Tài liệu Bài giảng môn Quản trị kinh doanh - Chương I: Một số vấn đề lý luận về môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp: CHƯƠNG I
MÉT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
I. XUẤT KHẨU _ LOẠI HÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP.
1.KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ.
1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế.
K
inh doanh quốc tế đã xuất hiện rất sớm cùng với quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá giữa hai hay nhiều quốc gia. Cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Với những lợi thế của mình về vốn, công nghệ, trình độ quản lý ... Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia trên thế giới đã và đang nâng cao vị thế và tăng thị phần của mình trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá đối với nền kinh tế từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và các h...
97 trang |
Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Quản trị kinh doanh - Chương I: Một số vấn đề lý luận về môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
MÉT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
I. XUẤT KHẨU _ LOẠI HÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP.
1.KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ.
1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế.
K
inh doanh quốc tế đã xuất hiện rất sớm cùng với quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá giữa hai hay nhiều quốc gia. Cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Với những lợi thế của mình về vốn, công nghệ, trình độ quản lý ... Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia trên thế giới đã và đang nâng cao vị thế và tăng thị phần của mình trong khu vực và trên thế giới nói chung.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá đối với nền kinh tế từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú và đang trở thành một trong những nội dung cực kỳ quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
F Kinh doanh quốc tế là một hoạt động rất hấp đẫn. Nó thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa học quản lý kinh tế với các hoạt động kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác của từng quốc gia, quốc tế như yếu tố luật pháp, kinh tế, văn hoá, chính trị ... Hơn nữa, hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm từng bước khắc phục sự suy thoái nền kinh tế của mỗi quốc gia, khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia về các nguồn lực cho sự phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần thúc đẩy các quốc gia tiến tới xã hội công bằng, văn minh.
Trong những điều kiện lịch sử mới, vấn đề mở cửa nền kinh tế đang trở nên cấp bách và đang tạo cho nhiều quốc gia những cơ hội thuận lợi trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện này mỗi quốc gia đang phải đứng trước những thử thách mới như phải đương đầu với cuộc cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn diễn ra trên khu vực và toàn cầu, những rủi ro trong nền kinh tế đang là sức Ðp rất lớn đối với từng quốc gia và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
F Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia nhằm thoả mãn các mục tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh không nên lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh với nước ngoài. Muốn kinh doanh ở nước ngoài một cách hiệu quả, trước hết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muốn thâm nhập hoạt động.
F Kinh doanh quốc tế được tiến hành bởi các nhà kinh doanh tư nhân và các doanh nghiệp Nhà nước nhằm đáp ứng các mục tiêu và mục đích của họ. Mục đích kinh doanh của tư nhân chủ yếu là nhằm tối đa hoá lợi nhuận hoặc ổn dịnh lợi nhuận. Vì vậy sự thành công hay thất bại của các nhà kinh doanh tư nhân trong hoạt động kinh doanh quốc tế phụ thuộc cơ bản vào nguồn lực ở nước ngoài, vào mức tiêu thụ hàng hoá, vào giá cả hàng hoá và khả năng cạnh tranh với các đối tác quốc tế. Còn kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, chính phủ có nhiều mục tiêu khác nhau như mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, ngoại giao...Do đó, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, chính phủ có thể hoặc không hoàn toàn hướng tới lợi nhuận. Trên góc độ một doanh nghiệp (xí nghiệp, công ty , hãng ) mà xét, để đạt được bất kì mục đích nào của mình, doanh nghiệp cần phải cân nhắc, lùa chọn những hình thức kinh doanh quốc tế cho phù hợp. Sự lùa chọn hình thức kinh doanh phù hợp phụ thuộc vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp, vào môi trường và thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc muốn thâm nhập. Các điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế không chỉ ảnh hưởng đến việc lùa chọn các hình thức kinh doanh, mà còn ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của doanh nghiệp như chức năng sản xuất, marketing, tài chính, kế toán... Ngược lại, sự hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cũng có những tác động nhất định đối với môi trường nhằm hoà nhập với những thay đổi của môi trường.
1.2. Các hình thức kinh doanh quốc tế.
K
hi tiến hành kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải lùa chọn các hình thức kinh doanh phù hợp với môi trường và khả năng của mình, doanh nghiệp phải xem xét, cân nhắc tính đến các mục đích kinh doanh, các nguồn và khả năng của mình. Đồng thời, doanh nghiệp phải nghiên cứu đánh giá các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh (môi trường bên trong, môi trường bên ngoài).
Các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu gồm :
1.2.1. Xuất nhập khẩu hàng hoá.
Đ
ây là một trong những hình thức kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Hình thức kinh doanh xuất nhầp khẩu thường là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của một quốc gia, nó là chiếc chìa khoá mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
F Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình.
F Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình (dịch vô) ; xuất nhập khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhiệm ; xuất nhập khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Gắn liền với xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình ngày nay xuất nhập khẩu dịch vụ rất phát triển.
1.2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Cấp giấy phép : là hợp đồng thông qua đó một công ty (người cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình cho một công ty khác (người được cấp giấy phép) trong một khoảng thời gian nhất định và người được cấp giấy phép thường phải trả tiền bản quyền cho người cấp giấy phép.
Đại lý đặc quyền : là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty cho một đối tác độc lập quyền sử dụng nhãn hiệu mẫu mã và nó là một tài sản cần thiết cho việc kinh doanh của phía đối tác và công ty vẫn tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh của các đối tác Êy và công ty cũng nhận được một khoản tiền từ đối tác Êy.
Hợp đồng quản lý : là những hợp đồng thông qua đó một công ty thực hiện việc giúp đỡ một công ty khác bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ thực hiện những chức năng quản lý tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thời gian đặc biệt để thu được một khoản tiền thù lao nhất định từ sự giúp đỡ đó.
Hợp đồng theo đơn đặt hàng : Đây là hợp đồng thường diễn ra đối với các dự án lớn và các sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp đến mức mà một công ty (hay doanh nghiệp) duy nhất khó có thể thực hiện được.
Hợp đồng xây dựng và chuyển giao : Hợp đồng này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng. Dự án xây dựng và chuyển giao liên quan với một hợp đồng nhằm xây dựng những tiện nghi hoạt động, sau đó chuyển giao cho người chủ để thu được một khoản tiền thù lao khi những công trình này sẵn sàng đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xây dựng và chuyển giao thường là những nhà sản xuất các thiết bị công nghiệp và họ sẽ cung cấp một thiết bị của mình cho dù án. Những doanh nghiệp này chủ yếu là những doanh nghiệp xây dựng, ngoài ra cũng có thể là những doanh nghiệp tư vấn, nhà sản xuất. Khách hàng của những dự án xây dựng và chuyển giao này thường là một cơ quan Nhà nước họ ra sắc lệnh buộc một sản phẩm nhất định nào đó phải được sản xuất ở địa phương và dưới sự bảo trợ của họ.
Đầu tư nước ngoài :
Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng nhau góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư nào đó nhằm mang lại lợi Ých cho tất cả các bên. Nói cách khác, đầu tư nước ngoài là quá trình di chuyển vốn giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm lợi Ých thông qua các hoạt động sử dụng vốn ở nước ngoài.
F Đầu tư trực tiếp là một bộ phận của đầu tư nước ngoài, nó được thực hiện khi sự điều khiển, quản lý gắn liền với quá trình đầu tư, tức gắn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của người đầu tư với nhau.
Đây là hình thức cao nhất của kinh doanh quốc tế. Đầu tư trực tiếp có những đặc điểm chủ yếu sau.
Ø Chủ đầu tư có quyền điều khiển, quản lý đối với tài sản đầu tư.
ØLà hình thức chuyển giao lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và trình độ quản lý, vì chủ yếu do các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện.
Ø Đưa các doanh nghiệp vươn tới thị trường nước ngoài.
Ø Tiêu thụ sản phẩm trực tiếp ở nước ngoài lớn hơn xuất khẩu.
Ø Chủ đầu tư có thế sở hữu toàn bộ hay một bộ phận tài sản đầu tư...
Hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua đầu tư trực tiếp chính là việc thành lập các công ty liên doanh (liên doanh công ty với công ty hoặc chính phủ với công ty) hoặc thành lập ra các chi nhánh sở hữu hoàn toàn theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gọi là xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
F Cùng với đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có yếu tố quốc tế. Đầu tư gián tiếp cũng là một loại hình đầu tư nước ngoài mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn (hay tài sản) đầu tư. Người có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý điều hành dự án đầu tư, họ thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay hoặc lợi tức cổ phần.
Các doanh nghiệp và tư nhân tiến hành đầu tư gián tiếp thông qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu ở thị trường chứng khoán. Đầu tư gián tiếp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm mở rộng và phát triển các hình thức và hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tuỳ thuộc vào môi trường kinh doanh cụ thể, căn cứ vào mục đích và khả năng sẵn có của mình mà doanh nghiệp đưa ra các quyết định lùa chọn đúng đắn các hình thức kinh doanh và khẳng định hình thức kinh doanh nào là thích hợp và là chủ yếu nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của họ.
2. XUẤT KHẨU - VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
2.1. Khái niệm về xuất khẩu.
X
uất khẩu là quá trình tổ chức đưa hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu là nguồn chính tăng thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu và sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn phục vụ cho mục đích chi tiêu khác mang tính chất quốc tế.
F Hoạt động xuất khẩu là hoạt dộng giao dịch buôn bán giữa các bên có quốc tịch khác nhau. Thị trường của nó vô cùng lớn, phương thức thanh toán rất đa dạng, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mà chủ yếu là ngoại tệ mạnh... Mỗi quốc gia khác nhau lại có những tập quán buôn bán khác nhau và có luật xuất nhập khẩu không giống nhau ...
F Hoạt động xuất khẩu là hình thức quan trọng của kinh doanh quốc tế đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển. Tuy hình thức cơ bản là trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó đã biểu hiện dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi loại hình kinh tế và hàng hoá thì rất da dạng từ hàng hoá tiêu dùng đến những hàng hoá có kỹ thuật cao.
2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
L
à mét trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh đối ngoại, xuất khẩu trở thành phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi rất nhiều điều kiện, những điều kiện chủ yếu có thể là : nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật. Song hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động. Những yếu tố cơ bản này chưa đáp ứng được thì buộc phải nhập từ bên ngoài, nhưng điều quan trọng là phải có ngoại tệ.
Trong điều kiện nền kinh tế nhỏ, công nghệ lạc hậu thì xuất khẩu chỉ trông chờ vào những sản phẩm sẵn có trong nước, chủ yếu là những mặt hàng nông lâm hải sản, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản và các khoáng sản. Với điều kiện như vậy xuất khẩu những mặt hàng sẵn có trong nước là điều kiện cần thiết để có thể thu ngoại tệ.
Thực tiễn đã cho thấy xuất khẩu là một trong những mòi nhọn có ý nghĩa quyết định tới quá trình phát triển kinh tế của một nước, điều đó được thể hiện;
Xuất khẩu tạo ra vốn chủ yếu cho nhập khẩu để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá với những bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có tiềm lực lớn, vốn lớn để nhập khẩu những máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể huy động từ các hình thức như :
ð Đầu tư nước ngoài.
ð Vay nợ, viện trợ.
ð Thu từ xuất khẩu.
Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ... tuy quan trọng nhưng cũng phải trả dù bằng cách này hay cách khác. Nguồn vốn quan trọng nhất và cơ bản nhất chỉ có thể trông chờ vào xuất khẩu. Ở các nước kém phát triển một trong những nguyên nhân chủ yếu là thiếu tiềm lực về vốn. Trong khi đó nguồn vay nước ngoài thường không ổn định, chỉ tăng lên khi nước chủ nhà có những chính sách ưu đãi khác hoặc có mối quan hệ chặt chẽ ...
Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu kinh tế trên thế giới đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
C Mét là : Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ các sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ và tăng trưởng chậm.
C Hai là : Coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, nó được thể hiện ở :
è Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt xuất khẩu thì các ngành như chế biến nguyên liệu bông, ngành may mặc ... còng có cơ hội phát triển.
è Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất.
è Xuất khẩu là phương tiện cơ bản để tạo vốn, thu hót kỹ thuật, công nghệ mới từ nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực sản xuất mới.
