Tài liệu Bài giảng môn Quản trị kinh doanh - Thương hiệu tự sự: Các vấn đề Marketing
Trang 1
60. Thương hiệu tự sự
Giá trị thương hiệu không chỉ bao gồm những yếu tố liên quan đến đặc tính sản phẩm mà
còn nằm ở những điều tưởng chừng đơn giản. Chẳng hạn như nguyên liệu tự nhiên hay màu
sắc bao bì.
Cái may của tôi
Tôi ra đời trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước chưa quen dùng bởi vì tôi là một sản
phẩm trái cây đóng gói. Tại một đất nước nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam, người tiêu
dùng có thể mua bất kỳ loại trái cây tươi nào tùy mùa, tại đầu hẻm hay góc phố. Để tồn tại
và phát triển, ông chủ của tôi phải bôn ba ra nước ngoài tìm kiếm thị trường. Sau nhiều năm
thâm nhập thị trường, nhu cầu tăng cao, cung không đủ cầu.
Tôi được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận là vì tôi vẫn giữ được mùi vị trái cây tự
nhiên dù là sản phẩm đóng gói. Đó là điều may mắn cho tôi bởi vì tôi được sinh ra từ một
đất nước nông nghiệp còn đang phát triển như Việt Nam. Nông dân chưa có điều kiện ứng
dụng các phương pháp khoa họ...
129 trang |
Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Quản trị kinh doanh - Thương hiệu tự sự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các vấn đề Marketing
Trang 1
60. Thương hiệu tự sự
Giá trị thương hiệu không chỉ bao gồm những yếu tố liên quan đến đặc tính sản phẩm mà
còn nằm ở những điều tưởng chừng đơn giản. Chẳng hạn như nguyên liệu tự nhiên hay màu
sắc bao bì.
Cái may của tôi
Tôi ra đời trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước chưa quen dùng bởi vì tôi là một sản
phẩm trái cây đóng gói. Tại một đất nước nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam, người tiêu
dùng có thể mua bất kỳ loại trái cây tươi nào tùy mùa, tại đầu hẻm hay góc phố. Để tồn tại
và phát triển, ông chủ của tôi phải bôn ba ra nước ngoài tìm kiếm thị trường. Sau nhiều năm
thâm nhập thị trường, nhu cầu tăng cao, cung không đủ cầu.
Tôi được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận là vì tôi vẫn giữ được mùi vị trái cây tự
nhiên dù là sản phẩm đóng gói. Đó là điều may mắn cho tôi bởi vì tôi được sinh ra từ một
đất nước nông nghiệp còn đang phát triển như Việt Nam. Nông dân chưa có điều kiện ứng
dụng các phương pháp khoa học trong nông nghiệp để làm thay đổi mùi vị hay màu sắc của
các loại nông sản.
Không ngờ cái mùi tự nhiên đó lại chính là sự khác biệt mang lại giá trị cho tôi trong thời
buổi toàn cầu hóa, phải cạnh tranh với vô số nông sản phẩm chế biến tại các nước tiên tiến.
Thật hãnh diện khi tôi là một trong số rất ít thương hiệu Việt Nam xuất hiện trên thị trường
nước ngoài trong thời điểm hiện tại!
Thời thế đã thay đổi, giới trẻ trong nước bắt đầu chọn mua và thưởng thức tôi thường xuyên
hơn. Họ thường dùng khi xem truyền hình hay đi hát karaoke với bạn bè. Giờ đây, hình ảnh
của tôi trong tâm trí giới trẻ không còn là một nông sản sấy khô bình thường với dáng vẻ
“nông dân” nữa mà là một “gia vị” cho cuộc sống hiện đại. Tôi nghĩ đã đến lúc mình phải
“hóa thân” để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của giới trẻ hiện đại.
Giá trị là màu sắc
Tôi cũng là một loại thực phẩm ăn liền thương hiệu mì ăn liền tên V đã ra đời và tồn tại
hơn bốn mươi năm trên thị trường, ngay cả trong cái thời mà đất nước này phải ăn độn gạo
với các nông sản khác như khoai hay bắp. Người tiêu dùng và nhất là các cô cậu sinh viên
rất ưa chuộng tôi bởi vì ngoài hương vị đậm đà, có thể ăn nhanh bất kỳ lúc nào, tôi còn phù
hợp với túi tiền của họ nữa. Tôi không chỉ nổi tiếng với những giá trị này thôi nhé.
Qua hàng chục năm, những khách hàng trung thành của tôi rồi đến thế hệ con em họ vẫn
chọn tôi. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu na ná giống nhau và tôi cũng khoác
nhiều dáng vẻ màu sắc khác nhau nhưng người tiêu dùng vẫn nhận ra và chọn mua tôi.
Khi mua, người ta chỉ cần nói “bán cho tôi gói mì tím”. Đơn giản bởi vì tôi có bề ngoài màu
tím mà họ dễ dàng nhận biết từ xa. Tuy gam màu tím trông có vẻ không phù hợp với bản
thân tôi cho lắm nhưng qua thời gian nó trở thành “có giá trị” trong mắt người tiêu dùng từ
Các vấn đề Marketing
Trang 2
lúc nào mà chính bản thân tôi cũng không hề biết. Nó giống như trường hợp bạn chọn một
lon nước cola mà không cần đọc tên nhãn hiệu khi đi vào siêu thị vậy.
Điều này giống như một phản xạ có điều kiện. Tôi nghĩ chắc hẳn nhiều yếu tố liên quan đến
chất lượng sản phẩm đã được tích lũy dần dần vào trong cái màu tím bề ngoài của tôi. Và nó
trở thành giá trị quan trọng của tôi đối với người tiêu dùng trong nước. Tôi rất vui vì mình
sở hữu giá trị đó.
Hai cuộc đời và một nỗi trăn trở Tôi cần phải tiến hóa như thế nào?
Mỗi thương hiệu đều muốn có cuộc sống riêng. Cả hai chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi cần
được đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng theo từng thời kỳ.
Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà vô số nhãn hiệu có tên tuổi từ các các nước
khác nhau đã đến Việt Nam. Nhưng phải tiến hóa như thế nào để người tiêu dùng vẫn tiếp
tục đặt niềm tin và chọn mua là điều không dễ dàng chút nào.
Bản thân chúng tôi là những thương hiệu nội có nhiều nỗi trăn trở trong bối cảnh hội nhập.
Là thương hiệu, ai cũng có cùng mục tiêu phát triển nhanh và phát triển bền vững. Hai
chúng tôi cũng thế. Có nên ước vọng trở thành một thương hiệu quốc tế hay không? Giá trị
cốt lõi của chúng tôi đang nằm ở chỗ nào? Làm thế nào để luôn tiến hóa mà vẫn nhận được
sự ủng hộ từ số đông khách hàng hiện có? Hy vọng rằng tất cả những mối trăn trở này sẽ
được các nhà chuyên môn giải quyết một cách thấu đáo.
Còn hơn thế, chúng tôi mong muốn mang một sứ mệnh cao cả hơn. Đó là đóng góp vào
cụm từ “A Product of Vietnam Sản phẩm của Việt Nam” trong thời kỳ hội nhập kinh tế
toàn cầu.
Theo TBKTSG
61. Những điều cần biết khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên
internet
Theo các nhà marketing, sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân xuất phát từ “sự
định vị” kém hiệu quả của mỗi cá nhân. Đối với các công ty, khách hàng nhận diện thương
hiệu của họ qua các phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, nhưng đối với thương
hiệu cá nhân mọi người lại nhận diện nó qua chức năng, kinh nghiệm và cảm xúc.
“I Googled you before today’s meeting.”, đó là câu đầu tiên chàng trai nói với cô gái trong
lần đầu gặp gỡ. Cô gái đã đưa ra những thông tin tốt nhất về bản thân mình trên internet và
chàng trai, với một ít kiến thức về mạng đã dễ dàng tiếp cận được với những thông tin này.
Anh cảm thấy cô gái có những điểm phù hợp với mình và hai người đã quyết định hẹn hò
với nhau. Đây là một trong những cách mà cô gái có thể sử dụng để xây dựng thương hiệu
cá nhân cho mình.
Với bài báo nổi tiếng năm 1977, Tom Peter đã khuyến khích xu hướng xây dựng thương
hiệu cá nhân một cách mãnh mẽ, ông cho rằng “Không quan tâm đến tuổi tác, không quan
tâm đến chức vụ và không chú ý đến công việc kinh doanh chúng ta đang tiến hành, nhưng
tất cả chúng ta đều phải hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
Các vấn đề Marketing
Trang 3
Chúng ta đã và sẽ là những CEO của các công ty riêng của chính mình, trong kinh doanh
việc quan trọng là tự xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân”.
Rất nhiều người đã lao vào phong trào xây dựng thương hiệu cá nhân, tìm kiếm cả về hình
thức lẫn nội dung. Xu hướng này vẫn vững mạnh dù bị lên án rằng thương hiệu cá nhân bản
thân nó đã là nỗi ám ảnh đối với các tổ chức. Theo Financial Times “Thật khó chịu khi
thương hiệu cá nhân làm cho người ta tham vọng, lén lút và hời hợt, tệ hơn là ảnh hưởng
xấu trong kinh doanhcàng chú ý đến mình, bạn càng ít tập trung vào công việc của mình.
Những sự lên án đó đúng hay sai? Thật khó có thể đưa ra câu trả lời vì khi xây dựng cho
mình một thương hiệu cá nhân, mỗi người đã có một định hướng rõ ràng và cụ thể, nhưng
khi thực hiện một số người cho rằng đơn giản đó chỉ là những thông tin mà bạn upload lên
mạng và mọi người có thể vào đó để xem đồng thời tìm hiểu về bạn. Một thực tế đã chỉ ra
rằng, đa số các trường hợp thì thương hiệu cá nhân của bạn chủ yếu là được định hình bởi
tác động ngoài sự kiểm soát của bạn.
Theo các nhà marketing, sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân xuất phát từ “sự
định vị” kém hiệu quả của mỗi cá nhân. Đối với các công ty, khách hàng nhận diện thương
hiệu của họ qua các phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, nhưng đối với thương
hiệu cá nhân mọi người lại nhận diện nó qua chức năng, kinh nghiệm và cảm xúc.
Khi một cá nhân không có nhiều chi phí để tiến hành quảng bá cho thương hiệu cá nhân của
mình, họ nghĩ ra giải pháp với chi phí thấp là dùng internet, tuy nhiên tại đây lại có rất nhiều
nguyên nhân gây khó khăn trong việc thể hiện tất cả những thông điệp, cảm xúc của mình.
Trên Internet chúng ta quảng bá thương hiệu thông qua các bảng tóm tắt, các bản tham
khảo, các bài báo viết về cá nhân, một số hình ảnh về bản thân của mình. Tuy nhiên có một
số người lại quá lợi dụng hình thức này. Ví dụ như khi tôi vào Google để tìm tên một người,
kết quả là tìm thấy rất dễ dàng nhưng khi xem đến phần thông tin của người đó, tôi cảm thấy
khó chịu khi người đó upload lên mạng nhiều thông tin không cần thiết, trong khi lại thiếu
đi một số thông tin cần thiết, điều này gây khó chịu cho người truy cập.
Mặt khác một số người còn sử dụng Internet là nơi để phê phán, công kích người khác, hãy
quan sát các ứng cử viên chính trị hoặc quan tòa đã bị mọi người công kích như thế nào
trong thập niên qua, đôi khi chỉ vì họ phát biểu thiếu chi tiết, cụ thể nên bị mọi người hiểu
lầm.
Đôi khi bạn thể hiện tất cả các thông tin lên một trang web để giới thiệu về mình, nhưng
trang web đó lại thể hiện nhiều hình ảnh, thông tin không tốt. Điều này sẽ làm cho hình ảnh
của bạn bi sụt giảm, giá trị thương hiệu cá nhân bị sai lệch, nhưng bản thân chúng ta nhiều
khi lại không nhận ra được vấn đề này
Ngày nay việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng trở nên khó khăn hơn, hiện tại chúng ta
khó xác định được đối tượng truyền thông của mình nhưng bạn rất dễ dàng được mọi người
biết đến. Hãy lấy Google là một ví dụ. Sau khi chúng ta gõ từ khóa mình muốn tìm, kết quả
tìm kiếm được thiết lập theo dãy, những thông tin được nhiều người yêu thích được ưu tiên
hơn so với những thông tin có chất lượng hoặc được phép sử dụng.
Các vấn đề Marketing
Trang 4
Quảng bá thương hiệu cá nhân thông qua internet là một giải pháp có nhiều ưu điểm như chi
phí thấp, tốc độ lan truyền nhanh, nhưng nó cũng có rất nhiều yếu điểm như: không mang
lại khả năng làm tăng giá trị công việc và cuộc sống, khó truyền đạt nội dung, làm giảm
hình ảnh tiếp thị
Chúng ta luôn mong muốn cải cách và nâng cao thương hiệu cá nhân cho bản thân mình.
Nhưng hãy luôn nhớ rằng, dù cho bạn sử dụng giải pháp nào đi nữa, mà bạn không kiểm
soát được thương hiệu cá nhân của mình, thì đó chính là lúc bạn đang hủy diệt đi thương
hiệu cá nhân của mình mà bạn không hề biết.
(lantabrand)
62. Thị trường MP3 rung chuyển vì cuộc chiến Apple – Microsoft
Không thể ngồi im chứng kiến Apple làm mưa làm gió trên thị trường nhạc số, Microsoft đã
chính thức tuyên chiến bằng Zune, một thiết bị nghe nhạc/giải trí multimedia đa năng, dự
kiến ra mắt ngay trong năm nay.
Không hề thua kém, Apple ngay lập tức phản pháo bằng việc bóng gió tiết lộ dự án iPhone
một mẫu điện thoại di động "ông hoàng nhạc số".
Zune Kẻ thách thức bạo gan
Thay vì tấn công trực diện vào iPod, Microsoft đã chọn một hướng đi an toàn nhưng tham
vọng hơn: Trong khi thiết kế và các chiến dịch marketing của iPod chủ yếu nhắm đến người
tiêu dùng, thì Microsoft lại giang rộng tay chào đón giới nghệ sĩ.
Các hãng đĩa rõ ràng đang "rúng động" vì kế hoạch của Microsoft, và điều này hứa hẹn một
tiềm năng khổng lồ cho Zune.
"Nếu các nghệ sĩ phấn khích về Zune, người tiêu dùng cũng sẽ bị cuốn theo. Nếu như cả
cộng đồng sao cùng phát cuồng vì Zune, một mình ông phù thủy Steve Jobs (Giám đốc điều
hành Apple) cũng chẳng làm nên trò trống gì", nhà phân tích Rob Enderle của Enderle
Group nhận định.
Microsoft có bộn tiền và hãng sẵn sàng chấp nhận thua lỗ ban đầu để xâm nhập vào thị
trường nhạc số, tương tự như trường hợp Xbox đã làm với thị trường video game.
Microsoft thừa giàu có để vay mượn chiến thuật quen thuộc bên làng di động, ấy là giảm giá
vô tội vạ các mẫu điện thoại hấp dẫn để đổi lấy hợp đồng thuê bao dịch vụ trong nhiều năm.
Chưa hết, Microsoft cũng đủ lực để thực thi các liên minh, đưa công nghệ MP3 vào trong ô
tô, điện thoại, video game và máy tính gia đình. Rõ ràng, Microsoft đang sở hữu một thứ vũ
khí mà Apple không tài nào với tới được, ấy chính là nền tảng game với Xbox và Xbox
Live.
