Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương 3: Môi trường của tổ chức

Tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương 3: Môi trường của tổ chức: Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 1 Chương 3 MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC t e n nM gaa em MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG Sinh viên học chương này để: – Mô tả các thành phần của môi trường chung và môi trường hẹp của một tổ chức – So sánh môi trường ổn định và môi trường bất định – Xác định những bên liên đới mà người quản lý phải quan tâm – Làm rõ cách thức những người quản lý quản lý mối quan hệ với những tổ chức/cá nhân liên đới bên ngoài tổ chức Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 2 MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG Sinh viên học chương này để: – Mô tả các thành phần của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô của một tổ chức – So sánh môi trường ổn định và môi trường bất định – Xác định những bên liên đới mà người quản lý phải quan tâm – Làm rõ cách thức những người quản lý quản lý mối quan hệ với những tổ chức/cá nhân liên đới bên ngoài...

pdf20 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị học đại cương - Chương 3: Môi trường của tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 1 Chương 3 MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC t e n nM gaa em MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG Sinh viên học chương này để: – Mô tả các thành phần của môi trường chung và môi trường hẹp của một tổ chức – So sánh môi trường ổn định và môi trường bất định – Xác định những bên liên đới mà người quản lý phải quan tâm – Làm rõ cách thức những người quản lý quản lý mối quan hệ với những tổ chức/cá nhân liên đới bên ngoài tổ chức Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 2 MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG Sinh viên học chương này để: – Mô tả các thành phần của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô của một tổ chức – So sánh môi trường ổn định và môi trường bất định – Xác định những bên liên đới mà người quản lý phải quan tâm – Làm rõ cách thức những người quản lý quản lý mối quan hệ với những tổ chức/cá nhân liên đới bên ngoài tổ chức MÔT TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Các nhà cung cấp Nhóm các tổ chức gây áp lực Tổ chức Môi trường chung Môi trường vi mô Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 3 MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC Định nghĩa Môi trường của tổ chức – Môi trường bên ngoài - là những nhóm người hoặc đơn vị bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức • Môi trường vi mô – bao gồm những đơn vị có tác động trực tiếp và tức thời tới hành động và quyết định của người quản lý và liên quan trực tiếp tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức – mang tính duy nhất với mỗi tổ chức và thay đổi theo từng điều kiện (TIMEX vs. ROLEX ). – bao gồm: khách hàng - nhà cung cấp - đối thủ cạnh tranh - các nhóm có thể gây áp lực MÔI TRƯỜNG VI MÔ – Khách hàng • là những người hấp thụ những kết quả hoạt động của tổ chức. – Sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp (Unilever: người tiêu dùng, hệ thống đại lý, siêu thị v.v.) – Dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước: công chứng, xin giấy phép, v.v. • Khách hàng tạo ra sự bất định tiềm năng đối với tổ chức, vì: – Khách hàng có thể thay đổi sở thích, khẩu vị. – Khách hàng có thể không hài lòng và thỏa mãn với các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. – Ví dụ: Club Med, ĐHBK với các chương trình đào tạo quốc tế tại chỗ, AIT v.v Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 4 MÔI TRƯỜNG VI MÔ (Tiếp) Nhà cung cấp • Là những tổ chức, cá nhân cung cấp các yếu tố đầu vào (vật tư và máy móc, thiết bị, vốn, lao động v.v) phục vụ hoạt động của tổ chức. – Các hãng sản xuất, chế tạo – Ngân hàng, cổ đông, quỹ tiết kiệm, công ty bảo hiểm – Các trường đại học, trường dạy nghề, cá nhân, các tổ chức giới thiệu, tư vấn việc làm, v.v. • Các yếu tố đầu