Tài liệu Bài giảng Phù phổi cấp do tim: PHÙ PHỔI CẤP
DO TIM
TS. BS. NGUYỄN THỊ HẬU
SINH LÝ BỆNH
Xảy ra khi áp lực mao mạch phổi vượt quá các
lực giữ dịch trong lòng mạch (áp lực keo của
huyết tương và áp lực thủy tĩnh của mô kẽ) .
Dịch tích tụ trong mô kẽ rồi đến phế nang gây
rối loạn trao đổi khí.
Sự gia tăng áp lực mao mạch phổi xảy ra do suy
thất trái (bất cứ nguyên nhân nào), nghẽn dòng
máu qua van hai lá (hẹp van 2 lá, u nhày nhĩ
trái), hoặc do tắc TM phổi
Trường hợp suy bơm gây PPC, HA là yếu tố
quan trọng : HA phải được nâng lên nếu quá
thấp và hạ xuống nếu quá cao. Nếu BN có HA
bình thường hoặc cao thì θ sẽ dễ dàng hơn vì BN
có thể chịu được sự tụt HA do các thuốc sử dụng
gây ra.
CHẨN ĐOÁN
1. Triệu chứng lâm sàng: thường xảy ra nhanh gồm
T/C cơ năng : BN thấy khó thở, lo âu, bức rứt…
Khám thực thể : triệu chứng giảm tưới máu
ngoại biên, sung huyết...
20 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phù phổi cấp do tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÙ PHỔI CẤP
DO TIM
TS. BS. NGUYỄN THỊ HẬU
SINH LÝ BỆNH
Xảy ra khi áp lực mao mạch phổi vượt quá các
lực giữ dịch trong lòng mạch (áp lực keo của
huyết tương và áp lực thủy tĩnh của mô kẽ) .
Dịch tích tụ trong mô kẽ rồi đến phế nang gây
rối loạn trao đổi khí.
Sự gia tăng áp lực mao mạch phổi xảy ra do suy
thất trái (bất cứ nguyên nhân nào), nghẽn dòng
máu qua van hai lá (hẹp van 2 lá, u nhày nhĩ
trái), hoặc do tắc TM phổi
Trường hợp suy bơm gây PPC, HA là yếu tố
quan trọng : HA phải được nâng lên nếu quá
thấp và hạ xuống nếu quá cao. Nếu BN có HA
bình thường hoặc cao thì θ sẽ dễ dàng hơn vì BN
có thể chịu được sự tụt HA do các thuốc sử dụng
gây ra.
CHẨN ĐOÁN
1. Triệu chứng lâm sàng: thường xảy ra nhanh gồm
T/C cơ năng : BN thấy khó thở, lo âu, bức rứt…
Khám thực thể : triệu chứng giảm tưới máu
ngoại biên, sung huyết phổi, co kéo các cơ hô
hấp phụ và thở rít. BN có thể khạc ra bọt hồng.
2. X quang ngực: bóng tim to, phù mô kẽ và mạch
máu quanh rốn phổi (hình cánh bướm), đường
Kerley B, và tràn dịch màng phổi. Những bất
thường này mất đi khi lâm sàng cải thiện.
ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị ban đầu:
Tư thế ngồi (tư thế Fowler) cải thiện chức
năng phổi (tăng thể tích phổi và dung tích
sống, giảm công hô hấp) và giúp giảm máu
tĩnh mạch trở về tim.
Oxy liệu pháp:
- Oxy liều cao 5-6l/ph sao cho PaO2>60mmHg
- Có thể cho thở với áp lực dương cuối thì thở ra
(Positive End Expiratory Pressure PEEP) để
ngăn sự xẹp phế nang và cải thiện trao đổi khí.
- Theo dõi độ bão hòa oxy máu mao mạch để
đánh giá đáp ứng điều trị nhưng độ bão hòa oxy
có thể không chính xác vì giảm tưới máu ngoại
biên.
- Chỉ có khí máu động mạch cho biết đúng về
tình trạng thông khí và toan hoá.
- Chỉ định thông khí cơ học khi oxy liệu pháp
không hiệu quả (PaO2 < 60mm Hg – SaO2 <
90% dù oxy 100%), BN có triệu chứng thiếu oxy
não (ngủ gà...), tăng PCO2 hoặc nhiễm toan
(pH< 7,2 ).