Với đặc điểm của đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt đối với nước nghèo đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố có tác động rất tích cực tới cung cầu ngoại tệ tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển. Đồng thời nó cũng là nhân tố quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Thực tế cho thấy những nước phát triển là những nước có nền ngoại thương mạnh và năng động.
Xuất khẩu tác động trực tiếp tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân :
Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực của cuộc sống. Sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hót được hàng triệu lao động, tạo ra thu nhập ổn định.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu để phục vụ đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú hơn trong tiêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP.
M
ôi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các môi trường thành phần trong và ngoài nước như môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, địa lý, lịch sử, cạnh tranh, tài chính ... chóng tác động và chi phối mạnh mẽ đến những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các mục đích, các hình thức hoạt động, các hoạt động chức năng của mình cho thích ứng nhằm nắm bắt được cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
F Môi trường kinh doanh quốc tế với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các môi trường thành phần là những bộ phận không tách rời, giữa chúng có những tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường kinh doanh là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phốii đến kết qủa kinh doanh của nó, tức là chi phối đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. Chính vì vậy khi tiến hành hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần phải có những kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật ... Từ đó, tuỳ thuộc vào môi trường kinh doanh cụ thể doanh nghiệp tự điều chỉnh các hoạt động chức năng, biện pháp và hình thức hoạt động của chính mình sao cho phù hợp với môi trường ở đó doanh nghiệp đang hoạt động để tăng cơ hội, giảm thách thức, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Khi xem xét, phân tích môi trường kinh doanh các nhà kinh doanh cần phải thống nhất một số quan điểm sau:
Ì Thứ nhất, môi trường kinh doanh không phải là cố định mà luôn biến đổi. Vì vậy, khi phân tích đáng giá môi trường kinh doanh đòi hỏi phải đứng trên quan điểm động, phải tìm hiểu và nắm bắt những thông tin thường xuyên và kịp thời để có những hoạt động thích ứng, phù hợp. Một nhà kinh doanh cần phải dự đoán được những sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai.
Ì Thứ hai, môi trường kinh doanh là sự đan xen của các môi trường thành phần, các môi trường thành phần có tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Phân tích đánh giá môi trường phải xem xét đánh giá một cách tổng thể trong mối tương quan giữa các môi trường thành phần.
Ì Thứ ba, ngày nay các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trong nước hoặc một số nước mà kinh doanh ở rất nhiều nước. Và cùng với xu thế hội nhập hoá thì các doanh nghiệp cần phải đánh giá phân tích môi trường kinh doanh cả môi trường trong nước và môi trường kinh doanh quốc tế nói chung. Khác với hoạt động kinh doanh trong nước, hoạt động kinh doanh quốc tế buộc các nhà quản lý, các doanh nghiệp phải làm việc trong môi trường kinh doanh mới và phức tạp hơn. Sự khác nhau giữa các nước về địa lý, lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị, luật pháp là những nhân tố chủ yếu làm cho môi trường kinh doanh giữa các nước khác nhau.
Quan hệ giữa mục đích kinh doanh, hình thức kinh doanh, hoạt động chức năng và các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau.
Sơ đồ 01:KDQT- Hoạt động và ảnh hưởng KDQT- Ho¹t ®éng vµ ¶nh hëng
ẢNH HƯỞNG
m«i trêng bªn ngoµi
- §Þa lý
- LÞch sö
- ChÝnh trÞ
- Kinh tÕ
- V¨n ho¸
- LuËt ph¸p
HOẠT ĐỘNG
Môc tiªu
- Ph¸t triÓn viÖc b¸n hµng
- §¹t ®îc nguån lùc
- §a d¹ng ho¸
m«i trêng c¹nh tranh
- Tèc ®é thay ®æi s¶n phÈm
- Qui m« s¶n xuÊt tèi u
- Sè lîng ngêi tiªu dïng
- Sè lîng hµng ho¸ ®îc mua bëi mçi kh¸ch hµng
- TÝnh ®ång nhÊt gi÷a c¸c kh¸ch hµng
- Sù c¹nh tranh gi÷a ngêi trong níc vµ ngêi ngoµi níc
- Chi phÝ vËn chuyÓn s¶n phÈm
- Nh÷ng kh¶ n¨ng ®¬n nhÊt cña ngêi c¹nh tranh
ph¬ng tiÖn
ho¹t ®éng
- NhËp khÈu
- XuÊt khÈu Chøc n¨ng
- VËn chuyÓn - S¶n xuÊt
- CÊp giÊy phÐp kinh doanh - TiÕp thÞ
- Hîp ®ång qu¶n lý - KÕ to¸n
- X©y dùng vµ chuyÓn giao - Tµi chÝnh
- §Çu t trùc tiÕp - Nh©n sù
- §Çu t gi¸n tiÕp
Đứng trên các giác độ khác nhau người ta chia môi trường kinh doanh quốc tế thành các môi trường thành phần khác nhau. Nếu nhìn vào sơ đồ trên thì ta có thể chia môi trường kinh doanh quốc tế thành hai môi trường chủ yếu : Môi trường bên ngoài va môi trường cạnh tranh.
a. Môi trường bên ngoài :
M
ôi trường bên ngoài là tổng thể các điều kiện bên ngoài của doanh nghiệp mà nó ảnh hưởng đến sự thành công trong doanh nghiệp của họ. Vì lý do đó những hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trong khung cảnh lớn của môi trường quốc tế, những nhà quản lý của họ phải có những kiến thức thực tế về những khoa học xã hội cơ bản bao gồm : Địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hoá...
Kiến thức về địa lý là rất quan trọng vì nó giúp cho các nhà quản lý xác định vị trí, số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên của thế giới và khả năng khai thác của doanh nghiệp. Do sự mất cân đối trong việc phân phối các nguồn tài nguyên nên việc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ khác nhau phải được thực hiện ở các nơi khác nhau trên thế giới.
Hiểu biết tốt về kiến thức lịch sử cho phép các nhà quản lý có được những ghi phép hệ thống và các việc đánh giá các ý tưởng, các thể chế. Xem lại quá khứ các nhà kinh doanh quốc tế sẽ hiểu rõ hơn các chức năng của hoạt động kinh doanh ở nước ngoài trong hiện tại. Như vậy lịch sử chính là sự tích luỹ những kinh nghiệm của con người, nó xác định cách sống hôm nay của chúng ta. Quá trình phát triển của kỹ thuật và tục lệ đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.
Kiến thức chính trị đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với việc định hướng kinh doanh toàn cầu. Khoa học chính trị mô tả mối quan hệ giữa các tổ chức kinh doanh và chính trị quốc gia. Nó cũng giúp giải thích những mẫu hình về cách cư xử của Chính phủ với các công ty kinh doanh trong những lĩnh vực mà lợi Ých có thể mâu thuẫn. Sự lãnh đạo chính trị ở mọi quốc gia xem xét đến việc cho phép các doanh nghiệp quốc tế hoạt động hay không ? và nếu có thì hoạt động thế nào ?...
Luật pháp trong nước và quốc tế xác định cái mà nhà quản lý công ty được hay không được làm :
Ảnh hưởng của các công ty quốc tế đối với nền kinh tế của nước mà công ty hoạt động và nước mình.
Hệ quả của chính sách kinh tế của một nước đối với công ty kinh doanh quốc tế. Lý thuyết kinh tế cũng giải thích lý do một nước lại trao đổi sản phẩm và dịch vụ đối với nước khác. Lý do sự chuyển vốn và nhân lực từ nước này sang nước khác trong lúc hoạt động kinh doanh đang diễn ra. Tại sao đồng tiền của một nước lại có mức giá nào đó so với đồng tiền của nước khác. Kinh tế học cung cấp cho chóng ta một cái nền tảng để hiểu tại sao, ở đâu và khi nào một quốc gia có thể sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ rẻ hơn một nước khác.
Qua nghiên cứu về văn hoá, các nhà quản lý hiểu rõ hơn giá trị, thái độ và niềm tin của con người liên hệ đến họ và mục tiêu của họ. Như vậy sẽ cải thiện được khả năng của các nhà quản lý trong khi hoạt động ở các xã hội khác nhau, am hiểu về truyền thống văn hoá của các quốc gia khác nhau để có những chính sách sản phẩm cho phù hợp...
b. Môi trường cạnh tranh.
M
ỗi doanh nghiệp và mỗi ngành công nghiệp đều có môi trường cạnh tranh khác nhau, nó có thể biến động rất nhiều từ nước này sang nước khác. Hệ qủa là một số doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội ở nước ngoài tốt hơn những doanh nghiệp khác và một vài doanh nghiệp gặp phải vấn đề cạnh tranh quốc tế lớn hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp chỉ hoạt động ở thị trường nội địa. Những dạng thích hợp nhất cho cơ hội kinh doanh quốc tế như hoạt động xuất khẩu nó có thể rất khác nhau giữa các doanh nghiệp và sản phẩm, cũng như giữa các quốc gia diễn ra việc kinh doanh ở nước ngoài.
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1. Các nhân tố bên ngoài.
2.1.1. Nhân tố luật pháp.
M
ét trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp đó là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm và nắm vững luật pháp : Luật quốc tế và luật của từng quốc gia mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động, cũng như mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các nước này cũng như giữa các nước trong khu vực khác nhau. Luật quốc tế và luật của từng quốc gia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, luật pháp qui định và cho phép các lĩnh vực, những hoạt động và những hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh và những lĩnh vực nào, những hoạt động nào, những hình thức nào, những mặt hàng nào doanh nghiệp không được phép tiến hành hoặc được phép tiến hành nhưng có hạn chế ở quốc gia đó hay cũng như khu vực đó nói chung.
F Mỗi một quốc gia có một hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế, nó gồm luật thương mại (luật xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vô ...), luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, pháp luật ngân hàng ... Giữa các nước thường tiến hành kí kết các hiệp định, hiệp ước và dần hình thành nên luật khu vực và luật quốc tế. Thực tế thế giới trong những năm qua đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của các liên minh kinh tế, liên minh chính trị, liên minh thuế quan... đã xuất hiện những thoả thuận mới, có tính chất song phương hoặc đa phương, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh doanh buôn bán trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chỉ trên cơ sở nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lùa chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh ... chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
F Pháp luật của một quốc gia cũng có liên hệ và ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh giữa các nước với nhau. Trong điều kiện này buộc các quốc gia phải điều chỉnh hoạt động của mình cho thích ứng, các doanh nghiệp phải phản ứng linh hoạt để đáp ứng nhanh với những qui định mới về luật ở các quốc gia mà mình đang hoạt động ở đó.
2.1.2. Nhân tố chính trị.
N
hân tố chính trị đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định để phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động. Sự ổn định chính trị được biểu hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, hệ thống chính trị, đặc biệt là đảng cầm quyền có đủ uy tín và độ tin cậy đối với nhân dân và các doanh nghiệp, công ty ở trong và ngoài nước hay không...
2.1.3. Nhân tố kinh tế.
H
oạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải có những kiến thức nhất định về kinh tế. Các kiến thức về kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý, kinh doanh xác định được : mét mặt, những ảnh hưởng của doanh nghiệp đổi với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại ; mặt khác, cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một quốc gia đối với hoạt động của doanh nghiệp.
F Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ngoài.
F Nhân tố cơ bản tác động đến sự hoạt động của kinh tế thị trường là quyền tối cao của khách hàng. Theo P. Samuelson đấy là một “ông vua”, quyền tối cao của khách hàng là quyền tự do của người tiêu dùng, nó tác động đến sản xuất thông qua sự lùa chọn của họ.
2.1.4. Nhân tố văn hoá.
V
iệc buôn bán, kinh doanh của doanh nghiệp đều được điều chỉnh bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm dân téc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạt động kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
F Văn hoá được hiểu như một tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả các khả năng khác mà con người có được. Văn hoá qui định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
F Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại giữa các quốc gia, cho nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định có hay không tham gia kinh doanh ở môi trường đó. Điều này trong một chõng mực nào đó tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài. Nhân tố văn hoá nổi bật nhất là tập quán, lối sống, tôn giáo và ngôn ngữ. Các nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch kinh doanh. Mỗi quốc gia, thậm chí trong từng vùng quốc gia, các dân téc khác nhau có tập quán (sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh, giao tiếp...), lối sống và ngôn ngữ riêng, do đó các nhà kinh doanh cần phải biết rõ và hành động cho phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường mới...
