Bài giảng Khái luận về Internet - Web và thương mại điện tử

Tài liệu Bài giảng Khái luận về Internet - Web và thương mại điện tử: Chương một Khái luận về Internet - Web và thương mại điện tử I. Khái luận về Internet - Web 1. Mạng máy tính Mạng máy tính, hiểu theo cách chung nhất, là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Khái niệm máy tính độc lập được hiểu là các máy tính riêng lẻ hoặc máy tính trong một mạng mà ở đó, nó không có khả năng khởi động hoặc đình chỉ các máy tính khác. Các đường truyền vật lý là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến). Các quy ước truyền thông chính là cơ sở để các máy tính có thể “giao tiếp” hay “nói chuyện” được với nhau và nó là một yếu tố quan trọng hàng đầu của công nghệ mạng máy tính. Một số mạng máy tính bao gồm: một máy tính trung tâm và một nhóm các trạm từ xa có thể báo cáo về máy tính trung tâm. Thí dụ: mạng máy tính bán vé của một hãng hàng không gồm một máy tính trung tâm cung cấp dịch vụ đặt chỗ cùng rất nhiều trạm làm việc tại c...

doc31 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khái luận về Internet - Web và thương mại điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương một Khái luận về Internet - Web và thương mại điện tử I. Khái luận về Internet - Web 1. Mạng máy tính Mạng máy tính, hiểu theo cách chung nhất, là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Khái niệm máy tính độc lập được hiểu là các máy tính riêng lẻ hoặc máy tính trong một mạng mà ở đó, nó không có khả năng khởi động hoặc đình chỉ các máy tính khác. Các đường truyền vật lý là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến). Các quy ước truyền thông chính là cơ sở để các máy tính có thể “giao tiếp” hay “nói chuyện” được với nhau và nó là một yếu tố quan trọng hàng đầu của công nghệ mạng máy tính. Một số mạng máy tính bao gồm: một máy tính trung tâm và một nhóm các trạm từ xa có thể báo cáo về máy tính trung tâm. Thí dụ: mạng máy tính bán vé của một hãng hàng không gồm một máy tính trung tâm cung cấp dịch vụ đặt chỗ cùng rất nhiều trạm làm việc tại các sân bay và các đại lý bán vé máy bay của hãng. Những mạng máy tính khác, kể cả Internet, thì “bình đẳng” hơn và cho phép mọi máy tính trên mạng đều có thể liên lạc với nhau. Việc nối các máy tính thành mạng từ lâu đã trở thành một nhu cầu khách quan vì nhiều lý do, trong đó có hai lý do rất cơ bản là: - Có rất nhiều công việc về bản chất là phân tán (hoặc về thông tin, hoặc về xử lý, hoặc cả hai) đòi hỏi phải có sự kết hợp truyền thông với xử lý hay sử dụng các phương tiện truy cập từ xa; - Nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin nhờ phương tiện máy tính. Các kỹ thuật được sử dụng để thiết lập các mạng máy tính là một chủ đề rất thú vị, tuy vậy, nó không thuộc phạm vi nghiên cứu của cuốn sách này. Một khái niệm về mạng máy tính mà người đọc sẽ gặp nhiều trong cuốn sách này là giao thức mạng máy tính. Giao thức mạng máy tính bao gồm các quy tắc được thiết lập để các máy tính (hệ thống) có thể hiểu được nhau trong quá trình thông tin liên lạc. Các quy tắc này quản lý chính xác các thông tin được trao đổi giữa các hệ thống, chúng đại diện cho các mục đích truyền phát và hoạt động truyền thông được quản lý ra sao. Mỗi mạng máy tính có nhiều lớp giao thức hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Về nguyên tắc, mỗi lớp giao thức giải quyết một khâu trong toàn bộ quá trình truyền thông của các lớp nói trên, đồng thời cung cấp các dịch vụ truyền thông cho các lớp cao hơn trên cơ sở sử dụng các dịch vụ cơ bản mà các lớp dưới cung cấp. Các lớp tiêu biểu của một mạng máy tính (theo thứ tự từ thấp đến cao) bao gồm: - Lớp kết nối hay lớp mạng cấp dưới: Giao thức hỗ trợ cho việc dịch chuyển của những chuỗi dữ liệu dưới dạng các bit(*) Đơn vị cơ bản của thông tin theo hệ thống số nhị phân (BInary digiT - BIT). Các mạch điện tử trong máy tính sẽ phát hiện sự khác nhau giữa hai trạng thái (dòng điện mức cao và dòng điện mức thấp) và biểu diễn các trạng thái đó dưới dạng một trong hai số nhị phân 1 hoặc 0. Các đơn vị cơ bản cao/thấp, đúng/sai, có/không, đóng/mở, thế này/thế kia được gọi là các bit. , gọi là các gói, giữa hai bộ phận của một thiết bị được nối trực tiếp với nhau, sử dụng một kỹ thuật mạng cấp dưới riêng biệt. - Lớp mạng: Giao thức hỗ trợ cho việc phân phối một gói tin giữa các hệ thống được nối với nhau bằng một con đường, con đường này có thể đi qua nhiều mạng cấp dưới (các mạng này có thể khác nhau về mặt kỹ thuật) được nối với nhau. Thí dụ, hai hệ thống ở hai vị trí khác nhau, mỗi hệ thống nằm trong một mạng cục bộ (LAN - Local Area Network); hai mạng cục bộ này được nối với nhau qua một mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network). Để có thể giao tiếp với nhau, các mạng cấp dưới sử dụng một thiết bị có tên là bộ định tuyến (router) làm nhiệm vụ phân phối đúng địa chỉ các gói tin giữa hai hệ thống (xem sơ đồ 1). - Lớp chuyển tải: Giao thức đảm bảo việc truyền các gói dữ liệu từ điểm A tới điểm B không bị mất mát hay sai lệch về trật tự các gói. - Lớp ứng dụng: Các phần mềm ứng dụng tại các điểm cuối của hệ thống sẽ sử dụng giao thức này để diễn giải và hiểu nội dung của các dòng dữ liệu được phân phối bởi lớp chuyển tải. Lớp ứng dụng là lớp cao nhất của một ngăn chứa trình giao thức hoàn chỉnh. Sơ đồ 1: Sơ đồ đường truyền của mạng. Vì các lớp giao thức hoàn toàn độc lập với nhau, nhiều giao thức lớp cao có thể sử dụng một giao thức lớp thấp hơn, hoặc một giao thức lớp cao có thể sử dụng lần lượt nhiều lớp giao thức lớp thấp hơn. Thí dụ, các giao thức ứng dụng khác nhau có thể hoạt động trên cùng một lớp chuyển tải. Để xây dựng lớp giao thức ứng dụng, người thiết kế cần phải hiểu rõ các chức năng cơ bản mà một lớp chuyển tải cung cấp, song họ không cần hiểu chi tiết về hoạt động của lớp chuyển tải này và về hoạt động cũng như sự tồn tại của các lớp giao thức thấp hơn. 2. Sự hình thành và phát triển của Internet Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, từ máy tính đang sử dụng, người ta có thể tìm kiếm thông tin, có thể liên lạc với bất cứ ai, khai thác tài nguyên thông tin ở bất cứ đâu trên thế giới... bằng cách khai thác mạng Internet. Internet là mạng lưới máy tính rộng lớn gồm nhiều mạng máy tính nằm trải rộng khắp toàn cầu; từ các mạng lớn và chính thống như mạng của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty như Microsoft, AT&T, Digital Equipment,... đến các mạng nhỏ và không chính thống khác (của các nhóm hoặc của một cá nhân nào đó). Ngày càng có nhiều mạng máy tính ở mọi nơi trên thế giới được kết nối với Internet. Internet bắt nguồn từ một dự án do Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA - Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ khởi xướng năm 1969, với mục tiêu tạo ra một mạng máy tính tin cậy kết nối giữa Bộ Quốc phòng Mỹ với các nhà thầu nghiên cứu khoa học và quân sự (bao gồm một số lớn các trường đại học, nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu quân sự). Mục tiêu hình thành mạng máy tính tin cậy này bao gồm việc thiết lập hệ thống đường dẫn năng động, đảm bảo rằng trong trường hợp nếu một liên kết mạng nào đó bị phá huỷ do các cuộc tấn công thì lưu thông trên mạng có thể tự động chuyển sang những liên kết khác. Cho đến nay, Internet hiếm khi bị tấn công, nhưng những sự cố do cáp bị cắt đứt lại thường xảy ra. Do đó, đối với Internet, việc quan trọng là cần đề phòng cáp bị đứt. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, dự án trên thành công và mạng ARPANET - tiền thân của mạng Internet - ra đời. Thành công của mạng ARPANET khiến cho nhiều trường đại học của Mỹ muốn gia nhập mạng này. Năm 1974, do nhiều mạng của các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu được kết nối với ARPANET nên người ta gọi nó là "Internet" (liên mạng). Dù vậy, nó vẫn được gọi là ARPANET cho đến năm 1980, do số lượng các địa điểm trường đại học trên mạng quá lớn và ngày càng tăng lên khiến cho nó trở nên khó quản lý, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định tách thành hai mạng: MILNET cho quân sự và một mạng ARPANET mới, nhỏ hơn dành cho các địa điểm phi quân sự. Tuy nhiên, hai mạng này vẫn được liên kết với nhau nhờ một chương trình kỹ thuật gọi là giao thức Internet (IP - Internet Protocol) cho phép lưu thông được dẫn từ mạng này sang mạng kia khi cần thiết. Tuy lúc đó chỉ có hai mạng nhưng kỹ thuật IP được thiết kế cho phép khoảng 10.000 mạng hoạt động. Các mạng được kết nối dựa trên kỹ thuật IP đều có thể sử dụng nó để giao tiếp, nên các mạng này đều có thể trao đổi các thông điệp với nhau. Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, để phục vụ hoạt động nghiên cứu trong cả nước, Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF - National Science Foundation) quyết định thành lập năm trung tâm siêu máy tính để các nhà nghiên cứu trên khắp đất nước có thể gửi chương trình của họ tới đó tính toán rồi gửi kết quả trở lại thông qua ARPANET. Song, kế hoạch sử dụng ARPANET cho mục đích này không thực hiện được vì một số lý do kỹ thuật và chính trị. Vì vậy, NSF đã thiết lập một mạng riêng, NSFNET, để kết nối với các trung tâm siêu tính toán. Sau đó, NSF dàn xếp, thiết lập một chuỗi các mạng khu vực nhằm liên kết những người sử dụng trong từng khu vực với NSFNET và với các khu vực khác. Ngay lập tức, NSFNET đã phát huy tác dụng. Trên thực tế, cho đến năm 1990, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET. ARPANET ngày càng trở nên không còn hữu ích nữa và đã bị loại bỏ sau gần 20 năm hoạt động. Cùng thời gian này, các mạng sử dụng kỹ thuật IP cũng xuất hiện tại nhiều nước, đặc biệt là sự ra đời của mạng EUnet kết nối trực tiếp giữa Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Anh. Năm 1985, mạng NSFNET được kết nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia dẫn tới sự bùng nổ sử dụng Internet. Năm 1989, mạng EUnet (châu Âu) và mạng AUSSIBnet (úc) cũng được kết nối với Internet. Và tới năm 1995, với 3,2 triệu máy tính; 42 triệu người từ 42.000 mạng máy tính của 84 nước trên thế giới được kết nối với Internet, Internet chính thức được công nhận là mạng máy tính toàn cầu (mạng của các mạng). 3. Một số khái niệm cơ bản trên Internet 3.1. Địa chỉ Internet Theo quan điểm của Internet, bất kỳ máy tính nào, từ nhỏ nhất đến lớn nhất, nếu được gắn trực tiếp với Internet đều gọi là máy chủ. Một số máy chủ là những máy tính lớn (mainframe) hoặc siêu máy tính cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn người sử dụng, một số khác là những trạm làm việc nhỏ hay các máy tính cá nhân có một người sử dụng, và một số là những máy tính chuyên biệt như các máy tạo đường dẫn nối một mạng với mạng khác, hoặc với những máy chủ đầu cuối (terminal server) để các thiết bị đầu cuối đơn (dump terminal) gọi đến và nối với các máy chủ khác. Để các máy chủ có thể giao tiếp với nhau (dưới bất kỳ hình thức nào) trên mạng Internet, Internet quy định mỗi máy chủ đều phải được định danh và có địa chỉ rõ ràng, gọi là địa chỉ Internet. Tên máy chủ là "chìa khoá" dùng để xác định tên của các máy tính mà bạn muốn tìm. Thí dụ, vcu.edu.vn là tên máy chủ của trường Đại học Thương mại (Việt Nam); địa chỉ là cơ sở để các máy có thể liên lạc và giao tiếp với nhau. Một địa chỉ bằng số có vai trò tương tự số điện thoại. Giao thức Internet (IP - Internet Protocol) sử dụng thông tin địa chỉ Internet để phân phối thư điện tử và các loại dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác. Trên Internet, địa chỉ Internet được 1. Để làm cho những số này dễ nhớ hơn, người ta chia nó thành 4 nhóm 8 bit và chuyển các nhóm này thành số thập phân tương đương, do vậy địa chỉ máy nêu trên trở thành 140.186.81.1. Tuy nhiên, địa chỉ kiểu này vẫn rất khó khăn, nếu không muốn nói là không có khả năng ghi nhớ cho bất kỳ ai khi họ muốn tiếp xúc, trao đổi với người khác. Vì vậy, hệ thống tên miền (DNS - Domain Name System) do Microsoft Sun phát triển đã ra đời vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX như là một cách thức dễ dàng hơn để theo dõi và ghi nhớ các địa chỉ. Hệ thống tên miền cho mỗi máy tính trên mạng, mỗi địa chỉ Internet, gọi chung là tên miền, bao gồm một chuỗi các chữ cái được phân cách bằng những dấu chấm. Nếu như địa chỉ Internet luôn gồm 4 phần thì tên miền không nhất thiết có 4 phần. Chúng có thể chỉ có hai hoặc ba phần, chẳng hạn như Yahoo.com; AOL.com; vcu.edu.vn… Đối với một tên miền trên Internet phải giải mã từ phải sang trái. Phần ngoài cùng bên phải của một tên miền được gọi là khu vực (zone). Các khu vực tên được chia làm hai loại chính: loại 3 ký tự và loại 2 ký tự. Các khu vực 3 ký tự được thiết lập theo loại tổ chức (xem bảng 1). Bảng 1. Các tên khu vực 3 ký tự. Khu vực ý nghĩa com Thương mại edu Các tổ chức giáo dục gov Các bộ và cơ quan chính quyền int Các tổ chức quốc tế (hiện chủ yếu gồm NATO) mil Các địa điểm quân sự net Các tổ chức mạng org Các loại khác (ví dụ như các tổ chức chuyên môn) Các tên khu vực 2 ký tự được phân loại theo khu vực địa lý. Mỗi khu vực địa lý tương ứng với một quốc gia hoặc một thực thể chính trị được công nhận. Có một danh sách tiêu chuẩn quốc tế chính thức gồm các mã quốc gia 2 ký tự được sử dụng (nhưng không phải hoàn toàn không thay đổi) làm danh sách các khu vực 2 ký tự của địa chỉ Internet. Thí dụ: mã quốc gia của Canada là CA, do đó một địa điểm tại York University ở Canada được gọi là nexus.yorku.ca; mã quốc gia của Việt Nam là VN, do đó một tên miền tại trường Đại học Thương mại được gọi là TranhoaiNam.vcu.edu.vn (xem bảng 2). Bảng 2. Tên một số khu vực địa lý (quốc gia) trên thế giới Khu vực Quốc gia AF Afghanistan (Cộng hoà dân chủ) AO Angola (Cộng hoà Nhân dân) AR Argentina (Cộng hoà) AU Australia BD Bangladesh (Cộng hoà Nhân dân) BO Bolivia (Cộng hoà) BR Brazil (Cộng hoà Liên bang) BN Brunei Darussalam BG Bulgaria (Cộng hoà) KH Cambodia CA Canada CN China (Cộng hoà Nhân dân) CZ Czech Republic FR France (Cộng hoà Pháp) DE Germany (Cộng hoà Liên bang) HK Hong Kong (Hisiangkang, Xianggang) IN India (Cộng hoà) ID Indonesia (Cộng hoà) IT Italy (Cộng hoà) JP Japan KP Korea (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân) KR Korea (Cộng hoà) LA Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào MY Malaysia MM Myanmar (Liên hiệp) PK Pakistan (Cộng hoà Hồi giáo) PH Philippines (Cộng hoà) RU Liên bang Nga SG Singapore (Cộng hoà) ZA South Africa (Cộng hoà) CH Switzerland (Liên bang Thụy Sĩ) TW Taiwan TH Thailand (Vương quốc) US United States (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) VN Vietnam (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa) Tại Mỹ hầu hết các địa chỉ Internet đều có tên mà phần khu vực ứng với một trong các khu vực nêu trong bảng 1. Tuy nhiên, ở những nơi khác, việc sử dụng tên theo khu vực địa lý là phổ biến hơn. 3.2. Cách thức truyền thông tin trên Internet Mọi người sử dụng Internet đều muốn được đảm bảo rằng thông tin mình gửi đi luôn luôn đến được đúng địa chỉ đã dự định. Tuy nhiên, quá trình gửi thông tin này diễn ra khá phức tạp dưới sự điều khiển của giao thức điều khiển truyền dẫn (TCP - Transmission Control Protocol). Khi người sử dụng gửi thông tin qua Internet, trước tiên, giao thức điều khiển truyền dẫn chia cắt thông tin đó thành những gói tin. Máy tính của người sử dụng sẽ gửi các gói tin này đến mạng cục bộ, hoặc đến nhà cung cấp dịch vụ Internet hay dịch vụ trực tuyến của người sử dụng. Từ đây, các gói tin sẽ đi qua nhiều lớp khác nhau của mạng máy tính, các máy tính và các đường thông tin trước khi chúng đến được đích cuối cùng. Đường đi của chúng có thể đi qua các thành phố, qua nhiều quốc gia hoặc vòng quanh thế giới. Hàng loạt các phần thiết bị sẽ tham gia vào quá trình xử lý các gói tin đó và định tuyến để chúng có thể đến được đích cuối cùng đã định trước. Các thiết bị này được thiết kế sao cho việc truyền dẫn dữ liệu giữa các mạng được kết nối với nhau trên Internet. Năm trong số các thiết bị quan trọng nhất tham gia vào quá trình này đó là các bộ trung tâm (hub), các cầu nối (bridge), các cổng nối (gateway), các bộ lặp (repeater) và các bộ định tuyến (router). Trong quá trình truyền dẫn dữ liệu, các bộ trung tâm (hub) đóng vai trò quan trọng vì chúng liên kết các nhóm máy tính với nhau, và cho phép máy tính này được liên lạc với máy tính khác. Các cầu nối (bridge) đóng vai trò kết nối các mạng cục bộ (LANs) với nhau. Chúng cho phép gửi dữ liệu từ mạng máy tính này tới mạng máy tính khác, đồng thời vẫn cho phép giữ lại dữ liệu cục bộ bên trong mạng gửi dữ liệu đi. Cổng nối (gateway) cũng tương tự như các cầu nối nhưng chúng còn đóng vai trò chuyển đổi lại dữ liệu từ dạng này sang dạng khác để mạng nhận dữ liệu (còn gọi là mạng đích) có thể hiểu được nội dung những dữ liệu gửi tới. Khi truyền qua mạng Internet, dữ liệu thường được truyền qua những khoảng cách rất lớn, vấn đề đặt ra là tín hiệu gửi dữ liệu đi sẽ yếu dần theo khoảng cách. Để giải quyết vấn đề này, các bộ lặp (repeater) có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu này ở những khoảng cách nhất định sao cho nó không bị suy yếu trong quá trình truyền dẫn. Các bộ định tuyến (router) đóng vai trò then chốt trong việc quản lý lưu thông trên Internet. Nhiệm vụ của chúng là đảm bảo các gói tin luôn luôn đến được đúng đích cần đến. Nếu dữ liệu được truyền đi giữa các máy tính trên cùng một mạng LAN thì không cần thiết phải có các bộ định tuyến vì mạng LAN có khả năng tự điều khiển được lưu thông của mình. Các bộ định tuyến có vai trò đặc biệt quan trọng khi dữ liệu được gửi đi giữa các mạng máy tính khác nhau. Các bộ định tuyến sẽ kiểm tra các gói tin để xác định đích đến của các gói tin này. Sau đó, chúng tính toán hoạt động lưu thông trên mạng Internet và sẽ quyết định gửi các gói tin đến một bộ định tuyến khác gần với đích cuối cùng hơn; cứ như vậy, gói tin sẽ được chuyển tới nơi cần đến. 3.3. Bộ giao thức TCP/IP Trong các hoạt động của mạng Internet, có những tập hợp hoạt động tưởng chừng rất đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho nhiều máy tính và mạng máy tính trên toàn cầu có thể chia sẻ được các thông tin và tin báo trên mạng Internet: chia mỗi đoạn thông tin và tin báo thành các mẩu tin gọi là các gói tin, phân phát các gói tin đó đến các điểm đích thích hợp và sau đó ráp nối các gói tin đó thành dạng ban đầu sau khi chúng đến được điểm đích để các máy tính nhận tin có thể xem và sử dụng các đoạn thông tin đó. Tập hợp các hoạt động này là công việc của hai giao thức truyền thông quan trọng nhất trên mạng Internet – giao thức điều khiển truyền dẫn (TCP) và giao thức Internet (IP), được gọi chung là bộ giao thức TCP/IP. Trong bộ giao thức này, giao thức TCP sẽ đảm nhiệm việc chia thông tin thành các gói tin và sau đó thực hiện ráp nối các gói tin đó lại; giao thức IP có trách nhiệm đảm bảo các gói tin đó được gửi đến đúng điểm đích cần đến. Để các máy tính cá nhân (PC – Personal Computer) khai thác được các tài nguyên của Internet, các máy tính này cần thiết phải sử dụng phần mềm đặc biệt có thể hiểu và dịch được các giao thức TCP/IP của Internet được gọi là một socket hay một TCP/IP stack. Đối với các máy PC, phần mềm này gọi là Winsock (Windows sockets). (Đối với các máy tính hệ Macintosh, phần mềm này được gọi là MacTCP). Đây có thể coi là cầu trung gian giữa Internet và các máy tính cá nhân (PC). Một máy tính cá nhân có thể tận dụng những ưu điểm tiện lợi của những phần Internet cơ bản và đơn giản nhất mà không cần dùng Winsock hay MacTCP, tuy nhiên để truy cập đầy đủ vào Internet, truy cập các trang tin toàn cầu như World Wide Web, thì cần thiết phải có TCP/IP stack. 4. Các ứng dụng trên Internet Ngay từ khi còn là một dự án thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Mỹ, Internet đã chứng tỏ tính ưu việt của mình với hàng loạt các ứng dụng khác nhau mà nó cung cấp cho người sử dụng. Kể từ đó, các ứng dụng trên Internet liên tục được cải tiến và phát triển, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Cho tới nay, các ứng dụng chính của Internet bao gồm: - Thông điệp điện tử (Electronic messaging): thông điệp điện tử liên quan đến việc lưu và chuyển tiếp một thông điệp từ một hệ thống nguồn tới một hoặc nhiều hệ thống đích bằng phương tiện điện tử. ứng dụng này hỗ trợ cho việc sử dụng dịch vụ thư tín điện tử cá nhân cũng như các nhu cầu truyền thông của các ứng dụng khác gọi chung là các ứng dụng có sử dụng thư tín. - Mạng tin tức (Network news): là một ứng dụng dưới dạng bảng thông báo điện tử, đặc biệt để hỗ trợ cho các nhóm thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau, như các nhóm tin Usenet(*) Một hệ thống bảng phân phối thông tin được ghép nối vào Internet cũng như vào các mạng máy tính khác. Trong Usenet là các nhóm thảo luận về mọi vấn đề mà các thành viên cùng quan tâm. Mỗi nhóm tập trung thảo luận về một vấn đề cụ thể, như các loại xe ôtô thể thao, các loại vũ khí, lịch sử nước Mỹ, mô hình tàu vũ trụ, các