Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh doanh

Tài liệu Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh doanh: BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH” MỤC LỤC  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...........................2  CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH.................................................................10  CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH......................19  CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH...............................................32  CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.............................................48  CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................................73 Trang 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm:  Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo định nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của...

pdf116 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH” MỤC LỤC  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...........................2  CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH.................................................................10  CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH......................19  CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH...............................................32  CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.............................................48  CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................................73 Trang 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm:  Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo định nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó. 1.2. Ý nghĩa và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh:  Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh cũng như thế yếu để cũng cố, phát huy hay khắc phục. Nó còn là công cụ cải tiến công tác quản trị trong doanh nghiệp.  Phân tích hoạt động kinh doanh giúp phát huy mọi tiềm năng, thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.  Kết quả của Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.  Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 1.3. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh: Trang 2  Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh.  Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ.  Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh.  Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ những hoạt động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN, và dựa trên kết quả phân tích để để ra các quyết định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp. 1.4. Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh:  Nhà quản trị: phân tích để có quyết định về quản trị.  Người cho vay: phân tích để có quyết định tài trợ vốn.  Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh.  Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp – nơi họ có phần vốn góp của mình. 1.5. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh :  Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường.  Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch .  Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn.  Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. Trang 3  Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp.  Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất các biện pháp quản trị. Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và bằng các loại đồ thị. 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích: Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, đã hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. a) Phương pháp chi tiết: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau.  Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận cấu thành, từng bộ phận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh. Ví du: trong phân tích chỉ tiêu giá thành bao gồm các bộ phận như: chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, chi phí tiền lương, khấu hao thiết bị máy móc, chi phí sản xuất chung Đến lượt mình từng bộ phận lại bao gồm nhiều chi tiết cụ thể khác nhau. Như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ của nhân viên quản lý phân xưởng, bao mòn tài sản cố định dùng chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng Trang 4  Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều. Ví dụ: trong sản xuất, sản lượng sản phẩm thực hiện từng tháng, từng quý trong năm không đều nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số mua bán từng thời gian trong năm cũng không bằng nhau. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh.  Chi tiết theo địa điểm: kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ đội sản xuất hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. b) Phương pháp so sánh:  Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.  Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.  Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.  Số gốc để so sánh : tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra. Trang 5  So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước (năm trước, quý trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.  So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.  So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.  So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.  So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.  So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu. c) Phương pháp liên hoàn (phương pháp số chênh lệch):  Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ: chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: khối lượng bán hàng và giá bán hàng hóa. Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, các nhà phân tích có thể nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.  Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.  Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: Trang 6 Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý:  Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.  Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.  Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.  Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thay thế liên hoàn như sau: Nếu có abcdQ = thì 11111 dcbaQ = và 00000 dcbaQ = ĐTPT: 01 QQQ −=∆ 00000001 dcbadcbaQa −=∆ 00010011 dcbadcbaQb −=∆ 00110111 dcbadcbaQc −=∆ 01111111 dcbadcbaQd −=∆ Tổng hợp: QdQcQbQaQ ∆+∆+∆+∆=∆ d) Phương pháp số chêch lệch:  Là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kế hoạch của nhân tố đó.  Dạng tổng quát của số chênh lệch: ĐTPT: 01 QQQ −=∆ 00001 )( dcbaaQa −=∆ 00101 )( dcabbQb −=∆ Trang 7 01101 )( dbaccQc −=∆ 11101 )( cbaddQd −=∆ Tổng hợp: QdQcQbQaQ ∆+∆+∆+∆=∆  Ngoài các phương pháp phân tích nêu ở trên, trong thực tế người ta còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế... 3. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH 3.1. Nguồn tài liệu:  Khi thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thu thập những tài liệu sau đây: Bảng cân đối kế toán (Balance sheet). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement). Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Explaination of Financial Statement). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (The Statement of Cash Flows). Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động. 3.2. Yêu cầu của công tác phân tích:  Muốn công tác phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, thì công tác phân tích kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của nguồn tài liệu sưu tập. Tính chính xác: chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của nguồn số liệu khai thác; sự chính xác khi lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích. Trang 8 Tính kịp thời: sau mỗi thương vụ hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, để nắm bắt được những mặt mạnh, mặt tồn tại trong kinh doanh nhằm đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn.  Để đạt được những yêu cầu trên, tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo 3 bước sau: Chuẩn bị cho quá trình phân tích. Tiến hành phân tích. Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích. Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung. Trang 9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 1. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH.  Khấu cuối cùng của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp là khâu tiêu thụ mà thực chất là bán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tuỳ vào tính chất hoạt động của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hoá có thể do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra hoặc mua của các doanh nghiệp khác. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu.  Chế độ kế toán mới và theo Thông tư số 76 TC/TCDN ban hàng ngày 15/11/1996 về hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu quy định doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác.  Ngày 25/10/2000 theo QĐ số 167/2000/QĐ – BTC đã sửa đổi bổ sung các thông tư trước đây và Thông tư 89/2002/TT – BTC ngày 09/12/2002 của Bộ Tài Chính thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở mẫu được trình bày cụ thể trong chương 6. 1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:  Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có Trang 10 chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).  Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm: Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định Nhà nước để sử dụng cho doanh nghiệp đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhà Nước cho phép. Giá trị các sản phẩm, hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp như: dùng ciment thành phẩm để xây dựng, sửa chữa, ở xí nghiệp sản xuất ciment.  Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền). Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Công thức cụ thể như sau: DT Thuần = DTBH và CCDV – các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ bao gồm:  Chiết khấu thương mại  Giảm giá hàng bán  Hàng bán bị trả lại  Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp 1.2. Thu nhập từ các hoạt động khác: Trang 11 Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cũ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng. 2. PHÂN TÍCH CHUNG KẾT QUẢ KINH DOANH  Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trước khi phân tích cần chú ý kiểm tra chỉnh lý số liệu khi phân tích.  Chúng ta hãy xem những thông tin sau của công ty NQ: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiệnSL ĐG TT SL ĐG TT Mặt hàng A Mặt hàng B Mặt hàng C 100 150 200 10 $ 20 $ 30 $ 1000 $ 3000 $ 6000 $ 110 140 210 10 $ 22 $ 30 $ 1100 $ 3080 $ 6300 $ Tổng cộng 10.000 $ 10.480 $ Tổng chi phí hoạt động kinh doanh 8.000 $ 7.900 $  Người ta có thể dùng chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Nếu gọi M là doanh thu bán hàng, khi đó ta có: M = ∑pq ; M0 = ∑ p0q0 ; M1 = ∑ p1q1 Trong đó : P0, P1: giá bán kỳ gốc, kỳ phân tích q0,q1: khối lượng hàng bán kỳ gốc, kỳ phân tích. 2.1. Sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích Trang 12 Dùng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu và % thực hiện doanh thu (hoặc chỉ số thực hiện) và đánh giá sự biến động của nó: ∆ DT = ∆M = M1 – M0 = 10.480 – 10.000 = 480 $ và % thực hiện DT = Im = 1 0 M M = 10.480×100%=104.80% 10.000  Phân tích có liên hệ với chi phí:  Để đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện doanh thu nói chung cần liên hệ với chi phí. Chi phí mà chúng ta liên hệ là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho hàng bán ra. Ta có: Và % thực hiện kế hoạch có liên hệ chi phí = 1 0 / 10480100 108.13% 9875d c M M × = =  Qua phân tích chúng ta thấy nếu liên hệ với chi phí thì kết quả kinh doanh không phải như đã phân tích ở trên. Với chi phí thực tế đã bỏ ra 7.900$ thì đáng lẽ doanh thu chỉ đạt được là 9.875$ chứ không phải 10.480$, chỉ đạt 95% theo dự kiến đặt ra. Như vậy doanh thu thực tế đạt được hiệu quả cao hơn so với kế hoạch. 