Bài giảng Khám tiền mê và chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Dương Thị Nhị

Tài liệu Bài giảng Khám tiền mê và chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Dương Thị Nhị: KHÁM TIỀN MÊ VÀ CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ ThS.BS. Dương Thị Nhị NỘI DUNG 1. Mục đích 2. Các bước chuẩn bị bệnh nhân (BN) 3. Tư vấn trước gây mê 4. Kết luận MỤC ĐÍCH Đánh giá tình trạng bệnh nội khoa kèm theo Đ ề xuất các xét nghiệm/thăm khám chuyên khoa Quyết định tiếp tục hay ngưng các thuốc đang dùng Lựa chọn phương pháp vô cảm Giải thích tình trạng bệnh cho BN và thân nhân. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TIỀN SỬ TIỀN SỬ Giúp người gây mê có cái nhìn tổng quát và có trọng điểm về BN. KHÁM LÂM SÀNG KHÁM LÂM SÀNG Các yếu tố dự kiến đặt NKQ khó: - Khoảng cách miệng – hầu theo Mallampati - Khoảng cách cằm giáp: < 6 em (3 khoát ngón tay). - Khoảng cách giữa 2 cung răng: < 3 em - Cổ ngắn, xương hàm dưới nhỏ, mất nhiều răng, răng hô, lưỡi to KHÁM LÂM SÀNG Phân độ Mallampati: Độ I: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, toàn bộ lưỡi gà, thành sau họng, trụ trước và trụ sau của amiđan. Độ II: Thấy khẩu cái cứng + mềm, ...

pptx31 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khám tiền mê và chuẩn bị bệnh nhân trước mổ - Dương Thị Nhị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM TIỀN MÊ VÀ CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ ThS.BS. Dương Thị Nhị NỘI DUNG 1. Mục đích 2. Các bước chuẩn bị bệnh nhân (BN) 3. Tư vấn trước gây mê 4. Kết luận MỤC ĐÍCH Đánh giá tình trạng bệnh nội khoa kèm theo Đ ề xuất các xét nghiệm/thăm khám chuyên khoa Quyết định tiếp tục hay ngưng các thuốc đang dùng Lựa chọn phương pháp vô cảm Giải thích tình trạng bệnh cho BN và thân nhân. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TIỀN SỬ TIỀN SỬ Giúp người gây mê có cái nhìn tổng quát và có trọng điểm về BN. KHÁM LÂM SÀNG KHÁM LÂM SÀNG Các yếu tố dự kiến đặt NKQ khó: - Khoảng cách miệng – hầu theo Mallampati - Khoảng cách cằm giáp: < 6 em (3 khoát ngón tay). - Khoảng cách giữa 2 cung răng: < 3 em - Cổ ngắn, xương hàm dưới nhỏ, mất nhiều răng, răng hô, lưỡi to KHÁM LÂM SÀNG Phân độ Mallampati: Độ I: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, toàn bộ lưỡi gà, thành sau họng, trụ trước và trụ sau của amiđan. Độ II: Thấy khẩu cái cứng + mềm, một phần lưỡi gà và thành sau họng. Độ III: Thấy khẩu cái cứng + mềm và nền của lưỡi gà. Độ IV: Chỉ nhìn thấy khẩu cái cứng. KHÁM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Quyết định tiếp tục hay ngưng các thuốc BN đang sử dụng căn cứ vào 2 câu hỏi: Sự giao thoa của thuốc đó với thuốc mê hoặc phẫu thuật. Nguy cơ mất bù của bệnh lý mà BN đang điều trị nếu ngưng thuốc. CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Thuốc ức chế beta: Ngưng đột ngột cai thuốc nặng lên các triệu chứng ban đầu KHÔNG NÊN NGƯNG THUỐC. Tuy nhiên, nó gây: Hạn chế đáp ứng giao cảm khi BN bị giảm thể tích máu. Tăng tác dụng ức chế cơ tim của thuốc mê (halothane, bupivacaine) Tăng nguy cơ chậm nhịp tim khi phối hợp với morphine, neostigmine CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Thuốc ức chế men chuyển: Ngưng uống ngày mổ Thuốc ức chế canxi: Gây ức chế cộng khi dùng chung halothane Thường được dùng tiếp tục cho đến khi mổ CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Các dẫn chất của nitrique: Dùng tiếp BN có nguy cơ tụt HA khi bị giảm thể tích máu Thường dùng tiếp ở BN có bệnh mạch vành Các thuốc lợi tiểu: Có nguy cơ giảm thể tích máu, mất điện giải (kali) ngưng 2 – 3 ngày