Quan trọng nhất, nên nhớ rằng phần mềm của Microsoft đang chạy trên 90% số máy tính
của toàn thế giới. Chỉ cần một động tác kết nối đơn giản với những tài nguyên sẵn có này,
dịch vụ nhạc số của Microsoft đã có thể thăng hoa.
Các vấn đề Marketing
Trang 5
"Họ (Microsoft) đang tính toán lại toàn bộ các ưu thế của mình. Họ đang tiến vào thị trường
nhạc số theo một cách khác. Microsoft đang biến Apple từ một đại gia thành một đối thủ
nhỏ bé trên mọi phương diện, xét theo tiềm lực và tài nguyên".
iPod Kẻ phòng thủ bậc thầy
Tuy nhiên, trước hết, Microsoft phải vượt qua được một nhược điểm cố hữu, có tính lịch sử
của hãng trong việc thiết kế phần cứng và marketing hai lĩnh vực mà Apple đã chứng tỏ họ
là bậc thầy.
Yếu tố quyết định trong cuộc chiến Apple và Microsoft không phải là tập đoàn của Bill
Gates có thể làm được gì, mà là cách thức Steve Jobs sẽ phản ứng lại như thế nào.
Từ lâu, các quan chức của Apple đã dự đoán trước việc Microsoft nhảy vào địa hạt của
iPod. "Chúng tôi không ngồi im bó gối đâu", Giám đốc tài chính Peter Oppenheimer vừa
mới khẳng định trước đại hội cổ đông như vậy.
Và sự thật đúng là có một dãy dài các phát minh iPod đang xếp hàng chờ được công bố.
Apple đã chuẩn bị sẵn sàng cho đợt đổ bộ của Microsoft.
Microsoft không phải đối thủ đầu tiên lăm le hạ bệ iPod. Trước đó, Sony, Samsung cũng đã
từng lên tiếng thách thức Apple, nhưng đều đã thất bại, hoặc chưa thành công. "Có nhiều
tiền chưa hẳn là bảo đảm bằng vàng. Con đường sẽ rất chông gai, tiêu tốn nhiều sức lực và
tiền của", Enderle nói.
Theo Enderle, Apple có thể phản ứng xa tới mức thay thế hoàn toàn iPod bằng một thiết bị
mới tinh vào cuối năm nay. Thậm chí, họ còn có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng
điện thoại iPhone.
Khi được hỏi về thành công của dòng điện thoại Walkman của Sony, giám đốc tài chính
Apple Oppenheimer trả lời đầy tự tin "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cạnh
tranh của mình trên thị trường, và chúng tôi phấn khích về những gì đang có trong dự định.
Tôi không nghĩ là những chiếc điện thoại hiện hành đã tương xứng với danh hiệu máy nghe
nhạc tốt nhất của iPod. Nhưng theo thời gian, điều này có thể thay đổi, và xin khẳng định lại
là chúng tôi không chịu ngồi yên đâu nhé!".
Theo VietNamNet
63. Hãy loại bỏ những phiền nhiễu cho khách hàng!
Bạn đang phải “vật lộn” với những khách hàng lập dị, các sản phẩm kém sức sống, dịch vụ
rối rắm và nhiều vấn đề đau đầu khác?. Bạn không biết làm cách nào để thoát khỏi chúng?.
Nếu vậy thì điều quan trọng trước tiên là bạn hãy tìm hiểu xem tại sao những vấn đề như
vậy lại xuất hiện.
Các vấn đề Marketing
Trang 6
Một trong những lý do chủ yếu là khách hàng luôn mong đợi những sản phẩm/dịch vụ của
bạn đạt chất lượng đúng như quảng cáo, kèm theo đó là một dịch vụ chăm sóc khách hàng
chu đáo. Rất dễ hiểu tại sao nguyên nhân của những mong đợi như vậy, bởi vì bản thân
chúng ta cũng là những khách hàng. Nếu được lựa chọn giữa một vật dụng có thể sử dụng
và vận hành đơn giản, hiệu quả, với một vật “không thể hiểu nổi” mà lại luôn hỏng hóc,
đương nhiên chúng ta sẽ lựa chọn cái đầu tiên.
Khi khách hàng không cảm thấy thỏa mãn với chất lượng sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ làm gì?.
Trừ khi đó là một tình huống hết sức tồi tệ, liệu họ có liên lạc với bạn để trình bày, giải
thích hay phàn nàn, đề nghị bạn giúp họ khắc phục vấn đề không?. Có lẽ một vài người sẽ
làm như vậy để “trút giận” về những gì họ trải qua. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy,
phần đông khách hàng chỉ lẳng lặng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác, còn bạn sẽ
không bao giờ biết được lý do tại sao.
Điều gì khiến khách hàng bực bội?
Có thể bạn nghĩ rằng tất cả các công ty đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ đều đã nghiên cứu
kỹ lưỡng và quan tâm chu đáo tới các khách hàng, và họ luôn đưa ra những sản phẩm/dịch
vụ tốt nhất mà họ có. Không hẳn bao giờ cũng vậy, đặc biệt là khi thị trường không có sự
cạnh tranh gay gắt. Thậm chí cả khi các nhà cung cấp đã nỗ lực tối đa, các vấn đề khúc mắc
vẫn có khả năng xuất hiện.
Bất kỳ sản phẩm (như các loại dụng cụ, đồ dùng, phần mềm) hay dịch vụ (như sửa chữa,
vận chuyển) nào cũng đều có thể gây phiền hà cho khách hàng bằng việc tạo ra nhiều yêu
cầu, điều kiện phức tạp cho sản phẩm/dịch vụ của họ. Đó có thể là thời gian xếp hàng, thời
gian chờ đợi, cài đặt hay cập nhập một thông tin gì đó, thiết lập hệ thống vận hành, lập trình,
hướng dẫn đào tạo, bảo dưỡng, những chi tiết kỹ thuật, trả lời thắc mắc, chờ đợi những trợ
giúp khách hàng.... Tất cả đều là những nguyên nhân dẫn tới cơn đau đầu của khách hàng.
Khi những yêu cầu, điều kiện như vậy được “đính kèm” sản phẩm, thì bất luận chất lượng
sản phẩm của bạn tốt đến đâu, sự phiền nhiễu vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ và
tình cảm của khách hàng đối với những gì bạn đang chào bán. Sự phiền nhiễu có thể xuất
hiện từ những điều rất nhỏ nhặt như đôi chút tác động khiến sản phẩm/dịch vụ vận hành khó
khăn hơn. Chúng có thể khiến khách hàng bực mình, hay làm cho họ cảm thấy giận dữ.
Trong trường hợp xấu nhất, cơn đau đầu có thể gây nên những ảnh hưởng lớn hơn. Không
một sự bồi thường, bù đắp nào có thể xoa dịu những khách hàng bất mãn!.
Vậy phương thuốc là gì?
Bạn muốn nhìn thấy điều gì?. Bạn muốn có những khách hàng trung thành?. Chắc chắn là
thế rồi!. Vậy thì để có được các khách hàng trung thành, bạn phải loại bỏ những cơn đau
đầu của họ, cũng như cần tạo ra những trải nghiệm thoải mái cho khách hàng trong mọi tình
huống. Dưới đây là bốn cách giúp bạn tìm hiểu những gì khiến khách hàng nói “không” với
sản phẩm của bạn.
1. Thông qua trang web, thư, email, hay các cuộc điện thoại trợ giúp để thăm dò khách
hàng. Bạn có thể hỏi khách hàng thích và không thích những gì liên quan tới sản phẩm/dịch
vụ của bạn, và họ có đề xuất gì để cải thiện không. Bạn thậm chí có thể mở rộng phạm vi
của các cuộc điện thoại trợ giúp bằng cách hỏi khách hàng: “Theo ý kiến của quý vị, chúng
tôi có thể làm điều gì để hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
Các vấn đề Marketing
Trang 7
quý vị?”. Khách hàng sẽ rất thoải mái bộc lộ tâm sự và suy nghĩ của họ với bạn, và sau đó
họ sẽ không còn cảm thấy bực bội nữa.
2. Nghiên cứu các bản giải thích phần trợ giúp kỹ thuật của công ty để xác định từng loại
thắc mắc của khách hàng. Điều gì thật sự gây khó chịu cho khách hàng, hay khiến cho sản
phẩm/dịch vụ không phát huy hiệu quả như mong đợi?. Bạn hãy xem xét từng chi tiết mà
bạn tìm thấy. Ví dụ, có phải đa số các cuộc gọi đến bộ phận kỹ thuật đều là để hỏi về cách
sử dụng sản phẩm/dịch vụ?. Liệu chúng có lỗi cài đặt, thiết kế hay vận hành nào không?.
Bản hướng dẫn sử dụng có khó hiểu hay thiếu sót không?. Một cách khác để tìm hiểu về các
thiếu sót là đặt câu hỏi “Tại sao hệ thống của bạn vẫn chưa rõ ràng và dễ hiểu nhằm giúp đỡ
khách hàng đạt được mục tiêu thực tế của họ?”.
3. Quan sát cách khách hàng của bạn sử dụng sản phẩm. Đây có thể là một cách thức hiệu
quả giúp bạn tìm hiểu về khách hàng, khi bạn chịu bỏ thời gian để xem khách hàng nỗ lực
cài đặt, thiết lập, tìm hiểu và sửa chữa sản phẩm của bạn như thế nào. Nếu bạn có ý định để
các sản phẩm được dễ hiểu và dễ sử dụng, biện pháp này có thể làm rõ một vài khía cạnh
bạn còn chưa biết.
4. Ưu tiên sử dụng quy tắc 80:20. 20% sự phiền nhiễu được xem là đem lại cho các khách
hàng 80% nỗi bực tức, vì vậy, bạn hãy bằng mọi cách loại bỏ những tác nhân gây ảnh
hưởng tiêu cực, cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng. Điều này nói có vẻ dễ hơn làm,
tuy nhiên, về lâu dài, khách hàng sẽ thật sự cảm kích bạn.
Tóm lại, việc tìm hiểu và làm giảm bớt sự phiền nhiễu có thể ngăn chặn “cuộc di cư” của
những khách hàng khó tính, đồng thời giúp đỡ bạn từng bước thu hút ngày một nhiều khách
hàng trung thành cho công ty.
(Dịch từ Customer Service Manager)
64. Chiến lược mới của các nhà quảng cáo trực tuyến
Không như truyền thanh hay truyền hình, internet dường như là một sân chơi mới cho các
hãng quảng cáo. Với những khách hàng thông minh biết rõ phải làm thế nào để ngăn chặn
quảng cáo, nhiều công ty ngày nay đang phải vật lộn tìm kiếm những cách thức mới để kinh
doanh sản phẩm trực tuyến hiệu quả hơn.
Chỉ cần bạn có tiền, bạn có thể mua hầu như tất cả mọi thứ trên Internet cùng với đó là
những trải nghiệm thú vị. Kinh doanh trực tuyến được dự báo là sẽ thay thế các phương
thức kinh doanh thông thường vốn đang bộc lộ nhiều nhược điểm khiến khách hàng phàn
nàn.
Mới đây, các nhà sản xuất loạt phim truyền hình Lost nổi tiếng đã tạo ra một trò chơi trực
tuyến phỏng theo chương trình truyền hình của họ. Những quảng cáo cho trò chơi lan toả
khắp thế giới Internet, liên quan tới các wesite giả định cho các công ty giả định, cũng như
các cuộc phỏng vấn và quảng bá giả định rồi sau đó trải rộng ra một cộng đồng lớn như
YouTube. Một vài trang web trò chơi thậm chí còn thu hút các nhà tài trợ lớn, với hy vọng
chiến dịch quảng cáo cho trò chơi sẽ lôi kéo đông đảo mọi người đến với họ.
Các vấn đề Marketing
Trang 8
Đôi lúc bạn có thể tạo ra những cuộc tranh luận trực tuyến một cách tình cờ. Bộ phim mới
“Snakes on a Plane” (Rắn trên máy bay) đã lựa chọn một chiến dịch quảng cáo trực tuyến
rộng khắp, thậm chí cả trước khi bộ phim được khởi quay. Chiến dịch này bao gồm rất
nhiều quảng cáo lôi kéo, các lời chào mời khuyến mãi... Nhưng thay vì né tránh những kiểu
quảng cáo cường điệu không dự tính trước, hãng phim đã theo đuổi phương cách này thậm
chí còn kết hợp vào bộ phim một vài đoạn kịch bản mà những người hâm mộ đề xuất.
Đương nhiên, sự tham gia của giới hâm mộ cũng như các chương trình truyền hình và phim
ảnh hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của mọi người để rồi khi tung ra thị trường, bộ phim
sẽ đạt kết quả tối đa.
Chứng thực blogger
Có thể nói, mọi sản phẩm/dịch vụ đều cần sự trợ giúp của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị.
Một vài hãng quảng cáo đã quan tâm tới việc tranh thủ sự trợ giúp của các blog phổ biến để
truyển tải rộng rãi thông điệp họ mong muốn.
Cái gọi là blogvertising (quảng cáo blog) bao gồm việc trả tiền cho các bloggers nổi tiếng để
họ chứng thực chất lượng sản phẩm, tuy nhiên không thể bỏ qua yếu tố đặc trưng và nội
dung của blog. Hiện nay, khi blog phát triển với tốc độ chóng mặt, thì phương thức quảng
cáo trên blog cũng ngày một nở rộ.
Quảng cáo overlay
Trong một trang web, nơi mà các cửa sổ popup quảng cáo bị khoá, thì cách thức hiệu quả
nhất là cần tạo ra các quảng cáo chạy ngay trên trang web. Các cửa sổ popup đang dần dần
được thay thế bằng các overlays (quảng cáo che phủ) có thể được thực hiện trực tiếp ngay
trên toàn bộ trang web. Overlays không thể bị khoá theo cùng cách với popup, bởi vì chúng
được thiết kế gắn liền với trang web. Nó chỉ được đóng lại khi bạn tìm thấy nút đóng, nếu
tồn tại một cái nút như thế trên quảng cáo.
Quảng cáo tìm kiếm
Có một khu vực vô cùng rộng lớn cho các quảng cáo trực tuyến mà không cần đến hình ảnh
sinh động hay các ý tưởng sáng tạo. Đó chính là việc trả tiền cho các hãng tìm kiếm trực
tuyến để đưa mọi người đến với trang web của bạn khi họ gõ một từ khoá tìm kiếm nào đó.
Đây được xem là bí mật ẩn giấu của các quảng cáo trực tuyến. Đây là một cách thức phát
huy hiệu quả rất lớn. Lý do là nếu bạn tìm kiếm một vài thứ gì đó trên Yahoo! hay Google
có nghĩa là bạn thật sự mong muốn có được nó, và các công ty cũng muốn đưa quảng cáo
trực tiếp tới bạn. Do đó, quảng cáo tìm kiếm đang trở thành một khu vực thu hút sự quan
tâm của đông đảo các công ty, và nhiều hãng quảng cáo đang tìm kiếm cách thức để khách
hàng nhìn thấy rõ những kết quả của quảng cáo tìm kiếm.
Các nhà tiếp thị có thể trả tiền để được có mặt tại khu vực phía tay phải của trang Google.
Đó là quảng cáo trả tiền, hay còn được gọi là quảng cáo payforclick. Tuy nhiên, khu vực
lý tưởng nhất là ở trung tâm của các kết quả tìm kiếm, và cách thức để có được kết quả này
là thông qua việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, như bổ sung kỹ năng biên tập nội dung, các
đường link...
Các vấn đề Marketing
Trang 9
Tiếp thị xã hội
Quảng cáo tìm kiếm là nơi mà phần lớn tiền bạc dành cho quảng cáo trực tuyến được chi
tiêu, không ít trong số đó đã giúp Google đàm phán thoả thuận trị giá 900 triệu USD để trở
thành đối tác tìm kiếm trực tuyến cho trang web MySpace.
