Tài liệu Bài giảng Khoa học đất - Chương 9: Phân loại đất (tt): 1
ĐẤT PHÙ SA
2
CHÚ DẪN
3
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Đây là nhóm đất chiếm diện tích nhỏ gần 4%
• phân bố dọc theo hai bên bờ sông Tiền, sông
Hậu và các con sông chảy từ huyện Tân Châu,
Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang đến gần vùng
cửa sông đổ ra biển của các huyện, tỉnh nằm về
phía Đông đồng bằng
• Nhóm này bao gồm chủ yếu là các loại đất phù
sa đang được bồi hoặc không được bồi
4
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Đất được phát triển hoàn toàn trên trầm tích
sông, nước ngọt được bồi tích phù sa hằng
năm, tập trung ở địa hình từ trung bình đến cao,
có độ cao tuyệt đối từ 1-1,2 m
• Đất có màu nâu tươi gần suốt phẫu diện, hữu
cơ thay đổi bất thường theo đó sâu và có sự
xếp tầng ở lớp đất mặt của phẫu diện
• pH trong khoảng 4 - 5,5
5
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Hiện trạng canh tác chủ lực trên nhóm đất này
là: Lúa cao sản ngắn ngày thường được trồng 2
- 3 vụ trong năm và các loại...
84 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học đất - Chương 9: Phân loại đất (tt), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẤT PHÙ SA
2
CHÚ DẪN
3
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Đây là nhóm đất chiếm diện tích nhỏ gần 4%
• phân bố dọc theo hai bên bờ sông Tiền, sông
Hậu và các con sông chảy từ huyện Tân Châu,
Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang đến gần vùng
cửa sông đổ ra biển của các huyện, tỉnh nằm về
phía Đông đồng bằng
• Nhóm này bao gồm chủ yếu là các loại đất phù
sa đang được bồi hoặc không được bồi
4
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Đất được phát triển hoàn toàn trên trầm tích
sông, nước ngọt được bồi tích phù sa hằng
năm, tập trung ở địa hình từ trung bình đến cao,
có độ cao tuyệt đối từ 1-1,2 m
• Đất có màu nâu tươi gần suốt phẫu diện, hữu
cơ thay đổi bất thường theo đó sâu và có sự
xếp tầng ở lớp đất mặt của phẫu diện
• pH trong khoảng 4 - 5,5
5
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Hiện trạng canh tác chủ lực trên nhóm đất này
là: Lúa cao sản ngắn ngày thường được trồng 2
- 3 vụ trong năm và các loại rau màu khác
• Đây là vùng đất được tưới tiêu chủ động, độ phì
tự nhiên khá cao, không có những trở ngại lớn
trong sản xuất nông nghiệp
6
1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Nếu khai thác quá mức, đất trở nên nghèo dinh
dưỡng
• điều rất cần thiết trong canh tác là phải chọn lựa
mô hình và các giống cây trồng thích hợp kết
hợp với chế độ bón phân hợp lý do duy trì độ
phì tự nhiên của đất và đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất
7
2. NHÓM ĐẤT PHÙ SA XA SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Nhóm đất này thường phân bố thành dãy dài có dạng
khép kín nằm phía trong cùng của nhóm đất phù sa ven
sông
• Chiếm diện tích tương đối lớn, khoảng 2 triệu ha/toàn
quốc và gần 24%
• Địa hình thay đổi từ trung bình đến trung bình thấp với
cao trình biến động trong khoảng: 0,5 - 1,2 m.
• Tuy nhiên cũng có những vùng đất cao cục bộ do quá
trình kiến tạo đồng bằng sinh ra như vùng đất xa sông
Hậu của Ô Môn, huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ với cao
trình từ: 1,2 - 1,5 m
8
2. NHÓM ĐẤT PHÙ SA XA SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Đặc tính chung của nhóm này là tầng mặt
có màu đen hay nâu đen thường dày từ
20-30 cm chứa nhiều hữu cơ bán phân
hủy và phân hủy,
• có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với các
tầng đất bên dưới
9
2. NHÓM ĐẤT PHÙ SA XA SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Nhóm đất này có phản ứng đất trung tính đến
hơi chua,
• độ phì tự nhiên trung bình - khá hơi nghèo đạm
và lân.
