Tài liệu Bài giảng Môn học: Vi sinh môi trường: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
ViỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN HỌC:
VI SINH MÔI TRƯỜNG
GV: ThS NGUYỄN THỊ HÀNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hồng Lan Chi, LâmMinh Triết - Vi sinh vật môi trường – Viện MT&TN,
ĐH QGTP.HCM
2. Một số tài liệu liên quan
Đánh giá môn học
Sinh viên cần tích lũy 3 cột điểm:
1. Điểm kiểm tra giữa kì: thi tự luận
2. Điểm chuyên đề
3. Điểm thi cuối kì: thi trắc nghiệm
SV tham dự ít nhất 80% số tiết
NỘI DUNG MÔN HỌC:
Chương 1: VSV và các chu trình sinh địa hóa học
Chương 2: VSV gây bệnh và ký sinh trùng
Chương 3: VSV chỉ thị
Chương 4: Khử trùng nước và nước thải
Chương 5: Đại cương về quá trình xử lý sinh học nước thải
Chương 6: VSV trong hệ thống xử lý và phân phối nước cấp
Nội dung chi tiết học phần
Nội dung Tổng
Giờ tín chỉ GC
LT TH T/Học
VSV và các chu trình sinh địa hóa học 8 8 16
VSV gây bệnh và KST trong nước thải SH. 5 5 10
Vi sinh vật chỉ thị. 7 7 14
Khử trùng nước và nước thải. 7 7 14
Quá trình xử lý sinh học...
160 trang |
Chia sẻ: ntt139 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn học: Vi sinh môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
ViỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN HỌC:
VI SINH MÔI TRƯỜNG
GV: ThS NGUYỄN THỊ HÀNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hồng Lan Chi, LâmMinh Triết - Vi sinh vật môi trường – Viện MT&TN,
ĐH QGTP.HCM
2. Một số tài liệu liên quan
Đánh giá môn học
Sinh viên cần tích lũy 3 cột điểm:
1. Điểm kiểm tra giữa kì: thi tự luận
2. Điểm chuyên đề
3. Điểm thi cuối kì: thi trắc nghiệm
SV tham dự ít nhất 80% số tiết
NỘI DUNG MÔN HỌC:
Chương 1: VSV và các chu trình sinh địa hóa học
Chương 2: VSV gây bệnh và ký sinh trùng
Chương 3: VSV chỉ thị
Chương 4: Khử trùng nước và nước thải
Chương 5: Đại cương về quá trình xử lý sinh học nước thải
Chương 6: VSV trong hệ thống xử lý và phân phối nước cấp
Nội dung chi tiết học phần
Nội dung Tổng
Giờ tín chỉ GC
LT TH T/Học
VSV và các chu trình sinh địa hóa học 8 8 16
VSV gây bệnh và KST trong nước thải SH. 5 5 10
Vi sinh vật chỉ thị. 7 7 14
Khử trùng nước và nước thải. 7 7 14
Quá trình xử lý sinh học trong nước thải. 10 10 20
VSV trong HT xử lý và phân phối nước cấp 8 8 16
Tổng số 45 45 90
VSV VÀ CÁC CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA HỌC
• 1.1. Chu trình Nitơ
• 1.2. Chu trình Photpho
• 1.3. Chu trình lưu huỳnh
VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TRONG
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
• 2.1 Các yếu tố của dịch tể học
• 2.2 Vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng tìm thấy
trong nước thải sinh hoạt
VI SINH VẬT CHỈ THỊ
• 3.1 Giới thiệu
• 3.2 Tổng quan về vi sinh vật chỉ thị
• 3.3 Phát hiện vi sinh vật chỉ thị
• 3.4 Kết luận
KHỬ TRÙNG NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI
• 4.1. Giới thiệu
• 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khử trùng
• 4.3. Chlor
• 4.4. Dioxide chlor
• 4.5. Ozon
• 4.6. Tia cực tím
QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SINH HỌC TRONG NƯỚC THẢI
• 5.1. Xử lý hiếu khí
• 5.2. Bùn hoạt tính
• 5.3. Xử lý kỵ khí
• 5.4. Hồ ổn định sinh học
VSV TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ
VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC CẤP
• 6.1 Giới thiệu
• 6.2 Tổng quan các quá trình trong nhà máy nước cấp
• 6.3 Vi sinh vật trong hệ thống cấp nước
• 6.4 Vi sinh vật trong hệ thống phân phối nước
• 6.5 Một số vấn đề do vi sinh vật trong hệ thống phân
phối nước
Các chu trình phổ biến trong tự nhiên
Chu trình sulfur Chu trình phospho
Chu trình carbon
Chu trình nitrogen
Chương 1: VI SINH VẬT VÀ CÁC CHU TRÌNH
SINH ĐỊA HÓA HỌC
1.1 CHU TRÌNH NITƠ
1.1.1 Giới thiệu
NITƠ là 1 trong những nguyên tố chính của sự sống (protein,
acid nucleic, trong không khí)
Chu trình nitơ là một quá trình mà theo đó nitơ bị biến đổi qua lại
giữa các dạng hợp chất hóa học của nó. Việc biến đổi này có thể
được tiến hành bởi cả hai quá trình sinh học và phi sinh học. Quá
trình quan trọng trong chu trình nitơ bao gồm sự cố định nitơ, khoáng
hóa, nitrat hóa, và khử nitrat
VSV TRONG CHU TRÌNH NITƠ
VSV đóng vai trò chủ yếu của chu trình Nitơ trong môi
trường. Các quá trình được thảo luận qua 5 giai đoạn sau:
-Sự cố định Nitơ
-Đồng hóa Nitơ
-Khoáng hóa Nitơ
-Nitrat hóa
-Khử nitrat hóa
Các quá trình trong chu trình nitơ
Nitơ trong môi trường tồn tại ở nhiều dạng hóa học khác nhau bao gồm
nitơ hợp chất như ammoni (NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), nitơ ôxit
(N2O), nitric ôxit (NO), hoặc nitơ dạng trơ như khí nitơ (N2).
Nitơ hữu cơ có thể tồn tại trong các sinh vật sống, đất mùn, hoặc các
sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ.
Chu trình nitơ phụ thuộc vào vi khuẩn, và
mức độ oxy trong môi trườngđất
a. Sự số định Nitơ
Nitrogen fixation
• Một số vk và tảo có khả năng khử Nitơ bằng
con đường sinh học (cố định Nitơ). Sản phẩm
của quá trình này là NH3
• Hằng năm VSV cố định: 2.108 T khối N
LOẠI VI SINH VẬT
A. CỐ ĐỊNH NITƠ SỐNG TỰ DO
Hiếu khí Azotobacter (G-)
Beijerinckia
Microaerophilic (cần ít oxy) Azospirillum
Corynebacterium
Kỵ khí tùy tiện Klebsiella (bào tử, bùn lắng)
Erwinia
Kị khí Clostridium (bào tử, bùn lắng)
Desulfovibrio
B. CỘNG SINH
Vinh sinh - thực vật cao Cây họ đậu + Rhizobium
Vi khuẩn lam – thực vật nước Anabaena – Azolla (N trong đất, nước)
Các loài khác Mối + vi khuẩn đường ruột
B. Sự đồng hóa Nitơ
(assimilation)
• Các vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng sử dụng
Nitrat và đồng hóa chúng thành Amôn
• Trong các công trình xử lý nước thải sự đồng
hóa N nhằm loại bỏ N
• Các tế bào thực vật và tế bào tảo thích sử
dụng N ở dạng amôn
• Phân bón có Amon được ưa thích hơn Nitrat
NO3- / NH4+ protein SV tăng trưởng
c. Sự khoáng hóa Nitơ
(amonification)
• Là sự chuyển hóa các hợp chất Nitơ hữu cơ
thành các dạng vô cơ
• Được thực hiện bởi nhiều loại VSV (vi khuẩn, xạ
khuẩn, nấm)
• Protein acid amin khử amin đến amon
d. Qúa trình Nitrat hóa
(Nitrification)
• Nitrat hóa là qt chuyển hóa Amôn thành Nitrat
dưới tác động của VSv
• QT Nitrat hóa thường qua 2 giai đoạn:
- Chuyển hóa Amôn thành Nitrit
(Nitrosomonat, Nitrosopira, Nitrosococcus,
Nitrosolobus)
- Chuyển hóa Nitrit thành Nitrat
(Nitrobacter- N.agilis, N. winogratxki; Nitrospira,
Nitrococcus )
e. Sự khử nitrat hóa
(denitriphication)
• 2 cơ chế quan trọng nhất của sự khử nitrat sinh học là :
- Khử nitrat đồng hóa
- Khử nitrat dị hóa
Qt Khử nitrat đồng hóa: NO3- NO2- và NH4+
Qt Khử nitrat dị hóa:
NO3 NO2 NO N2O N2
Vsv : Pseudomonas, Baccillus, Spirillum, Agrobacterium,
VSV
Nitrat
reductase
Nitrit
reductase
Nitric oxide
reductase
Nitrous oxid
reductase
Sự loại bỏ Nitơ trong các công trình
xử lý nước thải
• Phương pháp sinh học: nitrat hóa – khử nitrat hóa.