Tiếp thị xã hội sẽ đem lại cho các nhà quảng cáo khả năng tiếp cận tới một thị trường trẻ
tuổi vô cùng hấp dẫn. Người sử dụng MySpace thường bỏ qua các quảng cáo truyền thống
và gặp gỡ nhau để thảo luận về các xu hướng và sở thích mới nhất, cũng như tự xây dựng
các quảng cáo của riêng họ. Nếu tiếp cận đối tượng này, các hãng quảng cáo sẽ có được sự
phổ biến rộng rãi với tốc độ lan truyền nhanh chóng, điều mà không thể có được với các
quảng cáo popup.
Khi đến với hoạt động quảng cáo trực tuyến, bạn không thể đánh giá thấp hiệu quả các
mạng lưới xã hội. Hàng triệu người sử dụng đang xây dựng nhiều cộng đồng khác nhau
trong hệ thống mạng lưới của họ. Họ mở rộng ra toàn cầu, họ phát triển không ngừng, họ to
lớn, mạnh mẽ, và họ là những mục tiêu hấp dẫn cho các nhà tiếp thị nếu biết cách giao tiếp
với họ như thế nào.
Tóm lại, Internet và web giờ đây đang là phương thức quảng cáo phát triển nhanh chóng
nhất. Với số lượng trang web khổng lồ, cơ hội quảng cáo là vô cùng hấp dẫn. Các hãng
quảng cáo luôn hy vọng rằng với những chiến lược quảng cáo mới trong kỷ nguyên Internet,
họ sẽ tiếp cận số lượng lớn khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bằng
không, tất cả các nỗ lực đầu tư kinh doanh sáng tạo của họ sẽ trở nên lãng phí.
(Dịch từ BBC)
65. Giải pháp nào cho logo của bạn?
Logo được xem là một công cụ tiếp thị hiệu quả. Đôi khi những đứa trẻ nhỏ còn nhận ra các
logo quen thuộc, trước khi chúng có thể nói một câu hoàn chỉnh. Không phải tất cả mọi
doanh nghiệp đều sẽ trở thành CocaCola hay McDonald’s, nhưng một logo thiết kế bắt mặt
sẽ giúp bạn trở nên nổi bật trong lĩnh vực của mình, thậm chí trên thị trường.
Logo là biểu tượng sản phẩm qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt nào
đó để xây dựng sự nhận biết của khách hàng. Một số công ty chọn logo là hình ảnh cách
điệu của một con vật nào đó (ví dụ con bò tót của nước tăng lực RedBull), trong khi một số
công ty khác lại sử dụng người thật (ví dụ chú hề Ronald McDonald). Logo thường được sử
dụng nhiều trong các chương trình quảng cáo và khuyến mãi hoặc trong các hoạt động giới
thiệu sản phẩm mới để tạo chú ý, gợi nhớ và tạo sự khác biệt.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, logo nên mang một ý nghĩa nào đó liên quan tới khách
hàng, đồng thời cũng nên truyền tải một thông điệp rõ ràng về công ty và lời chào hàng của
bạn. Khác với tên gọi của nhãn hiệu, logo có thể được thay đổi theo thời gian để phù hợp
hơn với thời đại. Vì vậy, logo nên được thiết kế đơn giản để dễ tái tạo chính xác trên các
chất liệu in ấn khác nhau, trong bảng hiệu, băng rôn
Các vấn đề Marketing
Trang 10
Khi thiết kế một logo, các chuyên gia đồ họa hình ảnh sẽ cố gắng giới thiệu tối đa giá trị của
công ty trên phương diện hình ảnh. Bạn cần thảo luận với các nhà thiết kế về giá trị của
công ty nhằm giúp các nhà thiết kế xây dựng một logo sinh động và hiệu quả nhất. Khi nhà
thiết kế tìm ra một ý tưởng hình ảnh phù hợp với mong muốn của bạn, họ sẽ phối hợp font
chữ, màu sắc, kích cỡ, sắp đặt hình ảnh sao cho có thể truyền tải hết ý đồ của bạn tới khách
hàng. Các nhà thiết kế logo cũng biết rằng một vài hình ảnh đòi hỏi sự mềm mại, trong khi
một vài hình ảnh khác lại cần đến sự khoẻ khoắn. Ví dụ, logo của các sản phẩm dành cho trẻ
em sẽ hiệu quả hơn nếu được thiết kế với màu sắc và đường nét nhẹ nhàng chứ không phải
là những góc cạnh mạnh mẽ.
Biện pháp tiết kiệm nhất để có một logo đẹp là tích hợp một hình ảnh động mà bạn đang sở
hữu hay lựa chọn từ một trong các hình họa sưu tập được, chẳng hạn như một số bộ sưu tập
có sẵn tại trang web iPrint. Nhờ các công cụ thiết kết hình họa chuyên nghiệp như Adobe
Photoshop hay Illustrator, bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế một logo theo ý thích của riêng
bạn một nhiệm vụ khó nhưng có thể thực hiện, nếu bạn hay một ai đó trong công ty bạn có
một chút ít năng khiếu mỹ thuật và kiến thức máy tính. Bạn cũng có thể làm việc với các
nhà thiết kế chuyên nghiệp để xây dựng một logo cho công ty bạn. Đây là phương pháp tốn
kém hơn, nhưng có thể là cách thức tốt nhất để có được một logo ấn tượng, qua đó giúp
công ty nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh.
Việc thiết kế một logo cho công ty không có gì khó khăn cả nếu bạn biết rõ cần chú ý tới
những điều gì. Có 4 cách chủ yếu để bạn xây dựng logo:
1. Tự thiết kế. Tất nhiên giải pháp tiết kiệm nhất là tự mình làm lấy. Nhưng chỉ khi bạn đã
có một vài kỹ năng thiết kế thông thạo, bạn mới có được sản phẩm đồ họa thật sự hiệu quả.
Phần lớn mọi người có thể tiếp cận các chương trình phần mềm đồ họa hay thiết kế hình
ảnh, nhưng rất ít người có kinh nghiệm và có đủ các kỹ năng cần thiết để sử dụng những
chương trình đó để thiết kế một logo.
Nhiều người sử dụng các clip art sẵn có để phát triển thành logo của họ và sử dụng sản
phẩm tự thiết kế này trên tất cả các nhãn mác sản phẩm. Việc này không chỉ đem lại cho bạn
các logo tầm thường, mà còn không thể khác biệt hoá công ty bạn so với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường, bởi vì khách hàng có thể đã nhìn thấy những hình ảnh đó ở rất nhiều
nơi khác nhau. Một hệ quả tai hại kéo theo là logo tầm thường còn có thể làm hình ảnh của
bạn trở nên tầm thường.
Bạn sẽ thấy thật khó khăn và tốn kém khi phải bắt tay vào việc tái xây dựng hình ảnh công
ty với một logo mới. Khách hàng của bạn, vốn quen thuộc với hình ảnh cũ, có thể sẽ bỏ qua
sản phẩm hay dịch vụ của bạn nếu họ không nhận ra những hình ảnh mới.
Nếu trước sau bạn vẫn quyết định sẽ tự làm lấy, bạn nên ghé thăm trang web InstaLogo,
LogoWorks. Với dịch vụ trực tuyến này, bạn sẽ kê khai một bản khai yêu cầu hoàn chỉnh và
chi tiết. Sau đó các nhà thiết kế sử dụng bản kê khai này để xác định logo của bạn sẽ như thế
nào: trên danh thiếp, xe ôtô, trang web.... Bản kê khai cũng nói cho các nhà thiết kế biết
khách hàng của bạn là ai , bạn ưa thích các màu sắc nào, và điều gì bạn hoàn toàn không
muốn có ở logo của bạn. Ở đó, bạn có thể lựa chọn hình ảnh từ một bộ sưu tập lớn để tìm ra
một logo vừa ý với mức phí không cao.
Các vấn đề Marketing
Trang 11
2. Các đại lý quảng cáo. Suốt mấy chục năm nay, các đại lý quảng cáo vẫn là một giải pháp
truyền thống để thiết kế một logo hiệu quả. Họ là những nhà thiết kế chuyên nghiệp và quen
thuộc với công việc thiết kế logo cho các chiến dịch quảng cáo lớn. Tuy nhiên, vì việc xây
dựng và phát triển logo luôn là một phần trong các chiến lược quảng cáo lớn hơn, nên mức
phí cho các đại lý quảng cáo cũng không rẻ chút nào. Công ty nhỏ khó có khả năng chi trả
khoản tiền từ 2000 USD đến 10.000 USD để có được một logo bắt mắt từ các đại lý quảng
cáo, chưa kể việc phải nhiều lần xem xét và chỉnh sửa lại có thể là một quy trình mệt mỏi và
tốn kém thời gian. Và một lần nữa, chi phí lại khiến các công ty nhỏ đau đầu.
Do đặc tính truyền thống của các đại lý quảng cáo trong hoạt động thiết kế logo nên những
cách thức thiết kế logo qua các đại lý này thường được nhiều công ty lớn quan tâm, và luôn
là những chủ đề bàn bạc. Trong khi đó, thiết kế logo chuyên nghiệp trực tuyến xem ra là
một giải pháp thích hợp hơn với các công ty nhỏ. Với các đại lý quảng cáo, logo được so
sánh như một món ăn phục vụ thêm trong một bữa tiệc chiến dịch quảng cáo rộng lớn.
Nhưng với một dịch vụ thiết kế trực tuyến, logo là món ăn độc lập. Nguyên nhân là vì giải
pháp nhờ các đại lý quảng cáo được dựa trên hoạt động kinh doanh lặp đi lặp lại. Do vậy,
những dự án thiết kế logo một lần cho các công ty nhỏ không phải là điều mà các đại lý
quảng cáo ưa thích. Và nếu bạn thật sự muốn nhờ cậy họ, bạn hãy sẵn sàng để chi ra khoản
phí thật rộng rãi.
Nếu bạn cần đến logo như một phần của chiến dịch nhãn hiệu và khuếch trương công ty hay
sản phẩm, các đại lý quảng cáo sẽ là một lựa chọn thích hợp. Họ có thể đảm nhận công việc
theo kiểu “trọn gói”: từ việc thiết kế logo và tiêu đề, cho đến toàn bộ chiến dịch quảng cáo.
Và nếu bạn chỉ cần đến một logo chứ không phải một chiến dịch tổng thể, giải pháp trực
tuyến sẽ là lựa chọn tốt hơn.
(Dịch từ Allbusiness)
66. Nghiên cứu thị trường: Định lượng hơn định tính?
Một phương pháp phù hợp sẽ giúp mang lại thông tin đáng tin cậy về thị trường cho doanh
nghiệp.
Nghiên cứu thị trường chia thành các phương pháp phân tích định tính và định lượng. Ngày
nay, liệu phương pháp định tính đã hết thời?
Gần đây, kết quả nghiên cứu của các phương pháp định tính không mấy khả quan. Ông
Peter Rossi (Trường Đại học ChicagoMỹ) và Marco Vriens (Hãng MicrosoftMỹ) đã chỉ
ra: “Tỷ lệ trả lời [các câu hỏi phỏng vấn] thấp tới mức đáng ngại. Câu trả lời cho các bảng
hỏi dài của nghiên cứu thị trường thường quá thiên lệch, bởi những “nhà chuyên nghiệp”
giờ đây quá lạm dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dữ liệu thu thập được bởi các nhà
nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt vấn đề”.
Có lẽ những lời nhận định trên đây lý giải phần nào cho một vài kinh nghiệm không mấy tốt
đẹp mà các công ty Việt Nam đã gặp phải. Chẳng hạn như những nghiên cứu thị trường cho
việc định giá máy tính cá nhân (laptop) lắp ráp ở Tp.HCM.
Các vấn đề Marketing
Trang 12
Sự quá tốn kém và thiếu tin cậy của những phân tích này khiến cho một số nhà kinh doanh
đầy kinh nghiệm bị nản lòng. Những biểu đồ ngay ngắn, nhiều mầu sắc, với những lời nhận
xét chung chung không giúp họ vạch ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể, có hiệu quả.
Một dòng nghiên cứu thị trường khác là các phương pháp định lượng, phổ biến mạnh nhất ở
Mỹ. Dòng nghiên cứu này bắt đầu vào khoảng cuối thập kỷ 1970. Nhờ sự tiến bộ của các
công cụ đo lường kinh tế (econometrics), nó cho phép phân tích và đánh giá tác động tâm lý
của người tiêu dùng vào hành vi chi tiêu của họ. Để hình dung, hãy xét một ví dụ cụ thể.
Ai trong chúng ta đôi khi cũng phải ra một quyết định lớn như lập gia đình, xây nhà, hoặc
mua xe ôtô. Khi đó, trong đầu bạn diễn ra những cân nhắc thiệt hơn của việc làm một quyết
định lớn như vậy. Nếu ích lợi ròng của việc mua sắm đó là dương, thì bạn quyết định mua,
và ngược lại.
Độ lớn của ích lợi ròng này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như nghề nghiệp, thu nhập,
tình trạng hôn nhân, sở thích, v.v... Không ai có thể “đọc” được những phân tích thiệt hơn
như vậy trong đầu bạn. Nhưng rõ ràng là các đại lý bán nhà đất hoặc xe hơi có thể quan sát
được hành động của bạn. Tức là việc bạn quyết định mua hay không.
Quan trọng hơn, các quyết định đó bộc lộ ý nguyện tiềm ẩn trong đầu bạn, rằng nhu cầu
mua sắm đó đã đủ chín muồi chưa để đi đến quyết định mua. Dựa vào quan hệ như vậy, đại
lý bán xe hơi có thể dự đoán đuợc khả năng bạn sẽ mua xe (tức là mức độ chín muồi của
quyết định như vậy), nếu như biết các dữ kiện về thu nhập, tình trạng gia đình và sở thích về
sở hữu xe hơi của bạn.
Ví dụ nêu trên bao hàm 4 điểm quan trọng đáng được nhấn mạnh lại. Thứ nhất, phân tích
định lượng kiểu như vậy tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế, tâm lý,
và xã hội của các cá nhân đến hành vi tiêu dùng của họ.
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ kinh tế nêu trên, người làm nghiên cứu
thị trường có thể lập ra những bảng hỏi ngắn gọn, logic, có độ “phân giải” cao, hàm ý rõ
ràng.
Ở đây, ta thấy có sự giao lưu giữa phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu
thị trường. Cả hai phương pháp đều dựa trên việc điều tra để lấy thông tin về người tiêu
dùng, hay nhà phân phối. Nhưng bảng hỏi của phương pháp định lượng thường ngắn hơn,
cụ thể hơn, và chỉ tập trung vào các yếu tố chứa đựng lượng thông tin lớn nhất cho việc lý
giải hành vi của đối tượng được nghiên cứu.
Sự lựa chọn các yếu tố mang thông tin đó không lệ thuộc nhiều vào khả năng hiểu biết về
tâm lý học của người lập bảng hỏi. Nó được chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế, đúc kết từ các
tương tác trong kinh doanh của hàng triệu tác nhân trong bối cảnh tương tự với đối tượng
được nghiên cứu. Trong kinh tế học, lý thuyết này được gọi là lý thuyết trò chơi.
Thứ ba, dựa vào dữ liệu thu thập được, các phương pháp đo lường kinh tế cho phép đánh
giá các quan hệ kinh tế, với độ tin cậy xác định về mặt thống kê. Những đánh giá đó có thể
được sử dụng cho phân tích và dự báo.
