Tài liệu Bài giảng môn Kế toán - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN: TỔNG QUAN
1. KHÁI NIỆM
A. Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLM).
Mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương mại trong các nước ASEAN thông qua việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế trong khu vực và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và khuyến khích các ngành kinh tế ASEAN có một định hướng rộng hơn và mang tính thị trường khu vực hơn cho các nền kinh tế tron...
23 trang |
Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Kế toán - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN
1. KHÁI NIỆM
A. Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLM).
Mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương mại trong các nước ASEAN thông qua việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế trong khu vực và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và khuyến khích các ngành kinh tế ASEAN có một định hướng rộng hơn và mang tính thị trường khu vực hơn cho các nền kinh tế trong lĩnh vực sản xuất và thị trường
B. “CEPT” có nghĩa là Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung và là mức thuế có hiệu lực dành ưu đãi cho ASEAN, được áp dụng cho các loại hàng hoá có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN và đã được xác định để đưa vào Chương trình CEPT.
2. NỘI DUNG
Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một trong những Hiệp định hợp tác quan trọng hàng đầu của ASEAN, được thực hiện thông qua thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff) gọi tắt là CEPT.
CEPT có nghĩa là thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung, và là mức thuế có hiệu lực, được thỏa thuận ưu đãi cho ASEAN, được các nước ASEAN ký kết năm 1992 và được áp dụng cho tất cả hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN. Tất cả các sản phẩm nông sản chế biến được đưa vào Chương trình cắt giảm thuế quan theo quy định của Hiệp định AFTA. Đối với những sản phẩm thuộc diện PTA (thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN) sẽ được áp dụng chương trình cắt giảm thuế quan có xem xét tới thuế quan sau khi đã áp dụng mức ưu đãi thuế quan thấp nhất (MOP) kể từ ngày 31-12-1992.
Xét đến mục đích thiết lập, CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993. Tuy nhiên vấn đề giảm thuế quan xuống còn 0-5% còn tùy thuộc theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa để cắt giảm thuế quan là trong vòng 10 năm. Đồng thời tiến hành việc giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật: kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ. Cùng với việc tiến hành việc hài hoà các thủ tục Hải quan.
Để triển khai các cam kết của Việt Nam thực hiện CEPT/AFTA, kể từ ngày 1/1/2006 thì 96,2% các mặt hàng trong danh mục giảm thuế có thuế suất thuế nhập khẩu CEPT/AFTA trong khoảng 0% - 5%. Riêng đối với các mặt hàng trong danh mục nhạy cảm như đường (giảm vào năm 2010), trứng thương phẩm, trứng gia cầm làm giống, gạo lức và thóc, một số loại hoa quả thì lộ trình giảm thuế sẽ chậm hơn, bắt đầu từ 1/1/2006 và đến năm 2013, mức thuế suất đối với các mặt hàng này chỉ còn 0% - 5%. Nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh kém như mía đường, dầu thực vật, thịt chế biến, thực phẩm và rau quả chế biến,vv vẫn đặt trong danh mục nhạy cảm SEL để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước có thời gian chuẩn bị.
Đối với các mặt hàng nông sản thô (cà phê thô, gạo, thịt, rau quả tươi) phải đến năm 2010 khi đa số các nước ASEAN đã hoàn thành tự do hoá cho nhóm hàng nông sản nhạy cảm, các hàng rào phi thuế quan được loại bỏ hoàn toàn thì AFTA mới thực sự tạo ra sức ép cạnh tranh trong thương mại khu vực đối với các mặt hàng nông sản thô.
Nhìn chung, tình hình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam đang bước vào giai đoạn khó khăn hơn do phạm vi và mức độ cắt giảm thuế ngày càng cao. Đối với những ngành hàng của Việt Nam có nguy cơ bị cạnh tranh cao từ các nước ASEAN thì vấn đề tồn tại và phát triển của những ngành này sẽ được biểu hiện rõ ràng và gay gắt hơn. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam để vươn lên đứng vững & phát triển để hội nhập thương mại trong khu vực và quốc tế.
