Tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 10: Bảo hiểm xã hội - Đoàn Thị Phương Diệp: BÀI 10 BẢO HIỂM XÃ HỘI1I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 2Các khái niệm về Bảo hiểm xã hộiThuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì BHXH được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên. Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2006) . 3BHXH khác các chế độ bảo hiểm khác.BHXH cũng khác với khái niệm về an sinh xã hội. Khái niệm an sinh xã hội có phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm xã hội, những chế định cơ bản của hệ thống an sinh xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, trợ cấp g...
89 trang |
Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 10: Bảo hiểm xã hội - Đoàn Thị Phương Diệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10 BẢO HIỂM XÃ HỘI1I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 2Các khái niệm về Bảo hiểm xã hộiThuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì BHXH được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên. Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2006) . 3BHXH khác các chế độ bảo hiểm khác.BHXH cũng khác với khái niệm về an sinh xã hội. Khái niệm an sinh xã hội có phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm xã hội, những chế định cơ bản của hệ thống an sinh xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, trợ cấp gia đình, trợ cấp do các quỹ công cộng tài trợ, quỹ dự phòng và sự bảo vệ được giới chủ và các tổ chức xã hội cung cấp 2. Mục đích của Bảo hiểm xã hội4 Mục đích chủ yếu của BHXH là tạo cho mọi cá nhân và gia đình họ một niềm tin vững chức rằng mức sống và điều kiện sống của họ, trong một chừng mực có thể, không bị suy giảm đáng kể bởi bất kỳ hậu quả kinh tế hay xã hội nào. chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.3. Những đặc trưng của bảo hiểm xã hội5Hệ thống bảo hiểm xã hội ở các nước khác nhau có nhiều điểm khác biệt nhau, tuy vậy đều có những nét chung sau :- Tài chính của bảo hiểm xã hội là do sự đóng góp của hai bên: người lao động và người sử dụng lao động, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước.-Về nguyên tắc việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc trừ một số ngoại lệ.- Số tiền được các bên đóng góp được tập hợp thành một loại quỹ riêng dùng để chi trả trợ cấp nhưng chỉ chi đối với những trường hợp cần bảo hiểm xã hội, số tiền nhàn rỗi được đầu tư để làm tăng thêm nguồn quỹ.4. Các nguyên tắc bảo hiểm xã hội61. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.3. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.4. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.5. Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội7- Bên thực hiện bảo hiểmBên thực hiện bảo hiểm là cơ quan bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập. - Bên tham gia bảo hiểm xã hộiBên tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật là người sử dụng lao động, người lao động, và trong một chừng mực nào đó là Nhà nước. - Bên được bảo hiểm xã hộiBên được bảo hiểm xã hội là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi hội đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.6. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội8Theo quy định của Điều 2 Luật BHXH, đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội gồm:* Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;b) Cán bộ, công chức, viên chức;c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; ...đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.9- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.10* Đối với bảo hiểm thất nghiệp:1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp có sử dụng từ mười lao động trở lên.* Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc.7. Các loại hình bảo hiểm xã hội11CÁC LỌAI HÌNH BHXH Ở VIỆT NAMBHXH BẮT BUỘCBHXH TỰ NGUYỆNBH THẤT NGHIỆPỐm đauThai sảnTai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpHưu tríTử tuấtHưu tríTử tuấtTrợ cấp thất nghiệpHỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làmII. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI121. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo hiểm xã hộiHiện tại có các quỹ thành phần sau:- Quỹ ốm đau và thai sản.- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Quỹ hưu trí và tử tuất Các nguồn hình thành quỹ được xác định như sau:13Đối với BHXH bắt buộcNguồn hình thành quỹ từ các nguồn sau đây:1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định sau đây:Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: - 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.2. Người lao động đóng theo quy định sau đây:Hằng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.143. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.4. Hỗ trợ của Nhà nước. 5. Các nguồn thu hợp pháp khác. b) Đối với BHXH tự nguyệnNguồn hình thành quỹ 1. Người lao động đóng theo quy định sau đây:.Mức đóng và phương thức đóng của người lao độngMức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.152. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.3. Hỗ trợ của Nhà nước. 4. Các nguồn thu hợp pháp khác. c) Đối với bảo hiểm thất nghiệpNguồn hình thành quỹ1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.5. Các nguồn thu hợp pháp khác.2. Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội16Cơ quan quản lý cao nhất của bảo hiểm xã hội là Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ thành lập, có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội.Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do Chính phủ quy định. 17 Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội1. Thẩm định kế hoạch hoạt động hằng năm, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chức bảo hiểm xã hội.2. Quyết định hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội theo đề nghị của tổ chức bảo hiểm xã hội.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của tổ chức bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo của tổ chức bảo hiểm xã hội.III. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 18Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:- Ốm đau;- Thai sản;- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;- Hưu trí;- Tử tuất.1. Chế độ ốm đau191.1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đaua) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;b) Cán bộ, công chức, viên chức;c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan1.2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. 201.3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày (đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 212. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:a) Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;b) Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. 221.4 Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đauThời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định như nêu ở đoạn trên.231.5. Mức hưởng chế độ ốm đau1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định chung thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công.2. Đối với trường hợp người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành trong trường hợp hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn,cụ thể:a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.Mức hưởng chế độ ốm đau nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. 241.6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đauNgười lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 2. Chế độ thai sản252.1. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;b) Cán bộ, công chức, viên chức;c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.262.2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Lao động nữ mang thai;b) Lao động nữ sinh con (phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con); c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi (phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi nhận nuôi con nuôi); d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.272.3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thaiTrong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.2.4. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng; 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng; 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.282.5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật; 292. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định chung nêu trên; 3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.302.6. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. 2.7. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày. 2.8. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôiLao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.2.9. Mức hưởng chế độ thai sảnMức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 31Ngày dự sinh của tôi là 30-1-2010, tôi đã đóng bảo hiểm từ tháng 12-2008 đến 7-2009. Tháng 8-2009 đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với công ty và nghỉ việc, ở nhà tới lúc sinh con. Trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp thai sản? Trước lúc sinh con, tôi đã nghỉ việc không làm cho một công ty/cơ quan nào, vậy có ảnh hưởng đến điều kiện hưởng trợ cấp?32Trả lời: Chúng tôi chia ra hai trường hợp sau:1. Bạn đã đóng đủ sáu tháng bảo hiểm xã hội (BHXH) tính từ tháng 12-2008 đến 8-2009:Theo quy định thì mức lương để tính trợ cấp thai sản là sáu tháng liền kề trước khi sinh, như vậy trong trường hợp dự sinh là tháng 1-2010 thì lương bình quân của sáu tháng được tính từ tháng 8-2009 đến tháng 1-2010. Mức trợ cấp thai sản = [(Mức lương từ T8/2009 - T1/2010)]/6 x 4 + (Lương tối thiểu chung x 2). 2. Bạn chưa đóng đủ sáu tháng BHXH:Trường hợp này bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con mà chỉ hưởng trợ cấp thai sản cho những ngày nghỉ đi khám thai (1 ngày/lần, 5 lần/thai kỳ). Mức trợ cấp thai sản cho 1 ngày nghỉ đi khám thai = 100% lương bình quân đóng BHXH (của sáu tháng liền kề trước tháng đi khám thai)/26. Nếu khám tại cơ sở y tế có ký hợp đồng bảo hiểm y tế, người lao động nộp giấy nghỉ hưởng BHXH hoặc sổ/phiếu khám thai tại nơi làm việc để nhận trợ cấp thai sản.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp333.1. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpĐối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức;.....3.2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên 343.3. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệpNgười lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp.353.4. Trợ cấp một lần 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;b) Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.Ví dụ áp dụng:36Ông A bị tai nạn lao động trong khi làm việc tại doanh nghiệp X. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động được xác định là 20%. Hãy xác định trợ cấp tai nạn lao động mà A được trả, biết rằng A làm việc liên tục tại doanh nghiệp X từ 1/1/1995 đến thời điểm xảy ra tai nạn là ngày 1/11/2009. Và tiền lương bình quân trong năm 2009 của A là 2.500.000đ/tháng37GiảiVì tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của A dười 30% nên A được trợ cấp một lần.Gọi a là mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động, vậy: a = 5 x 650.000 + 15 x 1/2x650.000 = 8.125.000đGọi b là mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, vậy: b = 1.250.000 + 0,3 x 14 x 2.500.000 = 11.750.000đTổng trợ cấp mà A được nhận là: a + b = 19.875.000 đ38Ví dụ 2: Anh M làm việc cho doanh nghiệp nhà nước từ năm 1/1/2000. Sau đợt khám sức khỏe 1/11/2009 anh bị xác định là mang bệnh nghề nghiệp với mức suy giảm khả năng lao động là 25%. Hãy xác định mức trợ cấp mà M được hưởng, biết tiền lương trung bình 6 tháng liền kề trước khi phát hiện anh bị bệnh nghề nghiệp là 3.200.000đ/tháng.393.5. Trợ cấp hằng tháng1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Ngoài ra, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung. 40Ví dụ áp dụngBà Nga làm việc tại công ty Hương Rừng đã lâu nhưng không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đến tháng 11/2008 khi khám định kỳ, thì bác sĩ thông báo là bà bị bệnh nghề nghiệp theo quy định với mức suy giảm khả năng lao động 55%. Hãy cho biết mức trợ cấp theo chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành mà bà Nga được hưởng là bao nhiêu? Biết tiền lương bình quân năm 2008 của bà là 4.000.000đ/tháng và bà đã làm việc tại doanh nghiệp từ 2/1998.41Giải 0,3 x Lmin + (m – 31) x 0,02 x Lmin } + {0,005 x L + (t – 1) x 0,003 x L}Trong đó: Lmin: lương tối thiểu chungL : tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpm. Mức suy giảm khả năng lao độngt, thời gian đóng BHXH42Cô M đang làm việc cho phân xưởng may X của công ty dệt may TC. Ngày 1/1/2010 cô bị tai nạn lao động, sau khi điều trị tỷ lệ suy giảm khả năng lao động được xác định là 20%. 5 tháng sau, vết thương cũ tái phát cô phải đi điều trị lại, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động giám định lần 2 là 28%. Hãy xác định trợ cấp mà cô M được thanh toán trong tình huống trên, biết: tiền lương ở thời điểm xảy ra tai nạn là 3000.000đ và cô đã tham gia BHXH được 9 năm. LTTC 2010 là 730.000đ433.6. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung.3.7 Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tậtNgười lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 44Ví dụ 4: Ông C bị tai nạn lao động tháng 02/2007 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông C có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị là 1.200.000 đồng. Do thương tật tái phát, tháng 02/2009, ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả định mức lương tối thiểu chung tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 540.000 đồng/tháng. Hãy xác định trợ cấp trả cho ông.45Ông C được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:Trong đó:- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:0,3 x Lmin + (32 – 31) x 0,02 x Lmin = 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin = 0,32 x 540.000 = 172.800 (đồng/tháng)- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là:0,005 x L + (10 - 1) x 0,003 x L = 0,005 x L + 0,027 x L = 0,032 x L = 0,032 x 1.200.000 = 38.400 (đồng/tháng)- Mức trợ cấp hàng tháng của ông C là:172.800 đồng/tháng + 38.400 đồng/tháng = 211.200 (đồng/tháng)4. Chế độ hưu trí464.1. Điều kiện hưởng lương hưu1. Người lao động có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. 472. Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ,..., công an nhân dân có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 48Nếu người lao động đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu khi nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên hoặc Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 4.2. Mức lương hưu hằng tháng49Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định chung được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cho mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Mức lương hưu đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì bị trừ đi 1%4.3. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 50Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. 51Ví dụ 1: Ông H nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:- 15 năm đầu tính bằng 45%;- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 35 là 20 năm, tính thêm: 20 x 2% = 40%;- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 40% = 85%;Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông H chỉ tính bằng 75%.Ví dụ 252Bà H nghỉ hưu từ 1.4.2004 có 23 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm 71% khả năng lao động, khi nghỉ hưu bà H 46 tuổi. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà H được tính như sau:+ 15 năm đầu được tính 45%+ Từ năm thứ 16 trở đi được tính thêm: 8x3=24%+ Tổng cộng: 45% + 24% =69%+ Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55 ( 55tuổi – 46 tuổi) x 1% = 9%+ Tỷ lệ % để tính lương hưu là: 69% - 9% = 60%4.6. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu53Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định chung mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; d) Ra nước ngoài để định cư. 54Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lầnMức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.4.8. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần55a. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này: a1) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995: Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc/ 60 tháng56a2) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000: Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 72 thánga3) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 96 tháng57a4) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi: Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 120 thángTrong đó:Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). 58b) Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:Mbqtl = Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXHc) Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tínhnhư sau:Mbqtl = Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định / Tổng số tháng đóng BHXH59Ví dụ : Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 22 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Q như sau:- Từ tháng 01/1986 đến tháng 12/1996 (11 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.- Từ tháng 01/1997 đến tháng 9/2000 (3 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.- Từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2008 (8 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2008.Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính như sau:- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 11 năm + 8 năm = 19 năm (228 tháng).- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông Q được tính theo quy định : Mbqtl =Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tính từ tháng 10/2003 đến tháng 9/2008)/ 60 thángBài tập 1.60Ông Q nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 22 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Q như sau:- Từ tháng 01/1986 đến tháng 12/1996 (11 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Tiền lương gia đoạn này giả sử là 830.000d).- Từ tháng 01/1997 đến tháng 9/2000 (3 năm 9 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (Tiền lương giai đoạn này là 1730.000d).- Từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2008 (8 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (giả sử tiền lương giai đoạn này là 2.400.000d).Ông Q hưởng lương hưu từ tháng 10/2008.Hãy tính tỷ lệ hưởng lương hưu, mức bình quân tiền lương làm căn cứ trả trợ cấp hưu trí cho ông với diễn tiến như trên.5. Chế độ tử tuất61 5.1. Trợ cấp mai táng Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Tất cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang đóng bảo hiểm xã hội;b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.5.2. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng62Các đối tượng nêu ở mục 5.1 trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;b) Đang hưởng lương hưu; c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 63Thân nhân của các đối tượng này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ; d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.64Mức trợ cấp tuất hằng thángMức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp.655.3. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lầnNgười lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:1. Người lao động không thuộc các trường hợp nếu chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng như nêu ở mục 5.2 trên;2. Không có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.V- BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN661. Chế độ hưu trí1.1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu tríBảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lao động là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.1.2. Điều kiện hưởng lương hưu Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.671.3. Mức lương hưu hằng thángMức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 1.4. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.681.5. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng thángNgười lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm);2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;3. Ra nước ngoài để định cư.Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 691.6. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.1.7. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.2. Chế độ tử tuất702.1. Trợ cấp mai táng Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Người lao động đã có ít nhất năm năm đóng bảo hiểm xã hội;b) Người đang hưởng lương hưu.Trường hợp đối tượng nêu trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.2.2. Trợ cấp tuất Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.71Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.VI. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 721.Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối với:Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp...Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.Người lao động đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình không thuộc đối tượng tham gia BHTN732. Các chế độ BHTN1. Trợ cấp thất nghiệp.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.3. Hỗ trợ Học nghề.4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động74752. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệpNgười thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp763. Trợ cấp thất nghiệpMức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp (nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng77784. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệpNgười đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.795. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;b) Tìm được việc làm;c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;d) Hưởng lương hưu hằng tháng;đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;k) Chết;l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.8081Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau. 826. Hỗ trợ học nghềNgười đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá sáu tháng. Mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.7. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làmNgười lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.8. Bảo hiểm y tếNgười đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.9. Hỗ trợ học nghềNgười lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật83Bài tập841. Công ty may X tại TPHCM bố trí lịch làm việc cho công nhân theo 2 ca, mỗi ca 12 tiếng. Ca 1 từ 6g30 đến 18g30, ca 2 từ 18g30 đến 6g30 sáng hôm sau. Đơn giá tiền lương mỗi giờ làm việc của người lao động là 7.000đ. Hãy xác định mức tiền lương của công nhân trong từng ca làm việc nói trên. (lưu ý, thời giờ làm đêm được xác định trong tình huống này là từ 22g ngày hôm trước đến 6g ngày hôm sau) Giải 85Ca 1: từ 6h30 đến 18h30Tlgngày làm việc = 8h x 7000 + (4h x 7000 x 150%) = 56.000 + 42.000 = 98.000 đCa 2: 18h30 đến 6h30TLg ngày làm việc = (7000 x 3,5) + (7000 x 4,5 x 130%) + {(7000x 150%x 3,5) + (7000 x 30% x 3,5)+ 20% (7000 x 150% x3,5)} + (7000 x 150% x 0,5) = 24.500 + 40.950 + 51450 + 5250= 122.150 đ862. Anh Ngọc làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, công việc là bảo vệ, mức lương 4 triệu/ tháng, phụ cấp 1 triệu/tháng. Ngày 1/1/2008 bảo vệ công ty lập biên bản phát hiện trong cốp xe của anh có túi đồ trong đó có 2 chiếc áo thành phẩm của công ty thuộc kho anh quản lý (trước khi lập biên bản anh Ngọc đi công tác liên tục 3 ngày và xe anh vẫn ở bãi xe của công ty. Trước khi đưa xe vào bãi đã kiểm tra cốp xe hòan tòan không chứa đồ). Kho thành phẩm có hai người có chìa khóa là anh Ngọc và anh An.15 ngày sau đó công ty ra quyết định sa thải đối với anh vì lý do trộm cắp tài sản của công ty sau khi đã họp xét kỷ luật với đầy đủ thành phần tham dự theo quay định của pháp luật. Anh Ngọc khởi kiện yêu cầu nhận anh quay trở lại làm việc và bồi thường 55 triệu (11 tháng 8 ngày không được làm việc) cộng với bồi thường 10 triệu (2 tháng tiền lương và phụ cấp).Hãy cho biết, quyết định xử lý kỷ luật của công ty có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không ? Giải quyết như thế nào với các yêu cầu của anh Ngọc?873. Khi xin vào làm việc tại doanh nghiệp Sao Mai, theo yêu cầu của doanh nghiệp, chị A phải cam kết làm việc 5 năm, đặt cọc 10 triệu đồng phí đào tạo, nộp bằng ĐH gốc cho doanh nghiệp. Hết 4 tháng thử việc, chị được ký hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Được 2 tháng, chị A chuyển cơ quan khác, báo lãnh đạo doanh nghiệp Sao Mai trước 4 ngày. Giám đốc doanh nghiệp không chấp nhận, bắt chị phải làm đủ 5 năm mới trả bằng. Tranh chấp xảy ra. Hãy phân tích và giải quyết tranh chấp 884. Năm 2006 chị X có ký hợp đồng lao động với CTY A (HĐ LĐ có thời gian từ 01.01.2006 đến 31.12.2006), chức danh trợ lý - mức lương là 4.8 triệu/ tháng. Sang năm 2007 hợp đồng này không được ký lại, nhưng chị A vẫn làm việc và lãnh lương cho hết tháng 03.2007. Đến tháng 4.2007 CTY không có bất cứ quyết định gì liên quan đến việc chấm dứt HĐLD này , nhưng CTY đã lấy lại bàn làm việc và không trả lương cho chị. Hỏi, việc thôi không trả lương cho chị trong trường hợp này có đồng nghĩa với việc chấm dứt HĐLĐ hay không ? Nếu có thì Việc chấm dứt HĐLĐ trường hợp này tương ứng với trường hợp nào do pháp luật quy định ?Có vi phạm pháp luật lao động hay không ? Tại sao ? 895. Chị M giao kết HĐLĐ có thời hạn 12 tháng (từ 1/1/2007 đến 31/12/2007). Sang tháng 1/2008 chị vẫn làm việc bình thường. Đến ngày 25/1/2008 sau khi trả lương cho chị tháng làm việc này thì công ty thông báo chấm dứt HĐLĐ với chị. Hỏi việc chấm dứt trong trường hợp này có trái luật hay không ? Tại sao ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_lao_dong_c10_3774_1987536.ppt