Bài giảng Nội dung, các giai đoạn, trình tự và nguyên tắc chung lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô

Tài liệu Bài giảng Nội dung, các giai đoạn, trình tự và nguyên tắc chung lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô: Chương iii: Nội dung, các giai đoạn, trình tự và nguyên tắc chung lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô. i3-1. Nội dung, mục đích các giai đoạn lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô. Như đã nêu ở ngay bài đầu tiên, thiết kế tổ chức thi công đường ôtô chia làm 2 giai đoạn. Mục đích, nội dung cụ thể của các giai đoạn thiết kế tổ chức thi công đường ôtô như sau: 1- Thiết kế tổ chức thi công tổng thể (chỉ đạo): + Thiết kế tổ chức thi công tổng thể được tiến hành trong giai đoạn lập dự án đầu tư tuyến đường, nó là một bộ phần của hồ sơ dự án đầu tư và do đơn vị tư vấn thiết kế lập. + Mục đích của thiết kế tổ chức thi công tổng thể: nó được dùng cho công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền đối với kế hoạch xây dựng tuyến đường. Cụ thể: - Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền duyệt cho phép xây dựng công trình, duyệt thời hạn xây dựng công trình, duyệt và ghi kế hoạch về vốn đầu tư hàng năm cho công trình. Ví dụ: khi lập thiết kế tổ chức thi công tổng thể tuyến đường AB,...

doc17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nội dung, các giai đoạn, trình tự và nguyên tắc chung lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương iii: Nội dung, các giai đoạn, trình tự và nguyên tắc chung lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô. i3-1. Nội dung, mục đích các giai đoạn lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô. Như đã nêu ở ngay bài đầu tiên, thiết kế tổ chức thi công đường ôtô chia làm 2 giai đoạn. Mục đích, nội dung cụ thể của các giai đoạn thiết kế tổ chức thi công đường ôtô như sau: 1- Thiết kế tổ chức thi công tổng thể (chỉ đạo): + Thiết kế tổ chức thi công tổng thể được tiến hành trong giai đoạn lập dự án đầu tư tuyến đường, nó là một bộ phần của hồ sơ dự án đầu tư và do đơn vị tư vấn thiết kế lập. + Mục đích của thiết kế tổ chức thi công tổng thể: nó được dùng cho công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền đối với kế hoạch xây dựng tuyến đường. Cụ thể: - Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền duyệt cho phép xây dựng công trình, duyệt thời hạn xây dựng công trình, duyệt và ghi kế hoạch về vốn đầu tư hàng năm cho công trình. Ví dụ: khi lập thiết kế tổ chức thi công tổng thể tuyến đường AB, thời gian xây dựng tuyến trong 3 năm với giá trị khối lượng công việc hoàn thành trong từng năm: Năm đầu: 20 tỷ Năm thứ 2: 15 tỷ Năm cuối: 10 tỷ Đây chính là căn cứ để cấp quản lý ghi vốn dành cho công trình: tổng là 45 tỷ, phân bổ trong 3 năm với những giá trị tương ứng như trên. - Chọn sơ đồ thi công tổng quát trên toàn tuyến: từ đây làm cơ sở lập kế hoạch đấu thầu. Việc chia làm bao nhiêu đoạn thi công, kế hoạch thi công từng đoạn sẽ quyết định đến việc chia số lượng gói thầu, việc sử dụng phương pháp tổ chức thi công nào sẽ quyết định việc xây dựng những tiêu chí lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của phương pháp tổ chức thi công đó (ví dụ: khi yêu cầu tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền thì tiêu chí chấm thầu phải lựa chọn được những nhà thầu có đủ kinh nghiệm, năng lực có thể thực hiện được phương pháp tổ chức thi công này), . . . - Làm cơ sở để triển khai các công tác chuẩn bị: như giải phóng mặt bằng, kế hoạch huy động các lực lượng sản xuất cho việc thi công tuyến đường, . . . - Làm căn cứ để cấp có thẩm quyền theo dõi, chỉ đạo, quản lý kế hoạch tiến độ thi công tổng thể xây dựng tuyến đường. + Yêu cầu: với mục đích như trên nên thiết kế tổ chức thi công tổng thể chỉ đi giải quyết vấn đề một cách tổng quát, chủ yếu là đề xuất nguyên tắc và phương hướng mà không đi sâu vào các quá trình chi tiết, cụ thể. + Nội dung của thiết kế tổ chức thi công tổng thể: khi lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công tổng thể thường chỉ phải giải quyết các nội dung tổng quát như sau: ./ 1- Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể toàn tuyến: chỉ ra các vị trí đặt các xí nghiệp sản xuất phụ phục vụ xây dựng tuyến, vị trí kho bãi, lán trại, các tuyến đường công vụ, đường tránh, . . . ./ 2- Lựa chọn sơ đồ tổ chức thi công tổng quát toàn tuyến: phân đoạn thi công, kế hoạch thi công từng đoạn và phương pháp tổ chức thi công áp dụng trong xây dựng tuyến đường. ./ 3- Tính toán, liệt kê khối lượng các công tác chuẩn bị, công tác xây lắp, công tác hoàn thiện, công tác vận chuyển của tuyến đường và dự kiến phân bổ khối lượng thi công hoàn thành hàng năm. ./ 4- Lập các quy trình công nghệ thi công chủ yếu, quy trình công nghệ thi công mới. ./ 5- Lập kế hoạch tiến độ thi công tổng thể cho toàn tuyến: từ đây xác định được thời hạn xây dựng cho toàn bộ tuyến đường, cho các hạng mục lớn (nền, mặt, . . .), cho các phân đoạn tuyến dài. ./ 6- Lập các biểu về nhu cầu sử dụng nhân lực, xe máy phục vụ cho việc thi công toàn tuyến đường. ./ 7- Thiết lập kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch công tác vận chuyển cho bộ quá trình xây dựng tuyến đường và dự kiến phân bố cho từng năm. Các nội dung trên được thể hiện trên các bản vẽ và tập thuyết minh rõ ràng. 2- Thiết kế tổ chức thi công chi tiết: + Thiết kế tổ chức thi công chi tiết do đơn vị thi công lập trước khi tiến hành triển khai thi công trên thực địa. + Mục đích của thiết kế tổ chức thi công chi tiết: nó được sử dụng để người kỹ sư phụ trách thi công điều khiển thi công hàng ngày trên thực địa. + Yêu cầu: chính vì có nhiệm vụ điều khiển quá trình thi công hiện trường nên thiết kế tổ chức thi công chi tiết sẽ phải đi rất sâu, rất kỹ vào các quá trình chi tiết, tính toán cụ thể nhằm tường minh hoá, chi tiết hoá, chính xác hoá các nội dung của thiết kế tổ chức thi công tổng thể. + Cơ sở để lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết: khi lập căn cứ vào: - Đồ án thiết kế tổ chức thi công tổng thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: khi lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết thì phải tuân thủ, bám sát, không được làm thay đổi các nội dung thuộc về nguyên tắc, phương hướng của thiết kế tổ chức thi công tổng thể đã được phê duyệt, ví dụ như: thời hạn hoàn thành việc xây dựng tuyến đường không được vượt quá thời hạn đã được ấn định trong thi công tổng thể, sơ đồ tổ chức thi công tổng quát toàn tuyến (vì liên quan đến kế hoạch đấu thầu, đến viêc chia các gói thầu), . . . - Căn cứ vào các số liệu khảo sát thực tế hiện trường được bổ sung, được chính xác thêm: khi lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết thì căn cứ vào các số liệu khảo sát này để làm chính xác hoá từng nội dung cụ thể của đồ án thiết kế tổ chức thi công tổng đã được duyệt thể nhằm có được kết quả sát thực hơn. - Khi lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết được phép điều chỉnh từng nội dung cụ thể theo hướng chính xác hoá, sát thực hơn nhằm đạt được hiểu quả tổ chức thi công cao nhất nhưng vẫn tuân thủ đúng các nguyên tắc, phương hướng chủ đạo đã duyệt trong tổ chức thi công tổng thể. + Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết: khi lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công chi tiết phải đi giải quyết từng nội dung cụ thể như sau: ./ 1- Thiết kế chi tiết mặt bằng thi công toàn tuyến: ngoài việc chỉ ra các vị trí đặt các xí nghiệp sản xuất phụ phục vụ xây dựng tuyến, vị trí kho bãi, lán trại, các tuyến đường công vụ, đường tránh, . . . như trong thiết kế tổ chức thi công tổng thể còn phải đi thiết kế cụ thể, chính xác từng nội dung này, ví dụ như: thiết kế cụ thể mặt bằng khu nhà lán trại công trường, mặt bằng khu kho bãi công trường, mặt bằng bố trí sản xuất các cơ sở sản xuất phụ công trường, . . . ./ 2- Lựa chọn sơ đồ tổ chức thi công tổng quát toàn tuyến, phương pháp tổ chức thi công áp dụng trong xây dựng tuyến: tuân thủ theo tổ chức thi công tổng thể đã được phê duyệt. ./ 3- Thiết kế chi tiết cấu tạo và khối lượng các hạng mục công trình. ./ 4- Tính toán xác định, liệt kê các loại khối lượng cho từng bước công việc, từng công trình, từng hạng mục công trình và tổng hợp cho toàn bộ công trình. Trong đó cũng phân rõ khối lượng từng loại công tác chuẩn bị, công tác xây lắp, công tác hoàn thiện, công tác vận chuyển. ./ 5- Kế hoạch phân bố khối lượng công việc hoàn thành cho từng thời kỳ ngắn: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nửa năm và tổng hợp hàng năm. ./ 6- Kề hoạch tổ chức thưc hiện công tác chuẩn bị: đi chi tiết vào cho từng công trình, từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình. ./ 7- Thiết lập các bản vẽ quy trình công nghệ thi công cho các loại công tác phức tạp, thi công theo phương pháp mới và lập sơ đồ quy trình công nghệ cho tất cả các loại công tác còn lại. ./ 8- Lập sơ đồ di chuyển hoạt động của các loại xe, máy, phương tiện sản xuất chính trên công trường cho từng loại công tác. ./ 9- Lập chính xác kế hoạch tiến độ thi công chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình và toàn bộ tuyến đường. ./ 10- Lập các biểu tiến độ về nhu cầu sử dụng nhân lực, xe máy phục vụ cho việc thi công từng công trình, từng hạng mục công trình và toàn tuyến đường. ./ 11- Thiết lập các biểu kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch công tác vận chuyển cho việc thi công từng công trình, từng bộ phận công trình và cho toàn bộ tuyến đường và phân bổ kế hoạch trong những khoảng thời gian ngắn: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nửa năm và tổng hợp hàng năm. Các nội dung trên cũng phải được thể hiện trên các bản vẽ chi tiết và có hồ sơ thuyết minh rõ ràng cụ thể. 3- Lưu ý: Đối với những tuyến đường có quá trình thi công quá phức tạp thì trong hồ sơ thiết kế tổ chức thi công (cả tổng thể và chi tiết) còn có thể yêu cầu lập thêm sơ đồ mạng lưới (PERT) về tổ chức thi công, lập thêm đồ án riêng về tổ chức công tác điều độ và thông tin điều độ nhằm thiết thực giúp ích cho công tác chỉ đạo, điều khiển thi công. i3-2. Phương hướng, trình tự, cách thức lập thiết kế tổ chức thi công đường ôtô. Việc lập thiết kế tổ chức thi công tổng thể hay lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết đường ôtô đều tuân theo một trình tự, phương hướng và cách thức hoàn toàn như nhau, nó chỉ khác nhau ở mức độ chính xác, mức độ chi tiết yêu cầu. Nó đều được lập theo một phương hướng, trình tự và cách thức như sau: 1- Xác định các điều kiện liên quan đến việc thi công xây dựng tuyến đường: bước này phải được tiến hành thực hiện đầu tiên. Trong thiết kế tổ chức thi công cần phải xác định đầy