Các vấn đề Marketing
Trang 13
Không ngạc nhiên là những kỹ thuật đo lường này cũng được sử dụng từ phân tích và dự
báo thời tiết, cho đến việc xác định quỹ đạo của tên lửa bắn tới các hành tinh. Nếu nhìn một
cách thuần tuý định tính, chúng ta có thể mô tả với một danh sách rất dài và phức tạp về các
đặc trưng của một cơn bão. Nhưng dựa trên đo lường kinh tế, bằng cách chỉ tập trung vào
những yếu tố khí tượng thủy văn thiết yếu nhất, ta có thể dự báo khá chính xác đường đi và
vận tốc của cơn bão mà không một phân tích định tính nào có thể hy vọng làm được như
vậy.
Cuối cùng, kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận cho
việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho phép cho
ra những quyết định kinh doanh rất có lợi cho công ty, như là hệ quả trực tiếp của việc có
được những thông tin đáng tin cậy về thị trường.
(TBKT)
67. Đặt tên công ty – Công việc không hề đơn giản
Đặt tên cho một công ty hay một sản phẩm là một điều hết sức khó khăn cho các nhà kinh
doanh. Rất nhiều sản phẩm và công ty có tên gọi thu hút được cảm tình trong khi có những
cái tên lại làm cho người khác hoang mang. Có những cái tên tưởng rằng thành công nhưng
lại thất bại và những cái tên nghe có vẻ như rất hoàn hảo thì lại vô cùng lạc lõng.
Vậy các doanh nghiệp tự tìm kiếm một cái tên hoàn hảo cho công ty, sản phẩm hay thương
hiệu của mình như thế nào?
Các nhà marketing khuyên rằng chúng ta hãy thử tìm kiếm một cái tên hoàn hảo cùng với
hai nguyên tắc: Tên gọi phù hợp với ngành kinh doanh hay sản phẩm và cố ý làm cho người
khác suy nghĩ tò mò để tìm hiểu.
Tên gọi phù hợp với ngành kinh doanh và sản phẩm:
Đây là cách đặt tên thông thường nhất mà bạn có thể sử dụng, những tên thương hiệu như
vậy giúp cho khách hàng dễ dàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Hãy thử xem xét một
ví dụ nói về cách đặt tên của doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị điều khiển trò chơi điện
tử: có hai tên gọi hoàn toàn phù hợp với sản phẩm của chúng là PlayStation và Xbox trong
khi một tên gọi khác là Nintendo lại hoàn toàn chẳng có liên quan gì cả. Còn về các khách
sạn thì sao? Rất nhiều trong số đó đều có chữ “Inn” (khách sạn) hay “Suites” (những căn
hộ) kèm theo. Christine Pilch, cộng tác viên của Hiệp hội Thương hiệu cho rằng: tạo ra một
cái tên đúng nghĩa sẽ đem lại một lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Tuy vậy Mary Bowling, thành viên của đội ngũ quảng cáo của Blizzard, khuyên bạn không
nên dùng các tên “quá thông minh”, đặc biệt là dùng trong kinh doanh.
Đừng đặt tên quá khôn khéo, tên bạn chọn nên thể hiện những điều bạn cần thể hiện đối với
khách hàng của mình. Nếu bạn đặt đúng tên, sẽ giúp cho khách hàng hiện tại cũng như
khách hàng tiềm năng của bạn biết đến vị trí của bạn. Ví dụ: “cao bồi và máy móc” rất
khôn khéo, nhưng bạn có biết họ kinh doanh gì qua cái tên này không ? “Sửa xe hơi di động
Các vấn đề Marketing
Trang 14
Denver” nghe không có gì ấn tượng, nhưng chỉ cho khách hàng biết được công ty này làm
gì và ở đâu.
Những cái tên rõ ràng sẽ làm cho công việc tiếp thị của bạn dễ dàng hơn nhiều. Nên trước
khi nghĩ ra một cái tên như vậy, bản thân doanh nghiệp nên xác định cho mình được khách
hàng của mình là ai (khách hàng đang sử dụng cũng như khách hàng tiềm năng), họ cần gì
và khả năng đáp ứng của mình như thế nào, đây là một bước cực kỳ quan trọng quyết định
đến sự thành công của cái tên đó.
Cố ý cho người khác tò mò và tìm hiểu về cái tên của bạn
Dưới đây là những kinh nghiệm của các chuyên gia về marketing, họ muốn chia sẻ cùng với
bạn trong việc làm thế nào để đặt một tên thương hiệu mà bao hàm được đầy đủ ý nghĩa và
đặc biệt là tạo ra cảm giác tò mò cho người đọc.
Patti Norris khuyên mọi người: đây là một quá trình quan trọng quyết định đến sự thành
công cho cái tên mà bạn chọn, vì vậy đừng nên làm một mình.
Trừ khi bạn có một chi phí quảng cáo khổng lồ chỉ để đầu tư cho cái tên thông minh
(Yahoo, Google và Ipod). Còn không có lẽ cách dễ nhất là bạn chọn những điểm then chốt
của sản phẩm hay công ty, rồi cùng ngồi bàn luận với những người biết rõ về sản phẩm và
công ty bạn (đặc biệt từ những minh chứng rõ ràng nhất của khách hàng hay người tiêu
dùng), ghi nhận lại tất cả các đóng góp, ý tưởng đó.
Nia Carter, chủ tịch của công ty truyền thông tiếp thị thế giới cho tiến hành phỏng vấn nhiều
người từ đội ngũ giáo sư thương mại, các chuyên gia phát triển kinh doanh, nhân viên tiếp
thị cho đến những người bạn chưa hề biết đến với kinh doanh với tiếp thị.
Chúng tôi tập hợp từng nhóm người vào từng phòng riêng (giáo sư thương mại vào một
phòng, các nhân viên tiếp thị vào một phòng, những chuyên gia được vào một phòng).
Sau khi giải thích những điều tôi muốn sản phẩm mình mang lại cho khách hàng, mỗi người
tại các nhóm đó sẽ đặt một cái tên, tiếp theo chúng tôi tổng hợp danh sách các tên đó và tiến
hành bầu chọn. Với mỗi một cái tên chúng tôi tiến hành kiểm tra ý nghĩa tích cực và tiêu
cực (về giá trị quan hệ cộng đồng quảng cáo tốt, làm vì các sự kiện ..v..v.) của nó. Cuối
cùng, dựa trên nghiên cứu đó kết hợp với việc chúng tôi cũng tiến hành đặt tên è cho ra một
cái tên cuối cùng.
Những người tiếp thị chuyên nghiệp trước tiên phải tìm hiểu liệu cái tên sẽ gây ra tiếng vang
như thế nào đối với khách hàng của mình. Thứ nhì là cần xác định cái tên có phù hợp với
thông điệp của sản phẩm, định hướng của tổ chức (ví dụ nhân viên yêu thích sản phẩm đó,
họ sẽ bán với giá hữu nghị) hay không. Thứ ba là cái tên phải có tính độc quyền nhưng dễ
hiểu và dễ phát âm, có giá trị văn hóa với các ngôn ngữ khác.
Cuối cùng, tên phải được bảo vệ pháp lý. Tên tốt nhất là nên có xu hướng trở thành động từ,
khách hàng thích như thế. Ví dụ: “googling”, “fedexing” – cái tên trở thành một phần trong
công việc chúng ta làm hằng ngày. Họ sẽ đồng tình với sự liên tưởng cảm xúc. Đặt tên là
chiến lược chủ quan cao và quá trình đạt được một cái tên hay là chuyện nói dễ hơn làm.
Các vấn đề Marketing
Trang 15
Dù bạn có dùng những phương pháp chuyên nghiệp gì đi nữa để đặt tên cho mình, thì cũng
phải nhờ rằng: mỗi một cái tên như vậy cũng có nội dung và ý nghĩa của nó. Bạn phải đảm
bảo rằng thông điệp của sản phẩm hay là định hướng của công ty bạn sẽ thể hiện được ý
nghĩa của cái tên đó.
(lantabrand)
68. Quảng cáo trên báo chí Cũ nhưng không tồi
Cuộc tấn công ồ ạt của các công ty nhỏ vào quảng cáo trên báo chí đã trở thành một vấn đề
đáng chú ý trong thời gian qua. Tại sao họ lại lựa chọn phương thức quảng cáo này và nếu
lựa chọn thì quảng cáo thế nào cho hiệu quả?
Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ dạng thức quảng cáo nào chúng ta
đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu quảng cáo đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong
các chiến dịch quảng cáo. Báo chí là một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người
tiêu dùng, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên những người có xu hướng đọc báo
thường xuyên hơn giới trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet. Và bạn có thể
hướng quảng cáo của bạn tới các thị trường thích hợp bằng việc đề nghị quảng cáo được
đăng tải trong các chuyên mục tin tức có liên quan mật thiết nhất đối với các khách hàng
tiềm năng của bạn, chẳng hạn như thể thao, lối sống hay kinh doanh.
Đối với loại quảng cáo trên báo chí, mọi người sẽ đọc hàng ngày. Thói quen của nhiều
người khi đọc báo là họ lướt rất nhanh và chỉ đọc những gì thật nổi bật. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, 80% số người khi đọc báo họ sẽ không đọc những thông tin chi tiết. Do vậy, muốn
quảng cáo có được hiệu quả cao, bạn cần chú ý làm nổi bật tiêu đề bao gồm tên sản phẩm
của công ty, nơi sản xuất và những mục đích sử dụng chính.
Cũng như tất cả các dạng thức quảng cáo khác, chi phí dành cho các quảng cáo trên báo chí
của bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước quảng cáo, loại tạp chí bạn sử dụng,
quảng cáo ở khu vực nào trên báo, tần số đăng tải quảng cáo, và quảng cáo đen trắng hay
màu sắc,.... Các loại nhật báo thường có giá thành thấp nhất và thích hợp nhất với các hợp
đồng quảng cáo dài hạn. Khi kinh doanh đã tăng trưởng ổn định, bạn có thể sẽ muốn quan
tâm tới việc bỏ tiền cho các không gian quảng cáo lớn hơn trong tờ báo để nhắm tới nhiều
khách hàng hơn, chứ không còn đơn thuần trong khu vực kinh doanh của công ty bạn nữa.
Một khía cạnh đáng lưu ý khác đối với quảng cáo trên báo chí là người đọc luôn muốn biết
sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ mang lại cho họ lợi ích gì. Chính vì thế, bạn cần làm sao để
các tiêu đề dù ngắn gọn, nhưng phải đảm bảo cho khách hàng thấy được những gì họ cần,
làm cho họ nhận ra một lợi ích nào đó và lợi ích đó họ có thể đạt được một cách dễ dàng.
Bạn đừng ngại tiêu đề nhiều chữ. Kinh nghiệm cho thấy, các quảng cáo có tiêu đề dài thu
hút người đọc nhiều hơn, kéo theo việc sản phẩm được bán chạy hơn so với sản phẩm trong
quảng cáo có tiêu đề ngắn. Nếu bạn cải tiến sản phẩm cũ, bạn cũng nên thông báo rõ điều
đó.
Sau tiêu đề, để gây chú ý, bạn nên minh họa bằng ảnh chụp, do ảnh chụp gây ấn tượng tốt
hơn tranh vẽ. Người đọc luôn thích những quảng cáo đẹp mắt, ấn tượng và độc đáo. Do vậy,
một bức ảnh lớn có tác dụng hơn nhiều so với bức ảnh nhỏ.
Các vấn đề Marketing
Trang 16
Ngoài ra, các những tờ báo hàng ngày và hàng tuần đều có các chuyên mục đặc biệt (ngày
lễ, nội thất, cảnh quan thiên nhiên,...), và bạn nên tìm hiểu một lĩnh vực nào đó thích hợp
nhất cho sản phẩm của mình. Sẽ là một ý tưởng hay khi đặt quảng cáo trong những chuyên
mục đặc biệt, nếu bạn không thường xuyên đăng quảng cáo trên báo chí.
Dưới đây là một vài yếu tố giúp quảng cáo trên báo chí của bạn càng trở nên hiệu quả hơn:
ü Sử dụng phần cuối quảng cáo như cuống phiếu dự thưởng, khuyến mãi nào đó để
khuyến khích người đọc ghé thăm công ty bạn. Hãy chắc chắn rằng cuống phiếu này ghi
rõ ngày hết hạn. Và bạn cần sử dụng cuống phiếu để thăm dò ý kiến của mọi người đối với
quảng cáo của bạn bạn sẽ biết quảng cáo hiệu quả đến mức nào nhờ việc tính toán số
lượng người sử dụng cuống phiếu cắt ra từ quảng cáo.
ü Quảng cáo trên báo chí đạt hiệu quả cao nhất khi bạn bán các sản phẩm với chu kỳ sử
dụng ngắn cho những khách hàng quan tâm chặt chẽ đến giá cả. Ở đây, quan trọng là vấn
đề tâm lý. Bạn cần đánh trúng tâm lý khách hàng, chẳng hạn như thích khuyến mãi, thích
sản phẩm giá rẻ
ü Bổ sung các đường dẫn tới trang web của bạn tại mỗi đoạn quảng cáo trên báo chí nhằm
đưa mọi người ghé thăm trang web nơi mà bạn có thể truyền tải nhiều thông tin hơn, bán
nhiều sản phẩm hơn cũng như cung cấp nhiều cuống phiếu dự thưởng hơn.
ü Khi có trong tay bản quảng cáo in thử, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng số điện thoại, địa chỉ
trang web và bất kể thông tin nào khác như nhãn hiệu, tên sản phẩm... để đảm bảo rằng
những gì người đọc nhìn thấy là những gì bạn mong muốn truyền đạt. Bạn cần kiểm tra
cẩn thận để kịp thời loại bỏ những sai sót nhỏ nhất.
ü Đảm bảo rằng quảng cáo in của bạn thích hợp với bất cứ phương thức quảng cáo nào
khác mà bạn có thể thực hiện để tăng cường mức độ ảnh hưởng của công ty.
Bất luận thế nào, quảng cáo vẫn là một phần tất yếu trong kinh doanh. Nhưng không phải
chỉ những quảng cáo có chi phí cao, quy mô lớn mới đạt hiệu quả. Với khoản ngân sách
khiêm tốn, bạn cũng có thể có được những quảng cáo thành công. Hãy khai thác tối đa lợi
thế của phương thức quảng cáo trên báo chí. Dù đã cũ, nhưng phương thức này hoàn toàn
không tồi chút nào!
(Dịch từ Entrepreneur bwportal)
69. Samsung chấn hưng tập đoàn bằng chiến lược tiếp thị
Với Eric Kim, phó giám đốc tiếp thị quốc tế của Samsung, những ngày đầu khi mới gia
nhập tập đoàn này năm 1999 quả là quãng thời gian khó khăn không thể nào quên. Nhiệm
vụ cấp trên giao cho ông quả thật không dễ dàng: Biến tập đoàn điện tử của đất nước Hàn
Quốc này thành đối thủ cạnh tranh chính của “người hàng xóm khổng lồ” Sony về cả uy tín,
doanh thu và lợi nhuận. Tại thời điểm đó, dù đã là nhà cung cấp linh kiện điện tử lớn, nhưng
Samsung vẫn chỉ hoạt động ở “hậu trường” với việc cung cấp màn hình máy tính và thiết bị
sử dụng chất bán dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia. Kể cả khi Samsung tung ra thị trường
Các vấn đề Marketing
Trang 17
quốc tế các sản phẩm PDA, điện thoại di động và đầu đĩa DVD do họ tự sản xuất, thì tập
đoàn này vẫn bị xem là một nhà sản xuất chuyên về các mặt hàng giá rẻ. Và nhiệm vụ của
Kim là phải nâng vị thế của Samsung lên tầm cao mới, trở thành một nhà cung cấp hàng
điện tử chất lượng cao được cả thế giời thừa nhận.
