Tài liệu Bài giảng Kinh tế đối ngoại - Chương 3: Các liên kết kinh tế quốc tế: CHƯƠNG 3:
CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT
KINH TẾ QUỐC TẾ
2. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC
3. NHỮNG LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
QUAN TRỌNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm:
“Liên kết kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh
tế hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên
hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho họat động kinh tế
và thương mại phát triển”
Phân biệt: LKKTQT nhà nước và tư nhân
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước:
là các liên kết kinh tế được hình thành trên cơ
sở các hiệp định được ký kết giữa các quốc
gia nhằm lập ra các liên kết kinh tế khu vực
2. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC
2.1 Đặc điểm của LKKTQT:
Thành lập, hoạt động phù hợp với pháp luật,
thông lệ quốc tế, trên cơ sở điều lệ của mình.
Thành lập, hoạt động có mục đích nhất định.
Có hệ thống cơ quan thường trực duy trì
hoạt động của tổ chức và liên hệ với các
thành viên.
2.2 Các hình thứ...
90 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kinh tế đối ngoại - Chương 3: Các liên kết kinh tế quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3:
CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT
KINH TẾ QUỐC TẾ
2. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC
3. NHỮNG LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
QUAN TRỌNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm:
“Liên kết kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh
tế hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên
hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho họat động kinh tế
và thương mại phát triển”
Phân biệt: LKKTQT nhà nước và tư nhân
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước:
là các liên kết kinh tế được hình thành trên cơ
sở các hiệp định được ký kết giữa các quốc
gia nhằm lập ra các liên kết kinh tế khu vực
2. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC
2.1 Đặc điểm của LKKTQT:
Thành lập, hoạt động phù hợp với pháp luật,
thông lệ quốc tế, trên cơ sở điều lệ của mình.
Thành lập, hoạt động có mục đích nhất định.
Có hệ thống cơ quan thường trực duy trì
hoạt động của tổ chức và liên hệ với các
thành viên.
2.2 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
nhà nước (liên kết kinh tế khu vực)
Các liên kết kinh tế trên thế giới theo các hình
thức tổ chức sau:
- Hiệp ước mậu dịch ưu đãi
- Khu vực mậu dịch tự do
- Liên minh thuế quan
- Thị trường chung
- Liên minh kinh tế
- Liên minh tiền tệ
Phân biệt “Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân”:
Là hình thức liên kết kinh tế quốc tế ở tầm vi
mô (cấp công ty, doanh nghiệp) để lập ra các
công ty quốc tế
Hiệp ước mậu dịch ưu đãi (Preferential
trade Agreement):
“Ưu đãi: cắt giảm thuế quan”
Là giai đoạn chuẩn bị:
Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area
hay Free Trade Agreement):
Tự do thương mại nội bộ
Tự do chính sách thương mại với bên ngoài
Thực tế:
- Có thể loại trừ một số sản phẩm nhạy cảm
- Cơ quan điều hành gọn nhẹ: ban thư ký nhỏ
- Có thể bắt đầu xúc tiến cả tự do hóa thương
mại dịch vụ, đầu tư
Các khu vực mậu dịch tự do lớn:
-NAFTA - Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
(North American Free Trade Agreement):
Canada, Mexico, United States
-AFTA - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN:
-SAFTA - Khu vực mậu dịch tự do Nam Á
(South Asian Free Trade Arrangement):
Bangladesh, India, Nepal, Pakistan, Sri Lanka,
Bhutan, Maldives
Khu vực mậu dịch tự do Úc và
New Zealand (ANZCERTA – Australia-New
Zealand Closer Economic Ralations Trade
Agreement),
- Các hiệp định mậu dịch tự do song phương:
rất phổ biến
-ANZCERTA:
Liên minh thuế quan (Custom Union):
Đặc tính:
- Tự do thương mại nội bộ
- Chính sách thương mại chung
Cơ quan điều hành:
- Ban thư ký thường trực,
- Các cuộc họp thường kỳ các bộ, họp cấp cao
Thực tế:
“ANDEANPACT” : Bolivia, Colombia,
Ecuador, Peru.
Liên minh Châu Âu khi mới thành lập;
Liên minh thuế quan và kinh tế Trung Phi
(Custom and Economic Union of Central
Africa –UDEAC)
Tỷ trọng xuất khẩu nội khối (%)
(Intra-export/Total Export)
19
99
20
00
20
02
20
04
20
06
20
07
20
08
20
09
EU
(27)
69,1 68,0 68,0 68,5 68,3 68,1 67,4 66,7
NAFTA 54,2 55,7 56,6 55,8 53,9 51,4 49,8 47,9
AFTA
(ASEAN)
22,4 24,1 23,3 25,5 24,8 25,0 25,5 24,8
MERCOSUR 20,3 21,2 11,2 12,5 13,7 14,3 15,1 15,2
Andean
Community
8,7 7,7 11,5 7,7 7,7 7,9 7,5 7,7
Thị trường chung (Common Market):
Đặc tính:
- Giống Liên minh thuế quan
- Tự do di chuyển vốn, lao động giữa các
thành viên
Thực tế:
- Hoàn thành tự do hóa thương mại dịch vụ
- Điều hành: qui mô lớn hơn:
Các cuộc họp thường xuyên hơn
ban thư ký hoạt động thường xuyên
hình thành và hoạt động các cơ quan điều
hành liên chính phủ.
Các khối liên kết “thị trường chung”:
- Hội đồng hợp tác vùng vịnh (The Gulf
Cooperation Council, 1981): Bahrain, Kuweit,
Ô man, Katar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương
quốc Ả rập thống nhất.
- Hiệp hội liên kết Mỹ la tinh (Latin American
Integration Association – LAIA) 1960:
Argentina, Bolivia, Brazil, Chi lê, Columbia,
Ecvador, Mê hi cô, Pê ru, Uruguay, Venezuela.
- Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR
– Southern Cone Common Market, 1991):
Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay,
Venezuela.
- Thị trường chung các nước vùng Ca ri bê
(Caribean Community Common Market) –
CARICOM
- Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây phi
(Economic Community of West African States
– ECOWAS)
Thực tế chưa hoàn thành:
Liên minh kinh tế (Economic Union)
Đặc tính:
- Các đặc tính giống Thị trường chung
- Đặc tính khác: hài hoà và thống nhất chính
sách vĩ mô trong các lĩnh vực trọng yếu:
ngoại hối, tài khoá (ngân sách), thuế, tài
chính-tiền tệ, các chính sách xã hội
Thực tế:
Các cơ quan điều hành không chỉ phối hợp,
quan sát, còn ra quyết định hành động cho
toàn Liên minh.
Cơ quan điều hành của EU - Uỷ ban Châu Âu.
