), kiểm tra và kết luận.
– Thực hiện một số thí nghiệm, quan sát hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
– Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
– Giải được bài tập: Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập tổng hợp khác có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Nhận định nào sai?
CO và CO2 là hai oxit của cacbon:
A. đều ở trạng thái khí, không màu.
B. CO là oxit trung tính, CO2 là oxit axit.
C. CO có tính khử, CO2 có tính oxi hoá.
D. tan trong nước tạo dung dịch axit.
Câu 2: Trong thí nghiệm điều chế CO2 như hình vẽ, tại sao không dùng H2SO4 hay H3PO4?
A. Vì phản ứng sinh ra CaSO4 hoặc Ca3(PO4)2 kết tủa ngăn chặn phản ứng.
B. H2SO4 và H3PO4 là axit đắt tiền, không dễ thực hiện trong thực tiễn.
C. H2SO4 và H3PO4 không phản ứng với CaCO3.
D. Cả 3 lí do trên.
Câu 3: Photgen là một loại khí độc được sử dụng làm vũ khí hoá học trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Photgen được điều chế từ:
A. CO2 và Cl2 B. CO và Cl2 C. P và Cl2 D. PH3 và Cl2
Câu 4: Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH loãng dư thu được muối
A. Na2CO3 và NaHCO3 B. NaHCO3
C. Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 5: Xột các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây đúng?
A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước.
B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.
Câu 6: Khử một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong người ta thu được 0,84g Fe và 448ml CO2 (đo ở đktc). Công thức phân tử oxit sắt là công thức nào sau đây?
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
Câu 7: Có 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 loóng. Dùng một thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch là:
A. Zn B. Al C. CaCO3 D. Na2CO3
Câu 8: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lớt khớ (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Rb. D. Li.
Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đụlụmit cú lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lớt khớ CO2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
A. 40%. B. 50%. C. 84%. D. 92%.
Câu 10: Hòa tan 11,2 lít CO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol/l của chất trong dung dịch tạo thành là:
A. 0,25M B. 0,375M C. 0,625M D. Cả A và B
Bài 22. SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Hiểu được:
– Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử dạng ô lượng tử.
– Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, flo, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
Biết được:
– Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic.
– SiO2: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
– H2SiO3: Tính chất vật lí, tính chất hoá học (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
Kĩ năng:
– Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của silic.
– Giải được bài tập: Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khỏc cú nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Chọn câu sai trong số cỏc cõu nhận định về silic.
A. Cấu hình electron của nguyên tử silic là 1s22s22p63s23p2.
B. Silic có 2 dạng thự hỡnh: silic tinh thể và silic vô định hình.
C. Silic kém hoạt động hơn cacbon.
D. Silic vô định hình kém hoạt động hơn silic tinh thể.
Câu 2: Silic có thể phản ứng được với những chất nào sau đây?
A. F2, Ne, O2, Ca B. Cl2, C, Mg, Fe
C. NaOH, F2, O2, Ca D. B và C đúng
Câu 3: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây?
A. HCl, HF B. NaOH, KOH C. Na2CO3, KHCO3 D. BaCl2, AgNO3
Câu 4: Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch NaOH nóng chảy tạo thành silicat. SiO2 thuộc loại oxit
A. axit B. trung tính C. bazơ D. lưỡng tính
Câu 5: H2SiO3 dễ tan trong dung dịch kiềm tạo muối silicat, chỉ có silicat kim loại kiềm tan được trong nước, dung dịch đậm đặc của những chất nào dưới đây gọi là thuỷ tinh lỏng?
A. Na2SiO3 và K2SiO3 B. Na2SiO3 và CaSiO3
C. CaSiO3 và BaSiO3 D. CaSiO3 và BaSiO3
Câu 6: Khi nung hoàn toàn a (mol) Mg và b (mol) SiO2 ta được chất rắn X. Cho X tác dụng hết với HCl ta được khí Y. Y là hỗn hợp khi
A. > 4 B. < 4 C. = 4 D. Mọi giá trị của a, b
Câu 7: Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O, 10,98% CaO và 70,59 % SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là:
A. K2O.CaO.4SiO2 B. K2O.2CaO.6SiO2
C. K2O.CaO.6SiO2 D. K2O.3CaO.8SiO2
Câu 8: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có dạng RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là
A. clo B. silic C. cacbon D. lưu huỳnh
Câu 9: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M để hoà tan hết 9g SiO2?
