Bài giảng Luật lao động - Bài 4: Việc làm và học nghề - Đoàn Thị Phương Diệp

Tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 4: Việc làm và học nghề - Đoàn Thị Phương Diệp: BÀI 4 VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ 1I. VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG2KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀMViệc làm là công việc được giao cho làm và được trả công. Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm (Điều 13 - Bộ luật Lao động 1994).Điều 9 khoản 1 BLLĐ 2012 Việc làm có hai đặc tính cơ bản 3Một là, xét dưới khía cạnh kinh tế, việc làm là hoạt động của con người tạo ra thu nhập;Hai là, dưới khía cạnh pháp lý, hoạt động tạo ra thu nhập đó chỉ được coi là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật cấm. 2. VẤN ĐỀ GiẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐộNG THEO QUY ĐịNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG4Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. a. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho người lao động5Nhà nước định chỉ tiêu việc làm mới...

ppt28 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 4: Việc làm và học nghề - Đoàn Thị Phương Diệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ 1I. VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG2KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀMViệc làm là công việc được giao cho làm và được trả công. Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm (Điều 13 - Bộ luật Lao động 1994).Điều 9 khoản 1 BLLĐ 2012 Việc làm có hai đặc tính cơ bản 3Một là, xét dưới khía cạnh kinh tế, việc làm là hoạt động của con người tạo ra thu nhập;Hai là, dưới khía cạnh pháp lý, hoạt động tạo ra thu nhập đó chỉ được coi là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật cấm. 2. VẤN ĐỀ GiẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐộNG THEO QUY ĐịNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG4Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. a. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho người lao động5Nhà nước định chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hằng năm Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính, cho vay vốn, giảm, miễn thuế và các biện pháp khuyến kích để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động - Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.6Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho người lao động được quy định như sau:a1. Chính phủ: - Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm,- Dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm, - Lập quỹ quốc gia về việc làm 7Chương trình quốc gia về việc làm và Chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm và 5 nămBộ LĐTBXH: CTQG VỀ ViỆC LÀM, CHỈ TIÊU TẠO ViỆC LÀM MỚI (+ BỘ KHĐT)TTg CP RA QUYẾT ĐỊNH VỀ CTVL & CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM MỚI8Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích sau :- Hỗ trợ các tổ chức giới thiệu việc làm- Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho người lao động không bị mất việc làm.- Hỗ trợ cho những đơn vị nhận người lao động bị mất việc làm theo đề nghị của cơ quan lao động địa phương.- Hỗ trợ quỹ việc làm cho người lao động bị tàn tật và dùng để cho vay với lãi suất thấp để giải quyết việc làm cho một số đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội ( mại dâm, nghiện hút...)a2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 9Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó Định hướng, hỗ trợ và kiểm tra chương trình việc làm của cấp huyện và cấp xã.Lập quỹ giải quyết việc làm b. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết và đảm bảo việc làm cho người lao động10* Khi có nhu cầu nhân công lao độngNgười sử dụng lao động phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho một số đối tượng lao động đặc thù, trường hợp nhiều người cùng có đủ điều kiện tuyển dụng thì phải ưu tiên tuyển dụng lao động là thương, bệnh binh; con liệt sĩ, con thương bệnh binh, con em gia đình có công; người tàn tật, phụ nữ, người có quá trình tham gia lực lượng vũ trang, người tham gia lực lượng thanh niên xung phong, người đã bị mất việc làm từ một năm trở lên. 11Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức giới thiệu việc làm để tổ chức tuyển chọn người lao động.Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ người lao động là người tàn tật, lao động nữ vào làm việc. Doanh nghiệp tiếp nhận số người lao động là người tàn tật vào làm việc thấp hơn tỷ lệ quy định thì hàng tháng phải nộp vào quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền theo quy định, nếu cao hơn thì khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất sẽ được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ giải quyết việc làm12* Trong quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động dịch vụ-Người sử dụng lao động phải đảm bảo công việc thường xuyên liên tục theo hợp đồng lao động và thỏa ước LĐTT- Phải có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật và làm việc có trách nhiệm, hiệu quả cao. - Phải đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm việc mới trong doanh nghiệp. 