Tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ DHTM_TMU
CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TTDSVN
DHTM_TMU
NỘI DUNG
1.Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng
dân sự Việt Nam
2.Phương pháp điều chỉnh của luật tố
tụng dân sự Việt Nam
3.Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt
Nam
4.Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt
Nam
5.Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Năm 2013 Ông A vay của Ông B số tiền là 80tr có làm văn bản.
Năm 2013 Ông A chết di sản của Ông là căn nhà trị giá 5 tỷ đồng
toạ lạc tại Quận 7.TPHCM. Căn nhà này ông A đang thế chấp cho
ngân hàng C để vay 1 tỷ đồng. Người thừa kế hợp pháp của ông A
là A1, A2 và A3 (cha,mẹ và vợ ông A đã chết trước ông A). Anh A1
đã khởi kiện yêu cầu chia thừa kế và Toà án đã thụ lý vụ án. Khi
Toà án đang giải quyết vụ án thì ông B đã làm đơn yêu cầu Toà án
buộc anh A1, A2 và A3 thanh toán số nợ ông A đã vay .
1. Anh / chị xác định tư cách đương sự trong vụ án
2. Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết
3. Căn cứ quyết định của BLTTDS hã...
218 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ DHTM_TMU
CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TTDSVN
DHTM_TMU
NỘI DUNG
1.Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng
dân sự Việt Nam
2.Phương pháp điều chỉnh của luật tố
tụng dân sự Việt Nam
3.Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt
Nam
4.Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt
Nam
5.Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Năm 2013 Ông A vay của Ông B số tiền là 80tr có làm văn bản.
Năm 2013 Ông A chết di sản của Ông là căn nhà trị giá 5 tỷ đồng
toạ lạc tại Quận 7.TPHCM. Căn nhà này ông A đang thế chấp cho
ngân hàng C để vay 1 tỷ đồng. Người thừa kế hợp pháp của ông A
là A1, A2 và A3 (cha,mẹ và vợ ông A đã chết trước ông A). Anh A1
đã khởi kiện yêu cầu chia thừa kế và Toà án đã thụ lý vụ án. Khi
Toà án đang giải quyết vụ án thì ông B đã làm đơn yêu cầu Toà án
buộc anh A1, A2 và A3 thanh toán số nợ ông A đã vay .
1. Anh / chị xác định tư cách đương sự trong vụ án
2. Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết
3. Căn cứ quyết định của BLTTDS hãy cho biết điều kiện
của ông B phải gởi kèm theo những giấy tờ, tài liệu nào?
DHTM_TMU
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT TTDSVN
- Quan hệ giữa Tòa án, VKS, cơ
quan thi hành án với đương sự,
người đại diện của đương sự,
người có quyền và lợi ích liên
quan và các chủ thể khác có
liên quan
- Quan hệ giữa Tòa án, VKS và
cơ quan thi hành án
- Quan hệ giữa đương sự và các
chủ thể khác có liên quan
DHTM_TMU
PHÂN LOẠI
Vụ việc dân sự
DHTM_TMU
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
DHTM_TMU
3. NGUỒN CỦA LUẬT TTDSVN
Hiến pháp 2014
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
Luật Tổ chức tòa án nhân dân
Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân
Pháp lệnh án phí, lệ phí
Các văn bản pháp luật khác
DHTM_TMU
4. NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TTDS
NT về tổ chức hoạt động xét xử của Tòa Án
NT bảo đảm quyền tham gia tố tụng của ĐS
NT thể hiện trách nhiệm của CQTHTT và NTHTTDS
NGUYÊN
TẮC
NT thể hiện vai trò, trách nhiệm của các CN;CQ; TC
NT thể hiện tính pháp chế XHCN
DHTM_TMU
QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ
xã hội được các quy phạm pháp luật tố tụng
dân sự điều chỉnh
DHTM_TMU
ĐẶC ĐIỂM CỦA QHPLTTDS
Tòa án thường là một
bên của quan hệ pháp
luật TTDS
ĐẶC ĐIỂM
QHPLTTDS tồn tại và
phát triển trong một
thể thống nhất
DHTM_TMU
CẤU THÀNH CỦA QUAN HỆ PLTTDS
CHỦ THỂ1
KHÁCH THỂ2
NỘI DUNG3
DHTM_TMU
CHỦ THỂ
Nhóm 1: Chủ thể có thẩm quyền
Nhóm 2: Chủ thể tham gia tố tụng
Nhóm 3: Chủ thể tham gia để hỗ trợ Tòa án
DHTM_TMU
KHÁCH THỂ
Khách thể của quan hệ TTDS là việc giải quyết quan
hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự
hay quan hệ nội dung có chứa đựng những sự kiện
pháp lý mà toà án có nhiệm vụ xác định.
DHTM_TMU
NỘI DUNG
Nội dung của quan hệ tố tụng dân sự bao gồm
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan
hệ tố tụng dân sự:
Quyền tố tụng dân sự là cách xử sự mà pháp
luật tố tụng dân sự cho các chủ thể tham gia quan
hệ tố tụng dân sự được phép thực hiện.
Nghĩa vụ tố tụng dân sự là cách xử sự bắt buộc
mà pháp luật tố tụng dân sự quy định các chủ thể
quan hệ tố tụng dân sự.
DHTM_TMU
CHƯƠNG II:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC
DÂN SỰ
DHTM_TMU
2.1.THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Thẩm quyền dân sự của
tòa án là quyền xem xét
giải quyết các vụ việc và
quyền hạn ra các quyết
định khi xem xét giải
quyết các vụ việc đó
theo thủ tục tố tụng dân
sự của tòa án.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Anh Nguyễn Văn A có địa chỉ Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh làm đơn yêu cầu Toà án giải
quyết thuận tình ly hôn với Chị Nguyễn Thị B địa
chỉ ở Thị xã Tân An, Tỉnh Long An. Theo các
Anh( Chị) Anh A sẽ nộp đơn đến toà án nào để
yêu cầu giải quyết?
DHTM_TMU
PHÂN LOẠI VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN
Thẩm quyền theo loại việc
Thẩm quyền của tòa án các cấp
Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của
nguyên đơn, người yêu cầu
DHTM_TMU
Đặc trưng của thẩm quyền dân sự
Thứ nhất, Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc
xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát
sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành
trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các
chủ thể với nhau.
Thứ hai, thẩm quyền dân sự của Tòa án được thực hiện theo thủ tục
tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung
về tố tụng như tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,đảm bảo sự
vô tư, khách quan thì tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc
dân sự phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương
sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của tòa án
được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên
cơ sở sự thỏa thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.
DHTM_TMU
Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền
Đối với tòa án????
Đối với đương sự????
DHTM_TMU
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là
thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lí giải quyết
các vụ việc theo thủ tục tố tụng.
DHTM_TMU
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH
Căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật
nội dung
Một số ngoại lệ:
- Giải quyết phá sản doanh nghiệp
- Đình công
- TA chỉ giải quyết sau khi vụ việc đã được cơ
quan, tổ chức khác giải quyết trước hoặc
đương sự đã yêu cầu nhưng cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn
do pháp luật quy định
DHTM_TMU
Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc
Đ26 – Đ34
1. Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự
2. Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và
gia đình.
3. Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh,
thương mại.
4. Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động.
5. Đối với những quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
DHTM_TMU
Việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án
DHTM_TMU
Cơ sở của việc phân định
Đường lối chính sách của Đảng
Tính chất phức tạp của từng loại vụ việc
Hệ thống tổ chức tòa án
Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
DHTM_TMU
Thẩm quyền của tòa án các cấp
Tòa án nhân dân cấp huyện (Đ35 - 36)
- Tòa Dân sự
- Tòa gia đình và người chưa thành niên
Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Đ 37-38)
- Tòa Dân sự
- Tòa gia đình và người chưa thành niên
- Tòa kinh tế
- Tòa lao động
DHTM_TMU
Thẩm quyền giải quyết vụ án DS của Tòa án
theo lãnh thổ (Điều 39)
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá
nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan,
tổ chức.
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng
văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của
nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có
trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ
chức
Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết
những tranh chấp về bất động sản.