F Thị hiếu tập quán của người tiêu dùng còn ảnh hưởng đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng thì doanh nghiệp kinh doanh có thể mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân téc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.
F Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Nã cung cấp cho các nhà quản lý kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế. Đối với một công ty kinh doanh quốc tế, hoạt động kinh doanh muốn mở rộng, trước hết đòi hỏi phải hiểu được ngôn ngữ.
F Tôn giáo cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội. Bởi vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần phải hiểu biết các loại tôn giáo và vai trò của chúng trong xã hội, nơi mà doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kinh doanh. Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn : ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm...
2.1.5. Nhân tố địa lý.
M
ỗi một nước khác nhau có vị trí địa lý khác nhau, mỗi nước hay mỗi khu vực có vị trí địa lý thuận lợi về mặt này hay mặt khác. Tuy nhiên cũng có nước có vị trí đặc biệt thuận lợi, chẳng hạn như Singapore. Song hầu như mỗi nước chỉ có một số mặt lợi thế nào đó. Chính vì vị trí địa lý khác nhau cho nên dẫn đến có lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối giữa các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới. Lợi thế về vị trí địa lý có thể là địa tô chênh lệch, sự giàu có hay nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, sự ảnh hưởng của thiên tai... Bởi vậy, khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế các nhà quản lý phải nắm chắc được vị trí địa lý của từng nước, từng khu vực mà mình đang và sẽ hoạt động, phải phân tích được nguồn tài nguyên, sự khai thác cùng với khả năng khai thác của từng nước và từng khu vực. Từ đó có những chính sách sản phẩm, hình thức kinh doanh phù hợp với từng khu vực địa lý.
2.1.6. Nhân tố lịch sử.
L
ịch sử là quá khứ, nhưng “ nếu ai vội quên đi quá khứ thì người đó sẽ phải chấp nhận quá khứ một lần nữa”. Lịch sử của mỗi quốc gia khác nhau là không giống nhau, lịch sử là sự tích luỹ những kinh nghiệm của con người, xem xét lịch sử sẽ biết được các ý tưởng kinh doanh, triết lý kinh doanh, thãi quen, tục lệ, sự trung thực hay không trung thực trong kinh doanh ... để từ đó lùa chọn được các quốc gia mà doanh nghiệp có thể kinh doanh, đặt mối quan hệ lâu dài hay tạm thời...
2.2. Các nhân tố thuộc về môi trường cạnh tranh.
S
ự khác nhau truyền thống giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh quốc tế là ở chỗ kinh doanh quốc tế thường có khoảng cách địa lý lớn hơn, xa hơn. Điều đó làm cho công ty kinh doanh quốc tế luôn gặp phải khó khăn hơn, vì họ phải chi phí nhiều hơn cho hoạt động, khó khăn trong việc mở rộng các hình thức kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, ngày nay do sự phát triển nhanh chóng và hiện đại của thông tin và giao thông vận tải đã làm cho những khó khăn về khoảng cách và địa lý bị giảm dần.
F Sù phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của một công ty. Sù can thiệp và giúp đỡ nhiều hay Ýt của chính phủ trong chõng mực nhất định đã thúc đẩy hay cản trở hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng thúc đẩy hay kìm hãm việc áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ ở doanh nghiệp. Việc áp dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học, công nghệ tiên tiến sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngày nay, với bối cảnh của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh quốc tế đang tiếp tục mở rộng và phát triển. Trong điều kiện này, nhiều công ty có khả năng nắm bắt nhanh được những cơ hội kinh doanh ở nước ngoài hơn trước đây. Sự tác động mạnh mẽ của những xu hưởng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới đã và đang thúc đẩy hầu hết các công ty lớn của nhiều quốc gia tham gia mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều đó được giải thích bởi các lý do sau đây :
Y Các sản phẩm mới đang được quốc tế hoá một cách nhanh chóng.
Y Các công ty kinh doanh trong nước cũng buộc phải đối đầu với các nhà kinh doanh quốc tế.
Y Các công ty có thể tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm của họ ở nhiều nước khác nhau.
F Trong nền kinh tế thị trường, công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi trong phân tích môi trường cạnh tranh là mô hình của Micheal Porter. Theo ông môi trường cạnh tranh được hình thành bởi những nhân tố chủ yếu mà ông gọi là 5 lực lượng cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh. Bất kỳ doanh nghiệp công nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lùa chọn phương hướng, nhiệm vụ phát triển của mình. 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản đó là:
Sơ đồ 02 : Mô hình 5 sức mạnh của Micheal Porter
Sức Ðp của
doanh nghiệp mới
Sức Ðp của
nhà cung ứng
Sức Ðp của các doanh nghiệp hiện tại
Sức Ðp của người tiêu dùng
Sức Ðp của các
sản phẩm thay thế
Năm lực lượng cạnh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môi trường cạnh tranh, quyết định tính chất, qui mô của cạnh tranh và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Sức Ðp của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trên thị trường là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thị trường bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh thích hợp với hoàn cảnh môi trường chung. Mức độ, qui mô cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang hoạt động phụ thuộc vào:
ð Trình độ tập trung hoá sản xuất kinh doanh.
ð Sè lượng đối thủ cạnh tranh.
ð Dung lượng thị trường và năng lực sản xuất.
Sù đe doạ của các đối thủ canh tranh tiềm Èn sẽ nhảy vào thị trường.
Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất và qui mô cạnh tranh trên thị trường do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất. Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giai đoạn thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rót ra khỏi thị trường. Cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém không thích nghi với môi trường đồng thời làm tăng khả năng của một số doanh nghiệp khác. Đó là qui luật khách quan. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc đánh giá khả năng sản xuất của các đối thủ tiềm Èn và có những quyết định chiến lược phù hợp trong sản xuất kinh doanh của mình. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm Èn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm và không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ, phát huy lợi thế qui mô, hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm ... Sức Ðp cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường phụ thuộc chặt chẽ vào những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và mức độ hấp dẫn của thị trường đó. Mỗi doanh nghiệp đều có mức độ trở ngại khác nhau đối với các đối thủ tiềm Èn muốn tham gia vào thị trường
Sức Ðp của những nhà cung ứng
Những người cung ứng cũng có sức mạnh thoả thuật rất lớn. có rất nhiều cách khác nhau mà những người cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ có thể nâng giá hoặc giảm chất lượng những vật tư kỹ thuật mà họ cung ứng hoặc đồng thời thực hiện cả hai. Khi những nhà cung ứng thuộc về một vài doanh nghiệp lớn, nắm trong tay đại đa số nguồn vật tư thiết bị chủ yếu thì khả năng tác động của họ lớn lơn rất nhiều. Điều này có thể xảy ra nếu mức độ tập trung hoá trong nghành cung ứng cao hơn nghành sản xuất chế biến, hoặc là sự khan hiếm của các nguồn vật tư thay thế, tính chất và tầm quan trọng của nguồn vật tư .
Sức Ðp của khách hàng.
Sức mạnh của khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng Ýt sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn, tính tập trung của khách hàng cao hơn so với các doanh nghiệp trên thị trường, sản xuất sẽ tăng lên.
Sù xuất hiện của các sản phẩm thay thế.
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức Ðp của cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trên thị trường mức độ sẵn có của những sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trên thị trường. Khi giá của một sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Đối sách cơ bản của các doanh nghiệp và thực hiện chiến lược phân biệt sản phẩm nhằm tạo cho sản phẩm có chất lượng khác biệt hẳn sản phẩm thay thế hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường là một mối đe doạ trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Ngoài những nhân tố trên tác động ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh có thể còn là : tốc độ thay đổi sản phẩm ; qui mô sản xuất tối ưu ; số lượng người tiêu dùng ; chi phí vận chuyển sản phẩm ....
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THUẬN LỢI CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ THÚC ĐẨY CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ.
1. NHỮNG XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TOÀN CẦU HIỆN NAY.
1.1. Biến đổi trong tư duy và triết lý kinh doanh toàn cầu.
T
hị trường toàn cầu là mảnh đất tốt cho sự hoạt động của các chủ thể kinh doanh quốc tế có tính cá thể, liên kết đa dạng, nhiều chiều và khác biệt về mức độ. Nền tảng của kiểu loại tư duy mới là kỹ thuật phân tích kinh doanh, tạo khả năng dự đoán các sự kiện kinh doanh tương lai khác một cách cơ bản với loại kỹ thuật mô tả trước đây, chỉ cho phép doanh gia hướng vào quá khứ. Con người với tiềm lực chất xám được coi là nguồn lực cơ bản để phát triển. Doanh nhân là líp người được đề cao trong xã hội do họ có vai trò to lớn trong việc thay đổi cơ bản môi trường kinh doanh. Những chuẩn mực của các doanh nhân hiện đại như họ là những người cao vọng, dám chấp nhận rủi ro, có lòng tự tin và có đầu óc nhậy bén được coi là những cá tính quý hiếm - mét loại tài sản vô hình quan trọng quyết định bản chất của cách ứng xử trong kinh doanh và sự sống còn của công ty trong dài hạn. Khai thác các mối liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau hoàn toàn giữa các quốc gia đang trở thành “chất đốt trong” cho sự vận hành của guồng máy kinh tế của các nước. Các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay được “lớn lên” trong sự phụ thuộc lẫn nhau cao độ. Triết lý Phương Đông được dùa vào kinh doanh toàn cầu như là “kim chỉ Nam” có hiệu quả trong hoạt động của các công ty, các tập đoàn kinh doanh hiện nay.
1.2. Công nghệ và nghệ thuật kinh doanh là yếu tố thống trị thị trường.
Thị trường thế giới là một tập hợp các mối quan hệ đa dạng, đan xen lẫn nhau giữa người bán và người mua. Trong một thị trường dày đặc những mối quan hệ. Như vậy, công nghệ là hình mẫu và nghệ thuật kinh doanh là Èn dụ. Nếu một công ty hay một tập đoàn có công nghệ cao nhưng nghệ thuật kinh doanh không tinh xảo thì vẫn chưa phải là hình mẫu trong kỷ nguyên kinh doanh hiện đại. Doanh số, lợi nhuận - những tham số cơ bản đánh giá hiệu qủa kinh doanh, trong những trường hợp đó hiển nhiên không thể có những con số “đẹp”. Ngược lại, có nghệ thuật kinh doanh “sắc nét” nhưng công nghệ còn lạc hậu thì kinh doanh thiếu đi “cốt vật chất” quyết định sự tồn tại lâu bền của công ty trên thị trường.
1.3. Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra có tính chất “gia tốc” và xuất hiện sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế.
“ T
rước mắt chúng ta đang diễn ra một cuộc cách tân công nghệ kỳ diệu và những biến đổi xã hội lớn lao”- trong cuốn sách Mười xu hướng vận động mới của nền kinh tế thế giới của tác giả John Naisbitt và Pitrica Aburdenne. Đây là nét mới của bộ mặt xã hội hiện đại...
Nhật Bản sau thế chiến thứ hai, từ một nước bị tàn phá nặng nề trở thành một siêu cường trên thế giới. Mấy năm qua nền kinh tế Nhật Bản đã lặng lẽ đặt những bước chân khổng lồ lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Các nước Nics đang trở thành đối trọng quan trọng trong nền kinh tế thế giới với tham vọng lớn sánh vai với các trung tâm thế giới : Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhận Bản. Châu Âu đang tìm thấy chính mình với tỷ lệ hàng hoá chế biến xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Trung Quốc - người khổng lồ với 1/5 dân số thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản phẩm quốc nội những năm gần đây ở mức hai con số. Việt Nam - với một thành công lớn lao của công cuộc đổi mới, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây đạt trên dưới 9%/năm...
Tất cả các hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động, khẩn trương chưa từng thấy trên qui mô toàn cầu mà có thể diễn ra dưới đáy của đại dương hoặc cả trên khoảng không vũ trụ...
1.4. Mức độ nhận biết và khả năng phản ứng với cơ hội trên thị trường.
H
ầu hết các công ty muốn tồn tại trên thị trường phải tìm mọi cách để phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và tìm cách phản ứng với cơ hội đó. Mức độ nhận biết cơ hội tuỳ thuộc vào kỹ năng, kỹ xảo phân tích và dự đoán thị trường. Các thế lực cạnh tranh, các mối đe doạ, thế mạnh, điểm yếu và cơ hội của từng công ty phải được thường xuyên khảo sát cẩn thận và đầy đủ. Nhưng nếu chỉ nhận biết cơ hội thì có nghĩa là mới dừng lại quan niệm : các doanh gia đều bình đẳng trước cơ hội mà việc phản ứng với cơ hội là nhân tố quyết định sự tồn tại của công ty trên thị trường.
