Bài giảng Quản trị khủng hoảng

Tài liệu Bài giảng Quản trị khủng hoảng: Chương 7: QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm quản trị khủng hoảng. Mục đích và tác dụng của quản trị khủng hoảng. Nội dung của quản trị khủng hoảng. Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 7 (trang 297 – 314) 7.1. Khái niệm Quản trị khủng hoảng. Quản trị khủng hoảng là cách tiếp cận có hệ thống và tổng hợp để kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu những ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng, tình trạng có khả năng gây tác động bất lợi về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ chức. 7.2. Mục đích và tác dụng của Quản trị khủng hoảng. 7.2.1. Mục đích. Quản trị khủng hoảng nhằm: Kiểm soát được khủng hoảng. Giảm thiểu hoặc ngăn chặn được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra. Bảo vệ uy tín và hình ảnh của tổ chức. 7.2. Mục đích và tác dụng của Quản trị khủng hoảng. 7.2.2. Tác dụng. Quản trị khủng hoảng tốt giúp kiểm soát được tình hình; Ngăn chặn được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra; Chủ động...

ppt18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7: QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm quản trị khủng hoảng. Mục đích và tác dụng của quản trị khủng hoảng. Nội dung của quản trị khủng hoảng. Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 7 (trang 297 – 314) 7.1. Khái niệm Quản trị khủng hoảng. Quản trị khủng hoảng là cách tiếp cận có hệ thống và tổng hợp để kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu những ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng, tình trạng có khả năng gây tác động bất lợi về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ chức. 7.2. Mục đích và tác dụng của Quản trị khủng hoảng. 7.2.1. Mục đích. Quản trị khủng hoảng nhằm: Kiểm soát được khủng hoảng. Giảm thiểu hoặc ngăn chặn được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra. Bảo vệ uy tín và hình ảnh của tổ chức. 7.2. Mục đích và tác dụng của Quản trị khủng hoảng. 7.2.2. Tác dụng. Quản trị khủng hoảng tốt giúp kiểm soát được tình hình; Ngăn chặn được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra; Chủ động hành động, hành động kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu các thiệt hại do khủng hoảng gây ra. Ngăn chặn các tác động tiêu cực tiềm ẩn của khủng hoảng. Bảo vệ uy tín và hình ảnh của tổ chức; Cải thiện mối quan hệ với công chúng thông qua chiến lược quản trị khủng hoảng được thực hiện một cách hiệu quả. Khai thác những tác động tích cực đi kèm theo khủng hoảng 7.3. Nội dung của quản trị khủng hoảng. 7.3.1. Tình huống giả định. Xem trang 299-300 Nếu là lãnh đạo công ty AB, anh (chị) sẽ làm gì? (Hãy kể theo thứ tự ưu tiên và nêu rõ nguyên nhân tại sao anh (chị) lại làm như vậy và xếp theo thứ tự ưu tiên ấy?) 7.3.2. Bốn câu hỏi căn bản cần trả lời. Loại khủng hoảng gì đang xảy ra vậy? (WHAT?) Khủng hoảng bắt đầu từ khi nào? (WHEN?) Nguyên nhân của khủng hoảng là gì? (WHY?) (Tại sao lại xảy ra khủng hoảng?) Khủng hoảng ảnh hưởng đến những đối tượng nào? Và những đối tượng nào ảnh hưởng đến khủng hoảng? (WHO ?) Khi trả lời 4 câu hỏi cơ bản nêu ra sẽ phát