Tài liệu Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 10: Ngân hàng thương mại - Đặng Thị Quỳnh Anh: Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 1
CHƯƠNG 10
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh
Khoa Tài chính – ĐHNH TPHCM
Thời kỳ thượng cổ (trước công nguyên đến TK5)
Giai đoạn thế kỷ 5 đến 15
Giai đoạn thế kỷ 15 đến 18
Giai đoạn thế kỷ 18 – 20
Thế kỷ 20 đến nay
1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng trên thế giới
Thời kỳ thượng cổ
Hoạt động của các thương nhân làm nghề đổi tiền đúc:
Đổi các loại tiền của các quốc gia, vùng khác nhau
cho những người có nhu cầu
Nhận giữ hộ tiền cho các nhà buôn, dân chúng có
thu phí
Giai đoạn thế kỷ 5-15 SCN
Xuất hiện thêm nhiều nghiệp vụ mới
Sử dụng kế toán kép, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái trao
tay, bù trừ các số nợ lẫn nhau ở hai nơi, chiết khấu thương
phiếu.
Đặc điểm: mang sắc thái nghề cho vay nặng lãi
Hình thành trung tâm tài chính thương mại ở Ý (Florence),
Tây Ban Nha (Barcel...
9 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 10: Ngân hàng thương mại - Đặng Thị Quỳnh Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 1
CHƯƠNG 10
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh
Khoa Tài chính – ĐHNH TPHCM
Thời kỳ thượng cổ (trước công nguyên đến TK5)
Giai đoạn thế kỷ 5 đến 15
Giai đoạn thế kỷ 15 đến 18
Giai đoạn thế kỷ 18 – 20
Thế kỷ 20 đến nay
1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng trên thế giới
Thời kỳ thượng cổ
Hoạt động của các thương nhân làm nghề đổi tiền đúc:
Đổi các loại tiền của các quốc gia, vùng khác nhau
cho những người có nhu cầu
Nhận giữ hộ tiền cho các nhà buôn, dân chúng có
thu phí
Giai đoạn thế kỷ 5-15 SCN
Xuất hiện thêm nhiều nghiệp vụ mới
Sử dụng kế toán kép, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái trao
tay, bù trừ các số nợ lẫn nhau ở hai nơi, chiết khấu thương
phiếu.
Đặc điểm: mang sắc thái nghề cho vay nặng lãi
Hình thành trung tâm tài chính thương mại ở Ý (Florence),
Tây Ban Nha (Barcelona)
Giai đoạn thế kỷ 5-15
1401 NH Barcelona ở Tây Ban Nha, 1409 NH Valence ở Ý
được thành lập
Nghiệp vụ: nhận ký thác, cho vay, thu xuất ngân, chuyển
ngân cho khách hàng, giữ tài sản, bảo lãnh nợ
Đặc điểm
Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo thành một
hệ thống
Nghiệp vụ của các ngân hàng tương đối giống nhau.
1. Ngân hàng Amsterdam(1609 -1819) Hà Lan
1609 một ngân hàng lớn, chính thức được nhà nước cấp giấy
phép hoạt động, có tổ chức, ra đời ở Amsterdam.
Nghiệp vụ:
Nhận tiền gửi dưới dạng tiền đồng, vàng nén, bạc và cấp chứng chỉ
xác nhận việc gửi tiền
Phát hành chứng chỉ xác nhận số tiền gửi
Chuyển ngân, bảo lãnh, bù trừ, giữ tài sản cho chính quyền và công
chúng.
Cho chính quyền thành phố và các công ty vay những khoản tiền
lớn
Sụp đổ năm 1819 sau 210 năm hoạt động
Giai đoạn thế kỷ 15 -18
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 2
2. Ngân hàng Anh Quốc (Bank of England) 1694
1694 Quốc hội Anh chấp nhận cho phép thành lập Ngân
hàng Anh
1826 NH Anh được độc quyền phát hành tiền trong phạm
vi Luân Đôn với bán kính 65 dặm.
1833 NH Anh được độc quyền phát hành tiền pháp định
trên toàn xứ Anh và các ngân hàng khác không được phát
hành thêm tiền nữa.