1.5. Đạo đức kinh doanh đang được đề cập đến như một chuẩn mực của kinh doanh hiên đại.
K
hắp nơi trên thế giới đang vang lên tiếng kêu gọi quốc tế về bảo vệ giá trị của con người, đề cao các giá trị văn hoá dân téc và nhân văn quốc gia, bảo vệ thuần phong mỹ tục của giống nòi, hướng con người đến cái “thánh thiện” cao cả. Mọi hoạt động kinh doanh, một mặt, phải tuôn theo tính khắt khe của “luật chơi” thị trường ; mặt khác, phải bảo vệ giá trị của con người, giữ gìn bản sắc dân téc và truyền thống văn hoá của cộng đồng... Đạo đức kinh doanh còn thể hiện trong việc tôn trọng và chấp hành đúng nguyên tắc cùng có lợi. Đạo đức được đề cao trong xã hội kinh doanh hiện đại gắn liền với việc đề cao “chữ tín” trong kinh doanh.
1.6 Tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á.
T
Ýnh đến tháng 01/1998 khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á khiến cho giá trị đồng tiền của các nước này bị mất giá nhiều so với đồng đôla Mỹ : Đồng bạt bị mất giá 112%, đồng ringit 84%, đồng Rupiah 248%, đồng Pêsô 70%, đồng đôla Singapore và đồng Yên Nhật khoảng 20%, đồng Won 100%. Điều này làm cho các nhà đầu tư Mỹ và Châu Âu là những người thường có cái nhìn toàn cục sẽ rút vốn của họ để chuyển sang các vùng khác ngoài Châu Á, chẳng hạn sang Mỹ, Đông Âu hoặc Mỹ LaTinh. Còn các nhà đầu tư Châu Á sẽ chuyển vốn của mình sang các thị trường khác ngoài Đông Nam Á là nơi Ýt bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hơn, chẳng hạn HôngKông, Trung Quốc, Ên Độ. Theo một số chuyên gia đánh giá thì cuộc khủng hoảng không đáng lo ngại mấy, vì đây sẽ là điều kiện tốt cho các nước này xuất khẩu, sản xuất sẽ tăng làm tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng.
F Do các đồng tiền bị mất giá nên giá thành các hàng ngoại nhập dùng làm yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Đông Nam Á trở nên đắt đỏ hơn. Điều đó dẫn đến mức giá của các hàng hoá nhu yếu phẩm sẽ tăng lên và lạm phát có thể xảy ra ở mức cao hơn bình thường ở tất cả các nước Đông Nam Á. Lạm phát ở Thái Lan từ 5,8% lên 6,5% (tăng 0,7%), ở Singapore tăng 1,1%, ở Philipines tăng từ 5% lên 7,5%, ở Indonesia tăng từ 10% đến 12%, Trung Quốc và Hàn Quốc tăng 2%, Nhật Bản tăng từ 0,2% lên 0,8%. Với sự mất giá hơn 100% của các đồng tiền Đông Á, khu vực tư nhân nói chung đã có nguy cơ lỗ nặng ở các khoản nợ nước ngoài và dẫn đến phải tuyên bố phá sản hàng loạt.
F Mọi người đều nhận thấy rằng, tất cả các nền kinh tế Đông Á hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ đều có tăng trưởng kinh tế trong năm 1997 và 1998 thấp hơn so với 1996. Trung bình tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á trong năm 1997 là 5% so với 8,2% của năm 1996. Mức tăng trưởng của Thái Lan là xuống mức thấp nhất 0% của năm 1997 so với mức 8,3% của năm 1996 dự tính năm 1998 là 1%, Indonesia có mức tăng trưởng vào khoảng 5,9%, năm 1997 so với mức 7,8% của năm 1996 và đến năm 1998 chỉ số này sẽ chỉ còn 0,4%, còn Malaysia mức tăng trưởng có tụt chút Ýt, đạt 7% của năm 1997 so với mức 8,2% của năm 1996 và sẽ tụt xuống còn 2,5% năm 1998. Trong khu vực Đông nam Á chỉ có Philipines là mức tăng trưởng của năm 1997 Ýt thay đổi so với năm 1996 (5% của năm 1997 so với 5,5% của năm 1996 và đến năm 1998 là 4% chỉ sụt đi chút Ýt nếu so với các nước khác), Singapore cũng là nước Ýt chịu sự khủng hoảng nên mức tăng trưởng của năm 1997 là 7,3% so với 8% của năm 1996. Tuy nhiên đến năm 1998 mức tăng trưởng này sẽ giảm nhiều và chỉ đạt 4,2%. Nhật bản, một nước có nền kinh tế mạnh nhất Châu Á có mức tăng trưởng 0% so với 2,5% của năm 1996 và sẽ nhích lên 1% trong năm 1998. Hàn quốc có mức tăng trưởng là 6% của năm 1997 so với 6,9% trong năm 1996, nhưng sang năm 1998 nền kinh tế này dự kiến chỉ tăng 2,5%.
F Hiện tại trong khu vực Đông bắc Á có Trung quốc, Hồng kông, Đài loan là những nước Ýt có những biến động về tăng trưởng, Trung quốc hạ từ 9,8% trong năm 1996 xuống 8,8% trong năm 1997, Hồng kông sau khi chuyển về Trung quốc đạt mức 5,3% trong năm 1997 so với 4,9% năm 1996.
F Khi tăng trưởng kinh tế có nguy cơ chậm lại do các vụ phá giá đồng tiến và sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán, và khi các nước cắt giảm chi tiêu, nạn thất nghiệp tăng lên thì tất cả các yếu tố này sẽ khiến cho nhiệm vụ điều hành chính trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu như tình hình kinh tế không được cải thiện thì tình hình chính trị của các nước trong khu vực sẽ rất khó khăn, dân chúng tỏ ra không khoan nhường đối với các hoạt động điều hành kém hiệu quả của chính phủ và nạn tham nhòng. Điều đó buộc chính phủ phải cải tổ cơ cấu chính trị để lãnh đạo tốt hơn và củng cố nền tảng kinh tế ... dẫn đến môi trường kinh doanh ở khu vực này bị thay đổi rất lớn.
2. THỰC TRẠNG HÀNG CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
T
rong một thế giới vận động với tốc độ cao như vậy, nhìn lại việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, chóng ta không khỏi “chạnh lòng”.
F Cho đến nay trên thị trường thế giới bước đầu xuất hiện một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam được coi là chủ lực như dầu mỏ, than đá, dệt may, giầy dép...và một số mặt hàng của các xí nghiệp liên doanh. Hàng công nghiệp của Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các châu lục, tuy nhiên tỷ trọng còn rất nhỏ, song đó cũng là điểm mạnh đáng tự hào. Bởi vì Việt Nam đang chập chững bước đầu tiên hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
F Bên cạnh những điểm mạnh, thị trường hàng công nghiệp Việt Nam cũng biểu hiện những hạn chế sau đây :
è Thị trường hàng công nghiệp xuất khẩu còn quá nhỏ bé, manh mún, rời rạc và chưa ổn định. Hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khó có thể duy trì được thị phần nếu có sự cạnh tranh gay gắt về tất cả các loại hàng công nghiệp từ các nước khác, đặc biệt là hàng công nghiệp dệt từ Thái Lan,Trung Quốc. Sự yếu kém trong khả năng cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp xuất khẩu Việt Nam thể hiện : hàng công nghiệp Việt Nam vẫn chưa dược coi là ngang hàng, bằng vai với hàng hoá các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực.
è Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam mặc dù có sự cải thiện đáng kể song tỷ lệ hàng nguyên liệu thô vẫn là chủ yếu, một phần quan trọng là hàng dệt may, giầy dép và hàng công nghiệp thực phẩm dành để trả nợ nước ngoài. Cơ cấu xuất khẩu chưa được ổn định, có thể thay đổi khi có sự tác động của các loại nhân tố về thị trường, cạnh tranh hay có sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng ở các Châu lục khác nhau.
è Chất lượng hàng hoá công nghiệp nói chung vẫn chưa cao so với mặt hàng tương tự xuất khẩu từ các nước khác, đặc biệt là từ các nước trong khu vực châu Á. Giá cả hàng hoá còn khá cao vì chịu ảnh hưởng của các loại chi phí ; cả chi phí sản xuất và chi phí lưu thông. Chưa có mặt hàng công nghiệp xuất khẩu nào của Việt Nam có “danh tiếng” trên thị trường thế giới.
è Hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh ráo riết của các loại hàng hoá tương tự từ các nước khác và về thực chất thì khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, vận tải hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa ngang bằng với các nước xuất khẩu các mặt hàng tương tự.
è Chưa có những hợp đồng lớn và dài hạn về hàng công nghiệp xuất khẩu. Các hợp đồng xuất khẩu nhỏ, rời rạc và có tính chất “vụ việc” vẫn là phổ biến. Kiểu làm ăn “chộp giật” vẫn còn tồn tại...
3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.
M
ôi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hơn 10 năm đổi mới đã có những thay đổi quan trọng theo hướng ngày càng mở rộng tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, của các thành phần kinh tế khác nhau trong kinh doanh. Nhờ đó đã thúc đẩy quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp đang phát triển có hiệu quả hơn, cho đến nay đã có hàng nghìn doanh nghiệp trong đó có khoảng hơn 50% các doanh nghiệp làm ăn có lãi so với hơn 30% doanh nghiệp làm ăn có lãi trong những năm đầu mới mở cửa. Tuy tỷ lệ và mức lãi còn thấp. Nhưng đó cũng là một tiến bộ đáng ghi nhận, đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá, kìm chế được lạm phát, đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chuẩn bị bước sang giai đoạn đưa nước ta ra khỏi nước nghèo, kém phát triển.
F Việc chủ động tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi ở các doanh nghiệp đã quyết định tối ưu 3 vấn đề kinh tế cơ bản : sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả kinh tế cao.
F Bên cạnh những tiến bộ trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi ở các doanh nghiệp hơn 10 năm đổi mới. Chúng ta thấy còn nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, còn gần 50% doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, thậm chí còn nhiều doanh nghiệp bị lỗ, phá sản và có nguy cơ phá sản. Nguyên nhân của tình hình này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, trong đó có nguyên nhân môi trường kinh doanh chưa tốt.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ ỐP LÁT Ở CÔNG TY MIDECO
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TY MIDECO.
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MIDECO
F Công ty phát triển khoáng sản (MIDECO ) được thành lập vào tháng 2/1989, trực thuộc tổng cục mỏ địa chất, sau đó được đăng ký lại theo thông báo số 131-TB ngày 29/08/1993 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 255/CNNg-TCNSĐT-QĐ ngày 20/05/1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng.
F Công ty có trách nhiệm thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh các loại khoáng sản như thiếc, nikel, đồng, vàng và các loại đá ốp lát như đá granit, đá marble.
F Công ty phát triển khoáng sản bao gồm các đơn vị thành viên là các xí nghiệp thăm dò địa chất, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản, phạm vi hoạt động ở miền Bắc và Trung Việt Nam. Công ty có trụ sở đặt tại số 6- Phạm Ngò Lão- Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế của công ty là Mineral Development Company - viết tắt là MIDECO.
F Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước khác về các vấn đề có liên quan theo qui định của pháp luật hiện hành. Công ty là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty được bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp số 1.01.1024 cho phép xuất nhập khẩu các loại sản phẩm kim loại và phi kim loại, vật tư máy móc phục vụ khai thác tuyển khoáng, chế biến kim loại và phi kim loại. Hiện nay công ty là một đối tác của Việt Nam với các công ty của Australia trong các liên doanh về đồng, vàng và nikel.
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.
2.1. Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và quyền hạn của công ty.
a, Nhiệm vụ.