2.2. Phân tích theo các bộ phận cấu thành:  Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ hoạt động động bán hàng - cung cấp dịch vụ, và các hoạt động khác trong đó thu từ hoạt động bán hàng là chủ yếu.  Khi phân tích cần lưu ý: Xác định khối lượng, giá trị và tỷ trọng của từng loại và sự chênh lệch qua các kỳ. Trang 13 1 d/c 1 0 1 0d/cTcp 0 TcpΔM =M -M× M -M Tcp 790010.480 10.000 8.000 10.480 9.875 605 = = − × = − = Đánh giá sự biến động các chỉ tiêu trên và tìm nguyên nhân của sự biến động đó. Đưa ra các giải pháp để tăng doanh thu cho từng loại và doanh thu chung của doanh nghiệp. 2.3. Xác định hai nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:  Có hai nhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng là khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá cả hàng hoá tiêu thụ. Tuy nhiên, các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau như: Các nhân tố về thị trường Các nhân tố về cơ chế chính sách của Nhà nước Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Nhóm các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Nhóm các nhân tố về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ giao tiếp ứng xử trong quan hệ với khách hàng, với công chúng và có tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu những nhân tố khách quan lẫn chủ quan sẽ thấy được những tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng những cơ hội thuận lợi, tìm những giải pháp hạn chế những rủi ro khó khăn, khai thác một cách triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh bán ra tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra chúng ta cần xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố; số lượng hàng hoá tiêu thụ và cả giá cả hàng hoá tiêu thụ đến doanh thu bán hàng.  Đối tượng phân tích : ∆ M = 10480 – 10000 = 480 $, trong đó: ∆ MA = 1.100 – 1.000 = 100 $ Trang 14 ∆ MB = 3.080 – 3.000 = 80 $ ∆ MC = 6.300 – 6.000 = 300 $ 480 $ M 10.480I = =1.048 10.000 Nhân tố số lượng hàng hóa tiêu thụ: ∆ MKL(A) = 0 1 0 0p q - p q∑ ∑ = ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )10 110 20 140 30 210 10 100 20 150 30 200   × + × + × − × + × + ×    = 10.200 – 10.000 = 200 $ Chỉ số khối lượng hàng hóa: 10200 1.02 10000 0 1 q 0 0 p qI = p q = = ∑ ∑ Nhân tố giá cả: ∆ (gia') 1 1 0 1M = pq - p q∑ ∑ = 10480 – 10200 = 280 $ Chỉ số giá cả hàng hóa: 1 1 p 0 1 pq 10.480I = = =1.027p q 10.200 ∑ ∑ Tổng hợp các nhân tố: ∆ M = ∆ MKL + ∆ MGiá = 200 + 280 = 480 $ Trang 15 0 1 1 1 M q p 0 0 0 1 p q pqI =I ×I = ×p q p q ∑ ∑ ∑ ∑ = 1.02 x 1.027 = 1.048 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH THEO MẶT HÀNG 3.1. Phân tích theo khối lượng mặt hàng:  Phân tích theo khối lượng mặt hàng được thực hiện theo nguyên tắc không lấy mặt hàng tiêu thụ vượt chỉ tiêu bù cho mặt hàng tiêu thụ không đạt dự kiến. Phương pháp này thực hiện chủ yếu đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao hay các đơn đặt hàng tương đối ổn định. Trong phân tích phải xác định % thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng. % THKH mặt hàng = x 100  Chúng ta hãy xem ví dụ sau đây, số liệu lấy từ báo cáo của công ty CK: Bảng phân tích kết quả kinh doanh theo mặt hàng Mặt hàng Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Hoàn thành KH theo mặt hàng Trong KH Vượt KH Không đạt KH A B C 4.000 $ 5.000 $ 6.000 $ 4.500 $ 5.500 $ 5.500 $ 112.50 % 110 % 91.67 % 4.000 5.000 5.500 500 500 500 Tổng cộng 15.000 $ 15.500 $ 103.33 % 14.500 1.000 500  Ta có % hoàn thành kế hoạch = 14.500 100% 96.67% 15.000 × = ∆ Mmặt hàng = 14.500 – 15.000 = - 500 Trang 16 Doanh thu kế hoạch Doanh thu thực hiện theo mặt hàng DT được coi là thực hiện theo kết cấu Kết quả phân tích cho ta thấy xét về khối lượng doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ (103.33%) nhưng về từng mặt hàng lại không đạt kế hoạch đề ra. 3.2. Phân tích theo kết cấu mặt hàng:  Kết cấu mặt hàng nói lên tỷ trọng của các mặt hàng trong tổng số. Nếu như kết cấu mặt hàng bằng kế hoặch đặt ra là tối ưu, thì sự thay đổi kết cấu mặt hàng trong tiêu thụ là không có lợi cho doanh nghiệp vì vậy cần phân tích và xác định % hoàn thành kết cấu mặt hàng. % thực hiện KH = x 100  Quay trở lại với ví dụ của công ty CK: Bảng phân tích theo kết cấu mặt hàng Mặt hàng KH TT Doanh thu TT theo kết cấu KH Mức hoàn thành KH theo kết cấu KH Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (1) (2) (3) (4) (5) (6) A B C 4.000 5.000 6.000 26.67 % 33.33 % 40% 4.500 5.500 5.500 29.04 % 35.48 % 35.48 % 4.133,85 $ 5.166,15 $ 6.200 $ 4.133,85 $ 5.166,15 $ 5.500 $ TỔNG CỘNG 15.000 100 % 15.500 100 % 15.500 $ 14.800 $  Ta có % thực hiện KH theo kết cấu mặt hàng = 14.800 95.48% 15.500 = Qua ví dụ chúng ta thấy do kết cấu thực tế thay đổi so với kế hoạch đã làm cho % thực hiện kế hoạch theo kết cấu mặt hàng chỉ đạt 95.48%. Trang 17 Doanh thu thực tế theo kết cấu KH Doanh thu Thực Tế theo kết cấu kế hoạch (cột 5) được tính bằng cách lấy tổng số doanh thu thực tế ở cột 3 (15.500$) nhân với tỷ trọng tiêu thụ kế hoạch mỗi mặt hàng (cột 4). Ví dụ: mặt hàng B: 15.500$ x 33.33% = 5.166,15 $. Mức hoàn thành Kế Hoạch theo kết cấu Kế Hoạch (cột 6): được tình bằng cách so sánh số liệu giữa cột (5) và cột Doanh Thu Thực Tế (cột 3). Nếu số liệu ở cột (5) nhỏ hơn cột (3), sẽ lấy số liệu cột (5) đưa sang cột 6. Ví dụ: mặt hàng A : cột (5) 4.133,85 $, cột (3): 4.500$, số 4.133,85 $ sẽ được chuyển sang cột (6). Nếu số liệu ở cột (5) lớn hơn cột (3), số ở cột (3) sẽ được đưa sang cột (6). Ví dụ: Mặt hàng C : số liệu cột (5) : 6.200$, số liệu cột (3) : 5.500$, số liệu cột (3): 5.500$ sẽ được đưa sang cột (6). Trang 18 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH Giới thiệu: để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, hàng hóa,dịch vụ các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp, vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được. 1. PHÂN TÍCH YẾU TỐ LAO ĐỘNG 1.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động a) Phân tích tình hình biến động lao động: sử dụng phương pháp so sánh để phân tích  So sánh tuyệt đối: ∆LĐ=LĐ1 – LĐ0 LĐ0, LĐ1: lao động bình quân kỳ gốc và kỳ thực hiện. Chỉ tiêu KH TH SL % SL % 1. CN sản xuất - Trực tiếp - Gián tiếp 2. CNV ngoài sản xuất 110 100 10 40 120 108 12 44 Trang 19 - Bán hàng - Quản lý 3. Cán bộ lãnh đạo - Chung của DN - Các bộ phận 20 20 15 12 3 22 22 15 12 3 Tổng cộng 165 179 Trong ví dụ ta có : ∆LĐ = 179 – 165 = 14, như vậy tổng lao động của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch đặt ra là 14 người. Xác định tỷ lệ phần trăm thực hiện: % về sử dụng lao động = 1 0 179100% 100% 108% 165 LĐ x x LĐ = = , như vậy tổng số lao động tăng so với kế hoạch là 8%. Liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh: để đánh giá tình hình biến động về lao động chính xác, cần liên hệ với quy mô sản xuất kinh doanh đạt được. Trở lại ví dụ trên: giả sử rằng kết quả sản xuất kế hoạch đề ra là 40.000$, trong khi thực tế kết quả sản xuất được là 45.000$ và doanh thu bán hàng kế hoạch là 80.000$ cùng với thực hiện là 90.000$. Phân tích tình hình biến động số lượng lao động có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn việc sử dụng lao động như thế nào.  So sánh mức tuyệt đối có liên hệ với quy mô sản xuất: ∆LĐđ/c =LĐ1 – LĐ0 x 0 1 Q Q Trang 20 Hoặc so sánh với doanh thu: ∆LĐđ/c =LĐ1 – LĐ0 x 0 1 M M Theo ví dụ trên ta có: ∆LĐ = 120 – 110 x 40000 45000 = 120 – 124 = -4LĐ ∆LĐđ/c = 179 - 165 80000 90000 = 179 – 186 = -7LĐ Nếu tính về số lượng tuyệt đối số công nhân sản xuất thực tế cao hơn với kế hoạch là 10 người, nhưng nếu có liên hệ với kết quả sản xuất thì số lao động tiết kiệm được là 4 người và việc sử dụng lao động chung ở doanh nghiệp tiết kiệm được 48 người. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động sản xuất kinh doanh thực tế tốt hơn kế hoạch. Tỷ lệ % về sử dụng lao động có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh: % về sử dụng lao động (liên hệ với kết quả sản xuất) = 1 1 0 0 100LĐ xQLĐ x Q = %97100 40000 45000110 120 =x x Như vậy theo kế hoạch để đạt được 45.000$ giá trị sản xuất cần phải có 124 công nhân viên sản xuất nhưng thực tế chỉ có 120, tiết kiệm được 4 người và thực hiện thấp hơn mức kế hoạch là 3%. 1.2. Phân tích năng suất lao động a) Các chỉ tiêu về năng suất lao động :  Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất. Việc sử dụng tốt lao động là điều kiện để tăng năng suất lao động. Có nhiều cách tính khác nhau về năng suất lao động: Số sản phẩm sản xuất Trang 21 NSLĐ = Số thời gian lao động  Chỉ tiêu này nói lên trong 1 đơn vị thời gian lao động tạo ra được bao nhiêu sản phẩm. Số thời gian lao động Số sản phẩm sản xuất  Chỉ tiêu này nói lên để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm cần bao nhiêu thời gian. Về thời gian lao động có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau như giờ, ngày, tháng, quý, năm.  Ngoài cách tính năng suất lao động bằng hiện vật, người ta còn dùng chỉ tiêu giá trị và thường xác định theo các đơn vị thời gian sau: Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong kỳ Tổng số giờ làm việc trong kỳ Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong kỳ Tổng số ngày làm việc trong kỳ Mối liên hệ giữa năng suất lao động ngày với năng suất lao động giờ được biểu hiện qua công thức: Giá trị sản xuất( Doanh thu) trong năm Số lao động bình quân trong năm Mối liên hệ giữa năng suất lao động năm với năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức: Trang 22 NSLĐ = NSLĐ giờ = NSLĐ ngày = NSLĐ ngày = Số giờ làm việc bình quân ngày x NSLĐ giờ NSLĐ năm = NSLĐ năm = Số ngày làm việc x NSLĐ ngày (bình quân năm/1LĐ) NSLĐ năm = số ngày làm việc x số giờ làm việc x Năng suất LĐ giờ (BQ năm /1 LĐ) (BQ ngày /1 LĐ) b) Phân tích 2 nhân tố lao động và năng suất lao động:  Chúng ta thấy kết quả năng suất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được phụ thuộc vào 2 nhân tố: lao động và năng suất lao động.  Giá trị sản xuất kinh doanh và năng suất lao động phải tương ứng với nhau về thời gian. Nếu giá trị sản xuất kinh doanh tính trong 1 năm, thì NSLĐ phải tính trong 1 năm. Cụ thể hơn như sau: GWG x x N x LÐ Q = GW x G x N x LÐ M = Trong đó: LÐ : số LĐ bình quân trong kỳ. N: số ngày làm việc của 1 LĐ trong kỳ. G: số giờ làm việc của 1 LĐ trong ngày GW : NSLĐ của 1 LĐ trong 1 giờ.  Từ công thức trên ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ảnh hưởng đến giá trị sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu KH TH 1. Giá trị sản xuất 2. Số CN sản xuất bình quân 100.000.000 $ 100 người 120.000.000 $ 110 người Trang 23 3. Số ngày làm việc bình quân 4. Số giờ làm việc bình quân (ngày) của 1 công nhân 5. NSLĐ bình quân ngày của 1 CN 260 8g 480.77 $ 270 7.5g 538.70$ ĐTPT: ∆ Q = Q1 – Q0 = 120.000.000 – 100.000.000 = 20.000.000 $ Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: Q1 = LĐ1 x N1 x G1 x 1GW Q0 = LĐ0 x N0 x G0 x 0GW  Do số CN thay đổi: (LĐ1 – LĐ0) (N0 x G0 x 0GW ) = (110 – 100) ( 260* 8 * 480.77 ) = 100.000 $  Do số ngày làm việc bình quân năm thay đổi: (N1 – N0 ) ( LĐ1 x G0 x 0GW ) = (270 – 260) (110 x 8 x 480.77) = 4.230.000 $  Do giờ làm việc bình quân ngày thay đổi: (G1 – G0) (LĐ1 x N1 x 0GW ) = (7.5 – 8) (110 x 270 x 480.77) = - 7.139.000 $  Do NSLĐ giờ bình quân thay đổi: ( 1 0G GW -W ) ( LĐ1 x N1 x G1) = (538.70 – 480.77) (110 x 270 x 7.5) = 12.935.000 $  Tổng hợp: ∆Q = ∆ LĐ + ∆ N + ∆ G + ∆ W = 20.000.000 $ Năng suất lao động bình quân năm 1 công nhân tăng nhanh hơn năng suất lao động bình quân ngày cho thấy số ngày làm việc bình quân năm 1 công nhân cao hơn kế hoạch. Trang 24 2/ PHÂN TÍCH YẾU TỐ VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 2.