- Khử nitrat hóa sẽ giúp loại bỏ thêm N trong nước
thải đã được nitrat hóa tốt.
- Hiệu quả quá trình này đến: 95%
• Phương pháp hóa lý: vôi hóa, tạo pH cao, chuyển
NH4+ thành NH3 - có thể đuổi ra khỏi dung dịch bằngcác tháp làm nguội kín
Tác động loại bỏ N từ các công trình
xử lý nước thải lên môi trường
• Tính độc
NH3 độc với cá, ở pH trung tính 99% ammonia ở dạng NH4+ ,khi pH > 9 NH3 tăng
• Sự suy giảm Oxi của nguồn tiếp nhận (có hại cho thủy sinh)
1mg ammonia cần 4,6g O2
• Phú dưỡng hóa nước mặt
• Ăn mòn kim loại (>1mg/l)
Chu trình Phospho trong tự nhiên
Động vật
Phân bón
Chất rắn sinh học
Phân bón
Thu hoạch
Tồn trữ
trong thực vật
Nguồn vào đấtThành phần Mất khỏi đất
Khí quyển
Lắng đọng
Rửa trôi và xói mòn
Lọc, thẩm thấu
Phosphorus hữu cơ
•Vi sinh vật
•Tồn trữ trong thực vật
•Phân bón trong đất
Khoáng sản
(apatite)Thực vật
Hấp thu
Phosphor
hòa tan trong đất
•HPO4-2•H2PO4-1
Hợp chất bậc 2
(CaP, FeP, MnP, AlP)
Khoáng sản bề mặt
( Fe Al oxide,
carbonates)
Chu trình Photpho
• Giới thiệu:
P là 1 trong nguyên tố đại lượng cần thiết cho mọi tế bào sống
P là thành phần quan trọng của ATP, acid nucleic, màng tế
bào, hạt volutin nội bào
P là chất giới hạn tăng trưởng của tảo trong các hồ
[Phc/vc] = 10 – 20 mg/l ( nước thải)
VSV CỦA CHU TRÌNH P
a. Khoáng hóa (Mineralization)
Các hợp chất P hữu cơ (phytin, inositol photphat, acid
nucleic..) được khoáng hóa đến orthophosphate bởi nhiều
loại VSV:
- Vi khuẩn (B. Subtilus, Arthrobacter)
- Xạ khuẩn (Streptomyces)
- Nấm (Aspergillus, Penicillum)
Enzyme: phosphatase
VSV CỦA CHU TRÌNH P
b. Đồng hóa
Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành
những chất phức tạp diễn ra trong cơ thể sinh vật
VSV đồng hóa P (P thành phần các đại phân tử trong tế bào)
Một số VSV có khả năng dự trữ P ở dạng polyphosphate trong
các hạt đặc biệt của tế bào
VSV CỦA CHU TRÌNH P
c. Sự kết quả của các hợp chất P
Khả năng hòa tan của orthophosphate được kiểm soát bởi pH
của mt nước và các ion Ca, Mg, Fe, Al
Sự kết tủa xảy ra tạo thành các hợp chất không hòa tan như
hydroxyapatide (Ca10(PO4)(OH)2) vivianite Fe3(PO4)2.8H2O
VSV CỦA CHU TRÌNH P
d. Khả năng hòa tan của VSV đối với các dạng P không tan
VSV thông qua hoạt động trao đổi chất có thể hổ trợ sự hòa
tan của các hợp chất P
Các cơ chế hòa tan là các quá trình trao đổi chất liên quan đến
các enzyme, sản sinh các acid vô cơ và hữu cơ , CO2 , H2S,
chelator
Loại bỏ P trong các công trình xử lý nước thải
• Phospho trong nước thải có thể bắt nguồn từ các phosphate
của chất tẩy rửa
• Dạng thông thường của P trong nước thải là:
- orthophosphate – PO43- chiếm 50 – 70%
- Polyphosphate
- Phospho liên kết với các chất hữu cơ
Phospho gây hiện tượng phú dưỡng hóa nước mặt nên cần
loại bỏ trong các công trình xử lý nước trước khi đưa vào
nguồn tiếp nhận
Một số cơ chế hóa sinh học để
loại bỏ P
• Kết tủa hóa học
• Sự đồng hóa P bởi các VSV trong nước thải
• Sự tích tụ polyphosphat bởi các VSV
• VSV phân hủy các kết tủa hóa học
Loại bỏ P bằng phương pháp sinh học
a. VSV phân hủy các kết tủa hóa học của P
Các kết tủa phosphate trong nước thải được loại bỏ tiếp
theo nhờ VSV của quá trình bùn hoạt tính
Quá trình xảy ra trong màng vi sinh của quá trình lọc sinh
học
Các kết tủa P có thể bị loại bỏ bằng con đường chuyển hóa
giải phóng P từ polyphosphate ở đk kị khí
Loại bỏ P bằng phương pháp sinh học
b. Phân hủy P bởi VSV
Sự loại bỏ P là kết quả hoạt động VSV trong quá trình bùn
hoạt tính
Moraxella, E.coli, Một số loại VSV như: Acinetobacter,
Pseudomonas, Aerobacter, Mycobacterium, Beggiatoa (vi
khuẩn poly phospho) – có khả năng tích lũy P với lượng lớn
hơn nhu cầu của tế bào
CHU TRÌNH LƯU HUỲNH
• Lưu huỳnh là nguyên tố khá phong phú trong môi trường
• Nước biển là nguồn chứa sunphat lớn nhất
• Các nguồn khác như khoáng (pyrite, FeS2 , chacopyrite,CuFeS2), nhiên liệu hóa thạch, hữu cơ lưu huỳnh (VSV), acidamine, coenzyme, ferredoxin, enzyme
• Lưu huỳnh có trong nước thải, các sản phẩm bài tiết.