Liên minh tiền tệ (Monetary Union):
Đặc tính:
- Giống liên minh kinh tế,
- có sử dụng đồng tiền chung (Các chính sách
thống nhất ở mức cao: thuế, tài khóa; chính
sách tài chính-tiền tệ chung)
Thực tế:
Liên minh tiền tệ trong EU (Khu vực đồng
euro): ban đầu 12 thành viên; hiện nay - 17
3. NHỮNG LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
QUAN TRỌNG
3.1 Tổ chức thương mại thế giới – Word
Trade Organization (WTO)
3.1.1 Quá trình hình thành, phát triển:
WTO thành lập 1994, hoạt động từ 1/1/1995
có 153 thành viên, Việt Nam là 150.
Tiền thân là: “Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại” (General agreement on Tariff
and Trade – GATT) 30/10/1947
GATT là diễn đàn đối thoại chủ yếu về cắt
giảm thuế quan, các rào cản phi thuế quan.
●1948 - 1994 GATT trải qua 8 vòng đàm phán:
Hiện vòng Doha
Vị trí, vai trò GATT:
● Giảm thuế quan trong thương mại quốc tế:
Vòng Uruguay: thuế trung bình 6,3% xuống
còn 3,9%, (giảm khoảng 40%)
● Thông qua GATT các quốc gia đang phát
triển giành được quyền bày tỏ ý kiến tập thể.
● Dàn xếp, giải quyết tranh chấp thương mại.
● Thúc đẩy trao đổi thông tin kinh tế, thương
mại thế giới.
Phân biệt GATT và WTO (Khác biệt)
+ GATT là tổng hợp các quy định, hiệp định đa
biên, không có nền tảng về thể chế, chỉ có
một ban thư ký nhỏ. WTO là tổ chức thường
trực, có điều lệ, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Hiệp định của GATT là đa phương, mang tính
tạm thời, các cam kết của WTO là đầy đủ và
cố định.
+ Các quy định của GATT chỉ áp dụng cho
thương mại hàng hoá, WTO áp dụng cho cả
thương mại dịch vụ và các vấn đề liên quan
đến thương mại.
+ Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO hiệu
quả hơn nhiều so với GATT:
3.1.2 Mục tiêu và chức năng của WTO:
Mục tiêu của WTO:
● Thúc đẩy tự do hoá thương mại hàng hoá và
dịch vụ
● Phát triển các thể chế thị trường
● Giải quyết bất đồng, tranh chấp thương mại
● Nâng cao mức sống của người dân của các
thành viên.
Chức năng của WTO:
● Giám sát thực hiện các hiệp ước thương mại
của WTO
● Tiền hành các vòng đàm phán thương mại đa
phương
● Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại
● Kiểm soát sự phát triển của thương mại
quốc tế và chính sách thương mại
● Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia
● Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong
các vấn đề chính sách thương mại
3.1.3 Các nguyên tắc hoạt động của WTO
Nguyên tắc Tối huệ quốc (Most Favoured
Nation – MFN):
● Các QG thành viên WTO dành cho nhau qui
chế tối huệ quốc.
● “Những ưu đãi mà một quốc gia dành cho
một trong các đối tác thương mại của mình,
cũng sẽ tự động và vô điều kiện dành cho
các quốc gia khác”
●Ngoại lệ:
Thành viên của một liên kết khu vực
Sử dụng các biện pháp tự vệ, đối phó với các
hình thức cạnh tranh không lành mạnh
Ưu đãi có trước các hiệp định thương mại đa
phương được ký kết, sửa đổi
Hạn chế thương mại liên quan tới vấn đề an
ninh quốc gia, bảo vệ sức khoẻ con người,
Hệ thống ưu đãi chung GSP (Generalised
System of Preference) và SSP (South-South
Preference)
Hiệp định đa sợi (Multi-Fiber Arrangements), Hiệp
định dệt may (Agreement on Textiles and Clothing)
Mua sắm chính phủ,.
●Áp dụng với hầu hết lãnh vực: thương mại
hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ
Nguyên tắc đối xử quốc gia (National
Treatment- NT)
●áp dụng trong thương mại hàng hoá, dịch vụ,
sở hữu trí tuệ, đầu tư liên quan tới thương
mại, với mức độ khác nhau
● “đảm bảo không phân biệt đối xử giữa hàng
hoá nước ngoài (nhập khẩu) và hàng hoá nội
địa; giữa các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài (có vốn đầu tư nước ngoài),
●Ngoại lệ:
Mua sắm chính phủ
Hạn chế trong các ngành dịch vụ
Nguyên tắc Tiếp cận thị trường (Market
Access):
●“Mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư
cho các thành viên, thông qua cắt giảm thuế
quan, thuế quan hoá các biện pháp hạn chế
số lượng, mở cửa thương mại dịch vụ”
Cắt giảm thuế quan, rào cản phi thuế quan
Thuế quan bị ràng buộc, không tăng trở lại:
-Thuế suất ràng buộc (binding rate):
-Thuế suất trần (ceiling rate):
Kết quả: Thuế quan trung bình giảm đáng kể
Nguyên tắc Cạnh tranh công bằng (Fair
Competition)
Tự do cạnh tranh trên điều kiện bình đẳng:
●Tuân thủ n/t tối huệ quốc và đối xử quốc gia
●Không sử dụng các công cụ cạnh tranh
không lành mạnh:
Cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá,
thuế đối kháng đối, ...
●Cơ chế kiểm tra chính sách thương mại
(Trade Policy Reviews Mechanism):
4 quốc gia có khối lượng thương mại lớn
nhất, bao gồm EU, 2 năm 1 lần;
12 quốc gia tiếp theo đánh giá 6 năm 1 lần.
Nguyên tắc chính sách thương mại minh
bạch, ổn định và có thể dự đoán
●Chính sách của các thành viên phải rõ ràng,
cụ thể, đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch
●Chỉ nhìn nhận thuế quan là công cụ bảo vệ thị
trường trong nước minh bạch hơn cả, và
thương mại ít bị bóp méo hơn
●Thực hiện chính sách thương mại đúng theo
các qui định của WTO, và không để xảy ra các
vi phạm qui tắc có tính đơn phương
●Ràng buộc thuế quan (tariff binding):
Mỗi quốc gia nhìn chung không được tăng
thuế quan đối một sản phẩm cao hơn thuế
suất ràng buộc (ấn định khi đàm phán)
● Sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu
đúng các qui định của WTO:
Các biện pháp tự vệ (safeguards);
Các biện pháp chống bán phá giá
(Antidumping measures)
Thuế đối kháng
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp theo
qui định của WTO:
Nguyên tắc dành ưu đãi cho các nước đang
phát triển và kém phát triển:
GSP, các ưu đãi song phương
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của WTO:
Hội nghị Bộ Trưởng (Ministerial Conference):
Cơ quan cao nhất của WTO, họp ít nhất 2
năm 1 lần, thẩm quyền thông qua các vấn đề
về các hiệp định đa phương, kết nạp thành
viên mới
Đại hội đồng (General Council):
Cơ quan thường trực cao nhất, gồm đại diện
tất cả thành viên, điều hành hàng ngày.
