Tài liệu Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 6: Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công: V1.0018111220
BÀI 6
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PGS.TS. Phan Thế Công
Giảng viên Trường Đại học Thương mại
1
V1.0018111220
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017 có chủ đề “Tháo gỡ các rào
cản phát triển doanh nghiệp” với mục tiêu bên cạnh việc đánh giá diễn biến kinh tế
năm 2017 và triển vọng năm 2018, sẽ lựa chọn một vấn đề nổi cộm trong năm
2017 là phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến các rào cản phát triển của
doanh nghiệp trên thị trường yếu tố và trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước, từ đó có những khuyến nghị chính sách nhằm tháo gỡ các rào cản, tiết giảm
chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của khu vực doanh
nghiệp, đóng góp vào định hướng chính sách gia tăng tổng cung.
Link báo cáo:
https://khoahoc.neu.edu.vn/vi/2017/gioi-thieu-an-pham-danh-gia-kinh-te-viet-nam-
thuong-nien-2017
2
Sau khi nghiên cứu xong bài học này, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi, thế
nào là một báo ...
38 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 6: Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V1.0018111220
BÀI 6
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PGS.TS. Phan Thế Công
Giảng viên Trường Đại học Thương mại
1
V1.0018111220
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017 có chủ đề “Tháo gỡ các rào
cản phát triển doanh nghiệp” với mục tiêu bên cạnh việc đánh giá diễn biến kinh tế
năm 2017 và triển vọng năm 2018, sẽ lựa chọn một vấn đề nổi cộm trong năm
2017 là phân tích thực trạng và các yếu tố tác động đến các rào cản phát triển của
doanh nghiệp trên thị trường yếu tố và trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước, từ đó có những khuyến nghị chính sách nhằm tháo gỡ các rào cản, tiết giảm
chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của khu vực doanh
nghiệp, đóng góp vào định hướng chính sách gia tăng tổng cung.
Link báo cáo:
https://khoahoc.neu.edu.vn/vi/2017/gioi-thieu-an-pham-danh-gia-kinh-te-viet-nam-
thuong-nien-2017
2
Sau khi nghiên cứu xong bài học này, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi, thế
nào là một báo cáo kết quả nghiên cứu tốt?
V1.0018111220
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Phân biệt được các loại sản phẩm nghiên cứu khoa học.
• Viết được các báo cáo về kết quả nghiên cứu khoa học.
• Sử dụng được ngôn ngữ của tài liệu khoa học và trích dẫn các nguồn nghiên cứu khác một cách phù hợp,
chuẩn hóa.
3
V1.0018111220
CẤU TRÚC NỘI DUNG
4
Giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học6.1
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu6.2
Ngôn ngữ của tài liệu khoa học6.3
Trích dẫn tài liệu tham khảo6.4
V1.0018111220
6.1. CÁC SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5
6.1.1. Phát minh
6.1.2. Phát hiện
6.1.3. Sáng chế
6.1.4. Đề tài khoa học
6.1.5. Đề án khoa học
6.1.6. Chuyên đề khoa học
6.1.7. Bài báo khoa học
V1.0018111220
6.1.1. PHÁT MINH
• Phát minh là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa
ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
• Các đặc điểm:
Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại;
Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
Thường không trực tiếp áp dụng vào sản xuất và đời sống mà phải qua sang chế; tuy nhiên một số kiến
thức thu được từ các khám phá có thể ứng dụng ngày vào đời sống;
Không có giá trị thương mại;
Bảo hộ tác phẩm viết về phát minh theo các đạo luật về quyền tác giả, chứ không bảo hộ bản thân
phát minh;
Luôn luôn tồn tại cùng lịch sử.
6
V1.0018111220
6.1.2. PHÁT HIỆN
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì phát hiện được áp dụng nhiều hơn cho việc tìm ra các vật thể hoặc quy luật xã
hội, trong khi phát minh thường dùng cho việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc những hiện
tượng của thế giới vật chất.
7
Đặc điểm
Nhận ra quy luật xã hội, vật thể đang tồn tại
khách quan. Ví dụ: Marx, Colombo, Kock.
Không cấp patent, không bảo hộ.
V1.0018111220
6.1.3. SÁNG CHẾ
• Sáng chế (invention) là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp
dụng được. Sáng chế được cấp patent, mua bán licence, bảo hộ quyền sở hữu.