• Đất được định vị trên vùng đất còn chịu ảnh
hưởng bởi thủy triều và lũ, nên một số vùng
nước tự chảy lên ruộng hầu như quanh năm
10
2. NHÓM ĐẤT PHÙ SA XA SÔNG TIỀN VÀ
SÔNG HẬU
• Hiện trạng canh tác trên nhóm đất này thay đổi
tùy vào điều kiện địa hình.
• Ở những vùng đất cao là lúa 2 vụ: Hè thu - đông
xuân và Hè thu - mùa lắp vụ được bố trí ở vùng
có địa hịnh thấp trũng,
• một số khu vực đất được trồng màu trên cơ cấu
Hè thu - lắp vụ mùa nhưng mô hình này chiếm
diện tích nhỏ
11
NHÓM ĐẤT PHÈN
12
1. KHÁI NIỆM
• Đất phèn là đất có chứa vật liệu mà kết
quả của quá trình hình thành đất acid
sulphuric đã, đang, sẽ sản sinh ra với
số lượng ảnh hưởng lâu dài đến đặc
tính chủ yếu của đất
• Có hai loại đất phèn là đất phèn hoạt
động và đất phèn tiềm tàng
13
ĐẤT PHÈN TIỀM TÀNG
• Hiện diện ở vùng ẩm ướt, đầm lầy, đất đã
bị bão hòa nước liên tục hoặc từng thời
kỳ, hoặc vùng ven biển ngập triều, chủ
yếu do vật liệu pyrite (FeS2) tạo thành,
khoáng này chiếm 2 - 10% trong đất.
14
ĐẤT PHÈN HOẠT ĐỘNG
• Có chứa tầng phèn (sulfuric). Hiện diện ở
vùng ẩm ướt, thoát thủy từ kém đến tốt,
có tầng đất thay đổi theo mùa, bị mất Fe,
Al và bazơ nhưng vẫn còn khoáng phong
hóa. pH đất thấp, thường nhỏ hơn 3 hoặc
4
15
• Tuỳ vào độ sâu của sự xuất hiện tầng
sulfuric hoặc tầng pyrite, người ta chia
thành các tiểu nhóm đất phèn khác nhau:
– phèn nặng: 0-50 cm
– phèn trung bình: 50-100 cm
– phèn nhẹ: 100-150 cm
16
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
Tầng pyrite (FeS2)
• khử sulphate thành sulfide (S2-) do vi khuẩn tạo nên
• Khoáng có chứa sắt
• oxit hóa sulfide để cho ra disulfide (S2
2-)
• Chất hữu cơ dễ phân huỷ
• Trong môi trường yếm khí có sự háo khí có giới hạn
(nhẹ)
17
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
Đất phèn hoạt động
• Đất phèn hoạt động được hình thành khi tầng pyrite
(FeS2) bị oxy hóa
• Sự oxy hóa tầng pyrite (FeS2) xảy ra khi mực nước rút
khỏi tầng pyrite (FeS2), phản ứng oxy hóa như sau
FeS2 + 15/4O2 + 5/2H2O + 1/3K
+
1/3KFe3(SO4)2(OH)6 + 3H
+ + 4/3 SO4
2-
18
2. DIỆN TÍCH VÀ PHÂN BỐ
Ở ĐBSCL, nhóm đất phèn chiếm gần ½ tổng diện tích tự nhiên
(1,6 triệu ha)
• Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên-Hà Tiên: Hà Tiên, Hòn Đất,
Tịnh Biên, Tri Tôn
• Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười: Diện tích gần 700.000
ha,thuộc các tỉnh Long an, Tiền giang và Đồng tháp
• Vùng phèn phía tây sông Hậu và vùng trũng giữa sông Tiền và
sông Hậu
– 3 vùng đất phèn này chiếm khoảng 18% S:
• Vùng phèn mặn Bán đảo Cà Mau và ven vịnh Thái Lan (chiếm
khoảng 24%S)
19
PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
1. Vùng đất phèn hoạt động thuộc lưu vực sông
Vàm cỏ
• Vùng phèn này hầu hết đã xuất hiện tầng Jarosite ,
dưới tầng Jarosite thường có hữu cơ của sú vẹt
nhiều, độ ngập thường khoảng 60-70 cm.