Cơ quan giải quyết tranh chấp:
Là Đại hội đồng họp khi cần thiết, có Chủ tịch
và thủ tục làm việc riêng.
Cơ quan rà soát chính sách thương mại:
Là Đại hội đồng họp khi cần thiết, có chủ tịch
và thủ tục làm việc riêng:
Ban thư ký và Tổng giám đốc WTO:
hỗ trợ tổ chức đàm phán, hỗ trợ kỹ thuật,
nghiên cứu chính sách thương mại, tư vấn
trong giải quyết tranh chấp thương mại
Các cơ quan trực thuộc đại hồng đồng (các
hội đồng):
● Hội đồng về thương mại hàng hoá (Council
for Trade in Goods):
Bao gồm 11 uỷ ban: tiếp cận thị trường;
nông nghiệp; kiểm dịch, các biện pháp đầu
tư liên quan tới thương mại; xuất xứ hàng
hoá; thuế đối kháng; giá trị tính thuế quan;
rào cản kỹ thuật; chống bán phá giá, thủ tục
cấp phép; các biện pháp tự vệ...
● Hội đồng về thương mại dịch vụ (Council for
trade in Services)
gồm 5 uỷ ban về: dịch vụ công nghiệp; tài
chính; vận tải biển; viễn thông
● Hội đồng về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại (Council for Trade-
Related Aspects of Intellectual Property)
● Các uỷ ban khác: UB về thương mại và môi
trường, UB về thương mại và phát triển, UB
về cán cân thanh toán, UB ngân sách và
hành chính
Cơ chế biểu quyết của WTO:
● Các quyết định thường được thông qua trên
cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên
(đồng thuận: vào thời điểm thông qua không
có ý kiến phản đối nêu ra).
● Hoặc bỏ phiếu: 1 quốc gia – 1 lá phiếu:
● Các quyết định quan trọng: 100% số phiếu
● Ít quan trong hơn: 3/4 số phiếu.
● Kết nạp thành viên mới: 2/3
Ấn phẩm:
WTO Focus; WTO Annual Report; World
trade report; Trade Policy Reviews (định kỳ
theo từng quốc gia), International Statistics
3.1.5 Nội dung pháp lý của WTO:
Phụ lục 1A: GATT 1994 và các hiệp định liên
quan về thương mại:
Phụ lục 1B: Hiệp định về Thương mại dịch vụ
(GATS – General Agreement on Trade in
Services)
Phụ lục 1C: Hiệp định về các khía cạnh sở
hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS –
Agreement on Trade-Related Aspects on
Intellectual Property)
Phụ lục 2: Bản ghi nhớ về giải quyết tranh
chấp (DSU – Understanding on Dispute
Settlement)
Phụ lục 3: Cơ chế Rà soát Chính sách Thương
mại (TPRM – Trade Policy Review Mechanism)
Phụ lục 4: Các hiệp định nhiều bên
(Plurilateral Agreements):
Phụ lục 1A:
●GATT 1994
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
1994 (GATT 1994 – đã được chỉnh sửa và bổ
sung sau vòng đàm phán Uruguay).
●Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Agreement on
Technical Barriers to Trade - TBT)
●Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ
(SPS – Agreement on Phytosanitary anh
Sanitary Measures)
●Hiệp định về xuất xứ hàng hoá (Agreement on
Rules of Origin - ROO):
●Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP
– Agreement on Import Licensing Procedures)
●Hiệp định về Trị giá Hải quan (Agreement on
Customs Valuation – ACV)
● Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi
xếp hàng (Pre-shipment Inspection –PSI).
● Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng (Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures – SCM)
● Hiệp định về chống bán phá giá (ADP –
Agreement on Antidamping Procedures)
● Hiệp định về tự vệ (ASG – Agreement on
Safeguards)
● Hiệp định về nông nghiệp (AOA – Agreement
on Agriculture)
● Hiệp định dệt may (ATC – Agreement on
Textiles and Clothing)
● Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan
tới thương mại (TRIM – Agreement on Trade-
Related Investment Measures)
3.1.6 Thủ tục gia nhập WTO:
Nộp đơn xin gia nhập,cung cấp một bản ghi
nhớ về chính sách thương mại
WTO thành lập nhóm làm việc
Các thành viên đưa ra câu hỏi
Quốc gia xin gia nhập trả lời
Đàm phán 3 chương trình nhượng bộ về
hàng công nghiệp, nông sản và dịch vụ
(song phương hoặc đa phương)
Hoàn tất đàm phán, chuẩn bị Nghị định thư
gia nhập. Trình Đại hội đồng thông qua
Tổng giám đốc WTO ký, quốc gia gia nhập
phê chuẩn.
3.1.7 Tác động gia nhập WTO với VN:
Tác động tích cực:
● Hưởng qui chế tối huệ quốc (MFN)
● Hưởng ưu đãi GSP
● Thuận lợi hơn trong giải quyết tranh chấp
thương mại
● Bãi bỏ hạn ngạch dệt may
● Động lực mạnh mẽ cho cải cách kinh tế
● Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh
● Cải thiện môi trường kinh doanh
● Lợi ích của người tiêu dùng
Tác động tiêu cực:
●Sức ép cạnh tranh đối với hàng hoá nông sản
và công nghiệp
●Mở cửa thị trường dịch vụ
●Thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ
●Loại bỏ nhiều hạn chế với đầu tư nước ngoài
●Không thể thực hiện bảo hộ, hỗ trợ một số
ngành công nghiệp
●Ảnh hưởng xã hội: phân hoá xã hội, ảnh
hưởng tới chống đói nghèo
3.1.8 Việt Nam và WTO:
●1/1995: nộp đơn gia nhập
●7/11/2006: Việt Nam - thành viên 150 của WTO
3.2 Liên minh Châu Âu – European
Union (EU)
3.2.1 Sự hình thành và phát triển của EU:
●Liên minh Châu Âu (EU) là một liên kết kinh tế
khu vực lớn nhất, phát triển nhất hiện nay
●gồm 27 quốc gia: Đức, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà
Lan, Luxemburg, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Ailen, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Áo, Phần Lan, Hy
Lạp, Ba Lan, Hungary, Cộng hoà Séc,
Slovakia, Slovenia, Latvia, Lithuania, Estonia,
Cyprus, Malta, Bulgaria, Romania
●EU – liên minh kinh tế
●Trong đó có Liên minh tiền tệ (euro) gồm 17
quốc gia:
3.2.1 Sơ lược lịch sử phát triển của EU:
Khởi đầu EU là Cộng đồng than và thép
Châu Âu (The European Coal and Steel
Community – ECSC) – 1951, với 6 quốc gia:
Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Luxemburg
25/3/1957 6 quốc gia này ký hiệp ước Roma
thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (The
European Economic Community – EEC) và
Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (The
European Atomic Energy Community)
1/1/1973 Anh, Đan Mạch, Ai len gia nhập EEC
Hy Lạp – 1981;
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – 1986;
Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan – 1995.