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định Tài sản cố định là bộ phần tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp. a) Phân tích chung tài sản cố định:  Hệ số tăng(giảm) TSCĐ. Chỉ tiêu này đánh giá quy mô TSCĐ thay đổi trong kỳ. Giá trị TSCĐ tăng(giảm) trong kỳ Giá trị TSCĐBQ trong kỳ  Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ có thể tính bằng công thức sau: Giá trị TSCĐBQ trong kỳ = Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ x số tháng tăng/12 - Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ x số tháng giảm/12 b) Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định Để đánh giá trình độ trang bị tài sản cố định, sử dụng chỉ tiêu sau: Giá trị còn lại TSCĐ bình quân Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động = Số lao động trong ca lớn nhất Giá trị hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Trang 25 Hệ số tăng(giảm) TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Hệ số này càng tiến gần đến 1 bao nhiêu càng nói lên sự cũ kỹ và lạc hậu của TSCĐ bấy nhiêu, ngược lại càng tiến gần đến 0 nói lên TSCĐ mới được trang bị. c) Phân tích ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh: Việc tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng máy móc, thiết bị đến kết quả sản xuất được thực hiện bằng phương pháp loại trừ thông qua phương trình kinh tế dưới đây: Giá trị = số lượng máy x Số ngày làm việc x Số giờ làm việc x Năng suất sản xuất móc BQ BQ 1 máy BQ 1 ngày BQ 1 máy hay: Q = SLTB x N x G x WG Chỉ tiêu KH TH 1. Giá trị SX 2. Tổng giờ máy hoạt động 3. Số lượng máy móc thiết bị 4. Số giờ làm việc 1 máy 5. Sản lượng bình quân 1 giờ Máy 10.000.000 $ 40 000 g 10 4 000 g 250 $ 12.000.000 $ 41 000 g 10 4 100 292.68 $ ĐTPT ∆ Q = 120.000.000 – 100.000.000 = 20.000.000  Giá trị sản xuất tăng 20.000.000 $ so với kế hoạch do tác động của các nhân tố. Tác động của số lượng thiết bị: ∆ SLTB = (SLTB1 – SLTB0) (G0 x WG0) Trang 26 = ( 10 – 10 ) ( 40.000 x 250) = 0$ Tác động của giờ máy hoạt động: ∆ G = (G1 – G0) (Q1 x WG0) = ( 4100 – 4000) ( 10 x 292.68) = 292.680$ Tác động của NSLĐ mỗi giờ máy: ∆ W = (WG1 –WG0) (Q1G1) = (292.68 – 250) ( 10 x 4100) = 1.749.880 $ Tổng hợp: ∆ Q = ∆ SLTB + ∆ G + ∆ W = 2.000.000 $ 3/ PHÂN TÍCH YẾU TỐ NGUYÊN VẬT LIỆU 3.1. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu a) Phân tích chung tình hình sử dụng nguyên vật liệu  Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành bằng cách so sánh tổng mức nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch. Tuy nhiên tổng mức sử dụng nguyên vật liệu lại phụ thuộc chủ yếu vào kết quả sản xuất do đó khi phân tích cần liên hệ với kết quả sản xuất.  Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Ta có: Chi phí NVL = SLSP x m x giá Trong đó: SLSP : số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ m : mức tiêu hao NVL cho mỗi sản phẩm g : giá của mỗi đơn vị NVL. Trang 27 Ví dụ: Một DN chuyên sản xuất 1 loại sản phẩm A với 2 loại nguyên vật liệu B và C. Số liệu liên quan được cho trong bảng sau: KH TH SL SPA ĐG SL SPA ĐG NVL B NVL C 2 kg 4 kg 10 $ / kg 20$ / kg 1.90 kg 3.90 kg 10.50 $ / kg 20 $ / kg Kế hoạch sản xuất sản phẩm A trong kỳ : 1000 sp Số sản phẩm A được sản xuất thực tế : 1200sp Khi đó :  Chi phí NVL B1 = 1.200 x 1.9 x 10.5 = 23.940 $  Chi phí NVL B0 = 1.000 x 2 x 10 = 20.000 $  ∆ CP NVL = 23.940 – 20.000 = 3.940 $ Tác động của số lượng sản phẩm : ∆ SLSP = ( SLSP1 – SLSP0) (m0 x g0) = (1200 – 1000) (2 x 10) = 4000 $ Tác động của mức tiêu hao nguyên vật liệu: ∆ m = (m1 – m0) (SLSP1 x g0) = (1.9 – 2) (1200 x 10) = -1200 $ Trang 28 Tác dụng của giá: ∆ g = (g1 – g0) (SLSP1 x m1) = (1.0.50 – 10) (1.200 x 1.9) = 1140 $ Tổng hợp tác động: ∆ CPNVL = ∆ SLSP + ∆ m + ∆ g = 3.940 $ 4/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHI SẢN XUẤT CHUNG  Chi phí sản xuất chung được chia làm 2 loại chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung bất biến.  Đối với biến phí sản xuất chung, cách phân tích giống như đã thực hiện ở phần phân tích chi phí NVL, chi phí NC. Ví dụ: Số liệu cần thiết cho phân tích tại 1 công ty may áo Jacket trong năm 2005 như sau: Chỉ tiêu KH TH Sản phẩm Tổng biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung / Sp 12.000 sp 144.000 $ 12 $ 10.000 sp 130.500 $ 13.05 $ Trang 29  Khi đó, ta có chênh lệch biến phí sản xuất chung: ∆ VO = VO1 – VO0 = 144.000 – 130.500 = 13.500 $ Tác động của nhân tố số lượng: ∆ Q = (Q1 – Q0) P0 = (10.000 – 12.000) 12 = - 24.000 $ Tác động của nhân tố giá: ∆ P = (P1 – P0) Q1 = (13.05 – 12) 10.000 = 10.500 $ Tổng hợp 2 tác động: ∆ VO = ∆ Q + ∆ P = - 24000 + 10.500 = -13.500  Phân tích chi phí sản xuất chung bất biến: cách phân tích chi phí sản xuất chung bất biến có khác biệt so với cách thức phân tích chi phí sản xuất chung khả biến. Các bước cụ thể như sau: Bước 1: Chọn tiêu thức được dùng làm cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung bất biến. Bước 2: Tính tỷ lệ phân bổ. Bước 3: Tiến hành phân tích.  Ví dụ : Lấy lại số liệu công ty may ở trên. Định phí sản xuất chung của công ty năm 2005 theo kế hoạch là 276.000 $ (mức sản phẩm được sản xuất theo kế hoạch là 12000sp) định phí sản xuất chung thực tế trong năm 2005 là 285.000$ (mức sp thực tế được sản xuất là 10.000sp) Tiêu thức được dùng để làm cơ sở phân bổ định phí sản xuất chung là số sp được sản xuất. Trang 30 Tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung = 276.000$ 12.000 = 23 $ Phân tích chênh lệch của định phí sản xuất chung được chia làm 2 phần: (1) Chênh lệch thực tế so với kế hoạch: ∆ FO = FO1 – FO0 = 285.000 – 276.000 = 9.000 $ (2) Chênh lệch giữa định phí sản xuất chung kế hoạch với định phí sản xuất chung kế hoạch được điều chỉnh theo số lượng sp thực tế. ∆ FOđc = FO0 – FO0đc = 276.000 – 276.000 x 10.000 12.000 = 46.000$ Như vậy, định phí sản xuất chung đã được phân bổ vượt 55.000$ (9.000$ + 46.000$) so với kế hoạch. NVL C được phân tích tương tự CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH Giới thiệu một số thuật ngữ cần lưu ý khi phân tích kết quả kinh doanh: Trang 31 -Lãi gộp (Gross Profit): chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. -Lãi hoạt động (Operating Profit): là kết quả SXKD trong 1 khoảng thời gian nhất định, được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi tất cả các chi phí hoạt động. -Lãi thuần sau thuế (Net Income): được tính bằng cách lấy lãi hoạt động trừ đi lãi vay, các chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ta có thể phân tích bằng cách so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch hay so sánh số liệu thực hiện giữa năm nay với năm trước. Ví dụ: công ty FORMAT trình bày những số liệu liên quan như sau: BẢNG 1: BÁO CÁO THU NHẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FORMAT (ĐVT:1000$) 2004 2005 Doanh thu thuần 5.136 6.150 Giá vốn hàng bán 3.426 4.178 Lãi gộp 1.710 1.972 Chi phí hoạt động - Chi phí bán hàng 296 280 - Chi phí quản lý 374 380 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 448 480 Tổng chi phí hoạt động 1.118 1.140 Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 592 832 Lãi vay 176 180 Thu nhập trước thuế (EBT) 416 652 Thuế (30%) 124,80 195,60 Lãi thuần sau thuế 291.20 456.40 Cổ tức cổ phiếu ưu đãi 20 20 Thu nhập cổ phiếu thường 271,20 436,20 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS) 1,78$ 2,86$ Ta có với cách so sánh tuyệt đối: Lợi nhuận năm nay – Lợi Nhuận năm trước ( hay Lợi nhuận thực hiện – Lợi Nhuận kế hoạch) Trang 32 = 456,4 – 291,2 = 165,2 1.1. Đo lường khả năng sinh lợi  Một công cụ phổ biến và hữu hiệu thường được sử dụng là bảng báo cáo thu nhập được chuẩn hóa theo số phần trăm (common – size income statement). Trên báo cáo này, mỗi chi tiết được tính bằng một con số phần trăm (%) trên doanh thu. Vì vậy các nhà quản trị dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nghiên cứu khuynh hướng biến động của chi phí, thu nhập và so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa thực tế với kế hoạch hay so sánh giữa những năm khác nhau.  Báo cáo thu nhập chuẩn hóa theo số phần trăm của công ty FORMAT được trình bày ở bảng 2 dưới đây: BẢNG 2: BÁO CÁO THU NHẬP CHUẨN HÓA THEO SỒ PHẦN TRĂM CỦA CÔNG TY FORMAT 2005 2004 Doanh thu 100% 100% Giá vốn hàng bán 67,93% 66,71% (a) Tỉ số lãi gộp 32,07% 33,29% Chi phí hoạt động - Chi phí bán hàng 4,55% 5,76% - Chi phí quản lý 6,19 7,28 - Chi phí khấu hao 7,80 8,72 Tổng chi phí hoạt động 18,54% 21,76% (b) Tỉ số lãi hoạt động 13,53% 11,53% Lãi vay 2,93 3,43 Thu nhập trước thuế 10,50% 8,10% Thuế 3,18% 2,43% (c) Tỉ số lãi thuần sau thuế 7,42% 5,67% Trang 33  Từ số liệu trên bảng 2 phía trên ta có một số nhận định tổng quát sau: (1) Tỉ trọng giá vốn hàng hóa trên doanh thu tăng 1,22% , nên lãi gộp giảm xuống 1,22% (2) Tỉ trọng tổng chi phí hoạt động trên doanh thu giảm 3,22% do vậy phần tăng của giá vốn hàng bán đã được bù đắp dẫn đến tỉ số lần hoạt động tăng 2%. a) Một vài tỷ số tài chính cơ bản:  Lãi gộp trên doanh thu (Gross profit margin): dùng để đo lường % lãi gộp trên 1$ doanh thu ( Lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán), và nó được tính như sau: Lãi gộp Lãi gộp/ doanh thu = Doanh thu thuần Lãi gộp trên doanh thu của FORMAT năm 2005 là: 1.972 / 6.150 = 0,3207 = 32,07% Giá trị tỉ số lãi gộp/ doanh thu nằm ở dòng (a) bảng 2.  Tỉ số lãi hoạt động trên doanh thu (Operating Profit margin): tỉ số lãi hoạt động được dùng để đo lường phần trăm lãi trên doanh thu thuần sau khi đã trừ mọi chi phí hoạt động (chưa kể đến lãi vay và thuế thu nhập ) EBIT Lãi hoạt động/ doanh thu = Doanh thu thuần Năm 2005, tỉ số lãi hoạt động của FORMAT là: Trang 34 832 / 6.150 = 0,1353 = 13,53%  Tỉ số lãi thuần trên doanh thu ( Net Profit Margin): tỉ số này cho ta thấy phần trăm lãi thuần trên doanh thu sau khi đã trừ hết các chi phí (bao gồm lãi vay và thuế) Lãi thuần sau thuế Lãi thuần/ doanh thu = Doanh thu thuần Tỉ số lãi thuần của FORMAT năm 2005: 456,40 / 6.150 = 0,0742 = 7,42% Giá trị tỉ số này nằm ở dòng (c) bảng 2. Từ số liệu trên, ta nhận thấy cứ 1$ doanh thu thuần FORMAT sẽ thu được 0,0742$ lãi thuần sau thuế. b) Một vài điểm lưu ý:  Các tỉ số khả năng sinh lợi nên được tính toán dựa trên doanh thu và thu nhập của những khu vực còn tiếp tục hoạt động trong doanh nghiệp bởi vì các nhà phân tích luôn tìm kiếm những thông tin hữu ích để giúp họ đưa ra những thông tin dự báo về doanh nghiệp. Số liệu của những khu vực đã ngưng hoạt động sẽ không thích hợp cho quá trình phân tích.  Trong quá trình phân tích, nếu có sự chênh lệch lớn giữa các thành tố tương ứng giữa các năm hoặc giữa thực tế với kế hoạch, chúng ta nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục. 2. PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ CÁC LOẠI ĐỒN BẨY 2.1. Phân tích hòa vốn (Break – even Analysis) Trang 35 Phân tích hòa vốn là việc (1): xác định mức độ hoạt động (tối thiểu) cần thiết để doanh nghiệp bù đắp đủ các chi phí hoạt động, và (2): xác định lợi tức liên quan với các mức độ khác nhau của doanh thu. a) Phương pháp đại số:  Nếu gọi: - P: Giá bán mỗi sản phẩm - Q: Số lượng sản phẩm bán được - F: Định phí hoạt động trong kỳ - V: Biến phí mỗi đơn vị sản phẩm  Ta sẽ có: QP – QV – F = EBIT (1) Để doanh nghiệp đạt mức hòa vốn (bù đắp đủ chi phí hoạt động), công thức (1) sẽ trở thành: QP – QV – F = 0 hay là : Q = F/ (P – V) (2) Khi đó Q được gọi là điểm hòa vốn hoạt động (Operating Break even Point) hoặc điểm hòa vốn kế toán (Accounting Break even Point).  