Tài liệu Bài giảng Mười phím tắt để dùng Internet tốt hơn: Chương 25
Mười phím tắt để dùng Internet tốt hơn
Trong chương này
Các mẹo để tiết kiệm thời gian
Các ngón nghề có sẵn
Các phím tắt thời thượng
Các lệnh từ xa dành cho những người lười đánh máy
Nếu bạn dùng lệnh rsh của Unix nhiều lần để chạy các lệnh trên các máy tính khác, bạn sẽ chóng chán và mệt vì phải gõ nhiều lần những thứ như
rsh lester cat somefile
Để bảo nó chạy một lệnh, trong trường hợp này là trên một máy tính tên là lester. Đã có sẵn một phím tắt thông minh (ít nhất là vào lúc đó): Nếu cái tên mà qua đó rsh được khởi động không phải là rsh, nó giả định đó là tên của máy tính sử dụng. Thành ra nếu bạn tạo ra một bản sao của rsh và gọi nó là lester, bạn chỉ cần gõ
lester cat somefile
Nếu ai cũng tạo ra hàng tá các bản sao của rsh, sẽ có nhiều khoảng trống bị lãng phí. May thay là bạn vẫn có thể dùng lệnh link để làm ra một tên mới cho rsh mà không phải tạo ra một bản sao mới.
Đầu tiên, phải bảo đảm là bạn có một thư mục bin (nhị phân; xem chương 14 của Unix for d...
6 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mười phím tắt để dùng Internet tốt hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 25
Mười phím tắt để dùng Internet tốt hơn
Trong chương này
Các mẹo để tiết kiệm thời gian
Các ngón nghề có sẵn
Các phím tắt thời thượng
Các lệnh từ xa dành cho những người lười đánh máy
Nếu bạn dùng lệnh rsh của Unix nhiều lần để chạy các lệnh trên các máy tính khác, bạn sẽ chóng chán và mệt vì phải gõ nhiều lần những thứ như
rsh lester cat somefile
Để bảo nó chạy một lệnh, trong trường hợp này là trên một máy tính tên là lester. Đã có sẵn một phím tắt thông minh (ít nhất là vào lúc đó): Nếu cái tên mà qua đó rsh được khởi động không phải là rsh, nó giả định đó là tên của máy tính sử dụng. Thành ra nếu bạn tạo ra một bản sao của rsh và gọi nó là lester, bạn chỉ cần gõ
lester cat somefile
Nếu ai cũng tạo ra hàng tá các bản sao của rsh, sẽ có nhiều khoảng trống bị lãng phí. May thay là bạn vẫn có thể dùng lệnh link để làm ra một tên mới cho rsh mà không phải tạo ra một bản sao mới.
Đầu tiên, phải bảo đảm là bạn có một thư mục bin (nhị phân; xem chương 14 của Unix for dummies nếu bạn không quen với các thư mục bin). Sau đó gõ vào
ln -s /usr/ucb/rsh bin/lester
Chú ý: Có thể bạn không dùng một máy chủ tên là lester, thành ra hãy thay thế tên của một máy chủ mà bạn phải dùng. Tên bạn dùng có thể là một tên hoàn toàn Internet nếu nó xa máy chủ, như là mobydick.ntw.org. Khi đó lệnh link là
ln -s /usr/ucb/rsh bin/mobydick.ntw.org
Trên một vài hệ thống, tên thực của rsh có thể khác /usr/ucb/rsh, khi đó bạn có thể dùng lệnh whereis rsh để tìm ra tên dùng trong lệnh ln). Bạn có thể tạo ra càng nhiều liên kết đến rsh như bạn muốn, mỗi liên kết dành cho một hệ thống bạn muốn sử dụng.
Sau khi bạn tạo ra các liên kết, gõ vào rehash để bảo cho shell biết rằng bạn vừa mới thêm vào một vài lệnh mới; sau đó bạn có thể làm tiếp và sử dụng chúng.
