Tài liệu Bài giảng Khủng hoảng: Chương 6: KHỦNG HOẢNG GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bàn về khái niệm khủng hoảng. Các loại khủng hoảng. Một số ví dụ về khủng hoảng. Đặc điểm chung của khủng hoảng. Những phản ứng thông thường khi xảy ra khủng hoảng. Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 6 (trang 257 – 296) 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Khủng hoảng là gì? Cho đến nay, trên thế giới, đặc biệt ở Hoa Kỳ và Tây Âu, có nhiều tác giả viết về khủng hoảng, nhưng chưa có được khái niệm đồng nhất về vấn đề này. Có rất nhiều quan niệm Khủng hoảng là tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng, bình ổn, do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết hoặc Khủng hoảng là tình trạng thiếu hụt, gây mất cân bằng nghiêm trọng. 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Crisis – khủng hoảng – là thời gian rất khó khăn hoặc nguy hiểm; thời điểm quyết định trong ốm đau bệnh tật, cuộc đời, lịch sử... Khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp mà ta không thể kiểm soát Khủng hoảng là sự kiện gây ảnh hưởng xấu, thậm chí có thể phá hủ...
25 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khủng hoảng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: KHỦNG HOẢNG GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bàn về khái niệm khủng hoảng. Các loại khủng hoảng. Một số ví dụ về khủng hoảng. Đặc điểm chung của khủng hoảng. Những phản ứng thông thường khi xảy ra khủng hoảng. Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 6 (trang 257 – 296) 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Khủng hoảng là gì? Cho đến nay, trên thế giới, đặc biệt ở Hoa Kỳ và Tây Âu, có nhiều tác giả viết về khủng hoảng, nhưng chưa có được khái niệm đồng nhất về vấn đề này. Có rất nhiều quan niệm Khủng hoảng là tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng, bình ổn, do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết hoặc Khủng hoảng là tình trạng thiếu hụt, gây mất cân bằng nghiêm trọng. 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Crisis – khủng hoảng – là thời gian rất khó khăn hoặc nguy hiểm; thời điểm quyết định trong ốm đau bệnh tật, cuộc đời, lịch sử... Khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp mà ta không thể kiểm soát Khủng hoảng là sự kiện gây ảnh hưởng xấu, thậm chí có thể phá hủy toàn bộ tổ chức. Khủng hoảng là bất cứ hiện tượng nào đòi hỏi phải mất nhiều thời gian hành động để tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho tổ chức hoặc công chúng của tổ chức; 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Khi các hoạt động của tổ chức (quảng cáo, chiêu hàng, chi cho các lễ hội...) không đáp ứng được kỳ vọng của công chúng; Các chính sách/ hoạt động thực tế của tổ chức không được một bộ phận công chúng đáng kể chấp nhận (các chương trình môi trường, môi sinh, thuê nhân công, những đóng góp của tổ chức cho xã hội...); Khi công chúng tẩy chay, không dùng sản phẩm của tổ chức; Có hiện tượng hàng giả hoặc vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa; Khi những thông tin bí mật bị rò rỉ bởi thành viên của tổ chức; Có hiện tượng phá hoại ngầm; 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Bị bọn khủng bố tấn công; Các hàng động bạo lực gây hại cho thành viên hoặc tài sản của tổ chức hay những lời đe dọa bắt cóc, tống tiền, gây tai nạn cho lãnh đạo hoặc nhân viên tổ chức; Thiên tai gây thiệt hại cho tổ chức; Các sai sót của sản phẩm có thể gây rủi ro cho công chúng, dù có thực sự xảy ra hay chỉ cảm nhận; Quy trình sản xuất có thể gây nguy hiểm cho nhân viên tổ chức hay công chúng; Việc điều chỉnh luật hay xây dựng luật mới có khả năng gây trở ngại cho công việc kinh doanh của tổ chức... 6.1. Bàn về khái niệm khủng hoảng Khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp , rối loạn, mất cân bằng nghiêm trọng, có khả năng gây tác động bất lợi về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ chức, đòi hỏi phải hành động kịp thời, phải hao tốn nhiều thời gian, tiền bạc thì mới có thể tránh được những tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra. 6.2. Các loại khủng hoảng. 6.2.1. Thiên tai. 6.2.2. Tai nạn. 6.2.3. Những thảm họa công nghiệp. 