Ví dụ: Cửa hàng X chuyên bán lẻ thiệp có định phí hoạt động mỗi tháng là 2.500$, giá bán mỗi thiệp là 10$, biến phí mỗi thiệp là 5$. Áp dụng công thức (2), ta sẽ có: Q = F = 2.500 = 500 thiệpP – V 10 - 5 Nếu cửa hàng X tiêu thụ được 500 thiệp mỗi tháng, cửa hàng sẽ bù đắp đủ mội chi phí hoạt động (EBIT = 0). Trang 36 b) Phương pháp đồ thị: Hình vẽ 1 c) Tác động của các tham số lên điểm hòa vốn hoạt động:  Sự tác động của các tham số định phí (F), giá bán sản phẩm (P) và biến phí sản phẩm (V) lên điểm hòa vốn hoạt động được thể hiện qua bảng (1) sau: Bảng 1: Biến động của các tham số Sự tác động lên điểm hòa vốn hoạt động - Định phí tăng - Định phí giảm Tăng Giảm Trang 37 12.000 – 10.000 – 8.000 – 6.000 – 4.000 – 2.000 – 0 – Sản lượng tiêu thụ 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 Định phí hoạt động Doanh thu Tổng chi phí Điểm hòa vốn hoạt động Lỗ LãiChi phí / Doanh thu - Giá bán tăng - Giá bán giảm - Biến phí tăng - Biến phí giảm Giảm Tăng Tăng Giảm  Ví dụ: Nếu cửa hàng X dự kiến mỗi tháng chi thêm 500$ cho chi phí quảng cáo thì điểm hòa vốn hoạt động của cửa hàng sẽ là: Q = F = 3000 = 600 thiệpP – v 10 - 5 Mỗi tháng, cửa hàng X phải tiêu thụ được 600 thiệp để đạt mức hòa vốn hoạt động. d) Phân tích hòa vốn và việc lập kế hoạch về sản lượng tiêu thụ:  Phân tích hòa vốn giúp nhà quản trị xác định được mức độ sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.  Ví dụ: nếu cửa hàng X muốn đạt được mức lãi hoạt động 1.500 $ mỗi tháng , ta sẽ có: Lãi hoạt động: Q = ( P- V ) – F, hay là: F + lãi hoạt động (3) Q = P - V 2.500 + 1.500 Q = = 800 thiệp. 10 - 5 e) Phân tích hòa vốn với tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp:  Các quyết định về chi phí và giá của các nhà quản trị phải tính đến tác động của thuế thu nhập. Nếu thuế suất thuế thu nhập là 40%, để đạt được mức lãi sau thuế là 1.500$, cửa hàng Trang 38 X phải đạt mức lãi trước thuế là 2.500$ ( %401 500.1 − ). Như vậy, dưới sự tác động của thuế, công thức (2) sẽ được viết lại như sau: lãi sau thuế 1 – T Q = P - V 2.500 + %401 500.1 − 10-5 Hay Q = 1.000 thiệp. Số lượng thiệp cửa hàng X cần tiêu thụ tăng lên 200 (1.000 thiệp – 800 thiệp) do sự tác động của thuế thu nhập. 2.2. Các loại đòn bẩy a) Đòn bẩy hoạt động (Operating leverage)  Khái niệm: Đòn bẩy hoạt động là việc doanh nghiệp sử dụng định phí hoạt động để khuyếch đại tác động của sự thay đổi trong doanh thu lên sự thay đổi của lãi hoạt động (EBIT).  Tiếp tục sử dụng ví dụ cửa hàng bán thiệp X, ta hãy xem xét sự biến động của EBIT trong 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Doanh số tiêu thụ tăng từ 1.000 thiệp lên 1.500 thiệp (tăng 50%) - Trường hợp 2: Doanh số tiêu thụ giảm từ 1.000 thiệp xuống 500 thiệp (giảm 50%) Số liệu tính toán được thể hiện trên bảng 2: Trang 39 Q = F + Bảng 2: EBIT của cửa hàng X đối với các mức độ sản lượng khác nhau Trường hợp 1 Trường hợp 2 Sản lượng tiêu thụ (tấm) Doanh thu Trừ: Biến phí hoạt động Trừ: Định phí 500 5.000 $ 2.500 2.500 1.000 10.000 $ 5.000 $ 2.500 1.500 15.000 $ 7.500 2.500 EBIT 0 2.500 2.501  Đo lường độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động: độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động (DOL) của một doanh nghiệp được tính bằng công thức sau: % thay đổi của EBIT (5) % thay đổi của doanh thu Nếu DOL > 1, có sự tồn tại của đòn bẩy hoạt động. Thế số liệu của cửa hàng X vào công thức (3), ta thấy: Trường hợp 1 (Doanh thu tăng 50%): Trường hợp 2 (Doanh thu giảm 50%): Trang 40 DOL = 100% = 250% DOL = -100% = 2- 50% DOL =  Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động còn có thể tính bằng công thức sau: DOL = 1 + F/ EBIT (6) Chứng minh: Ta đã biết: DOL = % Thay đổi trên EBIT % Thay đổi trên doanh thu Giả sử doanh thu tăng 1%, biến phí cũng sẽ tăng 1%, và lãi hoạt động sẽ tăng 1% (Doanh thu - Biến phí) và cũng bằng 1% (EBIT + Định phí). Do vậy, công thức tính độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động có thể viết lại như sau: DOL = % Thay đổi của EBIT 0,01 = Mức thay đổi của EBIT *100% EBIT*0,01 = 100 * Mức thay đổi của EBIT EBIT = 100 * 0,01(EBIT+F) EBIT Như vậy, DOL khi cửa hàng X tiêu thụ được 1.000 thiệp sẽ là: DOL = 1 + 2500/ 2500 = 2 Kết quả cũng giống như khi dùng công thức (5) Trang 41 DOL cũng có thể được tính bằng công thức : DOL tại Q sản phẩm = Q (P – V) (7)Q (P – V) – F Thế số liệu của ví dụ cũ vào công thức (7): DOL tại 1.000 sản phẩm = 1.000 (10 – 5) = 5.000 = 21.000 (10 – 5) – 2.500 2.500 Qua công thức (6) và (7), ta cũng có thể nhận thấy nếu định phí hoạt động trong một doanh nghiệp càng lớn, độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động (DOL) càng lớn. b) Đòn bẩy tài chính (Financial leverage):  Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là kết quả từ việc sử dụng định phí tài chính trong doanh nghiệp nhằm khuyếch đại tác động sự thay đổi của EBIT lên sự thay đổi của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EFS).  Ví dụ : Công ty Z, chuyên sản xuất kinh doanh thực phẩm, dự đoán EBIT trong năm hiện tại là 10.000 $. Công ty đã phát hành một lượng trái phiếu trị giá 20.000 $, lãi suất hàng năm 10%, 600 cổ phiếu ưu đãi (cổ tức 4 $ mỗi năm cho cổ phiếu). Đồng thời, công ty cũng đã phát hành 1.000 cổ phiếu thường. Bảng 3 thể hiện EPS phù hợp với mức độ EBIT của doanh nghiệp là 6.000$, 10.000$ và 14.000$. Giả định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%. Bảng 3: EPS đối với từng mức độ EBIT Trang 42 Trường hợp 1 Trường hợp 2 EBIT Trừ: Lãi vay Lãi thuần trước thuế Trừ: Thuế Lãi thuần sau thuế Trừ: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Thu nhập dành cho cổ phiếu thường Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 6.000$ 2.000 4.000 1.600 2.400 2.400 0 0 10.000$ 2.000 8.000 3.200 4.800 2.400 2.400 2.4 14.000$ 2.000 12.000 4.800 7.200 2.400 4.800 4.8  Đo lường độ nghiêng của đòn bẩy tài chính: độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau: DFL = % thay đổi của EPS (8)% thay đổi của EBIT Thế số liệu ở bảng 3 cho cả 2 trường hợp 1 và 2 ta có: - Trường hợp 1: DFL = - 100% = 2.5- 40% - Trường hợp 2: DFL = 100% = 2.5 40% Cũng tương tự như đòn bẩy hoạt động, nếu kết quả tính ra lớn hơn 1, đòn bẩy tài chính sẽ tồn tại.  DFL cũng có thể được tính trực tiếp hơn bằng công thức sau: DFL tại Q sản phẩm = Q (P – V) – F (9) Q (P – V) – F – I – Dp/1 –T DFL tại mức EBIT = EBIT (10) EBIT – I – Dp/1 –T Trong đó: I: Lãi vay trong kỳ Trang 43 Dp: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi trong kỳ Thế số liệu ở bảng 3 vào công thức (10), ta có: DFL tại mức EBIT = 10.000 = 10.000 = 10.000 = 2.510.000 – 2.000 – 2.400/1 – 40% 4.000 Kết quả tính toán được cũng giống như khi ta sử dụng công thức (8) 3. LỢI NHUẬN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 3.1. Đơn đặt hàng một lần (The special order decision):  Một trong những ứng dụng thường gặp nhất của việc phân tích và sử dụng các thông tin thích hợp là việc DN đứng trước những đơn đặt hàng đặc biệt với số lượng nhất định về sản phẩm hay dịch vụ và giá thường thấp hơn giá thị trường của loại sản phẩm, dịch vụ này.  Ví dụ : Công ty TNHH Y là một công ty hoạt động trong ngành may mặc, các sản phẩm của công ty được phân phối trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ. Một trong những phân xưởng sản xuất của công ty chuyên sản xuất quần Jean với năng lực sản xuất là 50.000 quần Jean mỗi tháng. Trong quý tới, khả năng tiêu thụ của công ty là 35.000 quần Jean mỗi tháng với giá 40$/quần. Chi phí và doanh thu dự báo tại mức sản xuất và tiêu thụ 35.000 quần Jean mỗi tháng được trình bày trên bảng 3: Bảng 3 Chi phí sản xuất và tiêu thụ 35.000sp Chi phí sản xuất và tiêu thụ 1sp Chi phí NVL trực tiếp (biến phí) 280.000$ 8$ Chi phí NC trực tiếp (định phí) 420.000 12 Trang 44 Chi phí sản xuất chung (biến phí) 70.000 2 Chi phí sản xuất chung (định phí) 280.000 8 Chi phí tiếp thị và phân phối (định phí) 105.000 3 Tổng chi phí 1.155.000$ 33$ Doanh thu 1.400.000$ 40$ Lãi hoạt động 245.000$ 7$  Công ty Y hy vọng nhu cầu về sản phẩm quần Jean của thị trường sẽ tăng lên và sự dư thừa về năng lực sản xuất chỉ là tạm thời. Công ty vừa nhận được một đơn đặt hàng đề nghị cung cấp sản phẩm quần Jean 3.000 cái mỗi tháng kéo dài 3 tháng từ một công ty hoạt động trong ngành giải trí với giá đề nghị 20$/jean. Sau khi tập hợp thông tin cần thiết, công ty xác định sẽ không có bất kỳ Phần tăng thêm nào về chi phí tiếp thị và phân phối. Công ty cũng dự đoán sẽ không có thêm những đơn đặt hàng từ công ty giải trí này. Sản phẩm quần Jean được yêu cầu gắn thêm một logo của công ty giải trí và chi phí cho logo là 1$/jean. Công ty Y nên chấp nhận hay từ chối đơn hàng này?  Mới nhìn qua, chúng ta có lẽ đều nghĩ rằng Y nên từ chối đơn hàng này vì giá đề nghị từ khách hàng này là 20$, thấp hơn 13$ so với chi phí công ty bỏ ra để sản xuất một sản phẩm (33$). Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ những thông tin cần thiết, công ty nhận thấy các chi phí nhân công trực tiếp, định phí sản xuất chung, chi phí tiếp thị và phân phối không thay đổi trong 3 tháng tới dù đơn đặt hàng này có được chấp nhận hay không. Vì vậy, các chi phí này không thích hợp để đưa vào tính toán. Như vậy, chỉ có các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung phần biến phí và chi phí gắn thêm logo cho sản phẩm là chi phí thích hợp để cân nhắc trong quá trình ra quyết định. Các thông tin về chi phí thích hợp được trình bày trong bảng 4 Bảng 4: Chi phí và lợi ích đem lại khi công ty Y chấp nhận đơn hàng Trang 45 Chi phí (Cost) Lợi ích (Benefit) - NVL trực tiếp: 8$ x 3.000sp = 24.000$ Doanh thu 3.000sp: 20$ x 3.000sp = 60.000$ - Chi phí SXC (biến phí): 2$ x 3.000sp = 6.000$ - Chi phí gắn thêm logo: 1$ x 3.000sp = 3.000$ Tổng chi phí 33.000$ Tổng doanh thu 60.000$ Qua bảng 4 ta nhận thấy lãi hoạt động của công ty Y tăng 27.000$ mỗi tháng (trong 3 tháng) nếu công ty chấp nhận đơn hàng. CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Định nghĩa  Báo cáo tài chính ( Financial statement) là những báo cáo dùng để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động, tài chính và các dòng tiền (bao gồm dòng thu và dòng chi) của một doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý của các nhà quản trị Doanh nghiệp cũng như nhu cầu sử dụng thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, tài trợ trong việc đưa ra Trang 46 các quyết định trong hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp ít nhất bao gồm: - Bảng cân đối kế toán ( Balance sheet) - Bảng báo cáo thu nhập (Income statement) - Bảng lưu chuyển tiền tệ (The statement of cash flow) - Bảng báo cáo thu nhập giữ lại (The statement of retained earning) 1.2. Bảng cân đối kế toán  Bảng cân đối kế toán là một báo cáo thể hiện vị thế tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán cho ta thấy toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ hai nguồn: (1) Nợ và (2) Vốn chủ sở hữu BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty M&M Ngày 31/12/2008 Bảng 1 Tài Sản 2007 2008 -Tài sản ngắn hạn • Tiền • Tài khoản phải thu • Hàng tồn kho Tổng tài sản ngắn hạn -Tài sản dài hạn • Đất • Nhà xưởng, thiết bị • Khấu hao luỹ kế 18.000$ 18.000 14.000 50.000$ 80.000 140.000 (18.000) 122.000 47.500$ 20.000 10.000 77.500$ 80.000 190.000 (32.000) 158.000 Trang 47 • Giá trị thuần của nhà xưởng, thiết bị Tổng tài sản dài hạn 202.000$ 238.000$ Tổng Tài Sản 252.000$ 315.500$ Nguồn Vốn 2007 2008 -Nợ ngắn hạn • Phải trả người bán • Lương phải trả • Lãi vay phải trả • Thuế phải trả • Cổ tức phải trả Tổng nợ ngắn hạn -Nợ dài hạn • Trái phiếu Tổng nợ -Vốn chủ sở hữu • Cổ phiếu thường • Lợi nhuận giữ lại Tổng vốn chủ sở hữu 10.000$ 16.000 6.000 38.000 2.000 72.000$ 20.000 92.000$ 100.000 60.000 160.000$ 18.000$ 9.000 7.000 50.000 12.000 96.000$ 30.000 126.000$ 80.000 109.500 189.500$ Tổng nguồn vốn 252.000$ 315.500$  Qua số liệu trên bảng 1, ta nhận thấy có Phần biến động vế tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu. Một điểm khác biệt cần lưu ý giữa nợ ngắn hạn & tài sản ngắn hạn với nợ dài hạn & tài sản dài hạn: Nợ ngắn hạn & tài sản ngắn hạn là những khoản mục phải chi trả hoặc có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm. Nợ dài hạn & tài sản cố định là những khoản mục có thời gian chi trả hoặc chuyển đổi thành tiền dài hơn một năm. Điểm thứ hai cần lưu ý, các khoản Trang 48 mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp từ trên xuống dưới theo tính thanh khoản giảm dần (tính thanh khoản là tính có thể chuyển đổi thành tiền nhanh và ít gây tốn kém).  