Tài liệu Bài giảng Phân tích chất lượng nước: Phân tích chất lượng nước
CHƯƠNG 7
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1 ỨNG DỤNG THUYẾT PHÂN TỬ UV-VIS TRONG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về quang phổ
Quang phổ học là một môn học chính yếu trong thiên văn học, nó đã được ứng dụng
thành công để nghiên cứu về khí quyển trong hành tinh chúng ta.
Cách đây 200 năm, Joseph von Fraunhofer (1787-1826) lần đầu tiên sản xuất loại máy
đo quang phổ mà tính năng không có gì sánh kịp lúc bấy giờ. Ông ấy đã khám phá ra
rất nhiều các đường tối trong quang phổ của ánh sáng mặt trời.
Ông ấy có thể xác định chính xác độ dài bước sóng của nhiều "Fraunhofer lines"
(vạch) và thuật ngữ này ngày nay vẫn được dùng. Tuy nhiên, trong thời gian này ông
ấy không hiểu được những cơ sở vật lý và ý nghĩa về những vấn đề mà ông ấy khám
phá ra.
Hình 7-1. Thiết bị Spektralapparat thiết kế bởi Gustav R. Kirchhoff và Robert W.
Bunsen (1823)
Thành tựu quan trọng kế tiếp về "Fraunhofer lines" là quá trình tìm ...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phân tích chất lượng nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích chất lượng nước
CHƯƠNG 7
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1 ỨNG DỤNG THUYẾT PHÂN TỬ UV-VIS TRONG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về quang phổ
Quang phổ học là một môn học chính yếu trong thiên văn học, nó đã được ứng dụng
thành công để nghiên cứu về khí quyển trong hành tinh chúng ta.
Cách đây 200 năm, Joseph von Fraunhofer (1787-1826) lần đầu tiên sản xuất loại máy
đo quang phổ mà tính năng không có gì sánh kịp lúc bấy giờ. Ông ấy đã khám phá ra
rất nhiều các đường tối trong quang phổ của ánh sáng mặt trời.
Ông ấy có thể xác định chính xác độ dài bước sóng của nhiều "Fraunhofer lines"
(vạch) và thuật ngữ này ngày nay vẫn được dùng. Tuy nhiên, trong thời gian này ông
ấy không hiểu được những cơ sở vật lý và ý nghĩa về những vấn đề mà ông ấy khám
phá ra.
Hình 7-1. Thiết bị Spektralapparat thiết kế bởi Gustav R. Kirchhoff và Robert W.
Bunsen (1823)
Thành tựu quan trọng kế tiếp về "Fraunhofer lines" là quá trình tìm ra nguyên lý vật
lý của sự hấp thu và phát xạ vào năm 1859 với sự cộng tác của nhiều nhà vật lý nổi
tiếng như Gustav R. Kirchhoff (1824-1887), Robert W. Bunsen (1811-1899) tại
Heidelberg. Thiết bị mà họ sử dụng là 'Spektralapparat', họ ghi nhận được quá trình
phát xạ rất đặc biệt của nhiều nguyên tố khác nhau. Với phương pháp này họ đã tiếp
tục khám phá ra 2 nguyên tố mới là Cäsium và Rubidium, họ chiết được một lượng rất
139
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
nhỏ (7g) từ 44.000 lít nước khoáng gần núi Bad Nauheim, Germany. Sự khám phá
này là nền tảng cho sự khám phá tiếp theo về sự hấp thu và phát xạ của hấp thu phân
tử.
Năm 1879 Marie Alfred Cornu thấy rằng, những tia có bước sóng ngắn của bức xạ
mặt trời trên bề mặt trái đất bị hấp thụ bởi khí quyển. Một năm sau đó, Walther Noel
Hartley mô tả rất tỉ mỉ về sự hấp thụ UV của O 3 với độ dài bước sóng 200 và 300 nm
và nó trở nên rõ ràng hơn khi họ phát hiện ra rằng O 3 chứa đầy trong bầu khí quyển.
In 1880, J. Chappuis khám phá ra sự hấp thu trong vùng khả kiến (400-840nm). Năm
1925 Dobson phát triển một máy quang phổ mới rất ổn định sử dụng lăng kính bằng
thạch anh.
1.2 Đại cương về quang phổ
Trong quang phổ học, ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng khả kiến), tia hồng ngoại, tia tử
ngoại, tia Rơnghen, sóng radio... đều được gọi chung một thuật ngữ là bức xạ.
Theo thuyết sóng, các dạng bức xạ này là dao động sóng của cường độ điện trường và
cường độ từ trường, nên bức xạ còn được gọi là bức xạ điện từ.
Sau thuyết sóng, thuyết hạt cho thấy bức xạ gồm các "hạt năng lượng" gọi là photon
8
chuyển động với tốc độ ánh sáng (c = 3.10 m/s). Các dạng bức xạ khác nhau thì khác
nhau về năng lượng hν của các photon. Ở đây, năng lượng của bức xạ đã được lượng
tử hóa, nghĩa là năng lượng của bức xạ không phải liên tục mà các lượng tử năng
lượng tỉ lệ với tần số ν của dao động điện từ theo hệ thức Planck.
ε = hν
h = 6,625.10 - 34 J.s : hằng số Planck.
Louis de Broglie đã đưa ra thuyết thống nhất cả khái niệm sóng và khái niệm hạt của
sóng ánh sáng. Ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. Tổng quát hơn là
bức xạ có bản chất sóng hạt. Nội dung như sau:
Hạt có khối lượng m chuyển động với vận tốc v có bước sóng đi đôi với nó là λ
bởi hệ thức:
λ = h
mv
=
h
p
cho
Trong đó : p = mv là động lượng của hạt
λ là bước sóng (de Broglie)
h = 6,625.10 -34 J.s là hằng số Planck.
140
Phân tích chất lượng nước
1.2.1 Các đại lượng đo bức xạ điện từ
Bước sóng λ : Là quảng đường mà bức xạ đi được sau mỗi dao động đầy đủ.
Đơn vị: m, cm, m, nm, o A . (1cm = 10 8 o A = 10 ηm =10 m) 7 4
Tần số ν : Là số dao động trong một đơn vị thời gian (giây)
Trong 1 giây bức xạ đi được c cm và bức sóng λ cm, vậy: ν = c
λ
8
Lưu ý: Bức xạ truyền trong chân không với vận tốc c = 2,9979.10 m/s (thường lấy
8
tròn 3.10 m/s)
Đơn vị: CPS ( VÒNG DÂY), Hz, KHz, MHz. (1CPS=1Hz; 1MHz=10 KHz=10 Hz)
Năng lượng bức xạ: Các dao động tử (phân tử chẳng hạn) chỉ có thể phát ra hoặc hấp
thụ năng lượng từng đơn vị gián đoạn, từng lượng nhỏ nguyên vẹn gọi là lượng tử
năng lượng:
3 6
ε = hν = hc
λ
= hcν
Đơn vị: Jun (J), Calo (Cal), electron von (eV).
1.2.2 Các dạng bức xạ
Bức xạ điện từ bao gồm 1 dãy các sóng điện từ có bước sóng biến đổi trong khoảng
o -10
rất rộng: từ cỡ mét ở sóng rađio đến cỡ A (10
Toàn bộ dãy sóng đó được chia thành các vùng phổ khác nhau.
m) ở tia Rơnghen hoặc nhỏ hơn nữa.
Hình 7-2. Các phổ của sóng điện từ
141
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Mắt người chỉ cảm nhận được một vùng phổ điện từ rất nhỏ gọi là vùng nhìn thấy
(khả kiến) bao gồm các bức xạ có bước sóng từ 396-760 nm. Hai vùng tiếp giáp với
vùng nhìn thấy là vùng hồng ngoại và vùng tử ngoại.
1.2.3 Sự tương tác giữa vật chất và bức xạ điện từ
Ở điều kiện bình thường, điện tử của phân tử nằm ở trạng thái liên kết, nên phân tử có
mức năng lượng thấp, gọi là trạng thái cơ bản
Khi chiếu một bức xạ điện từ vào một môi trường vật chất, sẽ xảy ra hiện tượng các
phân tử vật chất hấp thụ hoặc phát xạ năng lượng, hay được gọi là trạng thái kích
thích . Năng lượng mà phân tử phát ra hay hấp thụ vào là:
∆E = E 2 - E 1 = hν
Trong đó, E 1 và E 2 là mức năng lượng của phân tử ở trạng thái đầu và trạng thái cuối
ν (hay còn gọi là trạng thái kích thích) là tần số của bức xạ điện từ bị hấp thụ hay
phát xạ ra.
Nếu ∆E > 0 thì xảy ra sự hấp thụ bức xạ điện từ.
Nếu ∆E < 0 thì xảy ra sự phát xạ năng lượng.
Theo thuyết lượng tử, các phân tử và các bức xạ điện từ trao đổi năng lượng với nhau
không phải bất kỳ và liên tục mà có tính chất gián đoạn. Phân tử chỉ hấp thụ hoặc phát
xạ 0, 1, 2, 3,…n lần lượng tử hν mà thôi. Khi phân tử hấp thụ hoặc phát xạ sẽ làm
thay đổi cường độ của bức xạ nhưng không làm thay đổi năng lượng của nó, bởi vì
cường độ bức xạ điện từ xác định bằng mật độ các hạt phôton có trong chùm tia, còn
năng lượng bức xạ điện từ lại phụ thuộc tần số ν của bức xạ.
Vì thế khi chiếu một chùm bức xạ điện từ với một tần số duy nhất đi qua môi trường
vật chất thì sau khi đi qua năng lượng của bức xạ không hề thay đổi mà chỉ có cường
độ bức xạ thay đổi.
Các phân tử khi hấp thụ năng lượng của bức xạ sẽ dẫn đến thay đổi các quá trình
trong phân tử (quay, dao động, kích thích electron…) hoặc trong nguyên tử (cộng
hưởng spin electron, cộng hưởng từ hạt nhân)
Mỗi một quá trình như vậy đòi hỏi một năng lượng đặc trưng cho nó, nghĩa là đòi hỏi
bức xạ điện từ có tần số hay chiều dài sóng nhất định để kích thích. Do sự hấp thụ
chọn lọc này mà khi chiếu chùm bức xạ điện từ với một dãi tần số khác nhau đi qua
môi trường vật chất thì sau khi đi qua chùm bức xạ này sẽ bị mất đi một số bức xạ có
tần số xác định, nghĩa là các tia này đã bị phân tử hấp thụ.
142
Phân tích chất lượng nước
1.2.4 Sự hấp thụ bức xạ và màu sắc của các chất
Ánh sáng nhìn thấy bao gồm tất cả dải bức xạ có bước sóng từ 396-760 nm có màu
trắng (ánh sáng tổng hợp). Khi cho ánh sáng trắng (ánh sáng mặt trời) chiếu qua một
lăng kính, nó sẽ bị phân tích thành một số tia màu (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím). Mỗi tia màu đó ứng với một khoảng bước sóng hẹp hơn (xem Bảng 7-1). Cảm
giác các màu sắc là một chuỗi các quá trình sinh lý và tâm lý phức tạp khi bức xạ
trong vùng khả kiến chiếu vào võng mạc của mắt. Một tia màu với một khoảng bước
sóng xác định. Chẳng hạn bức xạ với bước sóng 400-430 nm gây cho ta cảm giác
màu tím, tia sáng với bước sóng 560 nm cho ta cảm giác màu lục vàng.
Ánh sáng chiếu vào một chất nào đó nó đi qua hoàn toàn thì đối với mắt ta chất đó
không màu.
Thí dụ, thủy tinh thường hấp thụ các bức xạ với bước sóng nhỏ hơn 360 nm nên nó
trong suốt với các bức xạ khả kiến. Thủy tinh thạch anh hấp thụ bức xạ với bước sóng
nhỏ hơn 160 nm, nó trong suốt đối với bức xạ khả kiến và cả bức xạ tử ngoại gần.
Một chất hấp thụ hoàn toàn tất cả các tia ánh sáng thì ta thấy chất đó có màu đen. Nếu
sự hấp thụ chỉ xảy ra ở một khoảng nào đó của vùng khả kiến thì các bức xạ ở khoảng
còn lại khi đến mắt ta sẽ gây cho ta cảm giác về một màu nào đó. Chẳng hạn một chất
hấp thụ tia màu đỏ ( λ = 610-730 ηm) thì ánh sáng còn lại gây cho ta cảm giác màu
lục (ta thấy chất đó có màu lục). Ngược lại, nếu chất đó hấp thụ tia màu lục thì đối với
mắt ta nó sẽ có màu đỏ. Người ta gọi màu đỏ và màu lục là hai màu phụ nhau. Trộn
hai màu phụ nhau lại ta sẽ có màu trắng. Nói cách khác, hai tia phụ nhau khi trộn vào
nhau sẽ tạo ra ánh sáng trắng. Quan hệ giữa màu của tia bị hấp thụ và màu của chất
hấp thụ (các màu phụ nhau) được ghi ở bảng sau:
Bảng 7-1. Quan hệ giữa màu của tia bị hấp thụ và màu chất hấp thụ
Tia bị hấp thụ
λ (nm)
400 - 430
430 - 490
490 - 510
510 - 530
530 - 560
560 - 590
590 - 610
610 - 750
Màu
Tím
Xanh
Lục xanh
Lục
Lục vàng
Vàng
Da cam
Đỏ
Màu của chất hấp thụ
(màu của tia còn lại)
Vàng lục
Vàng da cam
Đỏ
Đỏ tía
Tím
Xanh
Xanh lục
Lục
Lưu ý: Giữa các tia màu cạnh nhau không có một ranh giới thật rõ rệt.
Việc phân chia ánh sáng trắng thành 7, 8 hay 9 tia màu… còn tùy thuộc vào lăng kính
và sự tinh tế của mắt người quan sát.
143
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Một chất có màu, thí dụ như màu đỏ chẳng hạn là do nó đã hấp thụ chọn lọc trong
vùng khả kiến theo một trong các kiểu sau:
-
-
-
Chất đó hấp thụ tia phụ của tia đỏ (tức là hấp thụ tia màu lục)
Chất đó hấp thụ các tia trừ tia màu đỏ.
Chất đó hấp thụ ở hai vùng khác nhau của ánh sáng trắng sao cho các tia còn
lại cho mắt ta cảm giác màu đỏ.
Để một hợp chất có màu, không nhất thiết λ max của nó phải nằm ở vùng khả kiến mà
chỉ cần cường độ hấp thụ ở vùng khả kiến đủ lớn. Nói một cách khác tuy giá trị cực
đại của vân hấp thụ nằm ngoài vùng khả kiến nhưng do vân hấp thụ trải rộng sang
vùng khả kiến nên hợp chất vẫn có màu. Tất nhiên để có được sự hấp thụ thấy được ở
vùng khả kiến thì λ max của chất cũng phải gần với ranh giới của vùng khả kiến.
Tương ứng với một bước chuyển điện tử, ta thu được phổ hấp thu có dạng:
Hai đại lượng đặc trưng của phổ hấp thu là vị trí và cường độ
- Vị trí cực đại hấp thu, giá trị λ max tùy thuộc vào ∆E mà hợp chất này hấp thu ở
các vùng phổ khác nhau. Bán chiều rộng của vân phổ điện tử dao động khá
rộng khoảng 50-60ηm.
- Cường độ thể hiện qua diện tích hoặc chiều cao của đỉnh biểu đồ (peak).
Cường độ vân phổ phụ thuộc vào xác xuất chuyển mức năng lượng của điện tử.
Xác suất lớn cho cường độ vân phổ lớn.
Một hợp chất màu có phổ hấp thu tốt khi đỉnh biểu đồ (peak) cao và bán chiều rộng
vân phổ hẹp.
A (ε )
Peak
Bán chiều rộng
vân phổ
λmax
Hình 7-3. Đỉnh và bán chiều rộng vân phổ
Khi bán chiều rộng vân phổ hẹp, thì khi λ thay đổi nhỏ thì độ hấp thu A thay đổi lớn.
Điều này rất có ý nghĩa trong phân tích định lượng. Giả sử hợp chất X có Amax ở
500nm. Khi chúng ta đo ở bước sóng 510nm... thì độ hấp thu đo được sẽ khác rất xa
đối với ở bước sóng 500nm. Từ đó ta thấy rằng ở mỗi hợp chất màu có một giá trị
λ max nhất định và nó phản ánh độ nhạy của phương pháp.
144
Phân tích chất lượng nước
Mặt khác, một hợp chất đòi hỏi đỉnh biểu đồ cao nghĩa là khi ta đo ở bước sóng
λ max thì ta được độ hấp thụ quang cực đại, khoảng làm việc rộng.
1.2.5 Định luật Lambert - Beer
Khi chiếu một chùm tia sáng đơn sắc đi qua một môi trường vật chất thì cường độ của
tia sáng ban đầu ( I o ) sẽ bị giảm đi chỉ còn là I
I
Tỉ số 100 0 0 = T được gọi là độ truyền qua. I 0
Tỉ số I 0 − I 100
I
0 0 = A được gọi là độ hấp thụ.
Nguyên tắc của phương pháp biểu diễn theo sơ đồ :
Hình 7-4. Sơ đồ mô tả sự hấp thụ ánh sáng của một dung dịch
Trong đó:
Io: Cường độ ban đầu của nguồn sáng
IA
I: Cường độ ánh sáng sau khi qua dung dịch.