sinh hàng loạt các câu hỏi phụ. Trên cơ sở trả lời tất cả các câu hỏi đó ta sẽ phân tích được khủng hoảng một cách toàn diện, triệt để. Câu hỏi WHAT. Câu hỏi WHAT giúp ta nhận diện được loại khủng hoảng đang xảy ra, từ đó tìm ra cách chống đỡ thích hợp và có hiệu quả. Trở lại ví dụ của công ty AB ta nhận thấy chưa có đủ thông tin, dữ liệu để trả lời thấu đáo câu hỏi này. Từ đó ta phải đưa ra một số giả định. Trước hết cần phân tích khủng hoảng theo hai hướng: hướng bi quan (hướng xấu nhất) và hướng lạc quan (hướng tốt nhất). Câu hỏi WHEN: Câu hỏi WHEN giúp xác định thời điểm xảy ra khủng hoảng và quản trị khủng hoảng đang ở giai đoạn nào? Lời giải của câu hỏi WHEN có liên quan mật thiết đến câu trả lời của câu hỏi WHAT. Câu hỏi WHY: Câu hỏi WHY giúp tìm nguyên nhân của khủng hoảng. Vấn đề này rất quan trọng, bởi quản trị khủng hoảng cũng như chữa trị một căn bệnh, ta chỉ có thể làm tốt khi xác định đúng nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của khủng hoảng có thể nằm trong các yếu tố kỹ thuật – con người – tổ chức hoặc tổng hợp các yếu tố này. Câu hỏi WHO. Trong phân tích khủng hoảng thì câu hỏi WHO cũng có tầm quan trọng không kém các câu hỏi nêu trên. Câu hỏi này giúp xác định được ai là người gây ra khủng hoảng? Ai là người có ảnh hưởng đến khủng hoảng và ngược lại khủng hoảng ảnh hưởng đến ai? Trở lại trường hợp của công ty AB ta cần xác định: Trong nội bộ công ty, thì ai hay bộ phận nào đã gây ra khủng hoảng? Ở bên ngoài, ai hay công ty nào có liên quan? Những cơ quan/ tổ chức nào có ảnh hưởng đến công ty?... Từ đó ta có thể lập ban quản trị khủng hoảng (CMT) với thành phần thích hợp và có cách ứng phó thích hợp. Trả lời thấu đáo, cặn kẽ được các câu hỏi WHAT, WHEN, WHY, WHO có nghĩa là đã phân tích được khủng hoảng một cách toàn diện. 7.3.3. Nội dung của quản trị khủng hoảng. Giải đáp thấu đáo các câu hỏi nêu trên chính là nội dung của chương trình quản trị khủng hoảng hữu hiệu. Các chương trình đó luôn chú trọng đến các điểm sau: Xác định loại khủng hoảng và mối quan hệ nhân quả với các khủng hoảng xảy ra trước và sau đó. Xác định thời điểm xảy ra khủng hoảng và các giai đoạn quản trị khủng hoảng. Nguyên nhân khủng hoảng. Những đối tượng tác động đến khủng hoảng hay bị khủng hoảng tác động 7.3.3.1. Loại khủng hoảng. Loại khủng hoảng nào cần chuẩn bị đối phó trước. Loại khủng hoảng nào cần chuẩn bị đối phó sau. Loại khủng hoảng nào chưa cần quan tâm. 7.3.3.2. Các giai đoạn quản trị khủng hoảng. Tuy có rất nhiều loại khủng hoảng, nhưng dù là loại khủng hoảng gì thì công tác quản trị khủng hoảng cũng cần trải qua 5 giai đoạn: Giai đoạn nhận biết (Signal detection). Giai đoạn chuẩn bị (Preparation – prevention). Giai đoạn ngăn chặn tổn thất (Damage containment). Giai đoạn phục hồi (Recovery). Giai đoạn rút kinh nghiệm (Learning). 7.3.3.3. Nguyên nhân khủng hoảng Kỹ thuật Con người Tổ chức,… 7.3.3.4. Đối tượng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng/ảnh hưởng đến khủng hoảng. Đối tượng bên trong tổ chức Đối tượng bên ngoài tổ chức (Xem tr. 311) Bài tập chương 7 Làm các bài tập tr. 313 - 314

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptC7_Quan tri khung hoang.ppt