• Sunphate là ion thường gặp trong nước thiên nhiên
Chu trình lưu huỳnh trong tự nhiên
Động vật
Phân bón
Chất rắn sinh học
Phân bón
Thu hoạch
Dư lượng
trong thực vật
Lưu huỳnh
Trong khí quyển
Đi vào đấtHợp phần Mất khỏi đất
Bay hơiKhí quyển
Lắng đọng
Rửa trôi,
xói mòn
Lọc, thẩm thấu
Lưu huỳnh
dạng khoáng sản
Thực vật
Hấp thu
Sulfate
Sulfur
(SO4)
Lưu huỳnh
phân tử
Lưu huỳnh
hữu cơ
Lưu huỳnh
dạng Khử
-
VSV TRONG CHU TRÌNH LƯU HUỲNH
a. Khoáng hóa lưu huỳnh hữu cơ
VSV Hợp chất lưu
huỳnh hữu cơ
Khoáng hóa
HiẾU KHÍ
(thông qua)
KỴ KHÍ
Trong điều kiện hiếu khí: enzyme sunfatose tham gia phân hủy các este
của sulfate thành SO42-Trong ĐK kỵ khí: các acid amine chứa S được phân hủy thành các hợp
chất S vô cơ hoặc mercaptans
VSV TRONG CHU TRÌNH LƯU HUỲNH
b. Đồng hóa
Là VSV oxy hóa/ khử các hợp chất lưu huỳnh
- VSV kỵ khí sẽ đồng hóa khử các dạng H2S
- VSV hiếu khí sử dụng các dạng oxy hóa nhiều hơn
VSV TRONG CHU TRÌNH LƯU HUỲNH
b. Đồng hóa (tt)
b.1 Các phản ứng oxy hóa
VSV oxy hóa H2S trong đk hiếu khí và kị khí (về S0)
- Dưới điều kiện hiếu khí: Thiobacillus thioparus
- Dưới đk kị khí: VSV quang hợp tự dưỡng thực hiện
oxy hóa S. (vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vk lưu huỳnh
màu lục)
VSV TRONG CHU TRÌNH LƯU HUỲNH
b. Đồng hóa (tt)
b.2 Sự khử lưu huỳnh
Các phản ứng khử sunfate đồng hóa và dị hóa sinh ra sunfitde
- Khử sunfate đồng hóa: H2S được tạo thành trong đk phân hủykị khí bởi nhóm Clostridia, Velionella (từ các chất methionin,
cystein,cystin)
- Khử sunfate dị hóa: chủ yếu sinh ra H2S trong nước thải. (qtxảy ra trong đk kị khí nghiêm ngặt)
CHƯƠNG 2.1: VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TRONG
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 CÁC YẾU TỐ CỦA DỊCH TỂ HỌC
2.1.1 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
2.1.2 CHUỖI NHIỄM TRÙNG
2.2 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY TRONG NƯỚC THẢI
SINH HOẠT
2.2.1 VI KHUẨN GÂY BỆNH
2.2.2 VI KHUẨN TẠO KHÁNG SINH
2.2.3 VIRUS GÂY BỆNH
2.2.4 KÝ SINH TRÙNG PROTOZOA
2.2.5 GIUN SÁN
2.2.6 NHỮNG VSV GÂY BỆNH KHÁC
Các yếu tố dịch tể học
• Khái niệm
– Dịch tể học (epidermidic)
– Số mắc mới
– Nhiễm trùng (infection)
– Tính sinh bệnh
• Nhiễm trùng
– Tác nhân truyền nhiễm (pathogenic)
– Nguồn tác nhân truyền nhiễm (Pathogenic source)
– Phương thức gây bệnh
• Người- Người
• Nước
• Thực phẩm
• Không khí
• Vec tơ truyền bệnh
• Dụng cụ
2.1 CÁC YẾU TỐ CỦA DỊCH TỂ HỌC
- Dịch tể học: là khoa học về sự lan truyền của bệnh truyền
nhiễm trong quần thể
- Bệnh truyền nhiễm là những bệnh có thể lan từ một vật chủ
này tới một vật chủ khác
- Nhiễm trùng (infection) là sự xâm nhập vào vật chủ bởi 1
VSV truyền nhiễm. Bao gồm:
- Đường vào (hô hấp, tiêu hóa, da)
- Sự nhân lên và định cư trong vật chủ
- Nhiễm trùng không rõ ràng – nhiễm trùng tiềm tàng – người
lành mang trùng
- Tính sinh bệnh là khả năng của 1 tác nhân truyền nhiễm gây
nên bệnh và làm tổn thương vật chủ
2.2 CHUỖI NHIỄM TRÙNG
2.2.1 Các loại tác nhân truyền nhiễm
Một số VSV truyền nhiễm gây bệnh tật:
-Vi khuẩn
-Nấm
-Nguyên sinh động vật
-Metazoa
-Rickettsi
-Virus
2.2 CHUỖI NHIỄM TRÙNG (tt)
2.2.1 Các loại tác nhân truyền nhiễm (tt)
Đánh giá tác nhân truyền nhiễm dựa trên tính độc hay khả năng
của chúng gây bệnh ở người
Tính độc: liều của tác nhân nhiễm trùng cần thiết để truyền
nhiễm cho vật chủ và gây bệnh
MID: minimal infective dose
MID của các các VSV khác nhau cũng khác nhau
2.2 CHUỖI NHIỄM TRÙNG (tt)
2.2.1 Các loại tác nhân truyền nhiễm (tt)
Vd: - Salmonella typhi/ E.coli cần hàng ngàn đến hàng triệu VSV
để gây nhiễm trùng (bệnh đường ruột)
- Shigella : MID chỉ cần 10 tế bào
- Đối với virus chỉ 1 hay vào hạt đủ để nhiễm trùng cá nhân
Liều gây nhiễm tối thiểu đối với một số
VSV gây bệnh và ký sinh trùng
VSV LIỀU GÂY NHIỄM TỐI THIỂU
Salmonella (vk đường ruột) 104 - 107
Shigella spp (bệnh lỵ) 101 - 102
Escherichia coli (vk đại tràng) 106 - 108
Vibrio cholerae (tả) 103
Giardia lamblia (KST ruột non) 101 - 102nang
Cryptosporidium (tiêu chảy) 101 nang
Entoamoeba coli (KST đường ruột) 101 nang
Ascaris (giun đũa) 1 – 10 trứng
Virus viên gan siêu vi A 1 – 10 PFU
Plaque Forming Unit
2.2 CHUỖI NHIỄM TRÙNG (tt)
2.2.2 Ổ chứa tác nhân truyền nhiễm
ổ chứa (hữu sinh/vô sinh) các tác nhân truyền bệnh cho phép
VSV tồn tại và phân chia
Vd: - con người, vật nuôi , vật hoang dại
- nước, nước thải, thực phẩm, đất
2.2 CHUỖI NHIỄM TRÙNG (tt)
2.2.3 Các phương thức lây bệnh
Lây bệnh là sự vận chuyển tác nhân truyền nhiễm từ 1 ổ chứa
sang vật chủ
Gồm:
-Lây bệnh từ người sang người
-Lây bệnh do nước truyền
-Lây bệnh do thực phẩm
-Lây bệnh do không khí
-Lây bệnh do vector truyền
-Vật dụng
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI
2.3.1 VI KHUẨN GÂY BỆNH
A. Salmonella
B. Shigella
C. Vibrio cholerae
D. E. coli
E. Yersinia
F. Campylobacter
G. Leptospira
H. Legionella pneumophila
I. Bacteroides fragilis
J. VK gây bệnh cơ hội
Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
-Có dạng hình que, Gram -, họ Enterrobacteriaceae,
không sinh bào tử
-Quan trọng nhất là 3 giống: Escheichia, Samonella
và Shigella
Salmonella (vk đường ruột)
-Vk tạo nội độc tố gây
sốt, nôn, tiêu chảy
-Gây bệnh thương hàn,
viêm dạ dày ruột
-Đường truyền: nước,
thực phẩm bị nhiễm vk
này
Shigella
-Lị trực khuẩn gây tiêu chảy,
phân có máu
-Đường truyền: tiếp xúc
phân người bệnh
-MID< 10 vk
Vibrio cholera
-Vk tiết ra độc tố
ruột gây tiêu chảy,
nôn, mất nước , có
thể gây tử vong
-Đường truyền:
nước, thực phẩm
E. coli
-E. coli: sống trong đường ruột