Kim và nhóm nhân viên của ông được Samsung đầu tư hàng tỷ đôla cho hoạt động tiếp thị.
Đó quả là một khoản tiền khổng lồ, nhưng chính điều này lại gia tăng sức ép lên nhóm của
Kim: họ buộc phải thu được lợi nhuận cao nhất cho mỗi đồng đôla mà tập đoàn bỏ ra. Khó
khăn nằm ở chỗ, ngân sách tiếp thị phải được sử dụng hiệu quả và đúng chỗ, trong khi một
tập đoàn hoạt động trên quy mô toàn cầu, liên kết với nhiều quốc gia như Samsung lại quá
đa dạng về mặt hàng và sản phẩm: các sản phẩm của Samsung được bán tại 200 quốc gia
trên thế giới, với 14 mặt hàng khác nhau bao gồm 476 sản phẩm các loại. Kim đã khởi động
một kế hoạch tiếp thị hoàn toàn mới dựa trên việc xác định lại thị trường và các sản phẩm
mục tiêu. Chỉ sau 18 tháng, Samsung đã bắt đầu thu được lợi nhuận từ chiến dịch tiếp thị
của họ.
Quy trình đánh giá toàn diện và tốn kém.
Một trong những khó khăn mà Kim phải đối mặt trong quá trình xác định thị trường và sản
phẩm mục tiêu nhằm đầu tư cho chiến dịch tiếp thị toàn cầu là vấn đề thông tin. Thật không
dễ dàng chút nào để các nhân viên của Kim tiến hành kiểm định, so sánh toàn cảnh thị
trường của Samsung, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cũng như triển vọng đầu tư tại
một loạt quốc gia. Để làm được điều này, nhóm nhân viên của Kim phải thực hiện các bước
rất phức tạp như phân tích các dữ liệu thống kê về quy mô dân số, tổng sản lượng nội địa
tính trên đầu người tại mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, họ còn phải dự đoán chính xác tốc độ
tăng trưởng và thông tin đầy đủ về sản phẩm như tốc độ thâm nhập thị trường, thị phần, chi
phí truyền thông, lợi nhuận và ưu thế cạnh tranh... Tưởng chừng như những số liệu này có
thể được tổng hợp dễ dàng từ các chi nhánh của Samsung có mặt khắp nơi trên thế giới, thế
nhưng công việc lại càng khó khăn hơn cho Kim, khi mỗi đơn vị, chi nhánh hoạt động có
quyền sử dụng nguồn ngân sách theo cách riêng, chưa kể phương pháp, cách thức nghiên
cứu, thu thập thông tin được thực hiện mỗi nơi mỗi kiểu. Bởi vậy, nhóm của Kim buộc phải
thu thập, xử lý và cân đối lại nguồn thông tin của hơn 30% các sản phẩm và mặt hàng trên
thị trường thế giới do số liệu thiếu chính xác và quá rời rạc.
Kim quyết định rằng kể từ bây giờ, tất cả mọi thông tin về các mặt hàng và sản phẩm tại các
quốc gia lớn và khu vực sẽ được tổng hợp và lưu giữ trong Hệ thống cải tiến có chức năng
lưu giữ và phân tích thông tin MNet. Hệ thống này được cung cấp đầy đủ thông tin về dân
số mỗi quốc gia (khu vực) và nhóm dân số được cho là khách hàng mục tiêu, khả năng chi
tiêu và mức chi tiêu cho sản phẩm Samsung (tính trên đầu người), tỷ lệ tăng trưởng của mỗi
mặt hàng, thị phần của mỗi chi nhánh, chi phí dành cho hoạt động truyền thông tại thời điểm
điều tra và trước đó, lợi nhuận của mỗi mặt hàng. Sau đó, Samsung sẽ huy động phần lớn
các quản lý, chuyên viên tại hầu hết các chi nhánh của tập đoàn, cùng các chuyên gia có
kinh nghiệm cùng nhìn nhận, phân tích và đánh giá lượng thông tin khổng lồ này nhằm đưa
ra được bức tranh toàn cảnh về tập đoàn Samsung. Hệ thống MNet còn được thiết lập các
máy tính toán có chức năng phân giải cao, có thể tính toán, so sánh các dữ liệu trên theo
từng sản phẩm, từng quốc gia và khu vực cho quãng thời gian nhiều năm. Nhờ đó, Samsung
không những đánh giá được các hoạt động toàn cầu của họ, mà còn tính toán chính xác và
dự đoán thành công những thị trường và mặt hàng tiềm năng. Từ chính sách đặt mục tiêu và
Các vấn đề Marketing
Trang 18
đầu tư tốn kém cho quy trình đánh giá thông tin được triển khai ròng rã 4 tháng trời trên quy
mô toàn thế giới, Samsung đã xác định 60% thị trường lúc bấy giờ của họ mới là thị trường
tiềm năng và là mục tiêu đầu tư.
Sự thật qua những con số.
Hệ thống MNet đã giúp Samsung nhận ra 3 điều quan trọng trong kế hoạch chiếm lĩnh thị
trường thế giới của họ:
ü Thị trường Bắc Mỹ và Liên bang Nga, tuy được đầu tư cao và khoản chi cho tiếp thị
chiếm đến 45% ngân sách tiếp thị toàn cầu của Samsung, nhưng doanh thu từ hai thị
trường này lại chỉ đóng góp cho tập đoàn 35% ngân sách.
ü Thị trường Châu Âu và Trung Quốc, chỉ nhận 31% từ ngân sách tiếp thị, thế nhưng
doanh thu từ hai khu vực thị trường này lại đóng góp tới 42% cho ngân sách của
Samsung.
ü Một nửa ngân sách tiếp thị của Samsung là dành cho ba mặt hàng điện thoại di động,
máy hút bụi và điều hoà không khí. Trong khi đó, qua phân tích, người ta nhận ra rằng
Samsung nên giảm khoảng 22% khoản ngân sách tiếp thị cho các mặt hàng này và tăng
cường thêm cho các mặt hàng quan trọng và nhiều tiềm năng như máy quay video cầm
tay, đầu đĩa DVD, TV, tủ lạnh, màn hình máy tính có màu và đầu máy video.
Chính những thông tin như thế đã giúp các nhà quản lý Samsung nhận ra sai lầm và tính mất
cân đối trong chính sách đầu tư và phân bổ ngân sách tiếp thị của họ từ bấy lâu nay. Từ đó,
Eric Kim cho rằng cần phải điều chỉnh lại khoản ngân sách 150 triệu USD cho hợp lý hơn
và ông đã giúp các nhà quản lý của Samsung tự tin hơn trong việc đưa ra những quyết định
hệ trọng. Chẳng hạn như quyết định mạo hiểm giảm đầu tư vào thị trường Mỹ, vốn là thị
trường lớn nhất của Samsung, để tăng cường đầu tư cho thị trường Châu Âu. “Những thị
trường đắt đỏ hiện tại không hẳn đã là thị trường tiềm năng trong tương lai và ngân sách tiếp
thị cần được phân bổ nhiều hơn cho các thị trường có triển vọng đem lại lợi nhuận cao”,
Kim nói.
Đối mặt với những khó khăn về tổ chức và quản lý.
Những kết quả phân tích đã giúp Samsung khoanh vùng chính xác những thị trường và mặt
hàng cần đầu tư. Tuy nhiên, để tạo nên sự thay đổi hợp lý trong việc phân bổ ngân sách tiếp
thị tại một tập đoàn có mặt tại nhiều quốc gia với cơ cấu tổ chức phức tạp và rộng rãi, điều
đó quả là nhiệm vụ khó khăn! Nhiều đơn vị, chi nhánh và cơ sở đang đem lại doanh thu, lợi
nhuận cao cho tập đoàn “bỗng nhiên” bị cắt giảm ngân sách tiếp thị, do tốc độ tăng trưởng
và giá trị khai thác của những thị trường này có phần chững lại. Các nhà quản lý tại đó
không muốn chấp nhận thực tế này, họ vẫn mang một tư duy “quy mô lớn hơn phải được
chu cấp nhiều hơn”, mà không có được tầm nhìn hướng về tương lai.
Một bất cập mà Samsung nhận ra đã tồn tại khá lâu trong các công ty và tập đoàn là cơ chế
khen thưởng được xây dựng trên doanh thu cục bộ của mỗi đơn vị, mỗi mặt hàng, chứ
không phải là kết quả được tổng hợp trong toàn công ty hay tập đoàn. Mỗi khi tập đoàn có ý
định khởi động dự án kinh doanh tại một địa điểm nào đó, ngay lập tức một chuyên gia
được phái đến và kết quả thành công của dự án được đánh giá cùng với thành tích của
Các vấn đề Marketing
Trang 19
chuyên viên đó. Bởi vậy, ngay khi thông tin về kế hoạch cắt giảm ngân sách tiếp thị được
lan truyền, các vị quản lý này đều kịch liệt phản đối kế hoạch của Kim với cái cớ là các nhà
quản lý cấp cao “đánh giá thấp năng lực của họ”.
Một chi tiết quan trọng trong kế hoạch của Samsung là không chỉ dựa vào kỹ thuật công
nghệ, mà còn phải đặt niềm tin vào đội ngũ chuyên gia kỳ cựu, có kiến thức quản lý và kinh
nghiệm làm việc lâu năm, mặc dù họ thuộc lớp quản lý cũ. Ngay cả khi hệ thống thông tin
MNet thực hiện những công việc quá phức tạp mà con người khó có thể làm được, những
kết quả và thông tin đưa ra vẫn được Samsung giao cho các chuyên gia phân tích và đưa ra
quyết định dựa trên kinh nghiệm và tầm nhìn của họ. Bởi vậy, Kim đã tìm cách đối phó và
xoa dịu làn sóng phản đối từ những nhà quản lý. Ông gặp gỡ, thu thập thêm ý kiến, thuyết
phục và thậm chí lôi kéo những chuyên gia này vào kế hoạch của ông. Phải làm sao để lợi
ích của mỗi đơn vị, mỗi mặt hàng hòa nhập vào lợi ích chung của cả tập đoàn. Kim nói:
“Mở rộng thông tin trong giai đoạn thay đổi là điều quan trọng. Chúng tôi đã phải giải thích
rằng chúng tôi đang làm việc gì, tại sao lại phải làm như vậy, hiệu quả của những thay đổi
này đối với tập đoàn Samsung là gì. Quan trọng nhất là chúng tôi muốn nhấn mạnh sự thay
đổi dựa trên cơ sở nền tảng là các chuyên gia và nhà quản lý hiện tại”.
Bên cạnh đó, Samsung còn tiến hành đánh giá thiệt hại và thiết lập cơ chế khen thưởng mới.
Ở các đơn vị bị cắt giảm chi phí tiếp thị, các nhân viên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Samsung đã đền bù thỏa đáng những thiệt thòi đó, tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm mới, sao
cho kế hoạch thay đổi không trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống của họ. Không những
thế, những đơn vị nằm trong các thị trường bị cắt giảm chi phí sẽ được tưởng thưởng xứng
đáng, nếu họ duy trì được doanh thu và lợi nhuận cao cùng chi phí hoạt động thấp.
Samsung – thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới.
Từ việc phân chia lại nguồn ngân sách tiếp thị cũng như các kế hoạch giới thiệu sản phẩm
mới một cách rầm rộ và rộng rãi từ năm 2001, Samsung đã thu được những kết quả khả
quan. Samsung có tên trong danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới,
đồng thời tạo bước đột phá trong nhóm các dòng sản phẩm vẫn là thế mạnh của Sony như
máy quay phim, màn hình vi tính phẳng, đầu đĩa DVD và TV kỹ thuật số. Samsung được
xem là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm 20012002. Giá trị thương
hiệu của Samsung đạt mức 8,3 tỉ USD. Tập đoàn này nhảy vọt từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ
34 trong bảng xếp hạng của Interbrand. Trong khi đó, Sony vẫn xếp ở vị trí thứ 21, giá trị
thương hiệu giảm từ 15 tỉ USD xuống còn 13,9 tỉ USD, phần nào bị ảnh hưởng bởi “cơn lốc
Samsung”. Bên cạnh đó, doanh thu của Samsung tăng lên 25%, từ 27,7 tỉ USD lên 34,7 tỉ
USD. Liệu những con số tăng trưởng này vẫn sẽ đảm bảo ổn định? Các nhà quản lý của
Samsung vững tin vào điều đó. Họ vẫn tiếp tục sự đầu tư cần thiết cho nhân lực và tổ chức,
đồng thời xem xét lại và bổ sung các phương pháp, chiến lược tiếp thị của họ.
(Dịch từ Harvard Business Review bwportal)
70. Chăm sóc ngoại hình cho phái mạnh Một thị trường tiềm năng
Bước vào thị trường chăm sóc sắc đẹp, hầu như các công ty đều nhận ra rằng, họ đang có
một thị trường hấp dẫn: đó là quý ông những người sẵn sàng bỏ tiền ra để chăm sóc vẻ bề
ngoài chỉn chu và một phong thái hấp dẫn.
Các vấn đề Marketing
Trang 20
Nếu có dịp đi ngang qua các cửa hiệu thuốc tây ở Mỹ, bạn sẽ thấy một dãy sản phẩm chăm
sóc sắc đẹp cho quý ông vô cùng phong phú, từ kem chống nếp nhăn, gel tắm cho đến sữa
rửa mặt đang dần chiếm giữ những quầy kệ của cửa hiệu.
Từ thực tế đó, ngày càng nhiều các nhãn hiệu ra sức giành giật miếng bánh thị phần này và
làm cho thị trường chăm sóc ngoại hình nam giới ngày càng khẳng định được ưu thế của
mình. Bên cạnh đó, đường biểu diễn doanh số của các công ty luôn có chiều hướng đi lên là
một bằng chứng sống động cho tiềm năng phát triển của thị trường này.
“Căn cứ vào thói quen chăm sóc bề ngoài của nam giới và sự tăng trưởng đột biến trong
phân khúc cho nam giới (doanh thu tăng đến 49% trong năm 2005), chúng tôi đã nhìn thấy
một cơ hội lớn để giới thiệu đến quý ông những sản phẩm chăm sóc da mới” – Giám đốc
L’Oréal Paris chi nhánh L’Oréal USA, Carol J. Hamilton phát biểu. L’Oréal là thương hiệu
với dòng sản phẩm Men Expert dẫn đầu doanh số trong nhiều năm liền.
Theo báo cáo hằng năm của L’Oréal Paris 2005, sản phẩm chăm sóc da cho phái mạnh là
dòng sản phẩm tăng trưởng mạnh nhất của họ với mức tăng doanh số là 11%. Bên cạnh đó
còn có những con số để minh chứng cho xu hướng toàn cầu của thị trường này. Báo cáo
tương tự ở Châu Âu cũng cho thấy, năm 1990 chỉ có 4% đàn ông sử dụng sản phẩm chăm
sóc da, thế nhưng đến năm 2003 đã tăng lên đến 20%.
Thật thú vị, nam giới trẻ tuổi luôn có xu hướng dẫn đầu thị trường này. Dường như đây là
một sự thay đổi suy nghĩ của thế hệ trẻ. Ở Châu Âu, 24% nam giới dưới 30 sử dụng các sản
phẩm chăm sóc da trong khi họ chiếm đến 20% dân số. Tại Nhật Bản, có 30% nam giới
dưới 30 sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, trong khi đó Bắc Triều Tiên thì con số này đã
leo cao hơn 80% rồi.
Những con số đã nói lên sự thật. Nam giới trẻ tuổi rõ ràng là có mối quan tâm chăm sóc bản
thân nhiều hơn thế hệ của cha hoặc anh họ. Nhưng liệu đó có phải là lý do để việc chăm sóc
ngoại hình được dễ dàng chấp nhận hay đây chỉ là một thói quen của thế hệ trẻ?