• Đặc điểm sáng chế
Bản chất tạo ra phương tiện mới sản phẩm mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại hoặc đã tồn tại
trong một nhóm nhỏ song không phổ biến và là bí mật đối với cộng đồng, tức sáng chế vẫn có thể là mô
tả chi tiết kỹ thuật tạo ra một sản phẩm kỹ thuật hoặc quy trình kỹ thuật bí mật;
Không có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
Có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất và đời sống;
Có giá trị thương mại, mua bán bằng sáng chế (patent) và giấy phép (licence);
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
Bị tiêu vong theo sự tiến bộ của công nghệ.
8
V1.0018111220
6.1.3. SÁNG CHẾ (tiếp theo)
Khái niệm Phát hiện Phát minh Sáng chế
Bản chất Nhận ra vật thể hoặc quy luật
xã hội vốn tồn tại.
Nhận ra quy luật tự nhiên
vốn tồn tại.
Tạo ra phương tiện mới về
nguyên lý kỹ thuật, chưa
từng tồn tại.
Khả năng áp dụng để giải
thích thế giới
Có Có Không
Khả năng áp dụng vào sản
xuất/đời sống
Không trực tiếp mà phải qua
các giải pháp vận dụng.
Không trực tiếp, mà phải qua
sáng chế.
Có thể trực tiếp hoặc phải
qua thử nghiệm. Có thể cải
tiến để đạt hiệu quả kinh tế
cao hơn.
Giá trị thương mại Không Không Mua bán patent và licence
Bảo hộ pháp lý Bảo hộ tác phẩm dựa theo
phát hiện chứ không bảo hộ
bản thân các phát hiện.
Bảo hộ tác phẩm dựa theo
phát minh chứ không bảo hộ
bản thân các phát minh.
Bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
Tồn tại cùng lịch sử Tồn tại cùng lịch sử. Tồn tại cùng lịch sử. Tiêu vong theo sự tiến bộ
công nghệ, hoặc biến dạng
nhờ cải tiến.
9
V1.0018111220
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Nhận định sau đúng/sai và giải thích vì sao?
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Sáng
chế được cấp patent, mua bán licence, bảo hộ quyền sở hữu.
Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Theo mục 6.1.3, sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và
áp dụng được. Sáng chế được cấp patent, mua bán licence, bảo hộ quyền sở hữu.
10
V1.0018111220
6.1.4. ĐỀ TÀI KHOA HỌC
• Nghiên cứu cụ thể có mục tiêu, nội dung phương pháp rõ ràng.
• Tạo ra kết quả mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc làm luận cứ xây dựng chính sách hay cơ
sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
11
V1.0018111220
6.1.5. ĐỀ ÁN KHOA HỌC
12
Là văn bản được xây dựng để trình cấp quản lý cao
hơn hoặc gửi cơ quan tài trợ nhằm đề xuất xin thực
hiện một đề tài, dự án, chương trình.
Đề tài
khoa học
V1.0018111220
6.1.6. CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
13
Là vấn đề khoa học cần giải quyết trong quá trình nghiên
cứu của một đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhằm
xác định những luận điểm khoa học và chứng minh
những luận điểm này bằng những luận cứ khoa học.
Chuyên đề
khoa học
Phân loại
Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết.
Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết kếp hợp triển
khai thực nghiệm.
V1.0018111220
6.1.7. BÀI BÁO KHOA HỌC
14
Là một ấn phẩm khoa học chứa những thông tin mới
(dựa trên kết quả quan sát và thực nghiệm khoa
học) có giá trị khoa học và thực tiễn được đăng trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành với những mục
đích khác nhau (công bố ý tưởng khoa học, công bố
kết quả nghiên cứu).
Bài báo
khoa học
V1.0018111220
6.2. VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
15
6.2.1. Phần khai tập
6.2.2. Phần nội dung
6.2.3. Phần phụ đính
V1.0018111220
6.2.1. PHẦN KHAI TẬP
16
Bìa: bìa chính và bìa phụ1
Lời cảm ơn2
Mục lục3
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ4
Danh mục từ viết tắt5
V1.0018111220
6.2.2. PHẦN NỘI DUNG
Phần mở đầu
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Đề xuất và kiến nghị trong nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
17
V1.0018111220
6.2.2. PHẦN NỘI DUNG (tiếp theo)
P
h
ầ
n
m
ở
đ
ầ
u
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
18
V1.0018111220
6.2.2. PHẦN NỘI DUNG (tiếp theo)
19
N
ộ
i
d
u
n
g
c
h
ín
h
c
ủ
a
đ
ề
t
à
i
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Kết luận
V1.0018111220
6.2.3. PHẦN PHỤ ĐÍNH
• Danh mục tài liệu tham khảo: là danh sách các nguồn tài liệu đã được trích dẫn sử dụng trong bài viết
khoa học.