người, đv máu nóng
-Bên cạnh chủng E.coli có lợi
cho đường ruột, có chủng tiết
độc tố gây tiêu chảy, ói, đau
quặn bụng
-Đường truyền: thức ăn, nước
-MID: 106 - 108
Yersinia
-Gây viêm dạ dày ruột cấp,
thường gặp ở trẻ em
-ổ chứa bệnh: lợn, đv nuôi
Campylobacter
-Gây viêm dạ dày cấp
-Triệu chúng: sốt, nôn, đau
bụng, tiêu chảy
-Đường truyền: tiêu hóa
(thức ăn, nước)
Leptospira
-Xoắn khuẩn
-Gây sốt, nhhiễm trùng thận và hệ tk
trung ương
-Phân lập được từ nước thải bệnh
nhiễm phân của súc vật hay từ gia súc
bị nhiễm
-Xâm nhập qua các vết trầy xước trên
da
Legionella pneumophila
-Trực khuẩn, G-
-Triệu chứng: gây
sốt, nhức đầu,
đau cơ
-Phân lập từ khí
dung (máy lạnh,
thiết bị làm mát),
nước thải
Bacteroides fragilis
-Sinh độc tố ruột
gây tiêu chảy
-Đường truyền:
nước thải
Vi khuẩn gây bệnh cơ hội
-Gồm những vk G- dị dưỡng thuộc những chi sau:
Pseudomonas, Aeromonas, Klebsiella, Flavobacterium,
Enterobacter, Citrobacter, Serratia, Acinetobacter, Proteus,
Providencia
- Trẻ sơ sinh, người già, người bệnh có nguy cơ cao nhiễm
trùng vk cơ hội
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.2 VI KHUẨN TẠO KHÁNG SINH
Bệnh nhân được trị liệu bằng kháng sinh có chứa 1 lượng
lớn những vk đề kháng với kháng sinh trong đường ruột
Những vk này được bài tiết với 1 lượng lớn trong phân và
cuối cùng đến nhà máy xử lý nước thải trong cộng đồng
Những gen mã hóa cho việc đề kháng với kháng sinh nằm ở
trên plasmid, trong đk thích hợp có thể chuyển đến những vk
khác thông qua tiếp hợp với sự tiếp xúc tế bào với tế bào
Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc
• Bản chất là những vi khuẩn kháng thuốc
• Khi có mặt trong môi trường nước là tác nhân
gây bệnh
• Hiện tượng truyền tiếp khả năng kháng khuẩn
qua tiếp xúc và tiếp hợp
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.3 VIRUS GÂY BỆNH
Nước và nước thải có thể bị nhiễm bẩn bởi khoảng 140 loại
virus đường ruột
Những virus này xâm nhập vào cơ thể bằng miệng, nhân
lên trong đường tiêu hóa và bài xuất với số lượng lớn trong
phân
Virus đường ruột gây nhiễm trùng ẩn rất khó phát hiện.
Các triệu chứng: phát ban ở da, sốt, nhiễm trùng hô hấp, viêm
kết mạc, viêm đường ruột, liệt
Vi rus gây bệnh
• Vi rút viêm gan
– HAV
– HBV
– Không A không B
• Vi rút gây bệnh đường ruột
– Rotavirus
– Norwalk
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.3 VIRUS GÂY BỆNH (tt)
2.3.3.1 Viêm gan
Viêm gan chủ yếu do các loại virus sau:
-Virut viêm gan A (HAV) nm– 1 enterovirus ARN 27, thời gian ủ bệnh
ngắn 2 – 6 tuần, lây truyền phân – miệng. Triệu chứng đặc trưng là
vàng da
-Virut viêm gan B (HBV) gây viêm gan huyết thanh – virut AND 42
nm, có thời gian ủ bệnh tương đối dài. Lây truyền qua đường máu
-Viêm gan siêu vi không A, không B (Flavirus 50 – 60 nm, calicivirus
32 – 34 nm)
-Viêm gan delta mãn tính gây nên bởi virus ARN 28 – 35 nm
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.3 VIRUS GÂY BỆNH (tt)
2.3.3.1 Viêm đường ruột do siêu vi
Viêm đường ruột có lẻ là bệnh truyền nhiễm do nước phổ biến nhất.
Nguyên nhân: do ký sinh trùng protozoa, vi khuẩn, virus gây bệnh
Rotavirus là những hạt 70 nm có chứa chuỗi xoắn kép ARN bao quanh
bởi capsid có vỏ đôi – gây viêm đường ruột ở trẻ < 2 tuổi, người già. Con
đường lây nhiễm: phân – miệng, hô hấp
Tác nhân loại Norwalk virus < 27 nm. Phát hiện ở Norwalk, Ohio. Con
đường lây bệnh: nước, thực phẩm. Triệu chứng: tiêu chảy, nôn ói; tấn
công vào ruột non
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.4 KÝ SINH TRÙNG PROTOZOA
Phần lớn những ký sinh trùng protozoa tạo thành nang
có khả năng tồn tại ở ngoài vật chủ dưới những đk bất lợi
Dưới những đk thích hợp thể dưỡng bào lại được
phóng thích khỏi nang – gọi là sự xuất nang
Những PROTOZOA hây bệnh cho người qua đường nước đáng
chú ý:
Giardia lamblia
2.3.4.1 Giardia lamblia
- Kst có roi, có thể dưỡng bào hình quả lê và có
giai đoạn nang hình trứng
- ổ chứa: nước thải sinh hoạt, động vật nuôi và
hoang dại
-Nhiễm trùng xảy ra khi ăn các nang có trong
nước
- Liều truyền nhiễm từ 10 – 100 nang
- Triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi,
tiêu chảy
- Kst có thể bao phủ biểu mô ruột non, cản trợ
sự hấp thụ chất dinh dưỡng; hóa nang khi đi
qua ruột và đến đại tràng
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.4.2 Cryptosporidium
Kst dạng cầu khuẩn, gây nhiễm trùng cho người và da súc
-Giai đoạn gây nhiễm của protozoa này là nang trứng
- sau khi con người ăn vào, nang trứng xuất nang và phóng
thích thể dưỡng bào gây nhiễm, kí sinh ở tế bào biểu mô
đường ruột
-Liều gây nhiễm: tùy loài động vật 1 – 1000 nang
-Triệu chứng: tiêu chảy ồ ạt, tiêu chảy nước, buồn nôn, sốt
nhẹ, giảm cân
-Thời gian triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của
bệnh nhân
-Con đường lây nhiễm: người – người, đường nước, đường
thức ăn và do gia súc
Cryptosporidium
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.4.3 Entamoeba histolytica
Tạo thành nang gây nhiễm đượ phóng thích trong 1 thời
gian tương đối dài bởi người mang trùng không triệu
chứng; tồn tại trong nước và nước thải
-Con đường truyền nhiễm: nước, thức ăn nhiễm bẩn;
gây bệnh lỵ amib
-Triệu chứng: thay đổi từ tiêu chảy đến táo bón đến kiết
cấp tính, có thể gây tử vong
Entamoeba histolytica
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.4.4 Naegleria
Là kst trong nước thải, nước bề mặt, hồ bơi, đất, nước sinh
hoạt, nước thải bị ô nhiễm nhiễm
Naegleria flowleri là tác nhân căn nguyên của viêm màng
não amib nguyên phát.