C
ăn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước, vào kết quả điều tra, nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại khoáng sản trên thế giới, xác định đúng đắn khả năng, tiềm năng, nhu cầu của các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh khoáng sản ở trong nước để xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Dùa vào kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về các sản phẩm khoáng sản và tư liệu sản xuất, tư liêu tiêu dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh khoáng sản để xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu theo chương trình hàng năm đạt hiệu quả kinh tế. Công ty có nhiệm vụ chính sau :
F Xây dựng và thực hiện các chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu tư phát triển nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng xuất khẩu.
F Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm khoáng sản, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh khoáng sản.
F Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất nhập khẩu dữ vững các thị trường có lợi nhất.
F Thực hiện tốt nhất các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, quản lý và thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hoá, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty.
b. Chức năng.
C
ăn cứ vào phương hướng, mục tiêu, chiến lược kinh tế - xã hội của Nhà nước, căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và khả năng, tiềm năng của các tổ chức kinh doanh khoáng sản. Công ty MIDECO có các chức năng cơ bản sau :
F Tiến hành việc sản xuất kinh doanh mặt hàng đá ốp lát, thực hiện việc thăm dò, tìm kiếm các mỏ đá mới và đưa vào chế biến.
F Thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là mặt hàng đá ốp lát.
F Thực hiện kinh doanh hàng nhập khẩu: Nhằm thoả mãn tốt nhu cầu về sản xuất, công ty đã tiến hành việc nhập khẩu vật tư hàng hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho các đơn vị thành viên, thúc đấy hoạt động sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề kinh doanh.
F Hoạt động trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, công ty trực tiếp ký kết các chương trình hợp tác quốc tế và sản xuất kinh doanh khoáng sản, cung ứng và tiêu thụ hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh khoáng sản. Công ty đại diện cho phía Việt Nam thực hiện các phương án đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản.
c. Quyền hạn.
C
ông ty phát triển khoáng sản là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân nên có quyền hạn sau:
F Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vốn, lao động hiện có, không ngừng tăng thêm giá trị tài sản cố định và làm đầy đủ nghĩa vụ nép ngân sách nhà nước.
F Tìm nguồn tài chính và kỹ thuật đầu tư vào thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản dưới các hình thức hợp tác liên doanh khác nhau phù hợp với luật công ty và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội trong toàn công ty trước Bộ và Tổng công ty.
F Được huy động vốn trong và ngoài nước phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của công ty khi được phép của cơ quan cấp trên. Công ty có thể huy động một phần vốn cổ phần tư nhân và tập thể đóng góp vào các đề án sản xuất kinh doanh của công ty.
F Tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được cử người đi thăm quan, khảo sát, tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài và được mời các chuyên gia, cố vấn nước ngoài vào tham gia trong lĩnh vực đầu tư phát triển khai má.
F Công ty được phép lùa chọn ngân hàng thuận lợi để giao dịch, được mở các chi nhánh, cơ quan đại diện, cửa hàng, đại lý ở trong và ngoài nước.
F Tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo các mặt hàng kinh doanh của công ty. Đề xuất với cấp trên các ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui chế, chính sách trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khoáng sản.
Công ty phát triển khoáng sản được phép tổ chức khai thác và kinh doanh đá ốp lát, đá khối, đá nguyên vật liệu xây dựng, thiếc, vonfran, vàng và các khoáng sản khác cùng các mặt hàng chuyên dùng trong khai thác và chế biến khoáng sản .
d. Phạm vi hoạt động.
M
ặt hàng chủ yếu mà công ty MIDECO tiến hành khai chế biến và kinh doanh những năm qua là thiếc, vonfram, đá granite, đá marble... Nhưng trong năm gần đây công ty đã xác định mặt hàng đá ốp lát có một thị trường phong phú nhiều tiềm năng. Hơn nữa công ty đang được phép quản lý một số mỏ từ Miền Bắc đến Miền Nam Trung Bộ nên công ty đã tập trung đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, máy móc để tập trung phát triển mặt hàng đá ốp lát.
F Các mặt hàng mà công ty đang nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị phục vụ khai thác mỏ như máy ủi, máy xúc, máy khoan, các máy móc phục vụ gia công chế biến đá như máy xẻ, máy đánh bóng, máy mài... cùng với các vật tư đi kèm.
F Các mặt hàng mà công ty xuất khẩu là các mặt hàng đá ốp lát, đá khối xây dùng ... và một số khoáng sản khác.
F Công ty trực tiếp quan hệ, giao dịch với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để ký các hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết, đầu tư phát triển các hợp đồng dịch vụ vận tải, giao nhận bảo hiểm. Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên, các xí nghiệp trực thuộc để cùng xây dựng và thực hiện chiến lược thị trường, chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
F Trong quá trình hoạt động của mình, công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động không giới hạn địa bàn cũng như thành phần kinh tế.
2.2. Đặc điểm về bộ máy quản lý.
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
C
ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo kiểu phân cấp quản lý. Đứng đầu công ty là Giám đốc, Giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng bổ nhiệm. Giám đốc công ty tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn bộ trước Tổng công ty và Bộ công nghiệp nặng cũng như tập thể CBCNV của công ty. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc và trưởng các phòng ban do Giám đốc đề nghị và được cấp trên bổ nhiệm theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng.
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có:
Bé máy quản lý:
F Giám đốc và các Phó Giám đốc.
F Phòng kỹ thuật.
F Phòng kinh doanh.
F Phòng hành chính.
F Phòng tài chính - kế toán.
Các chi nhánh.
F Chi nhánh 1 của công ty tại số 3 Lê Lai - Đà Nẵng.
F Chi nhánh 2 tại Quy Nhơn - Bình Định.
F Chi nhánh 3 tại thị trấn Hát Lót - Sơn La.
F Chi nhánh 4 tại huyện Võ Nhai - Bắc Thái.
Các xí nghiệp trực thuộc có:
Xí nghiệp MIDECO Thanh Hoá.
Xưởng đá ốp lát tại 76 Trường Chinh - Hà Nội.
Xí nghiệp MIDECO granite Tựu Liệt - Thanh Trì - Hà Nội.
Các xí nghiệp và các công ty liên doanh khai thác chế biến khoáng sản trong nước.
Sơ đồ 03: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Gi¸m ®èc
phã gi¸m ®èc
qu¶n trÞ kinh doanh
phã gi¸m ®èc
kü thuËt s¶n xuÊt
c¸c xÝ nghiÖp s¶n xuÊt
c¸c
chi
nh¸nh
phßng kü thuËt
phßng kinh doanh
phßng hµnh chÝnh
phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
b. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban.
Phòng kỹ thuật.
Điều tra nghiên cứu địa chất các mỏ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Làm luận án khả thi các mỏ.
Chuẩn bị thiết kế khai thác mỏ, giải quyết các thủ tục liên quan.
Phô trách an toàn vệ sinh môi trường các mỏ.
Lưu dữ các tài liệu về kỹ thuật mỏ địa chất.
Phòng kinh doanh.
Làm công tác tiếp thị, chuẩn bị các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ trong nước, các hợp đồng nhập các loại máy móc, vật tư cho sản xuất kinh doanh của công ty.
Nghiệm thu chất lượng hàng xuất khẩu
Lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư.
Làm các đề án đầu tư mở rộng, nâng cấp, đổi mới thiết bị nhà xưởng.
Nghiên cứu áp dụng và cải tiến quy trình công nghệ sản xuất
Phòng tài chính - Kế toán:
Quản lý thu chi toàn công ty, lập kế hoạch báo cáo tài chính hàng tháng, quí, năm
Tìm nguồn vốn đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh của Công ty, khai thac nguồn vốn để cung cấp vốn lưu động cho các đơn vị hoạt động.
Theo dõi, kiểm tra hiệu quả về sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong công ty.
Phòng hành chính:
Quản lý trụ sở nơi làm việc của công ty, quản lý máy móc thiết bị vật tư cho văn phòng.
Soạn thảo các văn bản về hành chính, các loại văn bản báo cáo của công ty.
Tiếp đón các đoàn khách hội nghị do công ty tổ chức.
Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho công ty.
Lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của công ty về sản xuất kinh doanh.
Dùa trên cơ sở các hợp đồng đã ký, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các cơ sở.
Theo dõi số lượng, tình trạng, khả năng sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị.
Lập định mức sản lượng cho các loại sản phẩm chính và mức tiêu hao vật tư cho các sản phẩm.
Về xây dựng cơ bản, phòng hành chính còn có chức năng lập kế hoạch xây dựng cơ bản, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, xây dựng mới các xí nghiệp, văn phòng của công ty ... Tham gia ban quản lý các công trình xây dựng, giải quyết thủ tục về xây dựng.
2.3. Đặc điểm về đội ngò lao động
Đ
ội ngò lao động gián tiếp của công ty đều được đào tạo từ các trường đại học như : Đại học mỏ địa chất, Đại học kinh tế, Đại học bách khoa, Đại học ngoại thương...một số đã qua đào tạo chuyên ngành. Yêu cầu đối với đội ngò lao động gián tiếp là phải có đủ năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, đồng thời hiểu rõ thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới và có khả năng đàm phán với nước ngoài.
F Riêng đội ngò lãnh đạo là những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực từ Tổng công ty khoáng sản, Tổng cục mỏ địa chất đưa sang, đồng thời các cán bộ trẻ đủ năng lực mới ra trường cũng được sử dụng hợp lý.
F Đội ngò lao động trực tiếp là những người đã được đào tạo qua các trường trung học dạy nghề về mỏ địa chất. Công ty cũng có đội ngò thợ xây dựng, ốp lát có kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp. Đội ngò này đã được thực nghiệm và khẳng định qua thời gian hoạt động của công ty vừa qua.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm.
NĂM
TỔNG SỐ LĐ
GIỚI TÍNH
VỊ TRÍ
TRÌNH ĐỘ
LĐ KHÁC
Nam
Nữ
Sản xuất
Quản
lý
Sau
đại học
Đại học
1990
20
16
4
0
20
4
4
12
1991
40
32
8
20
20
4
12
24
1992
40
32
8
20
20
4
12
24
1993
120
106
14
90
30
6
30
84
1994
120
106
14
90
30
6
30
84
1995
130
114
16
100
30
6
30
96
1996
130
114
16
100
30
6
30
96
1997
140
120
20
105
35
7
34
99
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1994 -1997)
2.4. Đặc điểm về qui trình chế biến đá ốp lát.
V
iệc chế biến đá ốp lát được tiến hành qua các công đoạn sau.
F Công đoạn tạo phôi: Sau khi đưa đá khối từ mỏ về, phân loại kích thước của đá khối và đưa vào máy cưa dàn hoặc cưa đĩa. Cưa đĩa dành cho sản phẩm đá tấm có chiều rộng dưới 60 cm, cưa dàn dành cho những loại đá tấm có kích thước lớn hơn.
F Công đoạn mài: Sau khi bổ phôi xong đưa phôi vào mài. Công đoạn này được thực hiện qua máy mài đầu vệ tinh với dụng cụ chính là đá mạt. Việc mài bóng đá tấm được tiến hành từng bước qua nhiều cấp số hạt mài.
F Công đoạn cắt cạnh: Sau khi đá được mài xong sẽ tiến hành việc cắt các cạnh. Có hai loại máy cắt là máy cắt cạnh dọc và máy cắt cạnh ngang.
F Công đoạn cuối: Sử dụng các máy móc thiết bị phụ trợ như máy mài cầm tay, máy phun lửa, phun cát... tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ 04 : Sơ đồ qui trình chế biến đá ốp lát.
c«ng ®o¹n bæ ph«i
c«ng ®o¹n mµi
c«ng ®o¹n c¾t c¹nh
c«ng ®o¹n cuèi
s¶n phÈm
2.5. Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
T
rong những năm gần đây chúng ta đã nghe nói nhiều đến mặt hàng đá ốp lát, một mặt hàng đang có nhiều ở các công trình xây dựng ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Việc sử dụng đá ốp lát tạo cho công trình có vẻ trang nhã, sang trọng, giúp cho công trình có độ bền vững lâu dài. Chính vì vậy khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng tăng lên thì nhu cầu sử dụng mặt hàng đá ốp lát cũng tăng lên.