3. CÁC DANH MỤC SẢN PHẨM CẮT GIẢM THUẾ QUAN
AFTA đưa ra một chương trình về cắt giảm thuế quan trong khu vực được tiến hành theo từng giai đoạn đến 2008. Trong đó, các nước tham gia sẽ có những sáng kiến hoạt động bao gồm việc xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan và các giới hạn về số lượng, thống nhất các thuật ngữ, giá trị, thủ tục hải quan và xây dựng tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm chung và một số thoả thuận khác. CEPT (Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung) là một cơ chế thuộc AFTA cho phép đến 2003, 98% dòng thuế hàng hoá của các nước thành viên có 40% nguồn gốc khu vực sẽ được giảm thuế suất đến 0-5% khi lưu hành trong khu vực. Ngoại lệ cho Việt Nam đến 2006, Lào và Mianma đến 2008 và Campuchia đến 2010 (Mỗi quốc gia có 10 năm sau khi gia nhập để thực hiện chương trình này). Sau mốc đó, chỉ các mặt hàng thuộc ngoại lệ chung và một số mặt hàng nông sản nhạy cảm mới được loại trừ.
Các nước thành viên có thể không thực hiện CEPT đối với các mặt hàng trong 3 trường hợp sau:
1/ Các mặt hàng loại trừ tạm thời (cơ bản sẽ giảm thuế suất xuống 0-5 % nhưng được tạm thời bảo hộ gia hạn thời gian thực hiện);
2/ các mặt hàng nông sản nhạy cảm (hạn cuối thực hiện CEPT là 2010);
3/ Các ngoại lệ chung (chỉ các sản phẩm mà quốc gia xét thấy cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ, đời sống của nhân dân, của các sinh vật, bảo vệ các sản phẩm nghệ thuật, lịch sử, giá trị khảo cổ học. Tỷ lệ các mặt hàng này chiếm khoảng 1% trong số các mặt hàng thuế của ASEAN).
Tuy nhiên, quy định này đã được một số nước vận dụng để phục vụ mục đích khác như bảo hộ sản xuất, đảm bảo thu ngân sáchDo đó, ASEAN sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra để đưa các mặt hàng không phù hợp vào thực hiện giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Việt Nam hiện có 424 mặt hàng được liệt trong 3 trường hợp trên, trong đó các mặt hàng được coi là không phù hợp với quy định của ASEAN gồm:
1/ Thiết bị truyền phát và ra da, quặng xỉ tro, các chất rác thải và rác thải y tế, các tác phẩm nghệ thuật (nhóm này được liệt vào danh mục vì lo sợ quản lý chưa đủ mạnh, nếu giảm thuế sẽ ảnh hướng đến an ninh quốc gia, môi trường và giá trị văn hoá);
2/ Rượu mạnh, thuốc là và nguyên liệu thuốc lâ, ô tô, xe máy, linh kiện xe máy, lốp cũ và lốp đắp lại (nhóm có thuế suất cao, đóng góp vào thu ngân sách hoặc đang cấm nhập);
3/ Xăng dầu các loại (giữ lại nhằm mục đích điều tiết giá, ổn định nền kinh tế).
Như vậy, những mặt hàng nêu trên phải cắt giảm thuế để đạt mức thuế suất 0-5% vào 2006, nhưng Bộ Tài chính Việt Nam đang tiến hành đàm phán với ASEAN thực hiện CEPT linh hoạt hơn cho một số nhóm mặt hàng có tính đến điều kiện thực tế của Việt nam theo lộ trình như sau: đối với rượu mạnh, quặng xỉ tro, thiết bị truyền phát, các tác phẩm nghệ thuật đã đưa vào cắt giảm từ 2005, kết thúc vào 2006, với thuế suất từ 20% xuốngứ 5%; đối với xe máy và linh kiện xe máy sẽ đưa vào cắt giảm vào 2006, kết thúc vào 2007 với thuế suất từ 20% xuống còn 5%; Đối với xăng dầu, ô tô từ 10- 30 chỗ sẽ đưa vào cắt giảm thuế vào 2007 – 2008, thuế suất dưới 20% giảm còn 0-5%; đối với ô tô từ 10 chỗ ngồi trở xuống áp dụng từ 2008-2009 với mức thuế từ 20% giảm còn 5%.