-Bệnh dẫn đến tử vong sau 4 – 5 ngày xâm nhập vào cơ thể
- con đường truyền nhiễm: qua niêm mạc của khoang mũi
và di cư vào hệ thần kinh trung ương
Neagleria
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.5 GIUN SÁN
Trứng là giai đoạn gây nhiễm của giun sán, được bài xuất
từ phân và lây lan bằng nước thải, đất và thực phẩm.
2.3.5.1 Taenia spp
-Taenia saginata - sán dải bò, Taenia solium – sán dải heo
-KST này phát triển trong vật chủ trung gian trở thành ấu trùng
và chúng đến người – vật chủ cuối
-Triệu chứng: rối loạn ruột, đau bụng, giảm cân
Sán dải Bò, Heo
Sán dải chó
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.5.2 Ascaris lumbricoides(Giun đũa)
- Bệnh này có thể mắc phải do nuốt chỉ 1 hoặc vài trứng giun
- Cá nhân bị nhiễm bài xuất một lượng lớn trứng và mỗi con
- Ascaris cái có thể tạo ra khoảng 200.000 trứng / ngày
- Trứng đặc nên dễ bị loại khỏi nước sau quá trình lắng tại
trạm xử lý nước thải
Vd: xử lý bằng bùn hoạt tính được chứng minh loại bỏ tốt
trứng giun
Giun đũa
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.5.3 Toxocara canis
Loài này chủ yếu gây nhiễm cho trẻ em có thói quen ăn bẩn
-Gây rối loạn đường ruột
-ấu trùng có thể di cư vào mắt, gây tổn thương nhãn cầu, đôi khi
dẫn đến mù mắt
2.3.5.4 Trichuris trichiura
Gây bệnh giun xoắn ở người (giun tóc)
Trứng của chúng đặc và lắng dễ dàng trong bể lắng
Giun tóc
2.3 VSV GÂY BỆNH VÀ KÝ SINH TRÙNG TÌM THẤY
TRONG NƯỚC THẢI (tt)
2.3.6 Những VSV gây bệnh khác
- Tảo lục, tảo lam: Anabaena flos-aquae; Microcystis aeruginosa;
Schizothrix calcicola.
- Những tảo này tạo ngoại độc tố cũng như nội độc tố
- Gây triệu chứng viêm dạ dày ruột
CHƯƠNG 3: VSV CHỈ THỊ
(indicator microorganism)
3.1 Khái niệm
3.2 Tổng quan những VSV chỉ thị
3.3 Phương pháp xác định
VSV CHỈ THỊ
3.1 Khái niệm
-Là những cá thể, quần thể hay quần xã có khả năng thích ứng
hoặc rất nhạy cảm với môi trường nhất định. Chúng có thể chỉ
thị về độ sạch, độ nhiễm bẩn của thủy vực
-Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguổn nước , ngoài các thông
số hóa lý, ta cần quắc các vi sinh chỉ thị: E. coli, tổng Coliform
và các virus gây bệnh (pathogen)
Vi sinh vật chỉ thị
Một số tiêu chuẩn cho VSV chỉ thị lý tưởng:
• Là VK đường ruột của động vật máu nóng
• Có mặt khi trong mẫu hiện diện VSV gây bệnh nhưng
trong mẫu sạch thì không có mặt
• Có mật độ lớn hơn so với VSV gây bệnh
• Có khả năng đề kháng tương đương với VSV gây bệnh
• Không tăng số lượng trong môi trường
• Phát hiện nhanh và dễ
• Không gây bệnh
Mục đích sử dụng
của nguồn nước
VSV CHỈ THỊ
Nước uống Coliform tổng số
Nguồn nước ngọt cho các dịch vụ
giải trí
Fecal coliform
E. Coli
Enterococci
Nguồn nước lợ cho các dịch vụ
giải trí
Fecal coliform
Coliform tổng số
Enterococci
Khu vực sinh trưởng của các loài
ốc sò
Fecal coliform
Coliform tổng số
Tưới tiêu trong nông nghiệp Coliform tổng số
(cho nước thải đã xử lý)
Nước thải sau khi khử trùng Fecal coliform
Coliform tổng số
VSV CHỈ THỊ
• Coliforms: tiêu chuẩn cho phép là 20 khuẩn lạc/1l nước sinh hoạt
• E. coli: tiêu chuẩn cho phép là 0 khuẩn lạc/1l nước sinh hoạt
QCVN VSV Giá trị
(MPN/100ml)
14/2008/BTNMT
(nước thải)
Tổng coliform 3000-5000
09/2008/BTNMT
(nước ngầm)
E. Coli
Tổng coliform
KPH
3
08/2008/BTNMT
(nước mặt)
E. Coli
Coliform
20-200
2500-10000
10/2008/BTNMT
(nước biển)
Coliform 1000
Nhóm vi khuẩn chỉ thị thường gặp
• Coliforms
Tổng coliforms
Coliforms phân
Escherichia coli
• Streptococci
Streptococci phân
Enterococci
• Vi khuẩn kị khí sinh bào tử
Clostridium perfringens
Bifidobacteria
Bacterriods
Bacteriophage
Nấm men và VK kháng cồn kháng a xít
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.1 Tổng số coliform
Là : VK hiếu khí hay kị khí tùy tiện, G(-), không sinh bào tử,
hình que, lên men lactose và sinh khí trong vòng 48h, 35oC
Gồm: E.coli, Enterobacter, Klebsiella và Citrobacter (trong phân
người và gia súc)
Là VK chỉ thị xác định chất lượng của nước
Phát hiện thông qua Phương pháp MPN (Most Probable
Number)
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.2 Coliforms phân
Gồm tất cả những coliform có thể lên men lactose ở
44,5oC; gồm: Escherichia coli và Klebsiella
pneumoniae
Chỉ thị hiện diện của phân của ĐV máu nóng
Phát hiện bằng phương pháp kiểm tra Coliform chịu
nhiệt
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.3 Streptococcus phân
Gồm: Streptococcus faecalis, S.bovis, S.equinus và S.
avium
Trú ẩn trong đường tiêu hóa của người và ĐV máu nóng
Chỉ thị dùng để phát hiện sự nhiễm phân trong nước
Tỷ số coliform phân/ streptococci phân (TC/FS) chỉ thị cho
nguồn gốc của ô nhiễm nước bề mặt
- Tỷ số > 4 nhiễm bẩn có nguồn gốc con người
- Tỷ số < 0,7 chỉ thị cho ô nhiễm từ súc vật
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.4 Vi khuẩn kị khí
- Clostridium perfringens: G(+), sinh bào tử, hình que tạo bào
tử rất đề kháng với môi trường bên ngoài và chất khử trùng
(không dùng làm chất chỉ thị)
- Difidobacteria: không sinh bào tử, G+, chỉ thị ô nhiễm phân (B.
bifidum, B. adolescentis, B. infantis)
- Bacterroides: xuất hiện ở đường tiêu hóa ở nồng độ 1010 tế
bào/1 gram phân. VD: B. fragilis (gây nhiễm trùng cơ hội).
Thử nghiệm kháng thể huỳnh quang để phát hiện
Bacterroides
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.5 Bacteriophage
- Bacteriophage tương tự virut đường ruột nhưng chúng
dễ dàng được phát hiện trong mẫu môi trường và được
tìm thấy với số lượng cao hơn virus đường ruột
- Bacteriophage là chỉ thị của Bacteriods trong mẫu có
nhiễm phân. Tuy nhiên, cũng mới chỉ là đề nghị
- Ứng dụng Bacteriophage trong phát hiện nhanh VSV chỉ
thị là hướng nghiên cứu tương lai khi kỹ thuật phát triển
- Chúng cũng chỉ thị cho việc đánh giá chất lượng nước
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.6 Nấm men và VSV kháng acid
Một số nhà nghiên cứu đề nghị dùng nấm men và
mycobacteria kháng acid là chỉ thị cho hiệu quả khử
trùng
Mycobacterum fortuitum đề kháng tốt với Chlor tự
do và ozone hơn E.coli hay poliovirus type 1
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.7 ĐẾM VI SINH DỊ DƯỠNG
- Đếm vi sinh dị dưỡng – HPC (Heterotrophic Plate Count) là đếm
tổng số vi khuẩn yếm khí và hiếu khí tùy tiện mà chúng thu C và
năng lượng từ những hchc. Số khuẩn lạc đếm được phụ thuộc vào
thành phần của môi trường, thời gian ủ, nhiệt độ ủ
- Nhóm này gồm những VK (G-) thuộc các chi:
Pseudomonas, Aeromonas, Klebisella, Flavobacterium,
Enterobacter, Citrobacter, Serratia, Acinebacter....