A. 150ml B. 37,5ml C. 75ml D. 300ml.
Câu 10: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bỏm trờn bề mặt vật dụng làm bằng kim loại, người ta thường dùng dung dịch HF. Khối lượng dung dịch HF 50% để làm sạch được 2kg cát là:
A. 5,33kg B. 1,78kg C. 3,56kg D. 3,53kg
Bài 23: CÔNG NGHIỆP SILICAT
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết được:
– Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng.
– Thành phần hoá học, tính chất ứng dụng của một số loại thuỷ tinh (thuỷ tinh kali, pha lê, thạch anh, thuỷ tinh màu)
– Đồ gốm: phân loại, thành phần hoá học, cách sản xuất, tính chất của gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ và men.
– Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất xi măng, quá trình đông cứng xi măng.
Kĩ năng:
– Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
– Giải được bài tập: Biểu diễn thành phần chính của thuỷ tinh, xi măng dưới dạng hợp chất các oxit theo % khối lượng của các oxit, bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào dưới đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ) B. sản xuất xi măng
C. sản xuất thuỷ tinh D. sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 2: Hãy chọn cõu đỳng trong cỏc cõu sau đây:
A. Sứ là vật liệu cứng, xốp, không màu, gừ kờu.
B. Sành là vật liệu cứng, gõ không kêu, có màu nâu hoặc xám.
C. Xi măng là vật liệu không kết dính.
D. Thuỷ tinh, sành, sứ, xi măng đều chứa một số muối silicat trong thành phần cựa chỳng.
Câu 3: Thuỷ tinh lỏng dùng tẩm lên làm cho gỗ khó bị cháy. Thuỷ tinh lỏng còn làm keo dán thuỷ tinh và sứ. Thành phần chính của thuỷ tinh lỏng là:
A. K2SiO3 ; MgO B. K2SiO3 ; Na2SiO3
C. Na2SiO3 ; SiO2 B. CaCO3; Na2SiO3
Câu 4: Thuỷ tinh thông thường được dùng làm cửa kính, chai, lọ... là hỗn hợp của natri silicat và canxi silicat. Thành phần hóa học của thuỷ tinh này được viết dưới dạng các oxit là:
A. Na2O.CaO.2SiO2 B. Na2O.2CaO.SiO2
C. Na2O.CaO.6SiO2 D. Na2O.CaO.10SiO2
Câu 5: Nghiền một lượng nhỏ thuỷ tinh thường thành bột rồi cho vào nước. Nhỏ vào đó vài giọt phenolphtalein, dung dịch sẽ:
A. có kết tủa trắng B. có màu hồng
C. có màu xanh lam D. không có hiện tượng gì
Câu 6: Chất không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng là:
A. Cát B. Thạch cao. C. Đất sét D. Đá vôi
Câu 7: Xi măng thuộc loại vật liệu kết dính, được dùng trong xây dựng. Quan trọng và thông dụng nhất là xi măng pooclăng. Thành phần chính của xi măng pooclăng là canxi silicat và canxi aluminat được biểu diễn dưới dạng oxit là:
A. 3CaO. SiO2. 2CaO. SiO2
B. 4CaO. SiO2. 5CaO. SiO2. CaO. Al2O3
C. 2CaO. SiO2. 3CaO. Al2O3
D. 2CaO. SiO2. 3CaO. SiO2. 3CaO. Al2O3
Câu 8: Sau khi đổ bê tông 24 giờ, người ta thường dùng nước để bảo dưỡng bê tông. Vì quá trình đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất trong xi măng với nước. Các phản ứng đó là:
A. 3CaO. SiO2 + 5H2O ® Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
B. Ca3(AlO3)2 + 6H2O ® Ca3(AlO3)2.6H2O
C. Ca2SiO4 + 4H2O ® Ca2SiO4.4H2O
D. Cả 3 phản ứng A, B, C
Câu 9: Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, có ứng dụng rất rộng rãi. Lí do khiến cho việc ứng dụng bê tông cốt thép trở nên phổ biến trong công nghiệp xây dựng là:
A. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất đắt tiền.
B. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt bằng nhau.
C. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất bền.
D. B, C đều đúng.
Câu 10: Cho các oxit: SiO2, CaO, Fe2O3, CuO, Al2O3. Chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết các oxit:
A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH
C. H2O D. dung dịch Ba(OH)2
Bài 24: LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA CACBON, SILIC
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
1. Mục tiêu
Kiến thức:
Củng cố
– Tính chất cơ bản của cacbon và silic.
– Tính chất các hợp chất CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat.
Kĩ năng:
– Vận dụng lí thuyết để giải thích các tính chất của đơn chất và các hợp chất của cacbon và silic.
