Tài liệu Bài giảng Những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin: NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINHI. NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAYChủ nghĩa Mác-Lênin được hiểu theo nghĩa chung nhất là học thuyết khoa học về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người; về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống lại mọi sự bất công, nô dịch, áp bức; về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Các Mác (1818 - 1883)V. I. Lênin (1870 - 1924)Ph. Ăngghen (1820 - 1895)Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự thống nhất toàn vẹn hữu cơ của ba bộ phận cấu thành không thể tách rời: triết học Mác-Lênin, kinh tế - chính trị học Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lênin có những gía trị bền vững chủ yếu sau:1. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết phát triển- Về bản chất, chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết phát triển, là hệ thống mở với bản chất vốn có là luôn luôn được bổ sung, phát triển. Ph.Ăngghen đã ...
63 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINHI. NHỮNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAYChủ nghĩa Mác-Lênin được hiểu theo nghĩa chung nhất là học thuyết khoa học về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người; về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động chống lại mọi sự bất công, nô dịch, áp bức; về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Các Mác (1818 - 1883)V. I. Lênin (1870 - 1924)Ph. Ăngghen (1820 - 1895)Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự thống nhất toàn vẹn hữu cơ của ba bộ phận cấu thành không thể tách rời: triết học Mác-Lênin, kinh tế - chính trị học Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa Mác-Lênin có những gía trị bền vững chủ yếu sau:1. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết phát triển- Về bản chất, chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết phát triển, là hệ thống mở với bản chất vốn có là luôn luôn được bổ sung, phát triển. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc". C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 36, NxbCTQG,H.199; tr.776.Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc". C. Mác - Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 36, NxbCTQG,H.199; tr.776.V.I.Lênin bổ sung, phát triển nhiều luận điểm của chủ nghĩa Mác cho phù hợp với điều kiện thực tiễn cũng như sự phát triển của khoa học cùng với cuộc đấu tranh chống lại các loại hình kẻ thù của chủ nghĩa Mác.Lênin: "Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 4, Nxb TB, M.1974, tr.232.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo nhiều luận điểm của Lênin về cách mạng.Khi khẳng định lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận phát triển không có nghĩa là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không ổn định.Có những luận điểm cụ thể nào đó do thực tiễn chính trị - xã hội, cũng như do sự phát triển của kinh tế, của khoa học, v.v... đã đổi thay mà cần phải được bổ sung, phát triển, thậm chí loại bỏ.Một số điểm cơ bản Lênin phát triển so với MácMác: Cách mạng XHCN chỉ có thể thắng đồng thời ở 1 loạt nước TBCN;Quá độ trực tiếp lên CNXH;Sớm xóa bỏ kinh tế thị trường; kinh tế kế hoạch hóa tập trung; một hình thức sở hữu công cộng (nhà nước)Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!Nhà nước kiểu Công xã Pari.Lênin: Cách mạng XHCN có thể thắng ở 1 số nước, thậm chí 1 nước TBCN;Quá độ gián tiếp lên CNXH từ những nước kinh tế lạc hậu;Kinh tế nhiều thành phần; kết hợp kế hoạch với thị trường; chấp nhận đa dạng hóa hình thức sở hữu trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếuVô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại;Nhà nước kiểu Xô viết-mới.2.Chủ nghĩa nhân văn vì con ngườiChủ nghĩa Mác-Lênin xuất phát từ con người và cũng nhằm mục đích giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin không có mục tiêu nào khác là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột. Nhưng để giải phóng con người, trước hết phải giải phóng giai cấp công nhân. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa nhân văn vì con người của chủ nghĩa Mác-Lênin. 