Theo kế hoạch dài hạn, các nước thành viên ASEAN sẽ nhất trí áp dụng tỷ lệ thuế quan 0% đối với hầu hết tất cả các mặt hàng nhập khẩu đến 2010, riêng 4 quốc gia thành viên mới hạn cuối là 2015.
Việc gia nhập CEPT/AFTA về lâu dài sẽ đưa đến nhiêu lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng với giá cả rẻ hơn, nhiều lợi ích hơn. Nhưng vì CEPT chỉ áp dụng với hàng hoá có ít nhất 40% nguồn gốc khu vực và ở nước ta lại diễn ra trong điều kiện biến động giá cả nên trước mắt, có thể chênh lệch giá các mặt hàng sẽ không mấy thay đổi hoặc thay đổi ít. CEPT sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập, hoặc họ sẽ lớn mạnh hoặc sẽ bị đào thải. Để kịch bản thứ nhất xảy ra, họ phải nâng cao sức cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng quản lý, đạo tạo con người, cải tiến công nghệ; trọng tâm nghiên cứu đối tác, nghiên cứu lộ trình giảm thuế CEPT để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình; tăng cường liên minh thông qua các hiệp hội để có thêm sức cạnh tranh và hơn nữa là phải có sự liên kết với Chính phủ trong việc xây dựng một hành lang pháp lý thích hợp và chung tay, chung sức với Chính phủ trong tiến trình hội nhập
4. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1. Tất cả các Quốc gia thành viên sẽ tham gia Chương trình CEPT.
2. Việc xác định các sản phẩm để đưa vào Chương trình CEPT sẽ dựa trên cơ sở nhóm sản phẩm, tức là ở mức HS 6 chữ số.
3. Một sản phẩm được coi là có xuất xứ từ các Quốc gia thành viên ASEAN nếu trong thành phần của sản phẩm đó có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất cứ một Quốc gia thành viên ASEAN nào.
4. Tất cả các sản phẩm chế tạo, bao gồm hàng tư liệu sản xuất và nông sản chế biến sẽ nằm trong Chương trình CEPT. Những sản phẩm này sẽ nghiễm nhiên được đưa vào Chương trình cắt giảm thuế quan theo qui định tại Điều 4 của Hiệp định. Đối với những sản phẩm thuộc diện PTA, sẽ áp dụng chương trình cắt giảm thuế quan quy định tại Điều 4A của Hiệp định này, có xem xét tới mức thuế quan sau khi đã áp dụng mức ưu đãi (MOP) kể từ ngày 31/12/1992.
5. Tất cả các sản phẩm thuộc diện PTA không nằm trong danh mục cắt giảm thuế theo Chương trình CEPT thì sẽ tiếp tục được hưởng MOP hiện có tính từ ngày 31/12/1992.
6. Các Quốc gia thành viên đã thực hiện cắt giảm thuế từ 20% và thấp hơn xuống 0-5% đối với các sản phẩm đã được thoả thuận, mặc dù đã được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi. Các Quốc gia thành viên có mức thuế quan ở mức thuế MFN là 0-5%, sẽ được coi là đã hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp định này và cũng được hưởng các ưu đãi.
5. CƠ CHẾ TRAO ĐỔI NHƯỢNG BỘ CỦA KẾ HOẠCH CEPT
Những nhượng bộ khi thực hiện CEPT của các quốc gia được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại.
Muốn hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có điều kiện sau:
- Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%.
- Sản phẩm đó phải có chương trình cắt giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua.
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN ít nhất là 40%.
- Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các mức từ không phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận,sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ xuất khẩu là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ của nước xuất khẩu, là thành viên của ASEAN.
Nếu một sản phẩm có đủ điều kiện trên sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà quố gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được hưởng ưu đãi hoàn toàn). Nếu sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% (tức là sản phẩm đó có thuế suất trên 20%) thì sản phẩm đó chỉ được hưởng thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFM tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn.