vào tạo ra sự bất định đối với tổ chức, vì: – yếu tố đầu vào có thể khan hiếm, không sẵn có – việc cung cấp có thể diễn ra chậm, không như kế hoạch. • Do vậy, yêu cầu đối với những người quản lý là đảm bảo cung cấp ổn định các yếu tố đầu vào với mức giá thấp nhất. MÔI TRƯỜNG VI MÔ (Tiếp) Đối thủ cạnh tranh – Mỗi một tổ chức đều có một hoặc nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh. – Nike vs. Adidas vs. Reebok vs. Fila; Coca Cola vs. Pepsi Cola; VTV vs. HTV; v.v – Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: • những tổ chức hiện thời không cạnh tranh trong ngành, nhưng có khả năng làm điều đó nếu họ muốn • EVN và VTV có khả năng cung cấp dịch vụ internet do tận dùng đường cáp quang – Hàng hóa và dịch vụ thay thế: những sản phẩm, dịch vụ cùng làm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu. • Dịch vụ gửi thư của bưu điện vs. điện thoại, e-mail, fax. • Rạp chiếu phim vs. DVD, VDO v.v. – Sự ra đời của internet xóa đi rào cản về biên giới Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 5 MÔI TRƯỜNG VI MÔ (Tiếp) Đối thủ cạnh tranh • Các yếu tố này ảnh hưởng đến việc định giá, phát triển sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ v.v. của tổ chức. – Nhiều đối thủ cạnh tranh, hàng hóa thay thế sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về giá – Để tránh sự tham gia của đối thủ cạnh tiềm năng, tổ chức phải luôn chú trọng đầu tư công nghệ để cải tiến, phát triển sản phẩm và dịch vụ – Đảm bảo sản phẩm/dịch vụ luôn sẵn có để tránh khách hàng sử dụng những sản phẩm/dịch vụ thay thế. • Người quản lý phải giám sát sự thay đổi và chuẩn bị để đối phó với những thay đổi đó. MÔI TRƯỜNG VI MÔ (Tiếp) Nhóm các tổ chức có thể gây áp lực • Là những tổ chức hoặc cá nhân có những quan tâm đặc biệt ảnh hưởng đến các hành động của tổ chức. – Tổ chức bảo vệ môi trường, bảo vệ động, thực vật, nhân quyền, sức khỏe v.v. – Các thái độ của xã hội và chính trị thay đổi, dẫn đễn quyền lực của các tổ chức này ngày càng tăng. » VD: cấm hút thuốc lá, uống bia rượu khi lái xe (MADD) Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 6 MÔI TRƯỜNG VI MÔ (Tiếp) Nhóm các tổ chức có thể gây áp lực (tiếp) • ANTG Số 42, Ngày 31/8/2005 – Phạm Xuân Tiến (Overseas Report) Hãng Coca Cola đối mặt với những khó khăn mới Các đoàn thể quần chúng Ấn Độ, Columbia và Brazil đã tổ chức các cuộc hội thảo, lên án Coca Cola về việc “sử dụng khối lượng lớn nước ngọt để SX, gây nên nạn khan hiếm nước ngọt cho cư dân bản địa, đặc biệt là đối với nông dân, những người dựa vào nguồn sống chính là đất đai và trồng cấy, nước thải và phế thải đã làm ô nhiễm một vùng rộng lớn đất đai và các nguồn nước khiến việc canh tác gặp nhiều khó khăn” Coca Cola bán tại Ấn Độ có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn sản phẩm cùng loại bán tại các nước Âu – Mỹ tới 30 lần “Uống Coca Cola có nghĩa là để cho hãng SX này tiếp tục đầu độc chúng ta”. Yêu cầu: Coca Cola phải ghi rõ tỉ lệ thành phần thuốc BV thực vật. Một nhà máy tại Ấn Độ đã phải đóng cửa. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Bao gồm các điều kiện chung có thể tác động đến tổ chức – Những tác động của các yếu tố này không có những tác động lớn đối với tổ chức như các yếu tố của môi trường vi mô, nhưng người quản lý vẫn phải quan tâm đến những lĩnh vực này khi lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 7 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện kinh tế - lãi suất, thay đổi về thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định về công việc • Kinh tế suy thoái, người dân có xu hướng tiết kiệm thay vì tiêu dùng. • Thu nhập người dân VN tăng cao: nhu cầu sử dụng xe ô tô, điện thoại tăng và cũng xuất hiện một số loại hình dịch vụ mới (du lịch, giải trí, chăm sóc sức khỏe) • Lãi suất ngân hàng giảm, người dân hạn chế gửi tiền vào ngân hàng, nhưng các DN lại giảm được chi phí khi vay tiền từ các ngân hàng để đầu tư hoạt động kinh doanh. • Người dân cảm thấy công việc chắc chắn, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện chính trị/luật pháp - • qui định của nhà