vấn đề chính trị hoặc về nhạc Jazz, v.v.. Khi trở thành thành viên của một nhóm tin Usenet, bạn có thể đọc các thông báo tin tức của thành viên khác về một chủ đề chung, như ý kiến về một bộ phim mà thành viên đó xem. Bạn có thể trả lời theo hai cách: trực tiếp cho người đó (reply), hoặc cho toàn nhóm (follow-on post). Nếu bạn muốn xem các thông báo khác về cùng chủ đề đó, bạn sẽ phát một lệnh để chuyển sang thông báo kế tiếp (thread), chứa ý kiến trả lời của một người nào đó đối với thông báo tin tức mà bạn vừa được đọc. Hầu hết các nhóm thảo luận của Usenet đều mang tính tự nguyện và tự do (không có điều tiết), nghĩa là mọi người đều có thể phát biểu về mọi vấn đề. . ứng dụng này cho phép một người sử dụng có thể liên lạc với một hoặc nhiều nhóm thảo luận (newsgroups), theo dõi và đọc các mục tin mới mà nhóm thông báo, cũng như có thể gửi thông báo của mình tới toàn nhóm. - Truyền/nhận tập tin (File transfer): là một ứng dụng sử dụng giao thức truyền tệp tin (FTP – File Transfer Protocol) cho phép người sử dụng truy nhập vào một hệ thống từ xa để sao chép các tệp tin từ hoặc tới các hệ thống này. - Truy nhập từ xa (Remote login): là một ứng dụng hỗ trợ các thiết bị đầu cuối đơn cho phép người sử dụng tại một vị trí nào đó có thể tạo lập kết nối, truy nhập vào một máy chủ ở xa. Giao thức được sử dụng ở ứng dụng này được gọi là Telnet. - Trình duyệt thông tin (tìm thông tin theo chủ đề): là một ứng dụng cho phép người sử dụng xác định vị trí và đánh giá các thông tin gốc (nguyên bản) được lưu trữ trên một máy tính ở xa. Với dịch vụ này, người sử dụng có thể xác định vị trí của các máy tính lưu trữ thông tin mà mình quan tâm, cho phép hiển thị hoặc lấy các thông tin từ các máy này và cho phép từ một máy tính tham chiếu tới các thông tin liên quan được lưu trữ trên một máy tính khác. Chương trình thông dụng cho phép sử dụng loại dịch vụ này có tên là Gopher. - Mạng thông tin toàn cầu (WWW - World Wide Web, thường được gọi đơn giản là Web): là một ứng dụng trình duyệt thông tin tương tự như Gopher, nhưng nó bao gồm nhiều đặc tính phức tạp và đa dạng. Đặc biệt, dịch vụ thông tin điện tử này cho phép cung cấp các trang thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, đồ hoạ và cả các đoạn băng video... Đây là một trong những dịch vụ phổ biến nhất hiện nay của Internet. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet hiện nay cũng như trong tương lai chính do dịch vụ này mang lại. - Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng (WAIS): là một dịch vụ tìm kiếm tự động cho phép xem xét và lấy các tư liệu từ một máy tính ở xa có sử dụng công cụ tìm kiếm trên cơ sở có chứa đoạn văn bản cần tìm. Trong các dịch vụ trên, có hai dịch vụ hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, được sử dụng chủ yếu cho sự phát triển của Internet nói chung và cho sự phát triển của thương mại điện tử, đó chính là thông điệp điện tử và mạng thông tin toàn cầu. 4.1. Thông điệp điện tử (Electronic Messaging) Thông điệp điện tử cho phép người sử dụng (người tạo ra thông điệp hay người gửi thông điệp) từ một hệ thống gửi thông điệp cho một hoặc nhiều người sử dụng khác (những người nhận thông điệp) trên các hệ thống khác. Để nhận thông điệp, người nhận không nhất thiết phải sử dụng máy tính của mình trong khoảng thời gian thông điệp được gửi vì thực chất thông điệp được gửi tới hộp thư (mailbox) của người nhận và dữ liệu được lưu giữ trên máy chủ thư tín (mail server). Phần mềm thư tín điện tử của người nhận hoạt động như một máy khách trên mạng, định kỳ sẽ tiến hành liên lạc với máy chủ thư tín để kiểm tra hộp thư của mình và lấy tất cả các thông điệp mới được gửi đến. Trên đường đi từ nơi gửi tới nơi nhận, thông điệp có thể đi qua một vài máy chủ thư tín, vì thế hình thành thuật ngữ lưu và chuyển tiếp thông điệp. Một đặc tính quan trọng của thông điệp điện tử là các hệ thống thông điệp điện tử của các công nghệ khác nhau có thể được nối liền với nhau qua cổng nối thư tín. Cổng nối này làm nhiệm vụ chuyển tiếp các thông điệp giữa các môi trường khác nhau. Do đó, thông điệp điện tử nhanh chóng trở thành một ứng dụng thông dụng nhất, phổ biến nhất trong các ứng dụng viễn thông hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của thông điệp điện tử, bất cứ thương gia nào cũng đều có thể có địa chỉ thư tín điện tử và chúng ta sẽ dễ dàng liên hệ với họ qua công nghệ thông điệp điện tử. Chính vì vậy, ứng dụng này là một yếu tố công nghệ quan trọng làm nảy sinh lĩnh vực thương mại dựa trên cơ sở công nghệ thông tin - đó là thương mại điện tử. 4.2. Mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web) Mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web hay Web) là một ứng dụng trình duyệt thông tin phức tạp. Ngay sau khi ra đời, nó đã nhanh chóng được công nhận là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Internet. World Wide Web được phát triển tại Phòng thí nghiệm hạt nguyên tử châu Âu (European Particle Physics Lab) như một công cụ để trao đổi thông tin về vật lý năng lượng cao giữa các nhà vật lý làm việc trong môi trường phân tán rải rác trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu do Tim Berners-Lee lãnh đạo cho rằng, nếu chỉ theo đuổi những chuẩn về phần cứng và phần mềm sẽ chỉ tốn công. Thay vào đó, họ tập trung phát triển các chuẩn thể hiện và truyền dữ liệu. Chuẩn thể hiện dữ liệu có tên gọi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML -HyperText Markup Language); Chuẩn truyền các siêu văn bản này gọi là giao thức truyền siêu văn bản (HTTP - HyperText Transport Protocol). Trong ứng dụng World Wide Web, các tài liệu siêu văn bản được gọi là các trang (pages) hiển thị đa phương tiện (văn bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh và video) các thông tin. Các trang tài liệu siêu văn bản có thể được gắn các tham chiếu (gọi là các siêu liên kết - hyper-link) tới các tài liệu siêu văn bản khác được lưu trữ trên cùng hệ thống máy chủ hoặc trên một hệ thống nào đó và có thể truy cập qua Web. Như vậy, muốn sử dụng HTML, người sử dụng chỉ cần gắn nhãn thích hợp với một từ hoặc cụm từ để biến nó thành mối liên kết với các trang khác. Mối liên kết này có thể dẫn tới một tài liệu khác liên quan bằng cách khai thác hệ thống địa chỉ toàn cầu. Với hệ thống địa chỉ này, hầu như bất cứ tài liệu Web nào, dù là âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh và thậm chí video, có thể được truy cập và xem một cách dễ dàng mà không cần nhập lại địa chỉ, chỉ cần biết địa chỉ Web của một máy tính bất kỳ (rồi từ đó liên kết tới các trang thông tin khác). Tập hợp tất cả các trang và các siêu liên kết trên Internet được gọi là World Wide Web (hoặc Web, WWW hay W3). World Wide Web thực chất là một hệ thống thông tin phân tán có quy mô toàn cầu. Trong hệ thống thông tin này, chủ nhân của một trang Web không thể biết có bao nhiêu trang Web khác có các siêu liên kết trỏ tới trang Web của mình (họ chỉ có thể biết được có bao nhiêu người truy