- Trong nước uống, số lượng VK dị dưỡng : 1CFU – 104
CFU/ml
Chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: nhiệt độ, [Chlor dư], [chất hữu
cơ]
3.2 TỔNG QUAN VSV CHỈ THỊ
3.2.8 CHỈ THỊ HÓA HỌC CỦA CHẤT LƯỢNG NƯỚC
- Là chất sterol phân gồm: coprostanol, coprosterol,
cholesterol và coprostanone
- Sterol phân có thể thoái hóa sau quá trình xử lý nước
và không bị ảnh hưởng bởi chlor
a. Chlor dư tự do: là chỉ thị tốt của chất lượng nước uống
b. Nồng độ nội độc tố:
Là những lypopolysaccharides tồn tại trong màng ngoài
của VK G-
Được đo lường bằng thử nghiệm Limulus amid Lysat
(LAL)
3.3 PHÁT HIỆN NHỮNG VSV CHỈ THỊ
3.3.1 Phát hiện coliform phân và tổng coliform
Được phát hiện bằng phương pháp thống kê (Most Probable
Number - MPN) hay bằng phương pháp màng lọc
3.3.2 Phát hiện nhanh coliform
a. Phân tích enzyme
b. Kháng thể đơn dòng
c. Phương pháp phản ứng chuỗi polymerase/probe-gen
3.3.3 Đếm đĩa dị dưỡng
3.3.4 Bacteriophage
– Cô đặc phage
– Khử nhiễm cho dung dịch cô đặc
– Phân tích phage
Streptococcus và Enterococcus
• Streptococcus phân
(chuỗi khuẩn phân)
– S. faecalis
– S. faecium
– S. avium
– S. bovis
– S. equinus
– S. gallinarum
• Enterococcus
(cầu khuẩn đường ruột)
• Những loại sau có thể
sống trong môi trường
chứa 6.5% muối
– S. faecalis
– S. faecium
– S. avium
– S. gallinarum
Phân tích Enzyme
• Dựa vào sự có mặt của enzym trong quá trình nuôi
cấy để xác định loại VK có mặt trong mẫu
• Vi khuẩn thuộc nhóm coliform tổng cộng có enzyme
– β-D-galactosidase là enzym thủy phân đường
– ortho-nitrophenyl- β-D-galactopyranoside (ONPG)
• E. coli có enzyme
– β-glucuronidase là enzym thủy phân
– 4-methylumbelliferyl-β-glucuronide (MUG)
Kháng thể đơn dòng
(monoclonal antibody)
• Các kháng thể đơn dòng chỉ nhận biết một
epitope trên một kháng nguyên cho sẵn.
• Các kháng thể đơn dòng cùng một dòng
thì giống hệt nhau và được sản xuất bởi
cùng một dòng tương bào.
Kháng thể huỳnh quang
• Kháng thể huỳnh quang
– Trong đó kháng nguyên trong phần mô có vị trí
tương đồng kháng thể có gắn nhãn với thuốc
nhuộm huỳnh quang
– Hoặc xử lý các kháng nguyên với kháng thể không
có nhãn theo sau là một lớp thứ hai của
antiglobulin có gắn nhãn với thuốc nhuộm huỳnh
quang
PCR (Polymerase Chain Reaction)
Phản ứng chuỗi tổng hợp- Phản ứng khuyếch đại gen
• Có đoạn mồi
• Quy trình có khoảng
vài chục vòng:
– Tăng nhiệt độ để
tách AND
– Hạ nhiệt độ để gắn
mồi
– Kéo dài
• Sác ký gel agarose
• So sánh với chuẩn
CHƯƠNG 4: KHỬ TRÙNG NƯỚC
VÀ NƯỚC THẢI
4.1 TỔNG QUAN
Khử trùng là quá trình loại bỏ những vi sinh gây bệnh
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG:
- Phá hủy thành tế bào
- Thay đổi khả năng thẩm thấu của tế bào
- Thay đổi hệ keo tự nhiên của tế bào
- Tác động đến DNA
- Tác động đến nhóm xúc tác hoạt động của enzyme
TỔNG QUAN
• Khử trùng nước là loại khỏi nước các loại VSV
có khả năng gây bệnh cho người và súc vật
• Các loài VSV gây bệnh: virut, vi khuẩn, ĐVNS,
tảo, nấm
• Ngăn chặn nguy cơ gây 1 số bệnh: tả, lỵ,
thương hàn
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.1 Loại hóa chất khử trùng
Một số hóa chất được sử dụng:
- Ozone
- Dioxide chlor
- Chlor
-
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.2 Loại VSV
- Những VSV gây bệnh có sức đề kháng thay đổi rất nhiều để
chống lại chất khử trùng
- Đa phần VK sinh bào tử có sức đề kháng với chất khử trùng
tốt hơn VK sinh dưỡng
- Sức đề kháng khác nhau với chất khử trùng của những vi
khuẩn dinh dưỡng khác nhau
Vd: sức đề kháng với khử trùng thay đổi theo thứ tự sau:
VK sinh dưỡng < VK đường ruột < VK sinh bào tử < nang
protozoa
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.3 Nồng độ khử trùng và thời gian tiếp xúc
Mức độ bất hoạt vi sinh gây bệnh với chất khử trùng
tăng với thời gian và theo lý tưởng tuân theo động
học bậc 1
No : số lượng vi sinh ở thời điểm ban đầu
Nt : số lượng vi sinh ở thời điểm t
k: hằng số phân hủy
t : thời gian
Nt /No = e-kt
4.2.3 Nồng độ khử trùng và thời gian tiếp xúc
- Việc bất hoạt VSV gây bệnh với chất khử khuẩn tăng với thời
gian tiếp xúc và nồng độ chất khử khuẩn
- Mối quan hệ giữa C và T tuân theo luật Watson:
K = Cn t
Trong đó: K: hằng số tiếp xúc
C: nồng độ chất khử trùng
t: thời gian cần thiết để diệt đến 1 giới hạn nhất định
n: hệ số pha loãng
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.4 Tác động của pH
Trong quá trình khử trùng bằng Chlor, yếu tố pH kiểm
soát lượng HOCl và OCl- trong dung dịch
Đối với khử trùng E. coli HOCl hiệu quả hơn OCl- 80 lần
Sự bất hoạt vi khuẩn, virus và nang protozoa bởi
dioxide chlor có hiệu quả hơn ở pH cao
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.5 Nhiệt độ
Hiệu quả bất hoạt VSV và kí sinh trùng gia tăng
khi nhiệt độ gia tăng
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.6 Cạnh tranh hóa học và vật lý đối với
việc khử trùng
- Những hợp chất cạnh tranh với tác dụng khử
trùng: hợp chất chứa N vô cơ và hữu cơ, Fe,
Mn, H2S
- Độ đục (chất vô cơ, hữu cơ lơ lửng)
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.7 Tác dụng bảo vệ của những động vật không
xương sống
Trong hệ thống phân phối nước, giun tròn có thể
nuốt virus và VK gây bệnh bảo vệ các giống VSV
khỏi tác động của chlor
VK gây bệnh đường ruột bảo vệ khỏi tác động của