đủ và chính xác các điều kiện trên nếu không phương án thiết kế tổ chức thi công được lập ra ngay từ đầu đã bị sai lệch, kém chính xác với thực tế, không hiện thực. a- Có thể liệt kê các điều kiện như sau: + Điều kiện tự nhiên vùng tuyến: địa hình, địa chất, thuỷ văn tuyến đường ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn máy móc thi công, lựa chọn biện pháp thi công, phân đoạn thi công, vấn đề tổ chức công tác chuẩn bị, vận chuyển, . . . + Điều kiện về tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có sẵn của khu vực vào thi công tuyến đường: như hệ thống đường xá có sẵn vào làm đường công vụ vận chuyển vật liệu, nguồn cấp điện, nước, thông tin liên lạc cho công trường. Điều kiện xã hội trong vùng tuyến như: cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày và hoạt động văn hoá có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn nghỉ của cán bộ công nhân viên trên công trường, . . . + Điều kiện khí tượng, thời tiết vùng xây dựng tuyến: ảnh hưởng tới thời gian hoạt động của dây chuyền, tới việc bố trí mặt bằng công trường, tới việc tổ chức sản xuất thi công trên công trường (ví dụ: nên chọn thời điểm thi công nền đường vào mùa khô, mùa mưa nên dồn vào sản xuất các cấu kiện đúc sẵn, . . .) + Điều kiện về cung cấp, khai thác vật liệu tại chỗ, điều kiện về tận dụng các cơ sở xí nghiệp sản xuất phụ của các đơn vị, các ngành khác đã có sẵn để phục vụ việc xây dựng tuyến đường. + Điều kiện về vận chuyển vật liệu tới công trường, điều kiện về các thủ tục mua các loại vật tư khan hiếm, đặc chủng. + Điều kiện về mặt bằng xây dựng. + Điều kiện về khối lượng: phân tán hay tập trung. + Điều kiện về năng lực máy móc, phương tiện thi công: khả năng cung ứng và năng suất của máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân lực sản xuất, trình độ tổ chức quản lý thi công. + Điều kiện về thời hạn xây dựng tuyến đường. + Và các điều kiện khác nữa, . . . b- Theo ý nghĩa, tất cả các điều kiện trên được phân ra làm 2 loại: + Điều kiện khống chế: đây là các điều kiện đã bị khống chế trước, không thể thay đổi được. Phương án thiết kế tổ chức thi công lập ra bắt buộc phải thoả mãn các điều kiện khống chế này. Các điều kiện khống chế là: - Điều kiện về thời hạn xây dựng tuyến đường. - Điều kiện về năng lực máy móc, phương tiện thi công: khả năng cung ứng và năng suất của máy móc, thiết bị, phương tiện, nhân lực sản xuất thi công. + Điều kiện tác động: là tất cả các điều kiện còn lại. Đây là các điều kiện còn có thể tác động được nên sẽ hình thành các phương án thiết kế tổ chức thi công khác nhau trong cùng một điều kiện khống chế. B A Hình 3-1: Mỏ VL 2- Chọn hướng thi công, số mũi thi công, phương pháp tổ chức thi công. + Hướng thi công: nên được chọn trùng với hướng cung cấp vật liệu (Hình 3-1). + Số mũi thi công: được chọn căn cứ vào các điều kiện cụ thể liên quan đến việc thi công xây dựng tuyến đường (Điều này sẽ được phân tích kỹ hơn trong Chương VIII). + Chọn phương pháp tổ chức thi công: cơ sở để lựa chọn được phương pháp tổ chức thi công hợp lý đã được trình bày chi tiết trong Chương II. 3- Thiết lập quy trình công nghệ thi công (hoặc quy trình công nghệ sản xuất): + Nội dung của một quy trình công nghệ thi công bao gồm ba nội dung sau: - Quy định trình tự các bước thi công. - Kỹ thuật xây dựng: ví dụ như kỹ thuật san rải, kỹ thuật lu lèn lớp móng cấp phối đá dăm, kỹ thuật đắp đất, kỹ thuật xây đá, . . . - Biện pháp thi công: ví dụ như sử dụng biện pháp thi công lắp ghép hay đổ tại chỗ, biện pháp thi công dầm cầu là đúc hẫng hay đúc đẩy, biện pháp đào hố móng bằng thủ công hay bằng máy, . . . + Các nội dung trên thường được thể hiện bằng các bản vẽ hoặc các sơ đồ có thuyết minh chi tiết. 4- Xác định khối lượng thi công (V): + Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, vào biện pháp thi công để xác định khối lượng thi công. + Cần chú ý rằng khối lượng thi công không đồng nhất với khối lượng thiết kế. Ngoài phụ thuộc vào quy mô công trình trong hồ sơ thiết kế nó còn phụ thuộc vào biện pháp kỹ thuật thi công. Ví dụ: như cùng một khối lượng thiết kế một đoạn nền đường đắp là Vđắp, nhưng khối lượng thi công sẽ là: khối lượng đắp Vđắp, khối lượng đào khai thác đất về đắp Vđào, khối lượng vận chuyển đất từ nơi đào về đắp Vvậnchuyển. Các khối lượng thi công này sẽ khác nhau khi sử dụng những biện pháp thi công khác nhau là điều phối ngang và điều phối dọc. Hoặc cùng một chiếc cầu nhưng khối lượng thi công khi sử dụng biện pháp thi công lắp ghép sẽ khác xa so với biện pháp thi công đổ tại chỗ. + Như vậy, cùng một đối tượng thi công nhưng sử dụng các biện pháp thi công khác nhau sẽ có chi phí xây dựng khác nhau, có thời gian thi công khác nhau. Chính vì vậy trong thiết kế tổ chức thi công cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp thi công hợp lý nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. 