Bài giảng Khái niệm chung về máy biến áp

Tài liệu Bài giảng Khái niệm chung về máy biến áp: CHƯƠNG 9 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP 9-1. ĐẠI CƯƠNG Để dẫn điện từ các trạm phát điện đến nơi tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện (hình 9-1). Nếu khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ lớn, việc truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất ? Như đã biết, cùng một công suất truyền tải trên đường dây (S = U.I), nếu điện áp được tăng cao thì dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm, tiết diện dây dẫn chọn sẽ nhỏ, chi phí dây dẫn sẽ giảm, đồng thời việc thi công cơ giới đường dây cũng thuận lợi hơn … Mặt khác, điện áp càng cao thì tổn thất công suất và tổn thất điện áp trên đường dây cũng giảm xuống (các tổn thất này tỷ lệ nghịch với bình phương điện áp). Như vậy, muốn truyền tải điện năng đi xa mà ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu, trên đường dây người ta phải dùng điện áp cao (35, 110, 220, 500 kV và hơn nữa). Trên thực tế, các máy phát điện chỉ có khả năng phát ra điện áp từ 3 đến 21 kV, do đó phải có thiết bị để nâng điện áp ở đầu đường dây. Đến nơi tiêu thụ, phụ ...

ppt6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khái niệm chung về máy biến áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 9 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP 9-1. ĐẠI CƯƠNG Để dẫn điện từ các trạm phát điện đến nơi tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện (hình 9-1). Nếu khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ lớn, việc truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất ? Như đã biết, cùng một công suất truyền tải trên đường dây (S = U.I), nếu điện áp được tăng cao thì dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm, tiết diện dây dẫn chọn sẽ nhỏ, chi phí dây dẫn sẽ giảm, đồng thời việc thi công cơ giới đường dây cũng thuận lợi hơn … Mặt khác, điện áp càng cao thì tổn thất công suất và tổn thất điện áp trên đường dây cũng giảm xuống (các tổn thất này tỷ lệ nghịch với bình phương điện áp). Như vậy, muốn truyền tải điện năng đi xa mà ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu, trên đường dây người ta phải dùng điện áp cao (35, 110, 220, 500 kV và hơn nữa). Trên thực tế, các máy phát điện chỉ có khả năng phát ra điện áp từ 3 đến 21 kV, do đó phải có thiết bị để nâng điện áp ở đầu đường dây. Đến nơi tiêu thụ, phụ tải thường yêu cầu điện áp thấp, từ 0,4 đến 6 kV, do đó lại phải có thiết bị giảm điện áp xuống. Thiết bị dùng để tăng điện áp ở đầu ra máy phát (đầu đường dây) và giảm điện áp khi tới các hộ tiêu thụ (cuối đường dây) chính là máy biến áp. Trong hệ thống điện lực, máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng. Từ nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ, muốn truyền tải và phân phối điện năng một cách hợp lý thường phải qua ba, bốn lần tăng và giảm áp. Máy biến áp dùng trong hệ thống điện lực để truyền tải và phân phối điện năng gọi là máy biến áp điện lực. Ngoài các máy biến áp lực còn có nhiều loại máy biến áp dùng trong các lĩnh vực khác nhau như: Máy biến áp chỉnh lưu cho các thiết bị mạ. Điện phân; máy biến áp dùng cho lò kuyện kim; máy biến áp hàn điện; máy biến áp đo lường; máy biến áp dùng trong ngành truyền thanh … 9-2. Nguyên lý làm việc cơ bản của máy biến áp Xét máy biến áp một pha hai dây quấn như hình 9-2. Dây quấn 1 có W1 vòng dây, dây quấn 2 có W2 vòng dây, cả hai đều quấn trên lõi thép 3. Đặt điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1, trong nó có dòng điện i1 chạy. Dòng i1 sinh ra từ thông  trong lõi thép móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng nên trong các dây quấn đó s.đ.đ cảm ứng e1 và e2. S.đ.đ. e2 trong dây quấn 2 sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp ra là u2. Nếu điện áp u1 đặt vào cuộn sơ cấp là một hàm số hình sin thì từ thông do nó sinh ra cũng hình sin:  = msinωt (9-1) Theo định luật cảm ứng điện từ, ta có: Định nghĩa về m.b.a: M.b.a là một thiết bị điện từ đứng yên, làm việc trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác, với tần số không đổi. Máy biến áp có hai dây quấn gọi là máy biến áp hai dây quấn. Dây quấn nối với nguồn để thu năng lượng vào gọi là dây quấn sơ cấp, dây quấn nối với phụ tải để đưa năng lượng ra gọi là dây quấn thứ cấp. Máy biến áp có k > 1, tức U1 > U2 gọi là máy biến áp giảm áp. Máy biến áp có k < 1, tức U1 < U2 gọi là máy biến áp tăng áp. Dây quấn có điện áp cao gọi là dây quấn cao áp (CA), dây quấn có điện áp thấp gọi là dây quấn hạ áp (HA). Ở máy biến áp ba dây quấn, ngoài hai dây quấn CA và HA còn có dây quấn thứ ba có cấo điện áp trung gian, gọi là dây quấn trung áp (TA).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChương 9 Khái niệm chung về máy biến áp.ppt