Để xác định các sản phẩm có điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT của nước mình, trong đó thuế của các sản phẩm có mức thuế quan theo CEPT và các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên khác.
II.CÁC TÁC ĐỘNG
1. TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Tác động tới thương mại và cơ cấu sản xuất
Việc tham gia AFTA ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại. Đến lượt mình, thương mại ảnh hưởng tới sản xuất. Nh vậy, thực chất của việc xem xét tác động của AFTA đối với các nghành sản xuất trong nước là đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa các nước ASEAN và thị trường nước ngoài ASEAN.
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả. Tham gia AFTA sẽ có một tác động trực tiếp nhất tới yếu tố giá cả hàng hóa, bởi với việc cắt giảm đơn giản hóa các thủ tục buôn bán thì giá cả hàng hóa sẽ hạ hơn. Các yếu tố khác như chất lượng, mẫu mã cũng thay đổi do sức cạnh tranh trong nội bộ AFTA.
Việc hình thành AFTA dần đến xoá bỏ thuế nhập khẩu trong nội bộ các nước ASEAN, nhưng giữ nguyên thuế nhập khẩu với thế giới bên ngoài vì vậy nó sẽ có thể dẫn đến những hậu quả:
- Phân bố lại luồng buôn bán giữa các nước ASEAN.
- Do các luồng buôn bán nội bộ khu vực thay đổi nên buôn bán với bên ngoài khu vực cũng thay đổi.
- Làm thay đổi các luồng đầu tư, hình thành sự chuyên môn hóa sản xuất và phân bố các ngành sản xuất khác so với trước.
- Tạo mét sự kiểm soát và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước thuộc AFTA trong buôn bán nội bộ và hình thành một tương quan mới bên ngoài.
Trước hết, tác động của một khu vực thương mại tự do sẽ rõ ràng nhất trong điều kiện các nước thành viên có trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và buôn bán tương tự như nhau. Tính cạnh tranh sẽ rất mạnh, sự thay đổi hàng rào thuế quan sẽ có tác động quyết định. Đồng thời, khả năng tạo lập sự hợp tác và chuyên môn hóa cũng lớn. Nếu cơ cấu kinh tế của các nước thành viên là khác nhau mang tính chất bổ sung cho nhau, đã có tồn tại chuyên môn hóa sản xuất giữa các nước thành viên trước khi hình thành AFTA thì tác động của FTA không lớn.
Xu hướng phân bổ sản xuất là cơ sở sản xuất từ nơi giá cao tới nơi có giá thấp. Mức chênh lệch giá càng lớn thì hướng di chuyển sản xuất sẽ càng mạnh khi các hàng rào mậu dịch được xóa bá. Như vậy, các nước thành viên FTA sẽ mua bán lẫn nhau các mặt hàng mà một nước thứ ba ngoài FTA sản xuất với giá thành tương đương, nhưng bị hàng rào thuế quan ngăn chặn xâm nhập.
Những tác động cụ thể đối với Việt Nam về lĩnh vực thương mại và cơ cấu sản xuất như sau:
1.1. Đối với xuất khẩu.
Hiện tại ASEAN gồm 10 nước dân số trên 500 triệu dân. Đây là một thị trường lớn là yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu.
Trong mấy năm vừa qua, tốc độ tăng kim ngạch buôn bán Việt Nam với các nước trong khối ASEAN tăng lên với tốc độ gần 30% năm. Doanh số chiếm 1/3 kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là với AFTA tốc độ tăng còng như tỷ trọng của kim ngạch buôn bán với ASEAN có tăng lên đáng kể không và nếu có thì ảnh hưởng ra sao đối với sản xuất trong nước? Để trả lời, cần xem xét cụ thể cơ cấu buôn bán của Việt Nam với các nước trong khối.
