Bài giảng Sóng điện từ

Tài liệu Bài giảng Sóng điện từ: IV. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ A. LÝ THUYẾT 15. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ * Sự biến thiên điện tích và dòng điện trong mạch dao động: + Mạch dao động là một mạch điện khép kín gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây có độ tự cảm L, có điện trở thuần không đáng kể nối với nhau. + Điện tích trên tụ điện trong mạch dao động: q = qo cos(wt + j). + Cường độ dòng điện trên cuộn dây: i = q' = - wq0sin(wt + j) = Iocos(wt + j + ). Trong đó: w = và I0 = q0w. + Chu kì và tần số riêng của mạch dao động: T = 2p; f = . * Năng lượng điện từ trong mạch dao động + Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện WC = = cos2(wt + j). + Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm WL = Li2 = Lw2 qo2 sin2(wt + j) = sin2(wt + j). Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hoà với tần số góc w’ = 2w và chu kì T’ = . + Năng lượng điện từ trong mạch W = WC + WL =cos2(w...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sóng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ A. LÝ THUYẾT 15. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ * Sự biến thiên điện tích và dòng điện trong mạch dao động: + Mạch dao động là một mạch điện khép kín gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây có độ tự cảm L, có điện trở thuần không đáng kể nối với nhau. + Điện tích trên tụ điện trong mạch dao động: q = qo cos(wt + j). + Cường độ dòng điện trên cuộn dây: i = q' = - wq0sin(wt + j) = Iocos(wt + j + ). Trong đó: w = và I0 = q0w. + Chu kì và tần số riêng của mạch dao động: T = 2p; f = . * Năng lượng điện từ trong mạch dao động + Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện WC = = cos2(wt + j). + Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm WL = Li2 = Lw2 qo2 sin2(wt + j) = sin2(wt + j). Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hoà với tần số góc w’ = 2w và chu kì T’ = . + Năng lượng điện từ trong mạch W = WC + WL =cos2(wt + j) + sin2(wt + j) = = LIo2 = CUo2 = hằng số. * Sự tắt dần của dao động điện từ trong mạch dao động + Cuộn cảm và dây nối bao giờ cũng có điện trở thuần dù rất nhỏ làm tiêu hao năng lượng của mạch do tỏa nhiệt. + Ngoài ra còn một phần năng lượng bị bức xạ ra không gian xung quanh dưới dạng sóng điện từ cũng làm giảm năng lượng của mạch. Năng lượng của mạch giảm dần, dao động điện từ trong mạch tắt dần. * Dao động điện từ duy trì. Hệ tự dao động Muốn duy trì dao động, ta phải bù đủ và đúng phần năng lượng bị tiêu hao trong mỗi chu kì. Muốn làm việc này, có thể dùng tranzito để điều khiển việc bù năng lượng từ pin cho khung dao động LC ăn nhịp với từng chu kì dao động của mạch. Dao động trong khung LC khi đó được duy trì ổn định với tần số w0 = của mạch. Người ta gọi đây là một hệ tự dao động. * Dao động điện từ cưởng bức. Sự cộng hưởng Mắc mạch dao động có tần số riêng w0 với một nguồn điện ngoài có điện áp biến thiên theo thời gian u = U0coswt thì thì dòng điện trong mạch LC sẽ buộc phải biến thiên theo tần số w của nguồn điện ngoài chứ không thể dao động theo tần số riêng w0 được nữa. Quá trình này được gọi là dao động điện từ cưởng bức. Khi w = w0 thì biên độ dao động điện từ trong khung đạt giá trị cực đại. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng cộng hưởng. Hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng rất nhiều trong các mạch lọc, mạch chọn sóng, mạch khuếch đại. 16. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG * Liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên + Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín. + Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín * Điện từ trường Mỗi biến thiên theo thời gian của từ trường đều sinh ra trong không gian xung quanh một điện trường xoáy biến thiên theo thời gian, và ngược lại mỗi biến thiên theo thời gian của điện trường cũng sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian trong không gian xung quanh. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi là điện từ trường. B. CÁC CÔNG THỨC Chu kì, tần số, tần số góc của mạch dao động T = ; f = ; w = . Mạch dao động thu được sóng điện từ có: l = = 2pc. Biểu thức điện tích trên tụ: q = qocos(wt + j). Khi t = 0 nếu tụ điện đang tích điện : q tăng thì i = q’ > 0 => j < 0. Khi t = 0 nếu tụ điện đang phóng điện : q giảm thì i = q’ j > 0. Cường độ dòng điện trên mạch dao động: i = Iocos(wt + j + ). Điện áp trên hai bản tụ: u = = cos(wt + j) = Uocos(wt + j). Năng lượng điện trường, từ trường: Wđ = Cu2 = ; Wt =Li2 Năng lượng điện từ: W = Wđ + Wt == CU = LI Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hoà với tần số góc w’ = 2w = , với chu kì T’ = = còn năng lượng điện từ thì không thay đổi theo thời gian. Liên hệ giữa qo, Uo, Io: qo = CUo = = Io Bộ tụ mắc nối tiếp : ; song song: C = C1 + C2 + … B. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 0,2mF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Xác định chu kì, tần số riêng của mạch. 2. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 25pF và cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L = 10-4H. Giả sử ở thời điểm ban đầu cường độ dòng điện đạt giá trị cực đại và bằng 40mA. Tìm biểu thức cường độ dòng điện, biểu thức điện tích trên các bản tụ điện và biểu thức điện áp giữa hai bản tụ điện. 3. Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung C = 5mF và một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 50mH. a) Xác định tần số dao động điện từ trong mạch. b) Tính năng lượng của mạch dao động khi biết điện áp cực đại trên tụ điện là 6V. c) Tìm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch khi điện áp trên tụ điện là 4V. Tìm cường độ dòng điện i khi đó. 4. Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125mF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 3V. Tính cường độ dòng điện cực đại trong mạch, cường độ dòng điện, năng lượng điện trường, năng lượng từ trường trong mạch lúc điện áp giữa hai bản tụ là 2V. 5. Mạch dao động của một máy thu thanh với cuộn dây có độ tự cảm L = 5.10-6H, tụ điện có điện dung 2.10-8F ; điện trở thuần R = 0. Hãy cho biết máy đó thu được sóng điện từ có bước sóng bằng bao nhiêu? Trường hợp có dao động trong mạch, khi điện áp trên hai bản tụ là cực đại và bằng 120V thì tổng năng lượng của mạch có giá trị bằng bao nhiêu? Cho vận tốc ánh sáng trong chân không bằng 3.108m/s; p2 = 10. 6. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 4mH và một tụ điện C = 40nF. a) Tính bước sóng điện từ mà mạch thu được. b) Để mạch bắt được sóng có bước sóng trong khoảng từ 60m đến 600m thì cần phải thay tụ điện C bằng tụ xoay CV có điện dung biến thiên trong khoảng nào ? Lấy p2 = 10 ; c = 3.108m/s. 7. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 2mH và một tụ điện C = 20nF. a) Tính bước sóng điện từ mà mạch thu được. b) Để mạch bắt được sóng có bước sóng trong khoảng từ 30m đến 900m thì cần phải thay tụ điện C bằng tụ xoay CV có điện dung biến thiên trong khoảng nào ? Lấy p2 = 10 ; c = 3.108m/s. 8. Cho một mạch dao động điện từ LC đang dao động tự do, độ tự cảm L = 1mH. Người ta đo được điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 10V, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 1mA. Tìm bước sóng điện từ mà mạch này cộng hưởng. 9. Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 2.10-6H, tụ điện có điện dung C = 2.10-10F, điện trở thuần R = 0. Xác định tổng năng lượng điện từ trong mạch, biết rằng điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 120mV. Để máy thu thanh chỉ có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng từ 57m (coi bằng 18pm) đến 753m (coi bằng 240pm), người ta thay tụ điện trong mạch trên bằng một tụ điện có điện dung biến thiên. Hỏi tụ điện này phải có điện dung trong khoảng nào ? Cho c = 3.108m/s. 10. Khung dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1H và tụ điện có điện dung C = 10mF. Dao động điện từ trong khung là dao động điều hoà với cường độ dòng điện cực đại Io = 0,05A. a) Tính năng lượng dao động điện từ trong khung. b) Tính điện áp giữa hai bản tụ ở thời điểm i = 0,03A. c) Tính cường độ dòng điện trong mạch lúc điện tích trên tụ có giá trị q = 30mC. 11. Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08cos2000t (A). Cuộn dây có độ tự cảm L = 50mH. Hãy tính điện dung của tụ điện. Xác định điện áp giữa hai bản tụ điện tại thời điểm cường độ dòng điện tức thời trong mạch bằng giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng. 12. Một tụ điện có điện dung 10mF được tích điện đến một điện áp xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy p2 = 10. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao lâu (kể từ lúc nối) điện tích tụ điện có giá trị bằng: a) điện tích ban đầu? b) điện tích ban đầu? 13. Cho mạch dao động lí tưởng với C = 1nF, L = 1mH, hdt hiệu dụng của tụ điện là UC = 4V. Lúc t = 0, uC = 2V và tụ điện đang được nạp điện. Viết biểu thức của: a) Điện áp trên tụ điện. b) Cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động. c) Năng lượng điện trường. d) Năng lượng từ trường. 14. Mạch dao động kín, lí tưởng có L = 1mH, C = 10mF. Khi dao động cường độ dòng điện hiệu dụng I = 1mA. Chọn gốc thời gian lúc năng lượng điện trường bằng 3 lần năng lượng từ trường và tụ điện đáng phóng điện. Viết biểu thức của : a) Điện tích trên tụ điện. b) Điện áp giữa hai bản tụ. c) Cường độ dòng điện trên mạch dao động. 15. Trong một mạch LC, L = 25,0mH và C = 7,80mF ở thời điểm t = 0, dòng bằng 9,20mA, điện tích ở trên tụ điện bằng 3,80mC và tụ đang được nạp điện. Tính năng lượng của mạch dao động và viết biểu thức điện tích trên tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động. 16. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến là một mạch dao động có một cuộn thuần cảm mà độ tự cảm có thể thay đổi trong khoảng từ 10mH đến 160mH và một tụ điện mà điện dung có thể thay đổi 40pF đến 250pF. Tính băng sóng vô tuyến mà máy này bắt được trong các trường hợp sau: a) Để L = 10mH thay đổi C. b) Để L = 160mH thay đổi C. c) Thay đổi cả L và C. d) Khi quay núm dò đài thì người ta thực hiện theo các a, b hay c. 17. Mạch mạch dao động được cấu tạo từ một cuộn thuần cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi dùng L với C1 thì mạch dao động bắt được sóng điện từ có bước sóng l1 = 75m. Khi dùng L với C2 thì mạch dao động bắt được sóng điện từ có bước sóng l2 = 100m. Tính bước sóng điện từ mà mạch dao động bắt được khi: a) Dùng L với C1 và C2 mắc nối tiếp. b) Dùng L với C1 và C2 mắc song song. 18. Mạch mạch dao động được cấu tạo từ một cuộn thuần cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi dùng L với C1 và C2 mắc nối tiếp thì mạch có tần số riêng là f = 2,4Hz. Khi dùng L với C1 và C2 mắc song song thì mạch f’ = 5Hz. Tính tần số riêng của mạch khi: a) Dùng L với C1. b) Dùng L với C2. D. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng A. Phản xạ sóng điện từ. B. Giao thoa sóng điện từ. C. Khúc xạ sóng điện từ. D. Cộâng hưởng sóng điện từ. 2. Một mạch dao động có tụ điện C = .10-3F và cuộn dây thuần cảm L. Để tần số điện từ trong mạch bằng 500Hz thì L phải có giá trị A. 5.10-4H. B. H. C. H. D. H. 3. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điện trở của dây dẫn không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi diện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là A. f2 = 0,25f1. B. f2 = 2f1. C. f2 = 0,5f1. D. f2 = 4f1. 4. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 0,2mF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Chu kì dao động điện từ riêng trong mạch là A. 6,28.10-4s. B. 12,57.10-4s. C. 6,28.10-5s. D. 12,57.10-5s. 5. Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Gọi Q0, U0 lần lượt là điện tích cực đại và điện áp cực đại của tụ điện, I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch ? A. W = CU. B. W = . C. W = LI. D. W = . 6. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. B. Sóng điện từ là sóng ngang. C. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi. D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108m/s. 7. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai? A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy. B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy. C. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra. D. Đường sức từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường. 8. Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hdt giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại. B. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f. C. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f. D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại. 9. Coi dao động điện từ của một mạch dao động LC là dao động tự do. Biết độ tự cảm của cuộn dây là 2.10-2H, điện dung của tụ điện là 2.10-10F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động này là A. 4p.10-6s. B. 2p.10-6s. C. 4ps. D. 2ps. 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ? A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau . C. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian. 11. Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125mF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 3V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là A. 7,5mA. B. 15mA. C. 7,5A. D. 0,15A. 12. Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến? A. Máy thu thanh. B. Chiếc điện thoại di động. C. Máy thu hình (Ti vi). D. Cái điều khiển ti vi. 13. Một tụ điện có điện dung 10mF được tích điện đến một điện áp xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy p2 = 10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao lâu (kể từ lúc nối) điện tích tụ điện có giá trị bằng một nữa ban đầu? A. s. B. s. C. s. D. s. 14. Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì A. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. D. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. 15. Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức A. w = . B. w = . C. w = . D. w = . 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể ? A. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian. B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm. C. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện. D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung. 17. Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0,5.106Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng A. 6m. B. 600m. C. 60m. D. 0,6m. 18. Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích tụ điện biến thiên với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện A. biến thiên điều hoà với chu kì T. B. biến thiên điều hoà với chu kì . C. biến thiên điều hoà với chu kì 2T. D. không biến thiên theo thời gian. 19. Công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động LC là A. W = . B. W = . C. W = . D. W = . 20. Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kì dao động điện từ trong mạch là A. T = 2pqoIo. B. T = 2p.. C. T = 2pLC. D. T = 2p. 21. Trong mạch dao động điện từ LC, khi dùng tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động là f1 = 30kHz, khi dùng tụ điện có điện dung C2 thì tần số dao động là f2 = 40kHz. Khi dùng hai tụ điện có các điện dung C1 và C2 ghép song song thì tần số dao động điện từ là A. 38kHz. B. 35kHz. C. 50kHz. D. 24kHz. 22. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được tính theo công thức A. T = 2p. B. T =. C. T = 2p. D. T =2p. 23. Trong một mạch dao động điện từ LC, điện tích của một bản tụ biến thiên theo hàm số q = qocoswt. Khi năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường thì điện tích của các bản tụ có độ lớn là A. . B. . C. . D. . 24. Chọn câu trả lời sai. Khi một từ trường biến thiên khơng đều và khơng tắt theo thời gian sẽ sinh ra:      A. một điện trường xốy.   B. một từ trường xốy.       C. một dịng điện dịch.    D. Một dịng điện dẫn. 25. Một mạch dao động điện tử cĩ L = 5mH; C = 31,8μF, hiệu điện thế cực đại trên tụ là 8V. Cường độ dịng điện trong mạch khi hiệu điện thế trên tụ là 4V cĩ giá trị:        A. 5mA  B. 0,25mA  C. 0,55A  D. 0,25A  26. Một mạch dao động LC cĩ cuộn thuần cảm L = 0,5H và tụ điện C = 50μF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 5V. Năng lượng dao động của mạch và chu kì dao động của mạch là: A. 2,5.10-4J ; s. B. 0,625mJ; s. C. 6,25.10-4J ; s.    