Tóm lại, ta có nhận xét sơ bộ như sau: tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên 63.500$( từ 252.000$ đến 315.500$). Sự gia tăng này xuất phát từ hai nguồn tài trợ (1) Nợ tăng 34.000$ và (2) Vốn chủ sở hữu tăng 29.500$. 1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh  Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng tóm tắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Bảng 2 Trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của công ty M&M năm 2008. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty M&M Năm 2008 Doanh thu Giá vốn hàng bán Lãi gộp Lương Khấu hao TSCĐ Lãi hoạt động (EBIT) Lãi vay 200.000$ 80.000 120.000 10.000 14.000 96.000 1.000 Trang 49 Lãi trước thuế Thuế (T=30%) Lãi sau thuế Cổ tức cổ phiếu thường công bố chi trả 95.000 28.500 66.500$ 17.000$ 1.4. Báo cáo thu nhập giữ lại  Báo cáo thu nhập giữ lại là báo cáo để điều hòa giữa lãi sau thuế doanh nghiệp tạo ra được trong năm, cổ tức đã chi trả và chênh lệch giữa lợi nhuận giữ lại đầu năm và cuối năm. Bảng 3 trình bày báo cáo này của công ty M&M năm 2008. BÁO CÁO THU NHẬP GIỮ LẠI CÔNG TY M&M Năm: 2008 Bảng 3 Số lợi nhuận giữ lại đầu năm 2008 Cộng: Lãi sau thuế năm 2008 Trừ: Cổ tức chi trả năm 2008 Số lợi nhuận giữ lại cuối năm 2008 60.000$ 66.500 17.000 109.500 1.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một nguồn cung cấp những thông tin không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Trang 50  Như tên gọi của nó, bảng lưu chuyển tiền tệ trình bày một cách tóm tắt những dòng tiền thu và chi của một công ty trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những câu trả lời cho các câu hỏi: “Tiền được thu từ các hoạt động nào? Công ty chi tiền vào những hoạt động nào?”  Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho người đọc những thông tin như: tiền được tạo ra như thế nào, tiền được chi dùng ra sao trong kỳ báo cáo.  Nói cách khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi của tài khoản “Tiền” và “Các khoản tương đương tiền” trong kỳ,  Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không chứa đựng bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế hay Phần kiện nào chưa tác động lên bảng cân đối kế toán hay bảng báo cáo kết quả kinh doanh.  Đôi khi, báo cáo kết quả kinh doanh không cho chúng ta thấy được một bức tranh chính xác về hiệu quả hoạt động kinh tế của công ty trong một thời kỳ nhất định. . Trong những trường hợp như vậy, dòng tiền hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là một chỉ dấu tốt hơn để cho chúng ta biết công ty còn có khả năng hoàn thành các nghĩa vụ đối với các nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng, người lao động và các nhà đầu tư trong tương lai (gần) hay không.  Các dòng tiền trong hoạt động của 1 công ty được chia làm 3 loại: Dòng tiền hoạt động kinh doanh. Dòng tiền hoạt động đầu tư. Dòng tiền hoạt động tài chính. a) Hoạt động kinh doanh (Operating Activities): Trang 51  Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu mỗi ngày của công ty như: doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Để tạo được doanh thu, công ty phải tiến hành những hoạt động như mua hàng, sản xuất sản phẩmCác hoạt động này tạo nên dòng thu và chi từ hoạt động kinh doanh của công ty, có thể được liệt kê như sau:  Dòng thu từ hoạt động kinh doanh: Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, thu nợ từ khách hàng. Thu từ hoạt động kinh doanh khác, chẳng hạn thu tiền bản quyền phát minh, quyền tác giả Thu lãi cho vay, thu cổ tức được chia (*)  Dòng chi từ hoạt động kinh doanh: Chi thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ Chi thanh toán cho người lao động. Chi thanh toán lãi vay. Chi thanh toán tiền thuế cho Nhà Nước. Chi thanh toán những chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. b) Hoạt động đầu tư (Investing Activities)  Hoạt động đầu tư là những hoạt động bao gồm - Mua-bán nhà xưởng, máy móc, thiết bị. - Mua-bán các loại chứng khoán để đầu tư. - Thu nợ và cho vay. Trang 52  Dòng thu từ hoạt động đầu tư: Thu bán, thanh lý tài sản dài hạn như nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Thu bán chứng khoán đầu tư dài hạn . Thu lại vốn cho vay. Thu hồi vốn góp vào các công ty khác.  Dòng chi từ hoạt động đầu tư: Chi mua sắm, xây dựng các tài sản dài hạn. Chi mua các loại chứng khoán đầu tư dài hạn. Chi cho vay. Chi góp vốn đầu tư vào các công ty khác. c) Hoạt động tài chính (Financial Activities)  Bao gồm các hoạt động huy động các nguồn tài trợ, vốn cổ phần và nợ, chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư, mua lại cổ phiếu đã phát hành và thanh toán nợ gốc.  Dòng thu từ hoạt động tài chính: Thu phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu. Thu phát hành trái phiếu. Thu vay ngắn hạn và dài hạn.  Dòng chi từ hoạt động tài chính: Chi mua lại cổ phiếu, chi trả vốn góp chủ sở hữu. Trang 53 Chi trả nợ gốc đã vay. Chi trả nợ thuê tài chính. Chi trả cổ tức, lãi cho chủ sở hữu. (*) Theo chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ (SFAS 95), lãi thu được từ hoạt động cho vay và cổ tức được chia từ việc đầu tư cổ phiếu được xem là dòng thu của hoạt động kinh doanh. Theo chuẩn mực kế toán tài chính của VN, 2 khoản mục này lại được đưa vào hoạt động đầu tư. Chú ý: Những nghiệp vụ kinh tế thuộc hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính không tác động đến khoản mục tiền sẽ không được trình bày trên bảng lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ:  Mua lại trái phiếu đã phát hành bằng cách phát hành cổ phiếu đến các trái chủ.  Chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường.  Mua tài sản bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu.  Trao đổi tài sản.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có cấu trúc cơ bản như sau; BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIẾN TỆ CỦA KỲ KẾ TOÁN Từ 1/1/xx đến 1/1/xx +1 - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh +/- - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư +/- - Dòng tiền từ hoạt động tài chính +/- - Thay đổi trong tài khoản tiền Tăng giảm tiền - Số dư đầu kỳ của tiền + Tiền đầu kỳ - Số dư cuối kỳ của tiền Tiền cuối kỳ 2.THIẾT LẬP BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2.1. Phương pháp trực tiếp (Direct Method) Trang 54 Đầu tiên, chúng ta phải xác định được dòng tiền (dòng thu và dòng chi) của hoạt động kinh doanh. Sau đó xác định dòng tiền của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở cách xác định dòng tiền hoạt động kinh doanh. a) Dòng tiền hoạt động Kinh Doanh (Cashflow From Operating – CFO)  Tiền thu từ khách hàng: - Trước tiên, chúng ta xác định dòng thu của công ty M&M từ khách hàng trong năm 2008. Để tính được tiền thu từ khách, chúng ta lấy doanh thu trong năm 2008 cộng với số dư đầu năm và trừ đi số dư cuối năm 2008 trên tài khoản “Phải thu khách hàng”. Nói cách khác, chúng ta điều chỉnh doanh thu theo sự thay đổi của tài khoản phải thu trong năm 2008. Nếu số dư của tài khoản phải thu tăng, doanh thu được ghi nhận theo nguyên tắc dồn tích sẽ lớn hơn tiền thu từ khách hàng. Ngược lại, nếu số dư của tài khoản phải thu cuối năm so với đầu năm giảm, tiền thu được từ khách hàng sẽ lớn hơn doanh thu được ghi nhận trong năm 2008. - Từ bảng cân đối kế toán của công ty M&M, ta nhận thấy số dư của tài khoản phải thu tăng 2000$, nên tiền thu được từ khách hàng trong năm 2008 sẽ bằng 198.000$ Doanh thu 200.000$ Trừ: Phần tăng lên của tài khoản phải thu ( 2.000$ ) Tiền thu từ khách hàng 198.000$ Chúng ta cũng có thể tính khoản mục tiền thu từ khách hàng như sau: Doanh thu 200.000$ Cộng: Số dư tài khoản phải thu đầu năm 18.000$ Trừ: Số dư tài khoản phải thu cuối năm (20.000$) Tiền thu từ khách hàng 198.000$ Trang 55  Tiền thanh toán cho các nhà cung cấp: Trong năm 2008, tiền thanh toán cho các nhà cung cấp của công ty M&M được tính như sau: Giá vốn hàng bán 80.000$ Trừ: Phần giảm xuống của tài khoản hàng tồn kho (4.000$) Hàng mua trong năm 2008 76.000$ Trừ: Phần gia tăng của số dư tài khoản “Phải trả người bán” (8.000$) Tiền thanh toán cho nhà cung cấp 68.000$ - Như vậy, chúng ta nhận thấy có 2 bước để tính số tiền thanh toán cho nhà cung cấp:  Đầu tiên, chúng ta điều chỉnh giá vốn hàng bán theo sự thay đổi của tài khoản hàng tồn kho để có được giá trị hàng mua trong năm. Sự gia tăng của số dư tài khoản hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm chứng tỏ hàng mua trong năm lớn hơn giá vốn hàng bán và ngược lại.  Kế tiếp, chúng ta xác định số tiền công ty M&M thanh toán cho các nhà cung cấp trong năm 2008. Đây là quá trình điều chỉnh giữa giá trị hàng mua trong kỳ và sự thay đổi của tài khoản “Phải trả người bán”. Nếu số dư của tài khoản “phải trả người” bán gia tăng (số dư cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ), số tiền công ty thanh toán cho các nha cung cấp sẽ nhỏ hơn giá trị hàng mua trong kỳ và ngược lại. Trong ví dụ của chúng ta, số dư của tài khoản “Phải trả người bán” cuối năm so với đầu năm 2008 tăng 8000$. Vì vậy, số tiền thanh toán cho nhà cung cấp sẽ được điều chỉnh giảm 8000$, để thành số tiền chi trả trong kỳ. Trang 56 Hàng mua trong năm 76.000$ Trừ : Phần tăng lên của số dư tài khoản “phải trả người bán” (8.000$) Tiền thanh toán cho nhà cung cấp 68.000$ Chúng ta cũng có thể tính khoản mục tiền thanh toán cho nhà cung cấp như sau:  Giá vốn hàng bán + Tồn kho đầu kỳ - Tồn kho cuối kỳ = Hàng mua trong kỳ  Hàng mua trong kỳ + Phải trả người bán đầu kỳ - Phải trả người bán cuối kỳ = Tiền thanh toán trong kỳ cho nhà cung cấp  Tiền thanh toán chi phí lương trong kỳ: Để tính được khoản mục này, chúng ta cần thực hiện sự điều chỉnh giữa chi phí lương trong kỳ và sự chênh lệch giữa số dư tài khoản “Lương phải trả” cuối kỳ và đầu kỳ. Phần gia tăng trong số dư tài khoản “Lương phải trả” (cuối kỳ so với đầu kỳ) chứng tỏ chi phí lương trong kỳ lớn hơn tiền trả lương trong kỳ và ngược lại. Chi phí lương năm 2008 của M&M là 10.000$, số dư tài khoản “Lương phải trả” cuối năm so với đầu năm giảm 7.000$. Vì vậy, tiền thanh toán lương năm 2008 của công ty là: Chi Phí Lương 10.000$ Cộng: Phần giảm xuống của số dư tài khoản lương phải trả 7.000$ Tiền thanh toán lương trong kỳ 17.000$ Tiền thanh toán lương trong kỳ cũng có thể được tính như sau: Tiền thanh toán lương trong kỳ = chi phí lương trong kỳ + lương phải trả đầu kỳ - lương phải trả cuối kỳ. Trang 57  Tiền thanh toán lãi vay: Chúng ta cũng cần phải điều chỉnh chi phí lãi vay trong kỳ theo sự thay đổi của số dư tài khoản “lãi vay phải trả” đầu và cuối kỳ. Số dư cuối kỳ tăng so với đầu kỳ chứng tỏ chi phí lãi vay lớn hơn tiền thanh toán lãi vay trong kỳ và ngược lại. Trong năm 2008, chi phí lãi vay của công ty M&M là 1000$, số dư cuối kỳ của tài khoản “Lãi vay phải trả” tăng 1000$, đòi hỏi sự điều chỉnh giảm từ chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay 1.000$ Trừ: Phần tăng lên của số dư tài khoản “Lãi phải trả” (1.000$) Tiền thanh toán lãi vay 0 $ Tiền thanh toán lãi vay trong kỳ cũng có thể được xác định như sau: Tiền trả lãi vay trong kỳ = Chi phí lãi vay + Lãi vay phải trả đầu kỳ - Lãi vay phải trả cuối kỳ = 1.000$ + 6.000$ - 7.000$ = 0 $  Tiền thanh toán thuế Khoản mục này cũng được tính bằng cách điều chỉnh giữa chi phí thuế thu nhập trong kỳ với Phần tăng, giảm của số dư tài khoản “Thuế phải trả” cuối kỳ so với đầu kỳ. Trong năm 2008, chi phí thuế thu nhập của công ty M&M là 28.500$, số dư tài khoản “Thuế phải trả” cuối năm so với đầu năm tăng 12.000$, điều này cho thấy chi phí lãi vay lớn hơn tiền thanh toán lãi vay năm 2008 là 12.000$. Do vậy, chúng ta cần điều chỉnh giảm: Trang 58 Chi phí thuế trong năm 28.500$ Trừ: Phần tăng lên của số dư tài khoản “Thuế phải trả” (12.000 $ ) Tiền thanh toán lãi vay 16.500$ Nếu số dư tài khoản “Thuế phải trả” cuối kỳ giảm so với đầu kỳ, Phần điều chỉnh ngược lại sẽ được thực hiện để tính số tiền trả nợ thuế trong kỳ. Tiền thanh toán thuế trong kỳ cũng có thể được tính như sau: Tiền nộp thuế trong kỳ = Chi phí thuế trong kỳ + Thuế phải trả đầu kỳ - Thuế phải trả cuối kỳ = 28.500$ + 38.000$ - 50.000$ = 16.500$ b) Dòng Tiền Hoạt Động Đầu Tư (Cashflow From Investing - CFI)  Mua thiết bị là hoạt động đầu tư duy nhất của công ty M&M trong năm 2008. Hoạt động mua sắm thiết bị được thể hiện qua sự gia tăng của số dư cuối năm so với đầu năm của tài khoản “nhà xưởng, thiết bị”.  