Nếu chỗ làm việc của bạn có nhiều máy tính cùng chia sẻ các tài khoản giống nhau, có thể tồn tại một thư mục tên là /usr/hosts liên kết tất cả những máy tính thường dùng. Nếu vậy, bạn có thể đặt nó trong đường dẫn tìm kiếm chương trình bằng cách gõ vào như sau, nếu bạn dùng C shell:
set path=($path /usr/hosts)
Hoặc nếu bạn dùng Kom hay Bourne shell, gõ
path=$path:/usr/hosts
export path
Dùng tùy chọn /usr/hosts không mặc nhiên tạo ra liên kết của chính bạn ở dạng nhị phân cho các tên hệ thống bạn dùng mà không nằm trong danh sách địa phương.
Đặt tên máy chủ dành cho những người lười đánh máy
Bạn có thể chú ý rằng các tên máy chủ Internet, đặc biệt là trong các tổ chức lớn, có xu hướng là dài. một hệ thống có thể được đặt tên chẳng hạn như thirdbase.yankees.bronx.nyc.ny.us. Bạn có thật sự cần phải gõ toàn bộ tên mỗi lần bạn muốn tham chiếu đến máy chủ đó không? Câu trả lời, chừng nào mà tên vẫn còn là thường dùng đối với bạn, là không.
Các tác giả của hệ thống đặt tên trên Internet đã giả định rằng là một máy chủ càng gần với bạn, bạn càng hay truy cập đến đó hơn, và càng ít phải làm công việc đánh máy hơn. Thành ra, trong nhiều trường hợp, bạn có thể viết tắt tên máy chủ và hệ thống của bạn vẫn có thể hình dung ra ý bạn muốn nói gì.
Hệ thống đặt tên sử dụng một đường dẫn tìm kiếm - một danh sách các tên từng phần dựa trên tên máy chủ của bạn - để hình dung bạn muốn nói gì khi bạn sử dụng một tên tắt. Ví dụ, nếu bạn sống ở tầng thứ 3, đường dẫn tìm kiếm của bạn gồm có:
yankees.bronx.nyc.ny.us
bronx.nyc.ny.us
ny.us
Bạn có thể chỉ cần đưa vào vài phần đầu tiên của tên máy chủ. Khi hệ thống tên khám phá ra rằng tên mà bạn đưa vào không phải là tên một máy chủ dạng đầy đủ, nó sẽ đoán tiếp về máy chủ bạn đang cần đến bằng cách thử tên bạn đưa vào với một số tên trong danh sách tìm kiếm. Ví dụ, để nói chuyện với leftfield.yankees.bronx.nyc.ny.us, bạn có thể viết tắt tên thành leftfield, và phần còn lại sẽ được điền đầy từ đường dẫn tìm kiếm. Những kiểu viết tắt như leftfield.yankees và leftfield.yankees.bronx và leftfield.yankees.bronx.nyc cũng dùng được bởi vì hệ thống tên có thể điền vào đó từ đường dẫn tìm kiếm.
Nếu bạn muốn trinh sát ở homeplate.mets.queens.nyc.ny.us, kiểu viết homeplate.mets.queens là đủ bởi vì phần còn lại của tên nằm trong đường dẫn tìm kiếm.
Trên thực tế, kiểu xử lý này cho phép bạn viết tắt tên máy chủ của các máy tính trong ban của mình thành một thành phần đơn giản và các tên ở chỗ khác trong tổ chức của mình thì viết thêm thành 2, 3 thành phần.
Về lý thuyết, đường dẫn tìm kiếm của mỗi hệ thống có thể thay đổi để đưa thêm vào những gì mà người quản lý hệ thống muốn, chứ không chỉ các phần được ngắt khúc ra như tên máy tính ở cục bộ - nhưng thường không ai làm điều đó vì rắc rối quá.
Trích yếu các ngón nghề FTP
Đi sục sạo trên FTP và chuyển nhiều file có thể là nhức đầu, đặc biệt là nếu bạn đã biết cần tìm file nào và bạn chỉ muốn lấy những gì đã bổ sung. Sau đây là một vài trò để làm cho FTP bớt nhức đầu.