5- Chọn máy, tổ hợp máy, phương tiện thi công hợp lý. Xác định năng suất các loại xe máy, phương tiện sản xuất được sử dụng trong thi công (P): + Lựa chọn các loại xe máy, các tổ hợp xe máy, nhân lực hợp lý dùng để sản xuất, thi công. + Thiết kế sơ đồ hoạt động của các loại xe máy thi công (ví dụ: các sơ đồ chạy máy lu nền đường, sơ đồ hoạt động của máy san khi san rải lớp vật liệu làm mặt, sơ đồ hoạt động của máy ủi khi thi công đoạn nền đường đào, . . . ). + Xác định năng suất của các loại xe máy, phương tiện thi công: - Khi thiết kế tổ chức thi công chi tiết: cần xác định năng suất các loại xe máy, phương tiện sản xuất thi công ứng với điều kiện thi công cụ thể trên công trường (năng suất thực tế) bằng cách sử dụng các sơ đồ hoạt động của xe máy đã được thiết kế ở trên và dùng các công thức tính năng suất. - Khi thiết kế tổ chức thi công tổng thể: có thể lấy năng suất của xe máy, nhân lực theo định mức. Năng suất trong định mức là năng suất trung bình. 6- Xác định số ca, số công thi công cần thiết (n): Số ca, số công xe máy, nhân lực thi công cần thiết sẽ bằng khối lượng thi công chia cho năng suất lao động của phương tiện sản xuất làm công tác đó: n = V / P 7- Xác định thời gian thi công (T) và số lượng phương tiện sản xuất (số xe máy, nhân công) cần dùng (N): + Trên cơ sở số ca, số công vừa tính ra ở bước 6 tiến hành giải quyết mối quan hệ giữa thời gian thi công và số lượng xe máy, nhân lực sử dụng trong thi công. + Thời gian thi công T sẽ tỷ lệ thuận với số ca, số công cần thiết (n) và tỷ lệ nghịch với số lượng xe máy, số lượng nhân công đưa vào làm việc (N). T = n / N + Rõ ràng với cùng một giá trị n có rất nhiều cặp giá trị (T - N) cùng thỏa mãn. Khi này cần sử dụng các điều kiện đã thu thập ở bước 1 làm định hướng giải quyết vấn đề. Căn cứ vào điều kiện khống chế phân ra làm 4 trường hợp như sau: * Trường hợp 1, khống chế về thời gian thi công (T): thời hạn xây dựng tuyến đường bị khống chế hoặc bị khống chế thêm cả về thời hạn, trình tự hoàn thành các hạng mục công trình, các đoạn đường (gọi chung là khống chề về thời hạn xây dựng) ị Khi này: việc lập thiết kế tổ chức thi công tuyến đường đi vào giải quyết việc xác định số lượng xe máy, lựa chọn tổ hợp xe máy, nhân lực, phương tiên thi công sao cho việc thi công tuyến đường hoàn thành đúng thời hạn, đúng trình tự quy định nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tức là: biết được T nên sẽ tìm được N theo quan hệ trên. * Trường hợp 2, khống chế về năng lực máy móc, phương tiện thi công (N): khi bị khống chế về năng suất, khả năng cung ứng các thiết bị xe máy, nhân lực, phương tiện sản xuất (gọi chung là khống chế về năng lực của phương tiện sản xuất thi công). ị Khi này: việc lập thiết kế tổ chức thi công tuyến đường đi vào việc xác định thời gian thi công hoàn thành tuyến đường, xác định trình tự thi công và hoàn thành các hạng mục công trình, các đoạn tuyến sao cho hợp lý nhất để trên cơ sở năng lực của phương tiện sản xuất có sẵn đó tuyến đường được hoàn thành với một hiệu quả kinh tế cao nhất. Tức là: biết được N nên sẽ tìm được T theo quan hệ trên. * Trường hợp 3, khống chế về cả 2 điều kiện trên (T và N): khống chế cả về thời hạn xây dựng tuyến, cả về năng lực của máy móc, phương tiện sản xuất thi công. ị Khi này: việc lập thiết kế tổ chức thi công tuyến đường phải đi vào tính toán cân đối cả 2 mặt khống chế này, đồng thời phải áp dụng các kỹ thuật thi công, biện pháp tổ chức thi công tiên tiến, hợp lý để tăng năng suất lao động, đề xuất giải pháp làm tăng ca, sử dụng hợp lý nhất nguồn lực sẵn có để có được phương án thiết kế tổ chức thi công đồng thời thoả mãn cả hai điều kiện khống chế trên. Ta có: T = n / N = V /(Px N), ở đây: T và N đều đã biết nên phải tìm cách áp dụng biện pháp kỹ thuật thi công tiên tiến, hợp lý (điều chỉnh về khối lượng thi công V), áp dụng biện pháp tổ chức thi công, biện pháp tăng năng suất lao động, tăng ca làm việc trong ngày (điều chỉnh về năng suất P) để thoả mãn mối quan hệ trên. Tuy nhiên việc điều chỉnh về khối lượng thi công (V) thường rất hạn chế, ít có sự thay đổi (vì nó bị khống chế bởi phương án thiết kế trong hồ sơ) nên chủ yếu vẫn thiên chính về giải pháp điều chỉnh năng suất lao động (P). Trong trường hợp đã cân đối, đề xuất các giải pháp tích cực nhưng vẫn không đồng thời thoả mãn cả hai thì cần báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh lại những điều kiện khống chế. * Trường hợp 4, không bị khống chế gì cả: không bị khống chế về thời hạn xây dựng tuyến, không bị khống chế về năng lực của máy móc, phương tiện sản xuất thi công. ị Khi này: việc lập thiết kế tổ chức thi công tuyến đường lại phải đi vào xác định và cân đối sự hợp lý giữa thời hạn xây dựng tuyến, thời hạn và trình tự hoàn thành các hạng mục công trình, các đoạn tuyến và năng suất, số lượng xe máy, nhân lực, phương tiện sản xuất sử dụng sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất. Thông thường khi này thời hạn xây dựng tuyến đường, thời hạn và trình tự hoàn thành các hạng mục công trình được xác định trên cơ sở bảo đảm cho máy móc, nhân lực, phương tiện sản xuất được phát huy hết hiệu suất làm việc của mình, tức sử dụng hết năng suất, bảo đảm đoạn công tác kinh tế nhất của máy móc. Ví dụ1: thi công lớp thảm BTN trên tuyến AB có chiều dài L = 900 m, khối lượng BTN sử dụng 1md là 2 tấn/m, trạm trộn BTN có công suất 60tấn/h. Do không khống chế về thời hạn thi công nên chọn thời gian thi công lớp BTN trong 30 ngày, như vậy mỗi ngày chỉ làm 900m/ 30 ngày = 30m/ca, khối lượng BTN sử dụng trong 1 ca là 30m/ca* 2 tấn/m = 60 tấn/ca. Với khối lượng này thì trạm trộn BTN chỉ hoạt động 1h trong một ngày. Như vậy trường hợp này sẽ không sử dụng được hết năng suất của phương tiện sản xuất là trạm trộn BTN. Điều này gây ra sự lãng phí lớn bởi vì chi phí để khởi động trạm trộn BTN rất tốn kém, giá thành khấu hao 1 ca sản xuất của trạm cũng rất cao. Ví dụ 2: thi công đoạn tuyến AB trên nhưng cho lớp móng cấp phối đá dăm, nếu chỉ làm 30m/ca thì không đảm bảo đoạn hoạt động kinh tế nhất của xe máy thi công, như với máy lu thì đoạn hoạt động kinh tế nhất ở đây phải là 70 –150m. Như vậy, trường hợp 4 là trường hợp mở nên cần tối ưu mục tiêu giá thành thi công thấp nhất. 8- Lập biểu đồ kế hoạch tiến độ thi công, biểu đồ kế hoạch nhu cầu xe máy, nhân lực phục vụ sản xuất thi công: căn cứ vào kết quả tìm được ở bước 7 lập các biểu đồ này. 9- Lập kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch công tác vận chuyển vật tư: các kế hoạch này được lập theo tiến độ thi công vừa lập ở bước 8. 