– Rèn luyện kĩ năng giải bài tập.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút)
Câu 1: Hãy chọn câu đúng và đầy đủ nhất:Hai nguyên tố cacbon và silic có điểm giống nhau là:(a) Đều có tính khử (b) Đều có tính oxi hóa(c) Đều có tính khử và tính oxi hóa (d). Đều là phi kim yếu hơn nitơ(e). Có cấu hình electron giống nhau (f). Cú cựng điện tích hạt nhân(g). Có bán kính nguyên tử và độ âm điện tương tự nhau(h). Có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau và đều có độ âm điện nhỏ hơn nitơCỏc câu đúng là:
A. (c), (d), (h) B. (a), (c), (d) C. (b), (c), (f) D. (c), (e), (g)
Câu 2: Liên kết giữa cacbon với oxi trong CO2 là liên kết cộng hoá trị có cực, CO2 có cấu tạo thẳng, phân tử không có cực. Công thức cấu tạo của phân tử CO2 là
A. O – C = O B. O←C = O C. O – C – O D. O = C = O
Câu 3: Trong số các phản ứng hoá học sau:
(1) SiO2 + 2C ® Si + 2CO (2) C + 2H2 ® CH4
(3) CO2 + C ® 2 CO (4) Fe2O3 + 3C ® 2 Fe + 3 CO
(5) Ca + 2C ® CaC2 (6) C + H2O ® CO + H2
(7) 4Al + 3C ® Al4C3
a. Nhúm các phản ứng trong đó cacbon thể hiện tính khử là:
A. (1); (3); (5); (7) B. (1); (3); (4) ; (6)
C. (1); (2); (3); (6) D. (4); (5); (6); (7)
b. Nhúm các phản ứng trong đó cacbon thể hiện tính oxi hóa là:
A. (2); (5); (7) B. (1); (6); (7)
C. (2); (4); (5); (6) D. (4); (5); (7)
Câu 4: Dẫn một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, MgO, Al2O3 ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được các chất còn lại trong ống sứ là:
A. Al2O3, Fe, Cu, Mg B. Al2O3, Fe, CuO, MgO
C. Al2O3, Fe, Cu, MgO D. Al, Fe, Cu, Mg
Câu 5: Silic phản ứng với tất cả các chất trong nhóm :
A. O2, C, F2, Mg, HNO3, KOH B. O2, C, Mg, HCl, NaOH
C. O2, C, Mg, F2, HCl, NaOH D. O2, C, F2, Mg, NaOH
Câu 6: Người ta thường sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng nung vôi?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10cm.
B. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 9000C.
C. Tăng nồng độ khí cacbonic.
D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi.
Câu 7: Tinh chế Al2O3 trong hỗn hợp Al2O3, SiO2 và Fe2O3 (quặng bụxit) có thể sử dụng :
A. Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4
B. Dung dịch NaOH đặc và axit CH3COOH.
C. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2.
D. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl.
Câu 8: Nhận biết 4 chất bột riêng biệt màu trắng là : Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 chỉ cần :
A. dùng HCl và H2O B. dùng NaOH và H2O
C. dùng H2 D. dùng CO2 và H2O
Câu 9: Để sản xuất thép từ gang người ta có thể loại bỏ bớt C nhờ phản ứng:
Fe2O3 + C → Fe + CO
Muốn loại được 180kg cacbon đó dùng bao nhiêu kg Fe2O3?
A. 500kg B. 600kg
C. 800kg D. 2400kg
Câu 10: Cho 0,53g muối cacbonat (X) của kim loại hoá trị I tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 112ml khí CO2 (đkc). Công thức phân tử của muối (X) là:
A. KHCO3 B. Na2CO3
C. K2CO3 D. NaHCO3.
Đề kiểm tra 45' chương Nhóm cacbon
1. Mục tiêu chương
Kiến thức:
HS hiểu:
– Cấu tạo nguyên tử và vị trí của các nguyên tố nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn.
– tính chất vật lớ, hoỏ học, ứng dụng của đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic.
– Phương pháp điều chế đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic.
Kĩ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:
– Quan sát, tổng hợp, phân tích và dự đoán.
– Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên.
– Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính và định lượng cú liờn qian đến kiến thức của chương.
2. Ma trận đề
Tỉ lệ TNKQ là 60%, TNTL là 40%.
Nội dung
Mức độ kiến thức, kĩ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dông
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Khái quát về nhóm cacbon
2
(0,8)
2
(0.8)
Cacbon và hợp chất của cacbon
1
(0,4)
2
(0,8)
6
(2,4)
3
(4)
12
(7.6)
Silic và hợp chất của silic Công nghiệp silicat
2
(0,8)
2
(0,8)
4
(1,6)
Tổng
1
(0,4)
6
(2,4)
8
(3,2)
3(4)
18
(10)
3. Câu hỏi
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái A, B, C, D cho câu trả lời.
