Tài liệu Bài giảng Luật quốc tế về môi trường - Phan Thị Tường Vi: LUẬT QUỐC TẾVỀ MÔI TRƯỜNGThS PHAN THỴ TƯỜNG VIKhoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCMNỘI DUNGI. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.1 Định nghĩa 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể của Luật quốc tế về môi trường 1.3 Cơ sở ra đời của Luật quốc tế về môi trườngII. Nghĩa vụ và trách nhiệm của quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia2 | PHAN THỴ TƯỜNG VINỘI DUNGIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học 3.3 Luật quốc tế về di sản văn hóa, tự nhiên 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển3 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.1 Định nghĩa- Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể của Luật quốc tế nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như của các quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.4 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2...
37 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luật quốc tế về môi trường - Phan Thị Tường Vi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT QUỐC TẾVỀ MÔI TRƯỜNGThS PHAN THỴ TƯỜNG VIKhoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCMNỘI DUNGI. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.1 Định nghĩa 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể của Luật quốc tế về môi trường 1.3 Cơ sở ra đời của Luật quốc tế về môi trườngII. Nghĩa vụ và trách nhiệm của quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia2 | PHAN THỴ TƯỜNG VINỘI DUNGIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học 3.3 Luật quốc tế về di sản văn hóa, tự nhiên 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển3 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.1 Định nghĩa- Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể của Luật quốc tế nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như của các quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.4 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thểĐối tượng điều chỉnh là những quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các chủ thể khác của Luật quốc tế về môi trường.Chủ thể gồm có: quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ đây được xem là những chủ thể của Luật quốc tế, trong đó quốc gia là chủ thể chủ yếu.Đối tượng bảo vệ của Luật quốc tế về môi trường: (*) Môi trường trên Trái đất (**) Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất5 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể(*) Môi trường trên Trái đất bao gồm bản thân trái đất và môi trường xung quanh trái đất đó là khí quyển, khoảng không vũ trụ gần trái đất, đại dương, các nguồn nước trên đất liền (gồm có nước mặt, nước ngầm, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ động vật và thực vật trên Trái đất,). Môi trường bao gồm các yếu tố cấu thành có thể nằm trong phạm vi của một quốc gia và có những yếu tố nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.6 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể(**) Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất có thể chia làm 3 loại:(1) TNTN nằm dưới quyền tài phán của quốc gia: + Quốc gia toàn quyền sử dụng và bảo vệ tài nguyên này (Nghị quyết của LHQ về chủ quyền vĩnh viễn của các quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên ngày 14/12/1962); + Luật quốc tế cũng có quy định điều chỉnh hành vi của mỗi quốc gia sao cho việc sử dụng những tài nguyên đó không gây tác động có hại đến môi trường quốc tế. 7 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.2 Đối tượng điều chỉnh và chủ thể(**) Tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất có thể chia làm 3 loại:(2) TNTN nằm dưới quyền tài phán của hai hay nhiều quốc gia: Các quốc gia có chung nguồn TNTN thường ký các hiệp ước, hiệp định khu vực để cùng quản lý, khai thác, sử dụng chung nguồn tài nguyên.(3) TNTN quốc tế: nằm ngoài quyền tài phán quốc gia nằm dưới phạm vi điều chỉnh trực tiếp của Luật quốc tế.8 | PHAN THỴ TƯỜNG VII. Khái niệm Luật quốc tế về môi trường 1.3 Cơ sở ra đời của Luật quốc tế về môi trườngXây dựng trên nền tảng, môi trường là một tổng thể thống nhất: + Các phần của môi trường quan hệ mật thiết với nhau và bất kỳ sự thay đổi ở một phần nào cũng có thể dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng dây chuyền; + Những vấn đề môi trường toàn cầu chỉ có thể được giải quyết hiệu quả với sự hợp tác và tham gia của các quốc gia cần thiết phải tạo ra một khung pháp lý quốc tế cho sự hợp tác.Xuất phát từ thực trạng môi trường ngày nay càng trở nên suy thoái.9 