Trên thế giới, đá ốp lát được đưa vào sử dụng hàng trăm năm nay, nước đi đầu trong lĩnh vực này là Italia. Nguồn nguyên liệu để sản xuất đá ốp lát và vật liệu tự nhiên sẵn có ở khắp nơi, thực chất là đã bị hoá thạch do tác dộng của tự nhiên. Nguồn nguyên liệu này được phân thành hai loại đá ganite và đá marble do đó các sản phẩm sản xuất cũng có hai loại.
a) Đá marble (đá hoa cẩm thạch)
F Đây là loại đá vôi biến chất, có mầu sắc đa dạng. Loại đá này đã được khai thác chế biến và đưa vào sử dụng từ lâu đời. Tại Việt nam, người Pháp đã sử dụng đá marble ốp các công trình công cộng ở các thành phố lớn. Lúc đó công nghệ chế biến còn non kém nên chỉ sử dụng sản phẩm thô để bó lát vỉa hè, đường đi trong vườn của các biệt thự là chủ yếu.
F Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, các công trình mọc lên ngày càng nhiều, đá marble được nhiều khách hàng nhất là phía Bắc ưa chuộng sử dụng bởi vì đá marble có giá thành sản phẩm thấp do việc khai thác nguyên liệu và chế biến dễ dàng. Loại đá này được tiêu thụ mạnh trên thị trường Hà Nội. Nhưng ngoài ưu điểm là giá thấp, màu sắc đa dạng thì đá marble cũng có những nhược điểm như độ thấm nước cao, dễ bị ố, độ bóng của đá dễ bị mất theo thời gian. Những nhược điểm này làm cho sản phẩm đá marble có lượng tiêu thụ giảm dần đi. Hiện nay để khắc phục nhược điểm này, người ta đã tạo ra một loại hoá chất để chống thấm giữ được độ bóng lâu hơn. Những loại hoá chất này chưa được phổ biến ở Việt Nam, giá bán của nó cũng rất cao nên loại hoá chất này thường chỉ có các công trình của nước ngoài sử dụng. Đá marble có độ cứng không cao nên được chế tác thành nhiều loại, nhiều kiểu, phục vụ cho làm bồn hoa, đài phun nước, mặt bàn...
b, Đá granite (đá hoa cương)
F Là loại đá có độ cứng cao, Ýt thấm nước, mầu sắc đồng nhất nhưng khá phong phú. Vì ưu điểm này nên nó được sử dụng vào nhiều mục đích như lát cầu thang, ốp tường, làm mặt bàn ... Đá granite là loại đá ốp lát cao cấp, nó có độ cứng rất cao xét trong điều kiện kinh tế Việt Nam thì loại đá này có thể coi là đá quí téc vì giá của nó rất cao, mặc dù ở Việt Nam giá của nó còn thấp hơn so với thị trường thế giới. Sở dĩ giá cao là do nó có độ cứng tốt, hầu như vĩnh cửu, độ thấm nước Ýt, màu sắc đẹp và tạo cho công trình thêm bền vững.
2.6. Đặc điểm về nguồn nguyên liệu và sự phân bố nguyên liệu.
N
guồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm đá ốp lát của công ty là các loại đá vôi đã bị hoá thạch. Các loại đá nguyên liệu của công ty có chất lượng cao, màu sắc ổn định nhưng lại rất đa dạng và phong phú gồm những màu như : xanh, đỏ, lục, tím vàng, đỏ rubi... Các loại màu này đang được ưa chuộng trên thị trường, kích cỡ của các loại đá này cũng rất phong phó.
Nguồn nguyên liệu của công ty nằm rải rác ở các mỏ suốt từ Miền Bắc tới Miền Trung, nhưng phần lớn chúng nằm tại các mỏ thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng... các mỏ đá mà MIDECO đang quản lý khai thác nói chung có vị trí thuận lợi đối với việc vận tải. Hiện tại công ty đang sử dụng phương tiện vận tải là tầu hoả để chở đá khối ra Hà Nội giảm được chi phí cho nhà máy chế biến. Các mỏ đá khối lâu năm ở Quy Nhơn, Đà Nẵng là hai cảng biển lớn nên việc xuất khẩu sản phẩm cũng có thuận lợi về vận chuyển.
II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ ỐP LÁT CỦA CÔNG TY MIDECO.
1. THỰC TRẠNG THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA.
T
ừ khi mới thành lập vào tháng 2/1989 công ty mới chỉ có hơn 10 người, đó là những cán bộ có nhiều thành công trong nghiên cứu về lĩnh vực địa chất và thạch học như : tiến sĩ Lê Thạc Xinh, tiến sĩ Đỗ Hải Dũng, tiến sĩ Trần Quốc Hải... Mục đích ban đầu của công ty là giới thiệu cho các đối tác nước ngoài biết về nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú và đa dạng của Việt Nam. Hướng dẫn các đoàn khách đi thăm quan các mỏ khoáng sản của Việt Nam, kêu gọi họ đầu tư vốn vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản. Với số vốn ban đầu khoảng 32 triệu VND bao gồm : 1 xe U oắt, 2 phòng làm việc. Qua cố gắng nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng, kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh của công ty cho phù hợp với sự biến động của thị trường. Và nhất là vào thời kỳ này mới chỉ là thời kỳ sơ sinh của cơ chế thị trường theo phương châm đại hội VI của Đảng. Tuy vậy, công ty cũng có những bước tiến đáng kể, chỉ qua một năm hoạt động tổng số vốn của công ty đã lên đến 450 triệu VND. Tuy nhiên đối với các công ty lớn đã trải qua nhiều năm hoạt động thì số vốn trên còn là rất nhỏ. Nhưng đối với công ty phát triển khoáng sản thì đó là một thành công bước đầu đáng khích lệ.
F Sang năm 1990, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn các đoàn khách nước ngoài đi thăm các mỏ để kêu gọi thu hót vốn đầu tư. Công ty đã mở rộng mối quan hệ trong nước, mạnh dạn kêu gọi các doanh nghiệp trong nước cùng góp vốn để khai thác các mỏ khoáng sản ở trong nước như mỏ vàng Suối Nhâu (Bắc Thái), mỏ vàng Na Ca (Nghệ An) và thu gom quặng để tinh luyện xuất khẩu. Trong thời gian này biên chế chính thức của công ty gồm 26 người, trong đó một giám đốc phụ trách chung, một Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, một Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và các nhân viên phục vụ lễ tân, lái xe... Với tổ chức gọn nhẹ như vậy nhưng với lòng nhiệt tình, hăng hái với công việc và với trình độ kỹ thuật cao, sự nhậy bén với môi trường kinh doanh của lãnh đạo công ty. Bởi vậy cho đến tháng 3/1993 công ty đã có số vốn là : - Vốn cố định : 613.153.115 VND
- Vốn lưu động : 2.141.681.930 VND
F Trong những năm từ 1991-1993 ngoài những hoạt động nêu trên công ty đi sâu vào tìm hiểu học hỏi công nghệ chế biến đá Granite và chế biến chúng phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình cao cấp của Nhà nước và xuất khẩu, tìm hiểu thị trường đá Granite và đá Marble ở nước ngoài. Trong những năm đó ở trong do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đến thu nhập trong nước tăng lên một cách đáng kể và với chủ trương thu hót đầu tư nước ngoài của Nhà nước, cho nên các chủ đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam mà chủ yếu vào lĩnh vực khách sạn. Dẫn đến, lĩnh vực xây dùng trong nước tăng lên rất mạnh cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng nhiều công trình lớn, nhỏ được xây dựng về chất lượng thì đòi hỏi có các sản phẩm lát nền, ốp tường...cao cấp hơn. Do am hiểu thị trường, tiếp cận được những thuận lợi của môi trường kinh doanh trong nước mà những năm qua công ty đã phát triển và lớn mạnh lên rất nhiều. Sản phẩm của công ty đã có uy tín trong nước và các nước khác biết đến. Cũng trong năm 1993 giá thiếc và vonfram ở trên thế giới giảm đột biến. Quặng thiếc và vônfram trong nước do có nhiều tổ chức và cá nhân thu gom nên lợi nhuận thu được từ nguồn này chưa cao. Qua nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước cùng với lợi thế của công ty, công ty xét thấy sản xuất đá ốp lát để phục vụ cho các công trình trong nước và xuất khẩu là một ngành mới mẻ và có thể mang lại lợi nhuận cao, dễ dàng trong khâu quản lý, bảo vệ đồng thời tận dụng được nhiều nguồn lao động thủ công đến lao động đòi hỏi có tay nghề cao. Đội ngò cán bộ chuyên viên của công ty lại am hiểu kỹ thuật về địa chất, nắm bắt được chất lượng, trữ lượng của từng mỏ, cho nên sự chuyển hướng kinh doanh của ban Giám đốc công ty trong thời gian này là rất phù hợp.
F Năm 1994 khi mà rất nhiều các cơ sở sản xuất gạch hoa lát nền, ốp tường và một số công việc khác dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường nội địa rất gay gắt. Trong lúc đó công ty đã tìm được một số đối tác nước ngoài có mối quan hệ từ trước và mới có quan hệ mua sản phẩm của công ty. Trong năm này công ty đã xuất khẩu ra các nước như : Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ, Australia với tổng kim nghạch xuất khẩu là 269.809 USD.
F Năm 1995 với lợi thế sản phẩm của mình, cùng với việc nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam mà nhất là trong lĩnh vực khách sạn. Do vậy công ty đã quan hệ và tìm kiếm được khách hàng cho nên tổng doanh thu tăng lên khá cao đạt 850.000 USD, song kim ngạch xuất khẩu trong tổng doanh thu rất thấp chỉ có 289.720 USD. Mét trong những nguyên nhân của vấn đề này là do ở thị trường nước ngoài các sản phẩm đá của các nước nổi tiếng như Italia cũng đã nhảy vào các thị trường truyền thống của công ty, cùng với vấn đề trên thì các sản phẩm thay thế cũng phát triển mạnh và có chất lượng khá cao. Cho nên dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường nước ngoài.
F Năm 1996 công ty cũng gặp phải tình trạng như năm 1995. Song trong năm này công ty có chủ trương mở rộng thêm một số cơ sở sản xuất, khai thác thêm một số mỏ mới, nhập công nghệ chế tác hiện đại từ nước ngoài nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác nhau trên thế giới, có thể giữ vững được thị trường truyền thống và phát triển thêm các thị trường khác.
F Năm 1997 đây là một năm phát triển mạnh nhất của công ty từ trước tới nay, với tổng doanh thu là 2.142.541 USD, xuất khẩu của công ty có tăng so với năm trước nhưng còn chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong tổng doanh thu, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 376.673 USD, để có được những thắng lợi trên là do công ty có những chính sách tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong năm 1997 công ty có những thuận lợi :
§ Công ty đã hoàn thiện một dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất lớn nhập từ Italia để sản xuất đá tấm Granite. Sản phẩm qua dây chuyền này có độ bóng cao, độ dày đồng đều, kích thước hình học chuẩn xác được khách hàng trong và ngoài nước hài lòng, ưa thích.
§ Để có đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy công ty đã đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị khai thác nhập từ Nhật Bản cho một loạt mỏ như An Trường, Hòn Chà, Thung Dược đưa công suất khai thác của các mỏ lên tối đa.
§ Trong sản xuất kinh doanh công ty luôn có sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chủ quản cấp trên như : Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, Cục đầu tư phát triển Bình Định và Hà Nội...
§ Các cán bộ của công ty đã đi học các líp đào tạo chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, tiếp xúc với các nhà kinh doanh nước ngoài và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Tìm hiểu kỹ thị trường và thay đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp với từng thị trường nước ngoài...
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên công ty còn gặp phải một số khó khăn nhất định làm cho công ty không thực hiện được mục tiêu kế hoạch đặt ra, năm 1997 công ty chỉ đạt 64% kế hoạch. Những khó khăn đó là :
§ Trong năm 1997 công ty thực hiện nhiều hợp đồng cung cấp và xây lắp đá ốp lát lớn chưa từng có từ trước tới nay như Đại Sứ Quán Óc, Trung tâm Hội nghị quốc tế, Cung văn hoá hữu nghị... nhưng lại thiếu vốn lưu động trầm trọng, mặc dù cuối năm 1996 công ty đã được bổ xung vốn lưu động nhưng cũng không đáp ứng nổi nhu cầu vốn lưu động cho các hợp đồng lớn như vậy.
§ Nguồn vốn đầu tư cho việc thăm dò địa chất các mỏ đá khối bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước không có một đồng nào, gây khó khăn lớn cho việc đánh giá chất lượng, trữ lượng các mỏ nguyên liệu.
