Bài giảng Kinh tế các ngành sản suất kinh doanh

Tài liệu Bài giảng Kinh tế các ngành sản suất kinh doanh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG KINH TẾ CÁC NGÀNH SẢN SUẤT KINH DOANH (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hưng Yên 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KINH TẾ SẢN XUẤT 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan 1.1.1. Kinh tế Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con ngƣời, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lƣu thông" của cả một cộng đồng dân cƣ, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thƣờng là một năm. Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con ngƣời có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụhàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. 1.1.2. Ngành kinh tế Là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế phong kiến...

pdf107 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kinh tế các ngành sản suất kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG KINH TẾ CÁC NGÀNH SẢN SUẤT KINH DOANH (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hưng Yên 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KINH TẾ SẢN XUẤT 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan 1.1.1. Kinh tế Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con ngƣời, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lƣu thông" của cả một cộng đồng dân cƣ, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thƣờng là một năm. Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con ngƣời có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụhàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. 1.1.2. Ngành kinh tế Là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu ngành kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và thƣơng mại. Các ngành kinh tế đƣợc đa dạng hóa và hình thành nhƣ hiện nay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trƣớc), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp của tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nƣớc phát triển (nhƣ Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tƣơng tác nhau trong một mạng lƣới phức tạp mà không dễ hiểu biết tƣờng tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài. Một xu hƣớng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự tăng trƣởng của lĩnh vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách mạng thông tin. Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo đƣợc tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá trình “offshoring” (chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nƣớc ngoài). 1.1.3. Các ngành kinh tế cơ bản 1/ Lĩnh vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, khai mỏ và khai khoáng. 2/ Khu vực hai của nền kinh tế bao gồm công nghiệp và xây dựng. 3/ Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí, v.v.. 4/ Khu vực thứ tƣ - khu vực tri thức: Hiện có xu hƣớng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tƣ vấn thành một khu vực riêng. Các ngành kinh tế tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể: • Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. • Nhóm B: Khai khoáng. • Nhóm C: Công nghiệp chế biến, chế tạo. 2 • Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí • Nhóm E: Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải. • Nhóm F: Xây dựng. • Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. • Nhóm H: Vận tải kho bãi. • Nhóm I: Dịch vụ lƣu trú và ăn uống. • Nhóm J: Thông tin và truyền thông. • Nhóm K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. ..... • Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế. Ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP vẫn tiếp tục giảm so với các năm trƣớc (20,9%) nhƣng vẫn hơn 60% dân số tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là nƣớc xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới và là nƣớc đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê. Những sản phẩm nông nghiệp quan trọng là hạt tiêu, hạt điều, cao su và thủy sản. 1.1.4. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh sự tồn tại của các hình thức sở hữu. Hiện nay ở Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế trong nƣớc (kinh tế Nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp) và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế Tổng sản phẩm trong nƣớc Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do ngƣời trong nƣớc hay ngƣời nƣớc ngoài làm ra, ở một thời kỳ nhất định, thƣờng là một năm. GDP thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con ngƣời. Công thức chung để tính Tổng sản phẩm trong nƣớc GDP là: GDP = ( tiêu dùng + đầu tƣ + xuất khẩu ) - nhập khẩu . Biểu đồ tăng trƣởng GDP của thế giới trong thời kỳ 1995 – 2004 Tổng thu nhập quốc gia Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nƣớc ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho nƣớc ngoài, trong một thời kỳ nhất định, thƣờng là một năm. GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tƣ vốn, lao động) giữa một nƣớc với nhiều nƣớc khác. Nhìn chung, những nƣớc có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngƣợc lại, những nƣớc đang tiếp nhận đầu tƣ nhiều hơn là đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI. Trên phạm vi toàn thế giới, GDP tăng nhanh qua các năm (tốc độ tăng trƣởng bình quân năm khoảng 3,6%) và đạt tới gần 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900. Trong đó các nƣớc có nền kinh tế phát triển chiếm 2/3 tổng GDP của toàn cầu. GNI và GDP bình quân đầu ngƣời Để so sánh mức sống của dân cƣ ở các nƣớc khác nhau, ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ số GDP và GNI bình quân đầu ngƣời. GNI/đầu ngƣời và GDP/đầu ngƣời đƣợc tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định. 3 Chỉ số thu nhập theo đầu ngƣời phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và đƣợc coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng cuộc sống. Cơ cấu ngành trong GDP Để đánh giá nền kinh tế của một nƣớc, ngƣời ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP. Số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ sự khác nhau về cơ cấu ngành giữa các nhóm nƣớc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Các nƣớc kinh tế phát triển thƣờng có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngƣợc lại, các nƣớc đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thƣờng từ 20 – 30%. Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tƣơng ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau 1.1.5. Các ngành kinh tế chính a. Nông nghiệp Nông nghiệp là quá trình sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng đƣợc biết đến bởi những ngƣời nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phƣơng pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. • Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. • Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất NN đƣợc chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 4 tỷ USD, Việt Nam đƣợc đánh giá là nhà xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, cao su, hạt tiêuGạo xuất khẩu đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 900 triệu USD, tăng gần 23% so với năm 2003; Xuất khẩu hạt điều đạt 100.000 tấn, với kim ngạch 400 triệu USD (mở rộng thị trƣờng sang Mỹ, Trung Quốc, Đông và Bắc Âu). Ngành chế biến gỗ xuất khẩu tăng mạnh nhất trong năm, đạt trên 1 tỷ đồng (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp); Cà phê xuất khẩu đạt 900.000 tấn, tăng gần 40%, với kim ngạch tăng gần 30%; Xuất khẩu chè đạt 900.000 tấn, với kim ngạch gần 90 triệu USD, (mức cao nhất từ trƣớc tới nay); Xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 98.000 tấn, trị giá 133,7 triệu USD Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế: Các sản phẩm nông nghiệp còn kém về chất lƣợng làm cho hàng hóa khó đi vào thị trƣờng của các nƣớc phát triển. 4 Việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, sự đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển chế biến nông sảntốc độ chậm. Lao động nông nghiệp tăng ở nông thôn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, cản trở việc tăng năng suất lao động Mô hình mới đã xuất hiện ở châu thổ sông Hồng: Các làng nghề đã phát triển thành "cụm công nghiệp", vƣợt ra khỏi giới hạn làng trở thành các trung tâm năng động, biến những ngƣời nông dân thành các doanh nhân, chủ các xí nghiệp nhỏ, vừa và hiện đại, nhƣ: đồ gỗ Đồng Kỵ, sứ Bát tràng, lơn nạc Nam Sách, rau Gia Lộc, cây cảnh Mễ Sở, rau hoa Mê Linh- Đông Anh b. Công nghiệp Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuấthàng hóavật chất mà sản phẩm đƣợc "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, đƣợc sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Ở một số quốc gia nhƣ Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm: • Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí • Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ) • Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nƣớc. Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đƣợc một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế nhƣ: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v.. Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp: • Theo mức độ thâm dụngvốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ • Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lƣợng, v.v.. • Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phƣơng, công nghiệp trung ƣơng. Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tƣ bản, đối ngƣợc với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố nhƣ công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trƣờng và chi phí đầu tƣ nhiều hơn. Công nghiệp nặng có thể đƣợc hiểu là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, đầu ra của các xƣởng thép, nhà máy hóa chất là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác nhiều hơn là bán lẻ đến tay ngƣời tiêu dùng. Công nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp ít tập trung tƣ bản hơn công nghiệp nặng, và thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (có nghĩa là sản phẩm đƣợc sản xuất cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho một quá trình sản xuất khác). Các cơ sở công nghiệp nhẹ thƣờng ít gây tác động môi trƣờng hơn công nghiệp nặng và vì thế chúng có thể đƣợc bố trí gần khu dân cƣ. 5 Một số định nghĩa kinh tế đƣa ra rằng công nghiệp nhẹ là “hoạt động sản xuất, chế tạo sử dụng một khối lƣợng vừa phải nguyên vật liệu đã đƣợc chế biến để tạo ra những sản phẩm có giá trị khá cao so với khối lƣợng của chúng”. Ví dụ về các ngành công nghiệp nhẹ nhƣ: giầy dép, quần áo, đồ nội thất, thiết bị trong nhà, v.v.. c. Dịch vụ Dịch vụ, trong kinh tế học, đƣợc hiểu là những thứ tƣơng tự nhƣ hàng hóa nhƣng là phi vật chất. Có nhiều ngành dịch vụ: • Cung cấp điện, nƣớc • Xây dựng (không kể sản xuất vật liệu xây dựng) • Thƣơng mại • Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán, ... • Y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em • Giáo dục, thƣ viện, bảo tàng • Du lịch, khách sạn, cho thuê nhà • Thông tin, bƣu chính, internet • Giao thông, vận tải • Cung cấp năng lƣợng (không kể khai thác và sản xuất) • Giải trí, thể thao, đánh bạc, dịch vụ tình dục • Ăn uống • Các dịch vụ chuyên môn (tƣ vấn, pháp lý, thẩm mỹ, v.v...) • Quân sự • Cảnh sát • Các công việc quản lý nhà nƣớc 1.2. Khái niệm, bản chất của hiệu quả trong sản xuất 1.2.1. Khái niệm “Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế nhƣ sau: H = K/C (1) H là hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu đƣợc từ hiện tƣợng (quá trình) kinh tế đó C là chi phí toàn bộ để đạt đƣợc kết quả đó. Nhƣ thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lƣợng hoạt động kinh tế và đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá đƣợc tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm nhƣ thế hoàn toàn có thể tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. 