• Hiện trạng sản xuất chủ yếu là trồng lúa, một số nơi
chuyển đổi sang trồng mía, cây ăn trái, rau màu, diện
tích trồng tràm hiện còn không đáng kể
20
PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
2. Vùng phèn Đồng tháp Mười
• Diện tích gần 700.000 ha,thuộc các tỉnh Long An, Tiền
Giang và Đồng Tháp. Đây là vùng phèn đang chuyển
hóa, dưới tầng Jarosite ít có hữu cơ sú vẹt mà thường
là than bùn, ít bị ảnh hưởng của thủy triều nước lợ,dễ
bị ngập úng.
• Cây trồng chủ yếu của vùng này là cây lúa. Diện tích
rừng tràm còn khá lớn.
• Cơ cấu nông-lâm kết hợp có thể là mô hình hiệu quả
của vùng này.
21
PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
3. Vùng phèn Tứ giác Long xuyên
• Vùng phèn này thuộc 2 Tỉnh Kiên giang và An Giang , tổng diện
tích khoảng 200.000 ha, thuộc vùng đất phèn đang hoạt động,
do ở gần biển nên dễ xổ phèn hơn vùng đất phèn Đồng tháp
Mười .
• Nhờ nước ngọt từ sông Hậu kéo về, hiện nay vùng này đã trở
thành một vùng đất có nền kinh tế nông nghiệp và an sinh xa
hội phát triển.
• Cây trồng chủ yếu ở vùng này là cây lúa, với các mô hình lúa-
cá, lúa tôm rất hiệu quả
22
PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
4. Vùng đất phèn Bán đảo Cà mau
• Đa số là phèn tiềm tàng và phèn nhiễm mặn. Do ảnh
hưởng của 2 chế độ triều Biển Đông và Vịnh Thái lan
làm cho đất phèn ở vùng này rất phức tạp.
• Các vùng phèn tiềm tàng, phèn trung bình phát triển
chủ yếu là cây lúa, hoặc lúa-tôm kết hợp. Các vùng
phèn mặn chủ yếu là rừng tràm, rừng đước, việc phá
rừng nuôi tôm trong thời gian gần đây có thể làm thay
đổi tính chất và phân bố của vùng đất phèn này
23
PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
5. Vùng đất phèn còn lại
• Vùng này thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang
(trừ khu vực Đồng tháp Mười), Vĩnh Long, Bến
Tre, Hậu Giang, thuộc vùng phèn trung bình ,
phèn nhiễm mặn
24
PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT
5. Vùng đất phèn còn lại
• Cây trồng ở các vùng phèn trung bình hiện nay
chủ yếu là cây lúa, lúa-màu, hoặc đang chuyển
sang trồng mía, cây ăn trái ...
• Các diện tích phèn mặn chuyển sang mô hình
lúa –tôm kết hợp rất hiệu quả
25
3. TÍNH BẤT LỢI CỦA ĐẤT PHÈN
• pH thấp gây hại trực tiếp cho cây và ảnh hưởng
gián tiếp đến sự hòa tan Al3+, Fe2+, Fe3+ và độ hữu
dụng của lân .
• Ở pH < 3,5- 4 cây lúa trong dung dịch bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi nồng độ H+, tuy nhiên trên đồng ruộng độ
độc do Al3+ là chủ yếu ở khoảng pH này
26
3. TÍNH BẤT LỢI CỦA ĐẤT PHÈN
• Nồng độ nhôm cao gây độc cho cây:
Nồng độ nhôm tích lũy cao ảnh hưởng
đến sự phân chia tế bào, ngăn cản hoạt
động của các enzyme , làm cản sự thu hút
lân vì lân bị kết tủa ở rễ và kết tủa trong
đất
27
3. TÍNH BẤT LỢI CỦA ĐẤT PHÈN
• Nồng độ Fe2+ cao gây độc cho cây:
Nồng độ Fe2+ hòa tan vượt quá 300 -
400ppm gây độc cho lúa.