Vì công ty M&M không có hoạt động bán máy móc, thiết bị trong kỳ (khi công ty có hoạt động mua-bán máy móc thiết bị trong kỳ, công ty được yêu cầu phải báo cáo bằng những ghi chú cụ thể trên báo cáo tài chính), tiền mua thiết bị sẽ được xác định như sau: Số dư cuối kỳ của tài khoản “Nguyên giá nhà xưởng, thiết bị” 190.000$ Trừ số dư đầu kỳ của tài khoản “Nguyên giá nhà xưởng, thiết bị” 140.000 $ Tiền mua thiết bị trong kỳ 50.000$ Trang 59  Bài tập: CASE: Công ty Thanh Phong, trên báo cáo thu nhập năm 2008, cho biết lãi từ hoạt động bán thiết bị cũ là 12triệu$. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trong năm là 8triệu$. Giá trị thiết bị được mua trong năm là 15triệu$. Các thông tin cần thiết kèm theo: Đầu năm 2008 Cuối năm2008 Nguyên giá TSCĐ 100 109 Khấu hao lũy kế 30 36 Giả sử việc mua, bán thiết bị là hoạt động đầu tư duy nhất của công ty Thanh Phong, hãy xác định dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty. Trang 60 c) Dòng tiền Hoạt động Tài Chính (Cashflow From Financing - CFF)  Tương tự như dòng tiền hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng được trình bày giống nhau ở cả 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp:  Phân loại các dòng tiền hoạt động tài chính: Trái phiếu: là nguồn nợ dài hạn duy nhất công ty M&M sự dụng trong quá trình hoạt động. Vì không có những thông tin khác kèm theo, khoản gia tăng 10.000$ của số dư tài khoản “Trái phiếu” cuối năm cho thấy trong năm 2008, công ty đã phát hành thêm trái phiếu để huy động vốn. (Nếu số dư của tài khoản “Trái phiếu” giảm, cho thấy trong năm công ty đã thanh toán bớt nợ).Việc phát hành trái phiếu tạo nên một dòng thu của hoạt động tài chính. Vốn cổ phần thường: cũng tương tự với những lý luận ở phần trái phiếu, sự sụt giảm số dư của tài khoản vốn cổ phần 20.000$ trong năm 2008 thể hiện công ty đã mua lại một lượng cổ phiếu trị giá 20.000$, với điều kiện không có những thông tin khác kèm theo. Sự mua lại cổ phiếu phản ánh một dòng chi của hoạt động tài chính. Chi trả cổ tức: Chúng ta có thể tính được số cổ tức chi trả trong năm 2008 của công ty M&M qua công thức sau: Cổ tức được chi trả trong kỳ = Số dư tài khoản “Cổ tức phải trả” đầu kỳ + Cổ tức được công bố chi trả trong kỳ - Số dư tài khoản “Cổ tức phải trả” cuối kỳ. Với các số liệu liên quan trên báo cáo tài chính của công ty M&M (Bảng 1 và 2), ta sẽ có: Cổ tức chi trả trong năm 2008 của công ty M&M = 2.000$ + 17.000$ - 12.000$ = 7.000$. Nếu không có thông tin về số cổ tức được công bố chi trả trong kỳ, chúng ta có thể xác định số tiền đã thanh toán cho cổ tức như sau: Trang 61 Cổ tức được chi trả trong kỳ = (Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Lãi sau thuế - Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ) + ( Cổ tức phải trả đầu kỳ - Cổ tức phải trả cuối kỳ) Thế các số liệu thích hợp của M&M vào biểu thức trên ta có cổ tức được chi trả của M&M trong năm 2008 : (60.000$ + 66.500$ - 109.500$) + (2.000$ - 12.000$) = 7.000$ d) Bảng lưu chuyển tiền tệ năm 2008 của công ty M&M theo phương pháp trực tiếp: Tất cả những thông tin về các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của công ty M&M trong năm 2008 được trình bày tóm tắt trên bảng số 4. Bảng 4 Bảng lưu chuyển tiền tệ Công ty M&M năm 2008 (phương pháp trực tiếp) Dòng tiền từ hoạt động Kinh Doanh Tiền thu từ khách hàng Thanh toán cho nhà cung cấp Thanh toán lương Thanh toán lãi vay Thanh toán thuế Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 198.000$ (68.000) (17.000) (0) (16.500) 96.500$ Dòng tiền từ hoạt động Đầu Tư Chi mua thiết bị Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (50.000 $ ) (50.000$) Dòng tiền từ hoạt động Tài Chính Trang 62 Thu bán trái phiếu Chi mua lại cổ phiếu thường đã phát hành Chi trả cố tức Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính 10.000$ (20.000) (7.000) (17.000$) Tổng dòng tiền thuần trong năm Số dư tài khoản “Tiền và tương đương Tiền” đầu năm 2008 Số dư tài khoản “Tiền và tương đương Tiền” cuối năm 2008 29.500$ 18.000 47.500$ 2.2. Thiết lập bảng lưu chuyển theo phương pháp gián tiếp (Indirect Method)  Bảng lưu chuyển tiền tệ được thiết lập theo phương pháp gián tiếp sẽ khởi đầu bằng số liệu “Lãi sau thuế” trên báo cáo kết quả kinh doanh. Sau đó, các bước điều chỉnh cần thiết sẽ được tiến hành như sau: (1) Loại trừ kết quả từ những hoạt động không thuộc hoạt động kinh doanh ra khỏi lãi sau thuế (nếu là lãi thì trừ ra, nếu là lỗ thì cộng vào). (2) Loại trừ tác động của những chi phí và doanh thu không bằng tiền ra khỏi lãi sau thuế. (3) Điều chỉnh sự thay đổi của các tài khoản hoạt động, bao gồm các tài khoản tài sản hoạt động (Tài khoản phải thu khách hàng; hàng tồn kho; chi phí trả trước) và các tài khoản nợ hoạt động (Tài khoản phải trả người bán; lương phải trả; thuế phải trả; các khỏan phải trả khác) Sau các bước điều chỉnh, chúng ta sẽ có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.  Trở lại với số liệu của công ty M&M năm 2008,chúng ta sẽ thiết lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Trang 63 Trước tiên,chúng ta điều chỉnh tác động của các khoản chi phí không bằng tiền. Trong năm 2008, chi phí không bằng tiền của công ty M&M chỉ có khấu hao tài sản cố định (14.000$). Sau cùng, chúng ta điều chỉnh các tài khoản hoạt động,bao gồm tài sản hoạt động và nợ hoạt động theo nguyên tắc sau: Phần gia tăng của tài sản hoạt động ( số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ) được trừ ra từ lãi sau thuế. Phần sụt giảm của tài sản hoạt động được cộng vào lãi sau thuế. Phần gia tăng của các khoản nợ hoạt động được cộng vào lãi sau thuế. Phần sụt giảm của các khoản nợ hoạt động được trừ ra từ lãi sau thuế.  Cách lập dòng tiền hoạt động của công ty M&M năm 2008 được trình bày cụ thể trên bảng 5. Bảng 5: Bảng lưu chuyển tiền tệ (Phương pháp gián tiếp) Công Ty M&M Năm 2008 Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh Lãi sau thuế Cộng: Khấu hao Tổng cộng 66.500$ 14.000 80.500$ Thay đổi của các tài khoản hoạt động Tài khoản phải thu tăng Tài khoản hàng tồn kho giảm Tài khoản phải trả người bán tăng Tài khoản lương phải trả giảm Tài khoản lãi vay phải trả tăng (2.000$) 4.000$ 8.000$ (7.000$) 1.000$ Trang 64 Tài khoản thuế phải trả tăng 12.000$ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 96.500$  Sự thay đổi của các tài khoản hoạt động được thể hiện trên bảng 6. Bảng 6: Sự thay đổi của các tài khoản hoạt động trong năm 2008 của công ty M&M. 2007 2008 Tăng (Giảm) -Phải thu khách hàng -Hàng tồn kho -Phải trả người bán -Lương phải trả -Lãi vay phải trả -Thuế phải trả 18.000$ 14.000$ 10.000$ 16.000$ 6.000$ 38.000$ 20.000$ 10.000$ 18.000$ 9.000$ 7.000$ 50.000$ 2.000$ (4.000$) 8.000$ (7.000$) 1.000$ 12.000$ Cách xác định dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính giữa 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đều giống nhau. Vì vậy, chúng ta chỉ xem xét phần tính toán dòng tiền hoạt động theo phương pháp gián tiếp. 3.KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH *** Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống phí tổn doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm tài sản cố định vào chi phí hoạt động hàng năm. 3.1. Khấu hao tài sản cố định và dòng tiền: Trang 65 Đối với một nhà quản trị tài chính, điều cần lưu tâm là dòng tiền thuần bởi vì giá trị của tài sản hay một doanh nghiệp được xác định từ dòng tiền do nó tạo ra. a) Dòng tiền thuần (Net Cashflow-NCF) của một doanh nghiệp:  Là dòng tiền thực sự (chứ không phải lãi kế toán) do doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định.  Dòng tiền thuần của một doanh nghiệp thường khác biệt so với lãi kế toán (Accounting profit) của nó bởi vì một số doanh thu và chi phí được liệt kê trên bảng báo cáo thu nhập không được nhận hay chi trả bằng tiền trong kỳ kế toán đó.  Ví dụ điển hình về chi phí không bằng tiền trong kỳ kế toán là chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí này làm giảm lãi thuần của kế toán, nhưng doanh nghiệp không phải chi trả bằng tiền, nên cộng ngược lại với lãi sau thuế để tính dòng tiền thuần. Do vậy, ta sẽ có: Dòng tiền thuần (NCF) = Lãi sau thuế(NI) + Khấu hao tài sản cố định(D) (1) Từ số liệu của bảng 2, ta tính được dòng tiền thuần của công ty M&M năm 2008: NCF = NI + D = 66.500$ + 14.000$ = 80.500$  Một dòng tiền khác cũng được các nhà quản trị tài chính và các nhà đầu tư quan tâm là dòng tiền hoạt động (Operating cash flow). b) Dòng tiền hoạt động (Operating Cashflow-OCF):  Là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp, nó biểu hiện cho tổng số ngân quỹ sẵn có để chi trả cho các cổ đông và những người cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Dòng tiền hoạt động được tính bằng công thức sau: OCF = EBIT (1-T) +D (2) Trong đó: Trang 66 OCF: Dòng tiền hoạt động EBIT: Thu nhập trước lãi vay và thuế (còn gọi là lãi hoạt động) T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp D: khấu hao tài sản cố định Thay số liệu từ bảng (2), ta sẽ tính được dòng tiền hoạt động của công ty M&M trong năm 2008: OCF = EBIT(1-T) + D = 96.000(1- 30%) + 14.000 = 81.200$  Chúng ta cần lưu ý: dòng tiền hoạt động của công ty M&M lớn hơn dòng tiền thuần của nó. Lý do bởi vì lãi vay đã được trừ ra khi tính dòng tiền thuần nhưng không được trừ khi tính dòng tiền hoạt động. Nói cách khác, dòng tiền thuần biểu hiện cho tổng ngân quỹ thuộc về các cổ đông, trong khi dòng tiền hoạt động biểu thị cho tổng ngân quỹ thuộc về cả hai nhóm các cổ đông và các chủ nợ. Do vậy mối quan hệ giữa dòng tiền thuần và dòng tiền hoạt động được thể hiện qua công thức: NCF = OCF – I( 1- T) (3) Trong đó: I là lãi vay (Interest) Thay số liệu của công ty M&M năm 2008, ta có: NCF = 81.200 – 1.000(1- 30%) = 81.200 – 700 = 80.500$ Kết quả giống như khi ta sử dụng công thức (1) c) Dòng tiền tự do của công ty (Free cash flow to firm – FCFF) Trang 67  Dòng tiền tự do của công ty là dòng tiền còn lại sau khi tất cả các chi phí hoạt động, ví dụ: lương, thuế và những nhu cầu đầu tư cần thiết về tài sản ngắn hạn và dài hạn đã được thực hiện và công ty có thể sẵn sàng phân phối dòng tiền này cho những người tài trợ vốn, bao gồm chủ nợ và chủ sở hữu, cho hoạt động của công ty. Dòng tiền tự do (FCFF) có thể được tính bằng công thức sau: FCFF = OCF – InvFA - InvCA (4) Trong đó: InvFA : (Fixed Asset Ivestment) : Vốn đầu tư cho tài sản cố định. InvCA : (Current Asset Ivestment) : Vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Vốn đầu tư cho tài sản cố định (InvFA) được tính bằng công thức (5). InvFA = chênh lệch giữa giá trị thuần tài sản cố định cuối kỳ và đầu kỳ + khấu hao tài sản cố định (5).  Trở lại với số liệu của công ty M & M: Giá trị thuần của nhà xưởng thiết bị đầu năm 2008: 122.000 $ Giá trị thuần của nhà xưởng thiết bị cuối năm 2008: 158.000 $ Khấu hao tài sản cố định năm 2008: 14.000 $ InvFA = (158.000 - 122.000 ) + 14.000 $ = 50.000$  Nếu InvFA tính ra là một số âm, nó tượng trưng cho một dòng thu và cho thấy rằng trong kỳ, giá trị tài sản công ty đã bán lớn hơn giá trị tài sản công ty đã đầu tư.  Vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn (InvCA) là phần vốn đầu tư thuần vào tài sản ngắn hạn. Nó chính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và thường xuất hiện dưới một cái tên khác là vốn lưu động thuần (Net Working Capital – NWC). Tuy nhiên, khi xác định vốn đầu tư thuần để tính FCFF, người ta thường thực hiện những động tác sau: Trang 68 Gạt bỏ khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền ra khỏi tài sản ngắn hạn. Gạt bỏ các khoản nợ ngắn hạn phải trả lãi ra khỏi phần nợ ngắn hạn. InvCA được tính bằng công thức sau: InvCA = NWCE - NWCB = (CAE – CLE) – (CAB – CLB) = (CAE – CAB) – (CLE – CLB) (6) Trong đó: NWCE (B) : Vốn lưu động thuần cuối kỳ (đầu kỳ) CAE (B) : Tài sản ngắn hạn cuối kỳ (đầu kỳ) CLE (B) : Nợ ngắn hạn cuối kỳ (đầu kỳ) Với số liệu của công ty M & M, chúng ta có: CAB : 32.000$ CAE : 30.000$ CLB : 70.000$ CLE : 84.000$ INVCA = (30.000$ - 32.000$) – (84.000$ - 70.000$) = - 2.000$ - 14.000$ = -16.000$  InvCA là một số âm, biểu hiện một dòng thu, cho thấy trong năm 2008, công ty M & M đã giảm đầu tư thuần vào tài sản ngắn hạn. Sau đó, chúng ta thay thế các kết quả vừa thu được vào công thức (4) để tính FCFF: FCFF = 81.200 $ - 50.000 $ + 16.000 $ = 47.200 $ Trang 69  Trong năm 2008, M & M đã tạo ra một dòng tiền tự do, FCFF, là 47.200 $. Số tiền này có thể được dùng để trả lãi vay, thanh toán nợ gốc, chia cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu đã phát hành. Ngoài ra, FCFF còn có thể được tính như sau: FCFF = NI + D + I (1 – T) – InvFA - InvCA (7) (Vì OCF = EBIT (1 – T) + D = NI + I (1 – T) + D, nên công thức (4) có thể được biến đổi thành công thức (7). Trong đó: NI : Lãi sau thuế. I : Lãi vay phải trả  Do NI + D – InvCA chính là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) trên bảng lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể viết lại công thức (7) như sau: FCFF = CFO + I ( 1-T ) – InvFA (8) = 96.500$ + 1.000$ (1-30%) – 50.000$ = 47.200$  Nếu FCFF là một số âm, đó có phải là một chỉ dấu xấu hay không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Nếu FCFF âm vì EBIT âm thì đây có thể là dấu hiệu không tốt. Nó chứng tỏ công ty có lẽ đã trải qua một giai đoạn hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, EBIT vẫn có thể âm dù công ty hoạt động hiệu quả. Ví dụ: công ty đang trong giai đoạn khởi đầu hoặc công ty dang tốn rất nhiều chi phí cho sự ra đời của một loại sản phẩm mới. Ngoài ra, nhiều công ty đang trong giai doạn tăng trưởng nhanh, EBIT dương nhưng FCFF vẫn âm. Điều này không có gì là bất thường (trong một giai đoạn ngắn) vì công ty đang phải chi rất nhiều tiền để đầu tư vào tài sản hoạt động. Trang 70 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giới thiệu: Trang 71  Báo cáo tài chính (BCTC) là nguồn thông tin chủ yếu đối với nhà đầu tư lẫn nhà quản trị doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích BCTC, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định như có nên cung cấp mua cổ phiếu hoặc quyền chọn đối với cổ phiếu của doanh nghiệp hay không?  Về phía các nhà quản trị, việc phân tích BCTC giúp họ có những hành động hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ở chương này, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề bằng cách nào, các nhà phân tích thu thập được những thông tin cần thiết từ BCTC.  Số liệu trên BCTC có tính rời rạc. Nếu đứng riêng lẻ, nó mang rất ít ý nghĩa. Ví dụ: nếu bạn chỉ biết lãi thuần của công ty Z, một công ty hoạt động trong ngành may mặc, năm 2008 là 100.000$, bạn hầu như chưa nói được gì. Nhưng nếu bạn biết thêm về doanh thu, tổng tài sản của công ty cùng các con số tương tự của các doanh nghiệp ó cùng ngành, nối kết lại khi đó bạn có thể đưa ra vài nhận định xác đáng  Do vậy, từ số liệu trên BCTC, các nhà phân tích đã thiết lập nên một hệ thống những tỉ số cần thiết, sắp xếp chúng thành những nhóm phù hợp, thực hiện những thao tác so sánh ( so sánh với chính bản thân doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp cùng ngành qua một chuỗi thời gian tương ứng ) họ đã có được nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho việc đánh giá hiệu quả quản lý, khuynh hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp. Từ các kết quả vừa được phân tích, họ sẽ có những quyết định phù hợp về đầu tư hoặc quản trị doanh nghiệp 1. CÁCH SỬ DỤNG CÁC NHÓM TỈ SỐ TÀI CHÍNH  Ở phần trên, chúng ta sẽ thấy có nhiều nhóm đối tượng quan tâm đến BCTC. Tuy nhiên, mức độ và cách thức phân tích sẽ rất khác nhau tùy loại đối tượng. Ví dụ: người cung cấp hàng hóa quan tâm chủ yếu đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Vì vậy, nhóm tỉ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được họ chú trọng. Ngược lại, các trái chủ lại đặt trọng tâm Trang 72 phân tích vào những tỉ số phản ánh cấu trúc vốn, việc sử dụng các nguồn tài trợ, khả năng thanh toán các khoản phí tài chính , khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.  Đối với các cổ đông, họ quan tâm đến việc phân tích thu nhập hiện tại và tương lai, tính ổn định và khuynh hướng vận động của những khoản thu nhập này (được đặt trong mối tương quan với thu nhập của các doanh nghiệp khác), khả năng sinh lợi và vị thế tài chính của doanh nghiệp.  Về phần các nhà quản trị doanh nghiệp, tất cả những vấn đề nêu trên đều được quan tâm phân tích. Đồng thời, họ còn thực hiện nhiều phân tích khác nhau phục vụ cho mục đích kiểm soát nội bộ, khả năng sinh lợi từ đầu tư, hiệu quả quản lý tài sản. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TỈ SỐ TÀI CHÍNH Việc quan trong nhất khi phân tích các tỉ số tài chính không phải là việc áp dụng các công thức để tính ra các con số mà việc giải thích giá trị của những tỉ số này để có thể trả lời những câu hỏi như : “Tại sao những tỉ số này quá cao, những tỉ số kia quá thấp? Điều đó tốt hay xấu?”. Vì vậy, cần có một tiêu chuẩn trong việc so sánh. Hai phương pháp so sánh thường được áp dụng là so sánh chéo và so sánh theo chuỗi thời gian. 2.1. Phương pháp phân tích (so sánh) chéo (Cross - sectional analysis) :  Phương pháp này nhằm so sánh các tỉ số tài chính của các doanh nghiệp khác nhau hoạt động trong cùng một ngành tại một điểm thời gian. Thông thường, doanh nghiệp thường so sánh các tỉ số tài chính của nó với các tỉ số của đối thủ cạnh tranh chủ chốt hoặc với một nhóm các đối thủ doanh nghiệp đang quan tâm. Doanh nghiệp cũng có thể so sánh các tỉ số của mình với các tỉ số bình quân ngành. Trang 73  Phương pháp so sánh này giúp doanh nghiệp nhận biết được sự lệch hướng trong hoạt động của mình. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho khá cao so với ngành có thể chỉ là một dấu cho việc tồn kho không đủ, gây ra sự đình trệ trong sản xuất và nhiều thiệt hại tiềm ẩn khác.  Có một điều chúng ta nên chú ý sự chênh lệch phát hiện được khi so sánh các tỉ số tài chính của doanh nghiệp với tỉ số tài chính được dùng làm chuẩn (thường là các số liệu bình quân của ngành) chỉ mới bộc lộ khái quát vấn đề - nó đòi hỏi một sự tìm hiểu và phân tích sâu hơn để lần tới nguyên nhân gây ra các vấn đề này và các phương án giải quyết. 2.2. Phương pháp phân tích theo chuỗi thời gian (time-series analysis) :  Phương pháp này thường được áp dụng khi nhà phân tích muốn đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian bằng cách so sánh các tỉ số hiện tại với chính bản thân chúng trong những năm trước.  Doanh nghiệp có thể xác định được khuynh hướng phát triển của mình và hoạch định sản xuất kinh doanh trong tương lai cho phù hợp. Bất cứ sự thay đổi lớn nào cuả các tỉ số khi được so sánh qua nhiều năm cũng đều báo hiệu một số vấn đề cần quan tâm.  Phương pháp theo chuỗi thời gian giúp doanh nghiệp có được những hành động thích hợp để đạt được những mục tiêu ngắn và dài hạn. Nó cũng rất hữu dụng khi khi giúp doanh nghiệp kiểm soát tính hợp lý đối với các BCTC dự báo (Pro-forma Financial Statements) trong quá trình thiết lập BCTC. 2.3. Phương pháp phân tích khuynh hướng (Trend Analysis):  Phân tích khuynh hướng phát sinh từ sự kết hợp giữa hai phương pháp phân tích chéo và phân tích theo chuỗi thời gian phương pháp phân tích này giúp doanh nghiệp nhận biết được vị thế, sức mạnh tài chính cũng như ưu và nhược điểm của mình đối với các đối thủ Trang 74 cạnh tranh. Ví dụ: công ty Bảo Phong, một công ty nhỏ sản xuất trong ngành điện gia dụng, có thời gian có thời gian tồn kho bình quân so với ngành được biểu thị qua hình vẽ 6.1 0 20 40 60 80 100 120 1998 2000 2002 2004 2006 Năm Th ờ i g ia n tồ n kh o bì nh q uâ n (n gà y ) Công Ty Bảo Phong Ngành Điện Gia Dụng  Qua hình vẽ 6.1 Ta nhận thấy công ty BP có thời gian tồn kho bình quân cao hơn với ngành. Nó phản ánh sự quản lý kho kém hiệu quả của công ty (dẫn đến sự gia tăng của chi phí lưu kho). Đồng thời, thời gian tồn kho bình quân của công ty vẫn có khuynh hướng gia tăng. Vì vậy, công ty cần có những hành động phù hợp để chấn chỉnh vấn đề này. 3. CÁC NHÓM TỈ SỐ TÀI CHÍNH:  Để phục vụ cho mục đích phân tích, các tỉ số tài chính có thể được phân thành 5 nhóm chính như sau: - Nhóm tỉ số phản ánh tính thanh khoản - Nhóm tỉ số hoạt động - Nhóm tỉ số đòn bẩy tài chính - Nhóm tỉ số đánh giá khả năng sinh lợi Trang 75 - Nhóm tỉ số phản ánh giá trị thị trường  Để minh họa cho cách tính toán và phân tích các nhóm tỉ số vừa được đề cập. Ta sử dụng số liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của công ty cổ phần FORMAT của năm 2004 và năm 2005 (được trình bày ở bảng .1 và .2 ) Bảng 1:BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FORMAT (ĐVT: 1000$) Tài Sản 31-12-2004 31-12-2005 Tài sản ngắn hạn - Vốn bằng tiền 577 727 - Đầu tư tài chính ngắn hạn 103 136 - Khoản phải thu 730 1.007 - Hàng tồn kho 600 578 Tổng tài sản ngắn hạn 2.010 2.448 Tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định: - Văn phòng, nhà xưởng 3.806 4.144 - Máy móc,thiết bị sản xuất 3.387 3.733 - Thiết bị văn phòng 633 717 - Thiết bị vận tải 628 550 - Tài sản cổ định khác 192 198 Tổng nguyên giá tài sản cố định 8.646 9.342 Khấu hao lũy kế (4.112) (4.592) Tài sản cố định thuần 4.534 4.750 Tổng tài sản 6.544 7.198 Nguồn vốn Nợ ngắn hạn - Các khoản phải trả 541 756 Trang 76 người bán - Nợ ngắn hạn ngân hàng 199 159 -Lãi vay phải trả 80 100 -Thuế phải trả 60 80 -Phải trả khác 88 147 Tổng nợ ngắn hạn 968 1.242 Nợ dài hạn 1.934 2.046 Tổng nợ 2.902 3.288 Vốn cổ phần - Cổ phần ưu đãi (a) 400 400 - Cổ phần thường (b) 380 382 - Thặng dư vốn cổ phần 836 856 - Lợi nhuận giữ lại 2.026 2.272 Tổng vốn cổ phần 3.642 3.910 Tổng nguồn vốn 6.544 7.198 (a). Công ty đã phát hành 2.000 cổ phiếu ưu đãi, mệnh giá 100$/1cổ phiếu, cổ tức 5% mỗi năm (dồn tích). (b). Cổ phiếu thường: mệnh giá 2,5$/CP Số cổ phiếu đã phát hành tính đến cuối năm 2004: 152.488 Số cổ phiếu đã phát hành tính đến cuối năm 2005: 152.524 Bảng 2: BÁO CÁO THU NHẬP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FORMAT (ĐVT:1000$) Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu thuần 5.136 6.150 Giá vốn hàng bán 3.426 4.178 Lãi gộp 1.710 1.972 Chi phí hoạt động - Chi phí bán hàng 296 280 - Chi phí quản lý 374 380 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 448 480 Trang 77 Tổng chi phí hoạt động 1.118 1.140 Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 592 832 Lãi vay 176 180 Thu nhập trước thuế (EBT) 416 652 Thuế (30%) 124,80 195,60 Lãi thuần sau thuế 291.20 456.40 Cổ tức cổ phiếu ưu đãi 20 20 Thu nhập cổ phiếu thường 271,20 436,20 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS) 1,78$ 2,86$ Bảng 3: BÁO CÁO LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FORMAT ngày 31/12/2005 (Đơn vị tính :1000$) Số dư lợi nhuận giữ lại đầu năm ( 01-01-2005) 2.026 Lãi thuần sau thuế (năm 2005) 456,40 Cổ tức đã trả (năm 2005) Cổ phiếu Ưu Đãi 20 Cổ phiếu thường 190,40 Tổng cổ tức đã trả 210,40 Số dư lợi nhuận giữ lại cuối năm 2.272 Bảng 4: BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY FORMAT Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lãi sau thuế 456,40 Trang 78 Khấu hao tài sản cố định 480 Cộng 936,40 Điều chỉnh các tài khoản hoạt động -Tài khoản phải thu tăng (277) -Hàng tồn kho giảm 22 -Phải trả người bán tăng 215 -Lãi vay phải trả tăng 20 -Thuế phải trả tăng 20 -Phải trả khác tăng 59 Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 995,40 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư -Chi mua thiết bị (696) Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (696) Dòng tiền từ hoạt động tài chính -Thanh toán nợ ngắn hạn (40) -Tăng nợ dài hạn 112 -Thu phat hành cổ phiêu thường 22 -Chi trả cổ tức (210,40) Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính (116,40) Tổng dòng tiền thuần trong năm 183 Số dư tài khoản “Tiền và tương đương tiền” đầu năm 680 Số dư tài khoản “Tiền và tương đương tiền” cuối năm 863 3.1. Nhóm tỉ số phản ánh tính thanh khoản (Liquidity Ratios) Các tỉ số thuộc nhóm này được dùng để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các tỉ số thuộc nhóm này bao gồm: 3.1.1 Tỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)  Đây là một trong những nhóm tài chính thường được sử dụng nhất để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn Tỉ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Trang 79  Tỉ số thanh toán hiện hành cho chúng ta thấy 1$ nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao nhiêu $ tài sản ngắn hạn.  