NH Anh trở thành nơi cung cấp tài chính cho các hoạt động của
chính phủ, là nơi gửi tiền thuế của chính phủ và làm đại lý cho
chính phủ trong các giao dịch với nước ngoài
Giai đoạn thế kỷ 15 -18
Hoạt động các ngân hàng đã tạo thành hệ thống
TK 18 các ngân hàng phát hành tiền ngân hàng
Chính phủ các nước đã ban hành các đạo luật để hạn chế số
lượng ngân hàng được phép phát hành giấy bạc.
Hệ thống ngân hàng chia thành 2 nhóm:
- Nhóm được phép phát hành tiền
- Nhóm không được phép phát hành tiền.
Giai đoạn thế kỷ 18 -20
Giai đoạn đầu thế kỷ 20 đến nay
Sau cuộc khủng hoảng 1929 -1933 chính quyền các nước thực
hiện quốc hữu hóa các ngân hàng phát hành: Canada (1938), Đức
(1939), Pháp (1945), Anh (1946).
Khái niệm Ngân hàng trung ương ra đời thay thế cho khái niệm
ngân hàng phát hành.
Hệ thống ngân hàng 2 cấp được thiết lập:
• Ngân hàng trung ương
• Ngân hàng trung gian
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
a.Giai đoạn từ năm 1951 đến 1975
b. Giai đoạn từ năm 1975 – 1988
c. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
a.Giai đoạn từ năm 1951 đến 1975
Ở miền Bắc
Thời kỳ 1951 -1954
6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15 thành lập
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
• Thời kỳ 1955 - 1975
21/1/1960 NHQG Việt Nam được đổi tên thành NHNN Việt
Nam tổ chức theo mô hình ngân hàng một cấp
3.Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
a.Giai đoạn từ năm 1951 đến 1975
Ở miền Nam
Thời kỳ 1954 -1964
31/12/1954 Bảo Đại ký quyết định thành lập NHQG ở miền
Nam Việt Nam. Tổ chức hệ thống ngân hàng theo mô hình
hai cấp
Thời kỳ 1964 - 1975
Trước 30/04/1975 có 32 NHTM với 180 chi nhánh ở khắp
các tỉnh, thành phía Nam.
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 3
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
b. Giai đoạn từ năm 1975 – 1988
Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng của
chế độ Sài Gòn và tổ chức thanh lý các ngân hàng tư nhân
Toàn bộ hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình
ngân hàng một cấp
c. Giai đoạn từ năm 1988 – 1990
26/03/1988 HĐBT ban hành NĐ 53 tách hệ thống ngân
hàng Việt Nam thành 2 cấp:
NHNN VN là ngân ha ̀ng trung ương của VN, được tổ chức
thành hệ thống, thống nhất trong cả nước.
Các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc NHNN
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
d. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
04/01/1990 thành lập hệ thống Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ
tài chính, thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà
nước
24/05/1990 Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân
hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính.
26/12/1997 ra đời Luật NHNN Việt Nam và Luật các tổ chức tín
dụng
Giới thiệu hệ thống NHTM ở Việt Nam hiện nay
NHTM nhà nước (6)
NHTM cổ phần (38)
Ngân hàng liên doanh (5)
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (40)
Văn phòng đại diện NH nước ngoài tại Việt Nam (50)
NHTM 100% vốn nước ngoài (5)
2.Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của luật này và các quy định khác của pháp luật để
hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là
nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
cấp các dịch vụ thanh toán.
(Theo Luật các Tổ chức tín dụng 12/12/1997)
2.Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng cĩ thể được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của
Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân
hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
(Theo Luật các Tổ chức tín dụng 16/6/2010)
2.Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
• Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ
yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình cĩ thu nhập
thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
(Theo Luật các Tổ chức tín dụng 16/6/2010)
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 4
2.Khái niệm ngân hàng thương mại
Là tổ chức kinh doanh đặc
biệt, chuyên hoạt động trong
lĩnh vực tiền tệ và các dịch vụ
ngân hàng vì mục tiêu lợi
nhuận
Mô hình hoạt động của NHTM
Ngân hàng chuyên doanh
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp
Ngân hàng đa năng
Ngân hàng đa năng trực tiếp
Ngân hàng đa năng gián tiếp
Nghiên cứu
Phân tích ưu nhược điểm của mô hình
ngân hàng tách biệt với công nghiệp
chứng khoán và ngân hàng gắn liền với
công nghiệp chứng khoán.
Mơ hình NH đa năng trực tiếp
Ưu điểm Nhược điểm
Mô hình hoạt động của NHTM
Ngân hàng chuyên doanh
Là những ngân hàng chỉ chuyên hoạt động trong một lĩnh
vực nhất định nhằm phát huy lợi thế so sánh, đi sâu vào
chuyên môn hóa.