Xét về cán cân buôn bán với ASEAN Việt Nam luôn ở tư thế nhập siêu. Mặc dù xuất khẩu tăng, đặc biệt nhờ mặt hàng chủ đạo là dầu thô xuất sang Singapo, tuy nhiên triển vọng gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chưa có nhữnh hứa hẹn thay đổi mạnh, do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Xét về cơ cấu mặt hàng, Việt Nam xuất sang các nước ASEAN gồm: dầu thô, gạo, đậu, cao su... rất nhiều mặt hàng nông sản chưa chế biến được các nước xét vào danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao để làm chậm quá trình giảm thuế. Số các mặt hàng nông sản được các nước thành viên ASEAN bổ sung vào CEPT để áp dụng việc cát giảm thuế ngay chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong khi những mặt hàng chủ đạo là dầu thô và nông sản chưa chế biến chiếm hầu hết kim nghạch xuất khẩu Việt Nam. Tác động kích thích chủ yếu của CEPT là đối với các công nghiệp chế biến, bởi vì việc cắt giảm thuế suất lớn chính là đối với các mặt hàng này. Như vậy, những nước có trình độ phát triển cao hơn như Singapo, Malaixia có ưu thế hơn trong việc cạnh tranh hàng hoá của mình khi những hàng rào thuế quan, phi thuế quan cắt giảm và xóa bỏ.
Sự chênh lệch về mức thuế hiện và thuế suất dưới 5% sau khi thực hiện AFTA đối với những mặt hàng công nghiệp chế biến mà Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu trong tương lai gần như đồ nhựa, da, cao su, dệt may cũng không lớn.
Với cơ cấu xuất khẩu hiện nay, lợi ích mà Việt Nam thu được từ AFTA không đáng kể. Nếu như cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng mạnh những sản phẩm công nghiệp chế biến thì sự cắt giảm giảm đáng kể về thuế có thể trở thành một kích thích đối với doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa các nước ASEAN trên thị trường các nước này còn rất yếu ớt, bởi vì hàng hóa công nghiệp mà Việt Nam đang và sẽ sản xuất cũng tương tự các hàng hóa của các nước ASEAN. Với trình độ công nghệ thua kém hơn (và ngay cả tương đương trong tương lai) thì Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN dựa trên tính độc đáo của chủng loại và mẫu mã hàng hóa. Vì vậy trong việc giảm thuế nhập khẩu của các nước ASEAN sẽ không làm tăng rõ rệt cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường này.
Đối với xuất khẩu sang thị trường ngoài ASEAN thì lợi ích mà AFTA đem lại cho sản xuất của Việt Nam là làm giảm giá thành sản xuất, nhờ mua được vật tư đầu vào với giá hạ hơn từ các nước ASEAN. Tuy nhiên, cũng cần thấy là các nước ASEAN khác cũng xuất khẩu sang thị trường thế giới những hàng hóa tương tự cũng hưởng lợi ích tương tự, nhờ vậy cũng tăng được sức cạnh tranh tương tự.
1.2. Đối với nhập khẩu:
Việt Nam nhập từ ASEAN chủ yếu là những nguyên liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp nhôm, hóa chất, hàng điện tử... Hơn 1/2 tổng số nhóm hàng thuế suất nhập khẩu hiện thấp hơn mức 5%. Đó là những hàng hóa vật tư phục vụ sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thiết yếu.