• Trên đất phèn tốc độ gia tăng pH chậm dù
nồng độ Fe2+ cao, Có thể do khả năng
đệm của đất,cần một lượng lớn oxit Fe bị
khử để đạt được sự gia tăng đáng kể của
pH
28
3. TÍNH BẤT LỢI CỦA ĐẤT PHÈN
• Nồng độ H2S cao gây độc cho cây: ĐK
Ngập, khử kéo dài, pH > 5 và lượng Fe2+
thấp đưa đến ngộ độc cho cây do sự khử
SO4
2- cho ra H2S tăng trong điều kiện
ngập
29
4. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ QUẢN LÝ
a/ Quản lý nước trong mùa mưa và mùa khô
b/ Rửa phèn
c/ Quản lý mực thuỷ cấp
d/ Chọn cây trồng và bố trí mùa vụ thích hợp
30
ĐẤT NHIỄM MẶN
31
1. KHÁI NIỆM
• Đất nhiễm mặn là hiện tượng tự nhiên do
trong đất có chứa một nồng độ muối cao
• Muối trong đất có thể là do
– Phong hoá từ vật liệu trầm tích
– Sự xâm nhập mặn của nước biển
– Việc canh tác sử dụng nước mặn.
– Sự tích tụ của muối trong đất bắt đầu xuất hiện
khi lượng nước bốc hơi vượt quá lượng nước
cung cấp vào đất bởi mưa hoặc tưới.
32
2. PHÂN BỐ
• Vòng cung mặn trên khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, có thể phân định từ:
– phía nam kinh Rạch Giá đi Hà Tiên,
– Bán đảo Cà Mau và
– vùng ven biển các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến
Tre và Tiền Giang
• Chúng ta có thể phân biệt thành 2 tiểu nhóm
đất nhiễm mặn trên Đồng bằng như sau
– Nhóm đất phù sa nhiễm mặn
– Nhóm đất phèn nhiễm mặn
33
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn
• Nhóm đất mặn cục bộ phần lớn phân bố dọc
theo đường vòng cung mặn như đã nêu trên
ngoài trừ vùng cực ven biển, chiếm diện tích
khoảng 16% (603190 ha) so với tổng diện tích
đồng bằng
• Đất chủ yếu hình thành và phát triển trên đầm
mặn cổ, đồng thủy triều thuộc phức hệ ven biển
hoặc trầm tích giữa giồng.
• Địa hình thay đổi từ trung bình đến hơi cao, biến
động từ 1-1,5 m.
34
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn
• Độ phì tự nhiên trung bình - khá, lân dễ
tiêu và kali tổng số khá, đạm trung bình,
phản ứng đất trung tính, khả năng thoát
nước khá
35
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn
* Hiện trạng sản xuất
• lúa mùa một vụ, Hè thu-mùa lắp vụ hoặc
một vụ lúa một vụ màu,
• những nơi chủ động được nguồn nước để
rửa mặn và tưới cho cây trồng, người dân
địa phương trồng 2 vụ lúa cao sản/năm
36
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn
Hạn chế chính
• Hạn chế chính trong nhóm đất này là thiếu
nước ngọt, thậm chí có những nơi thiếu
nước ngọt cho sinh hoạt đời sống trong
mùa nắng
37
Nhóm đất phèn nhiễm mặn
• nhóm đất mang 2 đặc tính vừa bị mặn và
vừa bị phèn, nên tùy vào mức độ phèn
hóa của đất chúng ta có thể chia ra làm 2
loại hình khác nhau như sau:
– Đất phèn tiềm tàng trung bình và nhẹ nhiễm
mặn tạm thời
– Đất phèn hoạt động nhiễm mặn tạm thời
38
Nhóm đất phèn nhiễm mặn
• Đất phèn tiềm tàng trung bình và nhẹ nhiễm
mặn tạm thời
– chiếm diện tích khoảng 1,05% (41478 ha) so với
tổng diện tích đồng bằng
– Phân bố chủ yếu ở Hòn Đất, Gò Quao, An Biên, An
Minh, Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang, Cái Nước, Ngọc
Hiển tỉnh Cà Mau và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre
– Đất có địa hình thấp đến trung bình, cao độ bình
quân từ 0,6 - 0,8 m.
39
Nhóm đất phèn nhiễm mặn
• Đất phèn tiềm tàng trung bình và nhẹ nhiễm
mặn tạm thời
– Hầu hết diện tích này được người dân địa phương
đưa vào canh tác lúa mùa hoặc Hè thu - lắp vụ mùa
nhưng năng xuất thấp do ảnh hưởng mặn, nên
thiếu nước ngọt canh tác trong mùa nắng
– cũng cần thiết giữ mực thủy cấp không hạ thấp
dưới tầng sinh phèn ở những vùng đất phèn tiềm
tàng trung bình, để ngăn chặn khả năng phèn hóa,
mao dẫn lên tầng đất mặt gây hại cho cây trồng.