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp là những ngân hàng có thể
thực hiện đồng thời nhiều loại nghiệp vụ truyền thống
trong nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng đa năng là những ngân hàng ngoài thực hiện
các nghiệp vụ như ngân hàng kinh doanh tổng hợp còn thực
hiện các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại như: kinh
doanh và làm các nghiệp vụ về chứng khoán, nghiệp vụ
bảo hiểm
Mô hình hoạt động của NHTM
Ngân hàng đa năng có hai loại:
Ngân hàng đa năng trực tiếp: ngoài các nghiệp vụ truyền
thống của một ngân hàng kinh doanh tổng hợp còn trực tiếp
kinh doanh chứng khoán, làm các dịch vụ về chứng khoán,
bảo hiểm. Mô hình ngân hàng tại Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ
Ngân hàng đa năng gián tiếp: các NHTM không trực tiếp
kinh doanh chứng khoán và thực hiện các dịch vụ chứng
khoán và bảo hiểm mà được thực hiện gián tiếp thông qua
các công ty con của ngân hàng. Điển hình thực hiện mô hình
này là Ngân hàng liên hiệp Vương quốc Anh
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 5
3.Chức năng của NHTM
a. Chức năng quản lý tiền gửi
b. Chức năng trung gian tín dụng
c. Chức năng trung gian thanh toán
Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của NHTM
- Tổ chức kinh tế
- Doanh nghiệp
- Tổ chức xã hội
- Hộ gia đình,
dân cư
- Tổ chức kinh tế
- Doanh nghiệp
- Tổ chức xã hội
- Hộ gia đình,
dân cư
NGÂN
HÀNG
THƯƠNG
MẠI
Huy động
vốn
Cấp tín
dụng
Thông qua chức năng trung gian tín dụng NHTM tạo lợi
ích cho tất cả các chủ thể tham gia và nền kinh tế.
Đối với người gửi tiền: thu được lãi tiền gửi, được đảm bảo
an toàn cho các khoản tiền gửi và được cung cấp các dịch
vụ thanh toán tiện lợi.
Đối với người vay: thoả mãn được nhu cầu về vốn và tận
dụng được cơ hội kinh doanh mà ko phải tiêu tốn nhiều chi
phí tìm kiếm.
Đối với bản thân ngân hàng: thu được lợi nhuận từ chênh
lệch giữa lãi suất tiền vay và tiền gửi.
Đối với nền kinh tế: chức năng này có vai trò thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng vì giúp cho quá trình tái sản xuất được thực
hiện liên tục với quy mô ngày càng mở rộng.
Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán khi thực hiện
yêu cầu của khách hàng như trích một khoản tiền trên tài khoản
tiền gửi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc trả nợ. Đồng
thời ngân hàng theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi
của khách hàng.
Trong chức năng trung gian thanh thanh toán, ngân hàng
thực hiện các nhiệm vụ như sau:
Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng:
Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho
khách hàng
Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các
khách hàng
b.Chức năng trung gian thanh toán
Ý nghĩa
Giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông
Đảm bảo an toàn trong thanh toán
Tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn
và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội
Giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn tiền gửi
b.Chức năng trung gian thanh toán
4. Các nghiệp vụ của NHTM
Nghiệp vụ tạo vốn
Nghiệp vụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ trung gian hoa hồng
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 6
Nghiệp vụ ta ̣o vốn
a.Vốn chủ sở hữu của NHTM
b. Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng
c. Vốn vay
d. Vốn tài trợ ủy thác đầu tư
Nghiệp vụ ta ̣o vốn
a.Vốn chủ sở hữu của NHTM
Vốn điều lệ:
Là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp, phải
lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định và phụ thuộc vào hình thức
sở hữu của ngân hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
được quy định trong Danh mục vốn pháp định của các TCTD
ban hành kèm theo Nghị định 141/CP ngày 12/11/2006 của
Thủ tướng chính phủ
Các quỹ
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
Lợi nhuận giữ lại
Các quỹ khác
Nghiệp vụ ta ̣o vốn
b. Vốn huy động
Tiền gửi khách hàng
Thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi thường xuyên,
ngân hàng đã huy động được một lượng vốn lớn từ khách
hàng (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức xã hội)
Căn cứ vào thời gian và mục đích của khách hàng, tiền gửi
được chia thành các loại sau:
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm
c. Vốn vay
NHTM có thể vay vốn từ NHTW, các NHTM hoặc các
trung gian tài chính khác hoặc vay dân cư thông qua phát
hành các chứng từ có giá: chứng chỉ tiền gửi (certificate
deposit), kỳ phiếu, trái phiếu.