DHTM_TMU
Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn
của nguyên đơn, người yêu cầu DHTM_TMU
Chuyển vụ việc dân sự cho tòa án khác
Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định
chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và
xóa sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho VKS
đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
DHTM_TMU
Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền,
1. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các
Tòa án nhân dân cấp huyện trong
cùng một tỉnh do Chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các
Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác nhau hoặc giữa các Tòa
án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
DHTM_TMU
Nhập vụ án dân sự
Theo Điều 42 Bộ luật
Tố tụng Dân sự thì Toà
án có thể nhập hai
hoặc nhiều vụ án mà
Toà án đó đã thụ lý
riêng biệt thành một vụ
án để giải quyết nếu
việc nhập và việc giải
quyết trong cùng một
vụ án bảo đảm đúng
pháp luật.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Ông A vay của ông B 200 triệu đồng và ông C 500 triệu
đồng để đầu tư một Nhà máy, hẹn 1 năm sẽ trả nợ.
Nhưng đến hạn ông A không trả được và hai chủ nợ
(ông B và ông C) làm đơn kiện ông A. Trong trường hợp
này, nếu ông B và ông C cùng đứng tên chung trong một
lá đơn thì đó là một vụ án. Nhưng nếu ông B nộp đơn
kiện trước, sau đó 1 tháng ông C mới nộp đơn kiện. Khi
đó, tòa án có thể sẽ nhập hai vụ án đòi nợ thành một vụ
án. Việc nhập này rõ ràng sẽ làm cho việc giải quyết vụ
án được thuận tiện, toàn diện hơn.
DHTM_TMU
TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ
Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu
khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc
tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo
đảm đúng pháp luật.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Công ty UNI Việt Nam có trụ sở tại Huyện X, tỉnh B ký
hợp đồng đại lý giao cho công ty T có trụ sở tại quận T
thành phố U tiêu thu phân đạm. Khi thanh lý hợp đồng
số 01/01 công ty T xác nhận còn nợ của công ty UNI
một trăm triệu đồng. Khi ký hợp đồng số 02/ĐL hai bên
thỏa thuận số tiền còn thiếu (một trăm triệu đồng) của
hợp đồng số 01 chuyển qua thanh toán cùng hợp đồng
số 02. Trong quá trình thực hiện hợp đồng số 02, công
ty T vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên công ty UNI khởi kiện
đòi công ty T trả 100 triệu đồng còn nợ của hợp đồng số
01 và tiền hàng còn thiếu của hợp đồng số 02. Tòa án
cấp sơ thẩm tách khoản nợ 100 triệu đồng để giải quyết
bằng một vụ án khác.
Hỏi: Việc tách vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng
hay sai và giải thích tại sao? Xác định Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích tại sao?
DHTM_TMU
2.2. CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ TRONGTTDS
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
A có cho B vay số tiền 200 triệu đồng, B nói là để làm ăn. A đã chuyển trực
tiếp cho B số tiền trên nhưng vì vội vàng A đã ko bảo B viết giấy vay tiền.
Tuy nhiên sau đó, B đã nhắn 1 tin nhắn xác nhận có vay của A số tiền kia
và không ghi rõ thời gian trả.
Đến tháng 11 này, A đòi B thanh toán số tiền trên nhưng B chối bay chối
biến nói là chưa từng vay A số tiền kia, khi A nói là B có nhắn tin xác nhận
thì B bảo "điện thoại thì ai cầm mà nt chẳng được, có thể ông cầm máy của
tôi rồi nhắn tin vào máy ông tôi nợ ông 1 tỷ thì tôi cũng phải trả à?“
Tuy nhiên trong 1 số lần nói chuyện qua Email, thì B cũng đã có thừa nhận
về việc này, hiện nay A còn lưu trữ được 2 email có nói về việc vay mượn
với B. Hiện nay ngoài tin nhắn và email ra, A không có thêm 1 bằng chứng
nào khác chứng minh được B mượn tiền của A. Bây giờ nếu A khởi kiện B
ra toà thì toà có dựa vào tin nhắn và email để thụ lý đơn khởi kiện hay
không?
Tin nhắn và Email có được coi là chứng cứ hay không?
DHTM_TMU
38
NỘI DUNG
DHTM_TMU
CHỨNG CỨ TRONG TTDS
“Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật
định, tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc
dân sự”
DHTM_TMU
CHỨNG CỨ:
Lưu ý: Phân biệt thuật ngữ “chứng cứ” và “bằng
chứng”, chúng được sử dụng như nhau nhưng thực chất
chúng là các khái niệm khác nhau:
Chứng cứ được dùng làm căn cứ để toà án xác định
các tình thiết khách quan của vụ án cũng như yêu cầu
hay phản đối yêu cầu của đương sự đúng hay không.
Bằng chứng là cái mà các chủ thể đưa ra dùng để
chứng tỏ yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là đúng.
40
DHTM_TMU
THUỘC TÍNH CỦA CHỨNG CỨ
Tính khách quan
Tính liên quan
Tính hợp pháp
DHTM_TMU
Nguồn của chứng cứ được hiểu là nơi
đưa ra các chứng cứ, được quy định tại
Điều 94 Bộ Luật TTDS 2015.
Lưu ý: nguồn chứng cứ và phương tiện
chứng minh là hai khái niệm khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế chúng thường
được hiểu là một bởi vì một số trường
hợp, các phương tiện chứng minh cũng
chính là cái có thể rút ra các tin tức về
vụ việc dân sự như vật chứng, tài liệu
chứa đựng chứng cứ..v.v.. tức cũng là
nguồn chứng cứ
42
NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ
DHTM_TMU
NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ
DHTM_TMU
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHỨNG CỨ
DHTM_TMU
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHỨNG CỨ
DHTM_TMU
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CHỨNG CỨ
DHTM_TMU
CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
DHTM_TMU
CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Khái niệm:
“Chứng minh trong tố tụng
dân sự là hoạt động tố tụng
của các chủ thể tố tụng theo
quy định của pháp luật trong
việc làm rõ các sự kiện, tình
tiết của vụ việc dân sự”
DHTM_TMU
ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH
1. Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận
thức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết
định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết;
2. Bản chất của chứng minh bao gồm hoạt động cung cấp, thu thập ,
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và hoạt động chỉ ra căn cứ
pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc.
3. Chủ thể của hoạt động chứng minh rất đa dạng:
Các đương sự
Các chủ thể khác: Người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện
DHTM_TMU
TÌNH TIẾT, SỰ KIỆN KHÔNG CẦN CHỨNG MINH
DHTM_TMU
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự thuộc về:
1.Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
2.Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình
3.Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà Nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.
4.Tất cả các câu trên.
Câu 2:Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1.Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết
2.Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của
Tòa án
3.Quyết định của Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật
4.Tất cả các câu trên
DHTM_TMU
Câu 3: Nghĩa vụ thu thập chứng cứ luôn thuộc về
1. Đương sự có nghĩa vụ chứng minh
2. Thẩm phán
3. Tòa án/ cơ quan có thẩm quyền được ủy thác.
4. Tất cả các câu trên
52
DHTM_TMU
2.3. ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG
DHTM_TMU
NỘI DUNG
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Tôi năm nay 25 tuổi, là con thứ 2 trong gia đình có 2 anh
em. Năm 2012 bố mẹ tôi mất trong một vụ tai nạn giao
thông. Lúc đó tôi bỏ đi làm ăn trong Miền Nam nên không
hề biết chuyện này, anh trai tôi cũng không báo cho tôi biết
(do mâu thuẫn nội bộ gia đình). Đầu năm 2016 tôi trở ra
Bắc thăm gia đình mới biết tin. Bố mẹ tôi mất để lại ngôi
nhà ước tính trị giá tại thời điểm hiện tại khoảng trên 10 tỉ
đồng. Hiện nay anh trai tôi và gia đình anh ấy đang sống ở
đó. Tôi có yêu cầu anh trai tôi chia tài sản thừa kế mà bố
mẹ tôi để lại nhưng anh ấy từ chối với lí do tôi đã bỏ đi xa
không phụng dưỡng bố mẹ cũng như không lo tang lễ ma
chay cho bố mẹ tôi. Cho tôi hỏi nhiều năm sau ngày bố mẹ
tôi mất như vậy, nay tôi có thể khởi kiện yêu cầu chia thừa
kế hay không? Và mức án phí mà tôi phải nộp cho tòa án là
bao nhiêu?