§ Nguồn vốn tín dụng với lãi suốt ưu đãi thường có thời hạn vay từ 3,5 đến 5 năm, với thời hạn như vậy là quá ngắn đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ phức tạp và mới mẻ như đá ốp lát.
§ Mét số khó khăn lớn về thị trường tiêu thụ đá ốp lát và khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty. Khủng hoảng tiền tệ đã làm cho thị trường xuất khẩu không ổn định, nhiều hợp đồng đã ký kết, thậm chí đã mở L/C hoặc đã ứng vốn trước vẫn không thực hiện được nghiêm chỉnh mặc dù tỷ giá đôla Mỹ tăng lên ví dụ như ở Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia...
§ Tại các địa phương việc tranh chấp mỏ ngày càng tăng làm cho công việc sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây phiền hà, tốn kém và mất thời gian cho các đơn vị thành viên.
Tóm lại : Qua xem xét về sự thay đổi môi trường kinh doanh của công ty phát triển khoáng sản (MIDECO) từ khi thành lập đến nay, ta nhận thấy rằng công ty đã có những chính sách khá phù hợp, thay đổi hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Do đó doanh thu của công ty đã tăng mạnh theo các năm, sản phẩm của công ty đa có uy tín trên thị trường trong nước và cũng đã được biết đến ở nhiều thị trường nước ngoài. Nhưng nhìn chung thì chủ yếu ở thị trường trong nước còn ở thị trường nước ngoài kim ngạch xuất khẩu vẫn rất thấp. Và nhất là thời gian gần đây, do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á làm cho môi trường kinh doanh ở những nước mà đang là bạn hàng chủ yếu của công ty bị thay đổi. Cho nên công ty cần phải có những chính sách, biện pháp thích hợp để tạo dựng môi trường kinh doanh quốc tế của mình ngày một phù hợp và tốt hơn nữa nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐÁ ỐP LÁT Ở CÔNG TY MIDECO.
2.1. Thị trường xuất khẩu.
K
hi mà nền kinh tế của nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động kinh doanh trở nên sôi động, sự cạnh tranh ở thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài là hết sức khốc liệt. Các công ty chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, không còn làm theo chỉ thị, kế hoạch mà Nhà nước đặt ra. Trong lúc nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn quá mới mẻ, các chính sách, các qui định của Nhà nước còn thiếu chặt chẽ, thiếu hợp lý thì công ty MIDECO được thành lập. Những năm đầu khi mới thành lập công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước. Qua một năm hoạt động công ty không những sản xuất ra sản phẩm đủ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu. Với sự nhạy bén trong kinh doanh và sự điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh trong nước cũng như ngoài nước. Cho nên đã phục vụ cho một số công trình lớn của Nhà nước và cũng đã tham gia xuất khẩu.
Qua vài năm hoạt động, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước, chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu.
Bảng 1 : Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của công ty MIDECO.
STT
NĂM
1994
1995
1996
1997
KHU VỰC
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
1
KVỰC CHÂU Á
159896
59,3
196900
67,9
158806
68,8
215497
57,2
2
KVỰC CHÂU ÂU
109413
40,5
92821
32,1
71914
31,2
122067
32,4
3
KVỰC KHÁC
500
0,2
39109
10,4
TỔNG
269804
100
289720
100
230721
100
376673
100
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1994 - 1997)
Qua bảng trên ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty nhìn chung có tăng về số lượng, kim nghạch xuất khẩu tăng, mở rộng thêm thị trường. Đặc biệt năm 1997 đã tăng được thị phần của mình ở các thị trường cũ và phát triển thêm các thị trường khác, nhưng nhìn chung những năm qua thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là thị trường Châu Á và Châu Âu. Tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu của công ty phát triển không đồng đều, năm 1995 tăng nhưng năm 1996 lại giảm và sang năm 1997 lại tăng lên đáng kể. Trong sự giảm sút của năm 1996 là do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là môi trường kinh doanh cả môi trường bên trong công ty, môi trường trong nước và môi trường ngoài nước có sự thay đổi. Năm 1996 công ty chủ trương phát triển một số cơ sở sản xuất nữa cho nên phải tập trung vốn và nhân lực vào đó. Mặt khác trên thị trường đang xuất hiện một số sản phẩm thay thế mà chất lượng của nó cũng khá cao. Cùng với những nguyên nhân trên là một số nước đang là bạn hàng của công ty có thay đổi chính sách kinh tế của mình.
Bước sang đầu năm 1997 khi đã tạo dựng được một số cơ sở mới, hoạt động sản xuất đi vào nề nếp, cùng với việc nhập khẩu các dây chuyền sản xuất hiện đại và tuyển thêm công nhân có tay nghề cao, cho nên chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao, thị trường xuất khẩu tăng và một số bạn hàng cũ cũng nhập khẩu nhiều hơn như : Thái Lan, Australia, Pháp... Nhưng đến cuối năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á đã làm cho môi trường kinh doanh ở đây thay đổi và có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ở khu vực cùng một số nước khác, trong đó có Việt Nam dẫn đến ảnh hưởng tới việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đá của công ty.
Xét về tổng thể thị trường xuất khẩu của công ty thì thị trường Châu Á vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Năm 1994 thị trường khu vực Châu Á chiếm 59,3% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên trong năm 1995 với mức là 67,9%, năm 1996 với mức 68,8% và năm 1997 là 57,2% nhìn vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thì trong năm 1997 giảm nhưng xét về tổng kim ngạch xuất khẩu thì tăng lênvà đạt là 215.479 USD.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường Châu Âu có mức biến động, năm 1994 tỷ trọng là 40,5%, nhưng những năm tiếp theo lại giảm xuống, năm 1995, 1996, 1997 tương ứng là 32,1%, 31,2%, 32,4%. Hiện nay khu vực thị trường này còn đang chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Song tương lai thì thị trường này là khu vực thị trường lớn của công ty, tuy nhiên thị trường này là một khu vực thị trường khó tính, nó luôn luôn đòi hỏi phải nhập khẩu nhưng sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại sản phẩm phong phú... Và nhất là hiện nay môi trường kinh doanh ở Châu Á có biến động mạnh. Do đó thị trường Châu Âu sẽ là khu vực thị trường thuận lợi và hấp dẫn đối với công ty.
Còn các thị trường khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 1994 chỉ chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 1995,1996 lại không xuất khẩu được sản phẩm nào, nhưng năm 1997 các thị trường này tăng lên một cách rõ rệt đã chiếm tới 10,4% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình, công ty đã có chính sách thay đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với từng khu vực thị trường khác nhau.
Trên đây là những nghiên cứu chung nhất về thị trường xuất khẩu của công ty MIDECO. Muốn để cụ thể hoá hơn nữa chúng ta phải đi nghiên cứu chi tiết từng thị trường xuất khẩu và xem xét sự biến động của từng thị trường.
Bảng 2 : Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty MIDECO.
STT
NĂM
1994
1995
1996
1997
THỊ TRƯỜNG
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
TỔNG SÈ
(USD)
TT
%
1
THÁI LAN
99636
36,9
127428
44
124192
53,8
133689
35,5
2
NHẬT BẢN
46686
17,3
38331
13,2
8611
3,7
14457
3,8
3
HÀ LAN
35000
13
24391
8,6
13373
5,8
37168
9,8
4
ĐÀI LOAN
7765
3,4
5
LUXAMBUA
67889
23,4
30214
13,1
6680
1,8
6
INDONESIA
6800
2,52
17371
6
8238
7,9
35761
9,5
7
PHÁP
51200
19
14060
6,1
16835
4,5
8
HÀN QUỐC
6726
2,5
81140
21,5
9
BỈ
23213
8,6
11840
3,1
10
LÀO
13770
4,8
11
BA LAN
14267
6,2
12
ÓC
800
0,18
39109,06
10,4
TKNXK
269809
100
289720
100
230720
100
376673
100
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1994 -1997)
F Qua bảng trên ta thấy trong những năm 1994 - 1997 các thị trường Thái Lan, Hà Lan, Indonesia là những thị trường tương đối ổn định và là những thị trường chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đặc biệt với thị trường Thái Lan luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Ở thị trường Thái Lan những năm 1994 -1997 có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 36,9%; 44%; 53,8%; 35,5%. Ở thị trường Indonesia tăng lên đáng kể, năm 1994, 1995, 1996 và 1997 với giá trị là 6800 USD, 17371 USD, 18238 USD và 35761 USD, tương ứng với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là 2,52%, 6%, 7,9% và 9,5%. Còn ở thị trường Hà Lan thì có biến động không đều năm 1994 với giá trị xuất khẩu là 35000 USD chiếm tỷ trọng 13% trong kim ngạch xuất khẩu, sang năm 1995,1996 giảm xuống chỉ còn là 24391 USD, 13373 USD với tỷ trọng tương ứng là 6,8%, 5,8% và đến năm 1997 tăng lên một cách đáng kể với giá trị là 37162 USD tương ứng với tỷ trọng là 9,5% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường Hàn Quốc là thị trường khá hấp dẫn trong thời gian gần đây, trong năm 1997 công ty đã xuất khẩu được 81139,6 USD sang thị trường này và chiếm một tỷ trọng khá lớn là 21,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ở thị trường này chỉ có năm 1994 là công ty xuất khẩu được còn năm 1995, 1996 thì không xuất khẩu được sản phẩm nào. Cùng với thị trường Hàn Quốc thị trường Bỉ, Óc năm 1997 cũng nhập khá nhiều sản phẩm của công ty và năm 1995,1996 thì cũng không nhập. Bên cạnh những thị trường mới mở rộng thêm trong năm 1997 thì trong năm này công ty cũng bỏ lỡ mất 2 thị trường là Đài Loan và Ba Lan, mà những thị trường này cũng rất hấp dẫn, là những nước có nền kinh tế phát triển khá ổn định, chính sách kinh tế không khắt khe lắm...
Tóm lại : Qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty MIDECO cả về khu vực thị trường và các thị trường cụ thể, tuy nhiên xét trên tỷ trọng của từng khu vực và tỷ trọng của từng thị trường một theo từng năm thì cũng chưa phản ánh hết được mức tăng, giảm hay ổn định. Nhưng nếu xét về tổng số giá trị USD đạt được trên từng khu vực và từng thị trường cụ thể thì ta nhận thấy rằng đến năm 1997 công ty cũng đã đẩy nhanh được tốc độ xuất khẩu ở các thị trường truyền thống và cũng đã mở rộng được sang thị trường khác. Nhưng ngược lại cũng có những thị trường mà công ty đã bỏ lỡ không xuất khẩu sang được. Việc tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 1997 chủ yếu vào những tháng đầu năm còn về cuối năm thì chững lại. Có rất nhiều nguyên nhân làm giảm sút, song mét trong những nguyên nhân đó là do môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài bị thay đổi mà công ty chưa kịp thời nắm bắt và thay đổi cho phù hợp, chưa nghiên cứu và mở rộng nhiều hơn nữa các thị trường xuất khẩu và chưa đa dạng hoá được sản phẩm xuất khẩu ... Bởi vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty có tăng song chưa có bước đột biến và chưa ổn định theo từng năm.
2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
N
hững năm đầu khi mới đi vào hoạt động công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ trong nước, đi vào thăm dò, khai thác các mỏ tự nhiên, dẫn khách nước ngoài đi thăm quan các mỏ, giới thiệu với họ những tài nguyên hiếm có mà thiên nhiên mang lại cho Việt Nam, đây là điểm lợi thế nhất của vị trí địa lý Việt Nam.
F Khi đã tạo dựng được một số thuận lợi trong môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài. Công ty đã đi vào khai thác, chế biến các sản phẩm đá mà chủ yếu là đá Granite và đá Marble để xuất khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm đá này có thể khai thác xuất khẩu trực tiếp không cần qua chế biến. Để thấy được sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu của công ty qua từng năm ta xem bảng dưới đây.