Câu 1: Trong nhóm cacbon, đi từ C đến Pb, khả năng thu thêm electron để đạt đến vỏ electron bền của khí hiếm là:
A. giảm dần C. không biến đổi
B. tăng dần D. không xác định được (biết)
Câu 2: Trong số các đơn chất được tạo thành bởi các nguyên tố nhóm cacbon, các kim loại là:
A. Cacbon, silic, thiếc B. Silic và gecmani
C. Thiếc và chì D. Silic, chì và thiếc (Hiểu)
Câu 3: Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. C + O2 CO2 B. C + 2CuO 2Cu + CO2
C. C + H2O CO + H2 D. 3CO + 4Al Al4C3(Hiểu)
Câu 3: Thổi 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 19,7 gam B. 59,1 gam C. 39,4 gam D. 78,8 gam (VD)
Câu 4: Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24g chất rắn. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được 0,224 lit khí (đktc). Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là:
A. 1M B. 2M C. 1,5M D. 0,5M (VD)
Câu 5: Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, rồi đem nước lọc cho tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 23,3 gam kết tủa nữa. Thể tích khí CO2 đó dùng (đktc) là:
A. 4,48 lít hoặc 6,72 lít B. 2,24 lít hoặc 4,48 lít
C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít D. 6,72 lít. (VD)
Câu 6: Nung nóng hoàn toàn 80g hỗn hợp 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp là:
A. 10% B. 21% C. 16% D. 22,5% (VD)
Câu 7: Cho 11,6 gam FeCO3 tan hoàn toàn trong dung dịch axit HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm CO2 và một khí không màu dễ húa nõu ngoài không khí. Khối lượng của A là:
A. 4,5 gam B. 5,4 gam C. 14,5 gam D. Kết quả khác. (VD)
Câu 8: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng B. F2, Mg, NaOH
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl (H)
Câu 9: Cho một mẩu đá vôi nặng 10 gam vào 200ml dung dịch HCl 2M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ giảm nếu
A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
B. thêm 100 ml dung dịch HCl 4M.
C. tăng nhiệt độ phản ứng.
D. cho thêm 500ml dung dịch HCl 1M vào hệ ban đầu. (Hiểu)
Câu 10: Một nguyên tố R cú hoỏ trị trong oxit bậc cao nhất bằng hoá trị trong hợp chất khí với hiđro, phân tử khối oxit này bằng 1,875 lần phân tử khối hợp chất khí với hiđro. R là nguyên tố nào sau đây?
A. B. C. D. (VD)
Câu 11: Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ?
A. C + O2 CO2 B. C + 2CuO 2Cu + CO2
C. C + H2O CO + H2 D. 3CO + 4Al Al4C3
Câu 12: Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là:
A. đồng(II) oxit và mangan đioxit. B. đồng(II) oxit và magie oxit.
C. đồng(II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính. (Biết)
Câu 13: Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động?
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
B. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
C. MgCO3 + H2O + CO2 → Mg(HCO3)2
D. Ba(HCO3)2 → BaCO3 + H2O + CO2 (Biết)
Câu 14: Tách SiO2 ra khỏi hỗn hợp: Fe2O3, SiO2, Al2O3 chỉ cần dùng một hoá chất nào dưới đây ?
A. dung dịch Ba(OH)2 B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl dư (VD)
Câu 15. Xem các axit: (I): H2SiO3; (II): H3PO4; (III): H2SO4; (IV): HClO4 Cho biết Si, P, S, Cl là các nguyên tố cùng ở chu kì 3, trị số Z của bốn nguyên tố trên lần lượt là: 14, 15, 16, 17. Độ mạnh tính axit giảm dần như sau:
A. (III) > (II) > (IV) > (I) B. (III) > (IV) > (II) > (I)
C. (III) > (II) > (I) > (IV) D. (IV) > (III) > (II) > (I) (Hiểu)
II. Câu hỏi tự luận (4 điểm)
Câu 1: Chỉ có nước và CO2 có thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây không: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4? Nếu được hãy trình bày cách nhận biết. (5 chất)
Câu 2: Cho 7g hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V lớt khí X ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 9,2g muối khan. Tính thể tích V. (4,48 lít)
Câu 3: Cho 3 lít CO2 qua than nung nóng đỏ dư ta thu được 5,7 lớt khớ X (cùng điều kiện). Tính hiệu suất của phản ứng. (95%)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dung 2 11.doc