Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Kinh tế học về chất lượng môi trường - Nguyễn Ngọc Lan

Tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Kinh tế học về chất lượng môi trường - Nguyễn Ngọc Lan: CHƯƠNG 4 KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNGMục tiêu+ Chất lượng môi trường là gì? Tại sao chất lượng môi trường là hàng hóa? Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa?+ Thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường? + Cơ sở kinh tế của các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường?4.1.1. Khái niệm về chất lượng môi trường: Chất lượng môi trường là một thuật ngữ được dùng để nói đến trạng thái của môi trường tự nhiên. Chất lượng môi trường được thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu sống, sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác của con người. 4.1. Nhận thức chung về chất lượng môi trường:4.1.2. Các vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường:* Chất lượng môi trường là hàng hóa. * Chất lượng môi trường là hàng hóa vì có đủ các tính chất của hàng hóa: - Chất lượng môi trường thỏa mãn các nhu cầu của con người, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu sống và tồn tại. - Chất lượng môi trường ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của con người tạo ra. ...

ppt70 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Kinh tế học về chất lượng môi trường - Nguyễn Ngọc Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNGMục tiêu+ Chất lượng môi trường là gì? Tại sao chất lượng môi trường là hàng hóa? Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa?+ Thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường? + Cơ sở kinh tế của các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường?4.1.1. Khái niệm về chất lượng môi trường: Chất lượng môi trường là một thuật ngữ được dùng để nói đến trạng thái của môi trường tự nhiên. Chất lượng môi trường được thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu sống, sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác của con người. 4.1. Nhận thức chung về chất lượng môi trường:4.1.2. Các vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường:* Chất lượng môi trường là hàng hóa. * Chất lượng môi trường là hàng hóa vì có đủ các tính chất của hàng hóa: - Chất lượng môi trường thỏa mãn các nhu cầu của con người, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu sống và tồn tại. - Chất lượng môi trường ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của con người tạo ra. Khi xác định được các chi phí của quá trình tái sản xuất chất lượng môi trường thì chất lượng môi trường có thể thành sản phẩm để trao đổi mua bán.Chất lượng môi trường là hàng hóa đặc biệt:Việc hình thành do cả tự nhiên và con người.Giá trị sử dụng (công dụng) luôn cần thiết đối với con người.Giá cả luôn thấp hơn giá trị.Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền.Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa?Xóa bỏ quan niệm chất lượng môi trường là do tự nhiên tạo ra, không có giá trị.Việc sử dụng phải trả tiền sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.Giúp hình thành một thị trường hàng hóa dịch vụ môi trường.Nâng cao ý thức, thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường.4.1.3. Một số tiêu thức đánh giá chất lượng môi trường: Có 2 tiêu thức đánh giá: + Tiêu chuẩn môi trường + Giới hạn sinh thái. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.Có 3 loại tiêu chuẩn môi trường: + Tiêu chuẩn môi trường xung quanh + Tiêu chuẩn thải + Tiêu chuẩn công nghệ Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường xung quanh là tiêu chuẩn của các nhân tố sinh thái vốn có trong môi trường như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, âm thanh Yêu cầu đối với tiêu chuẩn môi trường xung quanh: Tiêu chuẩn môi trường xung quanh phải qui định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm: + Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường đảm bảo sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật. + Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật. Tiêu chuẩn môi trường xung quanhTiêu chuẩn môi trường xung quanh bao gồm:+ Nhóm TCMT đối với đất+ Nhóm TCMT nước mặt và nước dưới đất+ Nhóm TCMT đối với nước biển+ Nhóm TCMT đối với không khí+ Nhóm TCMT đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ Nguyên tắc đánh giá: Khi giá trị của một thông số nào đó đo đạc được lớn hơn giá trị tương ứng trong tiêu chuẩn thì có quyền nói môi trường xung quanh bị ô nhiễm bởi thông số đó. Tiêu chuẩn thải Tiêu chuẩn thải là tiêu chuẩn của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được phép thải ra môi trường. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn thải: + Tiêu chuẩn thải phải qui định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải dảm bảo không gây hại cho con người và sinh vật. + Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.Tiêu chuẩn thải bao gồm:+ Nhóm tiêu chuẩn về nước thải + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông+ Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại+ Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung Nguyên tắc: Khi giá trị thông số đo đạc được từ nguồn thải lớn hơn giá trị tương ứng của thông số đó theo tiêu chuẩn thì có thể kết luận nguồn thải đó đang gây ra ô nhiễm môi trường cho khu vực.Tiêu chuẩn công nghệ Tiêu chuẩn công nghệ (hay còn gọi là tiêu chuẩn thiết kế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật) là tiêu chuẩn cần có của các trang thiết bị, máy móc sản xuất để trong quá trình sử dụng, các loại máy móc thiết bị này không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Giới hạn sinh thái Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường. Khi cần xem chất lượng môi trường đối với một loài sinh vật nào đó, chỉ cần so sánh các giới hạn sinh thái cùng các giới hạn tối đa của các chất độc hại, các giới hạn tối thiểu của các chất cần thiết, với các thông số tương ứng của thực tế môi trường. Khi muốn đánh giá tổng quát chất lượng môi trường của một vùng, chỉ cần so sánh các giới hạn sinh thái của quần xã sinh vật; hay của các loài cây – con cần phân bố trong vùng cùng các giới hạn tối đa, tối thiểu tương tự ở trên với các thông số tương ứng của môi trường hiện tại trong vùng Biến đổi môi trườngBao gồm:+ Biến đổi môi trường theo chiều hướng tích cực.+ Biến đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực.Biến đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực * Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. * Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. * Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường?Thị trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hộiCác nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường:+ Ngoại ứng+ Quyền sở hữu môi trường không được xác định rõ ràng+ Hàng hóa công cộng4.2. Các ngoại ứng và phân loại ngoại ứng:4.2.1. Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng: Ngoại ứng là hành vi của chủ thể này ảnh hưởng đến lợi ích của người khác mà không được thể hiện trong các giao dịch trên thị trường và được gọi là thất bại của thị trường. Khái niệmPhân loại ngoại ứng Ngoại ứng tích cực xảy ra khi mà hoạt động bên trong của hệ kinh tế gây ra những tác động có lợi cho hệ môi trường, hoặc mang lại lợi ích cho các chủ thể trong hệ kinh tế, nhưng nhưng lợi ích này không được thể hiện trong giao dịch thị trường (không được thanh toán). Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi mà hoạt động bên trong của hệ kinh tế gây ra những tác động xấu lên hệ môi trường, hoặc gây ra các bất lợi, các tổn thất cho các chủ thể trong hệ kinh tế, nhưng nhưng tổn thất này không được thể hiện trong giao dịch thị trường (không được thanh toán). 4.2.2. Quyền sở hữu môi trường và vấn đề ngoại ứng: Quyền sở hữu về môi trường là quyền được pháp luật công nhận. Quyền sở hữu về môi trường là tập hợp toàn bộ các đặc điểm của tài nguyên môi trường, mà các đặc điểm này xác lập cho chủ sở hữu có quyền lực thực sự để quản lý và sử dụng nó. Quyền sở hữu về môi trường cho phép các chủ sở hữu được khai thác, sử dụng hoặc thu phí đối với một nguồn lực nào đó trong môi trường của mình.Các hình thức sở hữu theo chủ sở hữu: + Sở hữu tư nhân + Sở hữu cộng đồng + Sở hữu nhà nước + Tự do tiếp cận Môi trường khó xác định quyền sở hữu, nhiều tài sản thuộc sở hữu chung, có sự cạnh tranh trong sử dụng. Dẫn đến, quyền sở hữu môi trường không được xác định rõ ràng hoặc không hiện hữu (tự do tiếp cận) nên đã dẫn đến các vấn đề môi trường. Được gọi là thất bại về quyền sở hữu tài sản môi trường. 4.2.3. Hàng hóa công cộng và ngoại ứng tích cực: Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi ích do hàng hóa đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm khả năng hưởng thụ của người khác. Tính chấtCó 2 tính chất: + Không cạnh tranh trong tiêu dùng + Không loại trừ trong tiêu dùng 4.2.4. Thất bại của thị trường đối với các ngoại ứng tới môi trường:4.2.4.1.Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tích cực tới môi trường:A4MSB= MPB + MEBMEBMPBC2MCMC, MBC1E0E1B2Q1B1A3A2A1Q00Q * Giả định: hoạt động kinh tế trong mô hình không gây ra các ngoại ứng tiêu cực. MC: chi phí biên MPB: lợi ích cá nhân biên MEB: lợi ích ngoại ứng biên MSB: lợi ích xã hội biên MSB= MPB + MEBLợi ích ròng xã hội+ Tại điểm E1 (điểm cân bằng hiệu quả doanh nghiệp): TC1 = Độ lớn hình OA3E1Q1Tổng chi phí xã hội là Tổng lợi ích xã hội là TB1 = Độ lớn hình OA1B1Q1Lợi ích ròng xã hội là TNB1 = TB1 – TC1 = OA1B1Q1 - OA3E1Q1 = A3A1B1E1.