Tài liệu Bài giảng Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây - Con đường cứu nước: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây - con đường cứu nước Nhóm: 5 Nội dung chính Giới thiệu Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Kết luận Giới thiệu Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 2/9/1969. Sinh ra trong một gia đình nhà nho, yêu nước, lớn lên trong một địa phương có truyền thống đánh giăc ngoại xâm. Trong tình cảnh nước mất nhà tan, thù trong, giặc ngoài, thời niên thiếu người thanh niên này đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào cả nước,trước tình cảnh đó người thanh niên giàu lòng yêu nước và đầy nghị lực này đã sớm có ý chí đánh đuổi thực dân, đem lại tự do ,hạnh phúc cho đồng bào cả nước.Và để thực hiện điều đó người đã quyết định tìm ra một con đường cứu nước mới là sang các nước phương tây. Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ ngh...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây - Con đường cứu nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây - con đường cứu nước Nhóm: 5 Nội dung chính Giới thiệu Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Kết luận Giới thiệu Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 2/9/1969. Sinh ra trong một gia đình nhà nho, yêu nước, lớn lên trong một địa phương có truyền thống đánh giăc ngoại xâm. Trong tình cảnh nước mất nhà tan, thù trong, giặc ngoài, thời niên thiếu người thanh niên này đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào cả nước,trước tình cảnh đó người thanh niên giàu lòng yêu nước và đầy nghị lực này đã sớm có ý chí đánh đuổi thực dân, đem lại tự do ,hạnh phúc cho đồng bào cả nước.Và để thực hiện điều đó người đã quyết định tìm ra một con đường cứu nước mới là sang các nước phương tây. Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì kinh tế các nước phương Tây ngày càng phát triển Các nước phương Tây luôn nói đến cái gọi là tự do – bình đẳng – bác ái.Và để biết thực chất sau những từ ngữ hoa mĩ đó thì Người quyết định sang phương Tây để được thấy rõ. Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.chính cuộc cách mạng này đã thức tỉnh các dân tộc châu Á. Hoàn cảnh của các nước phương Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Cuộc cách mạng tháng mười nga thành công là tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức bóc lột và “mở ra trước mắt thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc .và nó còn gắn kết các dân tộc các dân tộc thuộc địa trên thế giới lại với nhau và kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuât tư bản chủ nghĩa. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều... Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Về chính trị: làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị". Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Về cơ cấu xã hội: bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản. Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép. Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn với giai cấp địa chủ phong kiến( chủ yếu là nông dân). Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc. Các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ như phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân… Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Việc nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài xuất phát từ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu nước.Qua cuộc hành trình đến nhiều nước, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của nhân dân lao động.Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Nhờ những bài học từ buổi học thiếu niên về lý tưởng “bốn bể đều là anh em” và “năm châu họp làm một nhà”, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đau xót với nỗi đau của dân tộc mình mà người còn đau xót cho nỗi đau của các dân tộc khác trên thế giới bị đày đọa. Người nãy sinh ý thức về sự đoàn kết các dân tộc để đấu tranh cho lợi ích và nguyện vọng chung. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Trước yêu cầu lịch sử xã hội việt nam, các phong trào đấu tranh chống thưc dân pháp diễn ra sôi nổi với nhiều phương thức và biện pháp khác nhau: bạo động, hoặc cải cách, với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau như: dựa vào pháp để thực hiện cải cách hoặc dựa vào bên ngoài để đánh pháp...nhưng cuối cùng cũng đều thất bại. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Sự thất bại của phong trào Cần Vương do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong hệ tư tưởng phong kiến chấm dứt, và đó chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu nước hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường mới để mong được giải phóng: Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau đó sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911). Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Những con đường cứu nước của các sỹ phu yêu nước tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Do đó các phong trào này đều thất bại và nó đã phản ánh được sự yếu kém về kinh tế, chính trị và sự bất lực của họ trước nhiệm vụ của lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Nguyễn Ái Quốc mặc dù rất khâm phục các vị cách mạng tiền bối, nhưng Người đã nhận ra những hạn chế của các phong trào yêu nước, người không hoàn toàn tán thành cách làm của họ. Nguyễn ái quốc đã dám “phủ định con đường xuất dương truyền thống” của cha ông. Sang phương Tây tìm con đường mới chứ không phải Trung Quốc, Nhật Bản. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Trả lời nhà văn Mỹ Anna Louis Strong, Người nói rõ: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho Mỹ; tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Trong nhiều năm đó, Người đã qua nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi để kiếm sống và học tập. Nhờ vậy, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Trong quá trình hoạt động ở Pháp, Ngưới đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6/1919, Người đã thay mặt những người Việt nam tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyến tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Lựa chọn con đường cứu nước – sang phương Tây Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Dảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhày vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn gắn cách mạng Việt nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-lenin. Kết luận Việc quyết định ra phương tây để tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam của Nguyễn Aí Quốc là một quyết định đúng đắn, mới mẽ đầy sáng tạo và giải đáp cho chúng ta câu hỏi tại sao người lại chọn sang phương tây để tìm con đường cứu nước mà không phải qua các nước khác. Từ đó đã mở ra cho cách mạng nước ta một phương hướng đấu tranh mới- đấu tranh bằng cách mạng vô sản, và giành được thắng lợi to lớn đem lại độc lập tự do hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Kết luận Từ đó cho ta thấy được hình ảnh đẹp về một con người sống với tràn đầy niềm yêu thương, có bản lĩnh gan dạ, hết lòng vì tổ quốc. Cảm ơn sự lắng nghe và theo dõi của thầy và các bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1i_quoc_lua_chon_phuong_huong_cuu_nuoc_sang_phuong_tay_7553.ppt