: Cường độ ánh sáng bị hấp thu bởi dung dịch
IR : Cường độ ánh sáng phản xạ bởi thành cuvette và dung dịch, giá trị này
được loại bỏ bằng cách lặp lại 2 lần đo.
Giữa I A, I, độ dày truyền ánh sáng (l) và nồng độ (C) liên hệ qua quy luật Lambert -
Beer là định luật hợp nhất của Bouguer:
Lambert (1766) lg = K l
1
= K C
1
Beer (1852) : lg
Io
I
Io
I
145
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Độ truyền quang (T) hay độ hấp thụ (A) phụ thuộc vào bản chất của vật chất, độ dày
truyền ánh sáng l và nồng độ C của dung dịch. Có thể viết:
I 0 Định luật Lambert - Beer : A = lg( )
λ = ε
λ *C *l
Trong đó: ε là hệ số hấp thu phân tử, C nồng độ dung dịch (mol/L), l độ dày truyền
ánh sáng (cm), A là độ hấp thụ quang. (Lưu ý phương trình trên chỉ đúng đối với tia
sáng đơn sắc).
Trong phân tích định lượng bằng phương pháp trắc quang người ta chọn một bước
sóng λ nhất định, chiều dày cuvet l nhất định và lập phương trình phụ thuộc của độ
hấp thụ quang A vào nồng độ C.
Khảo sát khoảng tuân theo định luật Lambert - Beer:
Khi biểu diễn định luật Lambert - Beer trên đồ thị tùy theo cách thực hiện phép đo, ta
thường gặp đường biểu diễn sự phụ thuộc độ hấp thu A vào cường độ C của dung
dịch có dạng: y = ax + b
Hệ số góc a cho biết độ nhạy của phương pháp, trong phương pháp trắc quang người
ta chỉ đo dung dịch trong khoảng tuân theo định luật Lambert - Beer tức là khoảng
nồng độ mà ở đó giá trị ε không thay đổi. Hệ số góc a càng lớn và khoảng tuân theo
định luật Beer càng rộng là điều kiện thuận lợi cho phép xác định.
Sự lệch khỏi định luật Beer:
Sự lệch khỏi định luật Beer được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
A
LOL
I
C
Hình 7-5. Giới hạn của định luật Beer về sự hấp thụ quang
Khoảng tuyến tính LOL (Limit of Linear Response) là khoảng nồng độ tuân theo định
luật Beer (A = ε *l *C) nghĩa là khi nồng độ tăng thì độ hấp thụ quang A tăng. Ngoài
giới hạn LOL là sự lệch khỏi định luật Beer, nghĩa là khi nồng độ tăng thì độ hấp thụ
146
Phân tích chất lượng nước
quang A hầu như không tăng nữa. Nguyên nhân của quá trình này là do nồng độ dung
dịch quá lớn. Ngoài ra, khoảng tuyến tính LOL còn bị ảnh hưởng của mức độ đơn sắc
của ánh sáng sử dụng, pH của dung dịch, lực ion, sự pha loãng...
Ý nghĩa của các đại lượng:
- Hệ số hấp thu mol ε : phụ thuộc bản chất mỗi chất, bước sóng λ, nhiệt độ, chiết
suất (theo nồng độ). Giá trị tính lý thuyết của một bước chuyển được phép cho
1 electron là ε = 10 mol .cm . 5 -1 -1
ε =
A
lC
(l.mol cm ) -1 -1
ε cao cho ta biết được độ nhạy của phản ứng, là thước đo độ nhạy của phương
pháp. Trong phân tích trắc quang, ε = 10 -10 mol . cm là đủ nhạy để dùng
cho phương pháp trắc quang, ε phụ thuộc vào chiết suất mà chiết suất lại phụ
thuộc vào nồng độ. Khi chiết suất tăng lên thì ε giảm và để ε không thay đổi thì
-2
phải thực hiện C ≤ 10 mol/L.
- Độ hấp thụ quang A: Là đại lượng không có đơn vị, có tính chất quan trọng là
tính cộng độ hấp thụ quang.
Giả sử 2 chất A và B có nồng độ C A và C B, độ hấp thu tại bước sóng λ là:
A = A A + A B = l *(ε C + ε C )
Nếu một chất tan X nào đó có độ hấp thụ quang là A X, dung môi có độ hấp thụ
quang là A dm, ta có:
A = A x + Adm
Để đo được chính xác A x thì Adm = 0, có nghĩa là phải chọn λ max của dung môi
khác xa với λ max chất tan. Những chất được chọn làm dung môi thường có λ
hấp thu ở miền ranh giới tử ngoại chân không.
Bảng7-2. Các dung môi thường sử dụng trong vùng UV-VIS
3 5 -1 -1
A A B B
Dung môi
Nước cất
HCl
Etanol, Metanol
n- Butanol
n- Hexan
Cyclohexan
Bước sóng giới hạn
sử dụng (nm)
190
190
210
210
210
210
Dung môi
Benzen
Cloroform
Tetra Clorocarbon
Dietyl Eter
Aceton
1,4 Dioxan
Bước sóng giới hạn
sử dụng (nm)
280
245
265
218
330
215
147
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Trong hỗn hợp có nhiều cấu tử không làm thay đổi tương tác, không phản ứng
hóa học, không dịch chuyển cân bằng, thì có thể xác định hỗn hợp các cấu tử
theo hệ thức sau:
A = ε 1 lC 1 + ε 2 lC 2 + ....... + ε i lC i + ...... + ε n lCn
- Độ truyền quang T:
T
=
I
I o
I 0
mà A = lg( ) do đó A = − lgT
I
λ
λ
λ
λ
Vì T tính theo % nên: A = 2 − lgT
Nếu T = 100% thì A = 0 (nghĩa là không hấp thụ ánh sáng (I = I o)
Nếu T = 1% thì A = 2
Nếu T = 0 % thì A = ∞ (hấp thu hoàn toàn ánh sáng)
1.2.6 Nguyên lý cấu tạo của máy quang phổ
Nguồn sáng
Nguồn sáng cho máy quang phổ là chùm bức xạ phát ra rừ đèn. Máy quang phổ dùng
đèn hydro hay đèn Deuterium cho phổ phát xạ liên tục trong vùng UV tử 200-380ηm
(nhưng thường sử dụng 200-340 ηm) và đèn tungsten halogen đo vùng 380-1000 ηm.
Để làm việc cho cả hai vùng thì phải có đủ 2 loại đèn trên. Một yêu cầu đối với nguồn
sáng là phải ổn định, tuổi thọ cao và phát bức xạ liên tục trong vùng phổ cần đo.
Đèn Deuterium: cấu tạo sồm một sợi đốt phủ ôxit và một cực kim loại đặt trong một
bóng thuỷ tinh chứa khí Deuteri hoặc hydro có cửa sổ bằng thạch anh để bức xạ tử
ngoại đi ra vì nó không truyền qua được thủy tinh. Khi sợi đốt được đốt nóng,
electron sinh ra kích thích các phân tử khí Deuteri (hoặc hidro) biến thành nguyên tử
và phát ra phôton theo phản ứng:
D2
Ee
+ E e ⇒ D 2 →D' + D′′+ hν
= E D = E D'+ E + hν
*
*
2
D''
Ở đây là năng lượng electron kích thích, bức xạ phát ra là một phổ có bước sóng từ
160 nm đến vùng khả kiến.
Bộ đơn sắc
Bộ đơn sức có chức năng tách bức xạ đa sắc thành bức xạ đơn sắc, bao gồm kính lọc,
lăng kính hay cách tử.
Cách tử là một bảng nhôm hay các kim loại Cu, Ag. Au... được vạch thành những
rãnh hình tam giác song song. Khi chiếu ánh sáng qua cách tử, phần còn lại có tác
148
Phân tích chất lượng nước
dụng tạo nên vân nhiễu xạ có bước sóng khác nhau, khi quay cách tử sẽ tạo ra phổ
nhiễu xạ giống như trường hợp ánh sáng qua lăng kính. Ưu điểm là cho độ phân giải
tốt, tán sắc tuyến tính, độ rộng của dải ổn định, chọn bước sóng đơn giản, gọn nhẹ, dễ
chế tạo nên hiện nay sử dụng cách tử tạo ánh sáng đơn sắc được ưa chuộng. Cách tử
dùng cho UV-Vis có 1200 vạch/mm (thường dao động từ 300-3600 vạch/mm, số
vạch càng nhiều thì năng suất phân giải càng cao.
Detector
Hình 7-6. Sơ đồ cấu tạo của máy quang phổ
0
Lăng kính của máy quang phổ dùng lăng kính littrow (lăng kính 30 ) bằng thạch anh,
có đặc điểm ánh sáng đi qua lăng kính hai lần do phản xạ ở mặt sau.
Detector
Detector là bộ phận đo tín hiệu ánh sáng trước và sau khi đi qua dung dịnh (đựng
trong cuvet). Các tín hiệu sau khi đi ra Detector sẽ được sẽ được khuếch đại, lưu giữ
và xử lý trên máy tính.
Cuvet đựng mẫu
Cuvet phải làm bằng chất liệu cho bức xạ ở vùng cần đo đi qua. Cuvet thủy tinh
không thích hợp cho vùng UV. Cuvet thạch anh cho bức xạ đi qua từ 190-1000 nm.
Cuvet nhựa chỉ dùng trong vùng Vis và chỉ sử dụng được 1 vài lần.
1.3 Sử dụng phương pháp trắc quang trong định lượng hóa học
Yêu cầu về các hợp chất cần xác định là phải bền, ít phân ly, ổn định, không thay đổi
thành phần trong khoảng thời gian nhất định để thực hiện phép đo (10-20 phút).
Hệ số ε lớn có giá trị từ 10 -5.10 L.mol cm , có thể thực hiện phản ứng tạo màu với
các thuốc thử vô cơ và hữu cơ.
3 4 -1 -1
149
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Nồng độ các chất xác định theo định luật Lambert - Beer. Khoảng xác định nồng độ
theo phương pháp là 10 - 10 mole. Giới hạn phát hiện của phương pháp 10 mole.
Các hợp chất là phức cần đo phải có λ max khác xa với λ max của thuốc thử trong cùng
điều kiện tức là ∆λ >2 lần nửa bán chiều rộng của vân phổ (khoảng 80 -100 ηm). Thí
2+
dụ, khi phân tích Fe bằng phương pháp O-Phenanthroline. Sau khi thêm thuốc thử ta
được phức màu vàng cam (λ max=510 ηm), trong khi đó thuốc thử 1,10-
Orthophenanthroline có λ max = 250 ηm.
1.3.1 Phương pháp so sánh
So sánh cường độ màu của dung dịch cần xác định với cường độ màu của dung dịch
chuẩn đã biết nồng độ.
Điều kiện: cả hai dung dịch trên phải có nồng độ nằm trong khoảng tuân theo định
luật Beer.
C x ---------------------- Ax
C tc ---------------------- Atc
-2 -6 -7
Ta cần xác định C :
x
C x
=
Ax *Ctc
A
tc
Khi sử dụng 2 dung dịch chuẩn:
C x = C 1
+
C 2 − C1
A 2 − A1
* (A x − A
1)
Với A 1, A 2, C 1, C 2 là độ hấp thu và nồng độ của dung dịch chuẩn tương ứng sao cho
A1 < A x < A 2 có nghĩa C 1 < C x < C2
1.3.2 Phương pháp thêm chuẩn
Phạm vi ứng dụng là xác định các chất có hàm lượng vi lượng hoặc siêu vi lượng, loại
bỏ ảnh hưởng của chất lạ. Có 2 phương pháp là phương pháp sử dụng công thức và
phương pháp đồ thị.
- Phương pháp sử dụng công thức
C x =
Ca
Trong đó:
Ax
x +a − Ax A
Ax : độ hấp thu của dung dịch xác định tương ứng với thể tích V x.
Ax+ a
Ca
: Độ hấp thu của dung dịch có thêm chuẩn.
: Nồng độ chất chuẩn thêm vào.
150
Phân tích chất lượng nước
C :xN ồng độ chất cần xác định trong thể tích Vx
Công thức được thiết lập từ: Ax = ε lCx
A(x+a) = ε l(C x + C a)
C x được biểu diễn theo đơn vị của C a.
Cách thực hiện:
Lấy 3 lần của dung dịch cần xác định nồng độ cho vào 3 bình định mức có thể tích
VmL.
Bình 1: Thêm thuốc thử và các chất để tạo môi trường pH cho dung dịch, dung dịch
gọi là dung dịch xác định C x, độ hấp thu quang tương ứng là A x.
Bình 2: Thêm một lượng chính xác dung dịch tiêu chuẩn đã biết chính xác nồng độ
Ca
là A(x+a).
Bình 3: chỉ thêm các chất để tạo pH cho dung dịch, lấy dung dịch này làm dung dịch
so sánh.
, tiến hành phản ứng tạo màu giống như bình 1. Dung dịch có độ hấp thu tương ứng
Áp dụng công thức: C x = Ca
Ax
x +a − Ax A
. Từ C x có trong thể tích V x(mL) có thể qui về
Co
=
C xVo
V
x
(mg / L) thể tích ban đầu của mẫu V o (mL):
- Phương pháp sử dụng đồ thị
Có ít nhất 3 dung dịch thêm chuẩn. Lấy ít nhất 4 lần của dung dịch cần xác định nồng
độ cho vào 4 bình định mức V(mL). Sau đó thêm chính xác một lượng V 1, V 2, V 3 mL
dung dịch tiêu chuẩn có nồng độ tương ứng C a1, C a2, C a3 vào 3 bình định mức trên.
Tiến hành phản ứng tạo màu. Bình còn lại để làm dung dịch so sánh, cũng chuẩn bị
giống như phương pháp công thức.
Độ hấp thu của các dung dịch thêm so với dung dịch so sánh.
151
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
A
Ax + a3
Ax
Ax
+ a2
+ a1
Ax
Ca1 Ca2 Ca3 C
Hình 7-7. Biểu đồ xác định phương trình hồi quy tương quan của phương pháp thêm
chuẩn sử dụng đồ thị.
Có thể đọc kết quả trên đồ thị hoặc sử dụng phương trình hồi qui có dạng:
A = aC + b (hồi quy tuyến tính y = ax + b)
Ax
Cx
= b
= b/a
1.3.3 Phương pháp đường chuẩn
Ưu điểm là chính xác, thực hiện được nhiều lần.
- Chuẩn bị từ 6 dung dịch chuẩn (trong khoảng tuân theo định luật Beer).
- Thực hiện phản ứng màu với thuốc thử.
- Đo độ hấp thụ quang A của dung dịch ở λ max so với các dung dịch so sánh được
chuẩn bị giống như dung dịch tiêu chuẩn nhưng không chứa ion cần xác định.
- Biểu diễn sự phụ thuộc A theo C trên đồ thị hoặc tính theo phương trình hồi qui
A=aC + b (a và b là hệ số cần tìm của phương trình hồi quy - tương quan) (xem
Bảng 7-3)
- Dung dịch xác định: chuẩn bị và phản ứng tạo màu với thuốc thử giống như mẫu
chuẩn.
Bảng 7-3: Dung dịch chuẩn dùng để xây dựng đường chuẩn
Dung dịch chuẩn
1
2
3
4
5
6
C (mg/L)
0,00
0,05
0,10
0,15
0,20
0,25
A
0,010
0,480
0,930
1,370
1,830
2,281
152
A
h
u
t
p
?
h
?
s
?
H
Phân tích chất lượng nước
Sau khi đo được giá trị độ hấp thụ quang của các dung dịch chuẩn, chúng ta có thể
tiến hành xây dựng đường chuẩn và tìm ra phương trình hồi quy tương quan:
2.500
y = 9.0543x + 0.0184
2.000
1.500
1.000
0.500
0.000
0.00
2
R = 0.9999
0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30
Nồng độ
Hình 7-7. Biểu đồ xác định phương trình hồi quy tương quan của phương pháp đưởng
chuẩn.
Sau khi thiết lập đường chuẩn, ta được dạng phương trình y = ax + b với y là độ hấp
thụ quang, x là nồng độ. Đối với dung dịch xác định, ta tiến hành phản ứng và đo
được hệ số hấp thu của mẫu (A
định theo phương trình:
x
=
y − b
a
mẫu = y), ta có thể tính được nồng độ của mẫu cần xác
Sự tương quan giữa độ hấp thụ quang A và nồng độ C khi l = const là nội dung của
định luật Beer. Khoảng nồng độ thỏa mãn định luật này khi r > 0,999.
2
Hệ số tương quan r biến đổi trong khoảng -1≤ r ≤ 1 (R = 0-1)
- Khi r ≈ 1 có sự tương quan chặt chẻ giữa x và y theo tỉ lệ thuận.
- Khi r ≈ -1 có sự tương quan chặt chẻ giữa x và y theo tỉ lệ thuận.
- Khi r ≈ 0 hai đại lượng này không còn tương quan.
1.4 Độ chính xác trong phương pháp trắc quang:
Trong phân tích trắc quang cũng như bất kỳ phương pháp nào khác có thể chia sai số
thành 2 nhóm:
- Sai số do tiến hành phản ứng hóa học (hóa chất, thao tác, dụng cụ...)
- Sai số của tín hiệu đo độ hấp thu của dung dịch (do hệ thống đo).
153
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Độ chính xác trong phương pháp này phụ thuộc vào hàng loạt nguyên nhân khác nhau
rất phức tạp bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống, trong đó sai số quan trọng
nhất là sai số của tín hiệu trong quá trình đo độ hấp thu quang học.