Nên tận dụng nguồn nước mưa để canh tác trong
mùa nắng
40
Nhóm đất phèn nhiễm mặn
• Đất phèn hoạt động nhiễm mặn tạm thời
– Nhóm đất này chiếm diện tích khoảng 9% (351389
ha) so với tổng diện tích Đồng bằng
– Phân bố tập trung ở các vùng trũng của khu vực Tứ
giác Long Xuyên - Hà Tiên (phía Nam tuyến kinh
Rạch Giá đi Hà Tiên), bán đảo Cà Mau, Cầu Ngang
(tỉnh Trà Vinh), Bình Đại, Ba Tri (tỉnh Bến Tre)
41
Nhóm đất phèn nhiễm mặn
• Đất phèn hoạt động nhiễm mặn tạm thời
– sa cấu chủ yếu là sét hoặc thịt pha cát
mịn.
– Đất có tính cơ học rất yếu, ngập mặn
thường xuyên theo thủy triều, phản ứng
đất trung tính.
– Đất có hàm lượng đạm nghèo, hữu cơ
rất thấp, lân khá và sắt tự do cao.
42
Nhóm đất phèn nhiễm mặn
• Đất phèn hoạt động nhiễm mặn tạm thời
– Phần lớn đất chưa đưa vào canh tác, thực vật
chủ yếu là cây bụi, đước, mắm, cốc kên, ô
rô...
– Do đất bị ngập mặn theo chế độ thủy triều
nên hạn chế chính là mặn, đất chưa phát
triển.
– Hướng khai thác có thể là trồng rừng phòng
hộ (thích hợp nhất là mắm, đước) đê giữ
nguồn phù sa bồi đắp hàng năm để nâng cao
địa hình, tránh xói lở và nuôi trồng thủy sản
43
Đất phèn tiềm tàng bị ngập do thủy
triều chưa phân hóa phẫu diện hoặc
phẫu diện phát triển rất yếu
• Đất này chiếm diện tích khoảng 7%
(269418 ha) so với tổng diện tích đồng
bằng
• Phân bố chủ yếu ở vùng đất mũi Cà Mau
từ cửa sông Đông cùng đến Gành Hào,
khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, ven biển
Hòn Đất và khu vực hạ lưu sông Cái Lớn,
Cái Bé thuộc tỉnh Kiên Giang
44
Đất phèn tiềm tàng bị ngập do thủy
triều chưa phân hóa phẫu diện hoặc
phẫu diện phát triển rất yếu
• Nhóm đất này thường bị úng nước chưa phát
triển, đất có độ phì tự nhiên khá, nhưng yếu tố
mặn đã làm hạn chế lớn đến sự phát triển nông
nghiệp
• một số diện tích đã được người dân khai thác
đưa vào nuôi trồng thủy sản và sản suất nông
nghiệp, như ở vùng Đất mũi tỉnh Cà Mau, người
dân địa phương đã khoanh vùng trồng lúa, màu,
hoặc các loại cây trồng cạn dọc theo các tuyến
kinh nhờ nguồn nước mưa tại chỗ
45
Đất phèn tiềm tàng bị ngập do thủy
triều chưa phân hóa phẫu diện hoặc
phẫu diện phát triển rất yếu
• Vì nhóm đất này bị ngập mặn quanh năm
nên biện pháp thích hợp nhất là phải bảo
vệ rừng, khôi phục lại rừng, để ngăn chặn
hiện tượng xói mòn và bảo tồn sinh thái
đồng thời qui hoạch cơ cấu xen canh rừng
ngập mặn với nuôi trồng thủy sản có thể là
hướng khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai
của vùng
46
Nhóm đất nhiễm mặn
Khai thác
• Cày xới đất trong mùa khô để tránh hiện tượng
mao dẫn các muối từ tầng bên dưới lên tầng
mặt.
• Cày xới giúp đất tơi xốp tăng khả năng thấm rút
nước giúp cho việc rửa các muối trong đất
được dễ dàng .