Thấy rằng cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và một số nước ASEAN không khác nhau nhiều lắm. Có rất nhiều mặt hàng cùng sản xuất có thể cạnh tranh nhau trên thị trường Việt Nam và thị trường ngoài ASEAN nh các loại nông sản chưa chế biến, ô tô, xe máy, xe đạp... Hiện tại sản xuất một số mặt hàng của Việt Nam còn thua kém sức cạnh tranh so với các nước trong khối bởi thua về chất lượng, chủng loại và cả số lượng. Vì thế, các nước này đang cố gắng chiếm lấy thị phần ở Việt Nam. Việc áp dụng AFTA sẽ tạo điều kiện hơn cho các nước ASEAN trong việc nâng cao cạnh tranh về giá cả và về thủ tục hải quan so với các hàng hóa của các nước ngoài khối (như Trung quốc, Hàn Quốc. Đài Loan...) vào thị trường Việt Nam. Chiếm lấy một thị phần ở Việt Nam là điều mà các nhà kinh doanh nước ngoài quan tâm hàng đầu, bởi vì thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn về dung lượng, lại thuộc loại không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa. Có lý do để lo ngại rằng do Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn các nước ASEAN khác, sức cạnh tranh của hàng hóa yếu nên đứng trước những thử thách vô cùng lớn khi tham gia AFTA. Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu đang tràn ngập thị trường, làm điêu đứng không ít ngành công nghiệp bản địa như dệt, giày dép, hàng cơ khí, đồ điện dân dụng... thậm chí cả khi hàng rào thuế quan đang còn được duy trì khá cao. Đặc biệt, đáng lo ngại là hàng hóa có hàm lượng chất xám và kỹ thuật cao, bởi vì sự chênh lệch về trình độ rất rõ rệt. Khi mà hàng rào bảo hộ bị cắt giảm thì sản xuất trong nước chịu sức lớn gấp nhiều lần. Thế nhưng điều này cũng có chiến lợi do tham gia AFTA các doanh nghiệp Việt Nam sớm bị đặt trong môi trường cạnh tranh quốc tế nó có ảnh hưởng tích cực đến những sản phẩm công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế so sánh trước mắt. Nhưng kinh nghiệm một số nước đi trước, nếu bảo hộ kéo dài quá lâu các ngày sản xuất trong nước sẽ không phát triển lành mạnh và không thể trở thành lợi thế so sánh để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, dù gia nhập AFTA hay không, Việt Nam còng nên từng bước giảm bớt thuế quan theo một thời khóa biểu định trước. Lịch trình cắt giảm thuế CEPT rất gần với chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu mà trước mắt là các nghành có hàm lượng lao động cao, các nghành chế biến nông-lâm-thuỷ sản. Nhìn từ góc độ này, ta thấy việc gia nhập AFTA của Việt Nam sẽ không trở thành một phụ đảm mới cho Việt Nam, ngược lại ta có thêm cơ hội để xâm nhập vàp thị trường các nước.
2. Tác động tới đầu tư nước ngoài:
Kinh tế các nước ASEAN có truyền thống gắn bó với các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn trước hết là Mỹ, Nhật và EU, nơi các công ty xuyên quốc gia lớn luôn tìm kiếm cơ hội để thực hiện đầu tư nước ngoài. Các nước ASEAN cũng đã đạt được sự phát triển kinh tế đáng kể trong những thập niên vừa qua và một số nước thành viên đó đã bắt đầu có khả năng xuất khẩu vốn. Tuy nhiên, tất cả các nước thành viên vẫn là những nước khao khát vốn đầu tư nước ngoài với những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Thứ nhất là trình độ, kỹ thuật của từng nước; thứ hai là nguồn vốn sẵn có hay là khả năng huy động vốn.
Đối với Việt Nam việc thực hiện AFTA chắc chắn sẽ dẫn đến tăng luồng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ các nguồn trong ASEAN và ngoài ASEA.
Đối với các nhà đầu tư, Việt Nam có một thị trường tiềm năng lớn, chi phí nhân công thấp, lực lượng lao động có khả năng tiếp nhận nhanh chóng kỹ thuật mới, vị trí địa lý thuận lợi và những khuyến khích về tài chính hấp dẫn. Bên cạnh những lợi thế so sánh đó đối với các nước ngoài ASEAN, nguyên tắc xuất xứ hàng hóa của ASEAN đã được quy định theo thỏa thuận của AFTA sẽ là một yếu tố kích thích đầu tư vào Việt Nam. Theo nguyên tắc này, một sản phẩm được coi là một hàng hóa ASEAN nếu như 40% hàm lượng giá của nó xuất xứ từ một nước ASEAN. Yêu cầu này thấp hơn so với yêu cầu tương tự ở các khu vực thương mại tự do khác. Việc đầu tư để sản xuất ở một nước nằm bên trong hàng rào AFTA rõ ràng đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư. Với Việt Nam gia nhập AFTA, sức thu hút đầu tư nước ngoài sẽ có thể lớn hơn.