Ví dụ: Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
• Phụ lục: là phần tài liệu kèm theo để bổ sung cho nội dung của tài liệu chính.
Ví dụ: Các văn bản quy phạm pháp luật đính kèm; Các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất – kinh doanh
hàng năm của doanh nghiệp.
20
V1.0018111220
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Phần mở đầu của đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung nào?
A. Tính cấp thiết của đề tài.
B. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
C. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
D. Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
E. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu nghiên cứu.
F. Thời gian nghiên cứu và kinh phí nghiên cứu đề tài.
G. Kế hoạch nghiên cứu đề tài.
H. Kết cấu của đề tài.
Đáp án đúng là: A; B; C; E và H.
Vì: Theo mục 6.2.2 về phần mở đầu của đề tài nghiên cứu.
21
V1.0018111220
6.3. NGÔN NGỮ CỦA TÀI LIỆU KHOA HỌC
22
6.3.1. Văn phong khoa học
6.3.2. Ngôn ngữ toán học
6.3.3. Các loại sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ
V1.0018111220
6.3.1. VĂN PHONG KHOA HỌC
23
Lời văn trong tài liệu khoa học thường được dùng ở thể bị
động. Xét về mặt logic học, ngôn ngữ khoa học dựa trên
các phán đoán minh nhiên (còn gọi là phán đoán thực
nhiên hoặc phán đoán hiện thực), là loại phán đoán thấy
sao nói vậy, không quy về bản chất khi không đủ luận cứ,
thể hiện thái độ khách quan, không xen tình cảm yêu ghét
vào đối tượng khảo sát.
Văn phong
khoa học
V1.0018111220
6.3.2. NGÔN NGỮ TOÁN HỌC
• Toán học (Mathematics) là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu
trúc, không gian, và sự thay đổi. Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa
và phạm vi của toán học.
• Ngôn ngữ toán học là ngành nghiên cứu các tính chất toán học của ngôn ngữ, thường là bằng các khái
niệm của thống kê hoặc đại số.
• Sử dụng để trình bày những quan hệ định lượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
24
V1.0018111220
6.3.3. CÁC LOẠI SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ Bảng biểu Hình vẽ
• Là hình ảnh trực quan về mối liên
hệ giữa các yếu tố trong hệ
thống hoặc giữa các công đoạn
trong một quá trình.
• Được sử dụng trong trường hợp
cần cung cấp một hình ảnh khái
quát về cấu trúc của hệ thống,
nguyên lý vận hành của hệ
thống, nhưng không đòi hỏi rõ tỷ
lệ và kích thước của các bộ phận
cấu thành hệ thống.
• Bảng số liệu được sử dụng
khi số liệu mang tính hệ
thống, thể hiện một cấu trúc
hoặc một xu hướng.
• Biểu đồ để biểu thị sự tương
quan giữa hai hoặc nhiều sự
vật cần so sánh.
• Cung cấp một hình ảnh tương tự
đối tượng nghiên cứu về mặt hình
thể và tương quan trong không
gian, nhưng cũng không quan tâm
đến tỷ lệ.
• Được sử dụng trong trường hợp
cần cung cấp những hình ảnh
tương đối xác thực của hệ thống,
đúng về mặt nguyên lý, nhưng
không đòi hỏi trình bày một cách cụ
thể về hình dáng và kích thước.
25
V1.0018111220
6.4. TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
6.4.1.
Trích dẫn trong bài
6.4.2.
Danh sách tài liệu tham khảo
V1.0018111220
6.4.1. TRÍCH DẪN TRONG BÀI
• Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau:
Tên tác giả/tổ chức;
Năm xuất bản tài liệu;
Trang tài liệu trích dẫn (nếu có).
• Có 2 cách chủ yếu trình bày trích dẫn trong bài viết:
Trong ngoặc đơn, ví dụ: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn
Văn A, 2009).
