Bài giảng Môi trường văn hóa và những rủi ro

Tài liệu Bài giảng Môi trường văn hóa và những rủi ro: Chương 3: MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG RỦI RO GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm văn hoá Các yếu tố văn hoá Các khía cạnh và khuynh hướng văn hoá Rủi ro do môi trường văn hoá và cách phòng ngừa Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 3 (trang 105 – 151) Khái niệm văn hóa. Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ của nhân loại. Tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa. Cho đến năm 1952 các nhà nghiên cứu người Mỹ A. Kroeber và C. Kluckhohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hoá. Đến năm 1972, trong cuốn Culture Theory xuất bản tại New York, các tác giả D. Kaplan và R.A. Manners khẳng định có 200 định nghĩa về văn hóa. Hơn ba chục năm nữa đã trôi qua và số khái niệm ngày càng nhiều hơn, nhưng đến nay vẫn chưa có được khái niệm thống nhất về văn hoá. Khái niệm văn hóa (tt). E.B. Tylor định nghĩa: “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, những tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả các khả năng v...

ppt38 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môi trường văn hóa và những rủi ro, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ NHỮNG RỦI RO GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khái niệm văn hoá Các yếu tố văn hoá Các khía cạnh và khuynh hướng văn hoá Rủi ro do môi trường văn hoá và cách phòng ngừa Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 3 (trang 105 – 151) Khái niệm văn hóa. Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ lâu trong ngôn ngữ của nhân loại. Tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa. Cho đến năm 1952 các nhà nghiên cứu người Mỹ A. Kroeber và C. Kluckhohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hoá. Đến năm 1972, trong cuốn Culture Theory xuất bản tại New York, các tác giả D. Kaplan và R.A. Manners khẳng định có 200 định nghĩa về văn hóa. Hơn ba chục năm nữa đã trôi qua và số khái niệm ngày càng nhiều hơn, nhưng đến nay vẫn chưa có được khái niệm thống nhất về văn hoá. Khái niệm văn hóa (tt). E.B. Tylor định nghĩa: “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, những tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả các khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội”. Khái niệm văn hóa (tt). Theo Edourd Herriot: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã đọc tất cả”. Còn theo Hosftede, thì “Văn hoá là sự lập trình tập thể của mọi người trong một môi trường”. Khái niệm văn hóa (tt). Theo định nghĩa văn hoá của UNESCO thì “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Tháng 12/1986, UNESCO phát triển thêm định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại, qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Khái niệm văn hóa (tt). Từ những điều nêu trên ta có thể rút ra kết luận: Văn hoá là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi một dân tộc. Các yếu tố văn hoá Ngôn ngữ (Language); Tôn giáo (Religion); Giá trị và thái độ (Values and Attitudes); Cách cư xử và phong tục (Manner and customs); Các yếu tố vật chất (Material elements); Thẩm mỹ (Aesthetics); Giáo dục (Education). Ngôn ngữ (Language) Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hoá vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng. Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác bạn sẽ thu được bốn lợi ích lớn. Thứ nhất, bạn sẽ hiểu vấn đề một cách dễ dàng, thấu đáo nhờ có thể trao đổi trực tiếp với đối tác mà không cần thông qua phiên dịch. Thứ hai, bạn có thể dễ dàng làm việc với đối tác nhờ có được ngôn ngữ chung. Thứ ba, có thể hiểu và đánh giá đúng được bản chất, ý muốn và cả những ẩn ý của đối tác. Cuối cùng, nhờ biết ngôn ngữ của đối tác bạn có thể hiểu và thích nghi với văn hoá của họ. Tôn giáo (Religion) Có nhiều tôn giáo, Phật giáo (Buddhist) Ki tô giáo là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ Chúa Giêsu (Jesus Christ), gồm: - Công giáo/ Thiên chúa giáo (Catholicisme), - -- - Chính thống giáo (Orthodoxe), - Tin lành (Protestantism), - Anh giáo (Anglicanism), Tôn giáo (Religion) (tt) Hồi giáo (Islamic), ra đời vào thế kỷ thứ VII sau công nguyên ở bán đảo Ả Rập. Khổng giáo - Nho giáo (Confucian), Do Thái giáo (Jewish), Ấn Độ giáo (Hiudu), … Tôn giáo (Religion) (tt) Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người. Tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh. Do đó, đến kinh doanh tại đâu thì phải nghiên cứu, hiểu những tôn giáo phổ biến tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng cần tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào, thì sẽ tránh được nhiều rủi ro. Giá trị và thái độ (Values and Attitudes) Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng và sai, tốt và xấu, quan trọng và không quan trọng. Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một hướng xác định đối với một đối tượng. Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của con người, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Giá trị và thái độ (Values and Attitudes) (tt) Giá trị và thái độ có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, vì vậy, khi tiến hành kinh doanh tại một thị trường mới cần nghiên cứu kỹ giá trị và thái độ của người dân địa phương thì mới có thể tránh bớt được tổn thất. Cách cư xử và phong tục (Manner and customs) Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội của một nước hay một địa phương. Những nếp sống, thói quen này được xem là phổ biến và đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù. Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thực hiện chúng. Cách cư xử và phong tục (Manner and customs) (tt) Mỗi dân tộc có những phong tục và cách cư xử đặc biệt của riêng mình. Nếu nghiên cứu và hiểu được phong tục và cách cư xử của đối tác, thì công việc sẽ tiến hành trôi chảy, thuận lợi; Còn ngược lại thì sẽ gặp rủi ro Các yếu tố vật chất (Material elements) Văn hoá vật chất (hay những yếu tố vật chất của văn hoá) là những sản phẩm do con người làm ra. Khi nghiên cứu văn hoá vật chất, chúng ta xem xét cách con người làm ra những sản vật (khía cạnh kỹ thuật), ai đã làm ra chúng và tại sao lại làm (khía cạnh kinh tế). Khi đánh giá những yếu tố của một nền văn hoá, cần xem xét cơ sở hạ tầng kinh tế, như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nguồn năng lượng…; cơ sở hạ tầng xã hội, như: hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, điều kiện nhà ở, vệ sinh… và cơ sở hạ tầng tài chính, như: hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội. Thẩm mỹ (Aesthetics) Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hoá, từ đó ảnh hướng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau. Thẩm mỹ của những nền văn hoá khác nhau rất khác nhau => Cần nghiên cứu để tránh rủi ro. Giáo dục (Education) Giáo dục có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của văn hoá. Những người có giáo dục đọc nhiều, hiểu rộng, nhận biết được những gì đang xảy ra trên thế giới. Trình độ cao là điều kiện quan trọng để đạt được năng suất cao và dễ dàng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Giáo dục cũng tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản lý. Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu được văn hoá. Các khía cạnh và khuynh hướng văn hoá Geert Hofstede, nhà kinh tế học người Hà Lan, giáo sư danh dự của trường Đại học Tổng hợp Maastricht, đã tiến hành nghiên cứu các khía cạnh văn hóa bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, điều tra, phân tích định lượng rất công phu. Ông đã sử dụng bảng câu hỏi gồm 100 câu, thu thập ý kiến từ trên 116.000 nhân viên IBM từ 70 nước khác nhau. Kết quả nghiên cứu của ông được công bố trong tác phẩm Culture's Consequences: International Differences in Work - Related Values – 1980, trong đó ông đã rút ra 4 khía cạnh văn hoá: 4 khía cạnh văn hoá: Khả năng dám chịu rủi ro (Uncertainty/Risk avoidance - UAI); Chủ nghĩa cá nhân (Individualism - IDV); Tính cứng rắn (Masculinity-MAS); Khoảng cách quyền lực (Power distance - PDI). Khả năng dám chịu rủi ro Đánh giá cách xã hội phản ứng lại những điều không chắc chắn, những kết quả mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày. Ở một thái cực, có những xã hội dám chịu rủi ro, trong đó các thành viên có thể chấp nhận và đối phó với những rủi ro, bất trắc mà không quá lo lắng, sợ hãi. Con người trong những xã hội này có xu hướng chấp nhận những điều sẽ đến với mình, đón nhận rủi ro khá dễ dàng, vì vậy sẽ khoan dung hơn đối với những ý kiến và cách cư xử không giống họ. Ở một thái cực khác, có những xã hội không dám chịu rủi ro (luôn đề phòng mọi bất trắc), con người trong xã hội này luôn cảm thấy bị đe doạ bởi những sự mơ hồ, những điều không chắc chắn. Khả năng dám chịu rủi ro (tt) Dựa trên kết quả nghiên cứu của Hofstede thì Bỉ, Hy Lạp, Uruguay, Guatemala, Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước ít dám chịu rủi ro. Ngược lại, Đan Mạch, Thụy Điển, Hồng Kông, Singapore, Anh, Mỹ, Canada là những nước dám chịu rủi ro. Chủ nghĩa cá nhân Mô tả mối quan hệ giữa một cá nhân với những người xung quanh, qua đó cho thấy mối tương quan giữa tính cá nhân và tập thể. Dựa trên khía cạnh này ta