Từ số liệu ở bảng 6.1. ta tính được tỉ số thanh toán hiện hành của công ty FORMAT năm 2005 là : 2.448/1.242= 1.97.  Giá trị của tỉ số này có thể chấp nhận được hay không phụ thuộc vào các nhân tố : (1) Ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động, ví dụ đối với công ty hoạt động trong ngành phục vụ công cộng, tỉ số thanh toán hiện hành bằng 1 có thể là phù hợp nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất, giá trị này báo hiệu những khó khăn trong thanh toán nợ của các doanh nghiệp. (2) Khả năng dự đóan dòng tiền: nếu doanh nghiệp càng có khả năng dự đoán chính xác, tỉ số này càng dễ được chấp nhận ở mức thấp.  Tuy nhiên, tỷ số thanh toán hiện hành cũng có thể cho chúng ta những dấu hiệu không chính xác. Ví dụ: Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thường hạn chế việc đầu tư và thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Hoạt động này sẽ làm tăng tỷ số thanh toán hiện hành nếu nó đang lớn hơn 1. Ngược lại, trong những thời kỳ thuận lợi, các doanh nghiệp thường trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn để ưu tiên cho việc đầu tư. Điều này sẽ gây một tác động ngược lại trên tỷ số thanh toán hiện hành. Như vậy, tỷ số thanh toán hiện hành có giá trị cao lại có khả năng xuất hiện trong giai đoạn khó khăn trong kinh doanh, trong khi sự sụt giảm của tỷ số này lại xuất hiện trong giai đoạn thuận lợi.  Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn có thể thực hiện một số “thủ thuật” để làm đẹp tỷ số thanh toán hiện hành vào ngày bảng cân đối kế toán được thiết lập, chẳng hạn: - Trì hoãn việc mua hàng thanh toán chậm - Thu nợ từ các cấp quản lý - Thanh toán một số khoản nợ ngắn hạn Trang 80 Nếu tỷ số thanh toán hiện hành đang lớn hơn 1, các “động tác” như vậy sẽ làm tỷ số này tăng lên. Do vậy, mặc dù tỷ số này thường được sử dụng trong phân tích BCTC, khuynh hướng vận động của nó cũng không phải là những chỉ dấu có thể nói lên những vấn đề về mặt thanh khoản. 3.1.2 Tỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)  Thông thường, trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho là là loại tài sản chuyển đổi thành tiền chậm nhất. Vì vậy, công việc đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần bán hàng tồn kho là một điều cần thiết.  Khả năng này được thể hiện qua tỉ số thanh toán nhanh: Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tỉ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn  Tỉ số thanh toán nhanh của FORMAT năm 2005 là: (2.448-578)/ 1.242 = 1.51  Cũng giống như tỉ số thanh toán hiện hành, giá trị phù hợp cho tỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào ngành doanh nghiệp đang hoạt động.  Tỉ số này thường được sử dụng khi hàng tồn kho của doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp. Nếu hàng tồn kho dễ chuyển hóa thanh tiền mặt, tỉ số thanh toán hiện hành sẽ được ưa thích hơn trong việc đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Trang 81  Khi các tỉ số trong nhóm tỉ số phản ánh tính thanh khoản có giá trị càng cao, công ty càng có khả năng trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc sử dụng ngân quĩ kém hiệu quả vì những lý do: Tài sản ngắn hạn ngắn hạn thường sinh lợi thấp hơn tài sản cố định nếu được sử dụng hợp lý. Nợ dài hạn thường có chi phí sử dụng cao hơn nợ ngắn hạn 3.2. Nhóm tỉ số hoạt động (Activity Ratios) Nhóm tỉ số hoạt động thường được dùng để đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Các tỉ số này giúp doanh nghiệp xem xét vấn đề : “Từng loại tài sản hiện nay có phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hay không ”. Bởi vì nếu tài sản của doanh nghiệp thừa, sử dụng kém hiệu quả chi phí sử dụng vốn sẽ cao và làm lợi tức giảm. Ngược lại, nếu tài sản không đủ cho hoạt động sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm và cũng gây tác động xấu đến thu nhập trong tương lai. 3.2.1 Tỉ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover) Tỉ số này được dùng để đo lường tính thanh khoản của hàng tồn kho và được tính như sau: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho  Vòng quay hàng tồn kho của công ty FORMAT năm 2005 là: 4.178/ 578= 7,2 Trang 82 hay nói một cách bình quân, mỗi thành phần cấu thành hàng tồn kho được bán ra và tồn lại 7,2 lần một năm.  Khi chúng ta so sánh tỉ số vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc với chính doanh nghiệp ấy những năm trước, tỉ số này trở nên rất hữu ích. Vòng quay hàng tồn kho “cao hay thấp thì phù hợp ” tùy thuộc vào ngành kinh doanh. Ví dụ, nếu một công ty kinh doanh trong ngành bán lẻ thực phẩm thì vòng quay của hàng tồn kho bằng 20 là phù hợp. Nhưng giá trị này sẽ trở nên rất vô lý nếu công ty đó kinh doanh trong ngành sản xuất xe hơi.  Cũng rất có ích khi tính tỉ số này cho mỗi thành phần chủ yếu trong hàng tồn kho nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời sự mất cân bằng (quá thừa hay thiếu) của các thành phần đó.  Từ tỉ số vòng quay của hàng tồn kho, chúng ta dễ dàng tính được thời gian tồn kho bình quân (average age of inventory) bằng cách lấy số ngày trong năm (360 ngày) chia cho vòng quay hàng tồn kho. Do vậy, thời gian tồn kho bình quân của FORMAT năm 2005 là : 360 ngày /7,2= 50 ngày  Từ số liệu trên chúng ta có thể nói hàng tồn kho của FORMAT bình quân duy trì được hoạt động kinh doanh trong 50 ngày. 3.2.2. Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period):  Kỳ thu tiền bình quân là một tỉ số rất hữu ích trong việc đánh giá chính sách tín dụng thương mại cũng như chính sách thu nợ của một doanh nghiệp và được tính như sau: Tài khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Trang 83 Doanh thu bán nợ trong năm/ 360 Tài khoản phải thu x 360 = Doanh thu bán nợ trong năm  Kỳ thu tiền bình quân của FORMAT là: (1.007 x 360)/6.150 = 58,9 ngày. Như vậy ta có thể nói thời gian bình quân kể từ lúc bán hàng cho khách hàng đến lúc thu tiền bình quân của FORMAT là 58,9 ngày.  Tỉ số này được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc các điều khoản trong chính sách tín dụng của doanh nghiệp đó. Ví dụ, chính sách tín dụng của FORMAT cho khách hàng nợ 30 ngày kể từ ngày mua hàng. Nhưng trên thực tế, kỳ thu nợ bình quân là 58.9 ngày. Nó cho thấy một số lớn khách hàng không thanh toán đúng hạn, gây ra những thiệt hại trong thu nhập của FORMAT (FORMAT có thể đầu tư nơi khác để kiếm lãi ). Ngoài ra, 1 sự chậm trễ trong thanh toán có thể là dấu hiệu khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính. Vì vậy, nếu kỳ thu tiền bình quân có khuynh hướng gia tăng trong khi chính sách của doanh nghiệp không thay đổi, doanh nghiệp cần thực hiện ngay những hành động nhằm thu hồi công nợ. 3.2.3. Kỳ thanh toán bình quân ( Averrage Payable Period):  Nhà cung cấp bao giờ cũng muốn biết thông số “ kỳ thanh toán bình quân” của khách hàng, nhất là đối với những khách hàng mới, tỉ số này được tính như sau : Trang 84 Các khoản phải trả Kỳ thanh toán bình quân = Giá trị hàng mua bình quân mỗi ngày Các khoản phải trả x 360 = Giá trị hàng mua trong năm  Khi các thông tin về giá trị hàng mua trong không có sẵn, người ta thường dùng “giá vốn hàng bán” cho mẫu số của tỉ số này hoặc ước tính giá trị hàng mua trong năm theo một tỉ lệ với giá vốn hàng bán (tùy trường hợp mà chọn tỉ lệ cho thích hợp, ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất có chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm một tỉ trọng lớn trong giá vốn hàng bán thì tỉ lệ được chọn để tính toán phải thấp) giả sử trong trong trường hợp của công ty FORMAT, giá trị hàng mua chiếm khoảng 65% giá vốn hàng bán trong năm 2005, kỳ thanh toán bình quân của nó sẽ là: (765 x 360) / (4.178 x 65%)= 101,41 ngày  Số liệu này rất có giá trị khi dùng để đánh giá khả năng khách hàng có thanh toán đúng hạn không ? Ví dụ, một công ty có chính sách tín dụng cho khách hàng nợ 40 ngày từ ngày giao hàng. Công ty này khó có thể chấp nhận bán hàng trả chậm cho FORMAT vì kỳ thanh toán bình quân của FORMAT kéo dài đến 101 ngày. 3.2.4 Vòng quay của tài sản cố định ( Fixed Asset Turnover):  Vòng quay là tài sản cố định là tỉ số dùng để đo lường hiệu suất sử dụng tài sản cố định của 1 doanh nghiệp . Tỉ số này được tính như sau : Trang 85 Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định  Vòng quay tài sản cố định của FORMAT năm 2005 là: 6.150/4.750 = 1,29  Một vấn đề cần quan tâm khi phân tích vòng quay tài sản cố định là tài sản cố định được ghi chép theo giá quá khứ và lạm phát làm cho giá trị nhiều tài sản cố định được phán ánh trong sổ sách kế toán dưới giá trị thực. Vì vậy, nếu chúng ta so sánh tỉ số này giữa hai doanh nghiệp, 1 doanh nghiệp có lượng tài sản được mua sắm cách đây nhiều năm và một doanh nghiệp có có lượng tài sản cố định vừa mới được mua sắm nó sẽ có khuynh hướng cao hơn nhiều ở doanh nghiệp “có lượng tài sản cố định cũ” so với doanh nghiệp còn lại.  Vì vậy đây là điểm chúng ta cần phải cẩn trọng khi thực hiện phân tích chéo. Ngoài ra tỉ số này quá thấp hoặc quá cao so với số liệu bình quân ngành cũng đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ càng hơn, bởi vì nhiều khi doanh nghiệp đầu tư thừa về tài sản cố định, chi phí sử dụng vốn sẽ rất lớn làm doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh. Ngược lại, nếu đầu tư vốn không đủ sự thiệt hại trong tương lai (mất khách hàng tiềm năng, chi phí phát sinh do đình trệ sản xuất) sẽ không tránh khỏi. 3.2.5 Vòng quay tổng tài sản ( Total Asset Turnover):  Vòng quay của tổng tài sản được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản thuần của doanh nghiệp. Nó được tính như sau: Doanh thu thuần Trang 86 Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản thuần  Tổng tài sản thuần bằng tổng tài sản trừ đi khấu hao lũy kế của tài sản cố định của tài sản cố định. Vòng quay tổng tài sản của FORMAT năm 2005 sẽ là: 6.150 / 7.198 = 0,85  Vòng quay này cũng nên được so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành bởi vì nó biến động rất nhiều giữa các ngành. Ví dụ, vòng quay tổng tài sản của những ngành công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn như luyện kim, sản xuất ô tô thường là 1, nhưng lại có thể lớn hơn 10 trong ngành kinh doanh bán lẻ. Đồng thời nó còn bị tác động bởi phương thức thuê tài sản. Đối với những doanh nghiệp thuê tài sản theo phương thức thuê hoạt động, tỉ số này có khuynh hướng cao hơn so với những doanh nghiệp thuê tài sản theo phương thức thuê tài chính.  Hơn nữa, cũng giống như lúc phân tích vòng quay tài sản cố định, cần chú ý nếu giá trị của tỉ số này quá chênh lệch so với số liệu bình quân của ngành. 3.2.6. Vòng quay vốn chủ sở hữu (Equity Turnover):  Một trong những tỉ số hữu dụng được được dùng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là vòng quay vốn chủ sở hữu. Nó được tính như sau : Doanh thu thuần Vòng quay vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Trang 87  Vốn chủ sở hữu bao gồm cổ phần ưu đãi, cổ phần thường, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại. So với vòng quay tổng tài sản, tỉ số này khác ở chỗ nợ ngắn và dài hạn đã được loại ra khỏi mẫu số. Bởi vậy khi phân tích mẫu số này, ta cần lưu ý đến cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1382608_8272.pdf
Tài liệu liên quan