5/2004 kết nạp 10 thành viên mới: Síp, Malta,
Ba Lan, CH Séc, Slovakia, Hungary, Slovenia,
Estonia, Latvia và Litva.
2007: Bulgaria và Romania
3.2.2 Các giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1958-1968: (khu vực MD tự do)
●Từng bước xoá bỏ thuế quan, hạn chế số
lượng với hàng công nghiệp
●Hàng nông sản: tự do hoá thương mại theo lộ
trình từng bước.
●Bắt đầu thực hiện chính sách thuế quan
chung với nhập khẩu từ nước thứ ba
●Nông nghiệp: từ 1962 chính sách chung với
giá và sản lượng các loại nông sản; Quỹ định
hướng và bảo hiểm nông nghiệp
Giai đoạn 1968-1986 (Liên minh thuế quan)
●1971: chương trình thành lập liên minh kinh
tế và tiền tệ vào 1980, không thành công do:
●1975 chính sách thương mại do các cơ quan
của EEC đảm nhiệm
●Hệ thống tiền tệ Châu Âu:
Đơn vị tiền tệ ECU, xác định bằng “rổ tiền tệ”
Tỷ giá giữa các đồng bản tệ và USD ấn định
giới hạn dao động là ± 2,25% xung quanh tỷ
giá của các NHTW. (Ý dao động : ± 6%)
●Giữa thập kỷ 1980: EEC là một liên minh thuế
quan phát triển, thêm 1 số nhân tố về sự thống
nhất trong chính sách kinh tế và ngoại hối.
Giai đoạn 1986-1992 (Thị trường chung):
●Quá trình liên kết trong EEC được đẩy mạnh:
●1985: Văn kiện Châu Âu thống nhất (The
Single European Act): xây dựng thị trường
chung thống nhất vào năm 1992
●1992: EEC cơ bản là thị trường chung hàng
hoá và dịch vụ; mọi rào cản pháp lý trong chu
chuyển vốn, lao động đã được xoá bỏ
●Từ 1993 EEC đổi tên thành EU.
Giai đoạn từ 1992 tới nay:
●Hiệp ước Maastricht (12/1991):
Quốc tịch thống nhất EU đồng thời với quốc
tịch các nước thành viên
Hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ với
đồng tiền chung “euro”, thành lập NHTW
Châu Âu;
Hình thành liên minh chính trị: chính sách đối
ngoại liên kết; thống nhất hơn nữa chính sách
đối nội, hệ thống pháp luật, mở rộng hơn vai
trò và quyền lực của Nghị viện Châu Âu
●10/1997: Hiệp ước Amsterdam: tăng cường
hợp tác trong các vấn đề:
Cải tổ thể chế EU,
Tư pháp và đối nội, nhằm dần xây dựng một
không gian tự do, an ninh và pháp quyền
Chính sách xã hội và việc làm
Chính sách đối ngoại và an ninh chung
●Hiệp ước Nice (12/2000)
mở rộng thành viên, cải cách thể chế, tăng
cường vai trò của nghị viện EU, tăng cường
an ninh quốc phòng
2004: Nghị viện thông qua hiến pháp EU,
không được thông qua ở nhiều nước
●Hiệp ước Lisbon: hiệu lực từ 1/12/2009 thay
thế cho Hiến pháp không được thông qua
Quyền lợi mới cho công dân EU:
Các chính sách mới: chính sách năng lượng
chung, môi trường, anh ninh chống khủng bố,
Tăng cường quền lực chung của EU
Thể chế và lãnh đạo:
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (2,5 năm) thay
nước chủ tịch luân phiên 6 tháng; “Đại diện
cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh”;
Ủy ban Châu Âu giảm số thành viên từ 2014
nhằm tăng hiệu quả.
Biểu quyết:
Tăng cường sử dụng quy tắc biểu quyết theo
đa số thay đồng thuận trước đây
“Hệ thống đa số kép” để thông qua 1 văn bản
pháp luật: ít nhất 55% số nước thành viên
(15/27), đại diện cho ít nhất 65% dân số EU
biểu quyết thông qua
Tăng quyền lực của Nghị viện Châu Âu: tăng
thêm các chính sách cần được Nghị viện
thông qua (tư pháp, an ninh, nhập cư, đàm
phán, phê chuẩn hiệp ước, luật, chính sách
thương mại,);
Điều khoản ra khỏi EU:
Quá trình hình thành liên minh tiền tệ:
●Điều kiện:
Thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP;
Tổng nợ chính phủ không quá 60% GDP;
Lạm phát không quá 1,5% so với mức lạm
phát tại 3 quốc gia thành viên có mức lạm
phát thấp nhất,
Lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn không
vượt quá 2% so với lãi suất tương ứng tại 3
quốc gia có mức lạm phát thấp nhất;
Tuân thủ giới hạn dao động của tỷ giá trong
giới hạn được ấn định trong thời gian 2 năm
trước khi gia nhập liên minh tiền tệ (15%).
●1/1/1999: euro lưu hành song song với các
đồng bản tệ (tiền xu và chuyển khoản)
●Từ 1/1/2002 euro thay thế các đồng bản tệ tại
12 quốc gia của liên minh tiền tệ
●Hiện 17 quốc gia thành viên sử dụng euro
●Thời gian đầu EUR vận hành tốt, ổn định,
tăng giá so với USD
●Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009 bộc lộ
vấn đề, EUR mất giá so với USD và các đồng
tiền khác, nguyên nhân:
nợ công và thâm hụt ngân sách cao của nhiều
nước thành viên
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của EU
Hội đồng Châu Âu (European Council):
●Kỳ họp lãnh đạo các nước thành viên, ít nhất
2 lần 1 năm (4 lần sau h/ư Lisbon)
●Thông qua các quyết định chiến lược, dài hạn
của liên minh.