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ hợp tác quốc tếHợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quốc tế có ý nghĩa quan trọng đây là một nguyên tắc chung trong Luật quốc tế về môi trường.Nghĩa vụ hợp tác quốc tế có các nội dung chính sau: + Hợp tác nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường theo các cam kết quốc tế của các quốc gia trong các ĐƯQT về môi trường; + Hợp tác để viện trợ trong các trường hợp khẩn cấp.10 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ thông tinNghĩa vụ này được xây dựng trên 2 cơ sở quan trọng: + Để kiểm soát được ô nhiễm môi trường, cần phải có thông tin cần thiết về tình trạng môi trường và nếu nguy hiểm cho môi trường thì mới có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ. + Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, theo đó quốc gia gây ô nhiễm phải tạo điều kiện để quốc gia nạn nhân có thể kịp thời tránh thiệt hại sẽ xảy ra, chứ không đơn giản là gánh chịu thiệt hại. 11 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ thông tinNghĩa vụ thông tin có các nội dung chính sau: + Trao đổi thông tin về tình trạng tự nhiên của nguồn TNTN; + Thông tin về những thiệt hại về môi trường đã xảy ra, để giải quyết các tác động về môi trường trên cơ sở các thông tin đó; + Trao đổi thông tin liên quan đến các kế hoạch được hoạch định có thể kéo theo các rủi ro về môi trường; + Trao đổi thông tin liên quan đến việc thực hiện các ĐƯQT, đến tình trạng khẩn cấp. 12 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.1 Nghĩa vụ quốc gia 2.1.1 Nghĩa vụ không gây hạiCác quốc gia phải bảo đảm các hoạt động trong phạm vi quyền tài phán hoặc kiểm soát của mình không được gây hại cho môi trường của các quốc gia khác hoặc cho những vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (điều 21 Tuyên bố Stockholm và điều 2 Tuyên bố Rio).Quốc gia có trách nhiệm tiến hành những biện pháp thực tiễn để không gây hại cho các quốc gia khác. Nghĩa vụ này được quy định trong mọi lĩnh vực môi trường (không khí, biển, nước, đa dạng sinh học). 13 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia 2.2.1 Trách nhiệm quốc gia đối với những hậu quả do các hoạt động mà luật pháp quốc tế cấm gây raQuốc gia phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại về môi trường gây ra cho các quốc gia khác hoặc cho môi trường của những khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, do việc vi phạm các quy định hoặc tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận rộng rãi.14 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia 2.2.1 Trách nhiệm quốc gia đối với những hậu quả do các hoạt động mà luật pháp quốc tế cấm gây raHệ quả pháp lý: + Chấm dứt hoạt động bất hợp pháp. + Khôi phục lại nguyên trạng như trước khi chưa có những thiệt hại đó. + Bồi thường thiệt hại do hoạt động trái với luật quốc tế gây ra. 15 | PHAN THỴ TƯỜNG VIII. Nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia 2.2 Trách nhiệm quốc gia 2.2.2 Trách nhiệm quốc gia đối với các hoạt động mà luật pháp quốc tế không cấmĐây là trách nhiệm đối với các hậu quả của một hoạt động mà luật pháp quốc tế không cấm (không vi phạm pháp luật quốc tế).Trách nhiệm này chỉ dẫn đến việc bồi thường về tài chính. Việc áp đặt trách nhiệm cho các hoạt động không bị luật pháp quốc tế cấm, chủ yếu nhấn mạnh đến thiệt hại mà một quốc gia nào đó gây ra hơn là đối với các hành vi của quốc gia đó.16 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biểnNghĩa vụ bảo vệ môi trường biển của các quốc gia bao gồm những nội dung chính sau:Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn ô nhiễm biển;Bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật sống trên biển;Cấm các hoạt động nằm trong các khu vực nằm dưới quyền tài phán hoặc kiểm soát của mình, có thể gây hại cho môi trường biển của các quốc gia khác hoặc một vùng nằm ngoài giới hạn của quyền tài phán quốc gia;Nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo vệ môi trường biển. 17 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biểnCác loại quy định pháp lý về ngăn chặn ô nhiễm biển chia làm 2 nhóm:(1) Các quy định cấm hoặc hạn chế các loại chất nhất định hoặc chất thải vào môi trường biển. Vd: Cấm thải các chất có độ phóng xạ cao và cấm tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân trên biển, hạn chế việc thải các chất gây ô nhiễm ra biển.(2) Các quy định bổ sung cho các tiêu chuẩn trên hoặc giúp cho việc thực hiện các quy định đó có hiệu quả. 18 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biểnCác quy định về nguồn gây ô nhiễm môi trường biển:Ô nhiễm từ đất liền là nguyên nhân chủ yếu, nhưng hiện nay chưa áp đặt bất kỳ hạn chế nào một cách trực tiếp cho các quốc gia trong việc kiểm soát ô nhiễm từ đất liền.