Tự động login
Phần lớn các phiên bản của FTP cho phép bạn cất một danh sách các tên người sử dụng và mật khẩu cho những chỗ thường FTP đến trong một file gọi là .netrc (vâng, nó bắt đầu là một dấu chấm). Khi bạn bắt đầu FTP, nó liên hệ đến file này để xem thử hệ thống bạn đang FTP đến là có trong danh sách hay không. Nếu đúng, FTP sẽ sử dụng tên từ file này. Sau đây là một .netrc điển hình:
machine shamu.ntw.org login elvis password sinatra
default login anonymous password elvis@ntw.org
Nếu bạn FTP đến shamu.ntw.org, FTP login bạn vào với tên là elvis và mật khẩu là sinatra. ở chỗ khác, FTP login vào là anonymous với mật khẩu là elvis@ntw.org. (dĩ nhiên là dùng chính địa chỉ email của bạn). Một vài phiên bản của FTP không hiểu được dòng mặc nhiên, thành ra bạn phải đặt các dòng cá biệt cho mỗi hệ thống bạn login vào để FTP vô danh, như sau:
machine ftp.uu.net login anonymous password elvis@ntw.org
machine ftp.internic.net login anonymous password elvis@ntw.org
...
Làm thế nào để giữ danh sách thư mục dài ngoằn trên màn hình?
Một trong những thói quen tệ hại bực mình một cách đáng yêu của FTP UNIX là ở chỗ nó gởi kết xuất ra màn hình của bạn ở mức nhanh nhất mà nó có thể làm. (chương trình FTP UNIX được viết tận thời kỳ của các trạm cuối đánh máy chậm chạp vốn thật sự là in những trò vớ vẩn trên giấy, nếu bạn có thể hình dung ra việc đó). Khi bạn liệt kê thư mục, danh sách thường có khuynh hướng bay qua màn hình trước khi bạn kịp nhìn thấy nó. Để tránh việc này, bạn có thể khai thác đặc điểm sau-ra-trước chưa được đề cập đến của lệnh dir của FTP. Bạn có thể gõ vào hai thứ sau lệnh dir:
Thư mục phải liệt kê
File địa phương mà bạn muốn cất danh sách vào đó.
Ví dụ, nếu bạn muốn lấy một danh sách các thư mục ở xa gọi là virtual, bạn có thể gõ vào
ftp> dir virtual val-dir
Lệnh này đặt danh sách liệt kê vào file địa phương tên là val-dir. Điều đó vẫn còn hơi khó chịu vì bạn vẫn phải ngắt FTP để xem nội dung file (mặc dù các file cất các danh sách các archive FTP phổ biến vẫn có thể được làm sẵn để tham khảo cho tiện).
Một đặc điểm mù mờ khác của lệnh dir của FTP là nếu bạn cho FTP một cái tên bắt đầu bằng dấu | (thanh đứng) thay vì một tên cục bộ, nó sẽ coi phần còn lại của tên là một lệnh, như trong ví dụ sau đây:
ftp> dir vitual | more
Lệnh này đưa thư mục vào lệnh more để hiện thông tin ra mỗi lần một trang.
Bạn có thể dùng cùng một trò đó trên lệnh get. Nếu bạn muốn nhìn vào file ở xa là README, nhưng không muốn cất nó ở chỗ mình, hãy gõ vào:
ftp> get README | more
Nén là bạn của bạn
Nếu bạn đang chuyển những file lớn (nghĩa là những file mất thời gian chuyển lâu mà bạn không muốn đợi), hãy nén chúng lại trước đã. Với những file văn bản hay chương trình, các chương trình nén như zip (hay PKZIP), compress, hay gzip sẽ thu nhỏ file lại còn khoảng chừng một nửa và như thế thời gian chuyển file cũng còn một nửa. Nếu bạn nối với máy kia bằng một liên kết chậm, thì telnet vào đó và nén file tốn ít thời gian hơn ngồi đợi chuyển file như bình thường. Nếu bạn chuyển nhiều file riêng biệt, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách dùng lệnh tar, cpio, hay zip để kết hợp chúng vào một file đơn, bởi vì mạng sẽ qua nhiều thủ tục khi FTP chuyển từ file này sang file khác.