●Hoạt động: 100% phiếu thuận (Hệ thống biểu
quyết kép sau h/ư Lisbon)
Hội đồng Bộ trưởng (Council of the EU)
●Đại diện-bộ trưởng các thành viên, có quyền
ra các chỉ thị, sắc luật, nghị định có tính bắt
buộc với tất cả thành viên.
●Hội đồng Bộ trưởng nhóm họp với thành
phần phụ thuộc vào lãnh vực: đối ngoại, kinh
tế, tài chính, nông nghiệp, giáo dục..
Uỷ ban Châu Âu (Commission of the EU):
●Cơ quan điều hành của EU, 27 thành viên
(trước kia 20, 25), do chính phủ các nước
thành viên bổ nhiệm và được Nghị viện Châu
Âu phê chuẩn.
●Mỗi thành viên phụ trách một lãnh vực .
Nghị viện Châu Âu (European parliament):
●Gồm 732 nghị sỹ, chia sẻ chức năng lập pháp
với Hội đồng Bộ trưởng. Chức năng lập pháp
của Nghị viện được mở rộng đáng kể.
●Nghị viện là cơ quan giám sát hoạt động của
Uỷ ban Châu Âu, thông qua ngân sách EU
Toà án Châu Âu (Court of justice):
●Giám sát việc thực thi các sắc luật của EU và
giải quyết các tranh chấp.
Các cơ quan khác:
●Ngân hàng Trung ương Châu Âu
●Toà kiểm toán Châu Âu: giám sát chi tiêu
ngân sách của EU
●Các uỷ ban tư vấn: Uỷ ban kinh tế-xã hội, Uỷ
ban khu vực
●Các thể chế khác: Ngân hàng Đầu tư Châu
Âu, Quỹ xã hội, Quỹ định hướng và bảo hiểm
nông nghiệp, Quỹ phát triển khu vực, .
3.2.4 Các chính sách của EU:
Chính sách thương mại chung
Chính sách nông nghiệp chung (CAP)
Chính sách khu vực: Hỗ trợ các vùng kém p/t
Chính sách xã hội thống nhất:
Phối hợp chính sách công nghiệp theo ngành
3.2.5 Quan hệ Việt Nam – EU
3.3 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (Asia - Pacific Economic
Cooperation – APEC)
3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển:
● APEC thành lập 11/1989 bởi 12 quốc gia: Mỹ,
Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand,
Hàn Quốc, Thái Lan, Brunei, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Philippines.
● 1991 kết nạp 3 thành viên: Trung Quốc, Hong
Kong và Đài Loan.
● 1993 – 3: Mexico, Papua New Guinea, Chi Lê
● 1997: Việt Nam, Pê Ru và LB Nga, số thành
viên: 21
● Hiện có 8 quốc gia xin gia nhập
● APEC: 60%GDP thế giới
3.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
Mục tiêu
●Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư
trong tổ chức vào 2010 đối với các thành
viên-quốc gia phát triển, vào 2020 đối với các
thành viên-quốc gia đang phát triển.
●Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư giữa các
quốc gia trong vùng.
●Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật
nhằm tạo sự phát triển bền vững, ổn định cho
các quốc gia thành viên.
Nguyên tắc hoạt động:
Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; Hỗ trợ, hai bên
cùng có lợi; Quan hệ đối tác chân thành, xây
dựng và mọi quyết định đưa ra trên cơ sở
nhất trí chung
1)Nguyên tắc toàn diện:
Tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu
tư trong tất cả các lãnh vực kinh tế
2) Phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức
thương mại thế giới WTO:
3) Nguyên tắc tương xứng:
4) Không phân biệt đối xử, chủ nghĩa khu vực
mở
5) Bảo đảm công khai, minh bạch về luật lệ,
chính sách.
6) Nguyên tắc giảm các biện pháp bảo hộ
7) Linh hoạt trong thực hiện tự do hoá
8) Nguyên tắc về tiến trình tự do hoá, thuận
lợi hoá: triển khai đồng thời, liên tục
9) Nguyên tắc hợp tác: Tăng cường hợp tác
kinh tế và kỹ thuật để tăng trưởng bên vững
3.3.3 Cơ cấu tổ chức
Hội nghị thượng đỉnh (APEC Summit
meeting)
cơ quan cao nhất, họp năm 1 lần, thông qua
các quyết định dưới dạng các tuyên bố
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao và kinh tế
(APEC Ministerial Meeting)
Xem xét, thông qua các chương trình hành
động, ngân sách, một số vấn đề về cơ cấu,
qui chế thành viên.
Hội nghị các quan chức cao cấp (Senior
Officials Meeting – SOM)
giữa các kỳ hội nghị bộ trưởng, trợ giúp,
chuẩn bị, đưa ra các kiến nghị cho hội nghị
bộ trưởng
Ban Thư ký (Secretariat).
thường trực tại Singapore, trợ giúp hoạt
động của diễn đàn
Diễn đàn doanh nghiệp Thái Bình Dương
(Pacific Business Forum):
Đại diện cho doanh nghiệp: thảo luận về các
vấn đề kinh tế
Các uỷ ban chuyên môn:
● Uỷ ban về thương mại và đầu tư (Committee
of Trade and Investment)
● Uỷ ban Kinh tế (Economic Committee)
● Uỷ ban ngân sách và hành chính (Budget and
Administrative Committee :
Các uỷ ban hợp tác kinh tế và kỹ thuật: gồm
14 nhóm:
năng lượng, viễn thông, du lịch, giao thông
vận tải, nghề cá, nông nghiệp, phát triển
nhân lực, kỹ thuật và khoa học công nghiệp,
bảo tồn tài nguyên biển, dữ liệu thương mại
và đầu tư, xúc tiến thương mại
3.3.4 Chương trình tự do hoá thương mại
Chương trình tự do hoá thương mại được
nêu ra trong tuyên bố tại hội nghị thượng
đỉnh lần 2 tại Bogor (Indonesia) năm 1994,
Sau đó cụ thể hoá trong các chương trình
hành động Osaka và Manila và các chương
trình của các cuộc gặp cấp cao sau đó.
Tuyên bố Bogor:
Mục tiêu và phương hướng chung cho tiến
trình tự do hoá thương mại và đầu tư nhằm
hình thành khu vực mậu dịch tự do Châu Á-
Thái Bình Dương: vào 2010 với các thành
viên-quốc gia phát triển, và 2020 với các
thành viên-quốc gia đang phát triển.
Chương trình hành động Osaka (1995)
●Tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại:
Cắt giảm thuế quan, các rào cản phi thuế
quan, công khai và minh bạch hoá chính sách
thuế quan và rào cản phi thuế quan.
Bắt đầu tự do hoá thương mại dịch vụ, áp
dụng qui chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ
quốc gia giữa các thành viên trong 4 lãnh
vực: viễn thông, vận tải, du lịch, năng lượng.