Đặt đường truyền, gắn monitor
Giảm công : BN nằm nghỉ tuyệt đối trên
giường, giảm đau và giảm lo lắng
2. Điều trị bằng thuốc:
Furosemide: biện pháp chủ yếu. 2 tác dụng:
− Dãn TM mạnh→ ↓ áp lực đổ đầy thất, ↓ ứ
huyết phổi trong vòng 5 phút sau TM → cải
thiện t/c
− Lợi tiểu đạt hiệu quả sau 30-60 ph. Khởi đầu 20-
40mg TM ( 0,5-1 mg/kg ) và ↑ liều theo đáp ứng
, tới tối đa 200mg trong những liều sau nếu BN
có ứ dịch nhiều hoặc suy thận.
Morphine sulfate làm giảm lo âu, dãn TM phổi
và TM hệ thống→ giảm máu TM về tim→
giảm tiền tải
- Liều 2-5 mg TM chậm nếu HA > 100 mmHg và
có thể lập lại mỗi 10-25 phút cho đến khi có
hiệu quả
- Chú ý các tác dụng phụ (suy hô hấp, hạ HA,
nhịp tim chậm…)
Nitroglycerine hiệu quả nhất trong PPC do tác
dụng gây dãn TM và cả ĐM → giảm tiền tải và
hậu tải, làm tăng hiệu quả của furosemide.
Dùng khi HA t.thu ≥ 100mm Hg. Ngậm dưới lưỡi
0,4mg x 2 cách 5- 10ph; sau đó TTM khởi đầu
5μg/ph và tăng liều dần ( 0,5 – 10 mg/giờ ) .
Chú ý các tác dụng phụ.
Nitroprusside hiệu quả trong PPC do hở van
cấp hoặc cao HA. Cần đặt catheter theo dõi áp
lực phổi và hệ thống để chỉnh liều.
Thuốc tăng co cơ tim
– Dobutamine hoặc ức chế men
phosphodiesterase (Amrinone) có hiệu quả ở
những Bn PPC có HA bình thường
– Dopamine khi hạ HA hoặc choáng
Các phương pháp khác:
- Aminophylline: hiệu quả ở BN co thắt phế quản,
nhưng chỉ dùng khi co thắt trầm trọng; tránh khi
rối loạn nhịp nhanh, thiếu máu cơ tim. Liều tấn
công 5mg/kg TM chậm trong 10-20ph, sau đó
TTM 0,5-0,7 mg/kg/giờ
- Digoxin trị rung nhĩ, nhanh trên thất
- Tái tưới máu cơ tim/ NMCT cấp:
+ Thuốc tiêu sợi huyết
+ Thông tim can thiệp nếu thuốc thất bại. Nếu
thực hiện trong 18 giờ từ khi PPC thì có thể sống
50% tốt hơn là dùng thuốc tiêu huyết khối hoặc
đặt bóng đẩy ngược ĐMC.
- Đặt bóng đẩy ngược nội ĐMC trường hợp
kháng trị có dự định thông tim can thiệp hoặc
PT.
- Điều trị nguyên nhân nếu có thể (phẫu thuật
thay van, bắc cầu…)
3. Chạy thận nhân tạo và siêu lọc có hiệu quả ở
những BN suy thận và kháng với lợi tiểu.
4. Thông tim phải (như Swan-Ganz catheter)
trong trường hợp không đáp ứng điều trị.
Catheter ĐM phổi giúp phân biệt giữa PPC do
tim và không do tim qua các chỉ số huyết động
và cung lượng tim, đồng thời hướng dẫn điều
trị.
5. Điều chỉnh các yếu tố khởi phát như tăng HA
nặng, NMCT hay bệnh tim thiếu máu (nhất là
kèm hở 2 lá), hở van cấp, nhịp quá nhanh hay
chậm, quá tải trên cơ địa suy chức năng thất
trái trầâm trọng. Chỉ có thể giải quyết hiệu quả
PPC khi điều chỉnh các yếu tố thúc đẩy trên.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT PPC
KHÔNG DO TIM
a. Thay đổi tính thấm qua màng mao mạch phế nang (H/c
suy hô hấp cấp ở người lớn ARDS )
Viêm phổi do nhiễm trùng, do hít
Nhiễm trùng huyết
Viêm phổi cấp do xạ hoặc tăng nhạy cảm
Đông máu nội mạch rải rác
Choáng phổi
Viêm tụy xuất huyết
Hít phải độc tố
Đa chấn thương nặng
b. Giảm áp lực mô kẽ phổi quá nhanh:
Rút dịch màng phổi một bên quá nhanh
c. Không rõ cơ chế:
Phù phổi do độ cao
Phù phổi do thần kinh
Dùng thuốc gây nghiện quá liều
Thuyên tắc phổi
Sau sốc điện chuyển nhịp
Sau gây mê hoặc mổ bắc cầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10-Phu phoi cap do tim.pdf