Tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 8: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Đoàn Thị Phương Diệp: BÀI 8THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI1I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI2Cơ sở hình thành chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội, có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm.2. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi3 Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.II. CHẾ ĐỘ PHÁP ...
18 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 8: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Đoàn Thị Phương Diệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI1I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI2Cơ sở hình thành chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội, có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm.2. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi3 Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC TRONG LUẬT LAO ĐỘNG4Các loại ngày làm việca. Ngày làm việc tiêu chuẩnNgày làm việc tiêu chuẩn là loại ngày làm việc trong đó pháp luật quy định cụ thể khoảng thời gian làm việc của người lao động trong một ngày đêm.Có hai loại ngày làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho những đối tượng cụ thể.5(1) Ngày làm việc bình thường: được quy định không quá 8 giờ một ngày, áp dụng chung cho công việc bình thường (hoặc 48 giờ/tuần)Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh; - Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;6* Người sử dụng lao động có quyền xác định thời điểm bắt đầu ngày làm việc và thời điểm kết thúc ngày làm việc, thời gian nghỉ ngơi giữa ca. Tuy nhiên, các quy định này phải được ghi vào nội quy, điều lệ doanh nghiệp và phải thông báo cho từng người lao động biết để thực hiện. 72) Ngày làm việc rút ngắn: Pháp luật quy định một số trường hợp rút ngắn thời giờ làm việc ngắn hơn thời giờ làm việc của ngày làm việc bình thường (tức ít hơn 8 giờ/ngày) mà vẫn giữ nguyên lương..Ngày làm việc rút ngắn được quy định cho những người làm những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ nữ có thai từ tháng thứ 7, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi, lao động chưa đủ 18 tuổi, lao động là người tàn tật, lao động là người cao tuổi (nam từ 59 tuổi trở lên, nữ từ 54 tuổi trở lên) - những đối tượng này thời gian làm việc hàng ngày được giảm ít nhất 1 giờ.b. Ngày làm việc không có tiêu chuẩn8Ngày làm việc không có tiêu chuẩn là loại ngày làm việc được quy định cho một số đối tượng nhất định, do tính chất của công việc mà họ phải thực hiện những nhiệm vụ lao động ngoài giờ làm việc bình thường nhưng không được trả thêm lương.+ Những người lao động có tính chất phục vụ, phải thường xuyên ăn, ở, làm việc trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp.+ Công nhân hoặc cán bộ do tính chất công việc phụ trách mà phải thường xuyên đi sớm và về muộn hơn những người lao động khác + Những người lao động do những điều kiện khách quan mà họ không thể xác định được trước thời gian làm việc cụ thể. 93- Thời giờ làm thêm, thời giờ làm việc ban đêma. Thời giờ làm thêmThời gian làm thêm giờ là do có yêu cầu của người sử dụng lao động mà số thời gian làm việc vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã được ấn định. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm.10Các điều kiện và nguyên tắc làm thêm đến 300 giờ trong một năm:Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm khi phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.Điều kiện: Phải có thỏa thuận với từng người lao động, Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục), Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành..11Lưu ý: Các doanh nghiệp, đơn vị khác không có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩucác lĩnh vực nói trên, nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải gửi văn bản xin phép tới các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. b. Thời giờ làm việc ban đêm :12Thời giờ làm việc được tính là làm việc ban đêm được pháp luật lao động nước ta quy định như sau:Được tính từ 22 giờ đến 6 giờ.Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban ngày.III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TRONG LUẬT LAO ĐỘNG13THỜI GiỜ NGHỈ NGƠITHỜI GiỜ NGHỈ NGƠI CÓ HƯỞNG LƯƠNGTHỜI GiỜ NGHỈ NGƠI KHÔNG HƯỞNG LƯƠNGNGHỈ GiỮA CANGHỈ HÀNG TuẦNNGHỈ LỄ, TẾTNGHỈ HÀNG NĂMNGHỈ VỀ ViỆC RIÊNG1- Thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương:14a) Thời giờ nghỉ giữa ca Theo quy định của pháp luật lao động, thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính như sau: - Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất nửa giờ (30 phút), tính vào giờ làm việc; - Người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc; - Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.15b) Nghỉ hàng tuần Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày. 16c) Các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).- Tết âm lịch: 05 ngày- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).17d) Nghỉ hàng năm * Điều kiện để được nghỉ hàng năm Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.18* Số ngày nghỉ hàng năm:- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_lao_dong_c8_9821_1987534.ppt