6 Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế nhƣ đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. 1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lƣợng cân đong đo đếm đƣợc nhƣ số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... và cũng có thể là các đại lƣợng chỉ phản ánh mặt chất lƣợng hoàn toàn có tính chất định tính nhƣ uy tín của doanh nghiệp, là chất lƣợng sản phẩm, ... Nhƣ thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, công thức (1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ngƣời ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể đƣợc xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lƣờng còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đƣa các đại lƣợng khác nhau về cùng một đơn vị đo lƣờng – tiền tệ. Vấn đề đƣợc đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phƣơng tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc ngƣời ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả nhƣ mục tiêu cần đạt và trong nhiều trƣờng hợp khác ngƣời ta lại sử dụng chúng nhƣ công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả. 1.2.3. Phân biệt các loại hiệu quả. Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Ở chƣơng này chúng ta chỉ giới hạn thuật ngữ hiệu quả ở giác độ kinh tế - xã hội. Xét trên phƣơng diện này, có thể phân biệt giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thƣờng thấy là : giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế ; giảm số ngƣời thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho ngƣời lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trƣờng;... 7 Nếu xem xét hiệu quả xã hội, ngƣời ta xem xét mức tƣơng quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt đƣợc về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Thông thƣờng các mục tiêu kinh tế- xã hội phải đƣợc chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thƣờng đƣợc quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô. Hiệu quả kinh tế nhƣ đã đƣợc khái niệm ở phần trên; với bản chất của nó, hiệu quả kinh tế là phạm trù phải đƣợc quan tâm nghiên cứu ở các hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng nhƣ hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu ở chƣơng này, chúng ta chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh . 1.3. Kinh doanh có hiệu quả - Điều kiện sống còn của mọi doanh nghiệp 1.3.1. Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phƣơng tiện vật chất cũng nhƣ con ngƣời và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Nhƣ vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt đƣợc mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt đƣợc ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đƣa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phƣơng diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất: trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Do đó xét trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ƣu nhất, đƣa ra phƣơng pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Với tƣ cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ đƣợc sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp, mà còn đƣợc sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Và nhƣ đã lƣu ý, do phạm trù hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt nên trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta coi nó không phải chỉ nhƣ phƣơng tiện để đạt kết quả cao mà còn nhƣ chính mục tiêu cần đạt. 1.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh Sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành vấn đề bàn cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Ngƣời ta có thể sản xuất vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động một cách không khôn ngoan cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhƣng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất nhƣ đất đai, khoáng 8 sản, hải sản, lâm sản, ... là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con ngƣời khai thác và sử dụng chúng. Trong khi đó một mặt, dân cử ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho sự tăng dân số rất lớn và mặt khác, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con ngƣời lại là phạm trù không có giới hạn: không có giới hạn ở sự phát triển các loại cầu và ở từng loại cầu thì cũng không có giới hạn – càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lƣợng cao càng tốt. Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối và tƣơng đối của nó. Khan hiếm đòi hỏi và bắt buộc con ngƣời phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm tăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ƣu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay gắt. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế, nó buộc con ngƣời “phải” lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cƣ còn ít mà của cải trên trái đất lại rất phong phú, chƣa bị cạn kiệt vì khai thác, sử dụng. Khi đó, loài ngƣời chỉ chú ý phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trƣởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất: tƣ liệu sản xuất, đất đai,... Điều kiện đủ cho sự lựa cho kinh tế là cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất thì càng ngày ngƣời ta càng tìm ra nhiều phƣơng pháp khác nhau để chế tạo sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào nhất định ngƣời ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm) tối ƣu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mạng lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu đƣợc nhiều lợi ích nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng kết thúc và nhƣờng chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trƣởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lƣợng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế..., nâng cao chất lƣợng các hoạt động kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhự vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt đƣợc sự lựa chọn tối ƣu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Tuy nhiên sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong các cơ chế kinh tế khác nhau là không giống nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn kinh tế thƣờng không đặt ra cho cấp doanh nghiệp. Mọi quyết định kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất nhƣ thế nào? và sản xuất cho ai? đều đƣợc giải quyết từ một trung tâm duy nhất. Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó và vì thế mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là hoàn thành kế hoạch nhà nƣớc giao. Do những hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà không phải chỉ là vấn đề các doanh nghiệp ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh tế của mình mà trong nhiều trƣờng hợp các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch bằng mọi giá. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất cho ai dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trƣờng, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hƣởng nhiều, lãi ít hƣởng ít, không có lại sẽ đi đến phá sản. Lúc này, mục 9 tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trƣờng thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trƣờng cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhƣng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trƣờng, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lƣợng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín... nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có đƣợc lợi nhuận và đạt đƣợc lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. 1.4. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phƣơng pháp tính toán hiệu quả kinh tế. 1.4.1. Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh Đã từ lâu, khi bàn tới hiệu quá kinh doanh, nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập đến mức chuẩn hiệu quả (hay còn gọi lại tiêu chuẩn hiệu quả). Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế; chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa “đầu ra” và “đầu vào” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề đƣợc đặt ra là trong các giá trị đạt đƣợc thì các giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng nhƣ những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn, là thƣớc đo, là căn cứ, là một cái “mốc” xác định ranh giới có hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét. Xét trên phƣơng diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất khái niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, song công thức khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chƣa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả kinh tế, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. Ở các doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phƣơng pháp cận biên ngƣời ta hay so sánh các chỉ tiêu nhƣ doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên (tổng hợp cũng nhƣ cho từng yếu tố sản xuất). Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trƣớc làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp. 1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh a. Các khái niệm. - Doanh số bán: Tiền thu đƣợc về bán hàng hóa và dịch vụ - Vốn sản xuất: Vốn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: đất đai, nhà xƣởng, bí quyết kỹ thuật, sáng kiến phát hiện nhu cầu, thiết bị, vật tƣ, hàng hóa v.v bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản cố định, tài sản lƣu động và tiền mặt dùng cho sản xuất. Theo tính chất luân chuyển, vốn sản xuất chia ra vốn cố định và vốn lƣu động. - Tổng chi phí sản xuất gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi. - Lãi gộp: là phần còn lại của doanh số bán sau khi trừ đi chi phí biến đổi 10 - Lợi nhuận trƣớc thuế bằng lãi gộp trừ đi chi phí cố định - Lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận thuần túy (lãi ròng) bằng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi các khoản thuế. Mối quan hệ giữa doanh số bán với các chỉ tiêu chi phí, lãi gộp và lợi nhuận đƣợc trình bày trong bảng sau: Doanh số bán Chi phí biến đổi Lãi gộp Chi phí biến đổi Chi phí cố định Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng chi phí sản xuất Thuế Lợi nhuận thuần túy (lãi ròng) b. Các chỉ tiêu hiệu quá kinh tế tổng hợp  Các chỉ tiêu doanh lợi: Xét trên cả phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh, các nhà kinh tế cũng nhƣ các nhà quản trị hoạt động kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp và các nhà tài trợ khi xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đều quan tâm trƣớc hết đến việc tính toán đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp. Vì chỉ tiêu doanh lợi đƣợc đánh giá cho hai loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp: toàn bộ vốn kinh doanh bao gồm cả vốn tự có và vốn đi vay và chỉ tính cho vốn tự có của doanh nghiệp, nên sẽ có hai chỉ tiêu phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đƣợc coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, khẳng định mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng nhƣ hiệu quả sử dụng số vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng. Nhiều tác giả coi các chỉ tiêu này là thƣớc đo mang tính quyết định đánh giá hiệu quả kinh doanh:  Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Với DVKD là doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh, пR là lãi ròng ; пVV là lãi trả vốn vay VKD là tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.1.2 Doanh lợi của vốn tự có: Với DVTC là doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ nhất định. VTC là tổng vốn tự có. - Ngoài ra, cũng thuộc chỉ tiêu doanh lợi còn có thể sử dụng chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng, chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau: Với DTR là doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định. 11 TR là doanh thu trong thời kỳ đó. 2.2.2 Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế Do có nhiều quan niệm khác nhau về công thức tính định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ thực tế cũng có thể có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau, có thể sử dụng hai công thức đánh giá hiệu quả phản ánh tính hiệu quả xét trên phƣơng diện giá trị dƣới đây:  Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí tài chính) Với QG là sản lƣợng tính bằng giá trị và CTC là chi phí tài chính.  Tính hiệu quả kinh tế (H) (theo chi phí kinh doanh ) Với CTT là chi phí kinh doanh thực tế và CPĐ là chi phí kinh doanh “phải đạt”. Ở công thức trên cần phải hiểu chi phí kinh doanh( xem lại chƣơng III) là chi phí xác định trong quản trị chi phí kinh doanh (kế toán quản trị) của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh không phải là chi phí tài chính (chi phí đƣợc xác định trong kế toán tài chính). Chi phí kinh doanh phải đạt là chi phí kinh doanh chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất. Công thức này đƣợc sử dụng rất nhiều trong phân tích, đánh giá tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận kinh doanh nói riêng. c. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận  Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và hiệu quả kinh tế bộ phận. Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tƣ liệu sản xuất, nguyên, nhiên vật liệu, lao động, ... và tất nhiên bao hàm cả tác động của yếu tố quản trị đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên) thì ngƣời ta còn dùng các chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố sản xuất cụ thể. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận đảm nhiệm hai chức năng cơ bản sau: - Phân tích có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trƣờng hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận đƣợc rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp. - Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố sản xuất nhằm tìm biện pháp làm tối đa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bộ phận không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉ tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể có những chỉ tiêu bộ phận tăng lên và cũng có thể có chỉ tiêu bộ phận không đổi hoặc giảm. Vì vậy, cần chú ý là: + Chỉ có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá đƣợc hiệu quả toàn diện và đại diện cho hiệu quả kinh doanh, còn các chỉ tiêu bộ phận không đảm nhiệm đƣợc chức năng đó. 12 + Các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động (bộ phận) nên thƣờng đƣợc sử dụng trong thống kê, phân tích cụ thể chính xác mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu quả kinh tế tổng hợp.  Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận + Hiệu quả sử dụng vốn Thực ra, muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh, nếu thiếu vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Chỉ tiêu này đã đƣợc xác định thông qua công thức (2) và (3). Ở đây có thể đƣa ra một số công thức đƣợc coi là để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn và từng bộ phận vốn của doanh nghiệp: · Số vòng quay toàn bộ vốn (SVV): SVV = TR/V KD (7) Với SVV là số vòng quay của vốn. Số vòng quay vốn càng lớn hiệu suất sử dụng vốn càng lớn. · Hiệu quả sử dụng vốn cố định (HTSCĐ): HTSCĐ = ПR/TSCĐG (8) Với HTSCĐ là hiệu suất sử dụng vốn (tài sản) cố định và TSCĐG là tổng giá trị tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tài sản cố định tích lũy đến thời điểm lập báo cáo. Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định còn có thể đƣợc cộng thêm những chi phí xây dựng dở dang. Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định biểu hiện một đồng tài sản cố định trong kỳ sản xuất ra bình quân bao nhiều đồng lãi, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Ngoài ra hiệu quả sử dụng tài sản cố định còn có thể đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp ngƣợc lại, tức là lấy nghịch đảo công thức trên và gọi là suất tài sản cố định. Chỉ tiêu nghịch đảo công thức trên và gọi là suất tài sản cố định. Chỉ tiêu nghịch đảo này cho biết để tạo ra một đồng lãi, doanh nghiệp cần phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thƣờng là đầu tƣ tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỉ trọng lớn, sử dụng tài sản cố định với công suất thấp hơn mức cho phép... · Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: HVLĐ = ПR/VLĐ (9) Với HVLĐ là hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và VLĐ là vốn lƣu động bình quân trong năm. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lƣu động tao ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động còn đƣợc phản ánh gián tiếp qua số vòng luân chuyển vốn lƣu động trong năm (SVVLĐ) hoặc số ngày bình quân một vòng luân chuyển vốn lƣu động trong năm (SNLC): SVVLĐ = TR/V LĐ (10) 13 Có thể thấy rằng, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tính theo lợi nhuận sẽ bằng tích của tỷ suất lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh nhân với số vòng luân chuyển lƣu động: Nhƣ vậy, nếu cố định chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận trong vốn kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tỷ lệ thuận với số vòng quay vốn lƣu động. Số vòng quay vốn lƣu động cao sẽ có thể đƣa tới hiệu quả sử dụng vốn cao. Trong các công thức trên, vốn lƣu động bình quân là số trung bình của giá trị vốn lƣu động ở thời điểm đầu kỳ và ở thời điểm cuối kỳ · Hiệu quả vốn góp trong công ty cổ phần đƣợc xác định bởi tỉ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (DVCP): DVCP(%) = ПR/VCP (13) Với DVCP là tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần và VCP là vốn cổ phần bình quân trong kỳ tính toán. Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng vốn cổ phần bình quân trong một thời kỳ thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vốn cổ phần bình quân trong kỳ đƣợc xác định theo công thức: VCP = SCP x CP Với SCP là số lƣợng bình quân cổ phiếu đang lƣu thông và CP là giá trị mỗi cổ phiếu. Số lƣợng bình quân cổ phiếu đang lƣu thông bằng số lƣợng cổ phiếu thƣờng đang lƣu thông tại một thời điểm bất kì trong năm, nếu năm không có cổ phiếu nào đƣợc phát hành thêm hoặc thu hồi (mua lại) trong năm. Nếu có cổ phiếu đƣợc phát hành hay mua lại thì số lƣợng bình quân cổ phiếu phải đƣợc xác định lại: SCP = SCPDN + S Với SCPDN là số cổ phiếu tại thời đầu năm và S là số lƣợng cổ phiếu bình quân tăng giảm trong năm: với Si là số lƣợng cổ phiếu phát sinh lần thứ i (nếu thu hồi thì Si âm), Ni là số ngày lƣu hành của cổ phiếu trong năm. Nếu S mang giá trị âm thì số lƣợng cổ phiếu giảm đi trong năm. · Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu (lợi nhuận đƣợc chia trong năm của mỗi cổ phiếu): Nếu cấu trúc vốn cổ phần chỉ bao gồm cổ phiếu thƣờng thì: ПCP = ПR/SCP (14) Với ПCP là thu nhập cổ phiếu. Nếu có cả cổ phiếu ƣu tiên thì: 14 Với ПCPUT là lãi trả cổ phiếu ƣu tiên. · Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu (DCP): DCP(%) = ПCP.100/CP (16) Với DCP là tỉ suất lợi nhuận cổ phiếu. + Hiệu quả sử dụng lao động Số lƣợng và chất lƣợng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lƣơng. · Năng suất lao động Trƣớc hết có năng suất lao động bình quân năm (NSLĐN) xác định theo công thức: Với APN là năng suất lao động bình quân năm tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị, QHV là sản lƣợng tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị và AL là số lƣợng lao động bình quân trong năm. Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hƣởng rất lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm: số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân làm việc mỗi ngày của lao động trong doanh nghiệp và năng suất lao động bình quân mỗi giờ. Năng suất lao động theo giờ (NSLĐG) đƣợc xác định từ chỉ tiêu năng suất lao động năm: NSLĐG = NSLĐN/N.C.G (18) Trong đó N là số ngày làm việc bình quân trong năm; C là số ca làm việc trong ngày; G là số giờ làm việc bình quân mỗi ca lao động và NSLĐG là năng suất lao động bình quân mỗi giờ làm việc của một lao động. Chỉ tiêu này còn có thể đƣợc xác định bằng nhiều cách khác nữa, chẳng hạn xác định trực tiếp từ sản lƣợng tạo ra trong một ca lao động hoặc một ngày làm việc,... tƣơng tự nhƣ công thức (17) Về bản chất, chỉ tiêu năng suất lao động đƣợc xác định phù hợp với công thức khái niệm hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và do đó biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp. · Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thƣờng đƣợc sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động đƣợc sử dụng trong doanh nghiệp tao ra đƣợc bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này có thể đƣợc xác định theo công thức: ПBQ là lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra và L là số lao động tham gia · Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (HW) HW = ПR/TL (20) Với HW là hiệu suất tiền lƣơng và TL là tổng quỹ tiền lƣơng và các khoản tiền thƣởng 15 có tính chất lƣơng trong kỳ. Hiệu suất tiền lƣơng cho biết chỉ ra một đồng tiền lƣơng đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lƣơng tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lƣơng. + Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu · Vòng luân chuyển nguyên vật liệu (SVNVL): Với SVNVL là số vòng luân chuyển nguyên vật liệu, NVLSD là giá vốn nguyên vật liệu đã dùng và NVLDT là giá trị lƣợng nguyên vật liệu dự trữ. · Vòng luân chuyển vật tƣ trong sản phẩm dở dang (SVSPDD): Với SVSPDD là số vòng luân chuyển vật tƣ trong sản phẩm dở dang, ZHHCB là tổng giá thành hàng hóa đã chế biến VTDT là giá trị vật tƣ dự trữ đƣa vào chế biến. Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu vật tƣ của doanh nghiệp, đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu trên mà cao cho biết doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí cho nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ hoạt động về chuyển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, giảm bớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu tồn kho và tăng vòng quay vốn lƣu động. Nhƣợc điểm là có thể doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu dự trữ, cạn kho, không đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu. Ngoài ra, để sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả ngƣời ta còn đánh giá mức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng. Chỉ tiêu này đƣợc đo bằng tỉ số giữa giá trị nguyên vật liệu hao hụt, mất mát trên tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ. Ngƣời ta so sánh chỉ tiêu này với các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành hoặc đối chiếu với mức hao hụt kỳ trƣớc, ... để dƣa ra quyết định thích hợp nhằm sử dụng vật tƣ tiết kiệm, đúng mục đích, phù hợp thực tế sản xuất và có hiệu quả. + Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tính hiệu quả của hoạt động chung cũng nhƣ từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tƣ đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị lại ở phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận bên trong doanh nghiệp; hiệu quả ở từng bộ phận quản trị và thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp;... Tùy theo từng hoạt động cụ thể có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp.Về nguyên tắc, đối với hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanh nghiệp (từng phân xƣởng, từng ngành, từng tổ sản xuất, ...) có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tƣơng tự nhƣ hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi toàn doanh nghiệp. Riêng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ, do tính đặc thủ của hoạt động này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. 1.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh 16 Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trƣờng hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thế hiện trên 2 mặt: thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trƣờng bên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải đƣợc phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng đƣợc tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cƣờng và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến động của thị trƣờng, ... Tuy nhiên, dƣới đây có thể đề cập đến một số biện pháp chủ yếu: 1.5.1. Tăng cƣờng quản trị chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Kinh tế thị trƣờng luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó. Quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng không thể chống đỡ đƣợc với những thay đổi thị trƣờng nếu doanh nghiệp không có một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển thể hiện tính chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới phát hiện đƣợc những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe dọa có thể xảy ra để có đối sách thích hợp. Toàn bộ tƣ tƣởng chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc sẽ đƣợc trình bày sâu ở môn chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Phần này chỉ lƣu ý rằng thiếu một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn thể hiện tính chủ động và tấn công, thiếu sự chăm lo xây dựng và phát triển chiến lƣợc doanh nghiệp không thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế đƣợc và thậm chí trong nhiều trƣờng hợp còn dẫn đến sự phá sản. Trong xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau: - Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường: + Các doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu trị trƣờng và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại và thời hạn thích hợp. Có thể coi “chiến lƣợc phải thể hiện tính làm chủ thị trƣờng của doanh nghiệp” là phƣơng châm, là nguyên tắc quản trị chiến lƣợc của doanh nghiệp. + Việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phải làm tăng đƣợc thế mạnh của doanh nghiệp, giành ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng. + Chiến lƣợc phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lƣợc chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể. - Khi xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu - Trong chiến lƣợc kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lƣợc và những điều kiện cơ bản để đạt đƣợc mục tiêu đó. - Chiến lƣợc kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lƣợc: chiến lƣợc kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất quyết định nhất) và chiến lƣợc kinh doanh bộ phận (những vấn đề mang tính chất bộ phận nhƣ chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá cả, chiến lƣợc tiếp thị, chiến lƣợc giao tiếp khuyếch trƣơng,...). 17 - Chiến lƣợc kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh. Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lƣợc thì chƣa đủ, vì dù cho chiến lƣợc xây dựng có hoàn hảo đến đâu nếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chƣơng trình, chính sách kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích, hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này. 1.5.2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả. a. Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào (trừ các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích), khi tiến hành một quyết định sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt đƣợc từ hoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quy tắc chung tối đa hóa lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ tăng sản lƣợng cho tới chừng nào doanh thu cận biên (MR) còn vƣợt quá chi phí cận biên (MC). Trong đó, chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm chi bán thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận tối đa ở mức sản lƣợng mà ở đó doanh thu biên bằng chi phí cận biên (MR = MC). Tại điểm này mức sản lƣợng Q* đạt đƣợc đảm bảo cho hiệu quả tối đa. Mặt khác, để giảm thiểu chi phí kinh doanh nguyên tắc sử dụng các yếu tố đầu vào là doanh thu biên do một yếu tố đầu vào bất kỳ tạo ra (MRP) bằng với chi phí biên sử dụng yếu tố đầu vào đó (MC), tức là MRP = MC. Nguyên tắc này có nghĩa là còn có thể sử dụng tăng thêm các yếu tố đầu vào khi MRP > MC và hiệu quả sẽ đạt tối ta khi MRP = MC. b. Xác định điểm hòa vốn của sản xuất Kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng các doanh nghiệp đều rất chú ý đến hiệu quả của chi phí lao động, vật tƣ, tiền vốn. Để sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ƣu giữa chi phí và thu nhập. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nào thì đảm bảo hòa vốn bỏ ra, bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó để mang lại lợi nhuận. Điều đó đặt ra yêu cầu việc nghiên cứu điểm hòa vốn và phân tích hòa vốn. Phân tích điểm hòa vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ƣu giữa chi phí doanh thu, sản lƣợng và giá bán. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm hòa vốn là phải phân biệt các loại chi phí kinh doanh thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Cần chú ý là điểm hòa vốn đƣợc xác định cho một khoảng thời gian nào đó. 1.5.3. Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân ngƣời lao động Lao động sáng tạo của con ngƣời là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đầu tƣ thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dƣỡng lại và đào tạo mới lực lƣợng lao động, đội ngũ trí thức có chất lƣợng cao trong các doanh nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ƣu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,... Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải đƣợc tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu 18 quả nên giám đốc phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế,... tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Về công tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ƣu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trƣờng và nguyện vọng của mỗi ngƣời. Trƣớc khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lƣơng, thƣởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với ngƣời lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Động lực tập thể và cá nhân ngƣời lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế. Động lực cũng là yếu tố để tập hợp, cố kết ngƣời lao động lại. Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân ngƣời lao động chính là lợi ích, là lợi nhuận thu đƣợc từ sản xuất có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thƣởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến,... Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trƣờng hợp vi phạm. Trong kinh doanh hiện đại, ở nhiều doanh nghiệp hình thức bán cổ phần cho ngƣời lao động và ngƣời lao động sẽ nhận đƣợc ngoài tiền lƣơng và thƣởng là số lãi chia theo cổ phần cũng là một trong những giải pháp gắn ngƣời lao động với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần ngƣời lao động không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiều hơn trong việc tham gia vào các công việc của doanh nghiệp. 1.5.4. Công tác quản trị và tổ chức sản xuất Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trƣớc thay đổi của thị trƣờng. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Những nội dung này đã đƣợc trình bày ở chƣơng tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Một điều cần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải đƣợc xây dựng phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp (qui mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm quá trình tạo ra kết quả,...) thì mới đảm bảo cho việc quản trị doanh nghiệp có hiệu quả đƣợc. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, quan hệ giữa các bộ phận với nhau, đƣa hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. Doanh nghiệp phải thƣờng xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cƣờng quan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất,... mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi ngƣời, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong sản xuất. Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm tra thực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của một tổ chức. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Hệ thống thông tin phải đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng, đƣợc thiết lập với đầy đủ các nội dung, các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm. - Hệ thống thông tin phải là hệ thống thông tin thƣờng xuyên đƣợc cập nhật bổ sung; - Hệ thống cần phải đƣợc bố trí phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác của doanh nghiệp; 19 - Đảm bảo việc khai thác đƣợc thực hiện với chi phí thấp nhất. 1.5.5. Đối với kỹ thuật- công nghệ Một trong những lý do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp thấp là do thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậy vấn đề nâng cao kỹ thuật, đổi mới công nghệ là vấn đề luôn đƣợc quan tâm ở các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành kinh doanh, mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có chính sách đầu tƣ công nghệ thích đáng. Tuy nhiên, việc phát triển kỹ thuật công nghệ đòi hỏi phải có đầu tƣ lớn, phải có thời gian dài và phải đƣợc xem xét kỹ lƣỡng 3 vấn đề: - Dự đoán đúng cầu của thị trƣờng và cầu của doanh nghiệp về loại sản phẩm doanh nghiệp có ý định đầu tƣ phát triển. Dựa trên cầu dự đoán này doanh nghiệp mới có những mục tiêu cụ thể trong đổi mới công nghệ - Lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp trên cơ sở mục tiêu của sản xuất đã đề ra có những biện pháp đổi mới công nghệ phù hợp. Cần tránh việc nhập công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại, gây ô nhiễm môi trƣờng,... . - Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn hiện nay, đặc biệt là vốn cho đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì cần sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục tiêu nguồn vốn đầu tƣ công nghệ. Rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng đƣa dự án đầu tƣ vào hoạt động luôn là nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tƣ kỹ thuật công nghệ. Trong đổi mới công nghệ không thể không quan tâm đến nghiên cứu sử dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế vì giá trị nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng cao trong giá thành của nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, việc sử dụng nguyên vật liệu mới thay thế trong nhiều trƣờng hợp còn có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Máy móc thiết bị luôn là nhân tố quyết định năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Trong công tác quản trị kỹ thuật công nghệ, việc thƣờng xuyên nghiên cứu, phát triển kỹ thuật đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, công tác bảo quản máy móc thiết bị, đảm bảo cho máy móc luôn hoạt động đúng kế hoạch và tận dụng công suất của thiết bị máy móc cũng đóng vai trò không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để đảm bảo đánh giá chính xác chất lƣợng hoạt động của máy móc thiết bị, trong tính chi phí kinh doanh và phân tích kinh tế cần sử dụng khái niệm chi phí kinh doanh “không tải” để chỉ chi phí kinh doanh về sử dụng máy móc thiết bị bị mất đi mà không đƣợc sử dụng vào mục đích gì. Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thực hiện tốt công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm, tránh để cho những sản phẩm chất lƣợng kém ra tiêu thụ trên thị trƣờng. 1.5.6. Tăng cƣờng mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sản xuất của các doanh nghiệp mở rộng theo hƣớng sản xuất lớn, xã hội hóa và mở cửa làm cho mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác đƣợc nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trƣờng kinh doanh bên ngoài. Đó là: - Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là ngƣời tiếp nhận sản phẩm, ngƣời tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có đƣợc thỏa mãn thì sản phẩm mới đƣợc tiêu thụ. 20 - Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trƣờng đối với doanh nghiệp về chất lƣợng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục vụ,... bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trƣờng đều phải gây dựng sự tín nhiệm. Đó là quy luật bất di bất dịch để tồn tại trong cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. - Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng. - Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp,... thông qua các tổ chức này để mở rộng ảnh hƣởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng, ngƣời tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp. - Phát triển thông tin liên lạc với các tổ chức, khác với thị trƣờng. - Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. - Có ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên sinh thái: bảo vệ rừng đầu nguồn, chống sự ô nhiễm của bầu không khí, nguồn nƣớc, sự bạc mầu của đất đai trong phát triển sản xuất kinh doanh . 1.6. Một số mô hình tuyến tính trong kinh tế 1.6.1. Mô hình cân bằng thị trƣờng Các mô hình kinh tế bao gồm một số đại lƣợng và mối quan hệ giữa các đại lƣợng đó. Trong tóan học , các đại lƣợng kinh tế đựơc coi nhƣ các biến,các mối quan hệ giữa các đại lƣợng này đƣợc coi nhƣ các phƣơng trình.Nếu một mô hình các quan hệ của các đại lƣợng kinh tế đƣợc biểu diễn bởi hệ phƣơng trình tuyến tính thì mô hình này đƣợc gọi là mô hình tuyến tính. a. Mô hình cân bằng thị trường một lọai hàng hóa. Khi phân tích thị trƣờng, các nhà kinh tế luôn sử dụng hàm cung và hàm cầu để biểu diễn sự phụ thuộc của lƣợng cung và lƣợng cầu của hàng hóa vào giá của hàng hóa đó.Trong mô hình này ta chỉ xét thị trƣờng với 1 lọai hàng hóa. Ta biết hàm cầu Qs(Quantity supplied) :Lƣợng hàng hóa mà ngƣời bán bằng lòng bán. và hàm cung Qd(Quantity demand):Lựong hàng hóa mà ngƣời mua bằng lòng mua là các hàm theo gía p Trong thực tế Qs là một hàm tăng theo giá, Qd là hàm giảm theo giá và thị trƣờng ở trạng thái cân bằng khi Qs=Qd Mô hình Qs(p)=Qd(p) đƣợc gọi là mô hình cân bằng thị trƣờng một lọai hàng hóa Để đơn giản và cũng phù hợp với thực tiễn ta có thể giả sử Q s(p) và Qd(p) là các hàm bậc nhất(tuyến tính): Qs(p)=-a1+a2p; Qd(p)=b1 -b2p với a1, a2, b1, b2 là những hằng số dƣơng. Mô hình cân bằng lúc này là: 1 2 1 2 s d s d Q a a p Q b b p Q Q         Gỉai hệ phƣơng trình ta tìm đƣợc Giá cân bằng Lƣợng cung và lƣợng cầu cân bằng Qcb=(a2b1-a1b2)/(a2+b2) Ví dụ Cho hàm cung và hàm cầu theo giá của một lọai hàng hóa nhƣ sau: Qs=-1+p, Qd=47-3p a)Tìm giá cân bằng thị trƣờng. 1 1 2 2    a b p a b 21 b)Tìm lƣợng cung và lƣợng cầu cân bằng. Gỉai a)Gía cân bằng thị trƣờng là nghiệm của phƣơng trình: Qs=Qd  -1+p=47-3p p=12 b)Lƣợng cung và lƣợng cầu cân bằng là Qcb= Qs=Qd= 11 Hàm cung và hàm cầu theo giá của một lọai hàng hóa b. Mô hình cân bằng thị trường tổng quát (nhiều lọai hàng hóa) Xét thị trƣờng n lọai hàng hóa.Khi đó,giá của lọai hàng hóa này có thể ảnh hƣởng đến lƣợng cung và lƣợng cầu của các lọai hàng hóa còn lại. Ta có ký hiệu các biến số nhƣ sau : Gía hàng hóa thứ i : pi i=1,2,,n. Lƣợng cung hàng hóa thứ i : Qsi ,i=1,2,,n. Lƣợng cầu hàng hóa thứ i : Qdi ,i=1,2,,n. Ta vẫn giả sử hàm cung và hàm cầu phụ thuộc tuyến tính theo giá,nghĩa là: Qsi(p1,p2,...,pn)=ai0+ai1p1+ai2p2+...+ainpn (a) Qdi(p1,p2,...,pn)=bi0+bi1p1+bi2p2+...+binpn (b) Khi đó mô hình cân bằng thị trƣờng tổng quát đối với n lọai hàng hóa đƣợc biểu diễn bởi các đẳng thức. Qsi(p1,p2,...,pn)= Qdi(p1,p2,...,pn) ( c ) i=1,2,...,n Thay (a), (b) vào (c ) và chuyển vế rồi đặt cij= aij- bij ( i,j=1,2,,n) ta đƣợc hệ phƣơng trình: Hệ này gọi là hệ phƣơng trình tuyến tính xác định giá cân bằng thị trƣờng. Gỉai hệ này ta tìm đƣợc giá cân bằng của từng lọai hàng hóa, từ đó tìm đƣợc lƣợng cung và cầu cân bằng của n lọai hàng hóa đã cho. Ví dụ. Xét một thị trƣờng gồm 3 lọai hàng hóa.Hàm cung, cầu và giá của chúng thỏa mãn các điều kiện sau: Qs1 = -2+8p1-3p2-4p3 ; Qs2 = -1+2p1+12p2 -4p3 ; Qs3 = -2-2p1 +3p2 +12p3 ; Qd1 =10-4p1+3p2+4p3 ; Qd2 =1+2p1 -6p2+4p3 ; Qd3 =3+2p1+6p2 -8p3 a)Hãy tìm giá cân bằng của từng lọai hàng hóa. b)Xác định lƣợng cung và cầu cân bằng của mỗi lọai hàng hóa đã cho. Gỉai Hệ phƣơng trìnhxác định giá cân bằng là : 11 1 12 2 1 10 21 1 22 2 2 20 1 1 2 2 0 ... ... ... n n n n n n nn n n c p c p c p c c p c p c p c c p c p c p c                     22 1 1 2 2 3 3 s d s d s d Q Q Q Q Q Q      1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 2 8 3 4 10 4 3 4 1 2 12 4 1 2 6 4 2 2 3 12 3 2 6 8 p p p p p p p p p p p p p p p p p p                           1 2 3 2 3 1 2 3 12 6 8 12 18 8 2 4 3 20 5 p p p p p p p p            1 2 3 55 34 20 51 43 68 p p p           Vậy giá cân bằng mỗi loại là P1= 6 ;p2=3 ;p3= 8. Ta gọi bộ ( 55/34,20/51,43/68)là điểm cân bằng thị trƣờng. Từ đó ta tinh đƣợc lƣợng cung,lƣợng cầu của từng loại hàng hóa : 1 1 s dQ Q 123/17 2 2 s dQ Q 75/17 ; 3 3 s dQ Q 60/17 1.6.2. Mô hình INPUT - OUTPUT Phần này giới thiệu mô hình INPUT-OUPUT còn gọi là mô hình I/O hay mô hình cân đối liên ngành.Mô hình này đề cập đến việc xác định tổng cầu đối với sản phẩm của mỗi ngành sản xuất trong tổng thể nền kinh tế đa ngành của một quốc gia.Mô hình này đƣợc xét trong một vài giả thiết dƣới đây: +Một ngành kinh tế chỉ sản xuất một lọai hàng hóa. +Mỗi ngành đều sử dụng một tỷ lệ cố định của các sản phẩm của ngành khác làm đầu vào cho sản xuất đầu ra của mình. +Khi đầu vào thay đổi k lần thì đầu ra cũng thay đổi k lần. Xét nền kinh tế gồm n ngành sản xuất mà ta gọi là ngành 1,ngành 2,ngành n. Ta có một số khái niệm sau đây. Cầu trung gian xij là giá trị hàng hóa mà ngành j cần mua của ngành i để dùng cho sản xuất của ngành j hay còn gọi là lƣợng cầu trung gian mà ngành j đòi hỏi ngành i cung cấp cho mình. i, j=1,2,n. Cầu cuối bi : là giá trị hàng hóa của ngành i cần cho lao động, tiêu dùng, dịch vụ và xuất khẩu của quốc gia, i=1,2,,n. Tổng cầu của mỗi ngành xi : là tổng tất cả lƣợng cầu trung gian và lƣợng cầu cuối của ngành i. i=1,2,n. Ta có xi= xi1+ xi2++ xin+bi , i=1,2,n.(*)  xi= 1 2 1 2 1 2 ...  i i in n n x x x x x x x x x +bi , i=1,2,n. Đặt aij= ij j x x .Hiển nhiên ta có : 0 1ija  vì 0 , , 1,2,...,ij jx x i j n   Hơn nữa, 0ija  khi và chỉ khi ngành j không cần sử dụng hàng hóa ngành i cho sản xuất của mình.i,j=1,2,n. Về ý nghĩa , ta có 23 Nếu ở dạng phần trăm, aij chính là tỷ lệ của cầu trung gian mà ngành j cần mua của ngành i so với tổng cầu của ngành j Còn để ở dạng thập phân, aij chính là tỉ phần chi phí mà ngành j phải trả cho ngành i để sản xuất ra một đơn vị giá trị hàng hóa của ngành j. Từ (*) ta có hệ phƣơng trình tuyến tính sau: 1 11 1 12 2 1 1 2 21 1 22 2 2 2 1 1 2 2 ... ... . . . ...                      