Đối với các nhà đầu tư trong ASEAN, họ sẽ quan tâm đến sự di chuyển một ngành sản xuất tiêu tốn nhiều lao động sang Việt Nam, bởi vì một số nước thành viên ASEAN khác đã bắt đầu được lợi thế về nguồn lao động giá rẻ.
3. Tác động tới nguồn thu ngân sách:
Hệ thống thuế Việt Nam nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ có những thay đổi căn bản có thể dẫn đến những thay đổi lớn vì tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu ngân sách. Đồng thời kim nghạch nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN sẽ có nhiều thay đổi và kéo theo tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam còng thay đổi theo. Việc thuế nhập khẩu được cắt giảm song đồng thời áp dụng VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt thì phân giảm do thu của thuế nhập khẩu sẽ được bù đắp bằng hai loại thuế trên.
Việc giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ làm giảm chi phí và giá thành sản phẩm, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh và khả năng sản xuất. Điều này dẫn đến tăng thu ở các loại thuế khác như thuế doanh thu, thuế lợi tức...
Giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập từ các nước ASEAN và tương ứng là tăng nhập khẩu từ các nước ASEAN có thể dẫn đến việc giảm kim ngạch nhập khẩu cùng các mặt hàng đó từ các nước ngoài khối, do vậy có thể gây ra giảm số thu thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN.
Nhìn chung khi chúng ta tham gia thực hiện cắt giảm thuế để thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN, tổng số thu vào ngân sách có thể sẽ không có biến động lớn bởi vì việc giảm thu do giảm thuế nhập khẩu sẽ được bù đắp lại bởi phần tăng lên do tăng kim ngạch nhập khẩu và tăng phần thu từ các mức thuế khác và điều này cũng phần nào phù hợp với xu hướng tất yếu khi mỗi nền kinh tế phát triển là giảm tỷ trọng về thuế gián thu và tăng tỷ trọng của thuế trực thu trong cơ cấu thu từ thuế
2. CẮT GIẢM THUẾ THEO CEPT/AFTA; CƠ HỘI ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU:
Theo Quyết định 36/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013, trong năm 2010, Việt Nam áp dụng mức thuế nhập khẩu 0-5% đối với 99% dòng thuế nhập khẩu từ ASEAN, trong đó 57% số dòng thuế chỉ có thuế nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên, ngay từ năm 2006, Việt Nam đã cắt giảm hầu hết các dòng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó, số dòng thuế có mức thuế suất từ 0% - 5% chiếm đa số, nên hiện chỉ còn một số mặt hàng tương đối nhạy cảm như xăng dầu, ô tô, mô tô phân khối lớn, thuốc lá chưa được áp mức thuế 0-5%.
Như vậy có nghĩa là năm 2010, việc cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện CEPT/AFTA không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cũng như thu ngân sách.
Ngay sau khi gia nhập ASEAN (năm 1995), chúng ta đã cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước trong khu vực. Theo đó, từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu cắt giảm thuế nhập khẩu và trong vòng 10 năm, tức là đến năm 2006 sẽ giảm dần thuế nhập khẩu từ các nước trong khu vực xuống chủ yếu còn từ 0% - 5%. Trong giai đoạn này, Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã có sự chuẩn bị tích cực để “làm quen” với việc không còn ranh giới về thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng sản xuất tại các nước ASEAN
III .TÌNH HÌNH THỰC TẾ
1. Những cam kết thực hiện CEPT-AFTA
Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995) và ký Hiệp định CEPT vào thời điểm mà các nước thành viên khác đã có 3 năm để thực hiện. Theo quy chế của ASEAN đối với một thành viên mới, thời hạn để Việt Nam hoàn thành quá trình tham gia thiết lập AFTA (bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế, thời hạn chuyển dần từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm thuế quan cũng như ra hạn chế để hoàn thành cắt giảm thuế quan) sẽ muộn hơn các nước thành viên khác 3 năm. Có nghĩa là, Việt Nam bắt đầu giảm thuế từ 01/01/1996 và kết thúc vào năm 2006. Các mặt hàng trong danh mục loại trừ tạm thời sẽ chuyển dần sang danh mục cắt giảm thuế quan theo 5 bước, mỗi bước áp dụng cho 20% số mặt hàng của danh mục loại trừ tạm thời và bước đầu tiên được bắt đầu thực hiện từ năm 1998 và bước kết thúc 2003.