Bảng 3 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty qua các năm
(trang bên)
F Qua bảng 3 ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của công ty còn rất nghèo nàn, trong các mặt hàng của công ty thì chủ yếu là đá khối và đá tấm. Chúng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, đặc biệt là đá khối kim ngạch xuất khẩu tăng dần theo các năm. Năm 1994, 1995, 1996 và 1997 với giá trị xuất khẩu tương ứng là 86542 USD, 187728 USD, 151042 USD và 175395 USD, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 32,1%, 64,8%, 65,5% và 46,5%. Sở dĩ đá khối có kim ngạch xuất khẩu cao là do công ty có nguồn nguyên liệu khá dồi dào, màu sắc đa dạng, chất lượng cao... Đây là một lợi thế để công ty chiếm được thị trường đá khối mà các nước khác kém lợi thế hơn.
F Mặt hàng chiếm lợi thế thứ hai là đá tấm, kim ngạch xuất khẩu cũng khá cao và khá ổn định theo các năm. Năm 1994, 1995, 1996 và 1997 với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 73854 USD, 101997 USD, 56810 USD và 74248 USD tương ứng với tỷ trọng là 27,4%, 35,2%, 28,5% và 19,7%.
F Năm 1997 công ty xuất khẩu thêm loại sản phẩm đá đục mà hai năm trước 1995,1996 công ty không xuất khẩu được sản phẩm nào, chỉ có năm 1994 xuất khẩu được 51200 USD chiếm tỷ trọng là 19% trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng năm 1997 đã tăng lên đáng kể với giá trị là 100780 USD chiếm tỷ trọng là 26,8%.
F Loại đá bồn hoa năm 1994 và năm 1996 xuất khẩu được với giá trị tương ứng là 23213 USD và 10879 USD, song năm 1995 và 1997 lại không xuất khẩu được sản phẩm nào.
F Còn các loại đá khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty và không đồng đều theo các năm. Đây là điểm yếu của công ty trong việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Nếu như công ty khắc phục được những điểm yếu trên thì sẽ có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng lợi nhuận, giảm thách thức, giảm rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
F Như vậy qua việc nghiên cứu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty ta có thể kết luận rằng : Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là sản phẩm đá khối và đá tấm. Trong đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đá tấm giảm dần, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đá khối lại tăng dần trong những năm từ 1994 - 1996, còn năm 1997 về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng về tỷ trọng lại giảm, bởi vì trong năm này công ty xuất khẩu được nhiều đá đục và các loại đá khác. Thị trường xuất khẩu các loại sản phẩm này rất khác nhau, cụ thể đối với sản phẩm đá khối thì thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản và Thái Lan ngoài ra có thêm thị trường Indonesia, Hà Lan... Thị trường xuất khẩu đá tấm lại thay đổi liên tục và đang có xu hướng chuyển dần sang thị trường Châu Âu.
Kết luận : Bằng việc xem xét, nghiên cứu số liệu xuất khẩu của công ty phát triển khoáng sản (MIDECO) qua 4 năm từ năm 1994 -1997, ta thấy rằng tình hình xuất khẩu của công ty biến động liên tục qua các năm cả về giá trị kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng doanh thu của công ty theo các năm lại giảm dần, năm 1994 tổng doanh thu là 510.000 USD trong đó xuất khẩu đạt 268.809 USD, năm 1995 tổng doanh thu là 850.000 USD trong đó xuất khẩu đạt 289.720 USD, năm 1996 tổng doanh thu là 889.859 USD trong đó xuất khẩu đạt 203.720 USD, năm 1997 tổng doanh thu là 2.142.541 USD trong đó xuất khẩu đạt 376.673 USD.
F Thị trường xuất khẩu của công ty gồm : thị trường Châu Á mà chủ yếu là Nhật Bản và Indonesia ; thị trường Châu Âu trong đó có Hà Lan, Pháp, Luxambua và một số nước khác. Các thị trường của công ty tiêu thụ không đồng đều theo các năm, có năm tiêu thụ nhiều có năm tiêu thụ Ýt, chỉ có một số thị trường tương đối ổn định như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hà Lan đây là những thị trường truyền thống của công ty. Thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty là thị trường Thái Lan với giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn đứng hàng đầu và nhìn chung có xu hướng tăng lên.
F Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là đá khối và đá tấm, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như đá đục, đá bồn hoa... Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng đá khối luôn chiếm một vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp sau là sản phẩm đá tấm, còn các loại đá khác chiếm một phần rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty, nhưng các mặt hàng này có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.
F Do những biến động trên thị trường và nhất là hiện nay các thị trường truyền thống của công ty đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ rất lớn, cho nên các nước này đang có những chính sách rất khác nhau nhằm cứu vít nền kinh tế của mình. Do vậy công ty cần phải đánh giá, xem xét, nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến sản phẩm và tìm kiếm thêm thị trường ... để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN VIỆC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÁ ỐP LÁT CỦA CÔNG TY MIDECO.
C
ông ty phát triển khoáng sản (MIDECO) là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về khai thác, chế biến và cung cấp đá ốp lát. Với đặc điểm của sản phẩm là chủ yếu phục vụ cho xây dựng, nó không giống như các sản phẩm khác hoặc như các sản phẩm tiêu dùng thông thường, việc tiêu dùng sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào đời sống kinh tế xã hội cả trong nước và ngoài nước.
F Sau khi Đại hội Đảng lần thứ IV với đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta dần khôi phục, mức tăng trưởng ngày càng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, đó là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của công ty. Từ khi thành lập, công ty đã hướng hoạt động sản xuất của mình vào việc khai thác đá khối, chế tác đá khối và đá tấm còn rất mới mẻ ở nước ta. Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và ngoài nước công ty đã tìm thấy chỗ trống trên thị trường về sản phẩm đá ốp lát, cho nên công ty đã thành lập các nhà máy sản xuất đá Granite và đá Marble. Qua một thời gian hoạt động công ty đã nâng cao dần chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.
F Mặt khác, việc đổi mới chính sách ngân hàng, tài chính, cắt bỏ bớt hàng rào khắc nghiệt đã tạo điều kiện cho công ty vay vốn, được quyền tính toán sử dụng, huy động vốn một cách hợp lý, giúp cho công ty có điều kiện tăng cường đổi mới công nghệ, kỹ thuật, cải tạo và tăng thêm cơ sở vật chất, đảm bảo nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đòi hỏi chất lượng cao.
Để thấy được điều đó ta hãy xem bảng các mặt hàng nhập khẩu sau.
Bảng 4 : Các mặt hàng nhập khẩu từ năm 1994 - 1997
STT
Năm
Mặt hàng
1994
1995
1996
1997
1
Máy cưa dàn
59529,1
2
Máy đánh bóng
28574,0
3
Máy cưa đĩa
42276
4
Vật liệu cho máy cưa dàn và máy đánh bóng
41631,4
117104,7
5
Máy đẩy tay
22650
6
Máy đánh bóng tay
15066
7
Dây chuyền chế biến đá
1778455
8
Máy xóc Komatsu
125250
9
Các thiết bị khác
15212
14543
16742
762500
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1994 -1997)
F Nhờ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, cho nên công suất và chất lượng được nâng cao, sản phẩm được tiêu thụ ngày một tăng (cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu).
F Năm 1991 - năm đầu tiên kinh doanh đá ốp lát, doanh thu tiêu thụ mặt hàng này đã đạt được 156.069 USD. Một điểm thành công nữa trong năm 1991 là công ty đã mở được văn phòng đại diện ở Quy Nhơn, Đà Nẵng để tăng cường công tác điều hành hoạt động trong việc thăm dò mặt hàng đá Granite các màu, cũng trong năm này công ty đã cử đoàn cán bộ đi tham khảo các vùng, lập bản đồ kế hoạch vùng có trữ lượng triển vọng về đá Granite ở Quy Nhơn cũng như các loại đá khác như đá Marble ở Thanh Hoá, Bắc Thái. Công ty đã tìm được 11 loại đá ốp lát và đã đàm phán ký kết được 10 hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài với khối lượng lớn chuẩn bị xuất khẩu trong năm 1992.
F Với chính sách thu hót vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư mạnh vào Việt Nam thành lập các xí nghiệp liên doanh, trụ sở, văn phòng đại diện, xây dựng các khách sạn... cho nên nhu cầu đá ốp lát ngày càng tăng. để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng công ty đã mạnh dạn nhập máy móc, công nghệ thay đổi sản phẩm để cho sản phẩm bền đẹp, đầy đủ kích cỡ và màu sắc. Do đó, doanh thu trng các năm 1991 - 1993 tăng lên một cách đáng khích lệ.
Bảng 5 : Doanh thu tiêu thụ đá ốp lát năm 1992
STT
MẶT HÀNG
ĐƠN VỊ
KHỐI LƯỢNG
DOANH THU(USD)
1
ĐÁ KHỔI GRANITE
m3
896
249650
2
ĐÁ XÂY DỰNG
tấn
831
58170
3
ĐÁ TẤM GRANITE VÀ ĐÁ MARBLE
m2
2197
71062
TỔNG CỘNG
3924
378882
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1992 của công ty MIDECO)
Bảng 6 : Doanh thu tiêu thụ đá ốp lát năm 1993
STT
MẶT HÀNG
ĐƠN VỊ
KHỐI LƯỢNG
DOANH THU(USD)
1
ĐÁ KHỐI GRANITE
m3
1322,74
343912,4
2
ĐÁ XÂY DỰNG
tấn
650
38696
3
ĐÁ TẤM
m2
2758
100850
TỔNG CỘNG
4730,74
483458,4
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1993 của công ty MIDECO)
F Trong năng 1992 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và để giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, công ty đã xây dựng xưởng thực nghiệm tại 67 Trường Chinh - Hà Nội, tại đây cung cấp các sản phẩm đá ốp lát với đủ loại kích cỡ, mầu sắc ra thị trường trong nước và ngoài nước. Với kiến thức và trình độ của cán bộ quản lý công ty, với sự nhạy bén với cơ chế thị trường và nắm bắt được cơ hội trong kinh doanh ngay năm 1991 công ty đã quan hệ với nhiều bạn hàng nước ngoài và sang năm 1992 đã xuất khẩu được các loại đá Granite đỏ, vàng, hồng ... phù hợp với từng thị trường nước ngoài.
F Sù ổn định chính trị cùng với việc ban hành luật pháp, chính sách tạo ra khuôn khổ pháp lý, hướng đi của xã hội. Việc mạnh dạn cắt bỏ ”bầu sữa” đã gần như cạn kiệt của chế độ bao cấp, xác lập quyền tự chủ của các doanh nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy tự lực của công ty. Với điều kiện như vậy công ty làm công tác xây dựng kế hoạch, kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu thị trường với khả năng cũng như lợi thế của mình, bảo đảm tính tích cực, tính sát thực và tính khả thi, nên khi thực hiện đạt được kết quả và hiệu quả cao.
F Hiểu được đặc điểm của cơ chế thị trường ngay từ đầu công ty đã có chủ trương nắm vững thị trường, quan tâm đến thị trường đầu ra và thị trường đầu vào, thị trường các sản phẩm thay thế, các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào thị trường. Với thời gian đầu lượng thông tin còn Ýt ỏi, mạng lưới tiêu thụ chưa được hình thành ... Nhưng sau một thời gian hoạt động do những nỗ lực và cố gắng, sản phẩm của công ty tiêu thụ ngày càng nhiều hơn và đặc biệt thị trường xuất khẩu của chúng tôi ngày càng phong phó, doanh thu xuất khẩu mỗi năm một tăng. Để thấy được điều đó chúng ta xem bảng đưới đây.
Bảng 7 : Tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty
từ năm 1994 -1997
đơn vị : USD
NĂM
KHOẢN MỤC
1994
1995
1996
1997
TỔNG DOANH THU
510000
850000
889859
2142541
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
269809,9
289720
230720
376673
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1994 - 1997 của công ty MIDECO )
F Để đạt được mức tiêu thụ khổng lồ trên là nhờ một phần vào điều kiện kinh tế trong nước và ngoài nước. Trong nước khi chuyển đổi cơ chế thì mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm một cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống cao, nhu cầu tăng lên, đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có thẩm mĩ... Ở nước ngoài, hầu hết các nước trong những năm gần đây đều có mức tăng trưởng khá, nhất là những nước đang là bạn hàng của công ty như Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc... Do đó, tiêu dùng sản phẩm của công ty tăng lên.
F Ngoài những thuận lợi nêu trên, công ty đi sâu vào tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cải tổ mạnh mẽ về nhiều mặt trong đó có nhân sù : cho công nhân viên cán bộ của công ty đi học để nâng cao tay nghề, tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.doc