DHTM_TMU
ÁN PHÍ
DHTM_TMU
KHÁI NIỆM
Án phí được hiểu là chi phí tiến hành tố tụng mà
cá nhân/ tổ chức có nghĩa vụ phải đóng cho cơ
quan có thẩm quyền cho việc tòa án tiến hành giải
quyết các vụ việc dân sự là do lỗi của đương sự
hoặc vì lợi ích riêng của đương sự.
Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân
sách nhà nước khi vụ án dân sự được tòa án giải
quyết.
DHTM_TMU
Các loại án phí trong vụ án dân sự
Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự
không có giá ngạch;
Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có
giá ngạch;
Án phí dân sự phúc thẩm.
DHTM_TMU
Pháp lệnh Án phí, Lệ phí tòa án năm 2015.
Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân
sự không có giá ngạch là 200.000 đồng.
Án phí dân sự phúc thẩm là 200.000 đồng.
DHTM_TMU
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về
tranh chấp dân sự có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
Từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
Từ trên 4.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến
800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000
đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000
đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến
4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000
đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị
tài sản có tranh chấp vượt quá
4.000.000.000 đồng.
DHTM_TMU
LỆ PHÍ
DHTM_TMU
KHÁI NIỆM
Lệ phí là số tiền đương sự phải nộp vào ngân
sách nhà nước khi tòa án giải quyết việc dân sự
hoặc khi tòa án thực hiện các công việc theo
yêu cầu của họ.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Bố mẹ tôi đồng ý ly hôn, chuẩn bị ra tòa. Người
khởi đơn là Mẹ tôi. Về phần tài sản chung, trị giá
hơn 500 triệu. Mà bố mẹ tôi không thỏa thuận
được phân chia tài sản, tôi nghe nói, nếu nhờ Tòa
án phân chia, thì đóng phí rất cao. Vậy, xin trả lời
giúp tôi, là lệ phí sẽ đóng là bao nhiêu, và bên
nào sẽ đóng, bố hay mẹ tôi ạ?
DHTM_TMU
CHI PHÍ TỐ TỤNG
DHTM_TMU
Các loại chi phí
Chi phí giám định
Chi phí định giá
Chi phí làm chứng
Chi phí phiên dịch
Chi phí luật sư
DHTM_TMU
Cơ quan tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng.
Người tham gia tố tụng
DHTM_TMU
Nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng.
Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng.
DHTM_TMU
Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ
quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi
hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự
DHTM_TMU
Cơ quan thi hành án có phải là cơ quan tiến
hành tố tụng?
DHTM_TMU
Cơ quan điều tra,
Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân.
DHTM_TMU
Toà án nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân.
DHTM_TMU
Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Toà án nhân dân tối cao.
Toà án nhân dân cấp huyện.
DHTM_TMU
Sơ đồ tổ chức Tòa án nhân dân giai đoạn 1959 -1980
DHTM_TMU
DHTM_TMU
Uỷ ban thẩm phán.
Toà dân sự.
Toà kinh tế.
Toà lao động
Toà hình sự,
Toà hành chính
Bộ máy giúp việc
DHTM_TMU
Chánh án.
Các phó chánh án.
Các thẩm phán.
Hội thẩm nhân dân.
Thư ký.
Bộ máy giúp việc
DHTM_TMU
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
DHTM_TMU
Khái niệm người tiến hành tố tụng.
Nhiệm vụ quyền hạn của người tiến hành tố tụng.
Căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng.
DHTM_TMU
Người tiến hành tố tụng dân sự là người
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc
giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân
sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng dân sự.
DHTM_TMU
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Người tiến hành tố tụng bao gồm:
Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra,
điều tra viên;
Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát,
kiểm sát viên;
Chánh án, Phó Chánh án Toà án,
Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân,
Thư ký Tòa án.
DHTM_TMU
Thành phần của người tiến hành tố tụng dân sự:
- Chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân,
thư ký tòa án, thẩm tra viên
- Viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên,kiểm tra
viên
DHTM_TMU
Căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng.
Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến
hành tố tụng.
DHTM_TMU
Nếu đương sự có người
thân công tác trong một
tòa cấp huyện như vậy
thì tòa cấp tỉnh có nên
rút vụ việc lên giải quyết
cho khách quan?
DHTM_TMU
Khi người tiến hành tố tụng có khả năng
không vô tư, khách quan khi thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn
DHTM_TMU
Đồng thời là đương sự, người đại diện,
người thân thích của đương sự.
Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bao
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch trong cùng vụ án đó.
Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không vô tư
khách quan khi làm nhiệm vụ.
Họ cùng trong một hội đồng xét xử và là
người thân thích của nhau.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Tôi là nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp về
quyền sử dụng đất với ông A. Sau nhiều lần đến
tòa án theo yêu cầu, tôi nhận thấy thẩm phán
thụ lý vụ án có thái độ rất thân mật với phía bị
đơn nên tôi lo vụ án sẽ không được giải quyết
thuận lợi. Nay tôi muốn xin thay đổi thẩm phán
khác có được không? Thủ tục như thế nào?
DHTM_TMU
Đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường
hợp là thành viên của hội đồng thẩm phán
TANDTC, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh
được tham gia xét xử nhiều lần theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đã là người tiến hành tố tụng với tư cách là
kiểm sát viên, thư ký toà án.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Ông X là hội thẩm nhân dân tòa án quận H.
Tháng 1/2015, ông X đã thay mặt tổ dân phố
hòa giải tranh chấp giữa A và B thuộc địa bàn
ông cư trú. Sau đó A lại kiện B ra tòa án quận H
yêu cầu giải quyết tranh chấp. Chánh án tòa án
quận lại phân công ông X tham gia hội đồng xét
xử sơ thẩm vụ án này. Ông X có phải từ chối
tiền hành tố tụng hoặc bị thay đổi hay không?
DHTM_TMU
• Đồng thời là đương sự, người đại diện, người
thân thích của đương sự.
• Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bao
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch trong cùng vụ án đó.
• Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không vô tư
khách quan khi làm nhiệm vụ.
• Đã là người tiến hành tố tụng với tư cách là
thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên,
thư ký toà án.
DHTM_TMU
Việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư
ký toà án trước phiên toà do chánh án toà án
quyết định.
Việc thay đổi kiểm sát viên do viện trưởng viện
kiểm sát quyết định.
Việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư
ký toà án, kiểm sát viên ở tại phiên toà do hội
đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của
người bị yêu cầu thay đổi.
DHTM_TMU
Việc thay đổi người tiến hành tố tụng phải bằng văn bản.
Người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng phải nêu
rõ lý do thay đổi, việc từ chối tiến thay đổi người tiến hành
tố tụng phải được ghi vào biên bản phiên toà hoặc bằng
văn bản.
DHTM_TMU
Khái niệm người tham gia tố tụng.
Đương sự trong vụ việc dân sự.
Người đại diện của đương sự.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự.
Người làm chứng.
Người giám định.
Người phiên dịch
DHTM_TMU
Người tham gia tố tụng là người tham gia
vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành
án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ
trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải
quyết vụ việc dân sự.
DHTM_TMU
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham
gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích
nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách, do có
quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên
quan
DHTM_TMU
Nguyên đơn là người tham gia tố tụng khởi kiện
vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước do
mình phụ trách hoặc được người khác khởi kiện
vụ án dân sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ.
Bị đơn là người tham gia tố tụng để trả lời về
việc kiện do nguyên đơn hoặc bị người khác
khởi kiện theo quy định của pháp luật.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Tôi hiện đang là bị đơn một vụ kiện dân sự. Tôi xin
hỏi: Nếu trong phiên xét xử vụ án, tôi với tư cách là
bị đơn có được ghi âm phiên xét xử này không?