10- Lập nhiều phương án thiết kế tổ chức thi công: tuân theo trình tự, nguyên tắc, phương hướng lập như trên đề xuất nhiều phương án thiết kế tổ chức thi công khác nhau. Trên cơ sở đó tiến hành so sánh kinh tế –kỹ thuật để tìm ra được một phương án thiết kế tổ chức thi công tối ưu nhất. Chú ý: Khi lập thiết kế tổ chức thi công tuyến đường cần cố gắng vận dụng tối đa các thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất trong xây dựng đường, đặc biệt chú ý đến các biện pháp nâng cao năng suất lao động, chú ý đến việc nâng cao trình độ cơ giới hoá, sử dụng các loại xe máy, thiết bị thi công mới, hiện đại, tiên tiến nhất./. i3-3. Các chỉ tiêu so sánh kinh tế – kỹ thuật các phương án thiết kế tổ chức thi công đường ôtô. 1- Chỉ tiêu chi phí xây dựng: đây là chỉ tiêu chính, quyết định trong việc lựa chọn phương án thiết kế tổ chức thi công, phương án tổ chức thi công nào có chi phí xây dựng nhỏ nhất sẽ được lựa chọn. + Về mặt kinh tế để xét đầy đủ hơn hiện nay thường dùng chỉ tiêu chi phí xây dựng dẫn suất Xd: Xd = X + Ehq .M trong đó: X: chi phí xây dựng công trình. M: vốn cố định đưa vào phục vụ công tác xây dựng đường (vốn đầu tư mua sắm các phương tiện sản xuất và vốn tài sản cố định phục vụ sản xuất). Ehq: hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng đường (xét đến thời hạn hoàn vốn), các nước thương lấy Ehq = 0.1 – 0.17 + Vốn cố định M gồm giá trị tính bằng tiền của các công trình nhà cửa (phục vụ sinh hoạt công cộng, nhà xưởng phục vụ sản xuất, . . .) xây dựng cho đơn vị thi công và toàn bộ các loại xe máy, trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất thi công công trình. Vốn cố định M phải bỏ ra ngay một lúc nên còn gọi là thành phần chi phí nhất thời. Trong công thức trên thì Ehq.M là để xét đến tổn thất kinh tế do khoản tiền phải đầu tư ngay một lúc M gây ra. Chú ý khi xác định giá trị M để tính toán chi phí xây dựng dẫn suất phải xét đến tình trạng của các phương tiện sản xuất. Nếu phương tiện sản xuất còn mới hoàn toàn thì M sẽ tính bằng giá mua các phương tiện (gọi là vốn cố định ban đầu), nếu phương tiện đã qua sử dụng và hao mòn thì M sẽ tính bằng giá trị còn lại của phương tiện (gọi là vốn cố định còn lại). - Khi so sánh các phương án thiết kế tổ chức thi công có thời hạn thi công khác nhau thì cần phải quy đổi về năm đầu để so sánh. Xd0 = ồ {Xdi/ (1- E0)T-1} với i =1áT ở đây: T: là thời hạn thi công (năm) E0: hệ số quy đổi tiêu chuẩn về năm đầu, thường lấy E0 = 0.08 Xdi: chi phí xây dựng dẫn suất ở năm thứ i. Xd0: tổng chi phí xây dựng dẫn suất của tuyến đường đã được quy đổi về năm đầu. + Giá trị dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế: khi đánh giá về mặt kinh tế của các phương án thiết kế tổ chức thi công cần hiểu rõ các khái niệm này: - Giá trị dự toán: được đơn vị thiết kế tính toán lập nên trên cơ sở định mức xây dựng của nhà nước. Đó là định mức được xây dựng thể hiện chi phí lao động trong điều kiện trung bình tiên tiến của mặt bằng sản xuất chung trong xã hội, nó được dùng chung cho mọi trường hợp. - Giá thành kế hoạch: nói lên chất lượng của phương án thiết kế tổ chức thi công. Giá thành kế hoạch được xác định với những điều kiện thi công, tổ chức thi công như dự kiến trong phương án thiết kế tổ chức thi công. Định mức sử dụng ở đây không phải là định mức xây dựng chung của nhà nước mà phải là định mức xây dựng riêng được lập cho những điều kiện thi công cụ thể trong phương án thiết kế tổ chức thi công (thể hiện bằng việc tính toán qua năng suất của xe máy, phương tiện sản xuất ở từng điều kiện cụ thể). Giá thành kế hoạch càng thấp nếu nghiên cứu kỹ các biện pháp tổ chức thi công và tận dụng được các mọi tiềm lực có sẵn của đơn vị. Phương án thiết kế tổ chức thi công lập ra cần phải có được một Giá thành kế hoạch nhỏ hơn Giá trị dự toán. Và chính xác phải dùng giá thành kế hoạch để tính chi phí xây dựng dẫn xuất (X trong công thức chính là giá thành kế hoạch chứ không phải giá trị dự toán) khi so sánh các phương án thiết kế tổ chức thi công theo chỉ tiêu chi phí xây dựng. - Giá thành thực tế: phản ánh chất lượng của công tác chỉ đạo tác nghiệp thi công hiện trường. Đây chính là chi phí thực tế mà đơn vị sản xuất phải bỏ ra để xây dựng công trình. Nếu việc thi công diễn ra theo đúng kế hoạch đã lập trong thiết kế tổ chức thi công thì Giá thành thực tế sẽ bằng Giá thành kế hoạch. Nếu Giá thành thực tế cao hơn Giá thành kế hoạch thì phương án thiết kế tổ chức thi công được lập và công tác chỉ đạo tác nghiệp thi công tại hiện trường còn rất nhiều thiếu sót. + Do việc tính toán giá trị Xd rất phức tạp nên