nhập vào trang Web đó mà thôi), và cho tới nay chưa có biện pháp nào có thể biết hoặc giám sát được có những thông tin nào tồn tại trên Web. Trong khi nhiều thông tin liên tục xuất hiện, cũng có những thông tin lặng lẽ biến mất. Tất cả diễn ra không cần đến bất kỳ sự quản lý tập trung nào. Các trang tài liệu siêu văn bản do một cá nhân hay tổ chức tạo ra và duy trì thường được gọi là vị trí web (website), trong đó trang được mở ra đầu tiên khi bắt đầu truy nhập website được gọi là trang chủ (home page). Để có thể kết nối với các website, lấy các thông tin từ các máy chủ Web và hiển thị chúng trên màn hình, người sử dụng các dịch vụ Web phải dùng một phần mềm được gọi là trình duyệt Web (Web browser). Trình duyệt Web đầu tiên có khả duyệt xem đồ hoạ là công cụ trình duyệt có tên Mosaic do Marc Andreessen, sinh viên của trường Đại học Illinois, Mỹ công bố vào tháng 2 - 1993. Ngày nay, với sự chuẩn hoá các thông tin trên Internet, cùng với sự ra đời của hàng loạt các trình duyệt Web khác nhau như Netscape Navigator, Internet Explorer, World Wide Web trở thành một công cụ ngày càng quan trọng đối với tất cả mọi người (dù người đó có am hiểu về kỹ thuật hay không), giúp họ dễ dàng tìm kiếm các thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình quan tâm khi họ truy nhập vào Internet. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, World Wide Web là một ứng dụng quan trọng tạo ra những cách thức mới giúp người mua dễ dàng tiếp cận với các thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả từ những nhà cung cấp. Với sự hỗ trợ của các trình duyệt, các công cụ tìm kiếm, khách hàng có cơ hội để duyệt qua các thị trường, lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp, tiếp đó thực hiện các giao dịch mua bán vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Những cơ hội và cách thức thương mại mới - thương mại điện tử trên Internet - chính là vấn đề chủ yếu mà chúng tôi muốn trình bày trong cuốn sách này. II. Khái luận về thương mại điện tử 1. Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Tuy nhiên, vào những năm 60 của thế kỷ XX, việc trao đổi dữ liệu điện tử (xem phần EDI, Chương ba - Thanh toán trong thương mại điện tử) và thư tín điện tử (e-mail) đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (intranet) của mình. Cũng trong khoảng thời gian này, việc tự động hoá trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển, chẳng hạn như quá trình xử lý séc ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, tiếp theo là quá trình xử lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Tiếp đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị giao dịch tự động (ATMs - Automatic Teller Machines) và các thiết bị bán hàng tự động (Point-of-Sale machines). Khái niệm chuyển tiền số hoá hay chuyển tiền điện tử (xem phần Chuyển tiền điện tử, Chương ba - Thanh toán trong thương mại điện tử) giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính ra đời và phát triển cho đến ngày nay. Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã mở rộng các công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ trên cơ sở sử dụng máy tính cá nhân cả ở công sở và ở gia đình. Để tăng nguồn thu nhập, các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu và áp dụng nhiều phương tiện giao dịch thuận lợi, đồng thời hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ thương mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển. Sơ đồ 2. Các mốc phát triển chủ yếu của thương mại điện tử và số lượng máy chủ Internet tương ứng 2. Khái niệm thương mại điện tử Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh điện tử trên Internet như: “thương mại điện tử” (electronic commerce hay e-commerce); "thương mại trực tuyến" (online trade); "thương mại điều khiển học" (cyber trade); "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hoặc paperless trade); “thương mại Internet” (Internet commerce) hay “thương mại số hoá” (digital commerce). Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ sử dụng thống nhất một thuật ngữ “thương mại điện tử” (electronic commerce), thuật ngữ được dùng phổ biến trong tài liệu của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như trong các tài liệu nghiên cứu khác. Theo Đạo luật mẫu về thương mại điện tử do Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (đã được Liên hợp quốc thông qua): "Thuật ngữ "thương mại" [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".1 Xem: Bộ Thương mại: Thương mại điện tử, Nxb. Thống kế, Hà Nội, 1999. Tuy đã thống nhất về thuật ngữ, song, nếu chỉ dùng một định nghĩa ngắn gọn sẽ rất khó có thể nêu đầy đủ bản chất của thương mại điện tử. Do vậy, định nghĩa về thương mại điện tử cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Để đề cao hoạt động thương mại giữa các quốc gia đối với các hàng hoá hữu hình, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa thương mại điện tử là: “... hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm thông qua các mạng viễn thông”. Để đề cao vai trò của các hoạt động dịch vụ, theo tổ chức tài chính Merrill Lynch, thương mại điện tử được hiểu như là các giao dịch điện tử của việc trao đổi thông tin: “... Các giao dịch này có thể bao gồm hoạt động buôn bán điện tử các hàng hoá hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp; các hoạt động thanh toán tài chính; các hoạt động sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, máy rút tiền tự động và chuyển tiền điện tử; việc phát hành và xử lý các loại thẻ tài chính; các hoá đơn thanh toán và đề nghị thanh toán; cung cấp dịch vụ du lịch cùng các dịch vụ thông tin khác”1 Xem: PriceWaterhouse Coopers: E-Business technology forecast, PriceWaterhouse Coopers Technology Centre, California, 1999. . Bên cạnh những định nghĩa trên, có nhiều quan điểm cho rằng, thương mại điện tử có thể hiểu theo nhiều nghĩa tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu. Thí dụ, theo R. Kalakota và A. Winston, thương mại điện tử có thể hiểu theo các cách được mô tả ở bảng 32 Xem: Ravi Kalakota, Andrew B. Whinston: Electronic commerce: A manager's guide, Addison Wesley Publisher, 1999. . Bảng 1.3. Khái niệm thương mại điện tử từ các góc độ Góc độ Mô tả Công nghệ thông tin Thương mại điện tử là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác. Kinh doanh Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh. Dịch vụ Thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trực tuyến Thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác. Để có một cách hiểu thống nhất, có thể định nghĩa: Thương mại điện tử là việc ứng dụng các công nghệ thông tin để tiến hành các giao dịch mua - bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính có sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông chung. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử, song về bản chất, các hoạt động thương mại điện tử đều có những đặc điểm chung sau: - Giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các giao dịch thương mại truyền thống, vì vậy nhiều công việc và quá trình giao dịch thương mại điện tử có liên quan đến thương mại truyền thống. Khác với các giao dịch thương mại truyền thống được tiến hành trên giấy, qua điện thoại, những người đưa tin, bằng xe tải, máy bay và các phương tiện khác, các giao dịch thương mại điện tử về cơ bản được tiến hành trên các mạng điện tử; - Để tiến hành các giao dịch thương mại điện tử, cần có một chương trình máy tính được cài đặt tại ít nhất một điểm cuối của giao dịch hoặc quan hệ thương mại. Tại điểm cuối khác có thể là một chương trình máy tính, một người sử dụng một chương trình máy tính hay sử dụng một kỹ thuật truy nhập mạng máy tính nào đó. - Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại. Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua - bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận như kích thích, gợi mở nhu cầu đối với các hàng hoá và dịch vụ, hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh... (hình 1). Hình 1. Chu trình thương mại điện tử - Giao dịch thương mại điện tử được xây dựng trên cơ sở những ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử, cho phép loại bỏ những trở ngại, những cản trở vật lý khi thực hiện các giao dịch. Thí dụ, các hệ thống máy tính trên Internet có thể được thiết lập để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần; các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và bất kỳ lúc nào. Hình 2. Các hợp phần của thương mại điện tử - Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các nguồn thông tin dưới dạng số hoá của các mạng điện tử. Nó cho phép hình thành những dạng thức kinh doanh mới và những cách thức mới để tiến hành hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty thương mại Amazon.com kinh doanh rất nhiều sản phẩm như đồ điện tử, băng đĩa nhạc... và chủ yếu là các loại sách. Công ty có trụ sở đặt tại Seattle, Washington (Mỹ) nhưng không có bất cứ một cửa hàng vật lý (cửa hàng thực) nào. Việc bán sách của công ty được thực hiện trực tiếp qua mạng Internet, hoạt động cung ứng được thực hiện trên cơ sở phối hợp trực tiếp giữa công ty với các nhà xuất bản, vì vậy họ không cần duy trì bất cứ hình thức kiểm kê nào. Đây là ví dụ cho một mô hình kinh doanh mới được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở các ứng dụng Internet. - Thương mại điện tử phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ thông tin, định nghĩa về thương mại điện tử chắc chắn không thể là duy nhất bởi các công nghệ mới thường xuyên ra đời. Và ngay đối với những công nghệ hiện tại, chúng ta cũng chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết những khả năng mà nó mang lại. Đối với thương mại điện tử, tương lai luôn ở phía trước. 3. Phạm vi của thương mại điện tử Thương mại điện tử bao trùm nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau. Một số lĩnh vực cơ bản liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử, bao gồm: - Lĩnh vực công nghệ. Cơ sở để thực hiện thương mại điện tử là các mạng thông tin toàn cầu, nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động giao dịch liên tổ chức và các quá trình kinh doanh. Trong số các mạng này, Internet đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra, có nhiều mạng thông tin khác như mạng giá trị gia tăng, mạng trao đổi dữ liệu điện tử,... cũng đóng vai trò quan trọng. - Lĩnh vực marketing và “tạo ra khách hàng mới”. Thương mại điện tử tạo ra những kênh liên kết mới với khách hàng, tạo ra cơ hội mới để xúc tiến, quảng bá các sản phẩm thông qua các phương tiện mới. Thương mại điện tử mở rộng biên giới của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng của mình. - Lĩnh vực kinh tế. Thương mại điện tử là yếu tố cơ bản của nền kinh tế mới, một nền kinh tế dựa trên cơ sở thông tin, hình thành từ các cơ quan và các tổ chức kinh tế mới. Thương mại điện tử tạo ra các thị trường và các hoạt động mới được mô tả bằng những dòng thông tin trực tiếp, sự xuất hiện của những trung gian mới, sự thay đổi của các quy luật kinh tế và các chức năng thị trường. Những thay đổi trên sẽ dẫn tới thay đổi những giá trị chủ yếu của nền kinh tế, đòi hỏi các quốc gia, các doanh nghiệp phải có những chiến lược và những mô hình kinh doanh phù hợp. - Sự liên kết điện tử. Thương mại điện tử cung cấp các mối liên kết mới nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn cho các hoạt động kinh tế, bao gồm: a) Giao diện giữa các doanh nghiệp và khách hàng; b) Sự liên kết giữa doanh nghiệp với các kênh kinh doanh của nó; c) Sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp. - Giá trị gia tăng của thông tin. Thương mại điện tử thúc đẩy sự tách rời các chuỗi giá trị trên cơ sở thông tin khỏi các chuỗi giá trị gia tăng vật lý. Các chuỗi giá trị trên cơ sở thông tin (còn gọi là các chuỗi giá trị ảo) tạo ra những phương thức mới để thu thập, tổng hợp, đóng gói, phân phối thông tin về thị trường cũng như đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. - Phát triển thị trường. Mạng thông tin toàn cầu giúp thương mại điện tử có cơ hội hình thành các thị trường điện tử phù hợp với người mua và người bán. Đặc trưng cơ bản của những thị trường mới này là trao đổi thông tin thời gian thực (real-time), tương tác truyền thông, phạm vi hoạt động và liên kết rộng, nội dung phong phú. Các đặc điểm này làm tăng tính hiệu quả của thị trường trong việc trao đổi hàng hoá, phân phối các nguồn lực và các hoạt động mua bán. - Cơ sở hạ tầng dịch vụ. Thương mại điện tử đòi hỏi những dịch vụ khác nhau để hỗ trợ các chức năng tiềm tàng, các hoạt động, các yêu cầu và các ứng dụng của nó. Để thực hiện các dịch vụ này, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp như hạ tầng về mã khóa công cộng, về thanh toán và ngân hàng, về dịch vụ thông tin cho các tổ chức, về công cụ tìm kiếm, truy lục dữ liệu, tổ chức thông tin, tổng hợp thông tin, hạ tầng cho việc xử lý giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B - Business-to-Business), chia sẻ thông tin từ danh mục hàng hoá của nhà cung ứng và phối hợp các chuỗi cung ứng... Hình 3. Phạm vi của thương mại điện tử. - Luật pháp, tính riêng tư và các chính sách công cộng. Toàn bộ những thay đổi về cấu trúc, tổ chức, quá trình và công nghệ do thương mại điện tử đưa lại đòi hỏi phải có một khuôn khổ mới, cụ thể hoá các nhu cầu về luật pháp, tính riêng tư và chính sách công cộng. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi số lượng và tính phức tạp của các lĩnh vực có liên quan; nhưng nó cũng là một khía cạnh cần được quan tâm đầu tiên khi áp dụng thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi của những người tham gia. Việc cụ thể hoá các vấn đề liên quan cũng đòi hỏi phải có sự cân nhắc khi tiếp cận để vừa đảm bảo quyền lợi, vừa tránh những xung đột tiềm tàng giữa các bên tham gia thương mại điện tử. Phạm vi của thương mại điện tử được mô tả trong hình 3, bao gồm: liên kết với các nhà cung ứng (EC5), liên kết với các nhà phân phối (EC4), giao diện với khách hàng (EC3), các vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp (EC1) và các vấn đề hạ tầng cơ sở (EC2) như các hệ thống thanh toán, an toàn mạng thông tin, giao diện người - máy và hạ tầng thông tin. 4. Tác động của thương mại điện tử đối với các mặt kinh tế - xã hội 4.1. Thương mại điện tử làm thay đổi thị trường Thương mại điện tử làm thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh: chức năng trung gian truyền thống sẽ được thay thế; các sản phẩm và thị trường mới sẽ được phát triển; các mối quan hệ mới giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở gần cũng như xa sẽ được tạo lập và ngày càng mật thiết hơn. Tổ chức công việc sẽ thay đổi: những kênh phổ biến kiến thức mới và hoạt động tương tác của con người ở những nơi làm việc sẽ được mở ra, đòi hỏi phải có khả năng thích ứng và sự linh hoạt trong công việc, chức năng và kỹ năng của người lao động (công nhân) cần phải được định nghĩa lại. 4.2. Thương mại điện tử đóng vai trò là chất xúc tác Thương mại điện tử góp phần thúc đẩy và phổ biến ngày càng rộng rãi những thay đổi đang được tiến hành của nền kinh tế, như việc cải cách các quy định; thiết lập những liên kết điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, và làm xuất hiện nhu cầu mới về lao động có tay nghề cao. Cũng như vậy, nhờ có thương mại điện tử, nhiều xu hướng thuộc các lĩnh vực cũng đang được tiến hành như ngân hàng điện tử, đặt chỗ du lịch trực tiếp, marketing trực tiếp tới từng khách hàng (marketing một tới một (one-to-one marketing))... 4.3. Thương mại điện tử tác động tới các hoạt động tương tác Thương mại điện tử trên Internet làm tăng mạnh mẽ các hoạt động tương tác trong nền kinh tế. Những liên kết này hiện đang được mở rộng tới cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hộ gia đình và trải rộng trên khắp thế giới. Việc truy cập cũng sẽ có những bước chuyển lớn từ việc sử dụng những máy tính cá nhân với chi phí cao tới những loại thiết bị chi phí thấp hơn và dễ sử dụng như tivi, điện thoại cũng như nhiều loại thiết bị khác sẽ được phát minh trong tương lai. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, con người có thể thông tin liên lạc và thực hiện các giao dịch kinh doanh ở mọi lúc và mọi nơi. Chính điều này là một ảnh hưởng sâu rộng làm xói mòn ranh giới giữa các khu vực kinh tế cũng như giới hạn địa lý giữa các quốc gia. 4.4. Thương mại điện tử là hoạt động mang tính mở Tính mở là một nguyên lý bao gồm cả cơ sở kỹ thuật và cơ sở triết học của việc mở rộng thương mại điện tử. Internet được chấp nhận rộng rãi đã làm nền tảng cho các hoạt động kinh doanh chính bởi tính không độc quyền các tiêu chuẩn, bởi tính chất mở cũng như được sự hỗ trợ của một ngành công nghiệp lớn đang phát triển. Sức mạnh kinh tế của ngành công nghiệp này được bắt nguồn từ việc kết nối một mạng máy tính lớn, và đảm bảo rằng những tiêu chuẩn mới ra đời vẫn duy trì được tính mở của nó. Quan trọng hơn là tính mở này nổi lên như một chiến lược, cùng sự thành công của nhiều dự án thương mại điện tử cho phép các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện những truy cập chưa từng có tới các công việc nội bộ, tới cơ sở dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp và của từng cá nhân. Điều này làm dịch chuyển vai trò của người tiêu dùng, làm tăng tính liên quan (gắn kết họ chặt chẽ hơn) như là đối tác của doanh nghiệp trong quá trình thiết kế và hình thành nên những sản phẩm mới. Tuy nhiên, đứng về phía người tiêu dùng - những công dân - sự kỳ vọng về tính mở cũng tạo ra những sự biến đổi hoặc tốt (tăng sự rõ ràng, minh bạch, tăng tính cạnh tranh) hoặc xấu (khả năng xâm phạm đến quyền lợi cá nhân) trong nền kinh tế và trong xã hội. 4.5. Thương mại điện tử làm giảm chi phí Thương mại điện tử ảnh hưởng tới bốn loại chi phí lớn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiến hành các giao dịch thương mại, bao gồm: - Chi phí tiêu thụ: Tác động lớn nhất về chi phí khi áp dụng thương mại điện tử là cho phép doanh nghiệp có thể thay thế hàng loạt các cửa hàng vật lý (cửa hàng thực), bằng những cửa hàng ảo trên cơ sở các website. Vì các website hoạt động 24/24 giờ 1 ngày, 7 ngày/1 tuần và có giá trị với thị trường toàn cầu ở bất kỳ thời điểm nào. Do vậy, doanh nghiệp có thể phục vụ một tập khách hàng lớn hơn mà không cần phải xây dựng, tổ chức hay phân loại các cơ sở vật lý của mình. So với việc quản lý nhiều cửa hàng, việc quản lý một cửa hàng ảo cho phép doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí trong khâu quản lý, đặc biệt là chi phí kiểm kê hàng hoá. Việc truy cập 24/24 giờ tới các cửa hàng ảo đem lại sự tiện lợi lớn đối với khách hàng, chính sự tiện lợi này là một đặc tính ưu việt, có giá trị và ngày càng tăng của các hoạt động kinh doanh ảo. Với việc cung cấp các sản phẩm hoặc các thông tin dịch vụ trực tuyến, khách hàng có thể hình thành kỹ năng và kiến thức để tự đánh giá giá cả của hàng hoá cũng như đặc điểm của quá trình thực hiện hàng hoá. Trong tương lai, một môi trường kinh doanh điện tử như vậy sẽ cho phép khách hàng thường xuyên truy cập website, nắm được ngày càng nhiều thông tin về sản phẩm cũng như các thuộc tính về giá cả. Từ đó, việc giao tiếp giữa khách hàng với các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hoặc với những nhân viên hỗ trợ sẽ được thực hiện ở trình độ cao hơn. Một tác động khác của thương mại điện tử tới chi phí tiêu thụ là làm tăng tính hiệu quả trong cấu trúc các đơn đặt hàng. Điển hình là trường hợp của hai công ty lớn trên thế giới, General Electric (GE) và Cisco Systems. Trước khi áp dụng hình thức đặt hàng qua website, cả hai công ty này đều có tới gần 1/4 các đơn đặt hàng của họ phải sửa lại vì các lỗi, cụ thể đối với GE, số lượng này là trên 1.000.000 đơn hàng. Từ khi cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp qua website, tỷ lệ các đơn đặt hàng lỗi của cả hai công ty đều giảm xuống đáng kể, như của Cisco, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 2%1 Xem: PriceWaterhouse Coopers: E-Business technology forecast, PriceWaterhouse Coopers Technology Centre, California, 1999. . Tiết kiệm chi phí thông qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Web cũng là con số đáng kể đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện tử. Mặc dù khoản phí dịch vụ ngân hàng cho việc thanh toán bằng séc giấy giữa các ngân hàng và người bán là khá nhỏ, trung bình khoảng 1,20 USD cho một giao dịch thanh toán, thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung bình chỉ khoảng 0,40 USD đến 0,60 USD, song, chi phí cho quá trình thanh toán điện tử qua Internet có thể giảm xuống còn khoảng 0,01 USD hoặc thấp hơn. Rõ ràng, thương mại điện tử đang làm thay đổi về cơ bản quá trình bán hàng của các doanh nghiệp. Nó buộc các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường phải xem xét lại cách thức giao tiếp với khách hàng. Ngay cả các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động