Áp dụng qui chế tối huệ quốc và đãi ngộ
quốc gia trong đầu tư.
Hợp tác thúc đẩy tự do hoá thương mại và
đầu tư trong các lĩnh vực: hải quan; tiêu
chuẩn kỹ thuật; bảo hộ sở hữu trí tuệ; giải
quyết tranh chấp, chính sách cạnh tranh,
●Hợp tác kinh tế và kỹ thuật:
Phạm vi bao trùm tất cả lãnh vực:
Năng lượng, vận tải, viễn thông, du lịch, xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, khoa học kỹ thuật
công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, phát triển
nhân lực, cơ sở dữ liệu thương mại và đầu
tư, xúc tiến thương mại, bảo tồn tài nguyên
biển, nghề cá
Chương trình hành động Manila (1996)
gồm 3 nội dung:
●Kế hoạch hành động riêng:
Các nước đưa ra kế hoạch hành động của
riêng mình:
Thời biểu và các biện pháp thực hiện để đạt
được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu
tư vào 2010 hoặc 2020.
Chủ yếu là cắt giảm thuế quan và các rào cản
phi thuế quan.
● Kế hoạch hành động tập thể:
Các biện pháp cùng thực hiện để tạo thuận
lợi cho phát triển thương mại và đầu tư.
Trong các lĩnh vực: hải quan; tiêu chuẩn kỹ
thuật; bảo hộ sở hữu trí tuệ; giải quyết tranh
chấp thương mại
● Hợp tác kinh tế kỹ thuật:
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực
đã nêu trong kế hoạch hành động Osaka.
3.3.5 Triển vọng của APEC
Trong giai đoạn đầu, diễn đàn đối thoại:
●Các kế hoạch hành động mang tính tuyên bố
●Tự do hoá thương mại và đầu tư phụ thuộc
chủ yếu vào kế hoạch hành động riêng
●Kế hoạch hành động chung chưa chi tiết,
không có thời biểu cụ thể.
APEC cho những kết quả ban đầu:
●Mức thuế quan trung bình giữa có giảm
●Cắt giảm thuế với thiết bị tin học, viễn thông
●Nhiều tiến bộ trong: thủ tục, các rào cản phi
thuế quan,
Hiện nay Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (TPP) với 9 quốc gia APEC
3.3.6 Quan hệ Việt Nam - APEC
3.4 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(The Association of Southaest Asian
Nations – ASEAN):
3.4.1 Quá trình hình thành và phát triển:
•ASEAN thành lập 8/8/1967, với 5 quốc gia:
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và
Singapore.
•1/1984: Brunei
•7/1995: Việt Nam
•7/1997: Lào và Myanma
•4/1999: Campuchia. ASEAN: 10 t/viên
•Tiềm lực:
-GDP: 2008: 1460 tỷ USD (2,4% thế giới)
-Xuất khẩu: 2008: 990 tỷ USD (6,2%); 2009: 814
tỷ USD (6,7% thế giới);
GDP các nước ASEAN (tỷ USD)
Country 2001 2003 2005 2006 2007 2008 2009
Brunei 5.6 6.5 9.5 11.5 12.3 14.5 10.8
Cambodia 3.8 4.6 6.3 7.3 8.6 11.1 10.4
Indonesia 161.1 235.0 284.8 364.4 431.0 513.0 546.9
Lao PDR 1.7 2.1 2.9 3.5 4.1 5.3 5.6
Malaysia 88.0 104.0 138.0 157.2 187.1 222.7 193.1
Myanmar 6.9 11.7 11.0 13.2 19.1 22.9 25.0
Philippines 72.0 79.6 98.8 117.5 146.8 166.4 161.4
Singapore 87.7 96.0 125.4 145.1 176.8 193.5 182.7
Thailand 115.6 142.9 176.3 207.5 247.1 272.8 264.3
Viet Nam 32.6 39.5 53.0 61.0 71.0 90.5 96.3
ASEAN 575 722 906 1,088 1,304 1,513 1,496
Thương mại quốc tế ASEAN (tỷ USD)
Country 2006 2007 2008 2009 2010
ASEAN 770 864 990 814 1052
Indonesia 104 118 139 120 158
Malaysia 161 176 200 157 199
Philippines 47 51 49 39
Singapore 272 299 338 270 352
Thailand 131 153 178 152 195
Vietnam 40 48 63 57 72
3.4.2 Mục tiêu hoạt động
Ban đầu: mục tiêu chính trị - giữ gìn ổn định,
an ninh trong khu vực.
● Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội,
phát triển văn hóa
● Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực
● Thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau
trong các vấn đề cùng quan tâm trong kinh
tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục
● Hợp tác mở rộng thương mại
● Hợp tác, phát triển các mối quan hệ với các
tổ chức quốc tế và khu vực
1992 (Singapore): bước phát triển mới, đặc
biệt hợp tác kinh tế: Thương mại, công
nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, tài chính-ngân
hàng, vận tải, thông tin liên lạc, du lịch
●Thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
trong 15 năm: Chương trình thuế quan ưu đãi
có hiệu lực chung (Common Effective Preferential
Tariffs – CEPT). Sau đó rút xuống 10 năm
●2002 mục tiêu: Xây dựng Cộng đồng ASEAN
vào 2020, sau đó – 2015, gồm 3 trụ cột:
Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC)
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
Cộng đồng Văn hóa–Xã hội ASEAN (ASCC)
●Hiến chương ASEAN thông qua, có hiệu lực
từ 15/12/2008:
3.4.3 Nguyên tắc hoạt động
Các nguyên tắc đối ngoại:
●Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn
vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc của các QG
●Không can thiệp vào công việc nội bộ
●Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng
biện pháp hoà bình;
●Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
●Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Các nguyên tắc cơ bản điều phối hoạt động
của ASEAN:
●Nguyên tắc nhất trí
Vấn đề quan trọng: nhất trí tất cả thành viên
Một số vấn đề: nhất trí đa số hoặc nhất trí
tuyệt đối (đồng thuận)
●Nguyên tắc bình đẳng:
Các quốc gia thành viên dù lớn nhỏ hay giàu
nghèo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi
Hoạt động điều hành trên cơ sở luân phiên:
●Nguyên tắc 6-X:
2 hoặc nhiều quốc gia thành viên có thể thực
hiện trước các chương trình, kế hoạch, không
nhất thiết chờ tất cả các thành viên
●Các nguyên tắc khác:
Nguyên tắc có đi có lại,
Nguyên tắc không đối đầu,
Nguyên tắc thân thiện, không tuyên truyền tố
cáo lẫn nhau qua báo chí,
Nguyên tắc giữ gìn đoàn kết trong ASEAN và
giữ gìn bản chất chung của Hiệp hội.