nước, tỉnh, địa phương ảnh hưởng đến những gì tổ chức được phép và không được phép thực hiện • đòi hỏi một khoản chi phí to lớn để tuân thủ các qui định, cho dù tác động của những luật lệ vượt ngoài các vấn đề tiền bạc và thời gian – Luật sa thải người lao động: • Trước đây, người lao động có thể bỏ việc nếu họ muốn, người sử dụng lao động có thể sa thải công nhân nếu không hài lòng. • Các quyết định của tòa án và luật pháp ngày càng giới hạn những gì người sử dụng LĐ có thể làm. Người sử dụng LĐ được yêu cầu phải đối xử với người lao động theo những nguyên tắc trung thực và công bằng. Người lao động nếu cảm thấy bị đối xử tồi tệ có thể kiện ra tòa. Người sử dụng lao động ra tòa. Hội thẩm đoàn sẽ quyết định ai đúng ai sai. • Xu hướng này ngày càng gây khó khăn cho người quản lý khi muốn sa thải những người lao động năng lực kém. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 8 BIỂU 3.1: MỘT SỐ LUẬT LỆ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP Yêu cầu hạ thấp mức thuế quan toàn cầu xuồng khoảng 40%, mở rộng chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, và xiết chặt những qui định về đầu tư và thương mại trong lĩnh vực dịch vụ Thỏa ước chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1994 Tạo ra khu vực thương mại tự do giữa Mỹ, Canada và Mexico. Thỏa ước khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ năm 1993 Mỗi năm, người lao động được nghỉ 12 tuần không lương để sinh nở hoặc chăm sóc vợ/chồng, con cái, cha mẹ bị ốm nặng. Luật về chế độ nghỉ ốm năm 1993 Nghiêm cấm đối xử phân biệt trong mọi lĩnh vực của quan hệ người sử dụng lao động – lao động Luật về cơ hội tuyển dụng công bằng năm 1972 Đưa ra những tiêu chuẩn cho một số sản phẩm nhất định, yêu cầu có nhãn hiệu cảnh báo v.v. Luật về An toàn sản phẩm tiêu dùng năm 1972 Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp môi trường làm việc không có những yếu tố nguy hại cho sức khỏe Luật về Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp năm 1970 Mục đíchPháp luật BIỂU 3.2: LUẬT, QUY ĐỊNH CỦA VN ẢNH HƯỞNG ĐẾN DN Công văn số 3815/BKH-KCN ngày 27 tháng 6 năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1. Đối với những mặt hàng tiêu dùng như giầy dép, quần áo may sẵn hoặc những mặt hàng khác trong nước đáp ứng tương đối đủ số lượng như sứ vệ sinh, gạch men, cáp điện, ắc quy, bột giặt, hoá mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, nhựa gia dụng: ít nhất là 80%. 2. Đối với những mặt hàng khác: ít nhất là 50%. 3. Trường hợp tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm không đạt các mức nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ban quản lý Khu công nghiệp cần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thoả thuận bằng văn bản trước khi cấp Giấy phép đầu tư.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các Ban quản lý Khu công nghiệp căn cứ vào hướng dẫn tạm thời nói trên và các quy định hiện hành có liên quan để xem xét quyết định việc cấp giấy phép đầu tư Nguồn: Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 9 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện chính trị/luật pháp - • Điều kiện chính trị và sự ổn định chung của một quốc gia mà tại đó tổ chức hoạt động – Môi trường chính trị ổn định, sẽ ít rủi ro đối với các hoạt động kinh tế. – Trong nền kinh tế toàn cầu, các DN cần quan tâm đến điều kiện chính trị và ổn định của các quốc gia khác, nơi DN có chi nhánh hoặc phục vụ. – Việt Nam ổn định về chính trị, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện văn hóa xã hội - – là những mong đợi của xã hội mà tại đó các tổ chức đang hoạt động và phục vụ. – những mong đợi này là các giá trị, phong tục tập quán, tôn giáo và sở thích của người tiêu dùng. – những yếu tố này luôn thay đổi, đòi hỏi những người quản lý phải thích nghi. • Người lao động có xu hướng cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Các tổ chức phải điều chỉnh bằng cách áp dụng các chế độ nghỉ chăm sóc gia đình, thời gian làm việc linh hoạt hơn, có cơ sở chăm sóc trẻ em tại cơ quan v.v. • Người dân ngày càng chọn cách sống có lợi cho sức khỏe: chế độ ăn uống, tập thể thao, thói quen đi du lịch v.v. • Chấp nhận vai trò của công nghệ trong cuộc sống. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 10 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện văn hóa xã hội (tiếp) • Nếu tổ chức hoạt động tại các quốc gia khác, người quản lý phải làm quen với các giá trị và văn hóa của những nước đó và chọn phương pháp quản lý phù hợp. – nghỉ Tết âm lịch ở VN, nghỉ hè và Noel ở các nước phương Tây – tinh thần làm việc cá nhân vs. tập thể – quan hệ giữa nhân viên và người quản lý – tính kỷ luật trong lao động MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện về nhân khẩu học – xu hướng về các đặc điểm tự nhiên của dân số: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, vị trí địa lý, thu nhập, kết cấu gia đình v.v – Tỷ lệ lao động nữ tăng: các chế độ chính sách, điều kiện làm việc cho lao động nữ – Bùng nổ tỉ lệ sinh trẻ em: các sản phẩm tiêu dùng cho trẻ em ở độ tuổi 1-5, giai đoạn bắt đầu đi học, giai đoạn vị thành niên, v.v – Thế hệ 8X – thế hệ của “kỹ thuật số” và “net” – say mê máy tính, các thiết bị điện tử. Cách thức thế hệ này tư duy, học tập, sáng tạo, và vui chơi theo một cách hoàn toàn khác so với các thế hệ trước có thể có tác động lớn tới các tổ chức và nhà quản lý Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 11 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện công nghệ – Là khía cạnh thay đổi nhanh nhất • Sơ đồ gene của con người đã được giải mã – tạo ra nhiều ứng dụng trong y tế và an ninh • Các thiết bị thông tin ngày càng nhỏ gọn và mạnh mẽ hơn • Các dây chuyền sản xuất ngày càng được tự động hóa, có sự tham gia của người máy. • Các bộ vi xử lý ngày càng nhanh và mạnh hơn • Nhiên liệu tổng hợp • Các cuộc họp “điện tử” • Các hình thức kinh doanh điện tử: mua bán; đăng ký chuyến bay, phòng khách sạn. – Thay đổi cách các tổ chức xây dựng cơ cấu – Thông tin là cơ sở quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Tiếp) Các điều kiện toàn cầu • Người quản lý của các tổ chức lớn hay nhỏ đều bị thách thức bởi số lượng các đối thủ cạnh tranh toàn cầu và thị trường người tiêu dùng ngày càng tăng 60.1%Gillette 61.2%Coca-Cola 61.6%McDonald’s 67.8%Texas Instrument 71.6%Colgate-Palmolive 71.8%ExxonMobil Doanh thu từ các cơ sở ngoài nước MỹCông ty Nguồn: B. Zajac, “Global Giants”, Forbes, July 2004, 2000, pp. 335-38 Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 12 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN NGƯỜI QUẢN LÝ Môi trường ảnh hưởng đến người quản lý thông qua tính bất định của môi trường, thể hiện thông qua các mối quan hệ khác nhau giữa tổ chức và các yếu tố bên ngoài. – Tính bất định của môi trường: • Mức độ thay đổi (không dự đoán trước được) – năng động – các yếu tố môi trường của tổ chức thay đổi thường xuyên – ổn định – thay đổi tối thiểu (không có đối thủ cạnh tranh, không có sự đột phá về công nghệ, ảnh hưởng của nhóm các tổ chức gây áp lực ít v.v.) ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN NGƯỜI QUẢN LÝ – Tính bất định của môi trường: • Mức độ phức tạp, đề cập đến – Số lượng các yếu tố xuất hiện trong môi trường hoạt động của tổ chức » càng ít đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, các cơ quan chính quyền v.v. môi trường hoạt động càng đơn giản, tính bất định càng giảm » Công ty Hasbro Toy mua cơ sở SX của các đối thủ cạnh tranh – Lượng thông tin có được hoặc cần thiết của các thành phần này » Người quản lý cửa hàng tạp hóa chỉ cần biết những thông tin tối thiểu về nhà cung cấp của họ. » Nokia phải cập nhật thông tin về khách hàng ở các thị trường khác nhau, về sự thay đổi công nghệ, các ứng dụng từ internet, các nhà cung cấp các phụ tùng Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 13 HÌNH 3.7: MA TRẬN VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CỦA MT Ô4 •Môi trường năng động và không thể dự đoán được •Số lượng các yếu tố môi trường nhiều •Các yếu tố không giống nhau và luôn thay đổi •Yêu cầu cao đối với mức độ hiểu biết về các thành phần Ô3 •Môi trường ổn định và có thể dự đoán