• Sử dụng hoá chất có nhiều Ca để thay thế Na
trong các đất Sodic
• Bón các dạng phân bón có tính acid như: SA,
urê bọc S hoặc nguyên tố S để hoà tan
CaCO3 hiện tại trong đất.
47
Nhóm đất nhiễm mặn
Khai thác
• Để khai thác tốt tiềm năng của đất, cần
xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để
đưa nước ngọt vào các vùng,
• sử dụng và trữ nguồn nước mưa trong
các ao hồ để tăng vụ và trồng màu là
hướng phát triển nông nghiệp có kinh tế
nhất
48
Nhóm đất nhiễm mặn
Khai thác
• Có thể cải tạo đất nhiễm mặn bằng trồng cỏ
chăn nuôi bằng cách gieo giống các loại cỏ
chịu mặn có giá trị làm thức ăn cho gia súc
• Luân canh cơ cấu cây trồng: Cá lấn biển; cói
lấn cá, lúa lấn cói
• Tuyển chọn và cải tạo các giống cây trồng
chịu mặn, xác định hệ thống cây trồng có khả
năng chịu mặn khác nhau phù hợp với từng
giai đoạn cải tạo đất
49
NHÓM ĐẤT
XÁM BẠC MÀU
50
PHÂN BỐ
• Nhóm đất xám bạc màu là một trong những
nhóm đất có vấn đề ở Đồng bằng sông cửu
long.
• Phân bố tập trung ở ven biên giới Việt Nam -
Campuchia, chủ yếu ở các tỉnh: Long An, Đồng
Tháp, An Giang và Kiên Giang
51
• Nhóm đất này có thể chia ra thành các phụ
nhóm chính như sau:
– Nhóm đất bị phong hóa tại chỗ.
– Nhóm đất phát triển theo triền đồi và núi đá.
– Nhóm đất hình thành và phát triển trên phù sa cổ.
52
1. Nhóm đất bị phong hóa tại chỗ
• Đây là loại đất có nguồn gốc từ sản phẩm phong hóa
tại chỗ của đá granite có lẫn mica đen thuộc nhóm
magma xâm nhập có tuổi cách nay khoảng 700 triệu
năm
• Địa hình của nhóm đất thay đổi từ cao đến trung bình
có độ nghiêng theo hướng chân núi ra ngoài
53
1. Nhóm đất bị phong hóa tại chỗ
• Nhóm đất phong hóa tại chỗ có thành phần cơ
giới nhẹ, thường nghèo dinh dưỡng nhất là
chất hữu cơ.
• Khả năng thoát nước nhanh, ít bị ngập sâu bởi
lượng mưa tại chỗ, thường thời gian ngập ngắn
khoảng 2 - 3 tháng ở các khu vực được đưa
vào canh tác lúa
54
1. Nhóm đất bị phong hóa tại chỗ
• Hiện trạng canh tác trên nhóm đất này là
lúa mùa 1 vụ trồng trong mùa mưa, một số
loại rau màu khác như: Khoai mì, đậu
trong mùa khô.
• Đặc biệt, ở địa hình cao là tụ điểm quần
cư và các loại cây ăn trái
55
1. Nhóm đất bị phong hóa tại chỗ
• Vì đất có thành phần cát là chủ lực, lại nghèo dinh
dưỡng khả năng giữ nước kém, đây chính là những
mặt hạn chế chính trong việc đưa nhóm đất này vào
trồng trọt.
• Hướng sử dụng tốt nhóm đất này trong sản xuất nông
nghiệp là cần phải cải tạo mặt bằng, bón phân hữu cơ
và phân chuồng để làm tăng độ phì của đất
56
2. Nhóm đất phát triển theo triền đồi,
núi và núi đá
• Nhóm đất này phân bố ở vùng núi Thất Sơn tỉnh An
Giang và những đồi núi rải rác thuộc tỉnh Kiên Giang,
nằm phía Tây Bắc ĐBSCL
• Nhóm đất này định vị trên các ngọn núi, có chiều dày
mỏng thay đổi từ 0 - 40 cm. Đây là nhóm đất thường
bị xói mòn mãnh liệt, trơ móng đá, nhiều nơi gần như
móng đá hoàn toàn
57
2. Nhóm đất phát triển theo triền đồi,
núi và núi đá
• Trong những năm qua đất đồi núi và hệ rừng đã
bị khai thác hầu như gần hết, nhiều nơi đất đã
được khai thác làm vật liệu xây dựng và công
trình giao thông.
