Bài giảng môn Kế toán - Chương I: Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ( 2 tiết)

Tài liệu Bài giảng môn Kế toán - Chương I: Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ( 2 tiết): CHƯƠNG I TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP( 2TIẾT) I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm kế toán: Là thu nhận, xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động 2. Vị trí, vai trò của kế toán trong hệ thông công cụ quản lý. -   Có vị trị quan trong hệ thông các công cụ quản lý kinh tế -   Vai trò cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định kinh tế 3. Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán. 3.1. Nhiệm vụ -  Thu nhận xử lý CTKT theo đối tượng, nội dung công việc, theo chuẩm mực -  Kiểm tra, giám đốc việc chấp hành các các CSCĐ, tiêu chuẩn đm -  Cung cấp số liệu phân tích đánh giá, theo yêu cầu pháp luật 3.2. Yêu cầu: Đầy đủ, kịp thời, rõ ràng dể hiểu, chính xác, trung thực khách quan, nhất quán và liên tục, tiết kiệm và hiệu quả II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 1.     Các khái niệm cơ bản: Đơn vị kế toán; thước đo...

docx2 trang | Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Kế toán - Chương I: Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp ( 2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP( 2TIẾT) I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm kế toán: Là thu nhận, xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động 2. Vị trí, vai trò của kế toán trong hệ thông công cụ quản lý. -   Có vị trị quan trong hệ thông các công cụ quản lý kinh tế -   Vai trò cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định kinh tế 3. Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán. 3.1. Nhiệm vụ -  Thu nhận xử lý CTKT theo đối tượng, nội dung công việc, theo chuẩm mực -  Kiểm tra, giám đốc việc chấp hành các các CSCĐ, tiêu chuẩn đm -  Cung cấp số liệu phân tích đánh giá, theo yêu cầu pháp luật 3.2. Yêu cầu: Đầy đủ, kịp thời, rõ ràng dể hiểu, chính xác, trung thực khách quan, nhất quán và liên tục, tiết kiệm và hiệu quả II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 1.     Các khái niệm cơ bản: Đơn vị kế toán; thước đo tiền tệ; kỳ kê toán; tài sản, nợ phảI trả; nguồn vốn chủ sở hữu; chi phí; doanh thu, thu nhập 2. Các nguyên tắc cơ bản: Cơ sở dồn tích; hoạt động liên tục; giá gốc; phù hợp; nhất quán; thận trọng; trọng yếu III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP. 1.Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán  Tổ chức khoa học hợp lý nhằm đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quy định, phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế. Tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý phảI đáp ừng yêu cầu sau - Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm SXKD, qiu mô, địa bàn hoạt động của DN, khả năng và trình độ của độ ngũ lao động kế toán - Tiết kiệm và hiệu quả - Từng bước ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại 2.     Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán - Tổ chức khoa học hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng, qui định mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận - Vận dụng đúng hệ thống TK, hình thức sổ kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý - Bồi dưỡng trình độ cho LĐ kế toán phù hợp với trang bị  hiện đại - Qui định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban. Hướng dẫn các nhân viên có liên quan thực hiện ghi chép ban đầu, chính sách chế độ thể lệ tài chính - Kiểm tra việc chấp hành chế độ thể lệ kinh tế TC, CĐ kế toán nội bộ DN III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 1.     Tổ chức hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở 2.     Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 3.     Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán hợp lý 4.     Tổ chức kiểm kê tài sản 5.      Tổ chức kểm tra kế toán 6.     Tổ chức lập báo cáo tài chính 7.     Tổ chức ứng dụng các phương tiện công nghệ hạch toán tiên tiến III. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1.     Khái niệm, yêu cầu tổ chức bộ máy kế toán. - Tổ chức số lượng nhân viên kế toán, nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán và giữa các phòng ban khác với phòng kê toán - Yêu cầu: +  Phù hợp với qui định pháp lý về kế toán của nhà nước + Đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng  + Gọn nhẹ, hợp lý đúng năng lực + Phù hợp với đặc điểm SX KD và yêu cầu quản lý của DN + Tạo điều kiện cho cơ giới hoá 2. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tập trung Toàn bộ nhân viên kế toán tập trung tại phòng kế toán thực hiện tất cả công việc kế toán: Thu nhận, xử lý, phân loại chứng từ, ghi sổ kế toán, kiểm tra KT, lập báo cáo TC, còn các đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, chỉ có các nhân viên kinh tế thực hiện chế độ ghi chép ban đầu. 2.2.Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán  Bộ máy kế toán của đơn vị bao gồm: Phòng kế toán trung tâm và phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc. - Phòng kế toán trung tâm: Có nhiệm vụ thu nhận, xử lý, ghi chép các nghiệp vụ có tính chất chung, tổng hợp lập báo cáo chung toàn DN, kiểm tra kế toán, lập kế hoạch tài chính - Phòng kế toán các đơn vị trực thuộc: Thu nhận xử lý chứng từ, ghi sổ kế toans, lập báo cáo tài chính các hoạt động kinh tế phát sinh tại đơn vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtailieu.docx
Tài liệu liên quan