Tài liệu Bài giảng Kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam - Nguyễn Lanh: TS. Nguyễn Lanh, Viện CLCS TNMT TUY HÒA, 12 / 4 / 2017PHẦN 1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAMCÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ:1. DIỄN BIẾN VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở PHÚ YÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 1CÁC NỘI DUNG CHÍNHTÓM TẮT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬURủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Xu thế của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAMCác bằng chứng về BĐKH ở Việt Nam Cực đoan khí hậu ở Việt Nam Kịch bản BĐKH ở Việt Nam Cực đoan khí hậu trong tương lai ở Việt Nam KHÁI QUÁT LẠI CÁC ĐIỂM CHÍNH2I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu1. Rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: (IPCC, 2012): Một số KN cơ bản: Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định bởi những thay đổi về giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn ..Cực đoan khí hậu (khí hậu/thời tiết cực đoan): Là sự xuất hiện giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn...
31 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam - Nguyễn Lanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Nguyễn Lanh, Viện CLCS TNMT TUY HÒA, 12 / 4 / 2017PHẦN 1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAMCÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ:1. DIỄN BIẾN VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở PHÚ YÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 1CÁC NỘI DUNG CHÍNHTÓM TẮT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬURủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Xu thế của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAMCác bằng chứng về BĐKH ở Việt Nam Cực đoan khí hậu ở Việt Nam Kịch bản BĐKH ở Việt Nam Cực đoan khí hậu trong tương lai ở Việt Nam KHÁI QUÁT LẠI CÁC ĐIỂM CHÍNH2I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu1. Rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: (IPCC, 2012): Một số KN cơ bản: Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định bởi những thay đổi về giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn ..Cực đoan khí hậu (khí hậu/thời tiết cực đoan): Là sự xuất hiện giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn) giá trị ngưỡng của một yếu tố thời tiết hoặc khí hậu, gần các giới hạn trên (hay dưới) của dãy các giá trị quan trắc được của yếu tố đó. Để đơn giản, gọi chung là khí hậu cực đoan.Thiên tai: Các hiểm họa tự nhiên khi tương tác với các đối tượng dễ bị tổn thương có khả năng làm thay đổi nghiêm trọng các chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hộiMức độ phơi bày trước hiểm họa: chỉ sự hiện diện của con người, sinh kế, các dịch vụ môi trường, các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự nhiên phải chịu những tổn hại, mất mát,hư hỏng tiềm tàng Tính dễ bị tổn thương: xu hướng hay khả năng bị ảnh hưởng do tác động xấu, hay khả năng đối phó, chống lại, và phục hồi trước các tác động3I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu1. Rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: (IPCC, 2012): Một số khái niệm cơ bản: Rủi ro thiên tai là hàm số có giá trị phụ thuộc vào 3 thông số đầu vào là: (i) Mức độ cực đoan của khí hậu/thời tiết, (ii) Mức độ phơi bày của đối tượng trước hiểm họa, và (iii) Mức độ dễ bị tổn thương hay còn gọi là Khả năng chống chịu của đối tượngMục tiêu của xây dựng các giải pháp thích ứng là nhằm vào:1/ Giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa cả đối tượng, và/hoặc2/ Nâng cao khả năng chống chịu để thích ứng với các tác động, hay làm giảm tính dễ bị tổn thương của đối tượng.Sơ đồ mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố4I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu2. Xu thế tác động của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21: (IPCC, AR5 – 2014)- Nhiệt độ bề mặt Trái đất tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng đến khả năng mang hơi nước của bầu khí quyển và do đó dự đoán lượng tuyết rơi sẽ ít hơn, dẫn đến suy giảm tuyết phủ ở các đỉnh núi theo cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, ở những vùng lạnh nhất, lượng tuyết rơi mùa đông được dự báo sẽ lớn hơn mức độ tăng của tan băng vào mùa hè;- Lượng mưa trung bình toàn cầu sẽ tăng khi thế giới trở nên ấm hơn, nhưng đồng thời cũng có những khác biệt đáng kể giữa các vùng (bao gồm cả việc giảm lượng mưa thực sự ở một số nơi trên Trái đất);Các vùng khí hậu ẩm ướt được dự báo sẽ trở nên ẩm ướt hơn, trong khi các khu vực khô hạn vào mùa khô sẽ có xu thế bị khô hạn nặng nề hơn.Ngoài các tác động của biến đổi khí hậu, tương lai của hệ thống cung cấp nước ngọt trên Trái đất còn chịu tác động bởi những biến động về