• Do nét đặc trưng của vùng châu thổ, nên điều
cần thiết là trồng rừng che phủ vùng đồi núi để
bảo vệ cảnh quan
58
3. Nhóm đất phù sa cổ
• Phân bố dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc
các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang
• Bậc thềm phù sa cổ từ phía Campuchia và miền Đông Nam bộ
nước ta tiếp giáp xuống vùng Châu thổ Cửu Long chỉ chiếm ít
diện tích
• Do địa hình thấp của dòng sông cửu long nên trầm tích đầm
mặn đã phát triển và phủ lên lớp phù sa cổ. Vì vậy chúng ta có
địa hình đất xám và đất phèn xen kẽ nhau, chồng lắp lên nhau
59
3. Nhóm đất phù sa cổ
• Trên cục diện Đồng bằng sông Cửu Long
nhóm đất phù sa cổ có thể được chia
thành 2 loại hình khác nhau như sau:
– Đất phù sa có tầng mặt đọng mùn
– Đất phù sa có tầng mặt không đọng mùn
60
CÁC TRỞ NGẠI TRÊN ĐẤT
XÁM BẠC MÀU
• Đất xám ĐBSCL với sự hình thành tầng B tích tụ
sét dẫn đến những bất lợi cho canh tác cây trồng
– Đất rất chặt
– pH thấp
– Sự rửa trôi mạnh trong quá trình oxy hoá khử luân
phiên đã dẫn đến sự vắng mặt của Mn
– hạn chế khả năng cầm giữ nước, dưỡng chất
Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo
dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh
61
KHAI THÁC, CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
XÁM BẠC MÀU
• Bón phân hữu cơ và làm bờ thửa cho nhóm
đất phù sa cổ có địa hình cao tăng độ phì,
hạn chế sự xói mòn do mưa
• Cải tạo đất bạc màu cần áp dụng những biện
pháp tổng hợp như:
– Cày sâu, bón phân hữu cơ, phân khóang, bón vôi
– Luân canh cây họ đậu, trồng cây phân xanh,
trồng cây gây rừng điều hòa khí hậu
– Biện pháp thủy lợi thích hợp,
62
ĐẤT GIỒNG CÁT
63
KHÁI NIỆM
• Đất có sa cấu thô
• Tỉ lệ cát chiếm trên 50%
• Có hình những dãy vòng cung chạy song
song với bờ biển, nhô cao hơn vùng phù
sa xung quanh.
64
PHÂN BỐ
• Phân bố: tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL như
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre và một số tỉnh
Miền Trung
• Chiếm diện tích khoảng 1,1% so với tổng diện tích
đồng bằng
• Diện tích: Trà Vinh có 14.806 ha diện tích đất giồng
cát (chiếm 7,4 %), 7.931 ha diện tích đất phù sa phát
triển trên chân giồng cát
65
ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC
• Đất giồng cát rất nghèo dinh dưỡng,
• Hàm lượng mùn thường dưới 0,8%,
• N tổng số trung bình khoảng 0,05%;
• Lân tổng số dưới 0,04%,
66
ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC
• Rất nghèo các cation kiềm và kiềm thổ,
• Đất thường chua, pH khoảng 4,0 – 5,5
• Khả năng giữ nước kém
• CEC thấp
67
TRỞ NGẠI CHÍNH
• Thiếu nước tưới trong mùa nắng và ngập
cục bộ trong mùa mưa
• Dễ bị xói và bào mòn tầng đất mặt và gây
đỗ ngã
• Hàm lượng hữu cơ thấp
• Khả năng giữ dinh dưỡng, nước thấp
68
69
HIỆN TRẠNG CANH TÁC
• do đặc tính đất và thủy văn của đất giồng nên
cây ăn quả cũng như các loại cây lâu năm khác
có tàn che phủ và bộ rễ ăn sâu đã và đang được
người dân địa phương trồng trên vùng đất này
như: nhãn, táo, điều, dưa...