Hoặc tôi có quyền yêu cầu tòa án cho ghi âm phiên
xét xử không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
DHTM_TMU
Là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã
phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
DHTM_TMU
1.Việc giải quyết vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn có
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
2.Yêu cầu độc lập mà họ đưa ra có liên quan đến vụ án
đang được giải quyết.
3.Việc giải quyết yêu cầu độc lập đó trong vụ án giữa
nguyên đơn và bị đơn sẽ chính xác hơn, nhanh chóng
hơn.
DHTM_TMU
1. Nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện trong khi
đó bị đơn phản tố lại nguyên đơn và vẫn giữ nguyên
yêu cầu đó thì nguyên đơn trở thành bị đơn và bị đơn
trở thành nguyên đơn.
2. Nêu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn
rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ
nguyên yêu cầu thì trở thành nguyên đơn, người có
nghĩa vụ từ yêu cầu đó sẽ trở thành bị đơn.
DHTM_TMU
Người đại diện của đương sự là người tham
gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các
quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự trước toà án.
Người đại diện theo pháp luật là người đại
diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp cho đương sự theo quy định của
pháp luật
DHTM_TMU
Người đại diện do toà án chỉ định là người
đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự theo chỉ định
của toà án.
Người đại diện theo uỷ quyền là người đại
diện tham gia tố tụng đển bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho đương sự theo uỷ quyền
của đương sự.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Ông Trần Văn S được đại diện cho bà Nguyễn Thị N tham
gia tố tụng tại TAND các cấp; được thay mặt bà Nguyễn
Thị N thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo
pháp luật quy định; được quyết định mọi việc có liên quan
trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án; bà
Nguyễn Thị N cam kết chấp hành đúng những gì đã được
xác lập trong tờ uỷ quyền và không khiếu nại về sau; thời
gian uỷ quyền: cho đến khi vụ án được giải quyết xong”.
Sau khi xét xử sơ thẩm, do không đồng ý với nội dung bản
án sơ thẩm nên trong thời hạn kháng cáo, ông Trần Văn S
đã thay mặt bà Nguyễn Thị N đứng tên kháng cáo đối với
bản án sơ thẩm nêu trên và nộp đơn kháng cáo cho TAND
huyện M. Nội dung đơn kháng cáo đúng theo quy định
nhưng Thẩm phán giải quyết vụ án không nhận đơn.
DHTM_TMU
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự là người tham gia tố tụng có đủ các
điều kiện do pháp luật quy định được đương sự
yêu cầu tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ.
DHTM_TMU
Là người tham gia tố tụng để làm rõ các tình
tiết, sự kiện của vụ việc dân sự do biết được
các tình tiết, sự kiện đó.
DHTM_TMU
Là người tham gia tố tụng sử dụng kiến
thức, kinh nghiệm chuyên môn để làm rõ các
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
DHTM_TMU
Là người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ
khác ra tiếng việt và ngược lại.
DHTM_TMU
2.5. BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Tôi có vay một số tiền của bạn bè để kinh doanh hàng vải, do làm ăn
thua lỗ nên chưa trả được nợ, vì vậy bị khởi kiện ra Tòa án. Các chủ
nợ đề nghị Tòa án kê biên tài sản là nhà đất để bảo đảm thi hành án
sau này và Tòa án, cơ quan thi hành án thị xã đã ra quyết định phong
tỏa tài sản. Tài sản này tôi đang thế chấp cho Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn thị xã. Tôi được biết PL về giao dịch bảo đảm
có quy định: Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp
pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thì Toà án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm
để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Tôi đến Tòa án và cơ quan thi hành án yêu cầu
hủy bỏ quyết định nhưng Chánh án và Chi cục trưởng trả lời là ra
quyết định phong tỏa chứ không phải kê biên nên không hủy. Xin hỏi
việc Tòa án và cơ quan thi hành án ra quyết định phong tỏa tài sản là
nhà, đất của tôi đang thế chấp ngân hàng là đúng hay sai, tôi có
quyền yêu cầu hủy quyết định phong tỏa này hay không?
DHTM_TMU
KHÁI NIỆM
Biện pháp khẩn cấp tạm
thời là biện pháp Tòa án
quyết định áp dụng trong
quá trình giải quyết vụ
việc dân sự nhằm giải
quyết nhu cầu cấp bách
của đương sự, bảo vệ
bằng chứng, bảo toàn tài
sản tránh gây thiệt hại
không thể khắc phục
được hoặc đảm bảo việc
thi hành án.
DHTM_TMU
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự mình ra
quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu
cầu của của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền
yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa áp dụng bắt
buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời.
DHTM_TMU
CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 12)
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng,
sức khoẻ bị xâm phạm;
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi
thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao
động;
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động;
Kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với
tài sản đang tranh chấp;
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán
hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà
nước;
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;
Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định. Ngoài các biện pháp
KCTT này, tòa án có thể áp dụng các BPKCTT khác do pháp luật quy định.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Ai được quyền nuôi bé gái 4 tuổi bị đánh
biến dạng ở Bình Dương?
Anh Trần Văn Tố đến nhận là cha ruột và bà
Nguyễn Thị Loan nhận là bà ngoại của bé Ngân
đều muốn nuôi dưỡng bé, vậy ai sẽ là người có
quyền nuôi dưỡng bé gái?
DH
M_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Bà A có vay của em một số tiền là 50 triệu đồng.
Giấy vay tiền do một mình bà A viết. Nay bà A
không trả nên em định khởi kiện bà A ra Tòa. Vợ
chồng bà A có một mảnh đất nhưng lại chỉ do
chồng bà A đứng tên. Nay em muốn đề nghị Tòa án
phong tỏa mảnh đất này để đảm bảo thi hành án thì
có được không ạ? ( Mảnh đất này theo em được
biết thì do vợ chồng bà A mua được sau khi kết
hôn). Trong đơn khởi kiện em có đưa chồng bà A
vào là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được
không ạ?
DHTM_TMU
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm
đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền. Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án sẽ xem xét, giải quyết đơn của người yêu cầu trong thời
hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu người yêu cầu không phải thực
hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện
pháp bảo đảm quy định thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu
cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người
yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
DHTM_TMU
Các trường hợp người yêu cầu phải thực
hiện “biện pháp bảo đảm”
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài
sản đang tranh chấp.
3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh
chấp.
4. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản
ở nơi gửi giữ.
5. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
DHTM_TMU
Các trường hợp Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền
công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc
bệnhnghề nghiệp cho người lao động.
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao
động.
DHTM_TMU
Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ;
Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành
nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ
luật dân sự.
Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải
xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời nhận lại khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá
bảo đảm.
Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có
hiệu lực thi hành ngay.
DHTM_TMU
Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời không đúng
Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời;
Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá
nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
DHTM_TMU
2.5. CẤP, TỐNG ĐẠT VÀ THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG
DHTM_TMU
Hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng :
+ Giao văn bản để sử dụng : cấp văn bản
+ Giao văn bản & buộc phải nhận : tống đạt
+ Báo những vấn đề liên quan : thông báo văn bản
Thủ tục : Điều 146 -> 156 BLTTDS
KHÁI NIỆM
DHTM_TMU
Ý NGHĨA
Đảm bảo việc bảo vệ quyền ,lợi ích hợp pháp của
đương sự.
Tòa án báo được những thông tin cần thiết giúp
giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng đắn
Bảo đảm quá trình giải quyết được công khai,
minh bạch, dân chủ
DHTM_TMU
CÁC VĂN BẢN TỐ TỤNG
Bản án, quyết định của TA
Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị
Giấy báo, triệu tập, giấy mời trong TTDS
Biên lai thu tiền ( án phí, lệ phí, tạm ứng, chi phí khác )
Văn bản tố tụng khác theo pháp luật
DHTM_TMU
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN
Điều 146, 148 BLTTDS :
TAND, VKS, CQ THA có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Người tiến hành tố tụng, cán bộ các cơ quan này có nghĩa vụ thực hiện
Ngoài ra UBND cấp xã, cơ quan nơi người tham gia tố tụng cư trú, làm
việc, đương sự - người đại diện – người bảo vệ quyền lợi, nhân viên bưu
điện, người khác ( được quy định ) cũng có nghĩa vụ thực hiện việc này
DHTM_TMU
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
•Trực tiếp ( Điều 151, 152, 153 BLTTDS )
•Người thứ ba được ủy quyền ( Điều 154 BLTTDS )
•Niêm yết công khai
• Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ( Điều
155 BLTTDS )
DHTM_TMU
Là khoảng thời gian được xác
định từ thời điểm này tới thời
điểm khác để người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng, cá
nhân – cơ quan – tổ chức có
liên quan thực hiện hành vi theo
quy định pháp luật TTDS
2.5. THỜI HẠN TỐ TỤNG
DHTM_TMU
Ý NGHĨA
Nâng cao trách nhiệm trong thực hiện quyền &
nghĩa vụ tố tụng, giải quyết vụ việc nhanh chóng,
đảm bảo quyền – lợi ích của đương sự và bên liên
quan.