3.4.4 Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Cơ quan hoạch định chính sách:
●Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ASEAN
Summit) – Cấp cao:
Họp 3 năm 1 lần. Từ 2002 – 1 năm 1 lần. Từ
2008: 2 lần 1 năm
Phương hướng và chính sách chung
● Hội nghị bộ trưởng (Ministerial Meeting –
AMM):
Hội nghị bộ trưởng ngoại giao, hàng năm.
Hoạch định và quyết định chính sách
Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN: tổ chức
hàng năm
● Hội nghị liên bộ trưởng (Joint Ministerial
Meeting): Ngoại giao và kinh tế
● Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior
Officials Meeting): 3-4 lần trong năm, chuẩn
bị cho hội nghị bộ trưởng
● Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp
(Senior Economic Officials Meeting – SEOM)
●Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative
Meeting): triệu tập khi cần thiết, thúc đẩy
công việc giữa các quan chức liên ngành
●Hội nghị sau hội nghị bộ trưởng (Post
Ministerial Conference): Ngay sau hội nghị bộ
trưởng ngoại giao ASEAN, bao gồm ASEAN
và 10 nước đối thoại: Mỹ, Nhật Bản, Canada,
Úc, New Zealand, EU, Hàn Quốc, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ.
●Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối
thoại: trong các lĩnh vực khác nhau: thương
mại, chuyển giao công nghệ; đầu tư; tài trợ;
phát triển hạ tầng; nhân lực, đào tạo.
Các Uỷ ban của ASEAN:
●Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASEAN
Standing Committee – ASC).
Họp 2 tháng 1 lần, thực hiện công việc của
hội nghị bộ trưởng.
Uỷ ban gồm: Chủ tịch là bộ trưởng ngoại
giao của nước đang cai hội nghị bộ trưởng
tiếp theo, tổng thư kí và tổng vụ trưởng các
Ban thư kí ASEAN quốc gia.
●Các Uỷ ban hợp tác chuyên ngành:
các lĩnh vực: Môi trường, khoa học – công
nghệ, văn hoá và thông tin, phát triển xã hội,
kiểm soát ma tuý và các vấn đề về công chức.
Các Ban Thư ký ASEAN
● Ban thư kí ASEAN (ASEAN Secritariat):
Khuyến nghị, đề xuất, phối hợp và thực hiện
các hoạt động.
Hình thành các kế hoạch, chương trình, quản
lí các hoạt động đã thông qua..
● Ban thư kí ASEAN quốc gia (ASEAN National
Secritariat):
Điều phối liên lạc giữa các quốc gia ASEAN
với nhau và với ban thư kí ASEAN
● Tổng thư kí:
Nhiệm kì 5 năm. Do các nhà lãnh đạo bầu.
● Uỷ ban ASEAN ở các quốc gia thứ ba.
Sau 15/12/2008: Khởi động các cơ chế mới
● Uỷ ban các Đại diện Thường trực ASEAN
● Hội đồng điều phối
● Hội đồng Cộng đồng ASEAN
● Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền
●
3.4.5 Hoạt động liên kết kinh tế của ASEAN
1977: Thoả thuận ưu đãi thương mại
(Preferential Trade Agreement):
Mức thuế quan giữa các thành viên giảm
50% so với mức thuế quan tối huệ quốc.
Hoạt động liên kết kinh tế thực sự được đẩy
mạnh sau hội nghị thượng đỉnh năm 1992.
● Nội dung hợp tác kinh tế ASEAN:
Thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA)
Tăng cường đầu tư, liên kết và bổ sung cho
công nghiệp thông qua các biện pháp và
hình thức hợp tác mới.
Củng cố và phát triển hợp tác trong lĩnh vực
thị trường vốn, lao động
Phát triển mạng lưới hạ tầng cơ sở giao
thông vận tải và thông tin.
Phát triển hợp tác du lịch và năng lượng.
Thúc đẩy buôn bán các sản phẩm nông
nghiệp.
Phát triển hợp tác tiểu vùng giữa các quốc
gia của Hiệp hội
Đẩy mạnh sự hợp tác tư nhân
a. Hợp tác thương mại
Thành lập AFTA
Mục tiêu của AFTA:
●Thúc đẩy thương mại giữa các nước thành
viên: bằng thuế quan ưu đãi, dỡ bỏ hạn chế
số lượng, rào cản phi thuế quan. ►Tăng
cường sức cạnh tranh của các thành viên và
của toàn khối:
●Tạo ra thị trường lớn, hấp dẫn đầu tư nước
ngoài:
●Thúc đẩy phát triển kinh tế của các thành viên
●Nâng cao vị thế ASEAN trong đàm phán
Thực hiện AFTA:
●Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực
chung (Common Effective Preferential Tariffs) – CEPT
●Xóa bỏ các rào cản phi thuế quan
●Hợp tác trong lãnh vực hải quan
Lộ trình thực hiện CEPT:
Cắt giảm thuế quan nội bộ xuống còn 0-5%;
Xoá bỏ các biện pháp hạn chế số lượng và
rào cản phi thuế quan
Thực hiện từ 1993: trong 15 năm, sau đó rút
xuống 10 năm và hoàn thành vào 2003.
Đối với Việt Nam: 2006; Lào và Mianma: 2008
Campuchia: 2010
Nội dung cụ thể CEPT:
●Mỗi quốc gia phân loại hàng hoá và cắt giảm
thuế quan theo 4 danh mục:
Danh mục giảm thuế nhập khẩu (Inclusion
list – IL)
Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary
exclusion list – TEL)
Danh mục loại trừ hoàn toàn (General
exclusion list – GEL)
Danh mục hàng nông sản chưa chế biến
(danh mục nhạy cảm - Sentitive list – SL)
●Danh mục cắt giảm thuế quan – IL: 2 nhóm:
Kênh giảm thuế nhanh (Fast track): 15 nhóm
sản phẩm công nghiệp:
- Xi măng, hoá chất, phân bón, chất dẻo, điện
tử, dược phẩm, dệt may, dầu thực vật, sản
phẩm da, cao su, giấy, gốm và thuỷ tinh, đồ
gỗ và song mây
- Sản phẩm có thuế trên 20%, cắt giảm xuống
mức 0-5% từ 1/1/2000.
- Sản phẩm có mức thuế quan dưới 20%, cắt
giảm xuống mức 0-5% từ 1/1/1998.
Kênh giảm thuế bình thường (normal track):
- Các sản phẩm có thuế trên 20%: giảm xuống
20% vào 1998 và 0-5% vào 2003.
- Các sản phẩm có thuế thấp hơn hoặc bằng
20%: xuống 0-5% vào 2000.
●Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)
Danh mục mà mỗi quốc gia được phép tạm
thời không cắt giảm thuế quan.
Danh mục này không nhiều, không vượt quá
8% danh mục hàng hoá.
Từ 1/1996 đến 1/2000 hàng hoá trong TEL
phải chuyển dần sang danh mục cắt giảm
thuế, bình quân 20% mỗi năm
●Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL):
Không tham gia CEPT.
Là các sản phẩm ảnh hưởng tới an ninh quốc
phòng, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ
con người, động thực vật, bảo tồn giá trị văn
hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ
●Danh mục nông sản chưa chế biến (SL):
Hàng nông sản chưa chế biến không tham
gia theo chương trình CEPT 1992,
Bổ sung vào chương trình CEPT sau này:
- Nông sản chưa chế biến được đưa vào danh
mục cắt giảm thuế quan, danh mục loại trừ
tạm thời và danh mục nhạy cảm.
-Nông sản danh mục IL xuống 0-5% vào 1/2003
-Nông sản danh mục TEL chuyển dần sang
danh mục cắt giảm trong 5 năm, mỗi năm
20%, từ 1998 tới 2003.
-Nông sản trong danh mục nhạy cảm sẽ cắt
giảm từ 2001 và hoàn tất vào năm 2013.
- Một số mặt hàng nông sản có thể có những
điều chỉnh linh hoạt.
Các rào cản phi thuế quan
Các rào cản phi thuế quan sẽ được xoá bỏ
song song với cắt giảm thuế quan:
●Các biện pháp hạn chế số lượng (Quantitative
Restrictions) sẽ được xoá bỏ khi sản phẩm
được hưởng ưu đãi theo chương trình CEPT
●Các rào cản phi thuế quan khác sẽ được rỡ
bỏ trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được
hưởng ưu đãi (tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh
dịch tễ, an toàn thực phẩm, quản lý ngoại hối,
thủ tục hành chính, hải quan )
Hợp tác trong lãnh vực Hải quan
●Sử dụng biểu thuế quan thống nhất:
dựa trên Biểu thuế quan mới nhất của tổ chức
hải quan thế giới (HS – Harmonised System of
tariff classification).
●Thống nhất phương pháp định giá tính thuế:
phương pháp của GATT thông qua tại vòng
đàm phán Uruguay.
●Hài hoà hoá thủ tục hải quan: mẫu khai báo
CEPT (Common Asean CEPT form) và đơn
giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu (khai báo,
kiểm tra, chứng nhận xuất xứ, hoàn thuế)
●Xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan được
thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1996 cho nhập
khẩu theo CEPT
Điều kiện hưởng ưu đãi theo CEPT:
4 yêu cầu
●Sản phẩm phải thuộc danh mục cắt giảm thuế
quan của cả nước nhập khẩu và nước xuất
khẩu, có mức thuế tối đa là 20%
●Sản phẩm có chương trình cắt giảm thuế
quan được hội đồng AFTA thông qua
●Đáp ứng điều kiện xuất xứ của AFTA: sản
phẩm phải có hàm lượng xuất xứ từ các nước
thành viên AFTA ít nhất là 40%.
●Sản phẩm vận chuyển thẳng từ nước xuất
khẩu tới nước nhập khẩu: (có thể quá cảnh)
Quá trình thực hiện CEPT của Việt Nam
● Thực hiện CEPT theo đúng lịch trình, bắt đầu
từ 1996.
● Việt Nam không công bố toàn bộ danh mục
IL với lộ trình cụ thể, mà công bố danh mục
đưa vào cắt giảm trong từng năm.
● Đến hết 2002 Việt Nam hoàn thành cắt giảm
thuế theo danh mục IL.
● Năm 2003 Việt Nam đưa khoảng 750 danh
mục hàng hóa còn lại vào danh mục IL.
Một số ngành đối mặt cạnh tranh mạnh: điện
tử, linh kiện xe máy, ô tô
Nhiều ngành đã đề nghị chính phủ kéo dài
thời gian cắt giảm tới 2006 (điện tử).
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
•Các Thành viên xóa bỏ thuế quan đối với tất
cả các sản phẩm trong thương mại nội khối
vào 2010 đối với ASEAN 6, và vào 2015, với
linh hoạt tới năm 2018, cho 4 nước còn lại.
•Thuế nhập khẩu với nông sản chưa chế biến
trong Lộ trình D của từng Quốc gia sẽ được
cắt giảm hoặc xóa bỏ xuống mức 0 - 5%:
vào 2010 với ASEAN-6;
2013 với Việt Nam (đường của Việt Nam sẽ
giảm xuống 0-5% vào năm 2010);
2015 với Lào và Myanmar;
2017 với Campuchia,
•Xóa bỏ các hạn ngạch thuế quan.
•Hài hòa, minh bạch các rào cản phi thuế quan
khác
•Thuận lợi hóa thương mại: thủ tục, quy định
hành chính, hải quan,
•..
Tác động tới Việt Nam khi tham gia AFTA
Tác động tích cực:
●Gia tăng xuất khẩu vào ASEAN, và thế giới
●Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
●Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải tổ cơ cấu
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
●Bài học và kinh nghiệm quí báu, cho việc gia
nhập các liên kết lớn hơn, mạnh hơn như
APEC, WTO.
●Đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế và hành
chính tại Việt Nam
●Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao
năng lực cạnh tranh, đặc biệt doanh nghiệp
nhà nước.
Tác động tiêu cực:
● Thiệt thòi do Việt Nam là quốc gia có trình độ
phát triển thấp hơn rất nhiều, trong thời kỳ
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
● Khó khăn với doanh nghiệp do năng lực
cạnh tranh thấp
● Khó khăn trong quản lý nhà nước: hệ thống
pháp lý chưa hoàn thiện, năng lực bộ máy
quản lý thấp
● Tác động tiêu cực tới thu hút đầu tư nước
ngoài vào các ngành Việt Nam không có lợi
thế cạnh tranh.
● Ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách:
b) Hợp tác trong các lĩnh vực khác:
Công nghiệp:
Dịch vụ:
Đầu tư:
Tài chính-ngân hàng
Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp
Khoáng sản, năng lượng
(ĐỌC THÊM)
3.4.6 Hợp tác ngoài khối của ASEAN
Diễn đàn Á – Âu và EU – ASEAN
ASEAN – Trung Quốc
ASEAN – Nhật Bản
ASEAN - Ấn Độ
ASEAN – Hàn Quốc
ASEAN+3
ASEAN – Australia và New Zealand
ASEAN – Nga
ASEAN – Mỹ
(ĐỌC THÊM)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_3_chuong_3_lien_ket_ktqt_2011_12_0949.pdf