Bài giảng Kinh tế lượng - Chương mở đầu: Khái niệm về kinh tế lượng - Phạm Văn Minh

Tài liệu Bài giảng Kinh tế lượng - Chương mở đầu: Khái niệm về kinh tế lượng - Phạm Văn Minh: Chương mở đầu: KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ LƯỢNG (ECONOMETRICS) 1 - Kinh tế lượng (econometrics) là một môn phân tích thực nghiệm dựa vào các phương pháp của thống kê học và toán kinh tế, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế trên cơ sở các lý luận kinh tế học. - Kinh tế lượng là một phương pháp phân tích định lượng các vấn đề kinh tế dựa vào việc vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế, kết hợp với các phương pháp suy đoán thích hợp. - Kinh tế lượng là tập hợp các công cụ nhằm mục đích dự báo các biến số kinh tế. Tóm Lại: Kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong thực tế. Kinh tế lượng ngày nay là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện đại, thống kê toán học và máy vi tính, nhằm định lượng các mối quan hệ kinh tế, dự báo khả năng phát triển hay diễn biến của các hiện tượng kinh tế và phân tích các chính sách kinh tế. 2 1. Kinh tế lượng là gì? 3LÝ THUYẾT KINH TẾ CÔNG CỤ TOÁN HỌC PP LUẬN THỐNG KÊ KINH TẾ LƯỢNG 1....

pdf11 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế lượng - Chương mở đầu: Khái niệm về kinh tế lượng - Phạm Văn Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương mở đầu: KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ LƯỢNG (ECONOMETRICS) 1 - Kinh tế lượng (econometrics) là một môn phân tích thực nghiệm dựa vào các phương pháp của thống kê học và toán kinh tế, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế trên cơ sở các lý luận kinh tế học. - Kinh tế lượng là một phương pháp phân tích định lượng các vấn đề kinh tế dựa vào việc vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế, kết hợp với các phương pháp suy đoán thích hợp. - Kinh tế lượng là tập hợp các công cụ nhằm mục đích dự báo các biến số kinh tế. Tóm Lại: Kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong thực tế. Kinh tế lượng ngày nay là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện đại, thống kê toán học và máy vi tính, nhằm định lượng các mối quan hệ kinh tế, dự báo khả năng phát triển hay diễn biến của các hiện tượng kinh tế và phân tích các chính sách kinh tế. 2 1. Kinh tế lượng là gì? 3LÝ THUYẾT KINH TẾ CÔNG CỤ TOÁN HỌC PP LUẬN THỐNG KÊ KINH TẾ LƯỢNG 1. Kinh tế lượng là gì? - Các lý thuyết kinh tế thường nêu ra các giả thuyết hay giả thiết mà chỉ nói về chất, còn kinh tế lượng trên cơ sở lý thuyết này sẽ cho ta biết thêm về mặt lượng. - Toán kinh tế thường trình bày kinh tế dưới dạng toán học, phương trình mà chúng không thể đo hoặc kiểm tra bằng thực nghiệm. Còn kinh tế lượng chủ yếu quan tâm đến việc kiểm tra về mặt thực nghiệm các lý thuyết kinh tế. - Thống kê kinh tế chủ yếu liên quan đến việc thu thập, xử lý và trình bày số liệu dưới dạng số liệu thô, còn kinh tế lượng trên cơ sở những con số này để kiểm tra các lý thuyết kinh tế. 4 2. Mối quan hệ giữa KTL và các môn học khác - Hai mục đích chính của kinh tế lượng là cung cấp nội dung thực nghiệm cho lý luận kinh tế và đưa các lý luận kinh tế đi kiểm định xem đúng hay sai. 5 Ví dụ: lý luận kinh tế có thể cho rằng một đường cầu phải dốc xuống. Song kinh tế lượng sẽ coi tuyên bố như vậy là một giả thuyết và có thể tiến hành kiểm định, tìm ý nghĩa thống kê giữa mức giá và lượng cầu để xem đường cầu có đúng là dốc xuống hay không, hay nói theo cách của kinh tế lượng là xem giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không. 3. Mục đích của Kinh tế lượng 6Nêu vấn đề cần nghiên cứu và các giả thuyết Thiết lập mô hình Thu thập, xử lý số liệu Ước lượng các tham số Phân tích, kiểm định mô hình Mô hình ước lượng có tốt không? Sử dụng mô hình: Dự báo, Ra quyết định CÓKHÔNG 4. Phương pháp luận của KTL (1) Bước 1: Đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế. Ví dụ: Kinh tế vĩ mô khẳng định rằng mức tiêu dùng (Y) của các hộ gia đình phụ thuộc và có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập khả dụng (X) của họ. Ta có: Y=f(X) Bước 2: Xây dựng mô hình toán kinh tế tương ứng để mô tả mối quan hệ này. Y = β1+ β2X (β2 >0) 7 4. Phương pháp luận của KTL (2) Bước 3: Xây dựng mô hình kinh tế lượng tương ứng: Y = β1+ β2X + u Trong đó: β1: Hệ số chặn (tung độ gốc) β2: Hệ số góc (độ dốc) u: Yếu tố ngẫu nhiên (Sự tồn tại của yếu tố ngẫu nhiên bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các biến kinh tế nói chung là không chính xác) Bước 4: Quan sát và thu thập số liệu thống kê Để ước lượng các tham số của mô hình, cần phải thu thập số liệu. KTL đòi hỏi kích thước mẫu khá lớn. 8 4. Phương pháp luận của KTL (3) Bước 5: Ước lượng các tham số của mô hình (nhằm nhận được số đo về mức ảnh hưởng của các biến với các số liệu hiện có. Các ước lượng này là các kiểm định thực nghiệm cho lý thuyết kinh tế) Bước 6: Kiểm định các giả thuyết của mô hình (phân tích kết quả: xem xét các kết quả nhận được có phù hợp với lý thuyết kinh tế không, ví dụ 0 <β2 < 1 thì mới hợp lý) Bước 7: Dự báo, dự đoán (nếu như mô hình phù hợp) Bước 8: Sử dụng mô hình để đề xuất hoặc ra các quyết định kinh tế 9 4. Phương pháp luận của KTL (4) Các bước trên đây có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình phân tích một vấn đề kinh tế và chúng được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tìm ra bản chất một vấn đề kinh tế là một việc không đơn giản. Vì vậy, quá trình trên đây phải được thực hiện nhiều lần như là các phép lặp cho đến khi chúng ta thu được một mô hình đúng. Có thể minh họa quá trình phân tích kinh tế lượng một vấn đề kinh tế bằng sơ đồ trên. 10 4. Phương pháp luận của KTL (5) a. Đối tượng nghiên cứu - Các mối quan hệ về lượng giữa các hiện tượng kinh tế theo các quy luật thực tế. - Tính quy luật trong quá trình vận động của các đại lượng kinh tế diễn ra trong thực tế. b. Nội dung nghiên cứu - Cơ sơ lý luận xây dựng mô hình kinh tế lượng. - Ước lượng và kiểm định giả thuyết. - Vận dụng mô hình kinh tế lượng trong việc dự đoán, dự báo và ra các quyết định kinh tế. 11 4. Đối tượng, nội dung của KTL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_luong_t1_b_khai_niem_kinh_te_luong_1911_1985296.pdf
Tài liệu liên quan