Điều này cũng rất được áp dụng khi bạn dùng RCP thay cho FTP. Trước khi bạn dùng FTP để sao chép một file, bạn có thể dùng lệnh rsh để nén hoặc trữ file vào máy tính khác. Ví dụ:
rsh letter zip tmpzip file1 file2 file3
... zip does its thing...
rcp lester:tmpzip.zip tmpzip.zip
Trong ví dụ này, đầu tiên tôi dùng rsh để chạy lệnh zip trên máy chủ lester và tạo ra một archive tên là tmpzip.zip. Sau đó tôi dùng RCP chép file này vào máy của tôi rồi unzip nó trên máy tôi.
Nhảy bước ngắn trong vùng đất FTP
Cách thông thường để chuyển từ thư mục này sang thư mục khác trong FTP là dùng lệnh cd, nhìn vào danh sách thư mục, dùng lệnh cd khác, v.v...Nhưng nếu bạn biết chính xác bạn muốn đi đâu, bạn có thể cd đến đó trong một bước đặc sắc như sau:
cd pub/micro/pc/windows/games/new/prnotopa
Phần lớn các hệ thống - ít nhất là Unix và DOS - yêu cầu một dấu chéo (/) giữa các thành phần trong tên thư mục (DOS cũng dùng dấu chép ngược (\)). Trên những hệ thống khác, bạn phải dùng đúng theo qui ước cục bộ ở đó.
Lấy mỗi lần một thư mục
Chú ý: Ngón nghề đặc biệt này giả định rằng bạn có một chương trình FTP tương tự như chương trình chuẩn trên Unix. Nếu bạn có chương trình mới hơn, với đồ hoạ, windows, rất tiếc là không chạy được.
Giả sử rằng bạn muốn dùng FTP để chép nhiều thư mục toàn bộ từ máy này sang máy khác. Chịu khó chuẩn bị một tí, bạn có thể bố trí để làm tất cả điều này bằng một lệnh không bị ngắt để bạn có thể thi hành lệnh lúc, giả sử, 11:59am để nó làm tất cả cho bạn trong lúc bạn đi ăn trưa. Ví dụ, giả sử rằng các file mà bạn muốn là tất cả những gì có trong thư mục pc/tools, pc/editors, và pc/games (rõ là bạn cũng không muốn bỏ sót cái cuối này).
Trước khi FTP, hãy tạo các thư mục tương ứng cho cả cấp thấp nhất trên máy tính của mình - trong trường hợp này là tools, editors và games. Sau đó bạn FTP sang máy kia và sau khi login vào, đưa ra lệnh sau đây:
binary
cd pc
prompt off
mget tools/* editors/* games/*
Lệnh đầu tiên, binary, thiết lập chế độ chuyển file là nhị phân, vốn rất quan trọng nếu bạn đang chuyển các file phi văn bản. Lệnh thứ hai, cd pc, để chuyển vào thư mục pc trên máy chủ đó, là thư mục cha của thư mục bạn muốn chép. Lệnh thứ ba, prompt off, tắt dấu nhắc từng file một mà lệnh mget thường dùng. (Nếu bạn quên điều này, mget sẽ hỏi bạn trước khi chép file, và làm hỏng tính chất thi hành trong một lệnh). Lệnh thứ tư, mget..., để chép tất cả những gì trong các thư mục tools, editors, và games.
Lệnh mget chép tất cả các file và giữ nguyên đúng tên như trên máy ở xa kia, và là lý do tại sao bạn phải tạo ra các thư mục với tên đúng là tools, editors và games để nhận những file này từ những thư mục ở xa tương ứng.
Khi nó chép các file, lệnh mget nói cho bạn biết nó vừa chép những gì, để bạn có thể thấy là nó đã làm những gì bạn muốn. Nếu có nhiều file cần phải chép, lệnh này sẽ mất một lúc mới làm xong, nhưng không cần phải chú ý gì khi nó làm.
Này quyết định đi chứ
Một độc giả tinh ranh (là bạn đấy) có thể thấy rằng tôi chỉ nói về một mặt sử dụng lệnh zip hay archive để nén nhiều file rồi FTP đi, và mặt khác là bạn có thể dùng mget và RCP thuần túy để chép tất cả trong một lần. Cái nào tốt hơn?
