Bài giảng Luật dân sự 1

Tài liệu Bài giảng Luật dân sự 1: LUẬT DÂN SỰ I DHTM_TMU TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2014; 2. Bộ Luật Dân sự năm 2015; 3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, năm 2008. 4. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật, Hà nội 5. Giáo trình Luật dân sự – Trường đại học Luật, Hà nội (2014). 6. Giáo trình Pháp luật đại cương, trường Đại học Thương mại (2009). DHTM_TMU NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Khái quát về Luật Dân sự Việt Nam Chương 2: Quan hệ pháp luật Dân sự Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu Chương 4: Tài sản và quyền sở hữu Chương 5: Quyền thừa kế DHTM_TMU 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự. 2. Nguồn của Luật Dân sự 3. Nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật Dân sự DHTM_TMU 5Luật Dân sự Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc ...

pdf190 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luật dân sự 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT DÂN SỰ I DHTM_TMU TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2014; 2. Bộ Luật Dân sự năm 2015; 3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, năm 2008. 4. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật, Hà nội 5. Giáo trình Luật dân sự – Trường đại học Luật, Hà nội (2014). 6. Giáo trình Pháp luật đại cương, trường Đại học Thương mại (2009). DHTM_TMU NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Khái quát về Luật Dân sự Việt Nam Chương 2: Quan hệ pháp luật Dân sự Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu Chương 4: Tài sản và quyền sở hữu Chương 5: Quyền thừa kế DHTM_TMU 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự. 2. Nguồn của Luật Dân sự 3. Nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật Dân sự DHTM_TMU 5Luật Dân sự Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia quan hệ đó DHTM_TMU PHÂN BIỆT LUẬT DÂN SỰ Hình sự Lao động HNGĐ TTDS DHTM_TMU NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ Hiến pháp năm 2014 Bộ luật Dân sự năm 2015 Bộ luật và các luật liên quan Các văn bản dưới luật DHTM_TMU ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ Áp dụng pháp luật dân sự là những hoạt động cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những tình tiết cụ thể, những sự kiện thực tế, căn cứ vào những quy định của Luật Dân sự ra những quyết định phù hợp với những quy định của pháp luật và lợi ích của nhà nước. - Công nhận hay bác bỏ một quyền dân sự nào đó. - Xác định một nghĩa vụ cụ thể cho một chủ thể nhất định. - Áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ quyền lợi của một chủ thể hoặc lợi ích của Nhà nước. DHTM_TMU ÁP DỤNG TẬP QUÁN  Tập quán trong giao lưu dân sự sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong trường hợp không có sự thoả thuận của các bên cũng như không có các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và các tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân sự. DHTM_TMU ÁP DỤNG TẬP QUÁN  Khoản 1 Điều 29 BLDS năm 2015, quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy tập quán của dân tộc về việc lựa chọn dân tộc cho con khi cha mẹ khác nhau về dân tộc được nhà nước thừa nhận, coi như pháp luật. DHTM_TMU ÁP DỤNG TẬP QUÁN  Khoản 4 Điều 759 của BLDS năm 2005, nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế được quy định như sau: “Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN TH1: Khi đặt bàn ăn ở khách sạn 5 sao nhưng quên không nói là đặt bàn ăn bao nhiêu người thì theo tập quán các khách sạn 5 sao thì bàn ăn sẽ là 10 người. TH2: Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi. Như vậy có nghĩa là Luật không quy định trẻ em không bị bỏ rơi thì không được nhận làm con nuôi. Nhưng tập quán của một số dân tộc thiểu số lại bắt buộc người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em không có nơi nương tựa và không tự nuôi sống được bản thân. Khi có tranh chấp về việc nuôi con nuôi của các dân tộc đó, nếu người con nuôi vẫn còn nơi nương tựa thì Toà án không được công nhận quyền nuôi con nuôi, nếu các bên không có thoả thuận. DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Việc xâm hại, làm ảnh hưởng mồ, mả Mồ mà là nơi linh thiêng, vì vậy, bất cứ hành vi xâm hại nào như: phóng uế, đào củ, rễ cây vào khu vực mồ mả thì sẽ bị cộng đồng phạt bằng một con lợn. Căn cứ vào tính chất mức độ xâm phạm mà có thể phạt con lợn to hoặc nhỏ. Thông thường, kích thước con lợn bị bắt phạt tính bằng nấm (gang tay), thường là từ 3 - 4 nấm tay tính từ mông lợn đến đầu con lợn (một nấm có thể tương đương 10kg lợn hơi). DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Khi có tranh chấp vật nuôi, tập quán được áp dụng thường là theo nguyên tắc "mẹ nào, con nấy". Tức là đàn lợn con hay nghé, bê vừa sinh ra hoặc đã lớn đi theo con mẹ nào thì xác định con mà nó đi theo là mẹ nó và con mẹ nào thuộc đàn nhà ai thì đương nhiên con mà nó đi theo thuộc nhà đó. Có tập quán này vì thói quen chăn thả rông (trâu bò, lợn) nên các loài gia súc, gia cầm này sinh nở tự nhiên trên đồi núi, nên phải xác định chủ của chúng. DHTM_TMU ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT  Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lí để điều chỉnh quan hệ cần xử lý đó, nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh (như dùng quan hệ vay để xử lý quan hệ hụi họ, dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh quan hệ đổi công...). DHTM_TMU ĐIỀU KIỆN ADPL TƯƠNG TỰ  Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh;  Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh;  Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp đó;  Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó;  Hiện có các quy phạm (chế định) khác trong Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tương tự (gần giống các quan hệ cần điều chỉnh). DHTM_TMU NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ  Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận  Nguyên tắc bình đẳng  Nguyên tắc thiện chí, trung thực  Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự  Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp  Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự  Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác  Nguyên tắc tuân thủ pháp luật  Nguyên tắc hoà giải DHTM_TMU QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế. DHTM_TMU VÍ DỤ CỤ THỂ  VD1: Hợp đồng dân sự được xác lập dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của các bên tham gia nhưng để đảm bảo cho việc hiệu lực các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một cách hợp pháp thì sự thỏa thuận đó phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định.  VD2: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoả tiền vay (Điều 468) DHTM_TMU ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ  Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm: Cá nhân, pháp nhân. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Nhà nước là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật dân sự.  Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác.  Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề quan trọng trong phần lớn các quan hệ dân sự.  Quan hệ pháp luật dân sự có tính đền bù tương đương (xuất phát từ việc quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ).  Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể tự quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể miễn là không trái pháp luật. DHTM_TMU THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PLDS Chủ Thể Khách thể Nội dung QHPLDS DHTM_TMU CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Cá nhân Pháp nhân DHTM_TMU CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân; người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc bao gồm cá nhân (thuộc hoặc không thuộc các hàng thừa kế), bất kỳ tổ chức hoặc nhà nước nhưng người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ bao gồm cá nhân thuộc diện thừa kế và theo thứ tự các hàng thừa kế. DHTM_TMU 24 NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN Năng lực pháp luật Năng lưc hành vi Đầy đủ năng lực hành vi Không có năng lực hành vi Chưa đầy đủ năng lực hành vi Hạn chế năng lực hành vi Mất năng lực hành vi DHTM_TMU QUY ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC PHÁP LUẬT Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. DHTM_TMU NỘI DUNG CỦA NĂNG LỰC PHÁP LUẬT Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. DHTM_TMU NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ  Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. DHTM_TMU NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC VÀ LÀM CHỦ HÀNH VI  Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. DHTM_TMU PHÁP NHÂN Là tổ chức được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ khác một cách độc lập. DHTM_TMU TUYÊN BỐ MẤT TÍCH DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN  Hai vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng người vợ không đăng ký HKTT tại địa phương của người chồng, nay người vợ bỏ đi đã 2 năm, như vậy người chồng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người vợ đã mất tích được không? DHTM_TMU KHÁI NIỆM (Điều 68) Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. DHTM_TMU HẬU QUẢ PHÁP LÝ  Về tư cách chủ thể: tạm thời chấm dứt tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích.  Về quan hệ nhân thân: nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.  Về quan hệ tài sản: người đang quản lý tài sản cho người bị tuyên bố mất tích tiếp tục quản lý tài sản đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. DHTM_TMU TUYÊN BỐ CHẾT DHTM_TMU TUYÊN BỐ CHẾT Tuyên bố một người đã chết Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. DHTM_TMU HẬU QUẢ PHÁP LÝ  Về tư cách chủ thể: chấm dứt hoàn toàn.  Quan hệ nhân thân: được giải quyết như đối với người đã chết.  Quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết. DHTM_TMU HỦY QUYẾT ĐỊNH  Tư cách chủ thể, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết đều được phục hồi. Chỉ trừ trường hợp nếu vợ, hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết đã được Tòa án cho ly hôn thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. DHTM_TMU NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN Nơi tạm trú có được coi là nơi cư trú của công dân không? DHTM_TMU TÌNH HUỐNG NƠI CƯ TRÚ  Chị A và anh B đăng ký kết hôn ở Hà Nội, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Do nhu cầu công việc, chị A và anh B đều làm việc ở Phú Thọ, nên đã đăng ký tạm trú ở Phú Thọ. Do có nhiều mâu thuẫn, chị A muốn ly hôn với anh B. Hỏi chị phải nộp đơn ly hôn ở đâu? DHTM_TMU GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG  Trong trường hợp trên, nếu hai anh chị có tranh chấp về bất động sản thì toà án nơi có bất động sản sẽ là nơi thụ lý vụ án. Chị A không được chọn tòa nào khác. Nếu chị A có thể thỏa thuận với chồng chị nơi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà anh B đồng ý, và hai anh chị không có tranh chấp gì về bất động sản thì chị có thể lựa chọn nơi chị cư trú là Hà Nội, hoặc nơi chị làm việc là Phú Thọ. Nếu anh B không đồng ý, thì chị phải nộp đơn tại tòa án nơi anh B cư trú. DHTM_TMU NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cư trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của người được giám hộ. Nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người thành niên thường xuyên chung sống. Tuy nhiên, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận (Điều 53, 54, 55 Bộ luật dân sự 2005) DHTM_TMU NƠI CƯ TRÚ CỦA VỢ CHỒNG  Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.  Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. DHTM_TMU GIÁM HỘ DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN  Bố, mẹ H bị đi tù vì buôn bán ma tuý. H, 10 tuổi không có ai chăm sóc nên được bà ngoại đưa về nuôi dưỡng và là người giám hộ cho H. Vậy, như thế nào thì gọi là người giám hộ? Theo Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giám hộ được quy định như sau : “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. DHTM_TMU GIÁM HỘ NGƯỜI GIÁM HỘ NGƯỜI ĐƯỢC GIÁM HỘ 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. 4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. 1.Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; 2.Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; 3.Người mất năng lực hành vi dân sự; 4. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. DHTM_TMU GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN DHTM_TMU GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN  Ông bà ngoại tôi chỉ có duy nhất một người con là mẹ tôi và mẹ tôi chỉ có duy nhất mình tôi là con. Do mẹ tôi mất sớm nên tôi sống với ông bà ngoại từ bé. Nay ông ngoại tôi đã mất và bà ngoại tôi bị tai biến dẫn đến nhũn não mất trí nhớ, khó khăn trong nhận thức, phải điều trị lâu dài trong bệnh viện. Vậy xin hỏi nếu tình trạng bệnh của bà tôi kéo dài dẫn đến mất hành vi năng lực dân sự thì trong trường hợp này tôi hay anh em của bà ngoại sẽ là người giám hộ đương nhiên? DHTM_TMU GHĐN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Đ52)  Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;  Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. DHTM_TMU GHĐN CỦA NGƯỜI MẤT NLHVDS  Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.  Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.  Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. DHTM_TMU GIÁM HỘ ĐƯỢC CỬ (ĐIỀU 54)  Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.  Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. DHTM_TMU THAY ĐỔI NGƯỜI GIÁM HỘ  Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định;  Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;  Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;  Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. DHTM_TMU CÂU HỎI THẢO LUẬN  Cha mẹ là Người Giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên?  Người bị bệnh tâm thần là người không có năng lực hành vi dân sự. DHTM_TMU PHÁP NHÂN Đại diện công ty bán đất nhưng trong hợp đồng không đóng dấu của công ty thì hợp đồng đó có hợp pháp? DHTM_TMU NỘI DUNG PHÁP NHÂN  Khái niệm pháp nhân,điều kiện và phân loại của pháp nhân  Địa vị pháp lý hoạt động và yếu tố lí lịch của pháp nhân  Thành lập và chấm dứt pháp nhân DHTM_TMU KHÁI NIỆM PHÁP NHÂN Là tổ chức thống nhất độc lập và hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về tài sản, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. DHTM_TMU ĐIỀU KIỆN CỦA PHÁP NHÂN  Được thành lập hợp pháp;  Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. DHTM_TMU THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ PHÁP NHÂN  Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.  Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai. DHTM_TMU CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PN  Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. - Trường Đại học - Bệnh viện - Đoàn Luật sư DHTM_TMU PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN  Pháp nhân thương mại  Pháp nhân phi thương mại DHTM_TMU PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI  Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.  Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.  Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. DHTM_TMU PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI  Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.  Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.  Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan DHTM_TMU ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN  Đại diện theo pháp luật  Đại diện theo uỷ quyền DHTM_TMU 63 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. DHTM_TMU CHẤM DỨT PHÁP NHÂN Năng lực pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.DHTM_TMU CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT  Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân  Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. DHTM_TMU HỢP NHẤT PHÁP NHÂN Năm 2002, hãng sản xuất ô tô General Motors Corp., (GM) đầu tư 251 triệu USD để mua 42,1% cổ phần trong tổng tài sản của nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc Daewoo Motors, tạo thành một thương hiệu mới GM Daewoo. DHTM_TMU SÁP NHẬP PHÁP NHÂN  Theo Quyết định số 1844/QĐ- NHNN ngày 14/9/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ ngày 01/10/2015. Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Phương Nam sẽ chấm dứt hoạt động. DHTM_TMU CHIA PHÁP NHÂN  Ví dụ: A -> B + C (Trong đó: A. công ty bị chia; B, C. công ty mới). Sau khi chia, công ty A chấm dứt hoạt động. DHTM_TMU TÁCH PHÁP NHÂN  Ví dụ: A -> A + B + C (Trong đó: A. công ty bị tách; B, C. công ty mới). Sau khi tách doanh nghiệp bị tách vẫn tiếp tục hoạt động. DHTM_TMU  PHÂN BIỆT CHIA VÀ TÁCH DOANH NGHIỆP? DHTM_TMU CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC PHÁP NHÂN DHTM_TMU GIẢI THỂ PHÁP NHÂN  Theo quy định của điều lệ;  Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lưu ý: Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản. DHTM_TMU SO SÁNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN GIỐNG NHAU: Thứ nhất: Giải thể và phá sản về cơ bản đều là hai phương thức làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn. Thứ hai: Đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (nhưng thực hiện đến đâu thì lại khác nhau) DHTM_TMU KHÁC NHAU GIỮA GT VÀ PS TIÊU CHÍ GIẢI THỂ PHÁ SẢN Về vị trí Các quy định về giải thể nằm trong Luật Doanh nghiệp. Còn các quy định về phá sản nằm trong Luật Phá sản. Về lý do Có 4 lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp là: do kết thúc thời gian hoạt động mà không được gia hạn; đối với công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy phép kinh doanh; theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với; công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiện hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Do doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu DHTM_TMU KHÁC NHAU GIỮA GT VÀ PS TIÊU CHÍ GIẢI THỂ PHÁ SẢN Về thủ tục giải quyết Thủ tục hành chính là thủ tục tư pháp Về hệ quả pháp lý Bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp Giải thể có tính dứt khoát hơn so với phá sản, ít để lại hệ quả sau này. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp. Về xử lý quan hệ tài sản chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiên thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản khi có quyết định sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Về thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu Người quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% DHTM_TMU KHÁCH THỂ CỦA QHPLDS  Tài sản  Hành vi trong quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng.  Các giá trị nhân thân trong các quan hệ nhân thân.  Kết quả của quá trình hoạt động tinh thần sáng tạo. DHTM_TMU TÀI SẢN (Điều 105) Ví dụ: A là chủ sở hữu một xe máy. Đây là một quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu. Trong đó, chủ thể có quyền (chủ sở hữu) là A, còn chủ thể có nghĩa vụ là tất cả các chủ thể khác. “Cái” mà chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ đều hướng tới là tài sản: lợi ích vật chất, xe máy mà chủ thể có quyền hướng tới, tác động vào, mong muốn có được khi tham gia quan hệ pháp luật về quyền sở hữu. DHTM_TMU TÀI SẢN (105) Your Text TIỀN GIẤY TỜ CÓ GIÁ QUYỀN TÀI SẢN DHTM_TMU PHÂN LOẠI TÀI SẢN  Bất động sản  Động sản DHTM_TMU BẤT ĐỘNG SẢN  Đất đai;  Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;  Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;  Tài sản khác theo quy định của pháp luật. DHTM_TMU ĐỘNG SẢN  Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.DHTM_TMU TÀI SẢN HIỆN CÓ  Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. DHTM_TMU TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI  Tài sản chưa hình thành;  Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. DHTM_TMU HOA LỢI  Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.DHTM_TMU LỢI TỨC  Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.DHTM_TMU PHÂN LOẠI VẬT - Vật chính và vật phụ - Vật chia được và vật không chia được - Vật tiêu hao và vật không tiêu hao - Vật cùng loại và vật đặc định - Vật đồng bộ DHTM_TMU GIẤY TỜ CÓ GIÁ  Giấy tờ có giá ngắn hạn  Giấy tờ có giá dài hạn  Giấy tờ có giá ghi danh  Giấy tờ có giá vô danh  Các loại chứng khoán  Công trái DHTM_TMU QUYỀN TÀI SẢN Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) Quyền sử dụng đất Các quyền tài sản khác (Quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê, quyền trị giá được bằng tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu BTTH về sức khoẻ. DHTM_TMU HÀNH VI VÀ CÁC DỊCH VỤ. Ví dụ: Lợi ích của bên cho vay tiền (được nhận lại số tiền gốc và tiền lãi) phụ thuộc vào hành vi trả nợ của bên vay; Lợi ích của bên bán (được nhận tiền từ việc bán tài sản) phụ thuộc vào hành vi thanh toán tiền mua tài sản từ bên mua. Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bên chủ thể mà chỉ thông qua đó quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các bên chủ thể mới được thực hiện. Hành vi thực hiện nghĩa vụ là một phương tiện mà thông qua đó quyền lợi của các chủ thể được đáp ứng. Vì vậy, trong các quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng, hành vi là cái mà các chủ thể đều hướng tới, là khách thể của các quan hệ này. DHTM_TMU GIÁ TRỊ NHÂN THÂN  Giá trị nhân thân là cơ sở làm phát sinh lợi ích nhân thân. Đó là các lợi ích phi vật chất gắn liền, không thể tách rời với một chủ thể nhất định như: danh dự, nhân phẩm, hình ảnh,. “Cái” mà các chủ thể trong quan hệ nhân thân hướng đến, mong muốn đạt được là việc được công nhận, duy trì các giá trị nhân thân của mình và các giá trị nhân thân ấy được pháp luật bảo vệ khi bị xâm phạm. DHTM_TMU KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TINH THẦN SÁNG TẠO Thỏa mãn các nhu cầu của con người không chỉ là của cải vật chất mà còn có các giá trị tinh thần, các sản phẩm trí tuệ để phục vụ nhu cầu tinh thần và quá trình sản xuất vật chất. Trong lao động thì lao động sáng tạo là một loại lao động đặc biệt, kết quả của quá trình lao động sáng tạo tạo ra “tài sản vô hình”, là cơ sở để làm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ cho một chủ thể nhất định. Kết quả của quá trình lao động tinh thần sáng tạo được thể hiện trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng mới. Ý tưởng sáng tạo là “cái” mà các chủ thể hướng tới để được công nhận và bảo vệ khi bị xâm phạm. DHTM_TMU NỘI DUNG QUAN HỆ PLDS Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến hành vi của các chủ thể và thuộc về những người tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể; chứ không phải là chủ thể của pháp luật dân sự nói chung. DHTM_TMU QUYỀN DÂN SỰ  Là cách xử sự được phép của người có quyền năngDHTM_TMU NGHĨA VỤ DÂN SỰ  Là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụDHTM_TMU PHÂN LOẠI QUAN HỆ PLDS Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch một tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản...). Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác (quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học, khoa học, tác phẩm nghệ thuật, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín...). DHTM_TMU PHÂN LOẠI QUAN HỆ PLDS Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp lụật dân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối nếu trong quan hệ đó, chủ thế quyền được xác định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Việc xác định này có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền cho người có quyền. Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền năng của chủ thể quyền đều coi là vi phạm quyền bảo hộ tuyệt đối. Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định (trong các quan hệ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại...). DHTM_TMU PHÂN LOẠI QUAN HỆ PLDS Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình, vào sự tác động của chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ dân sự được phân chia thành: 1. Quan hệ vật quyền 1. Quan hệ trái quyền. DHTM_TMU QUAN HỆ VẬT QUYỀN Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật nhất định. Chủ thể quyền có thể thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác (sở hữu, chiếm hữu tài sản...) VD: Chủ sở hữu một chiếc xe máy tự mình cưỡi xe hoặc đem cho mượn, cho thuê mà không cần có, cũng không buộc phải nhờ đến vai trò trung gian của người nào khác. Tương tự, người hưởng hoa lợi đối với một miếng vườn tự mình thu hoa lợi mà không cần xin phép chủ sở hữu cũng không cần sự hỗ trợ pháp lý của ai khác. DHTM_TMU QUAN HỆ TRÁI QUYỀN Quan hệ trái quyền là những quyền thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác. Người có quyền có thể"yêu cầu" người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ. Trái quyền, còn gọi là quyền đối nhân, là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái, thực hiện một việc. Điều đó có nghĩa rằng, để quan hệ trái quyền vận hành hoàn hảo, nhất thiết phải có sự hợp tác của cả trái chủ và thụ trái, chứ một mình trái chủ vào vai thì không đủ. Về mặt cấu trúc kỹ thuật, trái quyền được hình thành từ ba yếu tố: trái chủ (chủ thể có), thụ trái (chủ thể nợ) và đối tượng. DHTM_TMU DHTM_TMU SỰ KIỆN PHÁP LÝ  Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lý (làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). DHTM_TMU PHÂN LOẠI SỰ KIỆN PHÁP LÝ  Hành vi pháp lý là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Đây là căn cứ phổ biến nhất được Bộ luật dân sự quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý. Các hành vi pháp lý được phân thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp; - Hành vi hợp pháp là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật; - Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội; - Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hậu quả pháp lý cũng thuộc hành vi pháp lý. Ví dụ: Quyết định giao đất, Quyết định phân nhà, Quyết định của Tòa án về bồi thường thiệt hại, Quyết định của Tòa án về xác định chủ sở hữu tài sản, Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DHTM_TMU XỬ SỰ PHÁP LÝ Xử sự pháp lý là hành vi không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật hậu quả pháp lý được phát sinh. Ví dụ: Người nào đào được tài sản có giá trị lớn được hưởng 50% giá trị nếu không phải là vật cổ. Nhặt được tiền DHTM_TMU SỰ BIẾN PHÁP LÝ Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người nói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng. 1.Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Ví dụ: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt 2.Sự biến tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với họ. VD: chiến tranh (sự biến tương đối) DHTM_TMU THỜI HẠN Thời hạn là sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm bắt đầu tới thời điểm kết thúc. Trong khoảng thời gian này, các chủ thể phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. DHTM_TMU MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ  Chế định giao dịch dân sự  Chế định quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản  Chế định thừa kế DHTM_TMU GIAO DỊCH DÂN SỰ 107  Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Hình thức giao dịch phù hợp quy định của pháp luật (nếu có). Là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể. KHÁI NIỆM ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ DHTM_TMU GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU Chủ thể không có năng lực chủ thể; Nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; Giao dịch giả tạo; Giao dịch do bị nhầm lẫn; Giao dịch do bị lừa dối, đe dọa; Giao dịch do không tuân thủ về mặt hình thức do pháp luật quy định. DHTM_TMU GIAO DỊCH DÂN SỰ VH  Là giao dịch vi phạm các điều kiện có hiệu lực của Giao dịch dân sự và bị Tòa án tuyên bố vô hiệu bằng 1 bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật nhằm hủy bỏ giao dịch đã xác lập DHTM_TMU HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. DHTM_TMU BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ 3 NGAY TÌNH  Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.  Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. DHTM_TMU GDDS VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO  A vay nợ của B số tiền là 500 triệu đồng, A kí giấy vay nợ đồng ý bán căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện thì A lại bán căn nhà trên cho C( hợp đồng mau bán đã qua công chứng). Trong tình huống A sau khi bán nhà xong, A không chịu trả tiền nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C sẽ bị coi là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba. DHTM_TMU THẢO LUẬN CHUNG  NÊU ví dụ về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối,đe dọa? DHTM_TMU THẢO LUẬN CHUNG  Giao dịch dân sự giả tạo: A bán cho B một căn hộ, trên giấy tờ công chứng ghi rõ giá là 1 tỷ, nhưng thực chất A đã bán cho B với giá là 1,2 tỷ. Như vậy HĐ công chứng sẽ bị vô hiệu do giả tạo.(che dấu HĐ thật).  Giao dịch dân sự lừa dối: Ông A bán cho ông B một bầy cừu. Trong bầy cừu có 30 con cụt đuôi. Trong đó có 4 con cụt đuôi thuần chủng, còn lại do bị chặt -> hành vi cố ý (muốn có lừa dối thì phải tồn tại hành vi cố ý).  Giao dịch dân sự có đe dọa: A không muốn bán xe cho B nhưng do B đe dọa nếu không bán thì sẽ bị ''no đòn'' nên A phải bán. DHTM_TMU GDDS DO BỊ NHẦM LẪN  A kí hợp đồng mua 50 bộ chén của B, hai bên đã có sự thỏa thuận về giá cả và thời điểm giao hàng. Đến ngày giao hàng, do khác biệt về vùng miền nên thay vì nhận được chén ( là loại bát nhỏ dùng ăn cơm theo cách gọi của người miền Nam ) thì B lại giao cho A 50 bộ chén uống trà ( theo cách gọi chén của người miền Bắc ). A yêu cầu B phải bồi thường do vi phạm hợp đồng trong nghĩa vụ giao vật trong khi B yêu cầu A phải trả lại phần tiền còn lại do B đã giao vật đúng theo yêu cầu. Xin hỏi: yêu cầu của A hay B là đúng? DHTM_TMU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG  A và B ký kết hợp đồng dân sự, thủ tục ký kết hợp đồng không có sai sót và hợp pháp. Tuy nhiên khi B giao hàng cho A thì A mới nhận ra B giao không đúng mặt hàng mình muốn mua. Xét thấy, hai bên đã bị nhầm lẫn về mặt hàng giao dịch do sự khác biệt trong tên gọi vật ứng với từng vùng miền. Trong trường hợp này, A đặt mua chén nhưng chén theo vùng miền của A còn có tên gọi khác là bát nhỏ theo cách gọi của nơi B sinh sống. Vì vậy đã xảy ra nhầm lẫn khiến B giao không đúng mặt hàng mà A muốn. Tuy nhiên việc giao hàng của B không vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao vật ( tại điều 289 BLDS 2005 ) Nếu A không nhận hàng hóa mà B giao và B không giao lại hàng hóa như A mong muốn thì giao dịch dân sự giữa A và B là vô hiệu ( theo quy định tại điều 127 BLDS 2005, giao dịch dân sự của A và B vi phạm nguyên tắc tự nguyên của hai bên ). Dựa theo quy định tại điều 132 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự do nhầm lẫn: “khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.” Nghĩa là A hoặc B có thể yêu cầu bên còn lại thay đổi nội dung của giao dịch ban đầu. Nếu bên còn lại không chấp nhận thì A hoặc B có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.  Dựa theo quy định tại điều 137 BLDS 2005, giao dịch dân sự giữa A và B khi bị tuyên bố vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Hai bên A và B hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.   Kết luận: Trong trường hợp giao dịch dân sự của A và B bị vô hiệu do nhầm lẫn, vì B không vi phạm nghĩa vụ giao vật nên A sẽ không có quyền yêu cầu B phải bồi thường do vị phạm hợp đồng. Đồng thời, B không có quyền yêu cầu A phải trả phần tiền còn lại. Song một bên có thể thỏa thuận, yêu cầu bên kia thực hiện việc thay đổi nội dung hợp đồng nhằm ngăn ngừa thiệt hại xảy ra với hai bên. DHTM_TMU GDDS DO BỊ ĐE DỌA  Anh N có một mảnh đất thuộc khu công nghiệp của thành phố A, Do muốn mua mảnh đất của anh N để xây dựng nhà máy, ông K đã đến gặp anh Nam để thỏa thuận mua lại mảnh đất trên. Tuy nhiên, lấy lý do là đất của cha mẹ để lại nên anh N đã không đồng ý bán cho ông K. Ông K do không thỏa thuận được với anh N nên đã thuê người phá hoại, tung tin đồn làm ăn buôn bán của gia đình anh N, ép buộc anh N phải bán mảnh đất cho ông K. Vì mưu sinh, anh N đã bán lại mảnh đất cho ông K, hai người đã thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan đến giao dịch. Xin hỏi: Ông K đã vi phạm những quy định gì của pháp luật? Anh N có quyền đòi lại mảnh đất hay không? DHTM_TMU QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN DHTM_TMU THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SH VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN  Theo quy định của pháp luật  Theo thoả thuận của các bên  Thời điểm tài sản được chuyển giao DHTM_TMU QUYỀN SỞ HỮU QUYỀN SỞ HỮU QUYỀN CHIẾM HỮU QUYỀN SỬ DỤNG DHTM_TMU QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN  Là quyền của Chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác  Quyền đối với bất động sản liền kề  Quyền hưởng dụng  Quyền bề mặt DHTM_TMU THẢO LUẬN CHUNG Thời nguyên thuỷ có sở hữu không? Phân biệt sở hữu – quan hệ sở hữu - quyền sở hữu – hình thức sở hữu - chế độ sở hữu DHTM_TMU 123 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC Thể hiện dưới việc thực hiện các quyền sau: Quyền đòi lại tài sản (động sản và bất động sản) Quyền tự bảo vệ, yêu cầu ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với TS Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Cần lấy ví dụ minh hoạ Điều 167, Điều 168 DHTM_TMU GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN Ông A làm ở cửa hàng tạp hóa, đã chở 2 két bia về để bán. Tôi đi xe đạp từ trong ngõ ra đường lớn nhưng lại không nhìn đường, đã lao thẳng vào anh C. Anh C vì tránh tôi nên bẻ lái, nhưng lại đâm vào ông A làm ông bị ngã xe. Dây chằng két bia bị đứt, làm bia rơi xuống đường và bị bể gần hết. Ông A bị thương tích nhẹ. Ông A đã giữ cả tôi và anh C lại, yêu cầu hai người bồi thường. Anh C cho rằng tôi là người có lỗi. Vì vậy tôi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A. Nhưng tôi đâu có phải người trực tiếp gây ra