có thể so sánh gần đúng chi phí xây dựng của các phương án thiết kế tổ chức thi công qua các chi phí sau: - Giá sản xuất các loại vật liệu tại các xí nghiệp sản xuất phụ. - Giá thành vận chuyển vật liệu từ các xí nghiệp sản xuất phụ tới hiện trường thi công. - Chi phí cho công tác của tất cả các máy móc và trang thiết bị cần thiết cho việc xây dựng đường. - Chi phí trả lương cho công nhân và bộ máy quản lý, chỉ đạo, phục vụ cho việc xây dựng công trình. - Chi phí cho các loại công trình tạm, đường tạm (nếu các công trình này sau khi xây dựng đường được sử dụng sang việc khác thì chỉ tính khấu hao) Các loại chi phí trên đều phải được tính toán theo điều kiện tổ chức thi công cụ thể của từng phương án thiết kế tổ chức thi công. + Đôi khi để giản lược hơn nữa cho phép không cần tính toán các chi phí trên cho toàn bộ tuyến đường mà chỉ cần so sánh các chi phí trên tính cho các hạng mục, các quá trình thi công khó khăn, tốn kém nhất (ví dụ: nền, mặt đường thường chiếm tới 60 – 70% tổng chi phí xây dựng toàn tuyến đường). 2- Các chỉ tiêu phụ: đánh giá trình độ tổ chức thi công của các phương án thiết kế tổ chức thi công tuyến đường. a- Thời hạn hoàn thành xây dựng đường (T): + Phương án thiết kế tổ chức thi công thường có ưu điểm hơn khi có thời hạn xây dựng ngắn hơn và thoả mãn (<=) thời hạn xây dựng đã quy định. + Thời hạn thi công tuyến đường càng rút ngắn thì càng đem lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân do việc sớm đưa tuyến đường vào khai thác sử dụng và giảm được chi phí xây dựng tuyến đường cho đơn vị thi công vì nó sẽ giảm được các loại chi phí gián tiếp như chi lương, chi quản lý hành chính, chi chế độ chính sách, . . . Tuy nhiên phương án giảm được thời hạn thi công thường đi kèm với việc làm tăng lượng vốn cố định (xe máy, thiết bị, . . .) cần sử dụng vào trong thi công tuyến đường. + Chi phí gián tiếp giảm được do việc rút ngắn thời hạn xây dựng tuyến đường so với thời hạn quy định: G = B. b. t (%) G: tỷ lệ chi phí giảm tiếp giảm được do việc rút ngắn thời hạn thi công, bằng % so với tổng chi phí xây dựng tuyến đường. B: tổng chi phí gián tiếp trong quá trình xây dựng tuyến đường (% so với tổng chi phí xây dựng tuyến đường) b: tỷ số giữa chi phí giãn tiếp chỉ phụ thuộc vào thời gian tính theo lịch và tổng chi phí gián tiếp. t: tỷ số giữa thời gian hoàn thành công trình trong phương án thiết kế tổ chức thi công so với thời hạn thi công quy định. + Khi so sánh giữa 2 phương án thiết kế tổ chức thi công có thời hạn thi công khác nhau là T1 và T2 và T1 >T2 thì hiệu quả kinh tế do giảm được chi phí gián tiếp mà phương án 2 đem lại do rút ngắn được thời hạn thi công được xác định: GB’ = B’1 (1 – T2/ T1) đồng B’1: phần chi phí gián tiếp chỉ phụ thuộc vào thời gian theo lịch của phương án 1 (có thời hạn thi công dài hơn). + Hiệu quả kinh tế do việc sớm giải phóng được nguồn vốn cố định, vốn lưu động sử dụng trong xây dựng đường do việc rút ngắn thời hạn thi công mà phương án 2 đem lại: GM = Ehq (M1. T1 – M2. T2) đồng trong đó: M1, M2: vốn cố định và lưu động (lấy trung bình trong thời kỳ xây dựng) sử dụng trong xây dựng đường của phương án 1 và phương án 2. T1, T2: thời hạn thi công tuyến đường theo phương án 1 và phương án 2, ở đây T1 > T2. Nếu GM < 0 thì có nghĩa là phương án 2 tuy có thời hạn thi công ngắn hơn nhưng lại phải sử dụng nhiều lượng vốn cố định, vốn lưu động hơn khi xây dựng tuyến đường. + Cần chú ý rằng hiệu quả GB’, GM chỉ biến thành hiện thực nếu máy móc, các phương tiện sản xuất của phương án 2 rút ra sớm do viêc rút ngằn thời hạn xây dựng phải được bố trí ngay vào phục vụ thi công công trình khác. + Hiệu quả mang lại cho nền kinh tế quốc dân, lớn nhất là Chi phí vận tải giảm được (Gv) do các phương tiện vận tải sớm được chạy trên tuyến đường mới do việc rút ngằn thời hạn xây dựng tuyến đường của phương án 2 đem lại được xác định theo công thức: GV = Q. L . (Ct – Cs) (T1 – T2) đồng L: chiều dài tuyến đường, km Q: cường độ vận chuyển trung bình trong những năm đầu khai thác của tuyến đường (tấn.km/ km) Ct, Cs: chi phí vận tải trước và sau khi xây dựng đường (đ/ t.km) T1, T2: thời hạn xây dựng đường của 2 phương án đem so sánh. b- Chỉ tiêu cân đối nhịp nhàng: + Chỉ tiêu cân đối nhịp nhàng đánh giá việc phân bổ khối lượng đồng đều trong năm của phương án thiết kế tổ chức thi công. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ tổ chức thi công của phương án thiết kế tổ chức thi công. + Chỉ tiêu cân đối nhịp nhàng được tính theo công thức: Kcđ = 1 – A/ Y Y: trình độ sản xuất các sản phẩm xây dựng cơ bản một cách cân đối nhịp nhàng, tính bằng %. Ví dụ khi thi công đều đặn quanh năm và xét hệ số cân đối nhịp nhàng theo từng quý thì Y = 100/ 4 quý = 25% Khi xét chỉ tiêu cân đối nhịp nhàng theo tháng thì Y = 100/12 tháng = 8.33% A: trị số bình quân của mức chênh lệch giữa tình hình sản xuất sản phẩm thực tế với trình độ sản xuất sản phẩm không đổi, tính bằng %. A = ồa /n với i = 1 á n n: số thời kỳ xác định mức chênh lệch a: mức chênh lệch bộ phận sau một thời gian nhất định. Ví dụ: công trường có khối lượng công tác phân bổ theo quý là: Quý I: 30%, Quý II: 37%, Quý III: 15%, Quý IV: 18%. Trình độ sản xuất thi công cân đối nhịp nhàng Y tính theo quý là Y = 25% Mức chênh a của các quý: aI = 30 -25, aII = 37 -25, aIII = 25 -15, aIV = 25 -18 Vậy A = {(30-25) + (37-25) + (25-15) + (25-18)} / 4 = 8.5% Và tìm được Kcđ = 1 – 8.5/25 = 0.66 + Khi giá trị Kcđ càng gần tới 1 thì trình độ tổ chức thi công càng cao, khối lượng thi công càng được phân bổ đồng đều. Khi Kcđ càng xa 1 thì chứng tỏ phương án thiết kế tổ chức thi công có trình độ tổ chức thi công thấp, sử dụng chưa tốt các máy móc thi công và nhân công vào các thời điểm trong năm. c- Chỉ tiêu năng suất lao động: + Chỉ tiêu này là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng của phương án thiết kế tổ chức thi công, chất lượng của công tác chỉ đạo tác nghiệp thi công hiện trường. + Thường dùng 2 chỉ tiêu năng suất lao động sau đây: - Số lượng lao động hao phí để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. - Số lượng sản phẩm hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian của 1 lao động. + Khi so sánh số lượng lao động hao phí để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm có cấp kỹ thuật khác nhau hoặc không cùng đơn vị đo người ta thường tính chi phí lao động cần thiết để hoàn thành cho 1 triêu đồng khối lượng công tác xây lắp. Phương án tổ chức thi công nào có chỉ tiêu số lượng lao động hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì có trình độ tổ chức thi công càng cao. + Chỉ tiêu số lượng sản phẩm hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian của 1 lao động: chỉ tiêu này có ưu điểm là biểu hiện một cách chính xác, trực tiếp và cụ thể sản phẩm của một lao động hoàn thành được trong 1 đơn vị thời gian nhất định, có thể dùng để so sánh năng suất lao động giữa các thời kỳ, giữa các đơn vị khác nhau mà không bị ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. . Phương án tổ chức thi công nào có chỉ tiêu số lượng sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ở đây chính là vận tốc dây chuyền: là chiều dài đoạn đường được hoàn thành trong 1 ca của đơn vị thi công) càng cao thì phương án đó có trình độ tổ chức thi công càng cao. d- Các chỉ tiêu cơ giới hoá thi công: Để đánh giá việc sử dụng máy móc, thiết bị thi công của đơn vị thi công đường về mặt số lượng, chất lượng ta dùng các chỉ tiêu này: + Hệ số cơ khí hoá công tác (hay mức độ cơ giới hoá công tác): tính bằng tỷ số giữa khối lượng các công tác hoàn thành bằng cơ giới (Qm) trên tổng khối lượng công tác (Q), tính ra %. k = 100. Qm/ Q (%) - Để xác định hệ số cơ giới hoá tổng hợp k1 của toàn đơn vị thi công thi tính như sau: k1 = ồk. Q. tn/ ồQ. tn (%) ở đây tn: là định mức hao phí lao động thủ công cho 1 đơn vị sản phẩm k, Q: có ý nghĩa như trên. Nhược điểm của của hệ số cơ giới hoá công tác xác định theo cách trên là mới chỉ phản ánh được mức độ cơ giới hoá về khối lượng, chưa phản ánh được về chất lượng nên không phản ánh được trình độ hoàn thiện của các máy móc sử dụng. Ví dụ: nếu có 2 đơn vị sử dụng hai loại máy khác nhau, một toàn máy tốt, một toàn máy cũ thì hệ số k tính theo công thức trên hoàn toàn giống nhau. + Hệ số cơ giới hoá lao động, klđ: phản ánh được đúng mức độ và chất lượng cơ giới hoá trong thi công: klđ = 100. Nm / N (%) trong đó: Nm: thời gian (hay số công nhân) lao động bằng máy N: tổng thời gian (hay tổng số công nhân) lao động sử dụng. Hệ số này phản ánh một cách tổng quát nhất mức độ cơ giới hoá của tất cả các công tác cũng như của từng công tác, của tất cả các phần việc chính và phụ. + Hệ số trang bị cơ giới cho toàn bộ công ty: là tỷ số của giá trị máy móc thi công hiện có bình quân trong năm chia cho tổng khối lượng sản phẩm xây lắp trong năm đó tính theo giá trị dự toán, %. Hệ số trang bị cơ giới cho toàn bộ công ty có nhược điểm là phụ thuộc vào giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành trong năm. Với một lượng máy móc không đổi nếu sử dụng tốt sẽ làm ra giá trị sản phẩm nhiều hơn nên hệ số trên bị giảm xuống và ngược lại. Do vậy phải sử dụng bổ sung hệ số dưới đây: + Hệ số trang bị cơ giới cho một công nhân: bằng tỷ số của giá trị máy móc thi công hiện có bình quân trong năm chia cho số lượng công nhân bình quân trong danh sách của ca lớn nhất. Giá trị máy móc thi công hiện có bình quân trong năm bằng trung bình cộng của giá trị máy móc còn lại trong tháng (sau khi đã trừ liền khâu hao cơ bản trong tháng). Số lượng công nhân bình quân trong danh sách của ca lớn nhất bằng danh sách của toàn thể công nhân trong công ty chia cho hệ số đổi ca kca = ồMh /(t.n) ồMh: tổng số giờ máy đã làm việc. t: thời gian làm việc 1 ca n: số ngày làm việc của máy. khi các máy đều làm việc mỗi ngày 2, 3 ca thì kca >=2, khi chỉ có một số máy làm việc trong 2 ca thì 1 <kca< 2, khi sử dụng các đội máy không tốt thì hệ số đổi ca chỉ còn kca < 1. Nhược điểm của các chỉ tiêu trang bị cơ giới trên là chỉ xác định các chỉ tiêu đó theo giá trị của máy mà giá trị đó không đại biểu cho năng suất của máy. Chính vì vậy người ta sử dụng các hệ số trang bị động lực để đánh giá chính xác hơn năng lực sản xuất của các công ty. + Hệ số trang bị động lực của công ty (hoặc trình độ trang bị động lực): bằng tỷ số giữa tổng công suất toàn bộ các động cơ của đội máy thi công của công ty chia cho khối lượng công tác xây lắp hàng năm quy ra tiền. + Hệ số trang bị động lực của lao động: bằng tổng số tiêu hao động lực của các động cơ sử dụng trên công trường (kw/h) trên tổng số người.ngày công đã làm trên công trường đó. + Hệ số trang bị động lực cho một công nhân: bằng tỷ số của