Tên tác giả là thành phần của câu, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: Nguyễn Văn A (2009) cho
rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
27
V1.0018111220
6.4.1. TRÍCH DẪN TRONG BÀI (tiếp theo)
• Số trang tài liệu trích dẫn có thể được đưa vào trong trường hợp bài viết trích dẫn nguyên văn một đoạn nội
dung của tài liệu tham khảo.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009, tr.19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế
quốc dân”.
28
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Danh sách tài liệu được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Danh sách tài liệu tham khảo”, tiếp
theo là danh mục liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử) được sắp xếp thứ tự
Alphabet theo tên tác giả, năm bài viết.
• Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, tên tác phẩm, năm xuất bản, nơi
xuất bản.
29
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (tiếp theo)
a. Quy chuẩn trình bày sách tham khảo
• Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản:
• Ví dụ: Nguyễn Văn B (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội
30
Thành phần thông tin Giải thích
Nguyễn Văn B Tên tác giả
(2009), Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Kinh tế Việt Nam năm 2008,
Tên sách, chữ in nghiêng, chữ cái đầu viết hoa, tiếp sau là
dấu phẩy (,)
Nhà xuất bản ABC, Tên nhà xuất bản, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Hà Nội. Nơi xuất bản, kết thúc là dấu chấm (.)
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (tiếp theo)
b. Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên kỷ yếu khoa học
• Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số phát hành, khoảng trang chứa
nội dung bài báo trên tạp chí.
• Ví dụ: Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính sách cho năm 2011’,
Tạp chí Y, số 150, tr. 7-13.
31
Thành phần thông tin Giải thích
Lê Xuân H Tên tác giả
(2009), Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,)
‘Tổng quan kinh tế Việt Nam
năm 2010 và khuyến nghị
chính sách cho năm 2011’,
Tên bài viết đặt trong 2 dấu nháy đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,), chữ cái đầu
viết hoa
Tạp chí Y, Tên tạp chí chữ in nghiêng, tiếp sau là dấu phẩy (,)
số 150. Số phát hành của tạp chí, tiếp sau là dấu phẩy (,)
tr. 7-13. Khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí, kết thúc là dấu chấm (.)
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (tiếp theo)
c. Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử
• Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm/tài liệu điện tử, tên tổ chức xuất bản,
ngày tháng năm truy cập, .
• Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tăng trưởng bền vững, Tạp chí Y, truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2010,
.
32
Thành phần thông tin Giải thích
Nguyễn Văn A Tên tác giả
(2010), Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Tăng trưởng bền vững, Tên bài viết in nghiêng, tiếp sau là dấu phẩy (,), chữ cái đầu viết hoa
Tạp chí Y, Tổ chức xuất bản, tiếp sau là dấu phẩy (,)
truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2010, Ngày tháng năm truy cập, tiếp sau là dấu phẩy (,)
. Liên kết đến bài viết trên website, kết thúc là dấu chấm (.)
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (tiếp theo)
d. Quy chuẩn trình bày một số tài liệu tham khảo đặc biệt
33
Loại tài liệu tham khảo Quy chuẩn trình bày
Ví dụ
(thông tin chỉ có tính minh họa)
Bài viết xuất bản trong
ấn phẩm kỷ yếu hội thảo,
hội nghị.
Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài viết’,
tên ấn phẩm hội thảo/hội nghị, tên
nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang
trích dẫn.
Nguyễn văn A (2010), ‘sinh viên nghiên
cứu khoa học: những vấn đề đặt ra’, Kỷ
yếu Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học
và công nghệ giai đoạn 2006 – 2010, Nhà
xuất bản ABC, Hà Nội, tr. 177-184.
Bài tham luận trình bày tại
hội thảo, hội nghị mà
không xuất bản.
Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài tham
luận’, tham luận trình bày/báo cáo
tại hội thảo/hội nghị (tên hội
thảo/hội nghị), đơn vị tổ chức, ngày
tháng diễn ra hội thảo/hội nghị.
Nguyễn văn A (2010), ‘Mục tiêu phát triển
của Việt Nam trong thập niên tới và trong
giai đoạn xa hơn’, tham luận trình bày tại
Hội thảo Phát triển bền vững, Đại học
ABN, ngày 25 tháng 7.