Ô nhiễm từ biển nảy sinh từ các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên đáy biển được tiến hành trong phạm vi quyền tài phán quốc gia, được các quốc gia ven bờ quy định. Ô nhiễm do việc thăm dò và khai thác đáy đại dương sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế.19 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biểnCác quy định về nguồn gây ô nhiễm môi trường biển:Ô nhiễm từ không khí.Ô nhiễm từ tàu là nguồn ô nhiễm có thể nhận thấy rất rõ ràng mặc dù ô nhiễm do tàu biển gây ra chỉ chiếm không đến 50% số thịêt hại do dầu gây ra. Kết quả tổng kết được rằng 90% các tai nạn này là do lỗi của con người. Vì thế, các quy định pháp lý để kiểm soát các hoạt động của con người có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này.20 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biểnMột số Công ước quan trọng:Luật biển năm 1982 (VN tham gia 1994);C/Ư 1973 về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu và Nghị định thư 1978 cấm và hạn chế thải chất gây ô nhiễm từ việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (C/Ư MARPOL 1973) có hiệu lực 1983;C/Ư London 29/12/1972 về ngăn chặn ô nhiễm biển do thải chất thải và chất khác ra biển;C/Ư 1969 liên quan đến việc can thiệp quốc tế trong trường hợp có tai nạn ô nhiễm dầu;21 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.1 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biểnMột số Công ước quan trọng:C/Ư 1969 về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra;C/Ư 1971 về việc thành lập một Quỹ quốc tế để bồi thường cho các thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra.(Lần đầu tiên Công ước quốc tế đã đưa ra định nghĩa về ô nhiễm môi trường biển là Điều 1 Khoản 4 Luật biển 1982).22 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh họcMột số Công ước quan trọng:C/Ư đa dạng sinh học ngày 5/6/1992 và có hiệu lực từ ngày 23/12/1993 (*);C/Ư CITES ngày 3/3/1973, có hiệu lực năm 1975 và được bổ sung tại BORN ngày 22/6/1979 (**);C/Ư RAMSAR 1971 ngày 2/2/1971, bổ sung Nghị định thư ngày 3/12/1983.23 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học(*) Công ước đa dạng sinh học:Đây là C/Ư quốc tế quan trọng nhất, được đánh giá là C/Ư khung đầy đủ và toàn diện nhất trong lĩnh vực đa dạng sinh học.Mục đích là bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các bộ phận hợp thành của nó, phân phối công bằng hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen bao gồm cả việc tiếp cận hợp lý nguồn gen, chuyển giao thích hợp công nghệ cần thiết và các nguồn tài trợ thích đáng.24 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học(*) Công ước đa dạng sinh học:Điều 2 của Công ước định nghĩa “Đa dạng sinh học là tính đa dạng giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này được thể hiện ở trong mỗi bộ, loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. Đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng gen (đa dạng di truyền), đa dạng phân loài và đa dạng hệ sinh thái.25 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.2 Luật quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học(**) Công ước CITES:Điểm nổi bật là “Quy chế về buôn bán mẫu vật”.Mẫu vật theo C/Ư là bất kì thực vật hay động vật nào dù sống hay chết, được quy định trong các phụ lục của C/Ư.Động, thực vật hoang dã nguy cấp theo C/Ư được chia làm 3 loại; và mỗi loại có quy chế buôn bán riêng.26 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.3 Luật quốc tế về di sản văn hóa, tự nhiênCông ước Heritage 1973 (C/Ư UNESCO về di sản thế giới):Đưa ra tiêu chuẩn để một di sản được coi là có giá trị quốc tế đặc biệt đưa vào danh sách di sản thế giới.Các quốc gia có nghĩa vụ sau đây: + Đề ra chính sách chung để trao cho di sản chức năng nhất định trong đời sống cộng đồng và đưa việc bảo vệ di sản đó vào chương trình kế hoạch chung về phát triển. + Thành lập trên lãnh thổ mình một hoặc một số cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo các di sản. 27 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.3 Luật quốc tế về di sản văn hóa, tự nhiênCông ước Heritage 1973 (C/Ư UNESCO về di sản thế giới):Các quốc gia có nghĩa vụ sau đây: + Áp dụng các biện pháp luật, khoa học kĩ thuật, hành chính, tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, tôn tạo và tái sử dụng di sản đó. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo các di sản, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.28 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.4 Luật QT về kiểm soát các hoạt động đặc biệt nguy hiểm 3.4.1 Kiểm soát hoạt động hạt nhânCác quy định cấm vũ khí hạt nhân; các quy định về sử dụng an toàn hạt nhân vào các mục đích hoà bình.Một số Điều ước quốc tế quan trọng: + Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, vũ trụ và dưới nước được ký kết năm 1963. + Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 1968. + Hiệp ước về phi hạt nhân hóa khu vực Đông Nam Á 1995.29 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.4 Luật QT về kiểm soát các hoạt động đặc biệt nguy hiểm 3.4.1 Kiểm soát hoạt động hạt nhânCơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA là 1 cơ quan có vai trò cực kì quan trọng, cơ quan này đã soạn thảo một loạt các hướng dẫn về tiêu chuẩn sử dụng an toàn hạt nhân trong đó có việc thiết kế, xây dựng và điều hành các nhà máy năng lượng hạt nhân.30 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.4 Luật QT về kiểm soát các hoạt động đặc biệt nguy hiểm 3.4.2 Kiểm soát và xử lý chất thải xuyên biên giớiCông ước BASEL về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng:Nếu quốc gia cho phép nhập khu chất thải thì người nhập phải có điều kiện tiêu huỷ không ảnh hưởng tới môi trường, phải có biện pháp giảm ảnh hưởng tới môi trường trong vận chuyển.Chỉ được nhập khẩu chất thải khi có điều kiện tiêu huỷ thích hợp và chỉ được phép xuất khẩu sang các nước có điều kiện trên và phải được sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia nhập khẩu.31 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3.5.1 Luật QT về kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xaCông ước chống gây ô nhiễm không khí qua biên giới tầm xa 1979 đã được các nước Châu Âu trong đó có Nga ký kết.Các nước cam kết hạn chế, và trong khả năng có thể giảm dần hoặc ngăn chặn ô nhiễm không khí, trong đó có ô nhiễm không khí qua biên giới quốc gia (điều 2); phát triển các chính sách và chiến lược thông qua việc trao đổi thông tin và tham khảo (điều 3).Trách nhiệm quốc gia đối với các thiệt hại do ô nhiễm không khí không được đề cập.32 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3.5.2 Luật QT về bảo vệ tầng ôzônCông ước Viene 1985 về bảo vệ tầng O3, có hiệu lực 1988 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng O3: + Cam kết tiến hành các hoạt động lập pháp hoặc hành chính để kiểm soát, hạn chế hoặc ngăn chặn các hoạt động của con người có hoặc có thể mang lại ảnh hưởng có hại nảy sinh từng việc làm thay đổi tầng O3. + Đưa ra lộ trình thể hiện việc cắt giảm theo giai đoạn từng bước sau đó đi đến ngừng hoàn toàn.33 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3.5.2 Luật QT về bảo vệ tầng ôzônNăm 1989, các thành viên công ước thông qua Tuyên bố Helsinski về bảo vệ tầng ôzôn: + Các thành viên nhất trí loại bỏ việc sản xuất và tiêu thụ chất CFCs và chất halons (gọi chung là khí ODS) càng nhanh càng tốt nhưng không chậm hơn năm 2000. Xác định nghĩa vụ của quốc gia trong việc cắt giảm (hạn chế sử dụng một số chất khí nhất định) và đi đến loại bỏ hoàn toàn các chất ODS trong sản xuất và tiêu thụ.34 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3.5.2 Luật QT về bảo vệ tầng ôzônCơ chế đảm bảo thực hiện: + Tài chính: Công ước cho ra đời Quỹ đa phương được đóng góp từ các tổ chức tài chính quốc tế để giúp đỡ các nước đang phát triển. + Công nghệ: Công ước buộc những nước công nghiệp chuyển giao công nghệ cho những nước đang phát triển mà không mất tiền.35 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3.5.3 Luật QT về chống lại xu hướng biển đổi khí hậuCông ước khung về thay đổi khí hậu 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997.Căn cứ cắt giảm khí nhà kính: + Số lượng phát thải, chất lượng phát thải, tổng lượng khí mà rừng hấp thụ được so với tổng lượng khí thải ra. + Trình độ phát triển: quốc gia công nghiệp mới phải cắt giảm. Quốc gia đang phát triển không phải cắt giảm.36 | PHAN THỴ TƯỜNG VIIII. Nội dung của Luật quốc tế về môi trường 3.5 Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển 3.5.3 Luật QT về chống lại xu hướng biển đổi khí hậuCách thức thực hiện: + Cắt giảm thực tế: quốc gia thực hiện biện pháp để giảm bớt một cách thực tế lượng khí nhà kính + Cắt giảm thông qua bể hấp thụ khí nhà kính: tại Hội nghị BCRN cho phép dùng lượng khí nhà kính mà những cánh rừng tự nhiên hấp thụ được trừ vào chỉ tiêu cắt giảm + Thông qua việc mua bán chỉ tiêu cắt giảm (mua bán chỉ tiêu phát thải).37 | PHAN THỴ TƯỜNG VI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_moi_truong_bai_2_luat_quoc_te_ve_moi_truong_1577_1987538.pptx