chlor khi được protozoa nuốt vào
4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khử trùng
4.2.8 Những yếu tố khác
- Một số nghiên cứu cho thấy VK chỉ thị và gây bệnh
được nuôi cất trong ptn nhạy cảm hơn loại mọc
trong mt nước tự nhiên
Vd: Flavobacterium sp
- Klebsiella pneumoniae đề kháng với chloramine
hơn khi mọc trong môi trường thiểu dưỡng
TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN CHẤT KHỬ TRÙNG
• Khử mùi
• Dễ tìm trên thị trường, giá thành thấp
• Dễ dàng sử dụng và không gây nguy hiểm cho
người vận hành
• Dễ dàng đo và xác định nồng độ
CHỈ TIÊU VI SINH THEO QCVN
• Nước cấp theo TCVN 5502:2003
- E.coli và coliform chịu nhiệt không tồn tại
- Coliform tổng < 2,2 MPN/100ml
• Nước thải theo QCVN 14:2008/BTNMT
<3000 MPN/ 100ml (loại A)
< 5000 MPN/100ml (loại B)
NHỮNG YẾU TỐ KHÁC
• Yếu tố dinh dưỡng
• Khả năng đề kháng của VSV
• Sinh lý VSV
• Môi trường thay đổi
• Tế bàoVK, hạt virus, nang protozoa kết cụm
TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN CHẤT KHỬ TRÙNG
• Độc với VSV ở nồng độ thấp, không độc đối với
người và súc vật
• Phải hòa tan trong nước tạo thành dung dịch đồng
nhất, ổn định và có thể duy trì một nồng độ dư nào
đótrong một thời gian dài
• Có hiệu quả với nước ở nhiệt độ thường
• Không có tác dụng với chất hữu cơ
PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG
• PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ:
- Nhiệt
- UV
- Áp suất
- Kết hợp
• PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC:
- Sử dụng các chất oxy hóa mạnh
- Chlor hóa và các hợp chất
- Ozone
- Kim loại
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG
• Hiệu quả khử trùng
• Lượng tồn dư của tác nhân khử trùng và VSV
• An toàn cho người vận hành
• Các sản phẩm tạo thành trong quá trình khử
trùng
4.3
KHỬ TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
- Chlor và các hợp chất của chlor
- ozone
LOẠI CHẤT KHỬ TRÙNG
• Ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng
• Một số chất khử trùng ozone, dioxide chlor (ClO2) cótính oxy hóa mạnh hơn loại khác như chlor..
• Theo White (1972): xắp xếp khả năng khử trùng của
các chất:
Ozone> chlorine dioxide ClO2 > hypochlorous acid HOCl> hypochlorite ion (ClO-) > dichloramine NHCl2 >monochloramine NH2Cl
Hiệu quả khử trùng của các phương pháp
PHƯƠNG PHÁP HiỆU QUẢ (%)
Lọc thô 0-5
Lọc tinh 10-20
Bể lắng cát 10-25
Bể lắng sơ hoặc thứ cấp cơ học 25-75
Bể lắng sơ hoặc thứ cấp có thêm hóa
chất trợ lắng
40-80
Bể lắng sinh học nhỏ giọt 90-95
Bể bùn hoạt tính 90-98
Chlorine hóa nước thải sau xử lý 98-99
CHLOR VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHLOR
TRONG KHỬ KHUẨN
KHỬ TRÙNG BẰNG CHLOR
• Rẻ tiền
• Sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải đô thị
• Khi hiểu và vận hành đúng là quá trình an toàn,
thực tế và hiệu quả
• Khử trùng bể chứa và đường ống
• Ngăn quá trình ăn mòn do H2S
• Khử mùi, vị, tảo và váng nhớt (quần thể VSV sống
bám)
• Loại dầu mỡ
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHLOR
• Tác động lên cấu trúc màng, dẫn đến hủy hoại
tính thấm của tế bào
• Tác động đến AND phân tử mang thông tin di
truyền
• Tác động đến nhóm hoạt động xúc tác của
enzyme
Hóa học của Chlor
• Khí Chlor trong nước thủy phân theo pt:
Cl2 + H2O HOCl + H+ + Cl-
Acid hypochlorous phân ly trong nước:
HOCl H+ + OCl-
HOCl kết hợp với ammonian và hc N hữu cơ tạo
chloramin
pH %HOCl %OCl-
8,5 10 90
8 21 79
7,5 48 52
7 72 28
6,5 90 10
6 96 4
5 100 0
Tác dụng khử trùng của HOCl > OCl- : 40 – 80 lần
Khả năng khử trùng của Chlor Cl2 phụ thuộc hàm lượng HOCl
Nồng độ HOCl phụ thuộc nồng độ iob H+ trong nước hay phụ thuộc pH
• Trong 3 hợp chất chlor (HOCl, OCl- và NH2 ):HOCl có hiệu quả nhất trong việc bất hoạt VSV
trong nước và nước thải
• Trong mt thường có những chất cạnh tranh
nên nồng độ chlor cung cấp thường cao hơn
(20-40ppm) để giảm lượng virus
HÓA HỌC CỦA CHLOR
• Dạng khí Cl2 màu vàng nhạt, mùi khó chịu, rấtđộ
• Nhiệt độ 15o C: Cl2 hóa lỏng dưới áp lực5,57atm
• Gây tổn thương mắt, đường hô hấp
• Hòa tan trong nước, khử trùng nước có chứa
phenol và hàm lượng chất hữu cơ cao
HÓA HỌC CỦA CHLOR
• Khi sử dụng Chlorua vôi, phản ứng diễn ra như sau
Ca(OCl)2 + H2O = CaO + 2 HOCl2HOCl = 2H+ + 2OCl-
• Sodium hypochlorite (Javen)
NaOCl = Na+ + OCl-
OCl- + H+ = HOCl
• Khi cho Chlor và trong nước ngoài việc diệt VSV, nó còn khử cácchất hòa tan và NH3HOCl + NH3 = NH2Cl + H2OHOCl + NH2Cl = NHCl2 + H2OHOCl + NHCl = NCl3 + H2OMonochloramine < dichloramine: 3 – 5 lần
Dicloramine < HOCl : 20 – 25 lần
Dạng Chloramine
SỰ TẠO THÀNH CÁC DẠNG CHLORAMINE
PHỤ THUỘC pH CỦA NƯỚC
• pH = 7 – 8 tạo monochloramine
• pH = 4,5 – 8,5 tạo monochloramine và
dichloramine
• pH < 4,5 tạo nitrogen trichloride (mùi hăng)
• Tổn thương tế bào do chlor
Tác nhân hóa (chlor, kl nặng ở liều thấp hơn gây chết), lý có
thể gây ra tổn thương tế bào VK, làm giảm nhỏ kích thước,
tổn thương rào chắn tế bào, thay đổi sinh lý tế bào
Tế bào VK bị tổn thương do chlor vẫn còn giữ khả năng sản
sinh độc tố và có khả năng hồi phục trong ruột non của động
vật, giữ lại khả năng sinh bệnh
Khả năng khử trùng của chlor tự do
• Khả năng khử trùng của chlor tự do có thể
tăng cường bằng:
- KCl, NaCl, CsCl
- KL nặng
ĐỘC TÍNH CỦA CHLORAMINE