• các loại rau màu khác (hành, tỏi, cải...) nhờ vào
nguồn nước mưa tại chỗ
70
GIẢI PHÁP CẢI TẠO
• Chú ý bổ sung hữu cơ thường xuyên
• Giải pháp thủy lợi phục vụ tưới trong mùa
nắng
– Sử dụng màng phủ nông nghiệp để tiết kiệm
nước tưới
– Làm kinh nổi hoặc xây dựng hồ trữ nước.
– Khai thác nước ngầm một cách hợp lý
71
GIẢI PHÁP CẢI TẠO
• Tạo lớp phủ trên bề mặt chống xói mòn và
sa mạc hóa
• Sử dụng phương pháp làm đất tối thiểu
• Giải pháp dinh dưỡng
– Quản lý chế độ tưới hạn chế rửa trôi
– Chia nhỏ làm nhiều lần bón hạn chế rửa trôi.
72
Phương pháp làm đất tối thiểu
73
ĐẤT THAN BÙN
74
KHÁI NIỆM
• Đất than bùn là đất có xuất hiện tầng
than bùn trong phẩu diện
• Tầng than bùn là tầng đất có thành
phần hữu cơ chiếm trên 40%
75
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
• Đất than bùn hình thành do xác các loại
thực vật thủy sinh tích luỹ lại trong điều
kiện ngập nước, khử ôxy tạo nên.
• Ở ĐBSCL, đất than bùn được hình thành
trên trầm tích đầm nội địa hay các lòng
sông cổ.
76
PHÂN BỐ
• Phân bố: tập trung nhiều nhất ở vùng U Minh ( thuộc Kiên
Giang và Cà Mau), rải rác ở Tứ giác Long Xuyên
• Vùng đầm lầy than bùn rộng lớn ở U Minh thuộc 2 tỉnh
Kiên Giang và Cà Mau,
• Một phần nằm ở U Minh Thượng (phía Bắc), phần còn lại
là Vồ Dơi trong vùng U Minh Hạ cách U Minh Thượng
30km về phía Nam
• Chiều dày lớp than bùn rất thay đổi, có nơi dày trên dưới
1m
77
ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC
• Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn
thay đổi tuỳ thuộc
– Thành phần các loài thực vật
– Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ
• tỷ lệ chất hữu cơ phân giải biến thiên từ 20-
50%
78
ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC
• hàm lượng carbon khá cao (>20%),
• đạm tổng số thay đổi tùy theo chất lượng than
bùn biến động từ 0,2 - 0,8%,
• lân dễ tiêu và tổng số thấp <0,05%
79
TRỞ NGẠI CHÍNH
• lớp hữu cơ tơi xốp dày có khả năng sụt
lún, hơn nữa, lại là than bùn phèn nên
chúng dễ sinh phèn trong quá trình canh
tác không hợp lý làm mỏng dần tầng than
bùn bên trên
80
TRỞ NGẠI CHÍNH
• Thiếu các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là đồng
• Các chất CH4, H2S, Fe, Al, có khả năng gây
độc cho cây khi hiện diện ở nồng độ cao.
• Than bùn cho phản ứng chua
• Có chứa hợp chất bitumic rất khó phân giải.
Nếu bón trực tiếp sẽ làm giảm năng suất cây
trồng.
81
GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG
• Có nơi hàm lượng cacbon thấp (Tri Tôn) nông
dân trồng trồng rau, khoai, dưa hấu
• Than bùn còn được khai thác làm chất đốt.
• Làm phân bón hữu cơ
• Cải tạo các loại đất xấu, nghèo hữu cơ.
82
Cảnh quan đất than bùn ở U MINH- CÀ MAU
Hiện trạng: Khoai lang mới thu hoạch
83
NGUY CƠ GIẢM ĐẤT THAN BÙN
• Phá vỡ lớp than bùn sẽ làm tăng khả năng
cháy rừng.
• Nạn cháy rừng trong những năm qua đã
thu hẹp diện tích than bùn rất nhiều,
84
NGUY CƠ GIẢM ĐẤT THAN BÙN
• Khi than bùn bị cháy, mặt đất hạ thấp và phèn
bốc lên làm ảnh hưởng đến canh tác
• Trồng lại rừng cũng rất khó khăn để tái diễn
thảm thực vật vùng đất phèn
• Ở những vùng đã bị phát quang lấy đất canh
tác nông nghiệp, lớp than bùn đang bị oxy hoá
và độ dày giảm đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c9_2_dat_dbscl_8181.pdf