1.5 Một số ví dụ áp dụng phương pháp định lượng trắc quang
Ví dụ 1
-4
Độ hấp thụ quang A của dung dịch anilin 2.10 M trong nước đo ở bước sóng
λ=280nm là 0,252. Chiều dài ánh sáng đi qua cuvet là 1cm. Tính độ truyền quang của
anilin 1,03.10-3M khi đo ở cùng độ dài bước sóng nhưng dùng cuvet 0,5cm.
Giải:
I 0 Áp dụng công thức A = lg( )
λ = ε
λ *C *l với dung dịch 1 ta có:
ε = 0.252/(2.10 *1) = 1,26.10 l.mol cm .
Áp dụng công thức A = lg( )
λ = ε
λ *C *l với dung dịch 2 ta có:
I
-4 3 -1 -1
I 0
I
3 -3
Mà:
A = 1,26.10 * 0,5 * 1,03.10 = 0.649
A = -lgT suy ra: lgT = -A = -0,649, do đó T = 0,224 = 22,4%
Vậy độ truyền quang T = 22,4%
Ví dụ 2:
Độ hấp thụ quang A đo được từ các mẫu chuẩn và mẫu nước thu từ ao nuôi cá chứa
ion PO 3- 4 như sau:
Nồng độ mẫu chuẩn (mg/L)
Độ hấp thụ quang A
0,00
0,010
0,05
0,480
0,10
0,930
0,15
1,370
0,20
1,830
0,25
2,281
Độ hấp thụ quang A của mẫu nước ao của 3 lần lặp lại là: 1,256; 1,245; 1,264. Tính
nồng độ PO
Giải:
3-
4 trong mẫu nước ao.
Từ các nồng độ mẫu chuẩn và độ hấp thụ quang A. Từ kết quả thiết lập phương trình
hồi qui ta có: y = 9,0543x + 0,0184 (r2 = 0,9999).
Từ kết quả của 3 lần phân tích lặp lại ta có
Từ đó ta có x = y − 0,0184
9 ,0543
=
A = y
1 ,255 − 0,0184
9 ,0543
= 1,255
= 0,137mg / L
Vậy nồng độ PO43- trong mẫu nước ao là 0,137 mg/L.
154
Phân tích chất lượng nước
Ví dụ 3:
Để xác định hằng số phân ly của Methyl da cam (kí hiệu HIn), người ta đo độ hấp thụ
quang A của 3 dung dịch cùng nồng độ Methyl da cam ở các pH khác nhau:
-
-
-
Dung dịch 1 trong HCl 0,1M;
Dung dịch 2 trong NaOH 0,1 M;
Dung dịch 3 có pH = 4,34;
A1
A2
A3
= 0,475.
= 0,130.
= 0,175
Cho biết đo ở bước sóng λ = 510nm và chiều dài ánh sáng đi qua cuvet là 1cm. Tính
hằng số phân ly K của Metyl da cam?
Giải:
Độ hấp thụ quang của dung dịch 3:
A3 = ε In *l + ε [HIn]*l − In− HIn [
]
Với [In ] = x; [HIn] = y ta có: x + y = C - HIn = C
vì toàn bộ chất chỉ thị ở dạng In
(7.1)
(7.2)
(7.3) ε
In
−
=
ε Hin
=
A2
C *l
A1
C *l
-
vì toàn bộ chất chỉ thị ở dạng HIn (7.4)
Thay (7.3) và (7.4) vào (7.1) ta được:
A3 = A
2 .
x
C
+ A 1.
y
C
(7.5)
Qui ước: x
C
=
α;
y
C
= (1− α) ⇒ 0,175 = 0,130α + 0,475 (1-α)
⇒ α = 0,869
Hằng số phân ly của HIn:
HIn ⇔ H + In
+ −
+ -
K = [H ][In ]
HIn −
;
⇒ pK = pH − lg
K
a
In
−
= pH − lg
HIn
α
1 −α
pK = 4,34 - lg
0 ,869
1− 0,689
-4
= 7.34 - 0,82 = 3,52 ⇒ K = 3,02.10 .
Vậy hằng số phân ly của methyl da cam là K = 3,02.10-4.
155
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
2 PHƯƠNG PHÁP THU VÀ BẢO QUẢN MẪU
2.1 Chuẩn bị thu mẫu
2.1.1 Nhận định sự thay đổi chất lượng nước
Chất lượng nước tại mỗi trại luôn bị thay đổi theo thời gian (phụ thuộc vào lưu lượng
và mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm), do vậy cần đo các giá trị cực đại, cực
tiểu và trung bình của các thông số theo thời gian để có thể phản ánh gần đúng giá trị
thực. Số mẫu thu thập cần đủ lớn và nhịp thu mẫu cần đủ cao để làm được điều này .
Tuy nhiên, việc tăng cao số mẫu và nhịp thu sẽ gây tốn kém nhiều về kinh phí và nhân
lực. Cho nên cần tính sao cho vừa đủ độ tin cậy vừa không quá nhiều chi phí
Theo GEMS (Hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu) nhịp thu mẫu cho nước nuôi
thủy sản như mẫu ở sông thời gian thu mẫu cần tiến hành khi lưu lượng thấp, ở ao hồ
cần xem xét chu trình sinh học và cần tăng nhịp thu mẫu ở thời điểm có năng suất
sinh học cao.
2.1.2 Các điều cần lưu ý khi thu mẫu
• Lựa chọn và rửa kỹ chai, lọ đựng mẫu.
• Dùng tay cầm chai, lọ nhúng vào khoảng giữa dòng nước cách bề mặt nước độ
30-40cm. Hướng miệng chai, lọ lấy mẫu hướng về phía dòng nước tới. Thể
tích nước phụ thuộc vào thông số cần khảo sát.
• Đậy kín miệng chai, lọ, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu.
Bảo quản mẫu đúng qui định nêu ở bảng 1.
2.2 Các bảo quản mẫu
2.2.1 Mẫu nước
Tùy theo chỉ tiêu chất lượng nước mà cách lấy mẫu và bảo mẫu khác nhau, cách bảo
quản mẫu được trình bày ở Bảng 7-4.
2.2.2 Mẫu đất
Mẫu đất sau khi thu, phân tích càng sớm càng tốt. Nếu muốn bảo quản lâu cần làm
như sau:
Trải mẫu càng mỏng càng tốt trên bao nilon và phôi khô trong điều kiện nhiệt độ
o
phòng. Sau đó nghiền mịn, rồi cho vào cốc sành, đem sấy ở nhiệt độ 105 C trong 24
giờ. Để nguội mẫu trong bình hút ẩm, lúc này đã sẵn sàng để phân tích.
156
Phân tích chất lượng nước
Bảng 7-4: Dụng cụ thu mẫu và cách bảo quản mẫu theo chỉ tiêu phân tích
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Chỉ tiêu
Alkalinity
Hardness
DO
CO2
COD
Chlorophyll-a
SiO2
TAN
Nitrate
Nitrite
-
NO 2 và NO3 3-
PO4
TN,TP
-
Dụng cụ
bảo quản
P;G
P;G
P;G
P;G
P;G
P;G
G
P;G
P;G
P;G
P;G
P;G
P;G
Thể tích
(mL)
200
100
100
100
100
500
100
500
100
100
200
100
500
Bảo quản
o
4 C
o
4 C
1mL MnSO4, 1mL KI-
NaOH
0,5 mL CHCl3
2mL H 2SO 4 4M
Lọc, 4 C, lọ nâu
HCl 1:1
o
4 C
o
4 C
o
4 C
o
4 C
o
4 C
o
4 C
o
P: Plastic bottle G: Glass bottle
2.3 Phương pháp thu mẫu
Phương pháp thu mẫu chính xác sẽ góp phần tăng tính chính xác của kết quả phân
tích. Tùy mục đích nghiên cứu mà việc thu mẫu mang tính chất cá biệt hay đại diện
cho ao được áp dụng phổ biến hơn.
Để thu mẫu hỗn hợp đại diện cho ao, có thể thực hiện các bước sau:
2.3.1 Nguyên tắc chung
Thu nhiều điểm trong ao (3-5 điểm hoặc hơn), sau đó trộn mẫu lại (càng nhiều càng
tốt), rồi lấy một mẫu đại diện loại mẫu cần phân tích (chỉ tiêu nước hoặc bùn đáy). Ở
mỗi điểm, cần thu đồng thời 3 vị trí, rồi cho vào 3 xô (mỗi mẫu/ xô), tiếp tục làm như
thế cho các điểm khác trong ao.
Sau khi thu mẫu sẽ có 3 xô hỗn hợp mẫu đại diện cho ao, tương ứng 3 lần lặp lại.
2.3.2 Dụng cụ thu mẫu và cách thu
- Nên sử dụng ống PVC (đường kính 10 cm, dài 1 - 1,2m) để thu mẫu nước hoặc
bùn đáy ao.
- Đối với mẫu nước, chiều cao cột nước cần thu tùy theo ao nông hay sâu, tránh
khuấy động nền đáy ao khi thu mẫu nước. Trong trường hợp đáy ao bị khuấy động
trong khi đang thu mẫu nước, thì nên bỏ mẫu đó để thu mẫu khác ở gần nơi đó.
- Đối với mẫu bùn đáy, nên thu nhẹ nhàng để tránh vật chất dinh dưỡng trong bùn bị
thối rữa Sau khi thu mẫu cần loại bỏ rác, sỏi, đá... Cần trộn mẫu hỗn hợp cho thật
đều rồi cho vào chai nhựa 200mL để mang về phòng phân tích.
157
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1 Nhiệt độ
Để xác định nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thủy ngân có chia độ
từ 0-50 C (tối đa là 100 C). Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng mặt, ta đặc bầu
thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước ở độ sâu 15-20 cm, cho đến khi nhiệt độ trong
nhiệt kế không đổi (khoảng 5 phút), sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước
xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước.
Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa hay tầng đáy của thủy vực, ta cắm nhiệt
kế vào nắp bình thu mẫu nước, thả bình xuống đúng vị trí cần xác định nhiệt độ, cho
nước vào đầy bình, để yên 5 phút sau đó kéo lên và đọc ngay nhiệt độ nước ở tầng đó.
Chúng ta cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH hay DO
được chế tạo có thể đo được cả chỉ tiêu nhiệt độ.
3.2 pH
3.2.1 Bằng hộp giấy so màu
Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi
được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác
nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết
được pH của nước.
3.2.2 Phương pháp điện thế-máy đo pH
+
Ion H hoạt động (pH) được xác định trực tiếp bằng phép đo điện thế. Sức điện động
+
E của tế bào Galvanic có liên quan đến hoạt động của ion H trong dung dịch theo
+
phương trình Nernt. Điện thế sinh ra từ tế bào tỷ lệ với nồng độ ion H trong mẫu
nước, điện thế này được đo bằng một điện thế kế và được thiết bị đặc biệt dịch sang
trị số pH hiện trên màn ảnh của máy.
Tế bào Galvanic bao gồm 1 điện cực thủy tinh, và 1 điện cực Calomel tiếp xúc với
mẫu nước bằng một tia Amiăng ở cuối điện cực. Khi tiếp xúc với mẫu nước, ở điện
cực Calomel sẽ xảy ra phản ứng:
Hg Cl + 2e ⇔ 2Hg + 2Cl
Điện cực thủy tinh gồm 1 điện cực Ag-AgCl ngâm trong dung dịch HCl 0,1M và
+
được bao bọc bởi 1 màng thủy tinh có độ nhạy cảm rất cao với ion H . Điện thế này
+
của điện cực sẽ xuất hiện khi ion H được màng thủy tinh hấp thụ. Sự hấp thụ 1 ion
H trên màng thủy tinh sẽ phóng thích 1 ion Li từ màng thủy tinh vào dung dịch điện
cực.
Theo Peters (1975) thì tế bào Galvanic đối với việc xác định pH có thể được viết như
sau: Ag / AgCl, HCl (0.1M) / màng thủy tinh / mẫu nước / Hg 2Cl 2, KCl / Hg.
158
o o
- -
2
+ +
Phân tích chất lượng nước
Tất cả điện thế trong tế bào Galvanic đều không thay đổi, trừ điện thế giữa màng thủy
tinh - mẫu nước và giữa mẫu nước - dung dịch KCl trong điện cực Calomel.
3.3 Độ trong (Transparency), Độ Đục (Turbidity)
Có nhiều cách xác định trong và độ đục của nước, nhưng kỹ thuật phổ biến nhất cho
việc nuôi thủy sản là sử dụng đĩa secchi để đo độ trong. Độ đục có thể được đo chính
xác bằng cách sử dụng máy đo độ đục theo phương pháp Nephelometric. Ngoài ra có
thể xác định lượng vật chất lơ lửng trong nước thông qua lượng chất rắn hoà tan
(TDS) và tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS)
3.3.1 Đo độ trong bằng đĩa Secchi
Đĩa secchi dạng hình tròn làm bằng vật liệu không thấm nước (inox, thiếc, tole...) chia
đĩa làm 4 phần đều nhau, sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được treo trên
một que hay trên một sợi dây có đánh dấu khoảng cách mỗi khoảng chia là 5 hoặc
10cm.
Khi đo, cầm đầu dây thả từ từ cho đĩa ngập nước và ghi nhận lần 1 khoảng cách từ
mặt nước đến đĩa khi không còn phân biệt được hai màu đen trắng trên mặt đĩa. Sau
đó cho đĩa secchi sâu hơn vị trí vừa rồi và kéo lên đến khi vừa phân biệt được hai màu
đen trắng, ghi nhận khoảng cách lần 2
Độ trong của nước ao đo bằng đĩa secchi là trung bình của hai lần ghi nhận khoảng
cách.
3.3.2 Đo độ đục bằng phương pháp Nephelometric
o
Thiết bị đo độ đục có các bộ phận dò ánh sáng được đặt ở vị trí vuông góc (90 ) so
với chùm tia tới được gọi là máy đo ánh sáng khuếch tán.
Phương pháp này được dựa trên việc so sánh cường độ ánh sáng tán sắc của mẫu
(trong điều kiện xác định) với cường độ ánh sáng khuếch tán của mẫu chuẩn đối
chứng trong điều kiện tương tự. Cường độ ánh sáng khuếch tán càng cao thì độ đục
càng cao. Formazin polymer được sử dụng làm chất lơ lững trong mẫu chuẩn. Độ đục
của nồng độ chất lơ lững bằng formazin được xác định đến 4000 NTU. Ngoài ra, một
số thiết bị đo độ đục được thiết kế để xác định độ đục theo đơn vị mg/L (Model
QWC-22A-TOA, Nhật). Chất lơ lững tiêu chuẩn được sử dụng làm dung dịch đối
chứng là Kaolin tinh chế (theo hệ thống công nghiệp Nhật bản-JIS). Có thể đo độ đục
dễ dàng bằng các máy đo nêu trên.
3.4 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) và tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn hiện diện trong nước bao gồm vật chất hòa tan và không hoà tan. Để đo được
tổng lượng chất rắn hoà tan (TDS). Mẫu cần được lọc để loại bỏ vật chất không hoà
tan, và nước đã được lọc cho bốc hơi và phần còn lại được cân để tính hàm lượng chất
159
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
rắn hòa tan. Tổng lượng chất rắn hòa tan bao gồm vật chất hữu cơ và vô cơ hoà tan,
biểu thị bằng mg/L.
Tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) được tính bằng cách cân trọng lượng những chất
còn lại trên giấy lọc được sử dụng khi lọc nước phân tích chất rắn hoà tan. TSS biểu
thị lượng vật chất không hòa tan lơ lửng trong nước và được biểu thị là mg/L.
Vật liệu và dụng cụ dùng phân tích tổng chất rắn hòa tan và tổng chất rắn lơ lửng
o
gồm: Giấy lọc sợi thủy tinh, tủ nung 550 C, bình làm nguội hút ẩm, hệ thống lọc chân
không, cân phân tích.
3.4.1 Tổng chất rắn hòa tan TDS (Total Dissolved Solid)
o
Thu mẫu vào bình 1 lít và đậy kín. Bảo quản lạnh 4 C
Ngâm giấy lọc thủy tinh trong 24 giờ, sau đó sấy khô
o
Nung cốc sứ (đĩa sành) ở nhiệt độ 550 C trong 30 phút, sau đó làm nguội trong
bình hút ẩm và cân khối lượng của cốc sứ (W 1)
Lọc nước bằng hệ thống lọc chân không. Lấy 100mL đã được lọc cho vào cốc sứ
đã được chuẩn bị sẵn.
Đặt cốc sứ vào tủ sấy ở nhiệt độ 95 C. Sau đó gia tăng nhiệt độ lên 105 C trong
1giờ.
Làm nguội đĩa và cân trọng lượng 2 (W 2)
Tổng lượng chất rắn hòa tan được tính theo công thức sau:
o o
TDS (mg / L) =
(W 2 −W 1)
V
x1000
Trong đó: W2: Trọng lượng đĩa lần 2 (mg)
W1: Trọng lượng đĩa ban đầu (mg)
V: Thể tích mẫu nước
3.4.2 Tổng chất rắn lơ lửng - TSS (Total Suspended Solid)
o
Thu mẫu vào bình 1 lít và đậy kín. Bảo quản lạnh 4 C
Lọc mẫu bằng giấy lọc có cấu tạo bằng chất liệu sợi thủy tinh đường kính 47 mm,
cỡ lọc 0,22-0,45 m.