13- Khi có sự thay đổi về cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động làm việc trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc, người sử dụng lao động căn cứ vào nhu cầu của công việc và thâm niên làm việc, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc sau khi đã trao đổi nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải công bố danh sách (trợ cấp mất việc)Trước khi quyết định cho thôi việc phải báo cho cơ quan lao động địa phương biết để cơ quan này nắm được tình hình lao động của địa phương và có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hoặc tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động mất việc làm. c. Trách nhiệm của người lao động trong việc tự tạo việc làm và bảo đảm việc làm14d. Tổ chức giới thiệu việc làm với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động15Tổ chức giới thiệu việc làm được gọi thống nhất là: “Trung tâm giới thiệu việc làm” kèm theo tên địa phương hoặc tên bộ, tổ chức đoàn thể. VD: Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên (thuộc Hội Liên hiệp thanh niên tp TPHCM).Trung tâm giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc do các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.16Bộ Lao động thương binh và xã hội thống nhất quản lý Nhà nước đối với các Trung tâm giới thiệu việc làm trong cả nước. Sở Lao động thương binh và xã hội thống nhất quản lý Nhà nước đối với các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trung tâm giới thiệu việc làm có quyền : - Tổ chức dạy nghề gắn với đào tạo việc làm.- Tổ chức sản xuất để tận dụng cơ sớ vật chất, kỹ thuật, kết hợp lý thuyết với thực hành, giải quyết công việc làm tại chỗ theo quy định của pháp luật.- Thu học phí, lệ phí, phí theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.17Nhiệm vụ của trung tâm giới thiệu việc làm- Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề. - Giới thiệu việc làm và học nghề ở những nơi phù hợp.- Tổ chức tuyển chọn cung ứng lao động cho người sử dụng lao động trong nước và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.- Cung cấp thông tin về thị trường lao động và người sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và việc làm.3. Trợ cấp mất việc làm18Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm 19Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ: (Nghị định 39/CP 2003)- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.Thay đổi cơ cấu, công nghệ quy định tại Nghị định 05/CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 gồm các trường hợp sau đây:a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao độngTrường hợp nào sau đây được xem là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ dẫn đến người lao động bị mất việc?201. Doanh nghiệp chuyển từ họat động trong lĩnh vực sản xuất sang họat động trong lĩnh vực kinh doanh (ví dụ, doanh nghiệp may mặc chuyển sang kinh doanh bất động sản)2. Doanh nghiệp giải thể tổ bảo vệ để thuê bảo vệ chuyên nghiệp từ các công ty bảo vệ.3. Doanh nghiệp nhập hai phòng chức năng là phòng Tổ chức hành chính và Phòng Nhân sự làm một nên gỉam số lao động sử dụng xuống ½.4. Tinh giản đội ngũ nhân viên21Dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm.Từ 1 đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương.Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương.Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).Mức trợ cấp: Mỗi năm làm việc bằng một tháng lương (ít nhất cũng bằng hai tháng lương)Trợ cấp mất việc làm được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.Bài tập áp dụng22Anh A làm việc cho công ty X từ 01/01/2008, chính thức ký hợp đồng lao động từ ngày 01/03/2008 (thử việc 2 tháng), hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng, lương theo hợp đồng của A là 2triệu/Tháng, tiền ăn trưa là 500.000đ/tháng. Tuy nhiên đến ngày 20/10/2008 công ty có chính sách cắt giảm nhân sự và anh A nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự. Doanh nghiệp X cho rằng A chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp mất việc, còn anh A thì cho rằng mình phải nhận được khỏan trợ cấp tối thiểu bằng hai tháng tiền lương.Hỏi, trường hợp này A có được trả trợ cấp mất việc làm hay không ? Tại sao ? 23Bài 2. Ông Bùi Văn An làm việc ở doanh nghiệp nhà nước A từ tháng 6 năm 1990. Đến tháng 6 năm 1998 doanh nghiệp này cổ phần hoá trở thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm 2003 ông An bị chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ. Ông An có tiền lương bình quân 6 tháng trước khi cổ phần hoá là 300.000 đồng/tháng và 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 800.000 đồng/tháng.Hãy tính trợ cấp mất việc làm của ông An (nếu có)243. Anh Nguyễn Văn A là công nhân làm việc cho một công ty TNHH sản xuất đồ hộp H từ ngày 01/01/2002. Ngày 31/12/2005, do thay đổi cơ cấu, tình hình sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn nên công ty không thể giải quyết việc làm mới cho anh A. Do vậy, công ty cho anh A thôi việc. Hỏi theo quy định của pháp luật, anh A sẽ được trợ cấp mất việc làm là bao nhiêu? (mức lương của anh A từ 1/1/2005-30/7/2005 là 2.500.000/tháng, từ 1/8/05-31/12/05 là 3.000.000 đ/tháng). 254. Chị B làm việc cho doanh nghiệp M từ 1/1/2002 theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đến ngày 30/10/2009 do công ty sắp xếp lại doanh nghiệp và bộ phận làm việc của chị bị giải tán. Chị không thuộc diện được tái đào tạo để tiếp tục làm việc mà phải chấm dứt hợp đồng lao động.Hãy tính mức trợ cấp mà chị được hưởng, biết tiền lương trung bình theo hợp đồng của năm 2009 của chị là 3.000.000đ/tháng, tiền lương trung bình của năm 2008 là 2.700.000đ/tháng265. Anh M ký hợp đồng lao động ngày 1.6.2008. đến 31/12/2009 anh bị mất việc do thay đổi cơ cấu. Tiền lương bình quân sáu tháng liền kề trước khi mất việc là 6 triệu/tháng. Hỏi M có được trợ cấp mất việc làm hay không? Nếu có thì bằng bao nhiêu? Nếu không thì tại sao?II. HỌC NGHỀ27Quyền học nghề:Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 14 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định có thể thu nhận người học nghề có độ tuổi thấp hơn, và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học. 2. Hợp đồng học nghề:28Hợp đồng học nghề phải được giao kết giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc cơ sở dạy nghề.Có 2 loại hợp đồng đào tạo nghề.Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề bao gồm mục tiêu và nội dung đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptluat_lao_dong_c4_5663_1987530.ppt
Tài liệu liên quan