n n n n n n n nn n n x a x a x a x b x a x a x a x b x a x a x a x b Ở đây x1, x2, ,xn là các ẩn số, aij, bi là hệ số cho trƣớc , cố định đối với 1 nền kinh tế trong 1 giai đọan nhất định.Hệ trên đƣợc gọi là mô hình cân đối liên ngành hay còn đƣợc gọi là mô hình INPUT-OUTPUT.Gỉai hệ này ta tìm đƣợc tổng cầu (đầu ra ) của mỗi ngành. Dùng ngôn ngữ ma trận Đặt A = [aij] ma trận gồm các hệ số tỉ phần aij. Ta gọi A là ma trận kỹ thuật hay ma trận đầu vào của nền kinh tế. Mỗi phần tử aij đƣợc gọi là một hệ số đầu vào. B=[bi] đƣợc gọi là ma trân hay cột cầu cuối của nền kinh tế. X=[xi] đƣợc gọi là ma trân hay cột đầu ra của nền kinh tế. Lúc này mô hình INPUT-OUTPUT đƣợc viết lại ở dạng ma trận nhƣ sau: X =AX+B  (I-A)X=B Nếu ma trận I-A khả nghịch thì hệ có nghiệm duy nhất X = (I-A)-1B Nhận xét Mỗi phần tử aij ở dòng i là tỷ phần giá trị hàng hóa mà ngành i bán cho ngành j làm hàng hóa trung gian để sản xuất. Chẳng hạn aij=0,3 tứclà hàng hóa mà ngành i bán cho ngành j làm hàng hóa trung gian chiếm 30% giá trị hàng hóa của ngành j Tổng các phần tử trên cột j chính là tỉ phần chi phí đầu vào mà ngành j phải trả cho việc mua hàng hóa trung gian tính trên 1 đơn vị giá trị hàng hóa của mình do đó không vƣợt qúa 1. Hiệu a0j = 1- 1 1 n ij i a   chính là hệ số tỉ phần gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa của ngành j.Nghĩa là,ta giả sử các giá trị hàng hóa đƣợc tính bằng USD, khi đó bình quân trong một USD giá trị hàng hóa mà ngành j sản xuất ra có a0j là giá trị tăng them, còn 1 n ij i a   là tổng chi phí đầu vào để có đƣợc 1 USD giá trị hàng hóa đó.. Ví dụ Một quốc gia có 3 ngành kinh tế với ma trận hệ số đầu vào là 0,1 0,4 0,2 0,3 0,1 0,2 0,4 0,4 0,1 A          và nhu cầu cuối của các ngành lần lƣợt là 12,7,5 a) Gỉai thích ý nghĩa hệ số 0,4 ở dòng 3 cột 2 b) Tìm hệ số tỉ phần gia tăng a0j của từng ngành (j=1,2,3).Gỉai thích ý nghĩa hệ số a01 c) Tìm đầu ra cho mỗi ngành. 24 Gỉai a)Gỉa sử giá trị hàng hóa đƣợc tính bằng USD.Khi đó, hệ số a32 =0,4 có nghĩa nhƣ sau: để sản xuất ra 1USD giá trị hàng hóa của ngành 2 cần mua 0,4 USD giá trị hàng hóa của ngành 3. b)Tổng các phần tử trên mỗi cột của ma trận A đều nhỏ hơn 1.Ta có hệ tỉ phần gia tăng của các ngành là: a01= 1- 3 1 11 21 31 1 1i i a a a a      =0,2 a02= 1- 3 2 12 22 32 1 1i i a a a a      =0,5 a03= 1- 3 3 13 23 33 1 1i i a a a a      =0,2 Hệ số a01=0,2 Có nghĩa là tỉ phần giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa của ngành 1 là 20% d) Ta có I-A 1 0,1 0,4 0,2 0,3 1 0,1 0,2 0,4 0,4 1 0,1           = 0,9 0,4 0,2 0,3 0,9 0,2 0,4 0,4 0,9          Hệ INPUT-OUTPUT ở đây có dạng ma trận là : (I-A)X=B 0,9 0,4 0,2 0,3 0,9 0,2 0,4 0,4 0,9 X B           1 1 2 2 3 3 0,9 0,4 0,2 0,3 0,9 0,2 0,4 0,4 0,9 x b x b x b                               Ở đây X là ma trận đầu ra,B là ma trận cầu cuối. Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận I-A ta có (I-A)-1= 730 280 100 533 533 533 190 730 120 533 533 533 240 200 690 533 533 533                     Theo giả thuyết B =(12,7,5)t Do đó ta có X 1 2 3 x x x          = (I-A)-1B= 6300 533 2230 533 830 533                  CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm hiệu quả kinh tế? Vai trò nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp? 2. Nêu hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp trong doanh nghiệp? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu ? 3. Nêu hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận ? Ý nghĩa của từng chỉ tiêu? Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và bộ phận? 25 4. Nêu biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp? 26 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH SẢN XUẤT 2.1. Lý thuyết sản xuất Sau khi đã phân tích các vấn đề về khía cạnh cầu trong chƣơng trƣớc, bây giờ chúng ta chuyển sang các vấn đề về cung mà đại diện cho nó là các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp. Làm thế nào mà các doanh nghiệp quyết định đƣợc phải sử dụng bao nhiêu lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất bao nhiêu sản phẩm và nên bán với giá bao nhiêu? Lý thuyết về cung sẽ cho ta biết về các vấn đề đó. Chƣơng này nghiên cứu hành vi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lƣợng, chi phí và lợi nhuận. Nói cách khác, chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp quyết định sản lƣợng và tính toán các chi phí để thu đƣợc lợi nhuận tối đa. 2.1.1. Sản xuất là gì Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm). a. Yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xƣởng, nguyên vật liệu, năng lƣợng, v.v. Hàng hóa và dịch vụ là những đầu ra của sản xuất. Thí dụ, Công ty Coca Cola sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động, máy móc thiết bị, nƣớc, gaz, đƣờng, v.v. để sản xuất ra nƣớc giải khát. Lao động ở đây có thể đƣợc hiểu là thời gian làm việc của ngƣời vận hành máy móc, nhà quản lý, công nhân v.v. Các yếu tố sản xuất khác đƣợc gọi chung là vốn nhƣ: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, v.v. Chúng ta có thể thấy rằng mỗi quá trình sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng của chúng. Chẳng hạn, yếu tố đầu vào của một buổi hòa nhạc là thời gian làm việc của ngƣời biểu diễn, kỹ thuật viên âm thanh, nhà quản lý nhà hát và những ngƣời có liên quan, các thiết bị âm thanh, v.v. Để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần có nƣớc, phân, lao động, giống, v.v. Vì vậy, để nghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, chúng ta có thể chia các đầu vào, theo tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất, thành lao động và vốn. Chúng ta nên lƣu ý rằng công nghệ sản xuất ra một sản phẩm nào đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học mà là đối tƣợng của các nhà kỹ thuật. Các nhà kinh tế chỉ quan tâm đến hiệu quả của việc sản xuất ở một trình độ công nghệ nhất định. b. Công nghệ Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra đƣợc quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ đƣợc cải tiến khi có những phát minh khoa học mới đƣợc áp dụng trong sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phƣơng pháp sản xuất mới mà chúng có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lƣợng các yếu tố đầu vào nhƣ trƣớc hay thậm chí ít hơn. Với những công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. c. Hàm sản xuất Mối quan hệ giữa số lƣợng các yếu tố đầu vào và số lƣợng đầu ra (sản phẩm) làm ra 27 của quá trình sản xuất đƣợc biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết số lượng sản phẩm tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau của vốn (K) và lao động (L), với một trình độ công nghệ nhất định. Vì thế, hàm sản xuất thông thƣờng đƣợc viết nhƣ sau: (2.1) Trong đó: q là số lƣợng sản phẩm tối đa có thể đƣợc sản xuất ra ở một trình độ công nghệ nhất định ứng với các kết hợp của các yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K) khác nhau. Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L. Thông thƣờng hàm sản xuất đƣợc giả định là hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa là và trong miền xác định của hàm số sản xuất vì trong một chừng mực nhất định, khi sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn, nhà sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Số lƣợng sản phẩm q sản xuất ra thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của số lƣợng vốn và lao động. Hàm sản xuất trong phƣơng trình (2.1) áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định. Một hàm số f cụ thể có thể đặc trƣng cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và số lƣợng sản phẩm sản xuất ra sẽ lớn hơn với cùng số lƣợng các yếu tố nhƣ trƣớc hay thậm chí ít hơn. Nhƣ ta đã biết, hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa số lƣợng của các yếu tố đầu vào (vốn và lao động) và sản lƣợng đầu ra. Thí dụ, hàm sản xuất có thể biểu diễn sản lƣợng lúa mà một nông dân có thể thu hoạch đƣợc với một số lƣợng lao động và diện tích đất đai, phân bón, thuốc trừ sâu nhất định; hàm sản xuất mô tả số lƣợng áo quần do một xƣởng may sản xuất ra trong, chẳng hạn, một tuần khi sử dụng một số lƣợng lao động và máy móc thiết bị nào đó. 2.1.2. Năng suất biên và năng suất trung bình Để xem xét tác động của một yếu tố sản xuất nào đó đến sản lƣợng, chúng ta khảo sát sự thay đổi của sản lƣợng khi số lƣợng yếu tố sản xuất đó thay đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên. Bây giờ, chúng ta hãy xét ảnh hƣởng của lao động (hay vốn) đến sản lƣợng đầu ra khi số lƣợng lao động (hay vốn) đƣợc sử dụng trong sản xuất thay đổi trong khi số vốn (hay lao động) không đổi. Khi xem xét tác động này, ta có các khái niệm về năng suất biên và trung bình. a. Năng suất biên Trƣớc hết, chúng ta hãy phân tích quá trình sản xuất lúa của một nông dân. Để sản xuất ra lúa, giả sử ngƣời nông dân cần hai yếu tố đầu vào chủ yếu là đất đai và lao động. Giả sử anh ta có một diện tích đất và các công cụ sản xuất cố định nhƣng anh ta có thể thuê nhiều hay ít lao động tùy theo điều kiện sản xuất. Bảng 2.1 mô tả mối quan hệ giữa số lƣợng các yếu tố đầu vào và sản lƣợng lúa của quá trình sản xuất này. Diện tích đất đai đƣợc giữ cố định ở một đơn vị (1 hecta chẳng hạn) và số lƣợng lao động đƣợc sử dụng trong sản xuất tăng dần từ 1 đến 10. Rõ ràng, nếu không có lao động nào thì quá trình sản xuất không diễn ra và sản lƣợng sẽ bằng không. Khi bắt đầu sử dụng một lao động, sản lƣợng tăng lên 3 đơn vị; ta nói năng suất biên của ngƣời lao động thứ nhất là 3. Khi tăng số lao động lên 2, sản lƣợng tăng từ 3 lên 7 đơn vị; ta nói năng suất biên của lao động thứ hai này là 4. Tƣơng tự, khảo sát sự thay đổi của sản lƣợng khi tăng dần số 28 lao động, chúng ta có thể hình thành cột năng suất biên của lao động. Đó là cột 4 trong bảng 2.1. Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao động) là lượng sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó. Nhƣ vậy, năng suất biên của vốn và lao động có thể đƣợc tính lần lƣợt nhƣ sau: , (2.2) , (2.3) trong đó: MPK và MPL lần lƣợt là năng suất biên của vốn và lao động. Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất lúa Đất đai (ha) Lao động (người) q MPL APL (1) (2) (3) (4) (5) 1 1 3 3 3,0 1 2 7 4 3,5 1 3 12 5 4,0 1 4 16 4 4,0 1 5 19 3 3,8 1 6 21 2 3,5 1 7 22 1 3,1 1 8 22 0 2,8 1 9 21 -1 2,1 1 10 15 -6 1,5 Nhƣ vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàm của tổng sản lượng theo số lượng yếu tố sản xuất đó. Nhƣ vậy, về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đường tiếp tuyến của đồ thị hàm sản xuất tại từng điểm cụ thể. b. Quy luật năng suất biên giảm dần Quan sát sự biến đổi của năng suất biên khi số lao động tăng lên, chúng ta nhận thấy năng suất biên lúc đầu tăng lên nhƣng khi số lao động từ 4 trở lên năng suất biên lại có xu hƣớng giảm dần. Chúng ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại có sự giảm dần này trong quá trình sản xuất. Với diện tích đất đai là 1 ha, ngƣời lao động đầu tiên có cả diện tích đất và công cụ để làm việc. Anh ta có rất nhiều công việc để làm và có thể diện tích đó là quá sức đối với anh ta. Với sự giúp đỡ của ngƣời thứ hai hay ngƣời thứ ba, mọi ngƣời sẽ sản xuất ra nhiều hơn, năng suất biên của những ngƣời này tăng dần. Với 3 lao động, diện tích đất có thể vừa đủ để mọi ngƣời làm việc hết sức mình và mỗi ngƣời chuyên tâm làm công việc theo kỹ năng của mình chẳng hạn nhƣ: cắt lúa, vận chuyển và phơi. Khi số lao động tăng lên 4, diện tích đất cũng nhƣ số công cụ lao động phải đƣợc chia sẻ cho mỗi ngƣời và họ sẽ không làm việc hết khả năng của 29 mình. Sản lƣợng sẽ tăng chậm hơn và năng suất biên của ngƣời thứ tƣ giảm xuống. Rõ ràng khi thêm nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít vốn và diện tích để làm việc, thời gian “chết” nhiều hơn và mỗi ngƣời khó có thể làm việc theo khả năng của mình nên năng suất biên cứ giảm dần. Cho đến ngƣời thứ tám, công việc của ngƣời này có thể là mang nƣớc uống cho những ngƣời khác nên hầu nhƣ sản lƣợng không tăng lên nữa và năng suất biên của anh ta bằng không. Ở những mức lao động cao hơn, tình trạng lãng công có thể xảy ra nên sản lƣợng có thể giảm sút. Năng suất biên có thể âm. Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, năng suất biên của các yếu tố sản xuất (vốn và lao động) cũng diễn biến theo quá trình tƣơng tự. Do vậy, quy luật năng suất biên giảm dần có thể đƣợc phát biểu nhƣ sau: "Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số lượng (các) yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ gia tăng nhanh dần. Tuy nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn. Nếu tiếp tục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa và sau đó sẽ sút giảm." Trong phân tích sản xuất, chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố đầu vào đều có chất lƣợng nhƣ nhau. Năng suất biên giảm dần là kết quả của những hạn chế khi sử dụng các đầu vào cố định khác (nhƣ máy móc, thiết bị chẳng hạn). Quy luật năng suất biên giảm dần tác động đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhƣ thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. c. Năng suất trung bình Cột thứ năm của bảng 2.1 mô tả năng suất trung bình của lao động, tức là sản lƣợng tính trên mỗi đơn vị lao động. Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó. Ta có thể tính năng suất lao động trung bình và năng suất vốn trung bình theo các công thức sau: , (2.4) , (2.5) trong đó: APL và APK lần lƣợt là năng suất trung bình của lao động và của vốn. Trong thí dụ trên, năng suất trung bình của lao động lúc đầu cũng tăng lên nhƣng sau đó giảm đi khi số lao động từ 4 trở lên. Chúng ta có thể nhận thấy năng suất trung bình của lao động giảm xuống khi năng suất biên thấp hơn năng suất trung bình. Ngƣợc lại, năng suất trung bình tăng lên khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình. d. Đồ thị tổng sản lượng, đường năng suất biên và đường năng suất trung bình Từ bảng 2.1, chúng ta có thể xây dựng hình dạng của các đƣờng tổng sản lƣợng, đƣờng năng suất biên và năng suất trung bình của lao động nhƣ hình 2.1. Đƣờng tổng sản lƣợng, đƣờng năng suất biên và đƣờng năng suất trung bình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì năng suất biên là đạo hàm của tổng sản lƣợng nên về mặt hình học, nó là độ dốc của đƣờng tổng sản lƣợng. Ở những mức lao động đầu tiên, tổng sản lƣợng tăng rất nhanh nên độ dốc của đƣờng này tăng và nhƣ vậy năng suất biên tăng, đƣờng năng suất biên dốc lên. Khi số lao động lớn hơn 3, tổng sản lƣợng tăng chậm dần, độ dốc của đƣờng sản lƣợng giảm nên năng suất biên giảm. Đƣờng năng suất biên dốc xuống. Sau đó, 30 đƣờng sản lƣợng đạt cực đại, điều này cũng có nghĩa là việc tăng thêm số lao động không làm tăng thêm sản lƣợng. Vì vậy, lúc này, năng suất biên sẽ bằng không. Đƣờng năng suất biên cắt trục hoành. Sau đó, sản lƣợng giảm xuống, đƣờng tổng sản lƣợng có độ dốc âm nên năng suất biên âm. Đối với đường năng suất lao động trung bình: Trên đồ thị 2.1, ta thấy đƣờng năng suất lao động trung bình cắt đƣờng năng suất lao động biên tại điểm có hoành độ là L2. Tại điểm này, năng suất lao động trung bình đạt cực đại. Trên đƣờng tổng sản lƣợng q, ta có thể chọn một điểm bất kỳ và kẻ một đƣờng thẳng bất kỳ từ gốc tọa độ đến điểm này. Ta có thể chứng minh đƣợc một cách dễ dàng là năng suất lao động trung bình của số lao động ứng với điểm này sẽ chính là độ dốc của đường thẳng này. Tại điểm ứng với số lƣợng lao động là L2, đƣờng kẻ từ gốc tọa độ sẽ tiếp xúc với đƣờng tổng sản lƣợng. Nhƣ thế, tại đây năng suất lao động trung bình sẽ bằng với năng suất lao động biên. Với số lao động thấp hơn mức L2, độ dốc của đƣờng thẳng kẻ từ gốc tọa độ sẽ nhỏ hơn độ dốc của đƣờng q nên AP < MP. Khi đó, năng suất trung bình sẽ tăng lên nếu ta gia tăng số lƣợng lao động. Thí dụ, giả sử một lao động duy nhất của một nông trang có thể cắt đƣợc 1 công lúa một ngày, năng suất trung bình của ngƣời này cũng là 1 công/ngày/ngƣời. Khi thuê thêm một lao động nữa, cả hai ngƣời cắt đƣợc 3 công lúa một ngày nên năng suất biên của ngƣời thứ hai là hai, cao hơn năng suất trung bình của ngƣời thứ nhất nên sẽ làm năng suất trung bình của cả hai ngƣời tăng lên, đó là, 1,5 công/ngày/ngƣời. Cũng giống nhƣ thế, đối với các điểm phía phải của điểm L2, thì AP > MP, và do vậy năng suất trung bình giảm dần khi ta sử dụng thêm lao động. Thí dụ, giả sử ngƣời chủ nông Hình 2.1: 31 trại thuê thêm ngƣời thứ 3, ngƣời này có năng suất biên là 1 công, thấp hơn năng suất trung bình của hai ngƣời ban đầu. Do đó, năng suất trung bình của ba ngƣời giảm xuống còn 1,33. Nhƣ vậy, tại điểm năng suất lao động trung bình bằng với năng suất lao động biên thì năng suất lao động trung bình là cực đại. Chúng ta có thể chứng minh nhận xét này qua hàm sản xuất sau. Thí dụ: Giả sử ta có hàm sản xuất có dạng nhƣ sau: . Để xây dựng hàm số năng suất lao động trung bình, hàm số năng suất lao động biên, ta cố định giá trị K bằng cách cho K = K0 = 10 chẳng hạn. Khi đó, hàm số sản xuất trở thành: (1) Năng suất lao động biên: . Kết quả này cho chúng ta thấy đƣờng năng suất lao động biên có dạng hình chữ U lật úp nhƣ đã vẽ ở trƣớc. (2) Năng suất lao động trung bình: . Đƣờng năng suất lao động trung bình cũng có dạng hình chữ U lật úp nhƣ đã vẽ ở trƣớc. (3) Năng suất lao động trung bình đạt cực đại tại điểm năng suất lao động trung bình bằng với năng suất lao động biên: Năng suất lao động trung bình đạt tối đa khi: đơn vị lao động. Tại điểm này, năng suất lao động trung bình là: APL = 900.000 đơn vị sản phẩm. Tại đó, năng suất lao động biên: MPL = 900.000 đơn vị sản phẩm. Vậy, tại điểm năng suất trung bình bằng với năng suất biên của lao động, năng suất trung bình đạt cực đại. e. Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng Chúng ta vừa xem xét sự thay đổi của sản lƣợng, năng suất biên và năng suất trung bình của lao động ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Theo thời gian, do có những phát minh, sáng chế làm cho trình độ công nghệ của một quá trình sản xuất đƣợc cải tiến. Qui trình sản xuất đƣợc cải tiến sẽ sử dụng đầu vào có hiệu quả hơn, tức là với cùng số lƣợng đầu vào nhƣ trƣớc hay ít hơn, sản lƣợng đƣợc tạo ra nhiều hơn. Hình 2.2 minh họa sự tác động của việc cải tiến công nghệ đến sản lƣợng. Ban đầu, đƣờng sản lƣợng là q1, những cải tiến công nghệ làm đƣờng sản lƣợng dịch chuyển lên trên tới đƣờng q2 và sau đó là q3. Với cùng số lao động L0, sản lƣợng tăng từ q1 lên q2 và sau đó là q3 khi có sự cải tiến công nghệ. 32 Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về sự tác động của tiến bộ công nghệ đối với sản lƣợng. Giả sử ta có thể viết hàm sản xuất đối với một loại hàng hóa nào đó nhƣ sau: . Trong đó: A(t) phản ánh các nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng khác với lao động (L) và vốn (K). A(t) đƣợc định nghĩa là tiến bộ công nghệ theo thời gian. Ta giả sử: , nghĩa là cùng một số lƣợng lao động và vốn nhƣng sản lƣợng cao hơn theo thời gian. Từ phƣơng trình trên, ta có thể viết: Chia hai vế của đẳng thức trên cho q, ta đƣợc: . Hay là: Nhƣ ta biết, đối với một biến số x nào đó thì là tốc độ tăng trƣởng của biến số đó trên một đơn vị thời gian. Áp dụng lý giải này vào công thức trên, ta đƣợc: nhƣng: hệ số co giãn của sản lƣợng (q) theo vốn (K) = Hình 2.2: 33 Tƣơng tự: hệ số co giãn của sản lƣợng (q) theo lao động (L) = . Tóm lại, ta có: . Đẳng thức này cho thấy, tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng đƣợc cấu thành bởi hai nhân tố: (1) tốc độ tăng trƣởng của vốn và lao động; và (2) tiến bộ công nghệ. Theo các nhà kinh tế, tiến bộ công nghệ ảnh hƣởng đến sản lƣợng qua một trong ba cách sau: 1. Tiến bộ công nghệ trung dung: . Đẳng thức này cho thấy tiến bộ công nghệ có ảnh hƣởng đến cả vốn và lao động Khi công nghệ sản xuất đạt đến trình độ cao hơn, cả năng suất vốn và năng suất lao động cùng đƣợc cải thiện, làm cho sản lƣợng cao hơn. 2. Tiến bộ công nghệ liên quan đến vốn: . Đẳng thức này cho thấy tiến bộ công nghệ chỉ ảnh hƣởng đến năng suất vốn. Thí dụ, máy móc thiết bị sẽ có năng suất cao hơn khi tiến bộ công nghệ đƣợc áp dụng. 3. Tiến bộ công nghệ liên quan đến lao động: . Đẳng thức này cho biết tiến bộ công nghệ chỉ ảnh hƣởng đến năng suất lao động. 2.1.3. Đƣờng đẳng lƣợng a. Đƣơng đẳng lƣợng Giả sử chúng ta có các kết hợp của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vải của một doanh nghiệp đƣợc cho trong bảng 4.2 nhƣ sau. Bảng 2.2. Số mét vải đƣợc sản xuất ra trong ngày Số giờ lao động Số giờ sử dụng máy móc trong ngày (K) trong ngày (L) 1 2 3 4 5 1 20 40 55 65 75 2 40 60 75 85 90 3 55 75 90 100 105 4 65 85 100 110 115 5 75 90 105 115 120 Số liệu trong bảng 2.2 tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần nhƣ đã trình bày trong phần trên. Trong bảng này, vốn đƣợc đo lƣờng bằng số giờ sử dụng máy móc trong một ngày, còn lao động là số giờ sử dụng lao động trong sản xuất trong một ngày. Các kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản lƣợng sẽ đƣợc biểu diễn trên một đƣờng đẳng lƣợng. Thí dụ, để sản xuất ra 75 mét vải trong một ngày, doanh nghiệp có thể sử dụng các kết hợp đầu vào sau: i) 1L và 5K; ii) 2L và 3K; iii) 3L và 2K; hay 5L và 1K. Nếu chúng ta xem số giờ sử dụng lao động (L) và máy móc (K) là những đại lƣợng liên tục, ta có thể nhận thấy sẽ 34 có vô số tập hợp đầu vào giữa L và K có thể cùng tạo ra 75 mét vải ngoài bốn tập hợp nhƣ đã nêu trên. Các tập hợp này sẽ cùng nằm trên một đƣờng gọi là đƣờng đẳng lƣợng. Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau của vốn và lao động để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định q0 nào đó. Nhƣ thế, ta có thể viết phƣơng trình của đƣờng đẳng lƣợng nhƣ sau: . (4.6) Đƣờng đẳng lƣợng tại mức sản lƣợng 75 mét vải có thể đƣợc vẽ nhƣ đƣờng q0 trong hình 2.3. Các đƣờng q2 và q3 biểu diễn những mức sản lƣợng cao hơn nhƣ 90 và 100 mét vải. Những điểm trên đƣờng q0 biểu diễn tất cả những kết hợp đầu vào có thể sản xuất ra 75 mét vải một ngày, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Đƣờng đẳng lƣợng cho thấy có rất nhiều cách để sản xuất ra một mức đầu ra nhất định. Để sản xuất ra q0, chúng ta có thể cơ giới hóa cao độ (sử dụng nhiều vốn và ít lao động) nhƣ điểm A. Tại điểm A, doanh nghiệp sử dụng đến 5 giờ máy móc và chỉ có 1 giờ lao động. Mặt khác, chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều lao động và ít máy móc để sản xuất ra một mức sản lƣợng nhất định, nhƣ điểm D. Tại đây, doanh nghiệp lại có thể sử dụng nhiều lao động (5 giờ) và ít máy móc (1 giờ) Đƣờng đẳng lƣợng có những tính chất tƣơng tự nhƣ đƣờng bàng quan của ngƣời tiêu dùng nhƣ đã trình bày trong Chƣơng 3. Trong khi đƣờng bàng quan biểu diễn những tập hợp hàng hóa tạo ra cùng một mức hữu dụng, đƣờng đẳng lƣợng biểu diễn những kết hợp đầu vào khác nhau có thể tạo ra cùng một mức sản lƣợng. Nhƣ vậy, đẳng lƣợng cũng có bốn đặc trƣng giống nhƣ đƣờng bàng quan. Các đƣờng đẳng lƣợng này có các đặc điểm sau: 1. Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đƣờng đẳng lƣợng sẽ sản xuất ra một số lƣợng sản phẩm nhƣ nhau. Chẳng hạn, hai điểm A và B trên đƣờng đẳng lƣợng q0 (ứng với số vốn là KA và số lao động là LA; số vốn là KB và số lao động là LB) sẽ cùng tạo ra mức sản lƣợng là q0. 2. Tất cả những phối hợp nằm trên đƣờng cong phía trên (phía dƣới) mang lại mức sản lƣợng cao hơn (thấp hơn). Chẳng hạn, các điểm nằm trên đƣờng sản lƣợng q2 sẽ mang lại mức sản lƣợng cao hơn các điểm nằm trên đƣờng đƣờng sản lƣợng q1 hay q0. 3. Đƣờng đẳng lƣợng thƣờng dốc xuống về hƣớng bên phải và lồi về phía gốc tọa độ. Tính chất này có thể đƣợc giải thích bằng quy luật tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần. 4. Những đƣờng đẳng lƣợng không bao giờ cắt nhau. Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đƣờng đẳng lƣợng tùy theo mức sản lƣợng Hình 2.3: 35 mà chúng ta cần đạt tới. Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản lƣợng nhƣng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giá của các đầu vào. b. Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên Khi dịch chuyển dọc trên một đƣờng đẳng lƣợng, ta thấy có sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất để tạo ra một mức sản lƣợng không đổi. Ví dụ, di chuyển từ điểm A đến điểm B trên đƣờng q0, ta đã thay thế 2 đơn vị vốn bằng 1 đơn vị lao động để tạo ra 75 mét vải. Để đo lƣờng mức độ thay thế giữa vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên. Khái niệm: Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng. Ta có thể viết công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên nhƣ sau: . (2.7) Trong đó: MRTSK cho L là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động. Ký hiệu q = q0 cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên đƣợc thực hiện trên đƣờng đẳng lƣợng q0. Dấu trừ (-) trong công thức 2.7 để giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có giá trị dƣơng. Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sự thay thế của hai đầu vào vốn và lao động. Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của vốn cho lao động tại điểm đó. Di chuyển từ điểm A đến điểm B trên đƣờng q0 trong hình 2.4, số lao động tăng thêm 1 đơn vị, trong khi số vốn giảm đi 2 đơn vị. Vậy tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên là 2, nghĩa là một đơn vị lao động có thể thay thế cho hai đơn vị vốn mà không làm thay đổi sản lƣợng. Tƣơng tự khi di chuyển từ điểm B đến C, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên là 1/1 = 1, một đơn vị lao động có thể thay thế cho 1 đơn vị vốn mà không làm thay đổi sản lƣợng. Nhƣ vậy, di chuyển dọc theo đƣờng đẳng lƣợng về phía phải, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần. Rõ ràng, khi số lao động càng tăng lên thì năng suất biên của lao động giảm dần. Trong khi đó, số vốn giảm dần đến những đơn vị vốn có năng suất biên cao hơn. Vì vậy, số vốn cần phải giảm đi để tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi sản lƣợng Hình 2.4: 36 sẽ giảm dần và do đó đƣờng đẳng lƣợng sẽ trở nên thoải hơn. Chúng ta gọi điều này là quy luật tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần. c. Mối quan hệ giữa tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên với năng suất biên Từ quy luật tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giảm dần, chúng ta thấy rằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ chặt chẽ với năng suất biên của lao động và vốn. Khi giảm sử dụng một số lƣợng aK của đầu vào K, làm sản lƣợng giảm đi một lƣợng . Lƣợng giảm sút của sản lƣợng này sẽ đƣợc bù đắp bằng việc tăng sử dụng đầu vào L một lƣợng bL để cho sản lƣợng không đổi. Sản lƣợng tăng thêm từ việc tăng L là phải bù đắp vừa đủ sản lƣợng mất đi từ việc giảm K (là ). Do vậy: . (2.8) Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên vốn của vốn cho lao động bằng với tỷ số giữa năng suất lao động biên (MPL) và năng suất vốn biên (MPK). Ta còn có thể chứng minh mối quan hệ này bằng phƣơng pháp khác nhƣ sau: Ta có hàm sản xuất: . Ta có thể suy ra: . Vì đi dọc theo một đƣờng đẳng lƣợng, tổng sản lƣợng là không thay đổi. Do đó: . Công thức này diễn giải bằng toán học mối quan hệ nói trên. Thí dụ: Giả sử ta có hàm số sản xuất với dạng Cobb-Douglas nhƣ sau: . Ứng với mức tổng sản lƣợng q = 100 đơn vị sản phẩm, ta có: . Nhƣ thế: . Hay ta có thể sử dụng cách khác: . Chúng ta thấy rằng tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của K cho L trong trƣờng hợp này sẽ giảm dần khi số lƣợng lao động đƣợc sử dụng tăng lên. 2.1.4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đƣờng đẳng lƣợng tƣơng ứng Hình dạng của đƣờng đẳng lƣợng của một quá trình sản xuất phụ thuộc vào mức độ thay thế giữa vốn và lao động. Chúng ta hãy xem xét các dạng hàm sản xuất đặc biệt sau. a. Hàm sản xuất tuyến tính q = aK +bL (a, b ≠ 0) Với hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêm một đơn vị thì sản lƣợng sẽ 37 tăng thêm một lƣợng cố định tƣơng ứng là a (hay b) đơn vị. Do vậy, năng suất biên của vốn hay lao động cũng chính là các hệ số a hay b. Nhƣ vậy, năng suất biên của vốn và lao động không thay đổi khi số đơn vị vốn và lao động đƣợc sử dụng tăng thêm. Do đó, đƣờng biểu diễn mối quan hệ giữa sản lƣợng và mỗi yếu tố đầu vào (vốn và lao động) là các đƣờng thẳng dốc lên có độ dốc là a hay b, nếu yếu tố đầu vào kia không đổi) Phƣơng trình của đƣờng đẳng lƣợng ứng với hàm sản xuất tuyến tính là: q0 = aK + bL hay K = . Vậy đƣờng đẳng lƣợng của hàm số sản xuất này là những đƣờng thẳng song song có độ dốc (xem hình 2.5a). Trong trƣờng hợp hàm sản xuất này, vốn và lao động có thể hoàn toàn thay thế cho nhau. Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao động cho sản xuất tùy thuộc vào giá của chúng. Tại điểm A trong hình 4.5a, để sản xuất ra mức sản lƣợng q1, nhà sản xuất chỉ sử dụng vốn mà không có lao động nào. Ngƣợc lại, tại điểm B, nhà sản xuất chỉ sử dụng lao động. Giữa hai điểm A và B, nhà sản xuất có thể sử dụng kết hợp giữa vốn và lao động. Tuy nhiên, hàm sản xuất này ít gặp trong thực tế vì ít nhất một máy móc nào đó cần có ngƣời nhấn nút hay ngƣời lao động cần đƣợc trang bị ít nhất một máy móc hay công cụ lao động nào đó. Hàm sản xuất tuyến tính có thể thấy ở những trạm thu phí giao thông. Trong việc bán vé, nhà quản lý có thể chọn cách bán vé bằng máy tự động và không sử dụng lao động hay chỉ sử dụng ngƣời bán vé mà không sử dụng máy bán vé tự động. Ở các nƣớc phát triển, do giá lao động thƣờng đắt đỏ nên họ thƣờng sử dụng máy bán vé tự động, trong khi ở nƣớc ta, giá lao động thấp hơn nên chúng ta dùng ngƣời bán vé. b. Hàm sản xuất tỷ lệ kết hợp cố định q = min (aK,bL); a, b>0 Phƣơng trình hàm sản xuất: q = min (aK,bL) cho biết rằng số lƣợng sản phẩm sản xuất ra bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc. Nếu aK < bL thì q = aK. Trong trƣờng hợp này, ta nói vốn là yếu tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm lao động không làm gia tăng sản lƣợng nên MPL= 0. Vốn là yếu tố quyết định. Nếu aK > bL thì q = bL. Trong trƣờng hợp này, ta nói lao động là yếu tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm vốn không làm gia tăng sản lƣợng nên MPK= 0. Lao động là yếu tố quyết định. Khi aK = bL, cả hai yếu tố K và L đƣợc sử dụng tối đa. Khi đó . Đẳng thức này xảy ra tại các điểm gốc của đƣờng đẳng lƣợng. Ta có thể vẽ đƣợc một đƣờng thẳng nối các điểm gốc này (vì : đây là phƣơng trình của một đƣờng thẳng). Trên hình 4.5b các điểm A, B, và C là những phƣơng án kết hợp đầu vào có hiệu quả. Với hàm sản xuất này, vốn và lao động phải đƣợc sử dụng với một tỷ lệ nhất định, chúng không thể thay thế cho nhau. Mỗi một mức sản lƣợng đòi hỏi một phƣơng án kết hợp đặc biệt giữa lao động và vốn. Trong trƣờng hợp này, ta không thể tạo thêm sản lƣợng nếu nhƣ không đƣa thêm vào cả vốn và lao động theo một tỷ lệ cụ thể. Do đó các đƣờng đẳng 38 lƣợng hình chữ L. Một ví dụ về hàm sản xuất này là công việc xây dựng hè phố bê tông bằng cách sử dụng búa khoan. Mỗi búa khoan cần một công nhân điều khiển, khối lƣợng công việc hoàn thành chắc chắn không tăng lên khi hai ngƣời cùng sử dụng một búa hay khi một ngƣời đƣợc trang bị hai búa. Trong ngành công nghiệp may mặc, một ngƣời thợ may làm việc với một máy may. Anh ta không thể sản xuất nhiều hơn với nhiều máy may hơn. Để tăng sản lƣợng, số thợ may và số máy may phải tăng theo tỷ lệ tƣơng ứng: một máy/một lao động. Loại hàm sản xuất này cũng có thể quan sát thấy trong dịch vụ taxi hay một số dịch vụ khác. Đối với một quá trình sản xuất đƣợc đặc trƣng bởi đƣờng đẳng lƣợng có dạng nhƣ thế này, nhà sản xuất sẽ chọn các điểm dọc theo đƣờng ứng với là cố định (hình 2.5b) c. Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS q = cKaLb; a,b,c > 0 Đây là trƣờng hợp trung gian giữa hai trƣờng hợp trên và cũng là hàm sản xuất phổ biến nhất đƣợc áp dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của một quá trình sản xuất. Đƣờng đẳng lƣợng của hàm sản xuất này là đƣờng cong dốc xuống và lồi về phía gốc tọa độ (hình 2.5c). Đối với đường đẳng lượng dạng này, vốn và lao động có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nào đó nhưng không hoàn toàn. Chẳng hạn, khi di chuyển từ điểm A đến điểm B trên đƣờng đẳng lƣợng q1, ta thay thế dần lao động cho vốn. Đƣờng đẳng lƣợng dốc xuống về phía phải và tiệm cận với trục hoành nhƣng không thể cắt trục hoành nên số vốn sử dụng trong sản xuất không bao giờ bằng không. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất có thể sử dụng rất nhiều lao động để thay thế cho vốn nhƣng bao giờ cũng tồn tại một lƣợng vốn nhất định. Ngƣợc lại, vốn cũng có thể thay thế cho lao động khi di chuyển từ phải sang trái nhƣng bao giờ cũng tồn tại một lƣợng lao động nhất định. Chúng ta có thể thấy rằng một quá trình sản xuất dù tự động hóa đến đâu cũng cần có ngƣời điều khiển dây chuyền máy móc đó hay trong một ngành nghề sản xuất thủ công, ngƣời lao động cũng cần phải đƣợc trang bị một số công cụ lao động nhất định. Do vậy, đây là dạng hàm sản xuất đƣợc áp dụng phổ biến nhất trong thực tế vì nó mang những đặc điểm chung của một quá trình sản xuất. Trong điều kiện của nền kinh tế nƣớc ta, tình trạng dƣ thừa lao động ở nông thôn và thành thị xảy ra rất phổ biến nên mức tiền lƣơng chung thấp. Đó là một lợi thế lớn của nƣớc ta Hình 2.5b: Hình 2.5a: Hình 2.5c: 39 trong việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiều lao động để thay thế cho vốn mà yếu tố này thƣờng khan hiếm và đắt đỏ đối với những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta. Do vậy, trong việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, các nhà sản xuất thƣờng ƣu tiên cho các công nghệ sử dụng nhiều lao động. Với trình độ phát triển của lực lƣợng lao động còn thấp, nƣớc ta chỉ nên tập trung vào phát triển các ngành hƣớng về xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động nhƣ nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ xuất khẩu gồm dệt may, giày dép, đồ chơi, dụng cụ sin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07200061_8118_1983646.pdf
Tài liệu liên quan