Đánh số mẫu trên giấy lọc.
o
Sấy giấy lọc ở 105 C trong 2-3 giờ.
Cân và ghi khối lượng giấy lọc (W o)
Lắc đều mẫu nước trước khi lọc.
160
Phân tích chất lượng nước
Sấy ở 105 C trong 2-3 giờ, hút ẩm 30 phút trong bình hút ẩm, cân khối lượng (W )
o
Nung ở 550 C trong 2-3 giờ, hút ẩm 30 phút trong bình hút ẩm, cân khối lượng
(W 2)
Các chỉ tiêu về vật chất lơ lửng được tính theo công thức sau:
1
TSS (mg / L) = x1000
Lọc mẫu nước, ghi thể tích mẫu nước đã lọc (V mL)
o
OSS (mg / L) =
(W 1 −W 0 )
V
(W 1 −W 2 )
V
x1000
ISS (mg / L) = TSS −OSS
V: thể tích mẫu nước đã lọc (mL)
W: khối lượng (mg)
TSS: tổng vật chất lơ lững (mg/L)
OSS: vật chất hữu cơ lơ lững (mg/L) (OSS = Organic Suspended Solid)
ISS: vật chất vô cơ lơ lững (mg/L) (ISS = Inorganic Suspended Solid)
3.5 Độ dẫn điện (EC)
Độ dẫn điện là khả năng mang một dòng điện của dung dịch. Khả năng này tùy thuộc
vào sự hiện diện của các ion, tổng nồng độ, tính linh động, hóa trị của các ion và nhiệt
độ lúc đo đạc. Các dung dịch của hầu hết các hợp chất vô cơ là các chất dẫn tốt nhưng
ngược lại đối với các phân tử hữu cơ có tính dẫn điện kém.
Đơn vị đo độ dẫn điện là micromho/cm (nmho/cm) hoặc theo hệ thống đơn vị đo
lường quốc tế (SI) là millisiemens/m (mS/m); 1 mS/m=10 mho/cm và 1 mho/cm=1
mS/cm. Trong nước ngọt, độ dẫn điện thường từ 50 đến 1.500 mho/cm (Theo Hiệp
hội sức khỏe cộng đồng người Mỹ-APHA, 1989; Arce và Boyd, 1980), môi trường
nước lợ và mặn thì độ dẫn điện cao hơn nhiều. Độ dẫn điện và nồng độ muối có liên
quan rất chặt về nồng độ các ion trong môi trường, độ dẫn điện tăng cùng với sự tăng
nồng độ muối. Việc đo đạc chính xác độ dẫn điện thường không được đòi hỏi cao đối
với nuôi trồng thủy sản, mà thay vào đó việc đo nồng độ muối của nước thường được
sử dụng hơn. Máy đo độ đẫn điện thường được sử dụng để ước tính nhanh mức độ
khoáng hóa của nước thiên nhiên và mức độ ô nhiễm nguồn nước thải công nghiệp.
3.6 Nồng độ muối
Thuật ngữ nồng độ muối chỉ tổng nồng độ các ion hòa tan trong nước. Đơn vị tính là
mg/L hoặc phần ngàn (‰). Để ước tính nồng độ muối của nước một cách tốt nhất thì
161
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
cần tính tổng nồng độ 7 ion quan trọng trong môi trường làm cho nước thiên nhiên có
nồng độ muối đó là: Na , K , Ca , Mn , Cl , SO , và HCO vì các ion này thường
chiếm hơn 95% trong tổng số các ion hòa tan trong nước.
Để đo nồng độ muối chúng ta có thể sử dụng tỉ trọng kế, nhưng mức độ chính xác của
dụng cụ đo này không cao. Trong lĩnh vực thủy sản, thiết bị đo nồng độ muối được sử
dụng phổ biến nhất là khúc xạ kế và máy đo nồng độ muối.
3.7 Oxy hòa tan (DO)
3.7.1 Phương pháp Winkler
Nguyên tắc
+ + 2+ 2+ - 2-
4
-
3
Trong môi trường bazơ mạnh, oxy hòa tan trong nước sẽ oxy hóa ion Mn
4+
Mn có kết tủa nâu.
Mn + 2OH + 1/ 2 O = MnO + 2H O
2+ -
2 2 2
2+ thành
chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa I thành I bằng đúng với lượng I có trong
mẫu nước lúc ban đầu:
MnO + 2I + 4H = Mn + I + 2H O
I 2 được giải phóng ra sẽ hòa tan trong nước và được xác định bằng phương pháp
chuẩn độ với dung dịch Na 2S 2O 3. Hồ tinh bột được sử dụng làm chất chỉ thị để xác
định điểm tương đương trong quá trình chuẩn độ này: Khi I 2 có mặt trong dung dịch,
nó sẽ kết hợp với tinh bột hình thành một phức chất có màu xanh. Khi tất cả I 2 trong
dung dịch đã được chuẩn độ hết với Na 2S 2O 3, dung dịch sẽ trở nên không màu.
Thu mẫu
Thu mẫu nước vào lọ nút mài nâu 125 mL, cho hóa chất cố định bằng 1 mL MnSO4
và 1mL dung dịch KI-NaOH, đậy nắp lọ lại, lắc đều, trong lọ xuất hiện kết tủa. Chú ý,
khi thu mẫu và sau khi cố định không để bọt khí xuất hiện trong chai khi thu mẫu
nước.
Thuốc thử
- Dung dịch MnSO 4: Hòa tan 50 g MnSO 4.5H 2O hay 41 g MnCl 2.4H 2O với nước
cất thành 100 mL.
- Dung dịch KI-NaOH: Hòa tan 50 g NaOH và 15 g KI (hay 14 g NaI) với nước cất
thành 100 mL.
- H 2SO 4 đđ (d=1,84) hay H 3PO 4 đặc (d= 1,88).
- Dung dịch Na 2S 2O 3 tiêu chuẩn 0,1N: Pha một ống Na 2S 2O 3 tiêu chuẩn 0,1N trong
2 2
- + 2+
2 2 2
1000mL nước cất
Sau đó MnO 2 được hòa tan bằng H 2SO 4 đậm đặc. Trong môi trường acid, MnO 2 là
-
162
Phân tích chất lượng nước
- Dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N: Sử dụng công thức N 1V 1 = N 2V 2 để pha dung dịch cụ
thể như sau: Lấy 50 mL dung dịch Na 2S 2O 3 0,1N pha loãng với nước cất thành
500 mL.
- Chỉ thị hồ tinh bột 1%: Hòa tan 0,49 g K S O trong 100 mL nước ấm (từ 80-90 )
khuấy đều cho đến khi dung dịch màu trong suốt, cho vào 0,5 mL formaline
nguyên chất để sử dụng được lâu.
Tiến hành
- Sau khi cố định bằng hóa chất, để yên cho kết tủa lắng. Tiếp tục lắc đều một lần
nữa để kết tủa hoàn toàn, sau đó để yên 5 phút đối với nước ngọt, 10 phút đối mẫu
nước lợ mặn.
- Cho tiếp 2 mL H 2SO 4 đđ hay H 3PO 4 đậm đặc (vẫn không cho bọt khí xuất hiện
trong lọ)
- Lắc đều cho đến khi kết tủa hòa tan. Dung dịch có màu vàng nâu
- Đong 50 mL dung dịch vừa được acid hóa ở trên, cho vào bình tam giác 100 mL.
- Chuẩn độ bằng dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N cho đến khi dung dịch có màu vàng
nhạt, cho 3 giọt chỉ thị hồ tinh bột, lắc đều dung dịch có màu xanh, tiếp tục chuẩn
độ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu thì dừng lại.
- Ghi thể tích (V 1 mL) dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N đã sử dụng chuẩn độ mẫu.
- Làm tương tự 2 hoặc 3 lần, ghi thể tích dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N đã dùng chuẩn
oC
2 2 3
đô.
Tính V trung bình của Na 2S 2O 3 0,01N đã dùng chuẩn độ
VTB = (V 1 +V 2 +V 3 ) / 3
Tính kết quả
DO(mg / L) =
Trong đó:
VTB
V TB x N
VM
x 8 x1000
: là thể tích trung bình dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N (mL) trong các lần
chuẩn độ.
N : là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na 2S 2O 3 đã sử dụng.
8 : Là đương lượng gam của oxy.
VM : là thể tích (mL) mẫu nước đem chuẩn độ.
1000: là hệ số chuyển đổi thành lít
3.7.2 Phương pháp điện cực oxy hòa tan) - máy đo oxy
Theo phương pháp này thì áp suất riêng phần của oxy hòa tan được đo trực tiếp. Sau
đó áp suất riêng phần được chuyển đổi thành nồng độ (mg/L). Máy đo oxy tính toán
163
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
các giá trị này dựa trên mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ hòa tan của oxy và áp suất
không khí.
Đầu dò oxy bao gồm 1 điện cực dương (anode) được làm từ Ag/AgCl, 1 điện cực âm
(cathode) được làm từ kim loại quý như platinum, vàng, tungsten hoặc rhodium và
dung dịch điện cực KCl bảo hòa ngăn cách với môi trường ngoài bởi màng cảm ứng
polyethylene, teflon, polypropylene hoặc vật liệu tương tự có độ dày thường 25nm
hoặc mỏng hơn (có khả năng thấm oxy). Các điện cực trong hệ thống này có 1 hiệu
điện thế giữa chúng thường khoảng 0,7 volts.
Khi oxy trong mẫu nước tiếp xúc với màn cảm ứng, màn có khả năng thấm oxy và tỷ
lệ mà oxy đi qua màng cảm ứng có liên quan đến áp lực của oxy trong mẫu nước. Khi
cung cấp mật hiệu điện thế cho đầu dò thì oxy phân tử thấm thấu qua màng, phản ứng
-
với cực cathode và bị khử thành hydroxide với tỷ lệ 4 moles OH /mole oxy theo
phương trình sau: O +2H O + 4e Æ 4OH
-
Sau đó 1 dòng điện chạy qua cực anode (điện cực bằng bạc) và OH phản ứng với bạc
tạo thành dạng oxit bạc theo phương trình sau:
2Ag + 2OH = Ag O + H O + 2e .
Do đó, sự chính sự khác biệt về áp lực oxy giữa trong và ngoài màng cảm ứng làm
cho oxy thẩm thấu qua màng. Vì vậy, nếu áp lực oxy bên ngoài màng cảm ứng thấp
thì dòng điện giữa 2 điện cực sẽ ít hơn so với khi áp lực oxy bên ngoài cao.
Ngoài ra, tính thấm của màng cảm ứng bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ (Mancy và
Jaffe, 1966) (Trích dẫn bởi Boyd & Tucker, 1992). Thí dụ, dòng điện tạo ra 10 mg/L
oxy hòa tan ở 10 C chỉ bằng 1/ 4 so với việc tạo ra 10 mg/l ở 30 C. Bên cạnh đó, nhiệt
độ còn ảnh hưởng đối với dòng điện giữa 2 điện cực thông qua mối quan hệ về nhiệt
độ và áp lực oxy. Do đó, hầu hết các máy đo oxy hòa tan trong nước thường được
thiết kế có bộ phận hiệu chỉnh nhiệt độ tự động để tránh sai số do sự ảnh hưởng của
nhiệt độ lên số liệu đo đạc.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi nồng độ muối. Hàm lượng
oxy hòa tan trong nước ở mức bảo hòa giảm khi giảm áp suất không khí và tăng nồng
độ muối. Vì vậy, hầu hết các máy đo oxy thường được thiết kế có sự hiệu chỉnh áp
suất và nồng độ muối để tăng độ chính xác trong đo đạc.
3.8 Carbon dioxide (CO 2)
3.8.1 Nguyên tắc
CO 2 tự do trong nước được xác định bằng phương pháp trung hòa với dung dịch
NaOH tiêu chuẩn và phenolphthalein làm chất chỉ thị để xác định điểm tương đương
2 2
- -
0 - -
2 2
o o
CO 2 + NaOH = NaHCO3 (7.6)
164
Phân tích chất lượng nước
Khi phản ứng (7.6) đạt điểm tương đương, một giọt dư dung dịch NaOH sẽ làm cho
môi trường có tính kiềm yếu (pH 8-10) phenolphthalein sẽ chuyển từ không màu sang
màu hồng. Muốn có kết quả chính xác ta phải dùng dung dịch đệm có pH tiêu chuẩn
bằng 8,3 để theo dõi sự chuyển màu của phenolphthalein mà xác định chính xác điểm
tương đương của phản ứng
3.8.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Thu mẫu trong chai nút mài trắng 125 mL, cố định mẫu bằng 0,5mL Chloroform
3.8.3 Chuẩn bị hóa chất
- Dung dịch NaOH tiêu chuẩn 0,1N: Hòa tan ống chuẩn NaOH 0,1N với nước
cất thành 1000mL
- Dung dịch NaOH 0,01N: Hòa tan 100mL dung dịch NaOH 0,1N với nước cất
thành 1000mL.
- Dung dịch đệm pH= 8,3: Dung dịch Na 2B 4O 7 0,05M: Hòa tan 1,91g
Na 2B 4O 7.10H 2O với nước cất thành 100mL.
- Dung dịch H 3BO 3 0,2M: Hòa tan 1,24 g H 3BO 3 với nước cất thành 100mL.
- Lấy 20mL dung dịch Na 2B 4O 7 0,05M cho vào 30mL dung dịch H 3BO 3 0,2M.
Ta sẽ được dung dịch đệm có pH=8,3.
- Dung dịch chỉ thị phenolphthalein 1%: Hòa tan 1g chỉ thị phenolphthalein
0
(C 20H 14O 4) trong 100mL cồn 60 .
3.8.4 Tiến hành
Dùng bình tam giác 100mL, lần lượt cho vào bình các hóa chất như sau (Bảng 7.5):
Bảng 7.5. Các bước tiến hành phân tích hàm lượng CO2
Bình 1
1. 50mL dung dịch đệm pH= 8,3
2. 3 giọt chỉ thị phenolphthlein,
lắc đều, dung dịch có màu
hồng nhạt.
Bình 2
1. 50mL mẫu nước.
2. 3 giọt chỉ thị phenolphthlein, lắc đều, dung dịch
không màu.
3. Dung dịch NaOH 0,01N chuẩn độ từ từ cho đến
khi dung dịch trong bình có màu hồng nhạt
giống như bình 1 thì dừng lại ( màu hồng chỉ
bền trong 1 phút). Ghi thể tích V 1 (mL) dung
dịch NaOH 0,01N đã sử dụng.
4. Làm lại các bước 1 đến 4 một lần nữa ghi thể
tích V 2 (mL) dung dịch NaOH 0,01N sử dụng.
5. Tính VTB = (V 1 + V 2)/2.
165
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
3.8.5 Tính kết quả
CO 2 (mg / L) =
V TB x N
50
x 44 x1000
- V tb: là thể tích trung bình dung dịch NaOH 0,01N của cá lần chuẩn độ.
- N: là nồng độ đương lượng của dung dịch NaOH đã sử dụng.
- 44: đương lượng g của CO 2.
- 50: thể tích nước đem chuẩn độ.
3.9 Tiêu hao oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
3.9.1 Phương pháp oxy bằng KMnO 4 trong môi trường kiềm
Thu và bảo quản mẫu
Thu mẫu trong chai nút mài trắng 125 mL, cố định mẫu bằng 2 mL H 2SO 4 4M
Nguyên tắc
Việc xác định hàm lượng COD được dựa trên nguyên tắc các hợp chất hữu cơ trong
nước có thể bị oxy hóa thành CO 2 và H 2O bởi các chất oxy hóa mạnh (KMnO 4) trong
môi trường kiềm.
Trong môi trường bazơ, ion MnO sẽ tác dụng với ion OH nhả gốc (OH) tự do. - - 4
MnO + OH- = MnO 4
- 2-
4 + (OH)
Gốc (OH) này không bền nó sẽ phân hủy cho ra oxy nguyên tử.
2(OH) = [O] + H 2O
Oxy nguyên tử ở trạng thái mới sinh là chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa hoàn
toàn các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H 2O.
CxHyOz + (2x + y/2 - z) [O] = xCO 2 + y/2H 2O
Sau đó môi trường được acid hóa bằng dung dịch H 2SO 4. Trong môi trường acid, với
sự hiện diện của một lượng thừa I , lượng MnO còn lại sẽ bị khử hoàn toàn thành -
Mn và một phần I bị oxy hóa thành I . 2+ - 2
-
4
10KI + 2KMnO 4 + 8H 2SO 4 = 5I 2 + 2MnSO 4 + 6K 2SO 4 +8H 2O
I 2 được tạo thành được xác định bằnh phương pháp chuẩn độ với dung dịch Na 2S 2O3
tiêu chuẩn giống như phương pháp xác định Oxy hòa tan trong nước theo phương
pháp Winkler. Từ lượng I 2 được tạo thành trong mẫu thật và mẫu trắng ta tính được
lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong mẫu nước thành
CO 2 và H 2O.