tổng công suất toàn bộ các động cơ của đội máy thi công chia cho tổng số công nhân danh sách của ca lớn nhất. Tổng công suất toàn bộ các động cơ của đội máy thi công tính trên đây không bao gồm công suất của động cơ phương tiện vận chuyển. Số công nhân bình quân trong danh sách cũng không tính số công nhân lái xe. Hệ số trang bị động lực của lao động phản ánh chính xác nhất tình hình trang bị động lực của công ty vì được tính theo hao phí lao động thực tế đã sử dụng. + Khi so sánh các phương án tổ chức thi công, nên chọn phương án có: - Mức độ cơ giới hoá công tác cao nhất. - Khối lượng công tác mà điều kiện thi công bảo đảm cho toàn đội máy có thể hoàn thành được định mức chỉ đạo hàng năm. - Hệ số trang bị công tác và hệ số trang bị động lực cho 1 triệu đồng (hoặc 1 đơn vị khối lượng) của công tác xây lắp là nhỏ nhất. - Hệ số trang bị công tác và hệ số trang bị động lực cho lao động (hoặc cho 1 công nhân) là lớn nhất. Đây là phương án lý tưởng nhất: khi này trên công trường sẽ có một số lượng công nhân ít nhất (bảo đảm chỉ tiêu số lượng lao động hao phí thấp nhất), tỷ lệ các công tác làm bằng phương pháp thủ công nhỏ nhất, kinh phí trang bị máy móc và động lực cho 1 đơn vị thi công sẽ nhỏ nhất, việc sử dụng các máy móc và động lực đó hiệu quả nhất. e- Chỉ tiêu trình độ sử dụng các đội máy thi công và vận chuyển. Đánh giá trình độ sử dụng các đội máy thi công và vận chuyển, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số sử dụng đội máy. - Hệ số hoàn thành các định mức chỉ đạo hàng năm. - Hệ số sẵn sàng kỹ thuật. Với các đội xe vận chuyển cần thêm 2 chỉ tiêu: - Hệ số sử dụng hành trình. - Hệ số sử dụng tải trọng. f- Sử dụng vốn cố định sản xuất vào xây dựng đường. + Vốn cố định dùng trong xây dựng đường là cơ sở vật chất để thi công đường, gồm các loại máy, xe vận chuyển, thiết bị, nhà cửa và công trình. Chúng tham gia vào sản xuất với chức năng là phương tịên lao động và giá trị của chúng được chuyển dần (hao mòn) vào giá trị của sản phẩm xây dựng. - Vốn cố định được chia thành 2 loại: ./ Vốn cố định phi sản xuất: là nhà cửa, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sinh hoạt văn hoá, phục vụ sản xuất (như nhà xưởng), . . . Vốn cố định phi sản xuất không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên số lượng và tình hình của nó có ảnh hưởng quyết định đến điều kiện sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến tình hình lao động của nhân công. Vốn cố định phi sản xuất ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động. ./ Vốn cố định sản xuất: là tất cả các loại vốn cố định khác (như xe, máy, thiết bị, . . . ). Vốn cố định sản xuất lại được chia làm 2 loại: Vốn cố định sản xuất chủ động: là xe, máy, thiết bị, . . . Vốn cố định sản xuất bị động: là nhà xưởng, công trình có ý nghĩa sản xuất. - Việc đánh giá tất cả các loại vốn cố định được tiến hành theo giá trị của chúng. Khi xét phải xác định 2 loại giá trị: giá trị ban đầu và giá trị còn lại. + Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng vốn cố định sản xuất trong xây dựng đường ôtô: - Chỉ tiêu hiệu suất tiền vốn cố định sản xuất: Fo = Pxl / Ctb trong đó: Fo: chỉ tiêu hiệu suất tiền vốn (đồng/đồng) Pxl: giá trị khối lượng công tác xây lắp hàng năm được hoàn thành (đồng). Ctb: giá trị trung bình năm của vốn cố định sản xuất (đồng). Chỉ tiêu Fo này có ý nghĩa: nó cho biết 1 đồng tiền vốn cố định sản xuất bỏ ra sẽ làm được một giá trị sản phẩm là bao nhiêu. Đó chính là hiệu suất sử dụng đồng vốn trong sản xuất. Fo càng cao thì hiệu suất sử dụng đồng vốn trong sản xuất càng cao. - Chỉ tiêu số lượng tiền vốn cho một đơn vị sản phẩm:(ngược lại với Fo). Fc = Ctb / Pxl Chỉ tiêu Fc có ý nghĩa: để làm ra được 1 đơn vị sản phẩm thì cần dùng bao nhiêu đồng vốn cố định sản xuất. Đó chính là mức độ đầu tư ban đầu. Fc càng thấp thì càng tốt. + Sử dụng vốn cố định vào sản xuất có hiệu quả là một yêu cầu bắt buộc đối với công trường xây dựng. Vốn cố định sử dụng càng hiệu quả thì càng nhanh chóng hoàn lại chi phí mua sắm chúng. + Có nhiều biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định sản xuất, trong đó có biện pháp hàng đầu là tăng thời gian sử dụng tài sản cố định trong năm bằng cách tăng số ca làm việc lên 2, 3 ca/ngày, kéo dài mùa thi công, chuyên nghiệp hoá các đội thi công cơ giới, bảo dưỡng xe máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt, . . . + Có thể sử dụng 2 công thức trên để tính ngược lại gần đúng nhu cầu vốn cố định sản xuất cần đầu tư cho công trường: Ctb = Pxl / Fokh trong đo: Fokh là hiệu suất sử dụng tiền vốn kế hoạch. 3- Như vậy: khi so sánh lựa chọn phương án thiết kế tổ chức thi công thì căn cứ vào các chỉ tiêu trên để so sánh lựa chọn, chỉ tiêu quan trong nhất vẫn là chi phí xây dựng. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá như trên ra thì các yêu cầu và điều kiện thi công cụ thể của công trình cũng thường là các nhân tố khách quan quyết định đến việc lựa chọn phương án tổ chức thi công. Ví dụ: khi xây dựng nâng cấp tuyến đường cũ là trục vận tải chính, có lưu lượng xe rất đông, thường xuyên thì yếu tố biện pháp bảo đảm giao thông tốt nhất trong quá trình xây dựng tuyến có khi lại là yếu tố quyết định nhất khi lựa chọn biện pháp tổ chức thi công cho tuyến đường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC3 tctcdoto.doc
Tài liệu liên quan