nhân khẩu học, kinh tế xã hội, và công nghệ, thông qua thay đổi sử dụng đất như: chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp hay đất đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng mới, v.v và theo đó là nhu cầu nước ngọt cho các mục đích sử dụng mới. 5I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu2. Xu thế tác động của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21: (IPCC, AR5 – 2014)Xu thế các hiện tượng cực đoan:1. Mưa cực đoan nhiều hơn: Các hiện tượng mưa cực đoan sẽ xảy ra ở trên hầu hết các vùng đất ở vĩ độ giữa và rất có thể sẽ trở nên khốc liệt hơn và thường xuyên hơn ở các vùng nhiệt đới ẩm ướt vào cuối thế kỷ này. Nước có thể bị đục, bị ô nhiễm do sự xói mòn ở thượng nguồn và trục trặc của hệ thống chứa/xử lý nước thải. 2. Hạn hán nặng nề hơn: hạn hán sẽ nặng nề hơn trong thế kỷ 21 trong một số mùa và khu vực, do lượng mưa giảm và/hoặc tăng quá trình bốc hơi. Từ góc độ an toàn nước uống, hạn hán gia tăng thường được gắn liền với chất lượng nước kém hơn: xu hướng làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm và các chất hữu cơ trong nước.3. Mực nước biển dâng: Nước ngầm ven biển sẽ bị ảnh hưởng không chỉ thông qua những thay đổi trong nguồn nước ngầm mà còn thông qua nước biển dâng: sự xâm nhập nước mặn vào nước uống đều có thể làm tăng chi phí xử lý nước, ô nhiễm nước, v.v..6II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Các dấu hiệu BĐKH ở Việt Nam Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước, lượng mưa có xu thế giảm ở phía Bắc trong khi mưa lại tăng ở phía Nam, đồng thời mực nước biển trung bình ở Việt Nam đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác tác động mạnh đến Việt Nam.7II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Các dấu hiệu BĐKH ở Việt Nam Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam 50 năm qua có xu thế tăng đều vào tất cả các mùa, trong khi sự thay đổi lượng mưa trung bình năm là không đồng đều, từ Bắc Trung Bộ trở ra phía Bắc lượng mưa có xu thế giảm trong khi từ Nam Trung Bộ trở vào lượng mưa có xu thế tăng.Thay đổi nhiệt độ 50 năm quaThay đổi lượng mưa 50 năm qua8II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1. Các dấu hiệu BĐKH ở Việt Nam Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai: Số đợt các không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam đã giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua – tuy nhiên xen kẽ vào đó thỉnh thoảng xuất hiện những đợt lạnh khốc liệt; bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn với quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn.Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền TrungHạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm quan trắc khí tượng trong từng vùng khí hậu. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam BộVề nước biển dâng: Ở Việt Nam biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm.9II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan khí hậu liên quan BĐKH và các tác động: “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu” do UNDP và Viện Khoa học KTTV&MT thực hiện tháng 2/2015: Có những bằng chứng quan sát được về sự thay đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam: Có sự sụt giảm đáng kể trên toàn quốc về số ngày và đêm lạnh trong giai đoạn 1961-2010, đặc biệt là ở miền Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên, số lượng các đợt rét đậm, rét hại lại có sự biến đổi khá phức tạp và biến động mạnh từ năm này qua năm khác. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Hiện tượng băng tuyết xuất hiện với tần suất nhiều hơn ở các vùng núi cao phía Bắc như Sa Pa, Mẫu Sơn10II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan khí hậu liên quan BĐKH và các tác động: Số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và TâyNguyên, nhưng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Số đợt nóng (khi nhiệt độ cao hơn 35oC) trên toàn quốc quan trắc được có xu thế ngày càng tăng lên.11II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan liên quan BĐKH khí hậu và các tác động: Mưa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau trong giai đoạn 1961-2010. Xu thế giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, trong khi các vùng khí hậu khác có xu thế tăng ở phần lớn các trạm. Mưa cực đoan thường xảy ra từ tháng Tư tới tháng Bảy, ở phía Bắc sớm hơn và ở phía Nam muộn hơn.Những đợt hạn hán cực kỳ khắc nghiệt: ở Việt Nam, số ngày khô hạn liên tục tăng lên trong giai đoạn 1961-2010 ở miền Bắc, giảm đi ở miền Nam.Về bão: Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1961-2010, chưa có bằng chứng về sự thay đổi tần suất của các cơn bão bao gồm cả bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, các cơn bão trung bình có xu hướng giảm nhưng số lượng các cơn bão có cường độ mạnh tăng lên.12II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan khí hậu liên quan BĐKH và các tác động: Rủi ro xâm nhập mặn tăng cao, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Dưới tác động của nước biển dâng, hạn hán khắc nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nước ở thượng lưu do BĐKH. Ở hạ lưu các hệ thống sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai và Mê Công, mặn xâm nhập vào đất liền sâu hơn. Vào cuối thế kỷ 21, chiều sâu xâm nhập ứng với độ mặn 1‰ có thể tăng lên trên 20 km trên các sông sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, xấp xỉ 10 km trên sông Hồng - Thái Bình.