Vâng, cũng còn tùy. (một độc giả tinh tường có thể thấy rằng tôi đang nói lòng vòng. Lần sau tôi sẽ viết một quyển sách cho những độc giả ít tinh ranh hơn. Như thế dễ hơn). Nếu cái máy tính mà bạn đang lấy các file từ đó về được nối với bạn bằng một đường truyền nhanh chẳng hạn như Ethernet (xem chương 3), thì việc chuyển file là đủ nhanh rồi và không cần phải nén file. Mặt khác, nếu máy tính kia nối với một đường dây điện thoại tốc độ chậm, khi đó việc nén file tiết kiệm được nhiều thời gian. Vấn đề nén hay không thường không cần bàn nếu bạn đang lấy file bằng FTP vô danh, vì bạn không có chọn lựa login vào và tự làm việc nén file. Nhưng một vài FTP vô danh tự động làm việc nén file. Ví dụ nếu một file gọi là zorplotz, và bạn cố gắng lấy file zorplotz.Z, thì những hệ thống FTP đặc biệt này sẽ hiểu là bạn muốn lấy bản nén và sẽ nén file cho bạn. Những FTP này cũng làm việc theo kiểu kia, khi bạn không có trình giải nén. Mẹo này chỉ làm được ở một vài chỗ, nhưng cứ thử thì cũng chẳng sao. Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là nó báo lại với bạn là không có file zorplotz.Z tồn tại.
Những người quen dùng RCP để chép file có thể hài lòng khi biết rằng họ có thể dùng trò mẹo này ít tốn công sức hơn, như chỉ ra trong lệnh sau đây:
rcp -r ntw.com:pc/tools ntw.com:pc/editors tw.com:pc/games ntwstuff
Dòng lệnh đơn giản này yêu cầu RCP chép đệ qui (do chỗ viết tắt -r) 3 thư mục ở xa vào một thư mục trên máy bạn tên là ntwstuff. Sao chép đệ qui có nghĩa là các thư mục và tất cả các file trong đó đều được chép. Lệnh RCP thậm chí còn tạo ra các thư mục nếu chúng không có. Những người đánh máy lười biếng nếu có sử dụng C shell trên UNIX có thể dùng dạng viết tắt hơn của lệnh này
rcp -r ntw.com:pc/tools.editors.games ntwstuff
Mánh cho những người sử dụng Windows
Nếu bạn đang dùng một hệ windows như Microsoft Windows, bạn có thể tạo ra biểu tượng trong Program Manager cho những lệnh và những máy chủ thường dùng nhất. Ví dụ, giả sử rằng bạn đang dùng Windows và, vì thiếu một chương trình Archie, bạn telnet vào một hệ thống với server telnet Archie. Bạn có thể tạo ra một biểu tượng để chạy telnet và đưa tên của máy chủ vào dòng lệnh, để truyền cho chương trình khi bắt đầu thi hành, như chỉ ra trong hình 25-1.
Hình 25-1: Tạo ra một biểu tượng chuyên biệt trong Windows
Chi tiết về việc tạo ra biểu tượng là không giống nhau trên các hệ thống, nhưng thường là đơn giản. Hãy nhìn vào biểu tượng tương tự (biểu tượng telnet bình thường là một chọn lựa tốt nếu bạn muốn tạo ra một biểu tượng chuyên biệt), chép nó lại, và thêm vào vài dòng văn bản trên dòng lệnh.
Nếu bạn đang dùng XWindows, menu chính luôn xuất hiện khi bạn nháy con chuột vào bên ngoài của bất kỳ cửa sổ nào. Khi nháy con chuột như vậy thì chương trình sẽ làm gì tùy theo nội dung của các file .twmrc hay .mwmrc. Hãy tìm một chuyên gia ở chỗ mình để hỏi cách thêm một mục chọn vào menu. Không khó khăn gì cho anh ta khi chỉ cho bạn là việc đó. Trên máy của tôi, menu trông giống như sau:
@dpl of C@dp !@dpxterm -name Library -e telnet
locis.loc.gov $@dp
-name là tên để hiện ra trên đầu cửa sổ, và văn bản sau chữ -e là lệnh để chạy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHUONG~3.DOC