Tài liệu Bài giảng Khái niệm kế hoạch hóa: KháI niệm kế hoạch hoá Kế hoạch hoá là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý. Kế hoạch hoá gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một doanh nghiệp. Kế hoạch hoá vạch ra mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai xa và gần của doanh nghiệp. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định trước phải làm gì; làm như thế nào; làm khi nào và ai sẽ làm? Nội dung của kế hoạch hoá Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó; Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra; Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động,… Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra; Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, các tổ chức, các tập thể, cá nhân,… Phân loại kế hoạch Theo tiêu chí thời gian: Kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược) Kế hoạch trung hạn (kế hoạch tổng hợp) Kế hoạch ngắn hạ...
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khái niệm kế hoạch hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KháI niệm kế hoạch hoá Kế hoạch hoá là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý. Kế hoạch hoá gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một doanh nghiệp. Kế hoạch hoá vạch ra mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai xa và gần của doanh nghiệp. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định trước phải làm gì; làm như thế nào; làm khi nào và ai sẽ làm? Nội dung của kế hoạch hoá Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó; Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra; Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động,… Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra; Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, các tổ chức, các tập thể, cá nhân,… Phân loại kế hoạch Theo tiêu chí thời gian: Kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược) Kế hoạch trung hạn (kế hoạch tổng hợp) Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp) Theo tiêu chí lĩnh vực hoạt động: Kế hoạch tài chính Kế hoạch marketing Kế hoạch sản xuất Kế hoạch mua sắm Kế hoạch nhân sự …. mục tiêu chungcủa kế hoạch hoá sản xuất Kế hoạch hoá sản xuất thường được lập nhằm mục đích sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có của doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn cao nhất nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Phân loại kế hoạch sản xuất Kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất và tiêu thụ): 3-5 năm; Kế hoạch trung hạn (kế hoạch chiến thuật hoặc kế hoạch tổng hợp): 1-3 năm (3-18 tháng); Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp): một tháng, một vài tháng đến một năm. Các cấp quyết định Quyết định chiến lược: dài hạn Các quyết định phương hướng Quyết định chiến thuât: trung hạn Các quyết định chỉ đạo Quyết định tác nghiệp: ngắn hạn Các quyết định điều hành Các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất Danh mục mặt hàng sản phẩm (hoặc dịch vụ), chất lượng quy cách và số lượng sản phẩm từng loại sẽ sản xuất trong kỳ kế hoạch; Số lượng sản phẩm từng loại sẽ sản xuất trong từng phân xưởng, từng xí nghiệp,.. Kế hoạch tồn kho cuối kỳ từng loại sản phẩm cuối cùng (thành phẩm), từng loại bán thành phẩm, từng loại vật tư; Mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất (máy móc thiết bị, lao động, diện tích sản xuất,..) Nhu cầu vật tư và các loại bán thành phẩm mua ngoài cho sản xuất; Kế hoạch hợp đồng gia công thuê ngoài. Các tàI liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất Các số liệu vật chất Số lượng sản phẩm tồn kho; Số lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất sẽ hoàn thành trong các kỳ sắp tới; Những đơn đặt hàng của khách hàng chưa được thoả mãn ở kỳ trước; Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch; Kế hoạch dự trữ sản phẩm cuối kỳ; Số lượng lao động hiện có và có thể huy động được ở kỳ kế hoạch; Năng lực sản xuất của từng phân xưởng và của toàn xí nghiệp; Quy trình công nghệ gia công sản phẩm (các bước công nghệ, yêu cầu về dụng cụ, thời gian gia công,..); Kết cấu sản phẩm; Chính sách ngắn hạn của doanh nghiệp (ưu tiên về việc lựa chọn sản phẩm hoặc ưu tiên thoả mãn khách hàng,…) Các tàI liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất Các số liệu kế toán Chi phí sản xuất (chi phí đưa vào sản xuất, chi phí biến đổi,…); Chi phí thay đổi hệ thống