Xác định trách nhiệm trong trường hợp không thực
hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ - quyền hạn
trong thời hạn tố tụng cụ thể
DHTM_TMU
CÁC LOẠI THỜI HẠN
1. Thời hạn do PL quy định:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử
- Thời hạn kháng cáo
- Thời hạn kháng nghị
2. Thời hạn cũng có thể được CQ tiến hành
TT và người tiến hành TT ấn định trong
khuôn khổ quy định PL khi cần như :
- Thời hạn giao nộp chứng cứ
- Thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
DHTM_TMU
CÁCH XÁC ĐỊNH THỜI HẠN TỐ TỤNG
- K2 Điều 157 BLTTDS quy định:
Thời hạn tố tụng xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm
hoặc một sự kiện có thể xảy ra
- Áp dụng quy định của BLDS về thời hạn
Cách tính thời hạn tố tụng,quy định về thời hạn tố tụng, thời
điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn tố tụng trong BLTTDS
được áp dụng theo các quy định tương ứng của BLDS ( Điều
149 tới Điều 153 )
DHTM_TMU
Thời hạn tố tụng được tính theo dương lịch
- Một năm là 365 ngày
- Nửa năm là 6 tháng
- Một tháng là 30 ngày
- Nửa tháng là 15 ngày
- Một tuần là 7 ngày
- Một ngày là 24 giờ
DHTM_TMU
THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU THỜI HẠN
- Nếu được xác định bằng giờ :
Thời hạn bắt đầu từ thời điểm đã xác định
- Nếu được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm :
Ngày đầu tiên của thời hạn tính kể từ ngày tiếp
theo của ngày được xác định
- Nếu thời hạn bắt đầu bằng 1 sự kiện :
Tính ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện đó
DHTM_TMU
THỜI ĐIỂM KẾT THÚC THỜI HẠN
- Nếu xác định bằng ngày :
Tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn
- Nếu xác định bằng tuần :
Tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn
- Nếu xác định bằng tháng :
Tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn
- Nếu xác định bằng năm :
Tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của
thời hạn
Đặc biệt :
Ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời
hạn đó kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ
đó
DHTM_TMU
PHÂN BIỆT THỜI HẠN TT VÀ THỜI HẠN DS
Thời hạn tố tụng Thời hạn dân sự
Chỉ do PL quy định hoặc do người có
thẩm quyền của CQ tiến hành TT ấn định
theo quy định PL
Có thể do PL quy định hoặc do
các đương sự thỏa thuận
Có thể bị gián đoạn bởi ngày nghỉ, ngày
lễ vì hoạt động TT phải thực hiện qua CQ
tiến hành TT
Theo thời gian liên tục
Được tính bằng ngày, tháng, năm là chủ
yếu do hoạt động TT diễn ra ban ngày,
đảm bảo công khai – minh bạch
Được tính bằng ngày,tháng,năm
và có thể tính bằng giờ
DHTM_TMU
LƯU Ý
Tuy có một số khác biệt nhất định,
về cơ bản thời hạn TT và thời hạn
DS là giống nhau
Để xác định thời hạn TT thì các CQ
tiến hành TT, người tiến hành TT
và người tham gia tố tụng phải căn
cứ vào các quy định của BLTTDS
và quy định tương ứng của BLDS
DHTM_TMU
2.5. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ THỜI HIỆU YÊU CẦU
- Thời hiệu khởi kiện :
Thời hạn chủ thể được quyền khởi
kiện , nếu thời hạn đó kết thúc thì
mất quyền khởi kiện
- Thời hiệu yêu cầu :
Thời hạn chủ thể được quyền yêu
cầu tòa án giải quyết vụ việc, nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền
yêu cầu.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Gia đình tôi có cho ông Nguyễn Văn A mượn số
vàng là 1 cây từ năm 1995, ông A có viết giấy
mượn là năm 1997 sẽ trả cả nợ lẫn lãi. Do làm
ăn thất bát nên ông A không thể trả nợ đúng
thời gian, và gia đình tôi không đòi. Tuy nhiên,
đến nay, xét thấy ông A có điều kiện trả nợ và
gia đình tôi định đòi lai số tiền trên, vậy xin hỏi
Quý cơ quan, việc đòi nợ của gia đình tôi có còn
thời hiệu hay không?
DHTM_TMU
Ý NGHĨA
Xác định rõ thời hạn chủ thể có quyền lợi bị
xâm phạm được quyền yêu cầu TA bảo vệ, đảm
bảo giải quyết thuận tiện, đúng đắn
Hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện - yêu
cầu TA bảo vệ, ổn định QH XH và đảm bảo các
quan hệ này phát triển lành mạnh
DHTM_TMU
KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU (LDS)
- Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu toàn dân
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm
DHTM_TMU
SỰ KIỆN PHÁP LÝ
Một số trường hợp cụ thể được tính bắt đầu từ 1
sự kiện pháp lý:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu TA tuyên bố một
GDDS vô hiệu tính từ ngày được xác lập
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
được tính từ thời điểm mở thừa kế ( Điều 645
BLDS )
DHTM_TMU
THỜI GIAN KHÔNG TÍNH THỜI HIỆU
BLDS 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau:
1.Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu;
2.Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện,
quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự;
3.Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng mà không
thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự chết.
DHTM_TMU
BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU
Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được bắt đầu lại
thì được tính lại từ đầu, kể từ ngày tiếp theo ngày xảy ra
sự kiện:
Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ
của mình đối với người khởi kiện;
Các bên đã tự hoà giải với nhau.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Cha mẹ chúng tôi đã qua đời được 15 năm (không
để lại di chúc) nhưng do làm ăn xa nên Tết này, 4
anh em mới họp lại được để phân chia di sản thừa
kế. Giả sử chúng tôi có vướng mắc bây giờ thì có
khởi kiện ra tòa được không?
DHTM_TMU
CHƯƠNG III:
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
DHTM_TMU
3.1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨMDHTM_TMU
Khởi kiện vụ án dân sự
Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các
chủ thể khác theo quy định của pháp luật
TTDS nộp đơn yêu cầu TA có thẩm quyền
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay
của người khác
DHTM_TMU
Quyền khởi kiện: Đ 186
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ quan về dân số, gđ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ
nữ; CĐ cấp trên của CĐ cơ sở; cơ quan, tổ chức
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khởi
kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ng` khác, lợi ích
công cộng và lợi ích NN.
DHTM_TMU
Điều kiện khởi kiện
Chủ thể khởi kiện
Phải thuộc thẩm quyền TA giải quyết
Sự việc chưa được giải quyết bằng 1 bản án hay quyết
định của TA or quyết định của CQNN có thẩm quyền đã
có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp PL có quy định
khác.
Còn thời hiệu khởi kiện
DHTM_TMU
Phạm vi khởi kiện
Là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ án
dân sự.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện 1 hoặc
nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một QHPL
hoặc nhiều QHPL có liên quan với nhau để giải
quyết trong cùng 1 vụ án.
Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi
kiện 1 cá nhân, 1 cơ quan, 1 tổ chức khác về 1
QHPL hoặc nhiều QHPL có liên quan với nhau để
giải quyết trong cùng 1 vụ án.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Tháng 9- 2010, do cần tiền làm ăn nên ông H. mượn
ông V. 500 triệu đồng (không tính lãi), hẹn trong ba
tháng sẽ trả đầy đủ.