Edina Sultanik Silver, người sở hữu công ty PR cho thời trang nam BrandPimps and Media
Whores, đã cho rằng xu hướng chăm sóc ngoại hình nam giới là một dấu hiệu thời gian.
“Đó là một biểu hiện của thế hệ. tôi cho rằng Gen Y và hàng nghìn người đàn ông khác đều
cho rằng dùng mỹ phẩm sửa sang bề ngoài là tốt và hoàn toàn tự nhiên khi sử dụng”
Sultanik Silver đã phát biểu như thế. “Đàn ông ở thế hệ này đi tẩy lông cơ thể, đi làm, tạo
kiểu tóc, tới mỹ viện chăm sóc da . v..v. nhiều hơn cha anh của họ. Đơn giản là vì họ được
sinh ra trong thời đại có MTV, Internet và các show truyền hình trực tiếp, mỗi giây phút họ
sống là một phân cảnh, họ bọ tác động bởi những điều đó, vì thế đừng nghĩ là họ giống con
gái khi chăm sóc ngoại hình nhé”. Vậy đâu là yếu tố tác động đến việc thay đổi thói quen
của những người đàn ông trẻ tuổi này? Sultanik Silver cho rằng đó là sự kết hợp giữa chủ
nghĩa tiêu dùng và phương tiện truyền thông đã tạo nên một phân khúc khách hàng liên tục
phát triển và tăng trưởng trong thời gian qua.
Vì thế, kết quả là nhiều thương hiệu mỹ phẩm bắt đầu nhắm tới các quý ông trẻ tuổi và các
nhà bán lẻ bắt đầu tiếp cận họ nhiều hơn. Với Sultanik Silver, đây là dấu hiệu của làn sóng
chủ nghĩa hấp dẫn ngoại hình và nó sẽ còn tiếp tục phát triển.”
Các vấn đề Marketing
Trang 21
Thành công của Men’s Expert là một lời khẳng định, L’Oréal Paris đang đóng một vai trò
chủ động trong việc phát triển làn sóng hấp dẫn ngoại hình này. Hamilton đã phát
biểu:”Trong năm đầu tiên, chúng tôi đã có rất nhiều khách hàng là những người thành đạt và
chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế.”
Hamilton cũng đồng ý rằng vẫn có những người đàn ông chăm sóc ngoại hình nhất thời, cái
mà họ quan tâm hơn là duy trì được các hoạt động học tập một cách nghiêm túc.
Hamilton phỏng đoán: “Cho dù chỉ số tăng trưởng rất lớn trong nhiều năm qua, thị trường
chăm sóc ngoại hình nam giới vẫn còn rất non trẻ. Ngày nay có ít hơn 20% quý ông sử dụng
kem làm ẩm. Tuy nhiên, 25% khác thì cho rằng họ rất quan tâm đến việc chăm sóc da
nhưng chưa thực hiện một cú đột phá. Tóm lại, hầu hết nam giới đã không còn suy nghĩ
thiển cận và cho rằng chăm sóc ngoại hình là việc làm của đàn bà, nhưng họ vẫn chưa dám
chắc họ sẽ làm gì và làm như thế nào để chăm sóc ngoại hình.”
Già hay trẻ thì việc chăm sóc ngoại hình vẫn là một nhu cầu thực sự. Có thể trong tương lai
cụm từ “chăm sóc ngoại hình” sẽ trở một thuật ngữ riêng của phái đàn ông, khi đó nhắc đến
“chăm sóc ngoại hình” mọi người lại liên tưởng đến những người đàn ông thích chỉn chu
ngoại hình và mua sắm quần áo chứ không phải là những người phụ nữ.
71. Khoảng cách giữa lời nói và hành động của người tiêu dùng
Một trong những cách thức phổ biến để dự đoán doanh thu và đánh giá tiềm năng thị trường
là thăm dò ý kiến. Có nhiều cách để bạn tiến hành cuộc thăm dò. Nếu khách hàng đã từng sử
dụng hay đã hình dung được về sản phẩm, bạn hãy hỏi xem xác suất mua sắm của họ thế
nào. Bạn có thể thăm dò ý kiến khách hàng về hành vi mua sắm của họ: họ mua gì trong
thời điểm hiện tại, mức độ thường xuyên ra sao và mua số lượng bao nhiêu?. Bạn cũng có
thể hỏi người bán bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến khả năng bán được loại hàng
hoá đó. Hoặc bạn có thể thăm dò ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
như thành viên các khâu phân phối, giao hàng, chuyên viên tư vấn, lãnh đạo các hiệp hội
ngành nghề
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn ba phương pháp nghiên cứu
khá đơn giản mà nhiều công ty và nhà sản xuất trên thế giới thường áp dụng.
Sử dụng mẫu hàng tương tự
Phương pháp thường được áp dụng để dự đoán tình hình sản phẩm mới mà không một
phương pháp thống kê hay quan sát nào có thể thay thế được là dự báo lượng tiêu thụ hay
tiềm năng thị trường của loại hàng hoá mới (bởi vì sản phẩm mẫu thường không có sẵn hoặc
chi phí sản xuất quá tốn kém). Theo phương pháp này, loại hàng đó sẽ được so sánh với các
loại hàng hoá tương tự đã có mặt trên thị trường. Ví dụ khi Yoplait, hãng sản xuất sữa chua
của Mỹ dự tính đưa ra thị trường loại sữa chua có hương vị mới, các nhà sản xuất đã xem
xét và phân tích tốc độ tiêu thụ của các sản phẩm trước đó. Bản chất của phương pháp này
là thay vì thăm dò ý kiến của người tiêu dùng về xác suất mua sản phẩm mà họ chỉ có thể
hình dung, các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào thực tế thâm nhập thị trường của các sản phẩm
tương tự và lấy đó làm cơ sở để dự đoán về sản phẩm mới. Những dự đoán dành cho sản
Các vấn đề Marketing
Trang 22
phẩm TV có độ phân giải cao được tiến hành bằng cách này, tức là so sánh với tiến độ thâm
nhập thị trường của TV màu thông thường, máy thu hình sử dụng băng từ, máy quay phim
cầm tay và một số thiết bị điện tử đa dụng khác.
Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế riêng.
ü Thứ nhất, sản phẩm mới không bao giờ giống hoàn toàn với sản phẩm được so sánh.
Máy thu hình sử dụng băng từ được người tiêu dùng quan tâm và mua sắm nhiều hơn
cả TV màu. Vậy phải sử dụng mẫu mã nào cho TV màu có độ phân giải cao? Tại
sao?
ü Thứ hai, những điều kiện cạnh tranh có thể khác với những điều kiện trước kia, khi
loại hàng hóa được so sánh được tung ra thị trường.
Bạn cần hết sức lưu ý đến những điều kiện này.
Phương pháp phán đoán
Mặc dù chúng ta không gọi đó là phương pháp dự báo độc lập, do việc phán đoán kỹ lưỡng
và sâu sắc phải có mặt ở tất cả các phương pháp, nhưng đôi lúc việc dự đoán không được
xây dựng trên cơ sở phán đoán bằng chuyên môn mà lại bằng linh cảm. Nhiều nhà sản xuất
đã quyết định bằng “giác quan thứ sáu” và không phải lúc nào họ cũng có thể diễn đạt bằng
lời những phán đoán của mình.
Một chuyên gia thu mua trong nhóm Nine West Group cho biết: “Dự đoán xu hướng thị
trường là một điều gần như không thể học được. Tôi chỉ dựa vào những cảm nhận của mình
về màu sắc và chất liệu, nhưng tôi không thể giải thích được tại sao tôi lại cho là thế này,
chứ không phải thế kia Chỉ đơn giản tôi biết mình cần phải làm như vậy”. Những người
dầy dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực dự đoán thị trường luôn tin tưởng vào các dự đoán xuất
phát từ cảm nhận của mình. Tiếc thay, họ thường khó bảo vệ những phán đoán đó, nếu như
chúng quá khác biệt so với các dự báo được thực hiện theo phương pháp phân tích dữ liệu.
Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua tầm quan trọng của sự phán đoán này mà nên sử dụng nó
một cách độc lập hay trong sự tương tác với các phương pháp dựa trên số liệu.
Thăm dò dư luận
Phương pháp thăm dò dư luận cũng có những hạn chế nhất định:
ü Thứ nhất, lời nói và hành động của người tiêu dùng không phải lúc nào cũng trùng
khớp với nhau. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng phương pháp này.
ü Thứ hai, những người được hỏi ý kiến có thể chỉ nắm được một vài thông tin nào đó,
nhưng khi bạn hỏi ý kiến, họ vẫn trả lời rất hùng hồn.
ü Thứ ba, cái mà khách hàng hình dung không hẳn là thứ họ sẽ mua trên thực tế, khi
sản phẩm thật sự có mặt trên thị trường. Nếu bạn hỏi người tiêu dùng liệu họ có mua
nước lèo dành cho mì ống, được chế biến theo công thức cổ truyền với hương vị
truyền thống hay không, đương nhiên họ sẽ trả lời là có. Còn việc họ có thích hương
Các vấn đề Marketing
Trang 23
vị và chất lượng nước lèo do phòng thí nghiệm điều chế hay không lại là chuyện
hoàn toàn khác!.
Nhìn chung, phương pháp thống kê và quan sát để thu thập những dữ liệu đáng tin cậy hay
những thông số cụ thể, chính xác vẫn được ưa chuộng hơn phương pháp dự báo thăm dò dư
luận, bởi vì ít nhất chúng cũng dựa trên việc khách hàng đã làm gì và mua gì trên thực tế.
Trong khi đó, phương pháp thăm dò dư luận dựa trên lời nói của khách hàng, tức chỉ dựa
trên dự báo hành vi mua bán trong tương lai, luôn tỏ ra thiếu tin cậy.
Khi chi nhánh các sản phẩm dinh dưỡng đông lạnh của công ty Nestle ở Mỹ cân nhắc về sản
phẩm phô mai kem Lamber’s Pasta Cheese, chi nhánh này muốn dự đoán khối lượng hàng
hóa có thể bán ra trong năm đầu tiên, trước khi sản phẩm này được đưa ra thị trường. Nestle
đã tiến hành thăm dò ý kiến người tiêu dùng bằng phương pháp thu thập ý kiến, và còn hỏi
thêm là họ sẽ mua sản phẩm phô mai kem với xác suất nào?. Kết quả cuộc thăm dò được
trình bày ở hai cột đầu trong bảng sau:
Mặc dù có tới 70% người tiêu dùng cho biết họ có thể sẽ mua sản phẩm này, nhưng theo
kinh nghiệm của Nestle, thì tỷ lệ “hiện thực hóa” câu trả lời ở hai dòng đầu tiên cột thứ 2 sẽ
giảm đáng kể: những câu trả lời “nhất định” sẽ giảm 20%, trong khi đó những câu trả lời
“có thể có” giảm 70%. Phần lớn các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng từng áp dụng
phương pháp thu thập ý kiến đều sử dụng kèm theo nguyên tắc kinh nghiệm trên của Nestle
để lý giải các dữ liệu về ý định mua sắm của người tiêu dùng. Các hãng này hiểu rằng người
tiêu dùng nói về ý định mua sắm của mình đôi lúc còn vượt qua những gì họ mua trên thực
tế. Cách lập luận này cũng nên được tính đến trong những phương pháp dự đoán khác.
(Dịch từ Elitarium bwportal)
72. Tiếp thị cảm xúc...
Đã là lạc hậu rồi cái thời tiếp thị theo kiểu chỉ chăm chăm miêu tả nhãn mác sản phẩm của
mình để người dùng ghi nhớ. Bây giờ, ngày càng nhiều công ty đang cố hết sức để "nhắn
nhủ" một thông điệp đầy tính cảm xúc đến khách hàng.
Nếu có ai đó nói về Nike, bạn sẽ mường tượng ngay đến một cái gì đó trẻ trung, mạnh mẽ,
được liên tưởng từ slogan "Just do it" (Tiến lên!). Hoặc nếu nói tới Google, đó sẽ là sự tin
cậy, tốt lành với slogan "Dont do evil" (Đừng làm điều xấu). Chào mừng bạn đến với thế
giới của "tiếp thị nhằm vào cảm xúc! Đã là lạc hậu rồi cái thời tiếp thị theo kiểu chỉ chăm
chăm miêu tả nhãn mác sản phẩm của mình để người dùng ghi nhớ. Bây giờ, ngày càng
Các vấn đề Marketing
Trang 24
nhiều công ty đang cố hết sức để "nhắn nhủ" một thông điệp đầy tính cảm xúc đến khách
hàng. Một ví dụ rõ ràng là American Airlines (AA) và TWA. Trong khi AA có một thương
hiệu nhấn mạnh vào vị trí của mình, và ngay cả slogan cũng mang tính "ấn tượng về chất
lượng": "Something special in the air" (Một điều đặc biệt trên không), "Doing what we do
best" (Chúng tôi đang làm những điều chúng tôi giỏi nhất)..., thì TWA lại được nhiều khách
hàng yêu mến theo kiểu "quan hệ cá nhân" hơn, với slogan: "You're going to like us". (Các
bạn sẽ thích chúng tôi). Tại sao tiếp thị nhằm vào cảm xúc lại trở thành xu hướng tất yếu
cho ngành quảng cáo? Bởi khách hàng ngày càng chọn lọc hơn?...
Có quá nhiều hãng cạnh tranh trong mỗi lĩnh vực sản phẩm, không còn sản phẩm nào là
dạng "độc nhất" nữa. Mà nếu tất cả quảng cáo dầu gội đầu đều chỉ quảng cáo là "tốt nhất,
sạch nhất, mượt tóc nhất" thì thực tế là khách hàng sẽ... không tin một quảng cáo nào trong
số đó. Vì vậy, trong những quảng cáo cùng một mặt hàng, khách hàng sẽ có xu hướng thích
những sản phẩm có liên quan phần nào đó đến mình một cách cá nhân hoặc mang tính tình
cảm.
Và vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quảng cáo là dùng mọi kỹ năng và thủ thuật để xây dựng
một "cầu nối cảm xúc" giữa đối tượng khách hàng và sản phẩm/dịch vụ của mình.
Như Bajaj (một hãng xe máy lớn của Ấn Độ) đã tung ra chiến dịch quảng cáo mới vào
những năm 1990 khi thấy bắt đầu bị cạnh tranh dữ dội. Quảng cáo này đã làm cho thương
hiệu Bajaj như thuộc về cả cộng đồng người Ấn qua những quảng cáo in trên báo đầy tính
cảm xúc. Đó là hình hai người dân rất bình dị chở nhau trên chiếc xe của hãng Bajaj, người
ngồi sau vác chiếc giường em bé. Quảng cáo này thông điệp rằng chiếc xe của họ gắn với
tương lai của đất nước (các em bé) và gợi lên cảm xúc ấm áp, giản dị cho người tiêu dùng.
Nhiều quảng cáo khác trên TV cũng là hình ảnh thường ngày của những con người rất bình
thường, chứ không phải là những anh chàng bảnh bao giàu có. Chính vì vậy, cho đến nay,
thương hiệu Bajaj vẫn có một vị trí rất đặc biệt trong trái tim người Ấn Độ, dù họ có mua xe
của Bajaj hay không.
Một ví dụ khác có thể là Cadburys (hãng bánh kẹo và đồ uống có trụ sở chính ở London ).
Từ đầu những năm 1990, Cadburys luôn cố gắng truyền tải chỉ một thông điệp: các mối
quan hệ và... ăn mừng. Tất cả các quảng cáo của họ đều chỉ mang một thông điệp này. Họ
gắn liền thương hiệu của họ với mọi sự ăn mừng trong cuộc sống.