trước mổ Chú ý điều chỉnh rối loạn điện giải và thiếu nước trước mổ. CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Digitalique: BN đang dùng nên tiếp tục (kiểm tra kali máu, định lượng digitalique nếu có thể) BN chưa dùng không nên dùng trước mổ Thuốc hạ đường huyết: Ngưng sáng ngày mổ CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Các thuốc tác dụng trên TKTƯ: Thường ngưng trước mổ vì tác dụng giao thoa với thuốc mê nguy hiểm: IMAO: Trụy mạch, hôn mê, tăng thân nhiệt nếu kết hợp với morphine ngưng 15 ngày trước mổ Chống trầm cảm: Loạn nhịp, rối loạn huyết động trong mổ Các thuốc gây chán ăn: Rối loạn huyết động trong mổ ngưng 1 tuần trước mổ CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Các thuốc tác dụng trên TKTƯ: Một số thuốc khác có thể dùng đến ngày mổ : Lithium: Tang tác dụng của thuốc dãn cơ có thể dùng đến ngày mổ Nhóm neuroleptique Thuốc điều trị Parkinson: Cần tiếp tục điều trị trước mổ và dùng lại sớm nhất sau mổ. Morphine: Làm tăng liều morphine trong mổ CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Các thuốc khác: Kháng sinh: Nhóm aminoside, tetracycline tăng tác dụng thuốc dãn cơ Rifamycine tăng tác dụng thuốc chống đông, digitalique, ức chế beta, corticoid giảm liều trước mổ INH viêm gan khi + halothane, enflurane ngưng 1 tuần trước mổ và 2 tuần sau mổ, không dù ng halothane khi gây mê. CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Các thuốc khác: Cycloporine tăng tác dụng của thiopental, morphine tiếp tục dùng. Ranitidine, cimetidine tăng tác dụng benzodiazepine, morphine giảm liều khi gây mê. Thuốc ngừa thai tăng nguy cơ tắc mạch sau mổ ngưng nhiều tuần trước mổ, dùng heparine dự phòng huyết khối sau mổ (cấp cứu). CÁC THUỐC BN ĐANG SỬ DỤNG Các thuốc khác: Theophyline loạn nhịp khi dùng chung halogene. Thuốc chống đông: Chương trình: Ngưng kháng vitK, thay bằng heparine Cấp cứu: Dùng vitK, huyết tương tươi điều trị TP ở mức 40% Chống chỉ định tê tủy sống/tê ngoài màng cứng (ngay cả khi dùng chống kết tập tiểu cầu, thời gian tác dụng của thuốc bằng tgian sống của tiểu cầu). TƯ VẤN TRƯỚC GÂY MÊ PHÂN LOẠI ASA ASA I: Tình trạng sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh kèm theo. ASA II: BN mắc một bệnh nhẹ, ảnh hưởng nhẹ đến chức năng các cơ quan của cơ thể. ASA III: BN mắc một bệnh trung bình, gây ảnh hưởng nhất định đến chức năng các cơ quan của cơ thể. PHÂN LOẠI ASA ASA IV: BN mắc một bệnh nặng, đe dọa thường xuyên đến tính mạng người bệnh và gây suy sụp các cơ quan của cơ thể. ASA V: BN trong tình trạng nguy kịch, hấp hối, có thể tử vong dù mổ hay không mổ, tiên lượng sống dưới 24 giờ. ASA VI: BN đã chết não, có thể lấy cơ quan để ghép cho người khác. PHÂN LOẠI ASA Để giải thích nguy cơ phẫu thuật cho BN và thân nhân. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM Giúp người gây mê chủ động hơn trong công tác chuẩn bị dụng cụ kiểm soát đường thở cho BN: Cây dẫn đường, đèn đặt NKQ khó, mask thanh quản, ống nội soi mềm, mời người có kinh nghiệm hỗ trợ, thuốc hóa giải dãn cơ, dụng cụ mở khí quản Giúp khoa phòng chuẩn bị máu, dinh dưỡng, thực hiện thuốc trước mổ cho BN Giúp phẫu thuật viên có kế hoạch cụ thể hơn về phương pháp mổ KẾT LUẬN KẾT LUẬN Khám và chuẩn bị BN trước mổ là 1 công việc thật sự quan trọng trong quá trình điều trị ngoại khoa của người bệnh Phải được tiến hành 1 cách toàn diện Chuẩn bị càng chu đáo và đầy đủ càng làm giảm các tai biến và biến chứng trong và sau mổ. Cám ơn sự lắng nghe!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_kham_tien_me_va_chuan_bi_benh_nhan_truoc_mo_duong.pptx
Tài liệu liên quan