Sau đó, ông H. không trả nên ông V. khởi kiện yêu cầu
phải hoàn trả đầy đủ cho ông một lần số tiền trên ngay
sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Do hai bên không
hòa giải được nên TAND một huyện của tỉnh S. đưa vụ
án ra xét xử sơ thẩm.
Tuy nhiên, tại phiên tòa phía ông V. bất ngờ bổ sung yêu
cầu khởi kiện là đòi ông H phải trả cả phần tiền lãi chậm
trả của số nợ gốc. Trước tình huống phát sinh mới này
tòa đã cho hoãn phiên xử vì lúng túng chưa xác định
được yêu cầu trên của ông V. có vượt quá phạm vi khởi
kiện ban đầu hay không.
DHTM_TMU
Hình thức khởi kiện
Phải có đơn khởi kiện, vì đây là hình thức biểu đạt
yêu cầu của người khởi kiện đến TA nhằm giải quyết
tranh chấp dân sự. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan
trọng để TA xem xét, quyết định thụ lý vụ án dân sự.
Gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng
cứ để chứng minh những yêu cầu của mình là có
căn cứ và hợp pháp. Đ189
DHTM_TMU
Cách thức gửi đơn khởi kiện
Nộp trực tiếp tại TA
Gửi đến TA qua bưu điện
Gửi trực tuyến
Ngày khởi kiện = ngày đương sự nộp đơn tại
TA hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi, gửi
trực tuyến tính từ ngày gửi đơn. Cơ sở xác
định thời hiệu khởi kiện có còn hay ko.
DHTM_TMU
Thụ lý vụ án dân sự
Là việc TA nhận đơn khởi kiện của người
khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để
giải quyết.
Bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền,
lợi ích hợp pháp của các chủ thể; giải quyết
kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp, tạo niềm tin
cho dân.
Là căn cứ xác định các thời hạn tố tụng như
quy định
DHTM_TMU
Thủ tục thụ lý vụ án dân sự
Nhận đơn khởi kiện và nghiên cứu
Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Những công việc TA phải làm sau khi thụ lý vụ án
DHTM_TMU
Nhận đơn khởi kiện và nghiên cứu - Đ191
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm
quyền giải quyết Chưa vào sổ thụ lý do
người khởi kiện chưa đóng tạm ứng án phí.
Chuyển đơn khởi kiện cho TA có thẩm quyền
và báo cho người khởi kiện, nếu thuộc thẩm
quyền giải quyết của TA khác Chưa thụ lý
và chuyển cho các tòa trong hệ thống, thuộc
cấp hay lãnh thổ khác.
Trả lại đơn khởi kiện, nếu ko thuộc thẩm
quyền giải quyết của TA mà thuộc về
CQHCNN khác.
DHTM_TMU
Vào sổ thụ lý vụ án dân sự - Đ171
Thỏa mãn điều kiện khởi kiện
Ng` khởi kiện nộp cho TA biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí
TH ng` khởi kiện được miễn or ko phải nộp
tạm ứng án phí thì TA phải thụ lý vụ án khi
nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng
cứ kèm theo.
DHTM_TMU
Những công việc TA phải làm sau khi thụ
lý vụ án
+ Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
+Thông báo về việc thụ lý vụ án = VB đối với bị
đơn; cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan; VKS cùng cấp.
DHTM_TMU
Chuẩn bị xét xử VADS
Thời hạn chuẩn bị xét xử
Tính từ ngày TA thụ lý vụ án đến ngày TA ban hành quyết định đưa vụ án ra
xét xử
Thời hạn phụ thuộc vụ án :
- Vụ án dân sự + HNGĐ (4 tháng + 2 tháng) vụ việc có giá trị tranh chấp
nhỏ nhưng lại thường phức tạp do ko đủ chứng cứ, tài liệu... Bên cạnh đó,
PL có xu hướng duy trì các mối quan hệ HNGĐ trong xã hội nên thường
cho thời gian hòa giải + chuẩn bị xét xử dài hơn.
- Vụ án kinh doanh, thương mại + lao động (2 tháng + 1 tháng) Thường có
thỏa thuận, chứng cứ tương đối rõ ràng, có hợp đồng cụ thể, kết quả giải
quyết vụ án ảnh hưởng đến các bên.
Các công việc chuẩn bị xét xử
- Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
- Thông báo việc thụ lý vụ án
- Lập hồ sơ VADS
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án
DHTM_TMU
Hòa giải
Hòa giải VADS là hoạt động tố tụng do TA tiến
hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận
với nhau về giải quyết VADS.
Là thủ tục bắt buộc trừ những vụ án ko được
hòa giải or ko tiến hành hòa giải được.
DHTM_TMU
TA ko được hòa giải các vụ án sau đây
Đ181
Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của NN
TH này ng` đại diện lợi ích NN và đương sự khác ko được
tự hòa giải vì lợi ích NN phải được bồi thường đúng các quy
định PL, ng` đại diện cho lợi ích NN phải bảo vệ lợi ích
NN.Tuy nhiên, qui định này ko mang ý nghĩa tuyệt đối (theo
Nghị quyết 02)
Những VADS phát sinh từ giao dịch trái pháp luật or trái đạo
đức xã hội Đây chính là các giao dịch dân sự vô hiệu nên
khi giải quyết VA này, TA sẽ giải quyết theo hướng tuyên bố
GDDS vô hiệu và giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu. Khi
đó, về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ giữa các bên ko được
NN thừa nhận và bảo vệ, nên TA ko tiến hành hòa giải.
DHTM_TMU
Những VADS ko tiến hành hòa giải được:
Đ182
Những vụ án phải hòa giải nhưng vì lý do khách
quan hay chủ quan nào đó mà TA ko tiến hành
hòa giải được
Bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 vẫn
cố tình vắng mặt
Đương sự ko thể tham gia hòa giải được vì có lý
do chính đáng VD: ốm đau, đang ở nước
ngoài, đi công tác
Đương sự là vợ or chồng trong vụ án ly hôn là
ng` mất NLHV DS
DHTM_TMU
Nguyên tắc hòa giải – K2Đ180
Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các
đương sự, ko được dùng vũ lực or đe dọa dùng
vũ lực, bắt buộc đương sự phải thỏa thuận ko
phù hợp ý chí của mình.
Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự ko
được trái pháp luật or trái đạo đức xã hội.
DHTM_TMU
Phiên hòa giải
Thành phần phiên hòa
+ Thẩm phán (chủ trì phiên hòa giải)
+ Thư ký TA (ghi biên bản hòa giải)
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp
của đương sự + người phiên dịch (nếu đương
sự ko biết tiếng Việt).
+Trong TH cần thiết Thẩm phán có thể yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia
phiên hòa giải. .
Việc hòa giải được ghi vào biên bản hòa giải
DHTM_TMU
Công nhận sự thỏa thuận giữa các
đương sự - Đ212
Khi phiên hòa giải kết thúc, đương sự tự thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án, TA để cho họ
cân nhắc, suy nghĩ lại trong 1 thời hạn.
Sau 7 ngày, kể từ ngày lập BB hòa giải thành mà ko có
đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được
Chánh án TA phân công ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của đương sự.
Vì nội dung hòa giải do các bên đương sự tự thỏa thuận
nên quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và
ko bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Nhưng lại có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó do bị
nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa or trái PL, trái đạo đức xã hội.
DHTM_TMU
TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN DÂN SỰ
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp
nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ
chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ
quan, tổ chức đó.
Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự
mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có
người thay thế.
Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự
việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức
khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.
Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
DHTM_TMU
VÍ DỤ 1
Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản
giữa nguyên đơn A và bị đơn B. Sau khi thụ lý vụ án mà
Tòa án nhân dân huyện X nhận được thông báo của
Tòa án nhân dân huyện Y về việc Tòa án này đang thụ
lý giải quyết vụ án giữa nguyên đơn C và bị đơn A về
tranh chấp quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trường hợp
này, Tòa án nhân dân huyện X cần ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua
bán tài sản giữa A và B để chờ kết quả giải quyết tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản đó của Tòa án nhân dân
huyện Y. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án
nhân dân huyện Y, Tòa án nhân dân huyện X sẽ tiếp tục
giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài
sản theo thủ tục chung.