D. 0,25mJ ; s.   27. Mạch dao động gồm cuộn dây cĩ độ tụ cảm L = 30mH một tụ điện cĩ C = 3000pF. Điện trở thuần của mạch dao động là 1W. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện cĩ cơng suất: A. 1,8 W. B. 1,8 mW. C. 0,18 W. D. 5,5 mW. 28. Một mạch dao động gồm tụ điện cĩ C = 125nF và một cuộn cảm cĩ L = 50mH. Điện trở thuần của mạch khơng đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện U0 = 1,2V. Cường độ dịng điện cực đại trong mạch là A. 6.10-2A B. 3A C. 3mA D. 6mA 29. Mạch dao động của một máy thu vơ tuyến điện gồm cuộn dây cĩ độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện cĩ điện dung thay đổi được. Để máy thu bắt được sĩng vơ tuyến cĩ tần số từ 3MHz đến 4MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng: A. 1,6pF £ C £ 2,8pF. B. 2mF £ C £ 2,8mF. C. 0,16pF £ C £ 0,28 pF. D. 0,2mF £ C £ 0,28mF. 30. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thực hiện dao động tự do không tắt. Giá trị cực đại của điện áp giữa hai bản tụ điện bằng U0. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là A. I0 = U0. B. I0 = U0. C. I0 = U0. D. I0 = . 31. Mạch dao động gồm tụ điện cĩ điện dung 4500pF và cuộn dây thuần cảm cĩ độ tự cảm 5μH. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là 2V. Cường độ dịng điện cực đại chạy trong mạch là A. 0,03A. B. 0,06A. C. 6.10-4A. D. 3.10-4A. 32. Một mạch dao động điện từ có điện dung của tụ là C = 4mF. Trong quá trình dao động điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 12V. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 9V thì năng lượng từ trường của mạch là A. 2,88.10-4J. B. 1,62.10-4J. C. 1,26.10-4J. D. 4.50.10-4J. 33. Một mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm L = 5mH và một tụ xoay có điện dung biến thiên từ 10pF đến 240pF. Dãi sóng máy thu được là A. 10,5m – 92,5m. B. 11m – 75m. C. 15,6m – 41,2m. D. 13,3 – 65,3m. 34. Mạch dao động có cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1H, tụ điện có điện dung C = 10mF. Khi uC = 4V thì i = 30mA. Tìm biên độ I0 của cường độ dòng điện. A. I0 = 500mA. B. I0 = 50mA. C. I0 = 40mA. D. I0 = 20mA. 35. Mạch dao động được tạo thành từ cuộn cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi dùng L và C1 thì mạch có tần số riêng là f1 = 3MHz. Khi dùng L và C2 thì mạch có tần số riêng là f2 = 4MHz. Khi dùng L và C1, C2 mắc nối tiếp thì tần số riêng của mạch là A. 7MHz. B. 5MHz. C. 3,5MHz. D. 2,4MHz. 36. Mạch dao động được tạo thành từ cuộn cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi dùng L và C1 thì mạch có tần số riêng là f1 = 3MHz. Khi dùng L và C2 thì mạch có tần số riêng là f2 = 4MHz. Khi dùng L và C1, C2 mắc song song thì tần số riêng của mạch là A. 7MHz. B. 5MHz. C. 3,5MHz. D. 2,4MHz. 37. Mạch dao động có cuộn thuần cảm L = 0,1H, tụ điện có điện dung C = 10mF. Trong mạch có dao động điện từ. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch dao động là 30mA. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động là A. I0 = 500mA. B. I0 = 40mA. C. I0 = 20mA. D. I0 = 0,05A. 38. Một mạch dao động điện từ tự do có tần số riêng f. Nếu độ tự cảm của cuộn dây là L thì điện dung của tụ điện đước xác định bởi biểu thức A. C = . B. C = . C. C = . D. C = . 39. Một mạch dao động điện từ có C và L biến thiên. Mạch này được dùng trong một máy thu vô tuyến. Người ta điều chỉnh L và C để bắt được sóng vô tuyến có bước sóng 18m. Nếu L = 1mH thì C có giá trị là A. C = 9,1pF. B. C = 91nF. C. C = 91mF. D. C = 91pF. 40. Để máy thu nhận được sóng điện từ của đài phát thì A. cuộn cảm của anten thu phải có độ tự cảm rất lớn. B. máy thu phải có công suất lớn. C. anten thu phải đặt rất cao. D. tần số riêng của anten thu phải bằng tần số của đài phát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docOT_Ly12_Songdientu.doc
Tài liệu liên quan