Một phân tích đơn giản để thấy tại sao khách hàng có xu hướng gắn với một thương hiệu
khi nó "chạm được" vào cảm xúc của họ. Thứ nhất, thương hiệu đó dường như trở thành
phần mở rộng của con người họ, thể hiện tính cách của họ. Họ có thể liên tưởng và gắn
những tình huống đời sống của họ với thương hiệu. Khi bạn thấy cậu bạn thân vừa làm một
cú ăn ba điểm trên sân bóng rổ, bạn sẽ rất khoái và sau đó sẽ ăn mừng thế nào? Cadburys.
Thứ hai, gắn với những cảm xúc và mong ước thầm kín là một công cụ rất mạnh mẽ. Bạn
cảm thấy mình không đủ sức khoẻ để chơi bóng đá, nhưng bạn vẫn tập hợp được một đội và
trận đầu ra quân đã chiến thắng. Bạn sẽ ăn mừng thế nào? Cadburys. Có rất nhiều ví dụ cho
những lần ăn mừng trong cuộc sống của bạn, và Cadburys cũng có rất nhiều quảng cáo
giống y như những tình huống đó.
Cadburys làm được. Bajaj làm được. Vậy các công ty khác làm thế nào? Nếu bạn mở công
ty, bạn sẽ làm thế nào? Câu trả lời nằm trong... não của khách hàng. Vì thương hiệu cảm
Các vấn đề Marketing
Trang 25
xúc và tiếp thị nhằm vào cảm xúc chính là phần nổi của chiến lược "tại sao mọi người lại
mua hàng".
Các nhà nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng trong rất nhiều trường hợp, khách hàng chọn
một thương hiệu không đơn thuần dựa trên những lý do hợp logic, mà dựa trên cảm xúc và
trái tim. Nhưng tất nhiên, để đảm bảo thành công, một thương hiệu phải kết hợp được cả hai
vấn đề này: chất lượng và số lượng, trực giác và lý trí, giữa vấn đề "tại sao mọi người lại
mua" với vấn đề "ai mua, mua cái gì, ở đâu, mua thế nào, mua bao nhiêu". Và tập hợp lại là
những nguyên tắc rất cần thiết cho "tiếp thị theo cảm xúc", "tiếp thị để thành công":
ü Chạm đến cảm xúc rất bình dị, rất đời sống của khách hàng.
ü Đưa ra những đánh giá rất hợp lý để khách hàng cảm thấy mình có quyền tự do chọn
lựa, quyết định và mua.
ü Làm cho khách hàng cảm thấy mình luôn được tôn trọng, được quan tâm, được là
người thắng cuộc.
ü Thật hài hước, vui vẻ.
Theo DDDN
73. Truyền thông một phần của triển lãm thương mại
Nếu công ty bạn định thực hiện một chương trình quảng bá thương mại cho các sản phẩm
hoặc dịch vụ của công ty mình dưới hình thức một triển lãm thương mại, bạn sẽ không thể
bỏ qua chi tiết quan trọng là thông tin về sự kiện đó cho các phương tiện truyền thông như
truyền hình, truyền thanh, Internet hay báo in. Mục tiêu của bạn là phải tạo được một hình
ảnh tích cực, đầy thiện chí của công ty mình trong lòng công chúng và thu hút, nâng cao
nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. Bạn sẽ thực hiện
điều đó thế nào?
Dưới đây là 20 điều bạn nên chú ý khi sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả cho
một chiến dịch quảng bá.
Giai đoạn chuẩn bị triển lãm
1. Bạn phải xác định và lựa chọn đối tượng khán giả mục tiêu trong triển lãm, xác định họ
chính là những khách hàng tương lai, từ đó bạn mới có thể hoạch định và chuyển tải thành
công những thông điệp đáp ứng nhu cầu, sở thích và mối quan tâm của những khách hàng
tương lai đó.
2. Yêu cầu người chịu trách nhiệm tổ chức lên kế hoạch chi tiết về những nội dung liên
quan đến lĩnh vực truyền thông, trong đó phải bao gồm cả danh sách các cơ quan thông tấn
báo chí, với đầy đủ địa chỉ, số fax, điện thoại, email.
3. Lựa chọn nhà xuất bản để cung cấp các ấn phẩm được phát hành trong triển lãm, cũng
như quyết định thời điểm nào thì nên thực hiện việc tuyên truyền quảng cáo. Bạn đừng quên
liên hệ với một vài tạp chí thương mại trước thời điểm diễn ra chương trình ít nhất vài
tháng.
4. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với báo giới, các biên tập viên và chủ bút, tổng biên tập
của những tờ báo kinh doanh. Bạn hãy chủ động cung cấp thông tin cho họ bằng cách hỏi họ
về những vấn đề mà tờ báo quan tâm. Bạn có thể thấy là các nhà báo rất quan tâm đến
những thông tin mới nhất về các khuynh hướng của sản phẩm mới.
Các vấn đề Marketing
Trang 26
5. Chú trọng đến việc thiết kế các ấn phẩm được phát hành trong triển lãm thương mại.
Những ấn phẩm này nên được thiết kế đẹp mắt, gọn gàng để các phóng viên và người tham
gia có thể bỏ gọn vào túi xách. Nên đăng các thông tin ngắn gọn và điển hình nhất về công
ty bạn như doanh thu, cơ cấu tổ chức, cũng như các thông tin chi tiết về sản phẩm. Tuyệt đối
không nên đăng các thông tin đã lỗi thời hay hình ảnh các nhà lãnh đạo công ty.
6. Chuẩn bị nội dung và cách tổ chức họp báo thật khoa học và hấp dẫn, những thông tin
được đưa ra phải là thông tin “nóng”, lời giới thiệu về sản phẩm cần nhấn mạnh về sự đổi
mới hay cải tiến. Những người tham dự rất ác cảm với các buổi họp báo chỉ để truyền đạt
thông tin cũ kỹ, tẻ nhạt và thiếu những điểm nhấn.
7. Email, fax và gửi thư tay thông tin về sản phẩm và dịch vụ mới của công ty bạn tới càng
nhiều nơi càng tốt, kèm theo địa chỉ liên lạc cụ thể. Tiếp tục cung cấp các thông tin đã được
cập nhật cho báo giới để họ luôn nhớ đến công ty bạn.
8. Tìm kiếm người mẫu hay các nhân vật nổi tiếng tham gia giới thiệu sản phẩm để thu hút
thêm sự quan tâm của các phương tiện truyền thông và công chúng.
9. Sẵn sàng cho mọi tình huống xấu như thời tiết hay sự cố nội bộ trong công ty, đồng thời
bạn hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi hóc búa của báo giới và khách hàng.
Thực hiện chương trình
10. Để sẵn các ấn phẩm cung cấp cho báo giới tại phòng họp báo và ngay trong phòng làm
việc của bạn tại buổi giới thiệu đó.
11. Cần có người phát ngôn túc trực liên tục trong suốt thời gian diễn ra triển lãm, kể cả vào
giờ ăn trưa. Người phát ngôn này phải là người có chút duyên ăn nói và nhiệm vụ của anh ta
là thông tin về sản phẩm một cách dễ nhớ và dễ hiểu nhất.
12. Nhà quản lý phải được cập nhật thông tin liên tục để sẵn sàng trả lời các phóng viên bất
kỳ lúc nào.
13. Đừng bỏ lỡ các cơ hội hoặc lời mời tài trợ, bởi vì những nhà tài trợ luôn được giới báo
chí quan tâm khai thác thông tin, nghĩa là gián tiếp giúp bạn quảng bá doanh nghiệp.
14. Quản lý tốt các hội thảo chuyên đề cũng như các diễn đàn. Nếu như bạn là người điều
hành, việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang được thảo luận. Nên
cung cấp miễn phí đề cương các bản thuyết trình của công ty bạn, và nhớ là phải ghi rõ địa
chỉ liên hệ, tên người có trách nhiệm lên một góc dễ thấy.
15. Phân phát các tài liệu về công ty bạn, các xuất bản phẩm hay băng đĩa... là những ấn
phẩm có chi phí không lớn nhưng mang lại giá trị tiếp thị cao. Tuy nhiên cần đảm bảo các
thông tin được chuyển tải liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.
Giai đoạn sau triển lãm
16. Chương trình khép lại không có nghĩa là công việc của bạn đã hoàn thành, mà sau đó
bạn hãy gửi thông cáo báo chí đến các cơ quan thông tấn về những kết quả đạt được trong
triển lãm, các con số thống kê cho thấy mọi việc đã thành công thế nào. Và bạn đừng quên
“đính kèm” vào đó những lời cảm ơn chân thành.
17. Hãy lưu lại toàn bộ các bài báo viết về buổi giới thiệu sản phẩm đó cả trước và sau thời
điểm diễn ra triển lãm.
18. Lựa chọn những bài viết xuất sắc nhất và tiếp tục gửi thư điện tử, thư trực tiếp đến các
khách hàng, đồng thời đăng tải lên website công ty bạn.
19. Căn cứ vào những quan sát tại triển lãm để làm bản báo cáo tổng hợp, phân tích về tình
hình chung của ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực công ty bạn đang hoạt động và gửi đến
các khách hàng đã hồi âm thư của công ty sau chương trình triển lãm.
20. Bạn cũng nên gửi cho nhóm khách hàng mục tiêu băng ghi âm những buổi thuyết trình
hoặc các cuộc phỏng vấn thú vị thực hiện tại triển lãm đó.
Các vấn đề Marketing
Trang 27
Điều mà những người tham dự, khách hàng tiềm năng và giới truyền thông quan tâm nhất
chính là thông tin. Bạn cần đảm bảo sao cho các thông tin được giới thiệu thật hấp dẫn, có
tính xác thực và liên tục được cập nhật trước, trong và sau triển lãm. Tổ chức hoạt động
truyền thông cho một triển lãm thương mại không quá khó khăn và phức tạp, nhưng đòi hỏi
bạn phải lên kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo, khoa học và bao quát được mọi tiểu tiết.
(Dịch từ The Trade Show Coach bwportal)
74. Những tư liệu hữu ích trong tiếp thị
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải cung cấp các thông tin
về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của mình cho nhiều đối tượng khác nhau, từ các
nhân viên các nhà đầu tư, các khách hàng hiện tại và tương lai, các cơ quan thông tin báo
chí. Thật ra, đây cũng là một hình thức tiếp thị và thành công của doanh nghiệp cung cấp
những thông tin này như thế nào.
Theo các chuyên gia tiếp thị, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn 8 loại thông tin cơ bản
dưới đây để cung cấp cho các đối tượng kể trên khi cần thiết. Những thông tin này cũng có
thể được sử dụng làm tiêu chuẩn cho việc xây dựng các website, các tài liệu tiếp thị của
doanh nghiệp.
Những thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Các nhà đầu tư tiềm năng, các nhân viên, các nhà
phân tích, các nhà báo cần phải được biết những thông tin quan trọng về doanh nghiệp
thông qua một bản tự bạch (fact sheet), bao gồm những thông tin sau: ngày thành lập doanh
nghiệp, nơi đặt trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp; tên và thông tin về những
người sáng lập và các thành viên trong ban lãnh đạo cấp cao; thông tin để liên lạc với doanh
nghiệp; tuyên bố ngắn gọn về sứ mệnh của doanh nghiệp.
Những thông tin cơ bản về sản phẩm. Mỗi sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cũng phải
có một bản thông tin cơ bản bao gồm những nội dung sau: chức năng của sản phẩm, các đặt
điểm phân biệt, so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại
trên thị trường; chất lượng sản phẩm (đạt tiêu chuẩn chất lượng nào); độ tin cậy của sản
phẩm; giá bán hay chi phí.
Tiểu sử của những người sáng lập và các nhà lãnh đạo cấp cao. Doanh nghiệp nên chuẩn bị
sẵn những tóm tắt về học vị, bằng cấp, những giải thưởng, những công trình nghiên cứu,
quá trình hoạt động và kinh nghiệm của các nhà sáng lập và các thành viên của hội đồng
quản trị.
Câu tuyên bố sứ mệnh. Lời tuyên bố sứ mệnh cũng giống như “kim chỉ nam“ của một doanh
nghiệp để tạo ra động cơ làm việc và định hướng cho đội ngũ nhân viên, giúp cho các nhân
viên mới nhanh chóng hiểu được đường hướng hoạt động của doanh nghiệp. Lời tuyên bố
của sứ mệnh cũng có thể giúp tạo ra một ấn tượng tốt cho các nhà đầu tư, các ngân hàng,
các cơ quan thông tấn.
Nguồn gốc của doanh nghiệp. Bên cạnh bản tự bạch, doanh nghiệp cũng nên có một đoạn
văn nhỏ nói về hoàn cảnh ra đời của mình.
Các vấn đề Marketing
Trang 28
Danh sách các khách hàng và các đối tác. Các nhà đầu tư và các khách hàng tiềm năng có
thể rất quan tâm đến các thông tin này.
Những thông tin cung cấp cho báo chí. Khi chuẩn bị khai trương hay chuẩn bị đưa ra một
sản phẩm mới ra thị trường hay tham dự một cuộc triễn lãm, doanh nghiệp thường phải
cung cấp một số thông tin cho báo chí. Những thông tin này bao gồm: logo của doanh
nghiệp, thư giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, bản tự bạch
về doanh nghiệp, bản giới thiệu sản phẩm, thông cáo báo chí, các bài viết nói về doanh
nghiệp, danh thiếp, nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của doanh nghiệp.
Hồ sơ lưu trữ những thông tin nói về doanh nghiệp từ bên ngoài. Nên cử một người trong
công ty chịu trách nhiệm thu nhập và lưu trữ các thông tin, bài viết nói về doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp cần thực hiện một chiến dịch PR (giao tế với công chúng), thì nên thuê
một công ty PR chuyên nghiệp đứng ra thực hiện việc gửi các thông cáo báo chí cho những
tờ báo thích hợp.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần
75. Tình báo giá rẻ? Dễ thôi!
Giới báo chí và các doanh nghiệp thường ngại đề cập đến cụm từ “tình báo kinh tế”, vì nó
có vẻ phức tạp, bí hiểm và không hợp pháp cho lắm. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động này
đã và đang diễn ra hàng ngày tại mọi công ty lớn và nhỏ. Thật ra, tình báo kinh tế chỉ đơn
thuần là những hoạt động thăm dò không công khai để thu thập những thông tin kinh doanh
của đối thủ. Hoạt động tình báo kinh tế như vậy được thừa nhận, nếu doanh nghiệp không
sử dụng nó để lừa lọc, xuyên tạc, bóp méo thông tin về đối thủ những biểu hiện của cạnh
tranh không lành mạnh.
Hoạt động tình báo kinh tế vốn cần nhiều chất xám và tiền bạc. Nhưng bạn không nhất thiết
phải thuê dịch vụ của các công ty lớn vốn đã ôm đồm rất nhiều việc, mà có thể ký kết hợp
đồng với các công ty nhỏ, năng động với chi phí rẻ hơn nhiều, nhưng cách tiết kiệm nhất là
bạn tự mình trở thành “thám tử”.