DHTM_TMU
VÍ DỤ 2
Tòa án nhân dân huyện X đang giải quyết tranh chấp
giữa nguyên đơn A và bị đơn B xuất phát từ giao dịch
trái pháp luật giữa A và B thì nhận được thông báo của
Viện kiểm sát nhân dân huyện X về giao dịch giữa A và
B có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và yêu cầu Tòa
án nhân dân huyện X chuyển hồ sơ để điều tra hành vi
vi phạm pháp luật hình sự. Trường hợp này, Tòa án
nhân dân huyện X cần tạm đình chỉ giải quyết vụ án để
chờ kết quả điều tra của Cơ quan có thẩm quyền về
hành vi vi phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan điều tra kết
luận giao dịch dân sự trái pháp luật giữa A và B chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Tòa án nhân
dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp giữa A
và B về giao dịch trái pháp luật đó.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Trong phiên xử một vụ tranh chấp đất mới đây
tại TAND quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng), luật
sư của bà K. (nguyên đơn) đã đề nghị tòa tạm
đình chỉ giải quyết vụ án vì bà K. đang phải điều
trị bệnh tại bệnh viện. Bà K. (vắng mặt tại phiên
xử) cũng có đơn kèm giấy xác nhận của bệnh
viện và đề nghị như trên.
DHTM_TMU
ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN DÂN SỰ
Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế.
Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan,
tổ chức đó.
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được tòa án chấp nhận hoặc người
khởi kiện không có quyền khởi kiện.
Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên
đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.
Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết
vụ án.
Nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt, trừ
trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện
bất khả kháng.
Đã có quyết định của tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nhiệp, hợp
tác xã và một bên đương sự trong vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Thời hiệu khởi kiện đã hết
DHTM_TMU
Quyết định đưa vụ án ra xét xử
TA phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử khi
Hòa giải vụ án ko đạt được kết quả
Ko có căn cứ tạm đình chỉ or đình chỉ giải
quyết vụ án
DHTM_TMU
PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM
Phiên tòa sơ thẩm VADS là phiên xét xử VADS lần
đầu của TA.
Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời
gian, địa điểm được ghi trong quyết định đưa vụ án
ra xét xử hoặc giấy báo mở lại phiên tòa trong
trường hợp phải hoãn phiên tòa.
DHTM_TMU
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm VADS
Thành phần HĐXX sơ thẩm
Người tham gia phiên tòa sơ thẩm VADS
Hoãn phiên tòa sơ thẩm VADS
DHTM_TMU
NGUYÊN TẮC TRONG PHIÊN TÒA
Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng
lời nói (Đ225 BLTTDS).
DHTM_TMU
THÀNH PHẦN THAM GIA PHIÊN TÒA
- Hội đồng xét xử:
+ Thành phần hội đồng xét xử: Thẩm phán, hội thẩm
nhân dân.
+ Thay thế hội đồng xét xử
- Thư ký phiên tòa;
- Đại diện viện kiểm sát ( trong một số trường hợp);
- Người giám định, người phiên dịch ( nếu có);
- Các đương sự hoặc người đại diện cho các đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự;
- Người làm chứng;
DHTM_TMU
THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA DS SƠ THẨM
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Nhiệm vụ của Thư ký TA
Thủ tục bắt đầu phiên tòa
- Khai mạc phiên tòa (do thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện
trước khi HĐXX tiến hành xét xử) Đ239
- Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch Đ240
- Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.
Đ241
- Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng Đ242
DHTM_TMU
CHUẨN BỊ KHAI MẠC PHIÊN TÒA
- Thư ký sẽ kiểm tra giấy triệu tập và chứng minh
nhân dân của những người sẽ tham gia phiên
tòa, xác định những người có mặt, vắng mặt ở
phiên tòa.
- Phổ biến nội quy phiên tòa.
- Ổn định trật tự trong phòng xử án và yêu cầu mọi
người đứng dậy khi Hội đồng xét xử đi vào phòng
xử án.
DHTM_TMU
THỦ TỤC HỎI TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
và thỏa thuận giải quyết vụ án.
Nghe đương sự trình bày vụ án
Tiến hành hỏi tại phiên tòa
Công bố các tài liệu của vụ án dân sự
DHTM_TMU
HỎI TẠI PHIÊN TÒA
- Hỏi tại phiên tòa
+ Xác định các vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn và đặt các
câu hỏi bổ sung
+ Xác định các đối tượng cần được hỏi: nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,
người giám định.
+ Thứ tự đặt câu hỏi: Chủ tòa hỏi trước Hội thẩm nhân
dân người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự đương sự Kiểm sát viên (nếu có) những người
tham gia tố tụng khác.
+ Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án theo quy
định tại Điều 254 BLTTDS, xem xét đánh giá chứng cứ tại
phiên tòa.
DHTM_TMU
TRANH LUẬN
Người tham gia tranh luận
Nội dung tranh luận
Căn cứ tranh luận
Trình tự tranh luận
Phát biểu của kiểm sát viên
Trở lại việc hỏi
DHTM_TMU
THỦ TỤC TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA
- Trình tự tham gia tranh luận: ( tương tự như trình tự trình
bày của đương sự).
- Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh
luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận
trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến
không có liên quan đến vụ án.
- Trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau
khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và
đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên
phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
- Qua tranh luận, nếu xét thấy tình tiết vụ án chưa được
xem xét, hoặc xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét
thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc
hỏi, sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
DHTM_TMU
THỦ TỤC NGHỊ ÁN
Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để nghị án.
Khi nghị án:
- Các thành viên HĐXX giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách
biểu quyết theo đa số về từng vấn đề, Hội thẩm nhân dân biểu quyết
trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng.
- Phải được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại
phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến
của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.
- Phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của HĐXX, các
thành viên HĐXX ký tên vào biên bản.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì thời gian nghị án có thể
kéo dài nhưng không quá 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận
tại phiên tòa. HĐXX phải thông báo cho những người có mặt tại phiên
tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt biết giờ, ngày và địa điểm tuyên
án.
Qua nghị án, nếu xét thấy tình tiết vụ án chưa được xem xét, hoặc xem
xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử
quyết định trở lại việc hỏi, và tranh luận.
DHTM_TMU
TUYÊN ÁN
Cách thức tuyên: Khi tuyên án, mọi người trong
phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc
biệt được phép của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa
phiên tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX
đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích
thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng
cáo.
Hình thức bản án sơ thẩm: được quy định tại
Điều 266 BLTTDS.
DHTM_TMU
CÔNG VIỆC SAU PHIÊN TÒA
- Hoàn chỉnh bản án: sau khi tuyên án thì không
được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp
phát hiện lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn
hoặc tính toán sai.
- Cấp trích lục bản án: trong thời hạn ba ngày làm
việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự,
cơ quan, tổ chức khởi kiện được tòa án cấp trích
lục bản án.
DHTM_TMU
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án không tính vào thời
hạn chuẩn bị xét xử.
2. Tại phiên tòa nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau
về việc giải quyết vụ án thì Hội động xét xử ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
3. Yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì không được
hoà giải
4. Trong một số trường hợp nếu đương sự được Tòa án cấp
sơ thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không đến
thì phải hoãn phiên toà.
5.Trong 1 số trường hợp, mặc dù sự việc được TA giải quyết
bằng bản án có hiệu lực pháp luật nhưng tòa án vẫn có thể
thụ lý giải quyết mà không phải trả lại đơn khởi kiện cho
đương sự
DHTM_TMU
CÂU HỎI ÔN TẬP
6.Toà án có thể tự mình đối chất khi có sự mâu thuẫn lời khai
7. Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có
Toà án khác thụ lý đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã mà việc giải quyết vụ án có liên quan
đến doanh nghiệp, hợp tác xã
8. Thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số không có nghĩa
vụ phải ghi ý kiến bằng văn bản riêng và đưa vào hồ sơ vụ
án....