Vay của các NHTM và các trung gian tài chính khác thông
qua thị trường tiền tệ nhằm điều hòa vốn khả dụng và đảm
bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Vay của Ngân hàng trung ương thông qua hình thức tái
chiết khấu và cho vay cầm cố các loại chứng từ có giá nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh khoản, giải quyết các vấn đề cấp
bách nảy sinh, ko vay để cho vay.
Vay công chúng thông qua phát hành các loại kỳ phiếu, trái
phiếu ngân hàng để đầu tư vào các chương trình, dự án lớn
Nghiệp vụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ ngân quỹ
Nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ đầu tư
Nghiệp vụ ngân quỹ
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi tại các ngân
hàng và tổ chức tín dụng
khác
Tiền gửi tại NHTW
Nghiệp vụ cho vay
Nghiệp vụ chiết khấu
giấy tờ có giá
Nghiệp vụ bảo lãnh
Nghiệp vụ bao thanh toán
Nghiệp vụ tín dụng
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 7
Nghiệp vụ ngân quỹ
Tiền mặt tại quỹ: ngân hàng phải duy trì trong quỹ của mình
một lượng tiền mặt nhất định để đáp ứng nhu cầu thanh toán
và rút tiền mặt trong ngày của khách hàng.
Tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác: nhằm
thuận tiện cho quá trình thanh toán, được hưởng lãi suất
thấp.
Tiền gửi tại NHTW: gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy
định của NHTW và tiền gửi thanh toán. Tiền gửi dự trữ bắt
buộc vừa phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vừa là công cụ
để thực thi chính sách tiền tệ của NHTW.
Nghiệp vụ cho vay
Khái niệm
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi
Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được tính từ khi khách
hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc
và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
giữa TCTD và khách hàng.
Căn cứ vào thời gian cho vay:
Cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng)
Cho vay trung hạn (từ trên 12 đến 60 tháng)
Cho vay dài hạn (trên 60 tháng)
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
Khái niệm
Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu,
giấy tờ có giá ngắn hạn khác của người thụ hưởng
trước khi đến hạn thanh toán (luật các TCTD)
Tái chiết khấu là việc mua lại các giấy tờ có giá ngắn
hạn đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán
(Luật các TCTD)
Nghiệp vụ bảo lãnh
Khái niệm
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín
dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên
được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã
được trả thay
Nghiệp vụ bao thanh toán (factoring)
Khái niệm
Bao thanh toán là một hình thức tài trợ cho những hoạt động mua
bán những khoản thanh toán chưa đến hạn từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Phân loại
Bao thanh toán truy đòi: Đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại
số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không
có khả năng thanh toán các khoản phải thu
Bao thanh toán miễn truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ
rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán khoản phải thu.
Nghiệp vụ đầu tư
Đầu tư trực tiếp:
NHTM đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp dưới các hình
thức góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh và bỏ vốn ra
thành lập công ty trực thuộc.
Đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính)
Là hình thức đầu tư bằng cách mua các tài sản tài chính đang
giao dịch trên thị trường tài chính nhằm mục tiêu sinh lợi.
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 8
Nghiệp vụ trung gian hoa hồng
Dịch vụ chuyển tiền: trong nước và quốc tế
Dịch vụ thanh toán chuyển khoản
Dịch vụ khấu trừ tự động (ủy nhiệm chi định kỳ)
Dịch vụ cho thuê két sắt
Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking), mobile banking,
internet banking, dịch vụ thanh toán điện tử (e-banking)
Dịch vụ kiều hối
Dịch vụ ủy thác
Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ mua bán ngoại tệ
5. Quá trình tạo tiền của NHTM
Cơ chế tạo tiền
Diễn biến quá trình tạo tiền
Điều kiện tạo bút tệ tối đa và phi tối đa
Cơ chế tạo tiền
Từ một khoản tiền gửi ban đầu thông qua hoạt
động cho vay bằng chuyển khoản kết hợp với
thanh toán không dùng tiền mặt, NHTM có khả
năng tạo bút tệ cho lưu thông.