được •Số lượng các yếu tố môi trường nhiều •Các yếu tố không giống nhau, và duy trì tình trạng này •Yêu cầu cao đối với mức độ hiểu biết về các thành phần Phức tạp Ô2 •Môi trường năng động và không thể dự đoán được Số lượng các yếu tố môi trường ít •Các yếu tố môi trường tương đối giống nhau, nhưng luôn thay đổi •Yêu cầu tối thiểu đối với mức độ hiểu biết về các thành phần Ô1 Môi trường ổn định và có thể dự đoán được Số lượng các yếu tố môi trường ít Các yếu tố môi trường tương đối giống nhau và duy trì sự giống nhau đó Yêu cầu tối thiểu đối với mức độ hiểu biết về các thành phần Đ ơn giản Năng độngỔn định M ức độ phức tạp Mức độ thay đổi ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN NGƯỜI QUẢN LÝ Bật lửa Zippo • Ít đối thủ cạnh tranh •Ít thay đổi về công nghệ •Giảm số lượng người hút thuốc, nhưng nhu cầu trên toàn TG vẫn cao Máy in laser • Ít đối thủ cạnh tranh (Cannon, HP) • Công nghệ thay đổi nhanh • Có một số nhóm khách hàng chủ yếu: cá nhân, cơ quan, in chuyên nghiệp Chế tạo ô tô • Khá nhiều đối thủ cạnh tranh • Công nghệ tương đối ổn định, chỉ có một vài cải tiến nhỏ • Cần nắm bắt thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cung cấp. Điện thoại di động • Nhiều đối thủ cạnh tranh (Nokia, Samsung, Sony-Ericsson, Motorola, LG, Panasonic, NEC • Công nghệ thay đổi nhanh, không dự đoán được: gọi điện, tin nhắn, e-mail,, chụp ảnh, quay phim v.v. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 14 QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Những bên liên đới (stakeholders) là ai? • Những tổ chức/cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các hành động và quyết định của tổ chức – bao gồm những nhóm bên trong và bên ngoài tổ chức – có thể ảnh hưởng đến tổ chức QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Hãy thử hình dung các bên liên đới chịu ảnh hưởng bởi các hành động và quyết định của Công ty Bánh kẹo Hải Hà? – Nhà cung cấp bột, đường, hương liệu, bơ, hoa quả – Nhân viên – Các đối thủ cạnh tranh: Kinh đô, Hải Châu, Bánh kẹo Hà Nội v.v. – Nhân dân địa phương v.v. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 15 HÌNH 3.8: NHỮNG BÊN LIÊN ĐỚI CỦA TỔ CHỨC Công đoàn Cổ đông Cộng đồng Nhà Cung cấp P.tiện Thông tin Chính quyền Hội T.mại & ngành Đối thủ cạnh tranh Nhóm XH và CT Khách hàng Nhân viên Tổ chức QUẢN LÝ QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Tại sao việc quản lý mối quan hệ với các bên liên đới lại quan trọng? – Quản lý mối quan hệ tốt có thể đem lại những kết quả: • dự báo trước được những thay đổi của môi trường • sáng tạo, đổi mới thành công hơn • mức độ tin tưởng của các bên liên quan cao hơn • tổ chức linh hoạt hơn để giảm thiểu những tác động do thay đổi của môi trưởng đem lại – Đó là việc cần phải làm (it’s the “right” thing to do), vì • hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào từ môi trường và môi trường là “lối ra” cho các kết quả của tổ chức. • người quản lý cần xem xét những mối quan tâm của các bên liên quan (các tổ chức xã hội) khi ra quyết định. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 16 QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Các mối quan hệ này được quản lý như thế nào? – 4 bước: • xác định các bên liên đới – Những nhóm nào có thể chịu tác động bởi các quyết định của người quản lý và những nhóm nào có thể gây ảnh hưởng đến những quyết định đó? • xác định các mối quan tâm của từng nhóm – Chất lượng sản phẩm, các vấn đề về tài chính, an toàn của điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, v.v. QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Các mối quan hệ này được quản lý như thế nào? (tiếp) – quyết định mức độ quan trọng của từng nhóm • VD: Đối với trường ĐH BKHN, những quan tâm của Bộ GDĐT quan trọng hơn mối quan tâm của nhà cung cấp phần mềm và thiết bị máy tính. – định ra phương thức cụ thể để quản lý mối quan hệ đó • Quyết định này phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi bên liên quan đối với tổ chức và mức độ bất định của môi trường. • Mối quan hệ càng quan trọng, môi trường càng bất định thì người quản lý càng cần phải xây dựng quan hệ đối tác với bên liên quan đó. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 17 QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Các mối quan hệ này được quản lý như thế nào? (tiếp) – Khi bên liên đới quan trọng, nhưng không mang tính sống còn và tính bất định của môi trường thấp thì tổ chức chỉ cần rà soát và giám sát môi trường theo những xu hướng và những yếu tố có thể thay đổi • Không cần quản lý mối quan hệ, chỉ cần cập nhật thông tin về những gì đang diễn ra, những mối quan tâm và những gì có thể thay đổi của các bên liên đới. QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Các mối quan hệ này được quản lý như thế nào? (tiếp) – Khi bên liên đới quan trọng, nhưng không mang tính sống còn, môi trường rất bất định, người quản lý cần phải chủ động quản lý mối quan hệ với bên liên đới, bằng cách mở rộng mối quan hệ • Liên lạc với các bên liên đới theo những cách thức khác nhau để thu thập và phân tán những thông tin quan trọng. • Thành viên của tổ chức di chuyển tự do giữa tổ chức và các bên liên đới, làm công việc thường ngày. • VD: nhân viên bán hàng của công ty dược phẩm liên hệ với bác sỹ, y tá v.v, người quản lý bộ phận PR liên hệ với phóng viên báo chí, truyền hình. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 18 QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Các mối quan hệ này được quản lý như thế nào? (tiếp) – Khi bên liên đới có ảnh hưởng mang tính sống còn và tính bất định của môi trường thấp, người quản lý có thể sử dụng những cách thức quản lý trực tiếp hơn. • Ví dụ: thực hiện nghiên cứu thị trường, khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chính phủ hoặc vận động hành lang v.v. QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Các mối quan hệ này được quản lý như thế nào? (tiếp) – Khi bên liên đới có ảnh hưởng mang tính sống còn và môi trường bất định, người quản lý nên thành lập mối quan hệ đối tác với các bên liên đới – sự kết hợp chủ động giữa tổ chức và bên liên đới để theo đuổi những mục tiêu chung. • Cho phép tổ chức xây dựng cầu nối: tổ chức-nhà cung cấp, tổ chức-khách hàng, tổ chức-công chúng địa phương, tổ chức-đối thủ cạnh tranh v.v. • VD: Sony-Ericsson Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 19 HÌNH 3.9: QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BÊN LIÊN ĐỚI Quan trọng, nhưng không mang tính quyết định Quan trọng mang tính quyết định RÀ SOÁT VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ BÊN LIÊN ĐỚI Thấp MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI BÊN LIÊN ĐỚI C ao T ính bấtđịnh của m ôitrường Mức độ quan trọng của bên liên đới MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC Tổ chức không thể độc lập, tự cung tự cấp. Tổ chức tương tác với và chịu ảnh hưởng bởi môi trường mà tổ chức hoạt động. Chúng phụ thuộc và môi trường như một nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào và là nơi tiếp nhận các kết quả. Nhiều áp lực của môi trường – cả môi trường vi mô lẫn vĩ mô – đều biến động và tạo ra sự bất định đối với người quản lý. Môi trường càng bất định sẽ càng hạn chế các phương án hành động của người quản lý. Tuy vậy, bằng những cách thức khác nhau, người quản lý học cách để quản lý các mối quan hệ ngoại lai đó tốt hơn nhằm giảm thiểu những kiềm chế, áp lực từ môi trường. Bài giảng Quản trị học đại cương Biên soạn: TS. Lê Hiếu Học - Khoa Kinh tế và Quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội 20 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Hãy định nghĩa môi trường hoạt động của tổ chức. 2. Mô tả 4 yếu tố trong môi trường vi mô của tổ chức 3. Mô tả 6 yếu tố trong môi trường vi mô của tổ chức 4. Tính bất định của môi trường được đặc trưng bởi những yếu tố nào? 5. Những bên liên đới là các tổ chức nào và tải sao người quản lý cần phải quan tâm đến việc quản lý các mối quan hệ với các những bên liên đới. 6. Hãy mô tả 4 cách khác nhau để người quản lý quản lý mối quan hệ với các bên liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_3_2_slides_2986_1985401.pdf
Tài liệu liên quan