So với các nước thành viên khác, Hiệp định CEPT được các nước thành viên thoả thuận và ký kết năm 1992 song việc thực hiện chỉ bắt đầu 01/01/94. Như vậy các nước đã có khoảng thời gian 2 năm để thực hiện tất cả các vấn đề liên quan, và đối với Việt Nam thời gian để chuẩn bị cho việc tham gia Hiệp định CEPT là không quá nửa năm. Cũng có quan điểm cho rằng Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị vì Việt Nam là quan sát viên của ASEAN từ tháng 7 năm 1992. Nhưng thực tế ý đồ chỉ đạo các Bộ, ngành chuẩn bị để tham gia ASEAN, và nhất là tham gia thực hiện AFTA chỉ được đưa ra từ giữa năm 1995. Thời gian chuẩn bị như vậy là rất bị động, nhất là nêu liên hệ với thời gian đệ trình các danh mục hàng hóa theo chương trình CEPT là trong tháng 12/1995.
Để có thể phân tích rõ tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam, trước hết cần làm rõ về mặt tổ chức tham gia thực hiện AFTA. Như chúng ta đã biết AFTA được thực hiện thông qua các yếu tố:
1. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT.
2. Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên.
3. Công nhận việc xóa những quy định hạn chế đối với ngoại thương.
4. Hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô.
Và thực tiễn thực hiện AFTA của Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng sẽ được phân tích cụ thể theo 3 lĩnh vực cho các ngành phụ trách:
· Lĩnh vực cắt giảm thuế quan.
· Lĩnh vực loại bỏ các hạn chế định lượng (Qrs) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs).
· Lĩnh vực hợp tác hải quan.
Lĩnh vực cắt giảm thuế quan:
Tham gia thực hiện khu vực thương mại tự do ASEAN, Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng chương trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT do xuất phát điểm nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các nước thành viên khác.
Bảng 1: Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu Việt Nam (1999) - (Nguồn biểu thuế xuất nhập khẩu, Bộ tài chính)
0%-5%
6%-10%
11%-20%
21%-60%
trên 61%
Số nhóm mặt hàng
Tỷ trọng (%)
Số nhóm mặt hàng
Tỷ trọng (%)
Số nhóm mặt hàng
Tỷ trọng (%)
Số nhóm mặt hàng
Tỷ trọng (%)
Số nhóm mặt hàng
Tỷ trọng (%)
1700
53,1
199
9,31
636
19,81
546
17
25
10,78
Trong tổng hơn 3000 nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam, hơn một nửa tổng số nhóm mặt đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho chương trình CEPT, điều đó có nghĩa là về thực chất Việt Nam chỉ phải thực hiện giảm thuế cho gần 50% của tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành. So với các nước thành viên ASEAN khác khi bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm thuế theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung thì tỷ lệ thuế suất từ 0%-5% của Việt Nam nhiều hơn rất nhiều (như Inđônêxia khi bắt đầu tham gia chương trình CEPT chỉ có 9% tổng số nhóm mặt hàng có thuế suất dưới 5%, Thái Lan có 27%, Philipin có 32%). Đây là một thuận lợi khi Việt Nam tham gia thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo quy định của Hiệp định CEPT.
Tuy nhiên, trong cơ cấu biểu thức nhập khẩu của Việt Nam, mức thuế suất thấp chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Tỷ trọng lớn của số các thuế suất trong khoảng 0%-5% phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn khi nhiều nguyên vật liệu là đầu vào mà sản xuất trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng. Các thuế suất trên 60% được áp dụng chủ yếu đối với các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ dùng thiết bị với mục đích điều chỉnh tiêu dùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.doc