9 Sau khi kết thúc phần xét hỏi, hội đồng xét xử thấy cần phải
triệu tập thêm người làm chứng để điều tra thêm. Hội đồng xét
xử có được hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung hay không?
10Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có
lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định dẫn giải
người làm chứng đó đến phiên tòa.
DHTM_TMU
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
TH1: A có người con trai là B. Tuy đã trưởng thành nhưng B
lười không chịu lao động, chơi bời và hay đánh bạc. Để có tiền
đánh bạc B thường về nhà lấy trộm tài sản của gia đình đem
bán. Giáo dục con mãi không được, chán nản A đã làm đơn yêu
cầu Tòa án cắt đứt quan hệ cha con với B. Hỏi Tòa án có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu của A không? Tại sao?
TH2: A tranh chấp với B, C về di sản của bố mẹ để lại. Để có
căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, trước khi khởi kiện
B, C ra Tòa án huyện Q giải quyết A đã nhờ D (bạn của A) là
Thẩm phán của Tòa án huyện Q tiến hành thu thập chứng cứ
giúp. Hỏi việc thu thập chứng cứ của D trong trường hợp này có
phải là hoạt động tố tụng dân sự không? Tại sao?
DHTM_TMU
3.2.THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
DHTM_TMU
KHÁI NIỆM
Xét xử phúc thẩm là việc
Toà án cấp trên trực tiếp
xét xử lại vụ án mà bản án,
quyết định của Toà án cấp
sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật bị kháng cáo
hoặc kháng nghị.
DHTM_TMU
NGƯỜI CÓ QUYỀN KHÁNG CÁO
1. Đương sự,
2. Người đại diện của đương sự,
3. Cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo
DHTM_TMU
NGƯỜI CÓ QUYỀN KHÁNG NGHỊ
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên
trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định
tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà
án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực
tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
DHTM_TMU
ĐỐI TƯỢNG BỊ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
+ Bản án,
+ Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ
giải quyết vụ án của Toà án cấp
sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp
trên trực tiếp giải quyết lại theo
thủ tục phúc thẩm.
DHTM_TMU
THỜI HẠN KHÁNG CÁO
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp
sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối
với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn
kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ
hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ,
đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là
bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo
nhận được quyết định.
Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện
thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu
điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
DHTM_TMU
THỜI HẠN KHÁNG NGHỊ
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ
thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ
ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham
gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện
kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với
quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của
Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát
cùng cấp nhận được quyết định.
DHTM_TMU
HÌNH THỨC KHÁNG CÁO
Đơn kháng cáo phải làm theo mẫu quy định tại Điều 272
BLTTDS
• Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây: Ngày,
tháng, năm làm đơn kháng cáo; Tên, địa chỉ của người kháng
cáo; Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Toà án
cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; Lý do của việc
kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; Chữ ký hoặc
điểm chỉ của người kháng cáo.
• Đơn kháng cáo phải được gửi cho Toà án cấp sơ thẩm đã
ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; trường hợp đơn
kháng cáo gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì Toà án đó phải
chuyển cho Toà án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần
thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm theo
quy định tại Điều 255 của BLTTDS
• Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu
có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và
hợp pháp
DHTM_TMU
HẬU QUẢ CỦA KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị
kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi
hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi
hành ngay.
Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án,
quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng
cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ
ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
DHTM_TMU
RÚT KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc
thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo,
Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Toà án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm
đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo
đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng
nghị.
DHTM_TMU
THAY ĐỔI, BỔ SUNG KHÁNG CÁO,KN
Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc
thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung
kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có
quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được
vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu
thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước
khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi
cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải
thông báo cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ
sung, rút kháng cáo, kháng nghị.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại
phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà.
DHTM_TMU
THỤ LÝ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án,
kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng
cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm phải
vào sổ thụ lý. (Điều 285 BLTTDS)
Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc
Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân
dân tối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc
thẩm và phân công một Thẩm phán làm
chủ toạ phiên toà (Điều 285 BLTTDS)
DHTM_TMU
CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm
phán được phân công chủ toạ phiên toà phải xem xét
để ra một trong những quyết định tố tụng sau (Điều
286 BLTTDS):
• Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
• Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
• Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
DHTM_TMU
TẠM ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình
chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc
tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và tiếp tục
xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo
quy định tại các điều 214, 215 và 216 của Bộ
luật này.
DHTM_TMU
ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PT VỤ ÁN DÂN SỰ
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản
1 Điều 217 của Bộ luật này;
b) Người kháng cáo rút toàn bộ HOẶC 1 PHẦN kháng cáo
hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ HOẶC 1 PHẦN kháng nghị;
c) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
2. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này thì bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu
lực pháp luật từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm.
DHTM_TMU
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu
như phiên toà sơ thẩm.
Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX chỉ xem xét phần
bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng
nghị;
DHTM_TMU
TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐC XÉT XỬ TẠI PHIÊN TÒA
Tại phiên toà phúc thẩm, việc tạm đình chỉ, đình
chỉ xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo
quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Bộ luật
này.
DHTM_TMU
HOÃN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM
Trường hợp Kiểm sát viên phải tham gia phiên toà vắng
mặt thì phải hoãn phiên toà.
Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính
đáng thì phải hoãn phiên toà. Người kháng cáo đã được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị
coi là từ bỏ việc kháng cáo và Toà án ra quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của
người kháng cáo vắng mặt.
DHTM_TMU
THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA
- Hỏi tại phiên tòa
- Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên
toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm
- Công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại
phiên toà phúc thẩm
- Nghe lời trình bày của đương sự tại phiên toà phúc
thẩm
- Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, xem xét vật chứng
tại phiên toà phúc thẩm
- Tranh luận tại phiên toà phúc thẩm
- Nghị án và tuyên án
DHTM_TMU
QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
• Giữ nguyên bản án của Toà án cấp sơ thẩm;
• Sửa bản án của Toà án cấp sơ thẩm;
• Huỷ bản án của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển
hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm tiếp tục giải quyết
lại vụ án
• Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
• Đình chỉ xét xử phúc thẩm
• Tạm đình chỉ
DHTM_TMU
CHƯƠNG III
3.3.
THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN,QUYẾT ĐỊNH GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN ĐÃ CÓ HIỆU
LỰC PHÁP LUẬT
DHTM_TMU
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM DÂN SỰ
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng trong việc giải quyết vụ án.
DHTM_TMU
CĂN CỨ KHÁNG NGHỊ
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với
những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương
sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của
mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được
bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra
bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của người thứ ba.
DHTM_TMU
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN KHÁNG NGHỊ
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi
xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân
dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
DHTM_TMU
PHẠM VI GIÁM ĐỐC THẨM
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần
quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét
nội dung kháng nghị.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần
quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến
việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết
định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là
đương sự trong vụ án.
DHTM_TMU
THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GĐT
Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật
của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ
thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình
chỉ giải quyết vụ án;
Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật.
DHTM_TMU
THỦ TỤC TÁI THẨM DÂN SỰ
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết
mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các
đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án,
quyết định đó.
DHTM_TMU
CĂN CỨ KHÁNG NGHỊ
Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương
sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch
của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo
chứng cứ;
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai
lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó
để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
DHTM_TMU
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN KHÁNG NGHỊ
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc
thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi
thẩm quyền theo lãnh thổ.
DHTM_TMU
THẨM QUYỀN CỦA HĐXX TÁI THẨM
Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này
quy định;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
và đình chỉ giải quyết vụ án.
DHTM_TMU
CHƯƠNG IV
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
DHTM_TMU
PHẠM VI ÁP DỤNG
Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân
không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án
công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp
lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền
về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.
DHTM_TMU
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GQ VIỆC DÂN SỰ
Nguyên tắc giải quyết việc dân sự
Thủ tục sơ thẩm giải quyết việc dân sự
Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc
dân sự
DHTM_TMU
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DS ĐIỂN HÌNH
1. Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của
cá nhân
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm
người vắng mặt, tuyên bố một người mất tích
hoặc đã chết
3. Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan
đến hoạt động của trọng tài thương mại
4. Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và
gia đình
DHTM_TMU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-hoc_phan_to_tung_dan_su_2tc_encrypt_1918_1982382.pdf