thấy, một thái cực gồm những xã hội có mối quan hệ giữa các cá nhân rất lỏng lẻo. Những xã hội như vậy cho phép mức độ tự do cá nhân rất rộng rãi và mỗi người phải tự chăm lo đến lợi ích cá nhân của chính bản thân mình. Một thái cực khác, là những xã hội có tính tập thể cao, có nghĩa là, xã hội với những mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các cá nhân, tạo thành những nhóm người có chung quyền lợi (tập thể). Trong xã hội như vậy mọi người cùng chăm lo cho lợi ích tập thể và chỉ bảo vệ những ý kiến và niềm tin mà tập thể đã thông qua. Chủ nghĩa cá nhân (tt) Mỹ, Anh, Hà Lan, Canada là những nước điển hình đề cao chủ nghĩa cá nhân. Ngược lại, Ecuador, Guatemala, Pakistan, Indonesia, Đài Loan là những nước có chủ nghĩa cá nhân thấp. Theo Hofstede, theo thời gian mối tương quan giữa chủ nghĩa cá nhân và tập thể cũng có thể thay đổi, ví dụ: Ở Nhật Bản chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng, và hiện Nhật Bản là nước có chủ nghĩa cá nhân cao hơn các nước châu Á khác. Tính cứng rắn Gắn liền với mức độ xã hội tuân theo những tiêu chuẩn mà theo truyền thống được xem như nam tính hay nữ tính chiếm ưu thế. Tính cứng rắn (tt) Hofstede đánh giá Nhật, Úc, Ý, Venezuela và Mexico là những nước nam tính điển hình, còn Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan là những nước có nữ tính mạnh. Mỹ và các nước nói tiếng Anh khác được xem là những nước có nam tính tương đối cao Khoảng cách quyền lực Thể hiện mức độ bất bình đẳng của xã hội. Trong những xã hội có khoảng cách quyền lực cao, thì con người có khả năng về sức lực, trí tuệ, tài sản, vị trí xã hội khác nhau thì sẽ có quyền lực rất khác nhau. Ở những xã hội này, cấp dưới (người có quyền lực thấp) phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên (người có quyền lực cao). Trong những xã hội có khoảng cách quyền lực thấp thì sự bất công ít hơn, mọi người cố gắng duy trì sự công bằng tương đối trong việc phân chia quyền lợi, địa vị và của cải. Khoảng cách quyền lực (tt) Theo kết quả nghiên cứu của Hofstede thì những nước châu Mỹ La tinh như: Panama, Guatemala, Venezuela, Mexico, và các nước châu Á như: Ấn Độ, Malaysia, Philippines là những nước có khoảng cách quyền lực cao. Còn những nước như: Mỹ, Canada, Áo, Israel, Anh, Úc, Đan Mạch thì ở mức độ từ trung bình đến thấp. Rủi ro do môi trường văn hoá và cách phòng ngừa Rủi ro trong môi trường văn hóa: Rủi ro về ngôn ngữ (xem tr. 130 – 135) Rủi ro về tôn giáo (xem tr. 135 – 137) Tính đúng giờ; Sự khác biệt trong cách tổ chức đàm phán; Vai trò của cá nhân; Đạo đức và phép xã giao (xem tr. 137 – 142) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro do môi trường văn hoá. Nhận thức về văn hoá Thích nghi với các nền văn hoá khác Đào tạo về văn hoá, Thường có các chương trình sau: - Khái quát về môi trường (Environmental Briefing) - Định hướng văn hoá (Cultural Orientation) Đào tạo về văn hoá (tiếp) - Chương trình hấp thụ văn hoá (Culture assimilator) - Huấn luyện ngôn ngữ (Language training) - Huấn luyện sự nhạy cảm (Sensitivity training) - Chương trình thực nghiệm (Field experience). Tóm lại, Để phòng ngừa những rủi ro do môi trường văn hóa cần: - Hiểu biết về văn hóa - Học hỏi từ phong tục, tập quán, truyền thống và cách diễn đạt của người dân địa phương - Thích nghi với văn hóa của đối tác: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa sáng tạo và kinh nghiệm. Ngoài ra còn phải: - Nhạy cảm với văn hóa của đối tác. - Nhẫn nại, hiểu biết và biết hài lòng với những gì có được. - Chân thành, trung thực trong quan hệ với mọi người - Chấp nhận thử thách, dám dấn thân. Hãy luôn nhớ rằng: Một chặng đường dù đi ngàn dặm Cũng phải bắt đầu từ những bước đầu tiên. Bài tập chương 3 Bài tập thảo luận nhóm (tr. 147-150) Câu hỏi thảo luận: - Học tiếng Anh, những rủi ro do chưa giỏi tiếng Anh trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO. Cho ví dụ và phân tích. - Đánh giá tình hình và kết quả học tiếng Anh của sinh viên Việt Nam hiện nay. Phân tích những nguyên nhân thành công và thất bại trong học tiếng Anh của sinh viên Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả học tiếng Anh. - Đề xuất một mô hình học tiếng Anh hiệu quả ngay trong giảng đường của mình. Bài tập chương 3 Đề tài tiểu luận nhóm: Mỗi nhóm chọn một nền văn hóa/ một nước, nghiên cứu về nền văn hóa và những rủi ra khi làm việc với những người đến từ nền văn hóa đó, lập đề cương chi tiết, viết tiểu luận và trình bày kết quả nghiên cứu trước lớp. Bài tập chương 3 Làm bài tập chương 3, trang 147 - 151

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptC3_Moi truong van hoa va nhung rui ro.ppt