tai nạn. Giờ ông A đang giữ xe của tôi và anh C lại. Phải giải quyết như thế nào? DHTM_TMU QUYỀN CHIẾM HỮU LÀ QUYỀN NẮM GIỮ, QUẢN LÝ TÀI SẢN KHÁI NIỆM QUYỀN CHIẾM HỮU CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT NGAY TÌNH KHÔNG NGAY TÌNH DHTM_TMU PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 179 So sánh BLDS 2005 và 2015 - Lần đầu tiên đưa ra khái niệm “ chiếm hữu” - Xác định phạm vi rộng hơn BLDS 2015 DHTM_TMU PHÂN BIÊT  Chiếm hữu hợp pháp  Chiếm hữu có căn cứ pháp luật  Chiếm hữu bất hợp pháp  Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật DHTM_TMU MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN LÀM RÕ Chiếm hữu ngay tình Chiếm hữu không ngay tình Chiếm hữu liên tục Chiếm hữu công khai DHTM_TMU AI CÓ QUYỀN CHIẾM HỮU  Chủ sở hữu  Người được chủ sở hữu uỷ quyền  Thông qua giao dịch dân sự DHTM_TMU QUYỀN SỬ DỤNG Là quyền khai thác các công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. DHTM_TMU AI CÓ QUYỀN SỬ DỤNG  Chủ sở hữu  Theo thoả thuận với chủ sở hữu  Theo quy định của pháp luật DHTM_TMU QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu đó, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản. DHTM_TMU AI CÓ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN  Chủ sở hữu tài sản  Người được chủ sở hữu uỷ quyền  Theo quy định của pháp luật (quy định về cầm giữ tài sản là hoa màu bị hỏng) DHTM_TMU HẠN CHẾ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT  Tài sản bị kê biên để bảo đảm thi hành án  Tài sản là di tích lịch sử văn hoá  Bán nhà đang ở thuộc sở hữu chung thì người thuê, chủ sở hữu chung có quyền ưu tiên mua DHTM_TMU CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU Theo hợp đồng hoặc theo một hành vi pháp lý đơn phương Một số trường hợp khác do pháp luật quy định: Do kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu TT Theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định Thu hoa lợi, lợi tức Do các sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến Do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên Do các sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc Do được thừa kế theo pháp luật Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo Đ 236 DHTM_TMU VÍ DỤ MINH HOẠ 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; Ông A làm việc trong công ty và cuối tháng được trả lương. Như vậy, tiền lương thuộc quyền sở hữu của ông A. Căn cứ để ông A xác lập quyền sở hữu đối với số tiền này là từ hành vi “lao động” của mình. 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Ông A bán căn nhà của mình cho ông B. Như vậy quyền sở hữu nhà đã chuyển từ ông A qua ông B thông qua việc “chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận” giữa hai bên. 3. Thu hoa lợi, lợi tức; Ông A là cổ đông của công ty B. Cuối năm, ông A được công ty thanh toán 5 triệu đồng cổ tức (lợi nhuận kinh doanh). Như vậy, 5 triệu đồng (tiền cũng là một dạng tài sản) thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “hưởng lợi tức”. DHTM_TMU VÍ DỤ MINH HOẠ 4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến Ông A có một số nguyên vật liệu là trái cây các loại và ông đã chế biến thành một loại rượu tổng hợp. Rượu này có được là do sự “chế biến” của ông A và ông A là chủ sở hữu của số rượu này. 5. Được thừa kế tài sản; Ông A được cha mẹ để lại (thông qua Di chúc) một căn nhà. Như vậy, ông A là chủ sở hữu căn nhà đó. 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; Theo qui định thì mọi người đều có quyền chiếm hữu (tức là bắt giữ, quản lý) gia súc đi lạc (giả sử là một con bò). Sau đó, người chiếm hữu phải thông báo và trả lại cho chủ sở hữu con bò. Tuy nhiên, nếu chờ hoài mà không có chủ thì sau 1 năm con bò sẽ trở thành “vật vô chủ” và theo qui định người chiếm giữ sẽ có quyền sở hữu đối với con bò này. DHTM_TMU VÍ DỤ MINH HOẠ 7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu Ông A thấy một căn nhà đang bỏ hoang và ông A “công khai” vào ở. Cho dù việc ông A vào ở là không có căn cứ pháp lý nào cả, nhưng nếu ông A vẫn ở một cách công khai và liên tục như vậy, không dùng thủ đoạn gì – trong suốt 30 năm – mà cũng không có ai đến đòi hay nhận đó là nhà của mình – thì ông A sẽ trở thành chủ sở hữu căn nhà đó một cách hợp pháp! DHTM_TMU CÂU HỎI TƯ DUY  Phân biệt sáp nhập – trộn lẫn – chế biến Đem xi măng, cát, sỏi kết hợp với nước tạo thành bê tông??? DHTM_TMU THẢO LUẬN CHUNG Theo như tôi biết thì vật mà chủ sở hữu không xác lập gồm 2 loại: vật vô chủ và vật không xác định chủ sở hữu. trong đó khi tìm được vật vô chủ nếu là động sản và không phải di sản di tích... thì người tìm được sở hữu nó ngay lập tức. còn với vật không xác định chủ sở hữu thì phải báo cho chính quyền theo luật định... Vậy vật vô chủ là những vật như thế nào? vật không xác định chủ sở hữu là những vật như thế nào? Có ý kiến cho rằng vật bị chôn giấu là vật vô chủ. Giả sử sau cơn lũ bùn, một số đồ vật bị bùn che lấp, có người đào được thì nó có là của người đó? DHTM_TMU CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU  Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;  Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;  Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;  Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;  Tài sản bị trưng mua;  Tài sản bị tịch thu;  Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;  Trường hợp khác do luật quy định. DHTM_TMU QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015, quyền khác đối với tài sản bao gồm: 1.Quyền đối với bất động sản liền kề; 2.Quyền hưởng dụng; 3.Quyền bề mặt. DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN  Tôi có 4 thửa rẫy liền kề nhau với tổng diện tích 18 000 mét vuông không có đường đi ra đường công cộng. Trước đây cả chủ cũ và tôi đều phải đi nhờ đường. Nay chủ đất liền kề không cho đi nhờ đường nữa. Tôi đã đàm phán với họ nhưng không thành. Tôi đưa đơn xin hòa giải lên xã nhưng các chủ xung quanh vẫn không đồng ý.  Các bước cần phân tích 1. Thứ nhất, điều kiện xác lập quyền đi qua bất động sản liền kề 2. Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các bên 3. Thứ ba, cơ sở xác định chiều dài, chiều rộng của lối đi DHTM_TMU QUYỀN ĐỐI VỚI BĐS LIỀN KỀ  Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). DHTM_TMU CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI BĐS LIỀN KỀ 1. Địa thế tự nhiên 2. Theo quy định của luật 3. Theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. DHTM_TMU HIỆU LỰC CỦA QUYỀN ĐỐI VỚI BĐSLK Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. DHTM_TMU CÁC QUYỀN CỦA CHỦ SH VỚI BĐS LIỀN KỀ  Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề: Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy  Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác: Khi người có quyền sử dụng đất canh tác có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước trong quá trình canh tác có thể yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới nước, tiêu nước.  