3. Phương pháp biện chứng duy vậtCho đến nay nhân loại đã biết tới nhiều phương pháp nhận thức khác nhau nhưng hiện tại chưa có phương pháp nào có thể thay thế được phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin.Phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa trong lịch sử phát triển của phương pháp biện chứng từ thời cổ đại đến thời đại của Mác.Phương pháp biện chứng duy vật còn được bổ sung bởi những thành tựu vĩ đại của khoa học tự nhiên đương thời cũng như cơ sở thực tiễn là phong trào đấu tranh cách mạng của phong trào công nhân thế giới.Các nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử-cụ thể và thực tiễn của phương pháp biện chứng duy vật vẫn còn nguyên giá trị phương pháp luận khoa học.Nguyên tắc khách quan Nguyên tắc này yêu cầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan; tôn trọng quy luật khách quan, hành động theo quy luật khách quan; nhìn thẳng vào sự thật; xem xét sự vật một cách trung thực như nó vốn có, không tô hồng, không bôi đen. Chống chủ quan duy ý chí. Không lấy mong muốn chủ quan thay cho hiện thực khách quan. Nguyên tắc phát triểnNguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi, phát triển; Chống bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, yêu cầu phải tin tưởng tương lai; Trong thực tiễn phải có tầm nhìn chiến lược, dự báo được các tình huống có thể xảy ra để có các phương án dự phòng tối ưu; nếu có khó khăn thất bại tạm thời phải bình tĩnh, tự tin tin vào tương lai vì quy luật chung là phát triển đi lên.Nguyên tắc toàn diệnNguyên tắc này đòi hỏi xem xét sự vật phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật. Tuy nhiên, cần phải có trọng tâm, trọng điểm. Trong hoạt động thực tiễn muốn giải quyết vấn đề gì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Chống bệnh phiến diện cực đoan, một chiều. Chống chiết trung, ngụy biện dàn đều bình quân chủ nghĩa.Nguyên tắc lịch sử-cụ thểNguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật phải vừa cụ thể (trong không gian, thời gian xác định, mối liên hệ cụ thể) vừa lịch sử (trong hoàn cảnh lịch sử, tính lịch sử, điều kiện lịch sử cụ thể); Chống giáo điều, rập khuôn, máy móc, chung chung đại thể.Nguyên tắc thực tiễnXem xét sự vật gắn với nhu cầu thực tiễn. Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận, chủ trương, đường lối. Coi trọng tổng kết thực tiễn, để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí . TÍNH LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TỪ HOẠT ĐỘNG HÁI LƯỢMĐẾN CHỦ ĐỘNG CẢI TẠOMÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊNĐỂ TỒN TẠI 4. Quan niệm duy vật về lịch sửQuan niệm duy vật về lịch sử này đã chấm dứt sự lộn xộn và tuỳ tiện vẫn thống trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị.Quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác lần đầu tiên trong lịch sử đã thấy được căn nguyên của những động cơ vật chất, đặc biệt là động cơ lợi ích kinh tế trong hoạt động lịch sử của con ngườiQuan niệm duy vật về lịch sử cũng xuất phát từ trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất xã hội để lý giải những quan niệm tư tưởng cũng như những điều kiện xã hội của của đời sống của quần chúng nhân dân cùng vai trò của họ trong lịch sử. Quan niệm duy vật về lịch sử đã xem xét xã hội một cách chỉnh thể, toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế - xã hội.Quan niệm duy vật về lịch sử xuất phát từ đời sống vật chất để lý giải đời sống tinh thần của xã hội.Quan niệm duy vật về lịch sử trong khi khảng định vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, kinh tế đối với chính trị, đã không hề hạ thấp mà còn nhấn mạnh sự tác động trở lại của đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, của chính trị đối với kinh tế,... Do vậy, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác về bản chất cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng. 5. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hộiKhái niệm: HTKT- XH là phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu Quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy .Kết cấu: Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, nhưng có ba mặt cơ bản là: Lực lượng SX, Quan hệ SX và Kiến trúc thượng tầng.PTSXLLSXQHSXQh sở hữu đối với TLSX (Quyết định)Qh T/c qlý sxQh p2 sp lđNgười lao động (trình độ)Kỹ năngKinh nghiệmTri thức Sức khỏeTLSXTLLĐĐTLĐDòng chảy của lịch sử nhân loại diễn ra theo sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp lên cao. Điều này diễn ra một cách lịch sử-tự nhiên. Bởi lẽ, những nguyên nhân dẫn tới những sự thay thế này là do những mâu thuẫn bên trong lòng của mỗi hình thái kinh tế-xã hội quy định. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, Những mâu thuẫn này được giải quyết sẽ tạo cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội mới. LLSXQHSXQuy luật “QHSX LLSX”PTSXLLSX phát triểnThúcđẩyKhông phù hợp - Lạc hậu- “Vượt trước”Sự phát triển của LLSXKìm hãmPhù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của LLSXCũng giống như CNTB ra đời từ trong lòng chủ nghĩa phong kiến, CNXH sẽ ra đời từ trong lòng CNTB. Đây là quy luật khách quan của lịch sử.Sự phát triển của các HTKT-XH mang tính lịch sử nghĩa là gắn điều kiện văn hóa, lịch sử -cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.Các học giả tư sản chống lại lý luận hình thái kinh tế-xã hội, vì học thuyết này chỉ ra rằng hình thái kinh tế-xã hội TBCN không phải là vình viễn, nhất định tạo ra điều kiện, tiền đề cho CNXH ra đời.QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HTKT-XH (theo lý luận của C.Mác)HTKT- XH PKHTKT-XH CHNLHTKT-XH CSNTHTKT-XH CSCNHTKT-XH TBCN 6. Học thuyết giá trị thặng dưC.Mác là nhà kinh tế học đầu tiên phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông đã thành công trong việc chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư. Các học giả tư sản dù muốn cũng chưa một ai đưa ra được một lý thuyết nào khả dĩ có thể bác bỏ được học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.G.Xôrốt là người chống chủ nghĩa Mác nhưng cũng phải thừa nhận Mác và Ănghen đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây hơn 150 năm (Xem: bserve 1; )Cần bổ sung (sở hữu trí tuệ, bản quyền; quảng cáo; quản lý phí của chính nhà tư bản,v.v..) nhưng về bản chất học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên giá trị khoa học. 7. Về vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thể của giai cấp vô sản.C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng có vai trò, sứ mệnh lịch sử lật đổ giai cấp tư sản thiết lập một chế độ xã hội mới không còn người bóc lột người.Mặc dù cuộc sống có tiến bộ hơn, nhưng bản thân người công nhân hiện đại vẫn là người làm thuê hiện đại, vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư.Xét về nội dung kinh tế giai cấp công nhân vẫn là chủ thể chủ yếu của quá trình sản xuất vật chất trong nền công nghiệp hiện đại, vẫn là người gắn với lực lượng sản xuất hiện đại, có những phẩm chất như tinh thần đồng đội, tập thể, có tầm nhìn xa trông rộng, có tính kỷ luật cao, có khẳ năng quy tụ, lãnh đạo các giai cấp khác.Xét về nội dung chính trị - xã hội cho thấy chỉ có giai cấp công nhân mới có thể liên minh với nhân dân lao động khác do đảng cộng sản lãnh đạo để xây dựng xã hội mới; mới giải quyết được các vấn đề chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới.Xét về nội dung văn hóa, tư tưởng, chỉ có giai cấp công nhân mới là lực lượng xác lập được các hệ giá trị mới như lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do để thay thế cho hệ giá trị tư sản cũ. 8. Học thuyết về chủ nghĩa xã hội CNXH với tư cách là một lý tưởng vẫn sống mãi; sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình CNXH giáo điều, cứng nhắc, không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung.CNXH với tư cách là một phong trào hiện thực vẫn tồn tại;CNXH với tư cách là một chế độ chính trị-xã hội vẫn tồn tại, phát triển ở Việt nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào,v.v..Mặc dù quan điểm của Mác, Ăngghen về chủ nghĩa xã hội mới chỉ mang tính phác thảo về những nguyên tắc chung nhất cơ bản nhất: có sự lãnh đạo của ĐCS; nền đại công nghiệp với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, phân phối theo lao đông; Nhà nước của dân, do dân, vì dân; dân chủ XHCN,.. vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội và sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản là do tất yếu kinh tế quy định và đều tất yếu như nhau; cách thức khác nhau của các quốc gia, dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội là kết quả phát triển tổng hợp của tinh hoa mọi thời đại, mọi dân tộc,II. NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA Xà HỘI, CON ĐƯỜNG LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM1. Phát triển lý luận về đặc trưng bản chất CNXH Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đã nêu sáu đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng. - Đó là xã hội do nhân dân lao động làm chủ; - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Đến Đại hội X, Đảng ta lại có bước phát triển hơn nữa trong quan niệm về đặc trưng bản chất của CNXH: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; Các dân tộc trong công đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển 2011) đã phát triển thêm thành tám đặc trưng bản chất của CNXH: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”. Như vậy là lý luận về đặc trưng bản chất của CNXH được Đảng ta phát triển cụ thể hơn trong quá trình đổi mới.2. Đảng ta phát triển lý luận về phương hướng xây dựng CNXHCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đề ra bẩy phương cơ bản để xây dựng CNXH ở Việt Nam: Một là, xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Putin tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc hội kiến ngày 27/2. Ảnh: Ngọc ThànhSáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.Tổng kết 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng dất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển 2011) đã đưa ra tám phương hướng lớn: Một là, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận thống nhất. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Như vậy, lý luận về phương hướng xây dựng CNXH ở nước ta ngày càng được Đảng ta hoàn thiện, phát triển. Ngay trong từng phương hướng này, trong quá trình đổi mới Đảng ta thường xuyên đổi mới, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại.3. Đảng ta phát triển lý luận về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCNTrước đổi mới, Đảng ta xác định quá độ lên CNXH ở nước ta là sự “bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN”. Trong công cuộc đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đã sử dụng cụm từ “bỏ qua chế độ tư bản” và xác định: “Nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”Đến Đại hội IX, Đảng ta đã phát triển cụ thể hơn: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Đây là bước phát triển quan trọng của lý luận về con đường lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Đảng ta. 4. Đảng ta hình thành và phát triển lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đại hội VI kế thừa NEP của V.I.Lênin, xác định: “Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”Tuy nhiên, Đại hội VI mới xem việc sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ chỉ là “đặc trưng thứ hai” của cơ chế quản lý kinh tế mới. Đại hội VII có bước phát triển hơn, đã xác định, đó là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.Đồng thời cụ thể hóa một bước chế độ công hữu “về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.Đến Đại hội IX khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được khẳng định với quan niệm: “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN5. Đảng ta phát triển lý luận về nhà nước pháp quyền XHCNTrong quá trình đổi mới, Đảng ta nhận thấy sự cần thiết phải khai thác những giá trị của lý luận nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tuy vậy, khái niệm “nhà nước pháp quyền” vẫn chưa được sử dụng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH(1991) của Đảng và Hiến pháp 1992. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1994) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” khi khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật”Tuy nhiên, nhận thức về “nhà nước pháp quyền” mới là bước đầu. Đại hội IX đánh dấu bước phát triển rõ rệt lý luận của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quan điểm này của Đại hội IX đã được thể hiện trong khi sửa đổi một số điều Hiến pháp 1992(năm 2001) và tiếp tục được khẳng định ở Đại hội X với chủ trương: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.Đại hội XI đã có bước phát triển thêm khi khẳng định phải nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, “nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây là sự phát triển lý luận của Đảng ta về nhà nước pháp quyền XHCN như một hình thức tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân.6. Đảng ta phát triển lý luận về văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” được Đảng nêu ra lần đầu tiên trong Nghị quyết hội nghị lần thứ Tư (khóa VII) (1.1993). Sau đó luận điểm này được khẳng định lại trong các văn kiện Đại hội lần thứ VIII, IX, X, XI của Đảng và văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII); 10 (khóa IX). Đây là thành tựu lớn về phát triển lý luận của Đảng về văn hóa với tính cách là nền tảng tinh thần của xã hội; văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế. Theo quan niệm của Đảng ta, phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội ở Việt Nam là nhằm hình thành, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại; Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hướng tới sự giáo dục, phát triển những con người có tinh thần yêu nước, yêu gia đình, có chủ nghĩa quốc tế trong sáng, phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, phát triển các giá trị thể chất, giá trị đạo đức, giá trị tri thức, giá trị thẩm mỹ.Trên đây là một số nội dung tiêu biểu cho sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta. Sở dĩ, Đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo thành công chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá trình đổi mới, là do Đảng ta đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và thời đại để vận dụng; Thường xuyên tổng kết thực tiễn có lý luận để bổ sung, phát triển lý luận; nắm vững các nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử-cụ thể, thực tiễn vào đổi mới; Chân thành học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong vận dụng và phát triển lý luận. Xin chân thành cám ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_gia_tri_benh_vung_cua_chu_nghia_mac_lenin_5565_2150598.pptx