Đã có sự gia tăng mực nước cao bất thường ở vùng ven biển do có sự gia tăng mực nước biển trung bình trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Mực nước trung bình ven biển Việt Nam đang gia tăng với tốc độ khoảng 2,8 mm mỗi năm, nhưng theo số liệu từ vệ tinh mức tăng trung bình trong toàn khu vực Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm trong giai đoạn 1993-2010.Các nghiên cứu gần đây cho thấy mực nước biển cực đoan (nước dâng do bão do sự kết hợp của bão và thủy triều) có thể sẽ vượt quá chiều cao thiết kế hiện tại của hệ thống đê biển một cách thường xuyên hơn.13II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Năm 2016, Bộ TN&MT đã công bố Kịch bản BĐKH mớiDưới tác động của biến đổi khí hậu, trong thế kỷ 21, nhiệt độ không khí trung bình năm, trung bình mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005), với mức tăng khác nhau phụ thuộc vào các kịch bản và vùng khí hậu14II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở 1986-200515II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưaVào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Tuy nhiên, phân bố lượng mưa giữa các mùa là không đồng đều: Xu hướng chung:Lượng mưa của mùa mưa có xu hướng tăng lênLượng mưa mùa khô có xu hướng giảm ở nhiều nơi16II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa:Biến đổi của lượng mưa trung bình năm (%) so với thời kỳ cơ sở17II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa: Kịch bản CRP4.5 Thay đổi lượng mưa theo mùa (2046- 2065,%) so với thời kỳ cơ sở Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hè Mùa Thu18II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Dự báo về thiên tai:Rét đậm, rét hại: Kết quả tính toán: số ngày có nhiệt độ dưới 13oC tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ theo cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đều cho thấy, trong tương lai số ngày rét đậm, rét hại ở hầu hết các địa phương đều có xu thế giảm, đặc biệt là các tỉnh miền núi.Nắng nóng: Kết quả tính toán dự báo: vào giữa TK21, số ngày nắng nóng (số ngày nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35oC) có xu thế tăng trên phần lớn diện tích cả nước, với mức tăng khoảng 20÷40 ngày so với thời kỳ cơ sở, tăng nhiều nhất (trên 40 ngày) ở Bắc Trung Bộ, Nam Bộ, ít nhất (dưới 5 ngày) ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hạn hán: Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC (AR4), hạn hán có xu thế tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ khoảng năm 1970. Trong AR5, IPCC nhận định (với độ tin cậy vừa phải) hạn hán sẽ tăng trong thế kỷ 21 ở một số mùa và khu vực do giảm lượng mưa và/hoặc tăng quá trình bốc hơi.19II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Kịch bản nước biển dâng: Kịch bản nước biển dâng do BĐKH chỉ xét đến mực nước biển trung bình, không xét đến các yếu tố khác gây sự dâng lên của mực nước biển, như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình sụt lún địa chất và các quá trình khác.Ở khu vực biển Đông: Tốc độ biến đổi mực nước biển từ số liệu quan trắc có giá trị khoảng 2,8 mm/năm cao hơn một ít so với tốc độ biến đổi tính từ các mô hình, khoảng 2,4 mm/năm. Phân bố theo không gian, mực nước biển dâng theo cả 4 kịch bản RCP, tuy nhiên có sự khác nhau ở một số vùng: Khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) và Nam Biển Đông có mực nước biển dâng cao hơn đáng kể so với các khu vực khác. Khu vực có mực nước biển dâng thấp hơn cả là khu vực Vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển Đông. Nếu xem xét riêng dải ven biển Việt Nam, khu vực ven biển từ Đà Nẵng trở vào phía Nam có mực nước biển dâng cao hơn so với khu vực phía Bắc. 203. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Đóng góp của các thành phần vào mực nước biển dâng tổng cộng vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở: II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 21II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Kịch bản nước biển dâng: Kết quả tính toán dự báo nước biển dâng ở Việt Nam theo các kịch bản 22II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Tác động của nước biển dâng đối với vùng ven biển gồm hai mặt chính: 1/ gây ngập lụt cho các vùng thấp ven biển, và 2/ làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn vào các vùng cửa sông và vào các tầng nước ngầm vùng ven biển, 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam:Mực nước biển dâng theo kịch bản RCP 6.0 (cm): Phú Yên thuộc khu vực biển thứ V23II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 4. Cực đoan khí hậu trong tương lai: Số ngày và số đợt nắng nóng (3 ngày liên tiếp xuất hiện nắng nóng trên 35oC) dự tính tăng trên hầu hết các khu vực, nhất là khu vực miền Trung. Theo kịch bản cao, số ngày nắng nóng dự tính đến giữa thế kỷ 21 tăng phổ biến từ 20-30 ngày so với thời kỳ 1980-1999 ở khu vực Nam Bộ; Đến cuối thế kỷ 21tăng khoảng từ 60-70 ngày trên khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, NamTrung Bộ và Nam Bộ, số đợt nắng nóng dự tính sẽ gia tăng ở hầu hết các khu vực của Việt Nam24II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 4. Cực đoan khí hậu trong tương lai: Hạn hán có khả năng gia tăng trong thế kỷ 21 trong một số mùa và ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam, do lượng mưa giảm và/hoặc tăng quá trình bốc hơi tần suất hạn cao chủ yếu xảy ra tập trung vào các tháng vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8) trong thế kỷ 21, hạn hán có thể xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam25II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 4. Cực đoan khí hậu trong tương lai:Tần suất mưa lớn dự tính tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt Nam. Mưa lớn tăng rủi ro sạt lở đất ở các khu vực miền núi. Hiện tượng mưa lớn diện rộng có xu thế tăng mạnh. Dự tính cực đoan mưa trong tương lai: trong thế kỷ 21, số ngày với lượng mưa lớn hơn 50mm dự tính tăng.Lượng mưa 1 ngày lớn nhất (Rx1day) có xu thế tăng ở hầu hết khu vực Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, phía nam Tây Nguyên và ĐBSCL, và giảm ở các vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.26II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 4. Cực đoan khí hậu trong tương lai:Dự tính thay đổi số lượng bão hoạt động ở Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam vào giữa và cuối thế kỷ 21 còn nhiều điểm chưa chắc chắn. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là số lượng bão mạnh có xu thế tăng.El Nino/ La Nina tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Theo diễn biến lịch ENSO trong 100 năm qua, tần suất và cường độ của El Nino và La Nina thể hiện xu thế tăngSự dâng lên của mực nước biển trung bình sẽ góp phần vào xu hướng dâng lên của mực nước cực đoan ven biển trong tương lai. Những vùng hiện đang trải qua những tác động bất lợi như xói lở bờ biển và ngập lụt sẽ tiếp tục bị như vậy trong tương lai do mực nước biển tăng lên.27III. Tóm tắt một số điểm chính1. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và đang diễn ra trên quy mô toàn thế giới. Biến đổi khí hậu hiện tại có nguồn gốc nhân tạo, có liên quan chặt chẽ với sự phát thải khí nhà kính do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người và xảy ra với tốc độ nhanh, khác với biến đổi khí hậu trong quá khứ có nguồn gốc tự nhiên và thường phải cần tới những chu kỳ tính theo hàng triệu năm. Các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu là: - Sự tăng nhiệt độ khí quyển và đại dương,- Sự thay đổi lượng mưa tại các vùng khác nhau trên Trái Đất, - Mực nước biển dâng cao.- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn bất thường, nắng nóng, hạn hán, bão lớn, xảy ra thường xuyên hơn, với cường độ khốc liệt hơn, khó dự đoán trước. 28III. Tóm tắt một số điểm chính2. Ở Việt Nam trong 50 năm qua đã ghi nhận đầy đủ các biểu hiện của biến đổi khí hậu như: sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, mực nước biển dâng, và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng đối với các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. 29III. Tóm tắt một số điểm chính3. Dự báo xu thế của biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ tiếp tục trầm trọng thêm trong thế kỷ 21 với các biểu hiện và tác động cụ thể là:Nhiệt độ tiếp tục tăng trong thế kỷ 21 với ngày càng có nhiều đợt nắng nóng hơn trong mùa hè;Tiếp tục có sự biến động về lượng mưa: sẽ có nhiều hơn các đợt mưa lớn xảy ra vào mùa mưa gây ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mưa, trong khi vào mùa khô nóng lượng mưa ở nhiều nơi có khả năng sụt giảm lớn dẫn tới nguy cơ khô hạn và thiếu nước trầm trọng hơn. Nước biển dâng làm gia tăng mức độ xâm nhập mặn vào vùng cửa sông và vào tầng nước ngầm các khu vực ven biển, từ đó gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và đời sống của nhân dân.30TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_kich_ban_bdkh_the_gioi_va_vn_phu_yen_0373_2164994.pptx