• Khả năng đề kháng với Chloramine
Nang protozoa > virus > vi khuẩn sinh dưỡng
• Khí Chlor dư và các hợp chất Chlor hóa có khả
năng sinh ung thư
• Sử dụng chlor trong khử khuẩn cần lưu ý đến
mùi khó chịu do Chlor dư tạo thành các độc tố
dichloramine và trochloramine
• Chloramine có tính độc với cá và động vật
không xương sống
SỬ DỤNG DIOXIDE CHLOR TRONG KHỬ KHUẨN
HÓA HỌC CỦA DIOXIDE CHLOR (ClO2 )
• Không tạo thành trihalomethane
• Không tạo thành chloramine
• Không thể dự trữ ở dạng nén trong những
bình chứa, dioxide chlor phải được sản xuất
tại chỗ
2 NaClO2 + Cl2 -> 2ClO2 + NaCl
ClO2 + OH- -> ClO2- + ClO3- + H2O
TÁC DỤNG CỦA DIOXIDE CHLOR (ClO2 )
• Khả năng khử khuẩn tăng khi pH tăng (4,5 – 9)
• Khả năng khử khuẩn của ClO2 > Chorine
• Hàm lượng yêu cầu khử trùng: 0,2mg/l trong 15
phút
• Khử trùng nước chứa phenol, hàm lượng CHC cao
• Có khả năng khử khuẩn đối với nang protozoa, vi
khuẩn, virus
• Bacteriophage bị bất hoạt nhiều hơn ở pH = 9
ĐỘC TÍNH CỦA DIOXIDE CHLOR (ClO2 )
• Cản trở chức năng tuyến giáp
• Tạo huyết thanh cao đối với súc vật ăn ít canxi
và nhiều lipid
• Hai sản phẩm phụ ClO2- , ClO3- phá hủy tế bàohồng cầu
LiỀU LƯỢNG CỦA CHLORINE
• Xử lý nước cấp
- Nước ngầm: 0,7 – 1 mg/l
- Nước mặt: 2 – 3 mg/l
- Xử lý nước nhiễm bẩn nặng, màu, mùi: 10 mg/l
• Xử lý nước thải
- Sau xử lý cơ học: 10 g/m3
- Sau xử lý sinh học hoàn toàn: 3 g/m3
- Sau xử lý sinh học không hoàn toàn: 5 g/m3
KiỂM TRA CHLOR DƯ TRONG NƯỚC
• Ngăn cản sự nhiễm bẩn lại của nước trong hệ
thống phân phối nước
• Nồng độ chlor dư trong nước 0,2 – 0,3 mg/l
SỬ DỤNG OZONE TRONG KHỬ KHUẨN
HÓA HỌC CỦA OZONE
• Ozone tạo ra những góc tự do bất hoạt VSV,
ảnh hưởng tính thấm, hoạt động enzyme và
AND của tế bào
HÓA HỌC CỦA OZONE
• Khí độc, hơi xanh, có mùi cay
• Có tính oxy hóa mạnh hơn chlorine
• Khử trùng, khử màu, mùi vị
• Không ổn định, mất trong vài phút
• Không hình thành lượng dư
• Nồng độ gây hại sức khỏe; 0,25mg/l
• Cực độc ở nồng độ: 1mg/l
• ƯU ĐIỂM
- Không tạo sản phẩm phụ độc hại
- Không tạo thành mùi và màu
- Không tồn dư trong nước
- Tăng vận tốc lắng của hạt lơ lửng
- Tăng DO, giảm nhu cầu oxy, giảm chất hữu cơ
• NHƯỢC ĐIỂM
- Phải đạt đến nồng độ ngưỡng để tạo điều kiện khử trùng
- Không hiệu quả với lưu lượng lớn (quá trình hòa tan khó)
- Các chất hữu cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình
- Giá thành cao và tốn năng lượng
THIẾT BỊ PHÁT OZONE
• Tạo thành bằng cách cho luồng không khí khô đi
ngang qua những điện cực được tách rời bởi 1 khe
không khí và chất điện môi, và đưa vào dòng điện
xoay chiều với điện thế thay đổi từ 8000 – 20000V
• Liều lượng:
- Nước ngầm: 0,75 – 1 mg/l
- Nước mặt: 1 – 3 mg/l
- Nước thải: 5 – 15 mg/l
• Thời gian tiếp xúc: 5phút
Khử trùng bằng ozone
BỂ XỤC KHÍ
Thiết bị lọc
sạch khí
Nước đã xử lý
cấp II
MÁY TẠO OZONEKhông khí
Nước thải vào hệ
thống công cộng
KHỬ TRÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ
Tia cực tím (UV)
Nhiệt độ
TIA CỰC TÍM UV
• Tia UV tồn tại trong ánh sáng tự nhiên
• Bước sóng 100 – 400 nm : miền nằm giữa tia X
và vùng ánh sáng khả kiến
• Bước sóng khử trùng hiệu quả: 240 – 280nm
• VSV bị khử trùng bởi UV: protozoa, VK, virus
CƠ CHẾ KHỬ TRÙNG CỦA TIA UV
• Tia bức xạ có nước sóng khoảng 254 nm sẽ
xâm nhập vào thành và màng tế bào
• Gây tác động đến AND, ARN gây ảnh hưởng
đến tổng hợp protein và enzyme
• Tế bào VSV không bị chết mà mất khả năng tái
sinh
LiỀU LƯỢNG UV
• Liều lượng (mW s/cm2 hoặc mJ/cm2)
= UV cường độ (I, mW/cm2) x thời gian tiếp xúc (t,s)
• Liều lượng cung cấp được đo bằng đầu dò cường độ
UV, lưu lượng kế, hệ số truyền UV
Khử trùng bằng tia UV cần quan tâm
đến các yếu tố sau:
• Độ xuyên thấu của tia
• Năng lượng của loại tia
• Thời gian tiếp xúc
• Công thức tính liều lượng trong khử trùng nước
thải
D = I x t
- D: liều UV (mW s/cm2)
- I : cường độ bức xạ (mW/cm2)
- t: thời gian tiếp xúc (s)
Tác động của chất lượng nước
• Khả năng hấp thu UV của nước ảnh hưởng đến
sự lan truyền của ánh sáng: hấp thu UV tăng -
cường độ UV trong nước giảm – hiệu quả khử
trùng giảm
• Chỉ tiêu ảnh hưởng:
- các hợp chất hữu cơ
- Kim loại
- Ion âm (NO3-)
- SS
ƯU ĐiỂM
• Dễ dàng lắp đặt và vận hành
• Không tạo các sản phẩm phụ
• Không bổ sung hóa chất khác
• Không tạo ra mùi, dư lượng
• Thời gian diệt khuẩn ngắn
• An toàn
• Hiệu quả khử khuẩn cao, đặc biệt khử Giardia
lamblia và Crytosporidium
NHƯỢC ĐiỂM
• Chi phí vận hành cao (chi phí năng lượng)
• Vỡ đèn – nguy cơ ô nhiễm thủy ngân
• Đèn bị bám bẩn
• Phụ thuộc vào chất lượng nước
• Thay đèn
• Thiết bị đo lường đầu dò phải có độ tin cậy
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ UV
• Đèn được đặt ở độ sâu nhất định
• Khi nước chảy qua đền các bọt khí sẽ xuất
hiện
• Thời gian tiếp xúc 6- 10s
So sánh các phương pháp diệt khuẩn
PHƯƠNG PHÁP TIA CỰC TÍM CHLORINE OZONE
Vốn đầu tư Vật lý Hóa học Hóa học
Chi phí vận hành Thấp TB Cao
Chi phí bảo trì, thay thế Thấp TB Cao
Tần xuất bảo trì Thấp TB Cao
Hiệu quả diệt khuẩn Rất tốt Tốt Không có kiểm
chướng
Thời gian tiếp xúc 1 – 3s 15 – 45 ph 10 – 15 ph
Nguy cơ đối với người
dùng
ít Lớn Lớn
Độc hại không Có có
Tính hóa học của nước
thay đổi?
không Có có
Có để lại mùi? không Có có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.pdf