Thuốc thử
166
Phân tích chất lượng nước
- Dung dịch KMnO 4 0,1N: Hòa tan 1 ống KMnO 4 0,1N trong một ít nước cất,
sau đó pha loãng thành 1.000mL. Điều chỉnh nồng độ chính xác bằng dung
dịch chuẩn C 2H 2O 4 tiêu chuẩn 0,1N và 15mL H 2SO 4 1:4 lắc đều đem đun nóng
nhẹ ở 80 . Sau đó dùng dung dịch KMnO vừa pha ở trên chuẩn độ từ từ cho oC 4
500mL nước cất có hòa tan 8g NaOH, cho vào bình màu nâu sử dụng.
- Dung dịch KI 10%: Hòa tan 10g KI với nước cất thành 100mL.
đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt thì dừng lại, ghi
thể tích dung dịch KMnO 4 đã sử dụng (V 1). Làm lại như trên một lần nữa để
lấy giá trị trung bình. Nồng độ dung dịch KMnO 4 được điều chỉnh chính xác
bằng công thức: V 1N 1 = V 2N 2 . Dung dịch được bảo quản trong chai nâu.
- Dung dịch KMnO 4 0,05N tính kiềm: Hòa tan 500mL dung dịch KMnO 4 trong
- Dung dịch H 2SO 4 4M: Hòa tan 22,2mL H 2SO 4 đậm đặc với nước cất thành
100mL.
- Dung dịch Na 2S 2O 3 0,1N: Lấy 1 ống Na 2S 2O 3 0,1N chuẩn pha loãng với nước
cất thành 1.000mL.
- Dung dịch Na 2S 2O 3 0,05N: Lấy 500mL dung dịch Na 2S 2O 3 0,1N dùng nước
cất pha loãng thành 1.000mL.
- 7. Chỉ thị hồ tinh bột 1%: Hoà tan 1 gam tinh bột trong 100mL nước ấm (từ
80 C-90 C) khuấy đều cho đến khi dung dịch trở nên trong suốt, cho vào
0,5mL formaline nguyên chất để sử dụng được lâu.
- Dung dịch NaOH 0.4N: Lấy 40mL dung dịch NaOH 10N, dùng nước cất pha
loãng thành 1.000mL
Tiến hành
Dùng 2 cặp bình tam giác 100mL, lần lượt cho vào từng cặp bình các hóa chất sau
(Bảng 7.6):
o o
167
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Bảng 7.6. Các bước tiến hành phân tích COD
Bình 1
1. 50mL mẫu nước.
2. 5mL dung dịch NaOH 0,4N.
3. 5mL dung dịch KMnO 4 0,05N.
4. Đem đun cách thủy ở điểm sôi đúng
một giờ, lấy ra để để nguội 10 phút.
Bình 2
1. 50mL nước cất.
2. 5mL dung dịch NaOH 0,4N.
3. 5mL dung dịch KMnO 4 0,05N.
4. Đem đun cách thủy ở điểm sôi đúng
một giờ, lấy ra để để nguội 10 phút.
5. Tiếp tục vào 5mL KI 10% và 5mL dung 5. Tiếp tục vào 5mL KI 10% và 5mL
dịch H 2SO 4 4M, lắc đều dung dịch có
màu vàng nâu.
6. Dùng dịch dịch Na 2S 2O 3 0,05N chuẩn
độ cho đến khi dung dịch có màu vàng
nhạt, cho và 3 giọt chỉ thị hồ tinh bột
1%, lắc đều dung dịch có màu xanh,
tiếp tục chuẩn độ từ từ cho đến khi dung
dịch trở nên không màu thì dừng lại ghi
thể tích (V 1) dung dịch Na 2S 2O 3 0,05N
đã sử dụng.
7. Lấy bình còn lại chuẩn độ tương tự như
bình trên lấy giá trị trung bình.
dung dịch H 2SO 4 4M, lắc đều dung
dịch có màu vàng nâu.
6. Dùng dịch dịch Na 2S 2O3 0,05N
chuẩn độ cho đến khi dung dịch có
màu vàng nhạt, cho và 3 giọt chỉ thị
hồ tinh bột 1%, lắc đều dung dịch có
màu xanh, tiếp tục chuẩn độ từ từ
cho đến khi dung dịch trở nên không
màu thì dừng lại ghi thể tích (V 2)
dung dịch Na 2S 2O 3 0,05N đã sử
dụng.
7. Lấy bình còn lại chuẩn độ tương tự
như bình trên lấy gía trị trung bình.
Tính kết quả
COD(mg / L) =
(V 2 −V 1 ) x
N
VM
x 8 x1000
- N: nồng độ dung dịch Na 2S 2O 3 chuẩn độ
- V 1: thể tích dung dịch Na 2S 2O 3 chuẩn độ mẫu nước cần phân tích.
- V 2: thể tích dung dịch Na 2S 2O 3 chuẩn độ mẫu nước cất.
- V M: thể tích mẫu nước đem phân tích.
3.9.2 Phương pháp Dichromate
Nguyên tắc
Trong phương pháp này các hợp chất hữu cơ trong nước bị oxy hóa thành CO 2 và
H 2O bởi chất oxy hóa mạnh (K 2Cr 2O 7) trong môi trường acid. Một lượng biết trước
K 2Cr 2O 7 được thêm vào mẫu nước sẽ bị acid hóa với H 2SO 4. Mẫu nước này sau đó
được đun nóng và các chất hữu cơ bị oxy hóa thành CO 2 và H 2O, trong khi đó
Dichromate bị khử theo phương trình sau:
Chất hữu cơ + Cr O
2
2-
7
+
+ H → 2Cr + CO 2 + H 2O
3+
168
Phân tích chất lượng nước
Lượng thừa dichromate có thể xác định được bằng cách chuẩn độ với ferrous
ammonium sulfate - Fe(NH 4 2) ( SO 4) 2.6H 2O.
6Fe + Cr O 2
2+ 2-
7 + 14H → 6Fe + 2Cr + 7H 2O
+ 3+ 3+
Lượng dichromate tiêu thụ cho việc oxy hóa các chất hữu cơ có thể được tính toán từ
mN (mili đương lượng) của K 2Cr 2O7 đã thêm vào mẫu trừ mN của
Fe(NH 4 2) (SO 4) 2.6H 2O đã sử dụng trong việc chuẩn độ để khử lượng K 2Cr 2O 7 thừa.
3.10 Năng suất sinh học sơ cấp
Có nhiều cách xác định xác định năng suất sinh học sơ cấp của thủy vực như: phương
14
pháp bình tối- bình sáng, phương pháp đồng vị phóng xạ C , phương phác xác định
hàm lượng các sắc tố quang hợp trong nước, phương pháp xác định sinh khối thực vât
nổi, phương pháp xác định theo hàm lượng oxy trong nước.
Phương pháp bình tối - bình sáng được sử dụng phổ biến hơn cả. Hàm lượng oxy tự
do trong nước được xác định theo phương pháp Winkler
3.10.1 Nguyên tắc
Phương pháp bình tối - sáng dựa trên nguyên tắc trong cơ thể thực vật luôn luôn xảy
ra hai quá trình ngược nhau, quá trình tạo thành và quá trình phân hủy các vật chất
hữu cơ. Quá trình tạo thành các hợp chất hữu cơ bằng con đường quang hợp sẽ bị
dừng lại khi không có ánh sáng, do đó sự hấp thu CO 2 từ môi trường và lượng O2
được thải ra cũng bị dừng lại. Quá trình hô hấp hấp thụ O 2 và thải ra CO 2 tiến hành
với tốc độ ngang nhau trong tối và ngoài sáng. Do đó dựa trên hàm lượng O 2 hòa tan
trong bình tối và bình sáng ta có thể tính được cường độ quang hợp của thực vật phù
du trong nước. Trong thực tế đôi khi cường độ quang hợp của thực vật được coi là
năng suất sinh học sơ cấp. Theo Winberg (1960), sức sản xuất của thủy vực theo năng
suất sinh học sơ cấp (P) được trình bày ở bảng sau:
-
-
-
-
Thủy vực nghèo dinh dưỡng: P1 từ 1-2 mg/L O 2/ ngày, đêm
Thủy vực dinh dưỡng trung bình: P1 từ 2-5 mg/L O 2/ ngày, đêm
Thủy vực giàu dinh dưỡng: P1 từ 5-15 mg/L O 2/ ngày, đêm
Thủy vực rất giàu dinh dưỡng: P1 từ 15-20 mg/L O 2/ ngày, đêm
3.10.2 Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
- Hệ thống bình sáng- bình tối: Các bình tối được chuẩn bị như sau: dùng hắc ín
bôi đen toàn bộ thành bình và đáy bình.
- Đĩa secchi: xem phần xác định độ trong của nước.
Hóa chất
169
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
- Toàn bộ hóa chất xác định hòa tan theo phương pháp Winkler (xem mục
3.7.1).
3.10.3 Tiến hành
Dùng đĩa secchi đo độ trong của nước, nhân độ trong với 2 để xác định tầng sáng.
Nếu thủy vực tầng sáng nhỏ thì chỉ cần thu mẫu và đặt bình ở vị trí giữa ao và cách
mặt nước khoảng 20-30cm. Nếu thủy vực có tầng sáng lớn (sâu), khi thu mẫu nước
cần đặt bình ở góc ao, giữa ao, tầng mặt và tầng đáy.
Ở mỗi vị trí dùng 6 bình BOD 125mL (4 bình sáng và 2 bình tối), thu đầy mẫu nước
ở vị trí theo năng suất sinh học sơ cấp. Lấy 2 bình sáng phân tích O 2 ban đầu đầu
(DO Đ), 4 bình còn lại dùng giá đặt đúng vị trí cần thu mẫu nuớc ở trên, để yên trong
24 giờ lấy lên phân tích hàm lượng O 2 hòa tan trong mỗi bình (DOCS
3.10.4 Tính kết quả
P (mg O 2/L/ngày) = DOCS - DOCT
R (mg O 2/L/ngày) = DO Đ - DOCT
P' (mg O 2/L/ngày) = DOCS - DOĐ
và DO CT).
P : Năng suất sinh học (tổng lượng oxy được tạo ta từ quá trình quang hợp)
R: Hô hấp của thủy sinh vật (tổng lượng oxy tiêu hao do quá trình hô hấp)
P': Năng suất sinh học thực (sự chênh lệch giữa oxy sinh ra từ quang hợp và
oxy tiêu hao do hô hấp. P' là số dương (+) khi đó thực vật có gia tăng sinh
khối, P' là số âm (-) khi đó thực vật giảm sinh khối.
DO CS: Hàm lượng oxy cuối (C) ở bình sáng (S), được đo sau 24 giờ
DO CT: Hàm lượng oxy cuối (C) ở bình tối (T), được đo sau 24 giờ
DO Đ: Hàm lượng oxy đầu (Đ), được đo lúc bắt đầu
3.11 Chlorophyll-a
3.11.1 Nguyên tắc
Phương pháp chiết suất bởi Ethanol 90% (Nusch, 1980).
Các sắc tố trong nước sau khi được lọc qua màng lọc đường kính 47mm, kích thước
lọc 0,22-0,45cm. Chúng được chiết suất bởi ethanol. Sau đó được đo ở bước sóng 665
nm và 750 nm các pheophytin được đo ở cùng bước sóng sau khi xử lý acid.
Phương pháp chiết suất bởi acetone
Phương pháp này được bổ sung bởi Lalli (1984). Trong phương pháp này, chloropyll
được chiết xuất trong acetone và đo mức hấp thu quang phổ ở 4 bước sóng.
170
Phân tích chất lượng nước
3.11.2 Tiến hành
Hoá chất
Dung dịch acetone nguyên chất
Tiến hành
- Cắt nhỏ giấy đã lộc mẫu cho vào ống nghiền,
- Thêm 10mL acetone 100% và nghiền trong một phút
- Lọc qua giấy lọc GFF 25mm-0,2cm, đồng thời thu mẫu dịch chiết suất vào
chai, lọ 10mL nâu.
- Bảo quản lạnh và tối cho đến khi đo mẫu
- Đo mẫu ở các bước sóng 630, 647, 664 và 750 nm.
Tính kết quả
Chl-a = [11,85(E 664-E 750) - 1,54(E 647-E 750) - 0,08(E 630-E 750)]/[(1/d) x (V 1*1000)/V 2]
(( g/L)
V1
V2
: thể tích acetone (10 mL)
: thể tích nước mẫu được lọc
d: độ dài truyền quang (cuvet 1cm).
3.12 Hydrogen sulfide (H 2S)
3.12.1 Phương pháp Iodine
Nguyên tắc
H 2S trong mẫu nước có chứa H 2S sẽ bị kết tủa CdS khi phản ứng với CdCl 2.
CdCl 2 + H 2S = CdS + 2HCl
Sau đó CdS được hòa tan bằng một lượng thừa I 2 chuẩn, trong môi trường acid.
CdS + I 2 + 2HCl = S + CdCl 2 + 2HI.
Lượng thừa I 2 được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch Na 2S 2O 3 tiêu
chuẩn và hồ tinh bột được dùng làm chất chỉ thị để xác định điểm tương đương, giống
như quá trình xác định oxy hòa tan trong nước bằng phương pháp Winkler.
I2 + I 2 tinh bột + 2Na 2S 2O 3 = Na 2S 4O 6 + 2NaI + tinh bột.
(màu xanh)
Thu và bảo quản mẫu
(không màu)
Tiến hành thu mẫu trong chai nút mài nâu, cố định mẫu bằng 1mL CdCl2
Thuốc thử
- Dung dịch CdCl 2 2%: Hòa tan 2 g CdCl 2 với nước cất thành 100mL.
171
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
- Dung dịch HCl 4M: Cho 25mL HCl đặc (12M) vào và pha loãng thành 100mL
với nước cất.
- Dung dịch I 2 0,1N: Hòa tan 80 g KI trong 500mL nước cất không, tiếp tục cho
vào12,7 g I 2 khuấy đều cho tan hết, sau đó pha thành 1.000mL. Dung này sau
khi pha xong phải xác định lại nồng độ chính xác bằng dung dịch Na 2S 2O3
0,1N tiêu chuẩn. cách tiến hành như sau: Dùng bình tam giác 100mL, cho vào
20mL dung dịch I 2 vừa pha ở trên (dùng buret để xác định thể tích I 2, không
dùng ống hút), dùng dung dịch Na 2S 2O 3 0,1N tiêu chuẩn, chuẩn độ cho đến khi
dung dịch có màu vàng, tiếp tục chuẩn độ cho đến khi dung dịch có màu vàng
nhạt, cho 3 giọt hồ tinh bột, lắc đều dung dịch có màu xanh, tiếp tục chuẩn độ
cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu thì dừng lại, ghi
thể tích dung dịch Na 2S 2O 3 0,1N đã sử dụng. Làm lại như trên một lần nữa để
lấy giá trị V trung bình. Sau đó hiệu chỉnh nồng độ dung dịch I 2 cho chính xác
bằng biểu thức: N 1V 1 = N 2V2
- Dung dịch I 2 0,01N: lấy 50mL I 2 0,1N dùng nước cất pha loãng thành 500mL.
- Dung dịch Na 2S 2O 3 tiêu chuẩn 0,1N: Pha một ống Na 2S 2O 3 tiêu chuẩn 0,1N
trong 1000mL nước cất
- Dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N: Sử dụng công thức N 1V 1 = N 2V 2 để pha dd cụ thể
như sau: Lấy 50mL dung dịch Na 2S 2O 3 0,1N pha loãng với nước cất thành
500mL.
90 C) khuấy đều cho đến khi dung dịch màu trong suốt, cho vào 0,5mL
formaline nguyên chất để sử dụng được lâu.
Tiến hành
Thu mẫu nước vào 2 lọ nút mài 125mL, sau đó mở nắp lọ ra, cho lần lượt vào mỗi lọ
1mL dung dịch CdCl 2 2%, đậy nắp lọ lại lắc đều một lần nữa, để yên 24 giờ (nếu có
H 2S sẽ có kết tủa màu vàng dưới đáy bình).
Mở nắp lọ ra dùng ống cao su hút bỏ phần nước trong trên kết tủa (chú ý: khi hút cần
để ống cao su gần mặt nước chứ không được cắm sâu vào đáy bình và cho nước chảy
nhẹ ra ngoài, nếu nước chảy mạnh kết tủa bị vẩn lên và cuốn trôi ra ngoài, làm kết quả
không chính xác ).
Hòa tan kết tủa bằng 5mL HCl 4M và 5mL dung dịch I 2 0,01N. Chuyển dung dịch từ
lọ nút mài sang bình tam giác 100mL, tráng lọ nút mài bằng 30mL nước cất, nước cất
này cũng cho vào bình tam giác.
Dùng dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N chuẩn độ cho đến khi dung dịch màu vàng nhạt, cho
vào 3 giọt chỉ thị hồ tinh bột, lắc đều dung dịch có màu xanh sau đó tiếp tục chuẩn độ
từ từ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu thì dừng lại, ghi
tổng thể tích V 1 (mL) dịch Na 2S 2O 3 0,01N đã sử dụng.
- Chỉ thị hồ tinh bột 1%: Hoà tan 0,49 g K 2S 2O 3 trong 100mL nước ấm (từ 80-
0
172
Phân tích chất lượng nước
Làm tương tự như trên cho lọ còn lại, ghi thể tích V 2(mL) dịch Na 2S 2O 3 0,1N sử
dụng. Tính VTB = (V 1+V 2)/2.
Bình chuẩn: Dùng 2 bình tam giác 100mL, lần lượt cho vào từng bình các hóa chất
như sau:
30mL nước cất, 5mL HCl 4M và 5mL dung dịch I 2 0,01N, lắc đều dung dịch có màu
vàng nâu .