+ Tại điểm E0 (điểm cân bằng hiệu quả xã hội):Tổng chi phí xã hội làTổng lợi ích xã hội làLợi ích ròng xã hội làTC0 = Độ lớn hình OA3E0Q0 TB0= Độ lớn hình OA1E0Q0 TNB0 = TB0 – TC0 = OA1E0Q0 – OA3E0Q0 = độ lớn A3A1E0 + So sánh lợi ích ròng xã hội nhận được tại E1 và tại E0: TNB1 –TNB0 = Đl A3A1B1E1 – Đl A3A1E0 = - Đl E0E1B1 TNB1 Giá trị thị trường của (MAC) giấy phép phát thảiPhân tích thị trường quota Lợi ích Thông qua việc mua bán, trao đổi giấy phép phát thải, chất lượng môi trường vẫn được đảm bảo; đồng thời cả người mua và người bán đều có lợi, tổng chi phí giảm thải của toàn xã hội giảm xuống.* Ưu điểm: + Tính linh hoạt cao: Khi đã hình thành thị trường tốt thì thị trường sẽ tự điều chỉnh. + Đạt hiệu quả chi phí vì nguyên tắc cân bằng biên được đảm bảo (P = MAC). + Khuyến khích đổi mới công nghệ. * Nhược điểm: + Hệ thống có nhiều mức giá, mỗi giá chỉ có ý nghĩa trong phạm vi môi trường hẹp gây trở ngại cho cơ quan quản lí. + Số doanh nghiệp tham gia thị trường không nhiều, tiết kiệm xã hội không lớn. + Chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm có thể tham gia nên khó đạt điểm tối ưu xã hội.4.3.2.3. Định lý Coase -Thỏa thuận về ô nhiễm môi trường* Xét trường hợp cụ thể: một doanh nghiệp hoạt động gây tác động ngoại ứng tiêu cực tới môi trường không thuộc sở hữu của mình.* Giả định: - Quyền sở hữu môi trường được phân định rõ ràng. - Chi phí giao dịch bằng 0.* Quyền sở hữu môi trường: Là quyền được quy định bởi pháp luật cho một cá nhân hay một tổ chức được quyền sử dụng, kiểm soát hoặc thu phí đối với nguồn lực nào đó thuộc thành phần môi trường.C1EQQ00MECMNPBMNPB MECQ2C2AQ1MNPB: lợi ích ròng biên của doanh nghiệp MEC: chi phí ngoại ứng biên+Chủ sở hữu không muốn doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất (Q = 0). + Chủ doanh nghiệp phải tiến hành thỏa thuận với chủ sở hữu môi trường. Giả định chủ doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất ở sản lượng Q2 (phân tích)+Chủ doanh nghiệp sẽ tiếp tục mặc cả với chủ sở hữu trường để nâng sản lượng lên nhằm tối đa hóa lợi ích của mình và chỉ dừng lại khi đạt được sản lượng Q0 (phân tích). Doanh nghiệp không thỏa thuận nâng sản lượng lên trên mức Q0. * Ưu điểm: - Nếu giải pháp này thành công thì ngoại ứng tiêu cực có thể được giải quyết thông qua một sự đàm phán giữa hai bên (hay thông qua thị trường) mà không cần có sự can thiệp của chính phủ.* Nhược điểm: - Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không thể xác định được Qo. - Môi trường là tài sản chung của tất cả mọi người nên không xác lập được quyền sở hữu môi trường. - Người chịu ô nhiễm chưa được xác định vì hậu quả ô nhiễm môi trường có thể xuất hiện trong tương lai. - Không xác định rõ các chủ thể, kể cả bên gây ô nhiễm và bên chịu ô nhiễm nên rất khó diễn ra quá trình đàm phán. - Đe dọa đền bù.4.3.2.4. Thuế Pigou đối với người gây ô nhiễm môi trường+ Mục đích: Nội hóa chi phí ngoại ứng do ô nhiễm gây ra trong quá trình sản xuất (chi phí sử dụng hàng hóa môi trường ).+ Thuế Pigou là loại thuế nhằm đưa chi phí cá nhân biên của doanh nghiệp hoạt động lên bằng chi phí xã hội biên có liên quan tới việc sản xuất ra một lượng sản phẩm nào đó.+ Nguyên tắc: Ai gây ra ô nhiễm người đó phải chịu thuế. Đánh thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra gây ô nhiễm sao cho đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. t0 = MEC (Q0)* Thuế và mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội.MECMBC2MSCC1E0E1B2B1MPCMPC + t0t0A4MC, MBQ1A3A2A1Q00QT2T1 MB: lợi ích biên MPC: chi phí cá nhân biên MSC: chi phí xã hội biên MEC: chi phí ngoại ứng biên + Để điều tiết mức sản lượng về mức tối ưu xã hội, cần áp dụng mức thuế t0 = MEC (Q0)+ Tổng thuế T = t0 . Q0* Thuế và mục tối đa hóa lợi nhuận của người sản xuất.EQt0Q00MECMNPB-t0MNPB MEC tA3A2A1MNPBt0MEC: chi phí ngoại ứng biênMNPB: lợi ích ròng biên của doanh nghiệpƯu điểm: - Dễ thực hiện và giám sát việc thu thuế. - Chính phủ sẽ có nguồn thu từ thuế (diện tích phần gạch chéo).Nhược điểm: - Khó xác định chính xác mức thuế suất t0, dẫn đến khả năng mức thuế có thể cao hơn mức thuế mong muốn, chất lượng môi trường quá cao so với mức tối ưu hoặc ngược lại. - Không tạo động cơ khuyến khích cải tiến công nghệ kiểm soát ô nhiễm.4.3.2.5. Sản xuất sạch hơn – Biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồnKhái niệmGiải phápLợi íchSản xuất sạch hơn là cơ hội để doanh nghiệp thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_4_5945_2194658.ppt