D = M x m với m = 1/r
△D = M (m -1)
D : tổng tiền gửi mở rộng
△D : tổng tiền gửi mới được tạo thêm
M : tiền gửi ban đầu
r : tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Diễn biến quá trình tạo tiền
Ví dụ:
Khách hàng A gửi 100 triệu đồng vào NHTM 1.
Tài sản Nguồn vốn
Tiền mặt tại quỹ: 100 trđ Tiền gửi khách hàng A: 100 trđ
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%
NHTM 1
Tài sản Nguồn vốn
Tiền gửi dự trữ bắt buộc: 5 trđ
Cho vay khách hàng B: 95 trđ
Tiền gửi khách hàng A: 100 trđ
Giả sử khách hàng B vay để trả tiền cho khách hàng
C có tài khoản tại NHTM 2.
NHTM 2
Tài sản Nguồn vốn
Tiền gửi tại NHTW 95 trđ Tiền gửi khách hàng C : 95
trđ
Tài sản Nguồn vốn
Tiền gửi dự trữ bắt buộc:4,75 trđ
Cho vay khách hàng D: 90,25 trđ
Tiền gửi khách hàng C: 95
trđ
NHTM 2
Bảng tổng hợp quá trình tạo tiền của NHTM
Ngân hàng Tiền gửi Cho vay Dự trữ bắt buộc
1 100 95 5
2 95 90,25 4,75
3 90,25 85,74 4,51
Tổng 2.000 1.900 100
Bài giảng LTTCTT
ThS.Đặng Thị Quỳnh Anh 9
Cho vay 100% bằng chuyển khoản
Cho vay 100% số dư dự trữ
Điều kiện để tạo bút tệ tối đa Tạo tiền phi tối đa
D : tổng tiền gửi mở rộng
M : tiền gửi ban đầu
r : tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c: tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi thanh toán
e: tỷ lệ dự trữ thừa trên tiền gửi thanh toán
erc
MD
1
Hệ số mở
rộng tiền
gửi
Tạo tiền phi tối đa
∆D : tổng tiền gửi mới được tạo thêm
M : tiền gửi ban đầu
r : tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c: tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi thanh toán
e: tỷ lệ dự trữ thừa trên tiền gửi thanh toán
1
1
erc
MD
Hệ số tạo
tiền
Bài tập 1
NHTM nhận được tiền gửi ban đầu là 20.000 triệu
đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10%, tỷ lệ dự trữ thừa
20%, tỷ lệ cho vay tiền mặt 30%. Hãy xác lập bảng
mở rộng tiền gửi của hệ thống NHTM và xác định
hệ số tạo tiền. Giả định tỷ lệ dự trữ thừa và tỷ lệ
cho vay tiền mặt của các ngân hàng là như nhau.
Bài tập 2
NHTM A nhận được tiền gửi thanh toán từ khách
hàng là 1.200 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là
10%, tỷ lệ dự trữ thừa 20%, tỷ lệ cho vay tiền mặt
30%. Thiết lập bảng mở rộng tiền gửi và xác định
hệ số tạo tiền của NHTM trong các trường hợp sau:
TH1: Quy trình cho vay được thực hiện qua 3 thế hệ
ngân hàng và chấm dứt ở thế hệ thứ 4.
TH2: Quy trình cho vay được thực hiện qua nhiều thế
hệ ngân hàng nhưng đến thế hệ thứ 4 thì tỷ lệ dự trữ
bắt buộc giảm xuống còn 8%, tỷ lệ dự trữ thừa giảm
xuống còn 15%.
Bài tập 3
•NHTM thế hệ thứ nhất nhận được tiền gửi ban đầu, bao
gồm 10.000 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và 5.000 tỷ đồng
tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình cho vay được thực hiện
qua 4 thế hệ ngân hàng và chấm dứt ở thế hệ ngân hàng
thứ 5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tiền gửi
không kỳ hạn là 8% và tiền gửi có kỳ hạn là 4%. Tỷ lệ dự
trữ thừa là 20%. Tỷ lệ cho vay bằng tiền mặt là 10%
a.Hãy xác lập bảng mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân
hàng thương mại
b.Hãy xác định hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng
thương mại
c.Dựa trên bảng mở rộng tiền gửi trên, hãy phân tích điều
kiện tạo tiền tối đa của các NHTM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_10_ngan_hang_thuong_mai_1338_1980700.pdf