Dùng dung dịch Na 2S 2O 3 0,01N chuẩn độ cho đến khi dung dịch trở nên màu vàng
nhạt, cho 3 giọt chỉ thị hồ tinh bột vào, lắc đều dung dịch có màu xanh, tiếp tục chuẩn
độ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang không màu thì dừng lại ghi thể
tích V 0 Na 2S 2O 3 0,01N đã sử dụng. Làm tương tự như trên cho bình còn lại để lấy thể
tích V 0 trung bình.
Tính kết quả
H S (mg / L) =
2
(V 0 −V TB ) x N
125
x17 x1000
- V TB: Thể tích trung bình dung dịch Na 2S 2O 3 đã sử dụng trong 2 lần phân tích
mẫu nước
- V 0: thể tích trung bình của dung dịch Na 2S 2O 3 trong 2 lần phân tích mẫu trắng
- N: Nồng độ đương lượng của dung dịch Na 2S 2O 3 đã sử dụng.
- 17: Đương lượng g của H 2S.
3.12.2 Phương pháp Methylene blue
Nguyên tắc
2-
Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên phản ứng của sulfide (S ), ferric chloride
và dimethyl-p-phenylenediamine tạo nên methylene blue. Ammonium phosphate
2-
được thêm vào sau khi hiện màu để khử màu của ferric chloride. Sau đó nồng độ S
được xác định bởi máy so màu quang phổ ở bước sóng 664 nm.
Thu mẫu và bảo quản
o
Tiến hành thu mẫu trong chai nút mài nâu, bảo quản lạnh 4 C
Thuốc thử
Dung dịch PRE 1: 500mL HCl 37% pha thành 1000mL với nước cất.
Dung dịch A: Hòa tan 4g C 8H 14Cl 2N 2 trong PRE 1 thành 1000mL.
Dung dịch B: Hòa tan 16g FeCl 3.6H 2O trong PRE 1 thành 1000mL.
Dung dịch chuẩn
173
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
cất thành 100mL
Thiết lập mẫu chuẩn
- Dung dịch Na 2S.9H 2O 100mg/L: hòa tan 0,750g Na 2S.9H 2O trong 1000mL
nước cất không oxy (nước cất không oxy: đun nước cất lên sôi khoảng 10 phút
đem khỏi bếp bịt kín ngay ).
- Dung dịch Na 2S.9H 2O 5mg/L: hòa tan 5mL dd Na 2S.9H 2O 100mg/l với nước
Bảng 7.7. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích H 2S theo phương pháp
STT
1
2
3
4
5
6
Tiến hành
Methylene blue
Nồng độ mẫu
chuẩn (mg/L)
0,00
0,02
0,04
0,06
0,08
0,10
Thể tích dung dịch chuẩn
Na 2S.9H 2O 5mg/L (mL)
0,0
0,4
0,8
1,2
1,6
2,0
Thể tích nước cất
(mL)
100,0
99,6
99,2
98,8
98,4
98,0
- Đong 20mL mẫu nước.
- Lần lượt cho thuốc thử vào 1mL thuốc thử A, 1mL thuốc thử B
- Chờ 5 phút khi màu xanh xuất hiện chúng ta đem đo độ hấp thụ quang ở bước
sóng 665nm.
Tính kết quả
tương ứng với nồng độ C của mẫu chuẩn ta được độ hấp thụ quang A. Dựa vào sự
tương quan này chúng ta có thể lập phương trình tương quan dạng A = aC + b
Trong đó :
A: Độ hấp thụ quang
C : nồng độ chất chuẩn (mg/L)
Sau khi thiết lập phương trình, chúng ta đo độ hấp thụ quang của mẫu cần phân tích
2-
và thế vào phương trình chúng ta sẽ tính được nồng độ của S có trong mẫu nước.
C =
A − b
a
Để tính hàm lượng H 2S khi thu mẫu nước chúng ta phải đo pH và nhiệt độ. Dựa vào
bảng tra (xem Chương 3, Mục 5, Bảng 3.5) để xác định tỉ lệ phần trăm của H 2S chứa
trong tổng sulfide, từ đó tính ra hàm lượng H 2S.
174
Phân tích chất lượng nước
3.13 Độ cứng tổng cộng
Việc xác định độ cứng tổng cộng của nước được thực hiện theo phương pháp chuẩn
độ Complexon.
3.13.1 Nguyên tắc
Trong môi trường pH=10 ion Ca và Mg sẽ kết hợp với thuốc thử EDTA (Ethylene
DiamineTetra-acetic Acid) (EDTA - Ký hiệu Na 2H 2Y ) hình thành phức chất bền
vững, không màu Calcium hay Magnesium ethylene diamine tetraacetate.
Eriochrome black T (C H O 7N SNa) được sử dụng làm chất chỉ thị để xác định
2+ 2+
20 13 3
điểm tương đương. Eriochrome black T kết hợp với ion Ca và Mg hình thành phức
chất không bền vững có màu hồng của rượu vang. Khi dùng EDTA chuẩn độ, các ion
2+ 2+
Ca 2+ 2+ và Mg sẽ kết hợp với EDTA hình thành phức chất bền vững, không màu, và
khi có Eriochrome black T tự do, dung dịch có màu xanh lơ .
2+
M + M-Eriochrome black T + Na H Y = Na MY + 2H + Eriochrome black T 2 2 2
(màu xanh lơ)
+
Trong quá trình chuẩn độ ion Ca và Mg bằng Na H Y luôn giải phóng ra 2 ion H ,
phần nào làm acid hóa môi trường, do đó trong quá trình chuẩn độ phải cho dung dịch
đệm vào môi trường để pH của môi trường không đổi trong suốt quá trình chuẩn độ,
dung dịch đệm thường là NH 4OH, NH 4Cl.
Nếu trong mẫu nước có chứa một lượng đáng kể ion Fe , Cu , Ni ,... thì sự chuyển
màu của chất chỉ thị sẽ không rõ ràng, nên cần phải che những ion này trước khi
chuẩn độ bằng cách dùng các ion CN hoặc S để che các cation đó.
3.13.2 Thu và bảo quản mẫu
o
Thu mẫu trong chai nhựa và bảo quản lạnh 4 C
3.13.3 Thuốc thử
- Dung dịch Na 2H 2Y (EDTA) tiêu chuẩn 0,1N:
Cách 1:Hòa tan 18,612 g EDTA (C H O N Na .2H O) (sau đó sấy ở 80 C,
để nguội trong bình hút ẩm) trong 400mL nước cất sau đó pha loãng thành
1000mL.
Nếu không có muối C 10H 14O 8N 2Na 2.2H 2O ta có thể pha từ acid tự do
C 10H 14O 8N 2, cách pha như sau: Hòa tan 14,6 g C 10H 14O 8N 2 và 4,5 g NaOH
trong khoảng 400 mL nước cất khuấy đều cho các hóa chất hòa tan hoàn toàn,
để nguội tới nhiệt độ phòng, sau đó dùng nước cất pha loãng thành 1000mL,
dung dịch này sau khi pha loãng xong phải chuẩn độ lại bằng dung dịch
NaCO 3 tiêu chuẩn 0,1ppm để biết nồng độ chính xác của dung dịch. Cách tiến
hành như sau: Dùng buret 10mL dung dịch CaCO 3 tiêu chuẩn 0,1ppm, cho vào
175
2 2
3+ 2+ 2+
- 2-
o
10 14 8 2 2 2
(Màu hồng rượu vang)
2+ 2+ +
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
bình tam gác 250mL tiếp tục cho vào 90 mL nước cất (2 lần cất) và 2mL dung
dịch đệm pH=10 lắc đều, dung dịch có màu hồng rượu vang, dùng dung dịch
Na 2H 2Y mới pha ở trên chuẩn độ trên từ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu
hồng rượu vang sang màu xanh lơ thì dừng lại, ghi thể tích dung dịch Na 2H 2Y
đã sử dụng. Điều chỉnh nồng độ dung dịch Na 2H 2Y cho chính xác bằng biểu
thức: V 1N 1 = V 2N 2.
Cách 2: Pha loãng 1 ống Na 2H 2Y (EDTA) 0,1N với nước cất thành 1000mL.
- Dung dịch Na 2H 2Y 0,01N: lấy 50mL dung dịch Na 2H 2Y 0,1N dùng nước cất
pha loãng thàng 500mL.
- Dung dịch pH=10: Hòa tan 6,7g NH 4Cl trong 57mL NH 4OH đậm đặc (d=0,91)
sau đó dùng nước cất pha loãng thành 100mL tiếp tục cho tiếp 1mL dung dịch
MgSO 4 0,05N và 0,5mL dung dịch Na 2H 2Y 0,1N lắc đều.
- Dung dịch CaCO 3 tiêu chuẩn 0,1N: Hòa tan 5 gam CaCO 3 trong vài giọt dung
dịch HCl 1:1, pha loãng với nước cất thành 200mL, đun sôi 5-10 phút, dùng
dung dịch NH 4OH điều chỉnh pH của môi trường về bằng 7 sau đó pha loãng
với nước cất thành 1000mL.
- Dung dịch MgSO 4 0,05N: Hòa tan 1,232g MgSO 4.7H 2O trong một ít nước cất,
sau đó pha loãng thành 100mL.
- Chỉ thị Eriochrome black T: Lấy 100g NaCl tinh khiết phân tích đem rang hoặc
o
sấy khô ở 110 C, để nguội nghiền mịn bằng cối chài thủy tinh sạch. Cân 0,5g
chỉ thị Eriochrome black T cho vào 100g NaCl trên trộn đều và nghiền mịn,
cho vào lọ nâu đậy nắp kín.
3.13.4 Tiến hành
Trước khi tiến hành cần điều chỉnh pH của mẫu nước về bằng 7-8, sau đó tiến hành
phân tích theo các bước sau:
- Dùng ống đong 100mL, đong 100mL mẫu nước đã điều chỉnh về 7-8 cho vào
bình tam giác 250mL, tiếp tục cho vào 2mL dung dịch đệm pH=10, và một
lượng nhỏ chỉ thị Eriochrome black T (một nhóm bằng hạt đậu), lắc đều nếu có
ion Ca , Mg trong mẫu nước sẽ có màu hồng rượu vang.
- Dùng dung dịch Na 2H 2Y 0,01N chuẩn độ từ từ cho đến khi dung dịch chuyển
từ màu hồng rượu vang sang màu xang lơ thì dừng lại, ghi thể tích dung dịch
Na 2H 2Y 0,01N đã sử dụng V. Làm lại như trên lần nữa để lấy giá trị V trung
bình.
Nếu sự chuyển màu không rõ, tức là trong dung dịch có các ion cản như: Fe , Cu
thì cần tiến hành chuẩn độ lại với mẫu nước khác và cách tiến hành như sau: Sau khi
cho 2mL dung dịch đệm pH=10 vào mẫu nước ta cần thêm vào 1mL dung dịch KCN
5% để che các ion cản, sau đó mới thêm chất chỉ thị vào và tiến hành chuẩn độ như
trên.
2+ 2+
3+ 2+
176
Phân tích chất lượng nước
3.13.5 Tính kết quả
Độ cứng tổng cộng (mg CaCO /L)
3
V x N
VM
x 50 x1000
- V là thể tích dung dịch Na 2H 2Y (mL) dùng chuẩn độ.
- N là đương lượng của dung dịch Na 2H 2Y đã sử dụng.
- V M: thể tích mẫu nước đem chuẩn độ
3.14 Độ kiềm tồng cộng
Trong nước thiên nhiên độ kiềm được gây ra do sự hiện diện của các muối acid yếu,
tồn tại dưới các dạng bicarbonate như: KHCO 3, NaHCO 3, Ca(HCO 3) 2, Mg(HCO 3) 2...
càc chất này được tạo thành trong đất do tác dụng của CO 2 với những chất khoáng có
trong đất như
CO 2 + CaCO 3 + H 2O → Ca(HCO 3)2
Một số trường hợp, độ kiềm trong nước được gây ra do ion carbonate, bicarbonate,
silicates, phosphates, ammonium và hợp chất hữu cơ biến đổi trong nước. Tuy nhiên,
các ion đáng quan tâm là HCO -, CO -, OH-. Khi pH nước lớn hơn 4,5 thì trong
nước tồn tại ion bicarbonate, khi pH lớn hơn 8,34 thi trong nước có ion CO . Phương
pháp xác định độ kiềm là phương pháp chuẩn độ acid.
3.14.1 Độ kiềm carbonate hay độ kiềm phenolphthalein
Cho phenolphthalein vào mẫu nước, màu hồng xuất hiện nếu mẫu nước có chứa ion
CO -. Chuẩn độ bằng H SO 0,01N cho đến khi mất màu (pH =8,34), khi đó ion
CO - đã được trung hòa. Vì vậy độ kiềm phenoltalein còn được gọi là độ kiềm
carbonate.
2
3 3
2-
3
2
3 2 4
2
3
CO 2- 3 + H
+ = HCO3
-
3.14.2 Độ kiềm tổng cộng
Cho chỉ thị methyl orange vào mẫu nước dung dịch có màu vàng cam. Chuẩn độ bằng
dung dịch H 2SO 4 0.01N cho đến khi dung dịch trở thành màu đỏ cam (môi trường
acid, pH khoảng 4,5). Khi đó tất cả các ion OH , CO , HCO , NH , PO ... đã được - 2- - + 3- 3 3 4 4
trung hòa hoàn toàn. Vì vậy, phân tích với chỉ thị methyl orange chúng ta được độ
kiềm tổng cộng
HCO + H → H O + CO 3 2
- +
2
Thu và bảo quản mẫu
Thu mẫu trong chai nhựa và bảo quản lạnh
Thuốc thử
Dung dịch PRE 1: hòa tan 27mL H 2SO 4 98% với nước cất thành 1000mL
177
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Phenolphtalein 1%: hòa tan 1g Phenolphtalein trong 100mL C 2H 5OH
Dung dịch H 2SO 4 0,1N: hòa tan 100mL PRE 1 với nước cất thành 1000mL
hay pha loãng 1 ống H 2SO 4 0,1N chuẩn với nước cất thành 1000mL.
Dung dịch methyl orange 0,1%: hòa tan 0,1g methyl orange với nước cất
thành 100mL
Dung dịch chuẩn
- Dung dịch KHCO 3 1N: hòa tan 10,011g KHCO 3 với nước cất thành 100mL
- Dung dịch KHCO 3 0,1N: hòa tan 10mL dung dịch KHCO 3 1N với nước cất
thành 100mL.
Tiến hành
Đong 100mL mẫu nước cần phân tích vào bình tam giác 250mL
Thêm vào 3 giọt dung dịch Phenophthalein, dung dịch có màu hồng nhạt. Chuẩn độ
bằng dung dịch H 2SO 4 0,01N đến không màu, ghi thể tích (V 1 mL) H 2SO 4 001N đã sử
dụng để chuẩn độ.
Sau đó thêm tiếp 3 giọt dung dịch methyl orange, dung dịch có màu vàng cam. Tiếp
tục chuẩn độ bằng dung dịch H 2SO 4 0,01N đến pH bằng 4,5 dung dịch từ màu vàng
cam chuyển sang màu đỏ cam, ghi thể tích (V 2 mL) H 2SO 4 0.01N.
Làm tương tự như mẫu nước đối với mẫu chuẩn KHCO 3 để đối chứng.
Tính kết quả
Độ kiềm tổng cộng (mg/ CaCO /L)
3
V x N
M M
x 50 x1000
- V = (V 1 + V 2) : tổng thể tích dung dịch H 2SO 4 0,01N cho cả 2 lần chuẩn độ
- N: nồng độ đương lượng dung dịch H 2SO4
- V M: thể tích mẫu đong để đem chuẩn độ
3.15 Độ acid (Acidity)
+
Độ acid biểu thị khả năng phóng thích ion H trong nước, do sự có mặt của các loại
acid như: acid carbonic, acid tanic, acid humic bắt nguồn tử sự phân hủy chất hữu cơ,
mặt khác do sự thủy phân các muối từ các acid mạnh như Sulfat nhôm, sắt tạo thành.
Khi bị các acid vô cơ thâm nhâp vào, nước sẽ có pH rất thấp
Trong nước thiên nhiên luôn duy trì một thế cân bằng ngiữa các ion HCO , CO , khí
CO 2 hòa tan, do đó nước thường đồng thời mang hai tính chất đối nhau: tính acid và
tính kiềm.
- 2-
3 3
178
Phân tích chất lượng nước
Trong thực nghiệm, hai khoảng pH chuẩn được sử dụng để biểu thị sự khác biệt trên
tương ứng với hai lọai chất
phenolphthalein (pH = 8,2-8,4)
3.15.1 Nguyên tắc
chỉ thị là methyl orange (pH = 4,2-4,5) và
Dùng dung dịch kiềm mạnh để định phân độ acid của cả acid vô cơ mạnh cũng như
acid hữu cơ hoặc acid carbonic yếu.