Quyền về lối đi qua: Bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, chủ sở hữu bất động sản đó có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.  Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác: Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc Chủ đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó. DHTM_TMU CHẤM DỨT QUYỀN ĐỐI VỚI BĐS LIỀN KỀ 1. Một là, bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người; 2. Hai là, việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền; 3. Ba là, theo thỏa thuận của các bên; 4. Bốn là, trường hợp khác theo quy định của luật. DHTM_TMU QUYỀN HƯỞNG DỤNG Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. DHTM_TMU CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN HD 1. Theo quy định của luật 2. Theo thỏa thuận 3. Theo di chúc. DHTM_TMU HIỆU LỰC CỦA QUYỀN HD 1. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. DHTM_TMU THỜI HẠN CỦA QUYỀN HD  Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.  Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. DHTM_TMU CHẤM DỨT QUYỀN HD 1. Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết. 2. Theo thỏa thuận của các bên. 3. Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. 4. Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định. 5. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn. 6. Theo quyết định của Tòa án. 7. Căn cứ khác theo quy định của luật. DHTM_TMU HOÀN TRẢ TS KHI CHẤM DỨT QUYỀN HD  Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. DHTM_TMU Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. DHTM_TMU CĂN CỨ XÁC LẬP 1. Theo quy định của luật 2. Theo thỏa thuận 3. Theo di chúc. DHTM_TMU HIỆU LỰC QUYỀN BỀ MẶT  Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.  Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. DHTM_TMU THỜI HẠN CỦA QUYỀN BỀ MẶT  Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.  Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng. DHTM_TMU CHẤM DỨT QUYỀN BỀ MẶT 1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết. 2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một. 3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình. 4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai. 5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật. DHTM_TMU Sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp Sở hữu chung Sở hữu tư nhân Sở hữu tập thể Sở hữu Nhà nước CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU BLDS 2005 DHTM_TMU Sở hữu Riêng Sở hữu Chung Sở hữu Toàn Dân CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU BLDS 2015 DHTM_TMU SỞ HỮU CHUNG  Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”. DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN  Năm 2010 tôi và chồng tôi chung sống với nhau nhưng đến năm 2012 thì chúng tôi mới làm thủ tục đăng ký kết hôn. Trong năm 2011, chồng tôi vì ham chơi cá độ, a đã vay 1 tỉ để chơi cá độ và làm việc riêng của bản thân và tôi không hề hay biết. Trong thời gian chung sống thì chúng tôi có mua được 1 ngôi nhà trị giá 3 tỉ. Nhưng thời gian gần đây vì tôi không thể chịu đựng được khi a không hề quan tâm đến gia đình, tôi và con, ngược lại còn đi tối ngày chơi cờ bạc, cá độ rồi về đánh đập, sỉ nhục tôi. Tôi muốn ly hôn với a, a cũng đồng ý nhưng bắt tôi phải trả 1 tỉ mà trước kia a ta vay. Thì a mới đồng ý ly hôn còn không anh ta nói nếu ly hôn tôi không được gì vì căn nhà đứng tên một mình a ta. Xin cho tôi hỏi, nếu bây giờ tôi muốn ly hôn thì khi ra tòa tôi có phải trả số tiền mà a ta đã vay trước đó không? Và tôi có được chia đôi căn nhà không? DHTM_TMU XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG  Theo thoả thuận  Theo quy định của pháp luật  Theo tập quán DHTM_TMU CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CHUNG 1. Sở hữu chung theo phần: Đ212; Đ215 2. Sở hữu chung hợp nhất  Tài sản chung hợp nhất có thể phân chia là tài sản chung của vợ chồng Đ213  Đối với tài sản chung hợp nhất không thể phân chia là sở hữu chung của cộng đồng Đ211; tài sản chung của cá nhân, hộ gia đình ở các khu chung cư Đ214 DHTM_TMU CHẤM DỨT SỞ HỮU CHUNG 1. Tài sản chung đã được chia 2. Tài sản chung không còn 3. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung. 4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. DHTM_TMU CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ KHÁI QUÁT VỀ THỪA KẾ CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ DHTM_TMU KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ  Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.  Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. DHTM_TMU 169 DI SẢN THỪA KẾ Tài sản riêng của người chết Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác DHTM_TMU 170 ĐỊA ĐIỂM MỞ THỪA KẾ Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản hoặc nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ Là thời điểm người có tài sản chết (tuyên bố là đã chết thì tuân theo K2 Đ 71) DHTM_TMU 171 DHTM_TMU NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN THỪA KẾ Chỉ có thể là cá nhân, có tài sản và đã chết. ĐỐI TƯỢNG NHẬN DI SẢN THỪA KẾ Cá nhân: phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; Hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Tổ chức: phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. DHTM_TMU 173 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;  Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.  Các đối tượng trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN (Đ643) DHTM_TMU VIỆC THỪA KẾ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN THỪA KẾ CỦA NHAU MÀ CHẾT CÙNG MỘT THỜI ĐIỂM Nếu 2 người có quyền thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm thì họ sẽ không được thừa kế của nhau, di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. DHTM_TMU THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ (Điều 623) Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.(xung với K1) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. DHTM_TMU 176 Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật HÌNH THỨC THỪA KẾ DHTM_TMU THỪA KẾ THEO DI CHÚC 177  Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi trở lên, trí tuệ phát triển bình thường Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi chỉ được lập di chúc bằng văn bản và phải được người giám hộ đồng ý Người lập di chúc phải có tài sản Là việc dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống, tổ chức còn tồn tại, theo ý nguyện của người đó khi còn sống KHÁI NIỆM ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỂ LẠI DI CHÚC DHTM_TMU 178  Hình thức di chúc:  Di chúc miệng  Di chúc bằng văn bản  Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc: Di chúc có hiệu lực sẽ là di chúc được sửa đổi, bổ sung, thay thế gần thời điểm mở thừa kế nhất Điều kiện có hiệu lực của di chúc:  Chủ thể lập di chúc:  Người lập phải đủ 18 tuổi trở lên, trí tuệ phát triển bình thường, đối với chủ thể đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ có thể lập di chúc bằng văn bản và có sự đồng ý của người giám hộ.  Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện trong khi lập di chúc  Nội dung di chúc phải hợp pháp  Hình thức di chúc phải phù hợp quy định PL DHTM_TMU 179 1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. 2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. 3. Di chúc bằng văn bản có công chứng. 4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực. DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN DHTM_TMU 180 1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC DHTM_TMU 181 Đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc: Bố, mẹ; vợ, chồng; Con chưa thành niên; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động Di sản được hưởng: ít nhất là 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật Trường hợp được hưởng: Không được người lập di chúc cho hưởng di sản Được người lập di chúc cho hưởng di sản nhưng phần được hưởng ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC (Đ644) DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN  VD 1: A(chồng) + B (vợ) C (10 tuổi) D(20 tuổi)  A và B có khối tài sản chung là 700tr  A chết => di chúc để lại toàn bộ tài sản cho vợ là B. Giải quyết tình huống trên?  Giải quyết tình huống:  A và B là vợ chồng, do vậy khối tài sản chung của họ là tài sản chung hợp nhất => khi A chết, di sản A để lại là 700/2 = 350 tr  Di chúc của A là hợp pháp => chia thừa kế theo di chúc => B được hưởng 350tr.  Tuy nhiên, căn cứ Đ669 BLDS 2005 thì C(10 tuổi) phải được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật: 1 suất TK theo pháp luật: 350/3 = 116,66 tr => 2/3 một suất = 2/3 x 116,66 = 77,77 tr Số tiền này sẽ được trích từ di sản bà B được hưởng=> B = 350 – 77,77= 272,23 tr KL: C = 77,77 tr ; D = 0tr; B = 350 + 272,23 tr DHTM_TMU 183 Khái niệm: Là việc phân chia di sản của cá nhân đã chết cho những người khác còn sống theo ý chí của Nhà nước, không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản khi còn sống. Diện thừa kế: Là phạm vi những người được thừa kế theo pháp luật được xây dựng dựa trên các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với người thừa kế. Hàng thừa kế (Đ676): gồm những người thừa kế được hưởng phần tài sản bằng nhau nếu ở cùng một hàng thừa kế.  Hàng 1: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;  Hàng 2: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;  Hàng 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DHTM_TMU 184 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước. Thừa kế thế vị: trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu của người để lại di sản được hưởng phần di sản mà cha, mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt của người để lại di sản được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt được hưởng nếu còn sống (Đ 677) NGUYÊN TẮC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DHTM_TMU 185 Con dâu, con rể không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ Thai nhi đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống được hưởng một suất thừa kế theo pháp luật (Đ 635) Những người chết cùng thời điểm không được hưởng di sản của nhau. Di sản của mỗi người sẽ do người thừa kế của người đó hưởng (Đ 641) Quan hệ thừa kế của con riêng, bố dượng, mẹ kế (Đ 679) MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DHTM_TMU 186  Khi giải quyết vụ chia thừa kế cần lưu ý các tình tiết sau đây: 1. Chia thừa kế theo di chúc: Nếu có di chúc và di chúc hợp pháp Cần xem xét có đối tượng nào được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không? 2. Chia thừa kế theo pháp luật: Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp:  Cần phải xác định số người được hưởng thừa kế theo pháp luật trong cùng một hàng thừa kế  Xác định người thừa kế thế vị (nếu có) 3. Nếu di chúc có hiệu lực một phần, thì phần không có hiệu lực được chia theo pháp luật 4. Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản, thì phần di sản còn lại chia theo pháp luật 5. Trường hợp chia thừa kế của nhiều người: Ai chết trước thì giải quyết trước. KẾT LUẬN DHTM_TMU TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN  VD 2: Ông A và bà B là vợ chồng. Khi ông A chết, những người thân của ông A còn sống gồm: cha, mẹ, vợ, 3 người con (C1: công nhân; C2: 25 tuổi, bị bại liệt; C3: Lái xe). (Di sản thừa kế ông A để lại là 720 triệu đồng). Tài sản của ông A sẽ được chia như thế nào trong các trường hợp sau: 1. Ông A lập di chúc hợp pháp, để lại 1/2 tài sản cho: C1 và C3. Nhưng C3 đã chết trước ông A và ông A không sửa lại di chúc. 2. Giống trường hợp 1 nhưng C3 còn sống. DHTM_TMU SƠ ĐỒ Cha + Mẹ A (chồng) + B (vợ) C1 (công nhân) C2 (bại liệt) C3 (lái xe) DHTM_TMU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG  Trước hết, ta xác định: Hàng TK thứ nhất của A gồm: cha, mẹ, vợ, 3 người con. 1/ Ông A lập di chúc hợp pháp, để lại 1/2 tài sản cho: C1 và C3. Nhưng C3 đã chết trước ông A và ông A không sửa lại di chúc. Vì C3 đã chết nên phần mà ông A cho C3 theo di chúc thành phần di sản ko được định đoạt trong di chúc và được chia theo pháp luật. Phần tài sản C1 được hưởng là 1/4 tài sản của ông A là 180 triệu đồng => số tài sản ông A được chia theo pháp luật là: 720-180= 540 triệu đồng. Số tiền này chia cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất còn lại gồm: Cha, mẹ, vợ, C2 và C1. Vậy mỗi người được hưởng 540/5=108 triệu đồng. Phần TK bắt buộc trong trường hợp này là 2/3*720/5= 96 triệu đồng Những người được hưởng phần TK bắt buộc gồm có: cha, mẹ, vợ, C2(bại liệt) Như vậy ta ko chia theo phần TK bắt buộc vì số tiền này nhỏ hơn số tiền mà họ được hưởng khi chia di sản. Kết luận: C1 = 108+180= 288 triệu đồng. C2 = cha = mẹ = vợ = 108 triệu đồng. DHTM_TMU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG  2/ Giống trường hợp 1 nhưng C3 còn sống. Trước tiên ta xác định theo di chúc C1 = C3=180 triệu đồng. Còn lại 360 triệu chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế 1. Vậy cha, mẹ, vợ và 3 người con mỗi người sẽ nhận được phần bằng nhau là 360/6 = 60 triệu đồng Phần TK bắt buộc trong trường hợp này là 2/3 * 720/6= 80 triệu đồng. => ta sẽ phải chia theo phần TK bắt buộc. Những người được hưởng phần TK bắt buộc là cha, mẹ, vợ và C2(bại liệt): mỗi người được 80 triệu đồng (4 người là 80*4 = 320 triệu đồng). Còn lại là 360 - 320= 40 triệu đồng, chia đều cho 2 người con ko được hưởng phần TK bắt buộc là 20 triệu đồng. Kết luận: C1= C3= 180+20=200 triệu đồng. Cha = mẹ = vợ = C2 = 80 triệu đồng. DHTM_TMU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-hoc_phan_luat_dan_su_1_encrypt_8777_1982373.pdf