6.2.4. Những sự cố do trang thiết bị bị hư hỏng. 6.2.5. Những cuộc tấn công về kinh tế. 6.2.6. Bị phá hoại, khủng bố. 6.2.7. Những vấn đề trong nội bộ tổ chức. 6.2.8. Có hiện tượng tử vong. 6.2.9. Vấn đề chính trị. 6.2.10. Vấn đề kinh tế. 6.2.1. Thiên tai. Bão, bão tuyết, bão từ, bão cát… Lũ lụt, Động đất, Núi lửa phun, Sóng thần, Sét đánh, Lốc xoáy, Đất lở, Hạn hán, Sương muối... 6.2.2. Tai nạn. Tai nạn lao động, Tai nạn giao thông: nổ máy bay, phương tiện đâm nhau, chìm tàu... 6.2.3. Những thảm họa công nghiệp Những vụ nổ lớn, Những vụ cháy gây thiệt hại nặng, Rò rỉ phóng xạ, Rò rỉ hóa chất, Tràn dầu... 6.2.4. Những sự cố do trang thiết bị bị hư hỏng. Hệ thống máy vi tính bị trục trặc, Có khuyết tật trong hệ thống cung ứng vật tư, Lỗi trong khâu vận hành, Hệ thống truyền thông bị hư hỏng, Hệ thống bảo vệ bị trục trặc, Thậm chí toàn bộ dây chuyền sản xuất có vấn đề... 6.2.5. Những cuộc tấn công về kinh tế. Các công ty tẩy chay lẫn nhau, Bị đối thủ (các công ty khác) thao túng hoặc thôn tính, Cổ phiếu của tổ chức bị giảm giá... 6.2.6. Bị phá hoại, khủng bố. Bị đe dọa bắt cóc, tống tiền, Bị tấn công khủng bố, Scandal, Bị vu khống... 6.2.7. Những vấn đề trong nội bộ tổ chức. Có hiện tượng tham ô, ăn cắp Mất đoàn kết nội bộ, chia bè phái, tranh giành quyền lực, Có sai lầm trong văn hóa tổ chức của công ty, Sa thải nhân viên, Kiện tụng, Đình công, bãi công... 6.2.8. Có hiện tượng tử vong. Lãnh đạo công ty tử vong, Nhân viên tử vong do sự cố của máy móc, thiết bị... Khách hàng bị tử vong do sử dụng sản phẩm của tổ chức... 6.2.9. Vấn đề chính trị. Chính phủ, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của tổ chức theo chiều hướng xấu, Chính sách thay đổi gây bất lợi cho tổ chức, Bị phân biệt đối xử, Bị tước đoạt, tịch thu tài sản, Bị thanh tra, kiểm tra... 6.2.10. Vấn đề kinh tế. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát, thiểu phát, Tình hình tài chính của tổ chức xấu đi, Tổ chức bị phá sản... 6.3. Một số ví dụ về khủng hoảng Xem các ví dụ từ trang 264 – 266 Xem các minh họa từ trang 267 - 281 6.4. Đặc điểm chung của khủng hoảng Gây thiệt hại. Các sự kiện có tính chất “leo thang”, lan rộng. Đòi hỏi phải hành động nhanh chóng kịp thời vì thời gian không đứng về phía bạn. Các tin tức về khủng hoảng sẽ được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin rầm rộ. Các tin đồn và ảnh hưởng của nó. 6.5. Những phản ứng thông thường khi xảy ra khủng hoảng Không tin. Cảm giác bị tổn thương. Trạng thái cô lập. Sự hoảng loạn. Cái nhìn thiển cận. Trút gánh nặng cho người khác và trách cứ lung tung. Tóm tắt chương 6 Khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp, rối loạn, mất cân bằng nghiêm trọng, có khả năng gây tác động bất lợi về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ chức; Khủng hoảng gây sự chú ý của giới truyền thông và công chúng đến tổ chức theo chiều hướng bất lợi. Khủng hoảng đòi hỏi phải hành động kịp thời thì mới có thể tránh được hoặc hạn chế được những tác động tiêu cực do chúng gây ra. Khủng hoảng có thể xảy đến với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, nên cần phải nghiên cứu, tìm cách phòng chống khủng hoảng. Khủng hoảng có nhiều loại và cùng với sự tiến bộ của nhân loại những dạng khủng hoảng mới xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh những đặc điểm riêng, tất cả các loại khủng hoảng đều có những đặc điểm chung. Cần nghiên cứu, nắm vững được những đặc điểm đó, để có thể nhận diện được khủng hoảng và có cách phòng chống thích hợp. Nếu không được chuẩn bị từ trước, khi khủng hoảng xảy ra, người ta sẽ có những phản ứng tiêu cực. Cần phải có những giải pháp thích hợp để chống các phản ứng đó. Bài tập chương 6 Trình bày khái niệm khủng hoảng. Các loại khủng hoảng chủ yếu. Tiến hành điều tra để xác định các loại khủng hoảng trong kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phân nhóm nghiên cứu, mỗi nhóm tìm một ví dụ về khủng hoảng, tiến hành phân tích và trình bày trước lớp. Phân tích 3 cuộc khủng hoảng về tràn dầu: Exxon Valdez, xảy ra vào tháng 3 năm 1989 Braer, xảy ra vào tháng 1 năm 1993 Sea Empress, xảy ra năm 1996 (Xem phụ lục 3) Từ đó rút ra những nhận xét thích hợp. 5. Phân tích cuộc khủng hoảng 11/09/2001 – Nước Mỹ bị tấn công khủng bố. Rút ra những kết luận thích hợp. Bài tập chương 6 Bài tập thảo luận nhóm Khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đọc lại Minh họa 6.1, hãy phân tích, nhận dạng các đặc điểm chung và các phản ứng khi xảy ra khủng hoảng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phòng chống loại khủng hoảng khủng bố/thảm sát trong các trường học. Hãy đọc lại bài “Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương” trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Sách Quản trị RR&KH, trang 287-296) Câu hỏi thảo luận Hãy phân tích khủng hoảng sóng thần và đề xuất những giải pháp phòng chống loại khủng hoảng này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C6_Khung hoang.ppt