Lượng acid vô cơ mạnh khi định phân thường với chỉ thị methyl orange, chuẩn độ từ
màu đỏ chuyển thành màu da cam và được gọi là độ acid methyl
Sau đó tiếp tục định phân để xác định độ acid tổng cộng với chỉ thị phenolphthalein,
dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng (tím)nhạt, được gọi là độ acid tổng
cộng
3.15.2 Dụng cụ và thiết bị
- Bình tam giác 250mL
- Ống đong 100mL
- Burett
3.15.3 Chuẩn bị hóa chất
- Dung dịch NaOH tiêu chuẩn 0,1N: hòa tan 1 ống chuẩn NaOH 0,1N với nước
cất thành 1000mL
- Dung dịch NaOH 0,02N: Lấy 200mL dung dịch NaOH 0,1N hòa tan cùng với
nước cất thành 1000mL
- Chỉ thị Phenolphthalein 0,5%: cân 0,5g phenolphthalein hòa tan trong 50mL
Ethanol 98%, cho nước cất vào thành 100mL
- Chỉ thị Methyl orange 0,05%: cân 0,05g methyl orange hòa tan trong nước cất
thành 100mL
3.15.4 Tiến hành phân tích
Nếu mẫu nước là nước uống, nước cấp sinh hoạt, trước khi chuẩn độ nên thêm 1 giọt
Na S O 0,1N để loại bỏ lượng Cl còn dư.
Nếu pH nước < 4,5
- Đong 100mL nước mẫu cho vào bình tam giác, sau đó cho vào 3 giọt methyl
orange. Dung dịch có màu đỏ.
- Dùng NaOH 0,02N chuẩn độ cho đến khi xuất hiện màu da cam. Ghi nhận thể
tích dung dịch NaOH (V 1 mL) đã dùng để tính độ acid methyl hay còn gọi là
acid khoáng.
- Tiếp tục thực hiện bước xác định độ acid tổng cộng.
Nếu pH nước >4,5
- Đong 100mL nước mẫu cho vào bình tam giác, cho vào 3 giọt chỉ thị
phenolphthalein. Dung dịch không màu
-
2 2 3
179
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
dịch NaOH 0,02N đã dùng để tính độ acid tổng cộng
3.15.5 Tính kết quả
Độ acid khoáng (mg CaCO 3/L)
V 1 x1000
V M
- Dùng NaOH 0,02N chuẩn độ cho đến khi dung dịch chuyển từ không màu sang
màu hồng (tím) nhạt. Màu phải bền ít nhất 5 phút. Ghi thể tích V 2 mL dung
Độ acid tổng cộng (mg CaCO 3/L)
(V 1 −V 2 ) x1000
V
M
(Khi pH mẫu nước lớn hơn 4,5 thì V 1 = 0)
3.16 Sắt tổng số (Fe và Fe )
3.16.1 Phương pháp so màu Thiocianate
Nguyên tắc
Các muối hòa tan của sắt trong nước thường được xác định bằng phương pháp so màu
2+
Thiocianate. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc trong môi trường acid, Fe bị oxy
hóa thành Fe mới tạo thành và Fe có
sẵn trong mẫu nước sẽ kết hợp với SCN hình thành một phức chất có màu đỏ máu,
2+ 3+
3+ 3+ 3+ bằng một tác nhân oxy hóa thích hợp. Fe
-
cường độ đậm hay nhạt phụ thuộc vào hàm lượng ion Fe
đầu.
10Fe + 10H + K S O = 10Fe 2 2 7
2+ + 3+ + K 2S 2O8
3+ có trong mẫu nước ban
+ 5H 2O
K S O + 3SCN = Fe(SCN) (Màu đỏ máu)
Thuốc thử
- Dung dịch Thiocianate ammonium hay potassium: Hòa tan 50g NH 4SCN hay
KSCN trong một ít nước cất sau đó pha loãng thành 100mL.
- Dung dịch Potassium persulfate: Hòa tan 1,7g K 2S 2O 8 trong một ít nước cất
2 2 7 3
sau đó pha loãng thành 100mL.
- HCl đặc d= 1,18
- Dung dịch Fe 3+
-
tiêu chuẩn 0,2mg/mL: Cho 20mL H SO đậm đặc vào 50mL
2 4 nước cất, hòa tan 1,4g Fe(NH 4 2) ( SO 4) 2.6H 2O vào dung dịch này. Cho từng giọt
KMnO 4 0,1N vào cho đến khi dung dịch trở nên màu hồng nhạt thì dừng lại.
Sau đó pha loãng thành 1.000mL.
- Dung dịch Fe 3+ tiêu chuẩn 0,1mg/mL: Lấy 50mL dung dịch Fe 3+ tiêu chuẩn
0,2mg/mL pha loãng thành 100mL.
Tiến hành
- Xác định sắt tổng số
Lấy 2 bình tam giác 100mL, cùng kích thước lần lượt mỗi bình các hóa chất
sau:
180
Phân tích chất lượng nước
Bảng 7. 8. Tiến trình để phân tích hàm lượng Fe tổng số trong nước
Bình 1
1. 50mL mẫu nước
2. 1,5 mL HCl đặc lắc đều
3. 2,5mL K 2S 2O 8, lắc đều
Bình 2
1. 50mL nước cất.
2. 1,5 mL HCl đặc lắc đều.
3. 2,5mL K 2S 2O 8, lắc đều.
4. 1,5 mL KSCN, lắc đều dung 4. 1,5 mL KSCN, lắc đều dung dịch không
dịch có màu đỏ máu. màu. Dùng dung dịch Fe tiêu chuẩn
0,1mg/mL chuẩn độ từ từ cho đến khi
dung dịch có màu đỏ máu giống bình 1
thì dừng lại ghi thể tích V 1 dung dịch
Fe tiêu chuẩn đã sử dụng. Làm lại như
trên một lần nữa để lấy giá trị V 1 trung
bình.
3+
3+
- Xác định Fe 2+
Lấy 2 bình tam giác 100mL, cùng kích thước, lần lượt cho vào mỗi bình các
hóa chất như sau:
2+
Bảng 7.9. Tiến trình để phân tích hàm lượng Fe trong nước
Bình 1
1. 50mL mẫu nước.
2. 1,5 mL HCl đặc lắc đều
Bình 2
1. 50mL nước cất.
2. 1,5 mL HCl đặc lắc đều
3. 1,5 mL KSCN, lắc đều dung 3. 1,5 mL KSCN, lắc đều dung dịch
dịch có màu đỏ máu. không màu. Dùng dung dịch Fe tiêu
chuẩn 0,1mg/mL chuẩn độ từ từ cho
đến khi dung dịch có màu đỏ máu
giống bình 1 thì dừng lại, ghi thể tích
V dung dịch Fe tiêu chuẩn đã sử
dụng. Làm lại như trên một lần nữa để
lấy giá trị V 2 trung bình.
3+
2 3+
Tính kết quả
Fe tổng số (mg/L) =
3+
Fe (mg/L) =
0 1,x
V2
50
0 1,x
V
50
x1000
x1000
Fe tổng số (mg/L) = 0 1,x ( V 1 −V
2 )
50
x1000
181
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
3.16.2 Phương pháp o-phenantroline
Nguyên tắc
2+
Sắt bị khử thành dạng Fe bằng cách đun sôi với acid và hydroxylamine và được xử
lý với 1, 10 phenanthroline ở pH 3,2 - 3,3. 3 phân tử phenanthroline tạo hợp chất càng
cua với mỗi một nguyên tử Fe thành dạng phức chất có màu đỏ-cam. Sau đó được
xác định bởi máy so màu quang phổ ở bước sóng 510nm.
Thuốc thử
- Dung dịch A - HCl đậm đặc
- Dung dịch B - Dung dịch Hydroxylamine 10%: hòa tan 10g NH 2OH.HCl với
nước cất thành 100mL.
- Dung dịch C - Dung dịch đệm pH = 5: hòa tan 250g CH 3COONH 4 trong
150mL nước cất sau đó thêm 700mL CH 3COOH đậm đặc.
- Dung dịch D - Thuốc thử o-phenanthroline: hòa tan 0,1g o-phenanthroline
0
trong 100mL nước cất đã làm nóng ở 80 C.
Dung dịch chuẩn
2+
- Dung dịch Fe 2+ 200mg/l: hoà tan 1,4g Fe(NH ) (SO ) .6H O với 20mL H SO 4 2 4 2 2 2 4
có màu hồng nhạt, pha loãng thành 1000mL.
- Dung dịch Fe
100mL
2+ 100mg/l: đong 50mL dung dịch Fe
đậm đặc với 50mL nước cất. Dau đó thêm vài giọt KMnO 4 0,1N dung dịch sẽ
2+ 200mg/l pha loãng thành
Thiết lập mẫu chuẩn
Chọn 6 bình tam giác có dung tích 100mL, cùng kích thước, không màu lần lượt cho
vào các hóa chất sau:
Bảng 7.10. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích Fe tổng số bằng phương pháp
o-phenantroline.
STT
1
2
3
4
5
6
Tiến hành
Nồng độ mẫu chuẩn
(mg/l)
0,0
0,4
0,8
1,2
1,6
2,0
Thể tích dung dịch
2+
Fe 100mg/l (mL)
0,0
0,4
0,8
1,2
1,6
2,0
Thể tích nước cất hay nước
biển lọc có S%o = S%o với
nước mẫu (mL)
100,0
99,6
99,2
98,8
98,4
98,0
- Lần lượt đong 25mL của 06 mẫu chuẩn vào 06 bình tam giác
- Đong 25mL mẫu nước cần phân tích vào bình tam giác,
- Thêm vào: (cùng cách làm cho mẫu chuẩn và mẫu nước )
182
Phân tích chất lượng nước
1mL dung dịch A
1mL dung dịch B
- Sau đó, đem đun trên bếp cho cạn còn khoảng 10-15mL, đem để nguội.
- Định mức lại với nước cất thành 25mL,
- Tiếp tục thêm vào 5mL dung dịch C và 0,5mL dung dịch D,
- Lắc đều,
- Đem so màu ở bước sóng 510nm
Chú ý, nếu màu dung dịch quá đậm ta nên làm lại bằng cách pha loãng, sau khi ghi
kết quả từ máy ta xử lý là với hệ số pha loãng sẽ cho kết quả nồng độ của mẫu mà ta
cần đo.
3.17 Silicate (SiO 2)
3.17.1 Nguyên tắc
SiO 2 và các dẫn xuất của nó trong nước thường xác định bằng phương pháp so màu
Molybdosilicate. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc trong môi trường pH từ 3-4
SiO 2 và các dẫn xuất của nó sẽ tồn tại dưới dạng H 2SiO 3 (acid Silicic), acid Silicic sẽ
kết hợp với Molybdate ammonium hình thành phức chất Molybdosilicic acid có màu
vàng, cường độ đậm hay nhạt phụ thuộc vào hàm lượng H 2SiO 3 có trong môi trường.
H 2SiO 3 + 12(NH 4) 2MoO 4 + 24HCl = H 8Si(Mo 2O 7) 6 + 24NH 4Cl + 9H 2O
3.17.2 Thu mẫu và bảo quản
Thu mẫu trong chai nút mài trắng 125mL, cố định mẫu bằng 1 mL HCl 50%
3.17.3 Chuẩn bị thuốc thử
- 1. Dung dịch Molybdate ammonium 10%: Hòa tan 10g (NH 4 2) MoO 4 hay
(NH 4 6) Mo 7O 24.4H 2O trong một ít nước cất nóng đó pha loãng thành 100mL,
cho vào bình polyethylene sử dụng.
- 2. Dung dịch HCl 50%: Hòa tan 50mL dung dịch HCl trong 50mL nước cất.
- 3. Dung dịch H 2C 2O 4.2H 2O 10%: Hòa tan 10g H 2C 2O 4.2H 2O trong một ít nước
cất, sau đó pha loãng thàng 100mL.
- 4. Dung dịch Na 2B 4O 7.H 2O 1%: Hòa tan 10g Na 2B 4O 7.H 2O trong một ít nước
cất, sau đó pha loãng thành 1000mL.
- 5. Dung dịch K 2CrO4 0,63%: Hòa tan 0,63g K 2CrO 4 trong một ít nước cất,
sau đó pha loãng thành 100mL.
3.17.4 Tiến hành
Lấy 2 bình tam giác 100mL, cùng kích thước lần lượt cho vào mỗi bình các hóa chất
như sau:
183
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Bảng 7.11. Các bước tiến hành phân tích SiO2
Bình 1
1. 50mL mẫu nước
2. 1mL HCl 50% và 2mL
(NH 4 6) Mo 7O 24.4H 2O lắc đều. Để
yên 10 phút, sau đó tiếp tục cho
vào 1,5mL H 2C 2O 4.2H 2O 10%,
lắc đều, dung dịch có màu vàng.
Bình 2
1. 25mL dung dịch Na 2B 4O 7.H 2O 1%, và
29,5mL nước cất, lắc đều dung dịch không
màu.
2. Dùng dung dịch K 2CrO 4 0,63% chuẩn độ từ
từ cho đến khi dung dịch có màu vàng
giống như bình 1 thì dừng lại, ghi thể tích
dung dịch K 2CrO 4 0,63% đã sử dụng.
3.17.5 Tính kết quả
V
SiO (mg / L) = x1000
50
Với V là thể tích dung dịch K 2CrO 4 0,63% đã sử dụng.
3.18 Ammonia (NH ) và Ammonium (NH )
3.18.1 Phương pháp Nessler (American Public Health Association, 1989)
Nguyên tắc
Trong môi trường bazơ mạnh NH sẽ biến thành NH . NH mới hình thành và NH
2
+
4 3
+
4 3 3 3
sẵn có trong mẫu nước sẽ tác dụng với phức chất Indo mercurate kalium (K 2HgI 4),
hình thành phức chất có màu vàng nâu, cường độ màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào
hàm lượng NH 3 có trong mẫu nước.
2 K 2HgI 4 + NH 3 + 3KOH = Hg(HgIONH 2) + 7KI + 2 H 2O
(màu vàng)
K 2HgI 4 + NH 3 + KOH = Hg(HgI 3NH 2) + 5KI + H 2O
(màu nâu)
Nhưng trong nước thiên nhiên thường chứa các ion Ca , Mg 2+ 2+ (nước cứng), trong
môi trường bazơ mạnh các ion này sẽ tạo thành các hydroxide ở dạng keo, làm cho
dung dịch bị vẫn đục cản trở quá trình so màu. Để khắc phục hiện tượng trên, phải
dùng muối Seignett (KNaC 4H 4O 6), hay EDTA (EDTA) cho vào mẫu nước phân tích,
để các muối này kết hợp với các ion Ca và Mg
không màu trong dung dịch.
2+
M
2+
M
+ KNa C H O = K + Na + M C H O 4 4 6 4 4 6
+ Na H I = Na MI + 2H
2 2 2
+
+ +
2+ 2+ hình thành các hợp chất hòa tan,
184
Phân tích chất lượng nước
Thuốc thử:
- Dung dịch NH Cl tiêu chuẩn N-NH 1mg/mL: Hòa tan 0,3822g NH Cl trong
một ít nước cất không đạm (đun nóng 100 C trong 2 giờ), sau đó pha loãng
thành 100mL.
+
4 4 4
o
- Dung dịch N-NH + 4 tiêu chuẩn 0,01mg/mL: Lấy 1mL dung dịch N-NH4
+
1mg/mL, dùng nước cất không đạm pha loãng thành 100mL.
- Nước cất không đạm: Cho 20mL H 2SO 4 đặc vào 1 lít nước cất, lắc đều rồi đem
cất lại một lần nữa.
- Dung dịch Seignett: Hòa tan 50 g KNaC 4H 4O 6.4H 2O trong một ít nước cất
không đạm, sau đó pha loãng thành 100mL.
- Dung dịch EDTA: Hòa tan 50g EDTA trong 60mL nước cất không đạm, sau
đó cho vào 10g NaOH khuấy đều cho hòa tan và pha loãng thành 100mL.
- Dung dịch Nessler: Hòa tan 15g HgI 2 và 10g KI trong 500mL nước cất không
đạm, sau đó cho vào 40g NaOH, Khuấy đều cho NaOH hòa tan hoàn toàn, để
lắng vài ngày và gạn lấy phần nước trong cho vào bình nâu sử dụng. Nếu
không có sẵn HgI 2 thì pha như sau: Hòa tan 9g HgCl 2 và 15,5 g KI trong 5mL
nước cất không đạm, sau đó cho vào 40g NaOH, khuấy đều cho NaOH hòa tan
hoàn toàn để lắng vài ngày, gạn lấy nước trong cho vào bình nâu sử dụng.
Tiến hành:
Chọn 11 ống nghiệm có dung tích 25mL, cùng kích thước, không màu lần lượt cho
vào các hóa chất sau:
Bảng 7.12. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích TAN bằng phương pháp
Nessler
Ống nghiệm
Dung dịch N-NH
4
0,01N mg/mL
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
+
Nước cất không đạm
(mL)
Mẫu nước
Dung dịch Seignett
hay trion B (mL)
Dung dịch Nessler
(mL)
Nồng độ N-NH 3 tổng
số
0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 0
9,9 9,8 9,7 9,6 9,5 9,4 9,3 9,2 9,1 9,0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10
0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2
1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 ?
Lấy ống nghiệm thứ 11 (mẫu nước) đem so màu với 10 ống còn lại. Màu trong ống
nghiệm thứ 11 trùng với màu ống nghiệm nào thì nồng độ TAN (tổng đạm amôn)
bằng với nồng độ TAN trong ống đó. Khi so màu cần để các ống nghiệm trên nền
màu trắng, và nhìn kết quả từ trên xuống dưới để phân biệt màu rõ ràng. Phương pháp
185
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
này so màu bằng mắt thường nên rất đơn giản và dễ thực hiện nhưng độ chính xác
không cao, để đạt được chính xác cao chúng ta có thể áp dụng so màu quang phổ.