sản xuất; Chi phí thay đổi năng lực sản xuất (thay đổi lao động, bảo dưỡng máy, chi phí thay đổi kế hoạch để phù hợp với năng lực máy,…); Chi phí dự trữ sản phẩm, bán thành phẩm, và các nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất; Chi phí thương mại liên quan đến việc không thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khái niệm: Kế hoạch dài hạn nhằm xác định một định hướng cho sự phát triển sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài; thường được xây dựng cho nhóm sản phẩm, họ sản phẩm. Mục tiêu: Thoả mãn chiến lược phát triển mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Nội dung: - Xây dựng con đường và chính sách phát triển của doanh nghiệp; - Xây dựng phương hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; - Xác định nhu cầu thị trường và xây dựng giải pháp đầu tư trong một giai đoạn kéo dài nhiều năm. Quyền trách nhiệm: Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Kế hoạch dàI hạn (kế hoạch chiến lược) Kế hoạch trung hạn(kế hoạch tổng hợp) Khái niệm: Kế hoạch tổng hợp là một quyết định có tính chiến thuật nhằm điều tiết trung hạn quá trình sản xuất, là cầu nối giữa các quyết định chiến lược có tính chất dài hạn và các quyết định có tính chất ngắn hạn. Kế hoạch trung hạn (kế hoạch tổng hợp) đề cập đến việc quyết định về khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất trong trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu: Phối hợp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp để cực tiểu hoá các chi phí phát sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất, đồng thời giảm tới mức thấp nhất biến đổi lao động và mức tồn kho. Kế hoạch trung hạn(kế hoạch tổng hợp) Nội dung: - Hoạch định tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất cho từng loại sản phẩm để thoả mãn nhu cầu thị trường (đã xác định trong dự báo) sao cho tổng chi phí dự trữ và các chi phí sản xuất là nhỏ nhất; - Phân bổ mức sản xuất và mức dự trữ cho từng loại sản phẩm; - Huy động tổng hợp các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường. Quyền trách nhiệm: Các nhà quản lý tác nghiệp của doanh nghiệp Xác định số lượng sản phẩm sản xuất và cơ cấu mặt hàng sản phẩm Trả lời các câu hỏi: Có thể dùng dự trữ để ứng phó với các biến động về nhu cầu trong giai đoạn kế hoạch? Nếu nhu cầu thay đổi thì doanh nghiệp có nên áp dụng các giải pháp để điều tiết lực lượng lao động? (thuê thêm người lao động làm việc công nhật, bán thời gian, làm thêm giờ, tạm nghỉ việc; tuyển thêm hoặc sa thải lao động; thuê gia công ngoài;..) Giá cả sản phẩm và dịch vụ có nên thay đổi để tiếp cận với cầu luôn thay đổi? Kế hoạch trung hạn(kế hoạch tổng hợp) Kế hoạch trung hạn(kế hoạch tổng hợp) Xác định nhu cầu nguyên vật liệu Trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp cần đặt hàng hoặc sản xuất những loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận gì? Số lượng từng loại là bao nhiêu? Khi nào cần và trong khoảng thời gian bao nhiêu? Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất? Khi nào nhận đơn hàng? Kế hoạch ngắn hạn (kế hoach tác nghiệp) Khái niệm: Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp) thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn (kế hoạch ngày, tuần, tháng,..); là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Mục tiêu: Giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng; Giảm thiểu thời gian sản xuất; Giảm thiểu lượng dự trữ; Giảm thiểu thời gian chờ đợi vô ích của lao động và máy móc thiết bị; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Kế hoạch ngắn hạn (kế hoach tác nghiệp) Nội dung: Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu sau: Xác định số lượng và khối lượng các công việc Tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc Thời điểm bắt đầu và kết thức của từng công việc Thứ tự thực hiện các công việc Dự tính số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm hoặc các công việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất; Xây dựng kế hoạch điều phối, phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người, từng máy,… Xây dựng kế hoạch sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình sản xuất; Quyền trách nhiệm: Các nhà quản lý tác nghiệp ở xí nghiệp, phân xưởng, tổ sản xuất Phương pháp tối ưu cục bộ: 700x40+50x52+50x72+700x40+50x50+150x70+700x40+50x50 = 105.700USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phanloai KH.ppt