Internet len lỏi đến mọi nơi
Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin và mạng Internet kết nối toàn cầu, bạn có thể
thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, cũng như có thể nhắm trúng đối tượng mục tiêu,
nếu bạn biết cách khai thác thông tin, dữ liệu từ Internet. Bằng cách truy cập các website tìm
kiếm miễn phí như Google.com hay Altavista.com và gõ một vài từ khoá, bạn sẽ nhận được
một lượng lớn thông tin về các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ làm ăn thân mật, hoặc
đang chuẩn bị hợp tác với đối thủ của công ty bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm và mua lại từ
mạng Internet các báo cáo, không nhất thiết phải mua toàn bộ mà chỉ mua những trang báo
cáo liên quan đến tình hình kinh doanh, hoạt động của công ty đối thủ. Việc tận dụng tối đa
những thông tin này sẽ giúp bạn rất nhiều trong cạnh tranh. Biết đâu bạn lại tìm được những
thông tin đắt giá về tình hình tài chính, một vài dự án của đối thủ hay nhanh chân hơn trong
việc giành được những cơ hội làm ăn. Bạn cũng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ của các
Các vấn đề Marketing
Trang 29
website để mua lại các báo cáo nghiên cứu thị trường, phân tích kinh tế và tình hình tài
chính của rất nhiều công ty.
Thông tin từ các cá nhân
Đúng là bạn có thể thu thập được rất nhiều thông tin có giá trị từ Internet, tuy nhiên, phương
thức tốt nhất vẫn là thông qua hoạt động giao tiếp với những người mà bạn quen biết. Hãy
biến mỗi nhân viên của bạn thành những “con mắt tinh tường”, những “đôi tai nhạy thính”
của công ty không chỉ trên thị trường mà còn trong toàn lĩnh vực công nghiệp. Thậm chí,
bàn tiếp tân cũng có thể sử dụng như một khu vực hoạt động tình báo. Các nhân viên lễ tân
chính là những “gián điệp ngoại hạng”, họ có thể dễ dàng khai thác những thông tin vô cùng
quý báu. Chẳng hạn vào một ngày đẹp trời nào đó, một nhóm khách theo đúng hẹn sẽ đến
văn phòng để gặp và đàm phán hợp đồng làm ăn với bạn. Bạn sẽ tiếp họ ngay? Không nên!
Hãy để cho họ chờ đợi trong phòng lễ tân, khoảng 10 15 phút (điều đó không làm họ phiền
lòng lắm đâu). Trong khoảng thời gian chờ đợi ấy, khi các vị khách trò chuyện với nhau,
nhóm nhân viên lễ tân sẽ kín đáo quan sát hành vi của họ, đồng thời trổ tài ...tốc ký lại mọi
lời nói mà những vị khách này trao đổi nhằm đảm bảo không bỏ sót những vấn đề liên quan
đến bản hợp đồng tương lai. Ngay lập tức những thông tin này sẽ được gửi cho bạn đang
ngồi ung dung mỉm cười ở phòng trong. Hãy thử xem, liệu những thông tin này có giúp bạn
ghi được “bàn thắng vàng” nào không?
Không chỉ có vậy, bạn cũng nên khai thác mối quan hệ của nhân viên công ty mình, đây là
một trong những cách thức tốt nhất để thu thập thông tin. Mỗi nhân viên có một mạng lưới
quan hệ không nhỏ, và nhiều nhân viên gộp lại sẽ tạo nên rất nhiều mối quan hệ có giá trị to
lớn. Bạn cần khuyến khích mối quan hệ của nhân viên công ty mình với các đồng nghiệp
trong ngành. Đặc biệt bạn nên nhắm vào các đối tượng như kế toán hay quản lý chất lượng
sản phẩm. Điều quan trọng là bạn phải định hướng, điều chỉnh các mối quan hệ đó vào đối
tượng mục tiêu và các nội dung bạn quan tâm. Bạn cũng nên khoanh vùng những mảng
thông tin hữu ích, hoặc lập một danh sách các yếu tố đóng góp vào sự thành công của công
ty.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tận dụng nguồn tin từ nhân viên và khách hàng sẽ đem lại nhiều
lợi ích thiết thực hơn việc nghiên cứu và thu thập thông tin trong thế giới ảo. Lý do ở đây là
nếu mọi người biết càng nhiều về vấn đề mà bạn quan tâm, thì họ sẽ cung cấp cho bạn
nhiều thông tin hơn.
“Bắt tay” với các chuyên gia
Điều trước tiên là bạn cần xác định được nhóm chuyên gia nào giữ vị trí quan trọng trong
ngành để tạo dựng mối quan hệ với họ. Thông tin cá nhân về những người này có thể được
khai thác từ Internet, tuy nhiên, các website lại không thể thay thế bạn trong việc tiếp cận
những con người thật. Bạn phải vận động thôi.
Việc quan hệ với các chuyên gia này có lợi ở chỗ, họ sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích
nhằm xây dựng những bản báo cáo cho công ty bạn. Nếu bạn nhận được những thông tin
quý giá, thì đổi lại các chuyên gia ấy cũng sẽ khai thác từ bạn một lượng thông tin nhất
định. Do đó bạn nên vạch sẵn cho mình giới hạn trong việc tiết lộ thông tin về công ty bạn.
Như vậy, trong hoạt động giao tiếp và trò chuyện, bạn phải là một “diễn viên” nhập vai thật
tài tình và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về tình huống và đối đáp.
Các vấn đề Marketing
Trang 30
Sau đây là danh sách các chuyên gia trên những lĩnh vực nhiều triển vọng trong việc khai
thác thông tin:
Các chuyên gia phân tích chứng khoán. Những người này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi
thăm dò các công ty có cổ phiếu niêm yết, bởi họ nắm rất rõ tình hình tài chính của các công
ty mà bạn đang quan tâm. Tuy vậy, họ vẫn có xu hướng tham gia vào các công ty tư nhân,
nếu những công ty này đóng vai trò mạnh hơn trong ngành.
Chuyên gia trong các hội và hiệp hội nghề nghiệp. Đây là nơi quy tụ những chuyên gia
đầu ngành nên thực sự là một nguồn thông tin quý giá khi bạn muốn nghiên cứu về một lĩnh
vực công nghiệp nào đó. Hãy tham gia vào các Hội và Hiệp hội mang tính chất giao lưu và
trao đổi nghề nghiệp này, bạn sẽ thuận lợi hơn để làm quen, chuyện trò, quảng bátóm lại
là tiến hành mọi hoạt động khai thác thông tin.
Các nhà báo, đặc biệt là nhà báo địa phương. Nếu bạn nắm được nguồn thông tin phù hợp
thì công ty bạn chẳng khác nào “con cá to trong ao nước nhỏ”. Chẳng hạn như khi có một
dự án tại một địa phương nào đó, báo chí sẽ đăng tải các cuộc phỏng vấn chi tiết, còn người
dân thì không ngừng bàn tán xôn xao về vấn đề này. Ngoài việc tiếp cận với nhân dân nơi
đây, bạn hãy gặp gỡ nhà báo để khai thác nhiều hơn các chi tiết bên ngoài bài phỏng vấn về
công ty mà bạn muốn thăm dò, bởi họ nắm rất rõ những điều đó. Thậm chí nếu trong bài
báo có xuất hiện các bức ảnh, đặc biệt là ảnh được chụp trong phân xưởng sản xuất, bạn hãy
gặp ngay phóng viên chụp bức ảnh ấy và khai thác họ để có thêm thông tin.
Những hoạt động thăm dò, khai thác thông tin cạnh tranh không công khai như vậy, đều
được gọi chung là hoạt động tình báo kinh tế. Tuy vậy, các chuyên gia cung cấp thông tin
tình báo kinh tế đưa ra một ý kiến rất đáng lưu ý: đừng quá chú trọng thu thập thông tin mà
chậm trễ trong quyết sách hành động. Ngay khi công ty bạn bắt đầu chiến dịch thăm dò quá
trình giới thiệu sản phẩm mới của đối thủ, bạn đã cần phải chuẩn bị ngay kế hoạch về sản
phẩm cạnh tranh của mình, hoặc phương thức tổ chức hệ thống các kênh phân phối sản
phẩm. Càng chần chừ, bạn càng ít có lựa chọn để phản ứng trước những bước tiến của đối
thủ.
(Dịch từ The INC Magazine bwportal)
76. Phải chăng Quảng cáo đang tự giết mình?
Quảng cáo đã từng phát huy hiệu quả, không những thế, mà còn có hiệu quả rất tốt nữa. Tôi
có thể lý giải chữ “hiệu quả” như thế nào nhỉ? Chẳng hạn như trước đây, sản phẩm hay dịch
vụ dựa trên sự khác biệt về chất lượng và giá trị, nên các sản phẩm ra đời như nấm, người ta
bị cuốn hút vào quảng cáo, từ cách quảng cáo công khai cho đến cách quảng cáo bí ẩn kỳ lạ.
Nhờ đó, doanh thu của các loại hàng hoá nói trên cũng tăng một cách đáng kể.
“Truyền hình đã giết chết những ngôi sao trên sóng phát thanh”. Tôi không dám chắc điều
đó đúng hay sai, mặc dù là nó đúng thật đi chăng nữa! Chỉ có điều, tôi có thể dám nói chắc
với bạn rằng, quảng cáo đang tự giết mình, hay ít nhất nó cũng đang tự lấy đi ngọn gió đang
thổi căng cánh buồm của chính nó.
Các vấn đề Marketing
Trang 31
Bài học lâu đời từ một Nhà Triết học Hà Lan
Khi bước qua thời kỳ đầu tiên như thế của tiếp thị, khách hàng bắt đầu dễ tin vào những
kinh nghiệm quá khứ (AKA Memory) và trở nên dễ xúc cảm đối với nội dung quảng cáo.
Thời gian đúng là một chất xúc tác cho quảng cáo, cho đến một ngày, có một điều gì đó đã
xảy ra.
Trước khi kể cho bạn nghe điều gì đã xảy ra, chúng ta hãy trở về 325 năm trước. Nhà triết
học người Hà Lan nổi tiếng thời bấy giờ Benedictus Spinoza, đã phát triển nên một định
đề như sau: khi bạn lĩnh hội một điều gì đó tức là bạn đã tin vào nó. Ví dụ nhé, nếu bạn nói
“Mắt tôi màu nâu”, tôi cũng hiểu và tin vào lời bạn nói. Nếu muốn không tin thì còn phải
đợi một hành động khác nhằm phản bác dựa trên một lý luận hoặc một bằng chứng cảm
quan khác.
Các cuộc nghiên cứu xã hội và nhận dạng tâm lý gần đây đã cho thấy rằng Spinoza đã đúng:
Chấp nhận một ý kiến tức là lĩnh hội ý kiến đó, và sự phản đối luôn luôn đến sau nhưng
luôn hiệu quả hơn sự chấp nhận đã đến trước đó. Vậy điều này có liên quan gì đến tác dụng
của quảng cáo? Hầu như liên quan đến tất cả!
Trong những ngày tháng rực rỡ của tiếp thị diện rộng, khách hàng bị lôi kéo để lĩnh hội
quảng cáo, rồi chấp nhận nó vì những lý do sau: Ký ức về những quảng cáo trước thôi thúc
chúng ta chấp nhận nó. Hay rất đơn giản chỉ vì chúng ta muốn tin vào nó. Tốt hơn là chúng
ta nên tin vì các hoạt động thị trường chỉ giúp chúng ta thêm thành công, thoả mong ước,
sống lâu hơn và hạnh phúc hơn mà thôi.
Tôi xin phép được nhắc lại: Chúng ta muốn tin vào nó. Thật buồn cười là chúng ta đã làm
như vậy. Chúng ta hạnh phúc nhất khi chúng ta đang tưởng tượng là mình hạnh phúc. Nếu
bạn nói với tôi là, “Tom, anh là người thông minh nhất mà tôi từng biết đấy nhé,” chỉ là vì
tôi muốn chọn bạn để tin tưởng. Vì sao bạn biết không? Chỉ vì tin bạn thì dễ và chẳng có gì
cản trở trong việc tôi tin bạn. Hơn nữa, tôi sẽ khó khăn hơn và mất thời gian để đi chứng
minh điều ngược lại, vì phải tìm ra như thế nào là “thông minh”, rồi phải làm việc với bạn
và tìm ra danh sách những người bạn quen biết để thực hiện một cuộc khảo sát người nào
thông minh nhất .v...v.
Nói tóm lại, tốt nhất là tôi nên tin bạn mà khỏi cần kiểm chứng, trừ phi trong một câu
chuyện khác bạn đề cập đến câu chuyện vừa rồi như là một chuyện hết sức nhảm nhí. Thật
thú vị, điều này lại có liên quan đến câu chuyện về quảng cáo mà tôi sắp nói ra.
Bộ não của chúng ta là một bộ máy có khuynh hướng chờ đợi sáng tạo và khác biệt. Chúng
ta liên tiếp theo dõi thị trường, cố gắng chỉ ra tương lai có thể chỉ dựa trên những mẩu thông
tin chắp vá chẳng hạn như quảng cáo. Chúng ta tin vào quảng cáo (nói chung), vì trong
đầu đã có sẵn ý nghĩ “hầu như quảng cáo nào cũng đúng và hữu ích mà!”. Đúng vậy, chính
vì thế chúng ta sẵn sàng chấp nhận quảng cáo vì mẩu thông tin trong đầu của chúng ta vẫn
còn tồn tại, ngay cả khi chúng ta có cơ hội kiểm chứng, chúng ta vẫn cứ muốn tin vào nó
trước cái đã. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta vẫn hành động y như vậy.
Nhưng tôi hỏi bạn nhé, rồi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bị một đống thông tin linh tinh
với nhiều lựa chọn làm rối lên? Chúng ta rồi sẽ quyết định để ý tới thông tin nào khi thời
gian lại là thứ đáng tiền nhất? Chúng ta sẽ làm điều chúng ta đã làm. Có nghĩa là chúng ta
Các vấn đề Marketing
Trang 32
lần theo kinh nghiệm quá khứ để giải quyết vấn đề hiện tại. Một cách nhanh chóng và gọn
nhẹ, chúng ta moi những mẩu thông tin đã có trong đầu ra và quyết định ngay cần phải làm
gì.
Kinh nghiệm quá khứ đem lại hiệu quả tốt
Kinh nghiệm của các tay cờ cừ khôi cho thấy, họ có thể chỉ cần liếc nhìn trên bàn cờ, sau đó
có thể đọc lại vach vách thế cờ đó, đúng với từng vị trí con cờ một. Nhưng nếu chúng ta cho
họ thấy một bàn cờ bất kỳ (không có một thế cờ rõ ràng), chắc chắn họ không thể lặp lại. Họ
có khả năng nhớ như vậy, chính nhờ vào ký ức hình ảnh: kinh nghiệm chơi cờ của họ trong
quá khứ. Họ đã thu thập những thông tin để ghép lại thành những thông tin hữu ích, và nhớ
lại trong một trường hợp nào đó.
Đối với thị trường cũng thế. Chúng ta trở thành người thu thập và phân biệt những thông tin
thị trường rất chủ động. Sau đó, chúng ta dễ dàng nhớ lại và phản ứng rất tốt với những
quảng cáo được cho là “đặc biệt”.Thế là những hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta
đã tin rằng chúng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lại hiện về. Vậy những hình ảnh đó là gì?
Hầu như là giống nhau tí nào. Kể từ đó bộ não của chúng ta bắt đầu cảm thấy chán ghét sự
mâu thuẫn đó, vì thế người thông minh nhất có thể giải toả bằng cách nói ngược lại “Trời ạ!
Lại cái quảng cáo đó nữa hả? Lần này tôi không có bị dụ nữa đâu nha.”
Nếu có càng nhiều quảng cáo giống nhau thì càng nhiều quảng cáo được chúng ta cho trôi
vào dĩ vãng. Chúng trở thành sự ồn ào trong tâm trí và bị thống lĩnh bởi quá khứ. Cũng
giống như các tay chơi cờ hạng cừ, chúng ta biết rõ nó nằm ở đâu với ý nghĩa gì. Và khi
đồng hồ vẫn chạy trong cuộc chơi của một thị trường biến đổi cực nhanh như hiện nay,
chúng ta bị hấp dẫ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.pdf