Chú ý, kết quả thu được từ phương pháp này là hàm lượng tổng đạm amôn (TAN),
TAN = N-NH + N-NH . Để tính được hàm lượng N-NH và N-NH 4 khi thu mẫu
nước chúng ta phải đo pH và nhiệt độ, dựa vào tra (xem phần lý thuyết ở Chương 3,
Mục 7.1) để xác định tỉ lệ NH 3 chứa trong TAN, từ đó tính ra kết quả:
Tính kết quả
3 4 3
+ +
Hàm lượng N-NH (mg/L) =
3
TAN x I
100
Hàm lượng N-NH (mg/L) = TAN - N-NH 4 + 3
- I là tỷ lệ phần trăm của N-NH 3 chứa trong TAN
3.18.2 Phương pháp Indophenol Blue
Nguyên tắc
Phản ứng Berthelot dựa trên sự thể hiện màu xanh của dung dịch khi ammonia phản
ứng với phenol và alkaline hypochlorite và được gọi là phương pháp Indophenol hoặc
phương pháp Phenate. Phương pháp này được áp dụng cho phân tích mẫu nước thải
với độ cứng tổng cộng nhỏ hơn 400mg/L và nồng độ nitrite nhỏ hơn 5mg/L (Scheiner,
1976)
Trong phương pháp Indophenol, phenol và Hypochlorite phản ứng trong môi trường
kiềm hình thành phenylquinone-monoimine, rồi trở lại phản ứng với ammonia tạo
thành Indophenol có màu xanh, được minh họa qua phương trình sau:
2 - O + NH + 3 ClO
Phenol
3
- - O - - N = = O + 2H 2O + OH + 3Cl
- -
Indophenol (màu xanh)
Cường độ màu tùy thuộc vào nồng độ hiện diện của ammonia, và sodium
nitroprusside được thêm vào để làm tăng cừng độ hiện màu trong dung dịch. Nồng độ
của tổng đạm amôn - TAN (NH và NH ) sẽ được xác định bởi máy so màu quang
phổ ở bước sóng 630 nm (đối với nước ngọt) và 640 nm (nước lợ- mặn)
Tiến trình phân tích nước mặn, lợ
Thu mẫu vào chai nhựa 125mL, bảo quản lạnh cho đến khi phân tích mẫu xong
Thu ố c th ử
- Dung dịch A: hòa tan 4g phenol với dung dịch ethanol 95% thành 500mL.
- Dung dịch B: hòa tan 0,375 g sodium nitroprusside (sodium nitroferricyanide)
với nước cất thành 500mL.
186
+
3 4
Phân tích chất lượng nước
- Dung dịch C: hòa tan 7,5 g trisodium citrate và 0,8g NaOH với nước cất thành
500mL.
- Dung dịch D: dung dịch oxy hoá: Lấy 2 mL sodium hypochlorite (NaOCl, 5%)
pha với dung dịch C thành 100mL (chuẩn bị ngay trước khi sử dụng).
Dung d ị ch chu ẩ n
- Dung dịch (NH 4 2) SO 4 500mg/l: hoà tan 0,2358g (NH 4) 2SO 4 ) với nước cất
không đạm thành 100mL.
- Dung dịch (NH 4 2) SO 4 5mg/l: pha 1mL dd (NH 4) 2SO 4 500mg/l) với nước cất
không đạm thành 100mL.
Thi ế t l ậ p m ẫ u chu ẩ n
Chọn 6 bình tam giác có dung tích 100mL, cùng kích thước, không màu lần lượt cho
vào các hóa chất sau:
Bảng 7.13. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích TAN bằng phương pháp
indophenol blue cho mẫu nước lợ, mặn.
STT Thể tích dung dịch
(NH 4 2) SO 4 5mg/L
(mL)
0
4
8
12
16
20
1
2
3
4
5
6
Nồng độ mẫu
chuẩn (mg/l)
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
Thể tích nước biển lọc có
S‰ = S‰ của mẫu nước
(mL)
100
96
92
88
84
80
Ti ế n hành phân tích
Dùng pipete hút 3 mL mẫu nước và mẫu chuẩn cho vào các ống nghiệm khác nhau.
- Thêm 1 mL dd A, trộn đều.
- Thêm 1 mL dd B (nitroprusside), trộn đều.
- Thêm 2 mL dd D (dd oxy hoá), trộn đều.
- Ủ trong tối ở nhiệt độ phòng khoảng 1-2 giờ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn
(màu thể hiện rõ).
Phân tích ở bước sóng 640 ηm đối với cuvet 1 cm độ dài truyền quang. Mẫu Zero là
nước biển lọc có S‰ = S‰ của mẫu nước
Tiến trình phân tích nước ngọt
Thu mẫu vào bình 1lít, bảo quản lạnh cho đến khi phân tích mẫu xong
Thu ố c th ử
- Dung dịch PRE 1: nước cất không đạm
- Dung dịch PRE 2: phenole stock solution: hoà tan 312,5g phenol trong
methanol thành 500mL.
- Dung dịch PRE 3: sodium hypochlorite 5%
187
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
- Dung dịch PRE 4: dung dịch NaOH 67.5%: hòa tan 67,5g NaOH thàng 100mL
nước cất không đạm.
- Dung dịch A- Hòa tan 150g Na 3PO 4.12H 2O và 150g C 6H 5O 7.2H 2O trong
1000mL nước cất không đạm.
- Dung dịch B- Hòa tan 75mL PRE 2 với 0.1g Na 2[Fe(CN) 5NO].2H 2O trong
100mL nước cất không đạm.
- Dung dịch C- Hòa tan 75mL PRE 3 với PRE 4 thành 100mL.
Dung d ị ch chu ẩ n :
- Dung dịch (NH 4 2) SO 4 500mg/L: hòa tan 0,2358g (NH 4) 2SO 4 trong 100mL
nước cất không đạm.
- Dung dịch (NH 4 2) SO 4 5mg/L: pha 1mL dung dịch (NH 4) 2SO 4 500mg/L thành
100mL với nước cất không đạm.
Thi ế t l ậ p m ẫ u chu ẩ n:
Chọn 6 bình tam giác có dung tích 100mL, cùng kích thước, không màu lần lượt cho
vào các hóa chất sau:
Bảng 7.14. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích TAN bằng phương pháp
indophenol blue cho mẫu nước ngọt.
STT
1
2
3
4
5
6
Nồng độ mẫu chuẩn
(mg/l)
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
Thể tích dung dịch
(NH 4 2) SO 4 5mg/l (mL)
0
4
8
12
16
20
Thể tích nước cất không
đạm (mL)
100
96
92
88
84
80
Ti ế n hành
Lần lượt đong 25mL mẫu nước và 25 mL từng nồng độ mẫu chuẩn cho vào bình tam
giác 50mL. Sau đó, cho vào từng bình các dung dịch sau:
- 1mL thuốc thử A
- 1mL thuốc thử B
- 1mL thuốc thử C
Chờ 20-25 phút, xuất hiện màu xanh (màu sẽ ổn định sau 25 phút đến 24 giờ) đem đo
độ hấp thụ quang ở bước sóng 630 ηm. Chú ý, nếu màu xanh quá đậm ta nên làm lại
bằng cách pha loãng, sau khi ghi kết quả từ máy ta xử lý là với hệ số pha loãng sẽ cho
kết quả nồng độ của mẫu mà ta cần đo.
Tính k ế t qu ả
Các mẫu chuẩn đã thiết lập được đem đo độ hấp thụ quang, tương ứng với nồng độ C
của mẫu chuẩn ta được độ hấp thụ quang A. Dựa vào sự tương quan này chúng ta có
thể lập phương trình tương quan dạng A = aC + b
188
Phân tích chất lượng nước
Trong đó :
A: Độ hấp thụ quang
C : nồng độ của mẫu (mg/L)
Sau khi thiết lậ phương trình, chúng ta đo độ hấp thụ quang của mẫu cần phân tích và
thế vào phương trình chúng ta sẽ tính được nồng độ của TAN có trong mẫu nước.
C =
A − b
a
3.19 Nitrite (NO )
3.19.1 Nguyên tắc
Nitrite (NO ) trong môi trường acid mạnh sẽ hình thành HNO , HNO mới hình
thành sẽ kết hợp với acid sulfanilique cho ra muối Diazonium sulfanilique.
NaNO 2 + 2HCl + HSO 3-C 6H 4-NH 2 = HSO 3-C 6H 4-N=N-Cl+ NaCl + H 2O
Sau đó muối diazonium sulfanilique sẽ kết hợp với thuốc thử α. napthylammine cho
ra α. Napthylammine diazonium sulfanilique.
HSO 3-C 6H 4-N=N-Cl + C 10H 9NH 2 = HSO 3-C 6H 4-N=N-C 10H 8NH 2 + HCl
α . napthylammine diazonium sulfanilique là một hợp chất có màu hồng, cường độ
đậm hay nhạt tùy thuộc vào hàm lượng NO có trong mẫu nước lúc ban đầu. Nồng độ
được xác định bởi máy so màu quang phổ ở bước sóng 543 ηm. Phương pháp này
được gọi là phương pháp Griess llosvay, Diazonium.
3.19.2 Các bước phân tích
Thu mẫu và bảo quản
Thu mẫu vào chai nhựa 125mL, bảo quản mẫu lạnh cho đến khi phân tích mẫu xong.
Thuốc thử
- PRE 1: Cân 5g sulfanilic acid và 250g natri acetate hòa tan với nước cất thành
500mL.
- PRE 2: hòa tan 0,5g 1-naphthylamine và 25mL acetic acid với nước cất thành
500mL.
- Dung dịch A: Hòa tan 100mL PRE 1 với 100mL PRE 2.
- Dung dịch B: Dung dịch acetic acid nguyên chất.
Dung dịch chuẩn
- Dung dịch NaNO 2 500mg/l: hòa tan 0,2463g NaNO 2 trong 100mL nước cất.
- Dung dịch NaNO 2 5mg/l: hòa tan 1mL dd NaNO 2 500mg/l với nước cất thành
2
-
2 2 2
-
2
100mL.
Thiết lập mẫu chuẩn
-
189
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Chọn 6 bình tam giác có dung tích 100mL, cùng kích thước, không màu lần lượt cho
vào các hóa chất sau:
Bảng 7.15. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích nitrite bằng phương pháp
Griess llosvay, Diazonium.
Mẫu nước ngọt
STT
1
2
3
4
5
6
Nồng độ mẫu
chuẩn (mg/L)
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
Mẫu nước lợ, mặn
STT
1
2
3
4
5
6
Nồng độ mẫu
chuẩn (mg/L)
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
Thể tích dung dịch
NaNO 2 5mg/L (mL)
0
2
4
6
8
10
Thể tích dung dịch
NaNO 2 5mg/L (mL)
0
2
4
6
8
10
Thể tích nước cất (mL)
100
98
96
94
92
90
Thể tích nước biển lọc có S%o
= S%o của mẫu (mL)
100
98
96
94
92
90
Tiến hành
- Làm đường chuẩn: đong lần lượt 20mL từng nồng độ chuẩn cho vào 6 bình
tam giác có ký hiệu nồng độ đã chuẩn bị.
- Đong 20mL mẫu nước cần đo vào bình tam giác khác.
- Lần lượt cho thuốc thử vào: 1mL thuốc thử A và 5mL thuốc thử B
- Chờ 40 phút dd sẽ có màu hồng nếu có nitrite (màu sẽ ổn định sau 40 phút đến
4 giờ ), ta đem so màu ở bước sóng 530 ηm.
- Mẫu Zero là nước biển lọc có nồng độ muối tương ứng với nồng độ muối của
mẫu nếu phân tích mẫu nước lợ.
Chú ý, nếu màu hồng quá đậm ta nên làm lại bằng cách pha loãng, sau khi ghi kết quả
từ máy ta xử lý là với hệ số pha loãng sẽ cho kết quả nồng độ của mẫu mà ta cần đo.
Quá trình tính toán kết quả tương tự như ở phương pháp Indophenol blue để đo TAN
hay phương pháp Methylen blue để đo H 2S.
3.20 Nitrate (NO ) - 3
3.20.1 Phương pháp khử Cadmium
- Nitrate (NO ) trong nước sẽ bị khử toàn bộ thành nitrite (NO ) bởi cột Cadmium đã
được xử lý bởi CuSO . NO mới hình thành và NO sẵn có trong nước sẽ được xác
định bởi phương pháp diazonium.
190
3 2
- -
4 2 2
-
Phân tích chất lượng nước
3.20.2 Phương pháp phenoldisulfonic acid
Nguyên tắc
-
Nitrate (NO ) có trong nước tác dụng với phenol disulfonic acid tạo thành phức chất
3
không màu nitrophenol disulfonic. Ở môi trường baze mạnh, phức chất này có màu
vàng. Cường độ màu vàng càng đậm thì nồng độ NO càng cao
-
3
OH OH
HSO3 HSO3 NO2
+ NO
3
SO 3H
Phenol dissulfonic acid
- + H 2O (1)
SO 3H
Nitrophenol dissulfonic
(phức chất không màu)
O
OH
HSO3 NO2 HSO
3
N- OK
+ 3KOH + 3H 2O (2)
SO 3H SO H
3
phức chất màu vàng Thuốc thử
- Dung dịch acid Phenoldisulfonic: Hòa tan 3g phenol trong 20mL H 2SO 4 đặc
trong một cốc thủy tinh chịu nhiệt, để nguội cho vào lọ nâu sử dụng.
- Dung dịch NH 4OH nguyên chất (khoảng 25%). Nếu không có, có thể thay
bằng 68 g KOH hòa tan thành 100mL với nước cất.
- Dung dịch Nitrate tiêu chuẩn N-NO 0,01 mg/mL: Hòa tan 0,722g KNO (sau
khi sấy khô ở 105 C và để nguội trong bình hút ẩm) trong một ít nước cất, sau
đó pha loãng thành 100mL. Lấy 1mL dung dịch vừa pha loãng ở trên pha loãng
-
thành 100mL, ta sẽ được dung dịch N-NO 3 tiêu chuẩn 0,01mg/mL.
Tiến hành
Chọn 12 ống nghiệm cùng kích thước, có dung tích 25mL, lần lượt cho vào mỗi ống
nghiệm các hóa chất sau:
-
2 3
o
191
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Bảng 7.16. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích nitrate bằng phương pháp
phenoldisulfonic acid.
Ống nghiệm
Dung dịch N-NO
3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
-
11
0,01 mg/mL (mL)
Nước cất (mL)
Mẫu nước (mL)
Dung dịch acid
Phenoldisulfonic
(mL)
NH 4OH đặc (mL)
Nồng độ N-NO
3
(ppm)
-
0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,2
9,8 9,6 9,4 9,2 9,0 8,8 8,6 8,4 8,2 8,0 7,8
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
1
1
10
1
1
0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,2
Lấy 10mL mẫu nước, cho vào chén sứ đem đun cách thủy cho đến khô. Nếu có NO
3
-
thì trong chén sẽ có kết tủa. Hòa tan kết tủa bằng 1 mL dung dịch acid
phenoldisulfonic, khuấy đều cho kết tủa hòa tan, cho dung dịch trong chén sứ vào một
ống nghiệm thứ 12, sau đó rửa sạch chén bằng 10mL nước cất, nước rửa này cũng cho
vào ống nghiệm, tiếp tục cho vào ống nghiệm 1mL NH 4OH đặc lắc đều, đem so màu
với các ống nghiệm trong gam mẫu giống như phương pháp xác định TAN bằng
phương pháp Nessler. Để có kết quả chính xác chúng ta có thể áp dụng phương pháp
so màu quang phổ.
3.20.3 Phương pháp salycilate
Thu mẫu và bảo quản
Thu mẫu vào bình 1 lít, bảo quản mẫu lạnh cho đến khi phân tích mẫu xong.
Thuốc thử
- Dung dịch A - Hòa tan 5g natri salicylate thành 1000mL với nước cất.
- Dung dịch B - Dung dịch H 2SO 4 98%
- Dung dục C - Hòa tan 100g C 4H 4KNaO 6.4H 2O thành 1000mL với nước cất.
- Dung dịch D - Dung dịch NaOH 10N: hòa tan 400g NaOH thành 1000mL với
nước cất.
Dung dịch chuẩn
- Dung dịch KNO 3 500mg/l: hòa tan 0,3609g KNO 3 trong 100mL nước cất.
- Dung dịch KNO 3 50mg/l : hòa tan 10mL dd KNO 3 500mg/l thành 100mL với
nước cất.
Thiết lập mẫu chuẩn
192
Phân tích chất lượng nước
Chọn 6 bình tam giác có dung tích 100mL, cùng kích thước, không màu lần lượt cho
vào các hóa chất sau:
Bảng 7.17. Các bước thiết lập mẫu chuẩn để phân tích nitrate bằng phương pháp
Salicilate.
Mẫu nước ngọt
STT
1
2
3
4
5
6
Nồng độ mẫu chuẩn
(mg/L)
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
Mẫu nước lợ mặn
STT
1
2
3
4
5
6
Nồng độ mẫu chuẩn
(mg/l)
0,0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
Thể tích dung dịch
KNO 3 50mg/l (mL)
0
4
8
12
16
20
Thể tích dung dịch
KNO 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong7Phantichchatluongnuoc.pdf