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (tiếp theo)
d. Quy chuẩn trình bày một số tài liệu tham khảo đặc biệt
34
Loại tài liệu tham khảo Quy chuẩn trình bày
Ví dụ
(thông tin chỉ có tính minh họa)
Bài viết trên báo in Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài báo’,
tên số báo/ngày tháng trang chứa
nội dung bài báo.
Nguyễn văn A (2010), ‘Vĩnh phúc phát triển
công nghiệp có lợi thế cạnh tranh’, Nhân
dân số 154 ngày 23 tháng 10, trang 7.
Bài viết trên báo điện
tử/trang thông tin điện tử
Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên
ấn bài báo’, tên tổ chức xuất bản,
ngày tháng năm truy cập, <liên kết
đến ấn phẩm/bài báo trên website>.
Nguyễn văn A (2010), ‘Tăng trưởng tín
dụng gần lấp đầy chỉ tiêu’, Báo điện tử Thời
báo Kinh tế Việt Nam Vneconomy, truy cập
ngày 04 tháng 11 năm 2010,
.
Báo cáo của các tổ chức Tên tổ chức là tác giả báo cáo (năm
báo cáo), tên báo cáo, mô tả báo
cáo (nếu cần), địa danh ban hành
báo cáo.
Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước
(2009), Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa
học 2008, Hà Nội.
V1.0018111220
6.4.2. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (tiếp theo)
d. Quy chuẩn trình bày một số tài liệu tham khảo đặc biệt
35
Loại tài liệu tham khảo Quy chuẩn trình bày
Ví dụ
(thông tin chỉ có tính minh họa)
Văn bản pháp luật Loại văn bản, số hiệu văn bản, tên
đầy đủ văn bản, cơ quan/tổ
chức/người có thẩm quyền ban hành,
ngày ban hành.
Thông tư số 44/2007/BTC hướng dẫn định
mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí
đối với dự án khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước, Bộ tài chính ban
hành ngày 07 tháng 5 năng 2007.
Các công trình chưa
được xuất bản
Họ tên tác giả (năm viết công trình),
tên công trình, công trình/tài liệu chưa
xuất bản đã được sự đồng ý của tác
giả, nguồn cung cấp tài liệu.
Nguyễn văn A (2006), Quan hệ giữa lạm
phát và thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản
đã được sự đồng ý của tác giải, Khoa kinh
tế học – Đại học Kinh tế quốc dân.
V1.0018111220
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Ghép thành các phương án trả lời đúng
36
1. Phát minh
2. Sáng chế
3. Bách khoa toàn thư
4. Danh mục tài liệu tham khảo
5. Phụ lục
A. là danh sách các nguồn tài liệu đã được trích dẫn sử dụng
trong bài viết khoa học.
B. là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ
thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Sáng chế được cấp
patent, mua bán licence, bảo hộ quyền sở hữu.
C. là phần tài liệu kèm theo để bổ sung cho nội dung của tài
liệu chính.
D. là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội
một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó
làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
E. là từ điển cung cấp tri thức khoa học các ngành một cách
tương đối toàn diện và có hệ thống.
Đáp án đúng là: 1 – E; 2 – B; 3 – D; 4 – A và 5 – C.
Vì: Theo kiến thức các phần đã học trong bài 6. Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học.
V1.0018111220
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Sau khi nghiên cứu xong bài học này, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi, thế nào là một báo cáo kết quả nghiên
cứu tốt?
Trả lời
Một báo cáo kết quả nghiên cứu tốt bao gồm:
• Làm đúng theo kết cấu của một báo cáo nghiên cứu khoa học đã quy chuẩn.
• Có bản đầy đủ và bản tóm tắt, đưa ra được các kết luận chủ yếu, xử lý được các mục tiêu đặt ra của nghiên
cứu, đề xuất được các biện pháp, giải pháp, triển vọng, của vấn đề nghiên cứu.
37
V1.0018111220
TỔNG KẾT BÀI HỌC
Trong bài này, chúng ta đã được nghiên cứu các nội dung sau:
• Các loại sản phẩm nghiên cứu khoa học;
• Các báo cáo về kết quả nghiên cứu khoa học;
• Ngôn ngữ của tài liệu khoa học;
• Trích dẫn các nguồn tài liệu nghiên cứu.
38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tri201_tsr_bai6_trinh_bay_ket_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_6248_2121673.pdf