kinh doanh trên thị trường cũng cần nghiên cứu để áp dụng thương mại điện tử, khai thác các cơ hội mà thương mại điện tử đem lại nhằm tiếp cận những tập khách hàng mới, những đối tượng mà trước đây doanh nghiệp cho là khó có thể tiếp cận. - Chi phí liên quan đến việc mua sắm (procurement) của doanh nghiệp Lĩnh vực chi phí thứ hai mà thương mại điện tử tác động tới là chi phí mua sắm. Trên cơ sở Web, hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp chủ yếu bao gồm việc mua các sản phẩm liên quan tới các lĩnh vực bảo trì, sửa chữa, và vận hành (MRO - Maintenance, Repair, Operation). (ở đây không đề cập đến các chi phí liên quan đến mua hàng hoá, sản phẩm kinh doanh và những chi phí mua nguyên liệu, vật liệu thô sử dụng để sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ). Đối với thương mại bán buôn, các sản phẩm MRO thường có giá trị thấp và việc cung ứng thường không liên tục. Trong thương mại truyền thống, khi cần cung ứng MRO, nhân viên mua hàng của một tổ chức sẽ phải viết giấy yêu cầu. Sau đó, nhân viên này sẽ nghiên cứu các tờ catalog (catalog trên giấy) khác nhau để tìm ra loại sản phẩm phù hợp với mức giá hợp lý. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp nên chi phí quản lý cho việc mua gián tiếp các yếu tố đầu vào này thường vượt quá giá trị của chính bản thân các yếu tố đó. Theo Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), trung bình một công ty có doanh thu lớn hơn 500 triệu USD, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng cung cấp sản phẩm MRO đơn lẻ vào khoảng từ 75 USD - 150 USD1 Xem: OECD: The economic and social impact of electronic commerce, OECD Publications, Paris, 1999, . Vì vậy, mục tiêu của nhiều ứng dụng mua sắm trong thương mại điện tử là kết nối trực tiếp các tổ chức với catalog của các nhà cung cấp ngay từ trước khi nó được chấp nhận và toàn bộ quá trình mua hàng đều được thực hiện trên Web. Việc kết nối với các catalog điện tử làm giảm đáng kể nhu cầu kiểm tra tính kịp thời và độ chính xác của các thông tin mà những người bán hàng cung cấp, từ đó làm giảm chi phí cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp. Trước đây, ở các công ty lớn, việc cung ứng MRO được thực hiện thông qua các ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) độc quyền trên các mạng giá trị gia tăng (VAN - Value-added network) riêng. Giờ đây, chi phí cho việc trao đổi dữ liệu điện tử EDI trên Web chỉ vào khoảng 1/10 chi phí cho hoạt động này khi thực hiện trên VAN. Vì vậy, nhiều người sử dụng EDI trong các tổ chức lớn hiện nay đang chuyển việc mua sắm MRO trên VAN sang sử dụng Web. - Chi phí liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng: Trong thương mại điện tử, khả năng tái tổ chức chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh điện tử đôi khi chú ý tới việc tạo ra các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình, của khách hàng cũng như sự đáp ứng của các nhà cung cấp hơn cả việc tăng đầu tư cho sản xuất hay nghiên cứu nhu cầu thực tế của khách hàng. Tính minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có thể phân tích sự ảnh hưởng của các tác động, hay của các bên liên quan như việc mua nguyên vật liệu, thiết bị lắp ráp từ các nhà cung cấp khác nhau, việc thay đổi sản xuất giữa các cơ sở hoặc các đối tác kinh doanh, sự chuyển dịch của hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùng... Hiểu được mối quan hệ của tất cả các bên liên quan trong từng chuỗi giá trị riêng biệt cho phép một doanh nghiệp kinh doanh điện tử có thể điều chỉnh các hoạt động của mình, ứng xử kịp thời trong trường hợp có những đột biến xảy ra. Các hệ thống có khả năng đánh giá chính xác chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp theo dõi và phát hiện dòng chuyển dịch của hàng hoá trên suốt chuỗi cung ứng bằng các phương tiện, thí dụ như thông điệp (từ hệ thống thông tin liên lạc) cảnh báo về sự vi phạm thời hạn cho phép đã được thoả thuận trước đó (chẳng hạn việc vận chuyển hàng hoá chậm quá 8 giờ đồng hồ). Những thông điệp như vậy được tập hợp và phân tích qua các cơ sở dữ liệu và công cụ phân tích giúp các hãng xác định được nguyên nhân của sự đình trệ, trách nhiệm thực tế của các hãng vận tải, các nhà cung cấp; đồng thời hiểu rõ hơn bản chất của chi phí phân phối hàng hoá. Về phía khách hàng, các hệ thống này có thể giúp họ theo dõi được tình trạng của đơn đặt hàng tại mọi thời điểm thông qua trình duyệt Web của mình. Việc quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hệ thống kế hoạch hoá nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning). ở các doanh nghiệp kinh doanh điện tử, hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp đang bắt đầu được kết hợp chặt chẽ với các hệ thống chăm sóc khách hàng và dự báo nhu cầu khách hàng, giúp giải quyết một cách rõ ràng các vấn đề phát sinh bên ngoài doanh nghiệp, cũng như tăng tính tính minh bạch trong công tác quản lý. Những người bán, người tổng hợp và các nhà phân tích mô tả quá trình kết hợp này là việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch về nguồn lực của doanh nghiệp trên cơ sở Web. Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là phối hợp các dữ liệu thu thập được từ khách hàng, từ các nhân viên, từ người cung cấp, thậm chí từ các đối thủ cạnh tranh với các dữ liệu nội bộ, dữ liệu đánh giá thực hiện nhiệm vụ (mission-critical) của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Cho tới nay, các nhà phân tích vẫn chưa xác định chính xác thời điểm bắt đầu của việc chấp nhận áp dụng hệ thống ERP trong thương mại điện tử. Nhưng chắc chắn rằng, người đi tiên phong trong việc chấp nhận ERP là các doanh nghiệp kinh doanh điện tử thuộc các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và kinh doanh hàng tiêu dùng có quy mô lớn, những người đã quen áp dụng hệ thống ERP truyền thống trong quản lý hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. Khi áp dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp đã cố gắng tận dụng thế mạnh thông tin thời gian thực (real-time) của Internet để thay đổi cách quản lý chuỗi cung ứng: sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các mạng ngoại bộ và các kết nối an toàn với Internet cho phép các đối tác kinh doanh truy cập và chia sẻ các thông tin thời gian thực, bao gồm các thông tin liên quan đến lợi ích và giá trị của sản phẩm, tình trạng đơn đặt hàng, hoạt động sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi truy cập hệ thống kế hoạch hoá của doanh nghiệp, các đối tác còn có thể kiểm tra tính chính xác của kết quả dự báo về nhu cầu, đánh giá về khả năng cung ứng thực tế và các cam kết đặt hàng. Chính vì vậy, một khía cạnh quan trọng của thương mại điện tử là sự chuyển dịch định hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trong kinh doanh điện tử, các doanh nghiệp không cạnh tranh trực tiếp với nhau mà dịch chuyển theo chiều hướng cạnh tranh về sự tập trung của chuỗi cung ứng vào các doanh nghiệp. Sự khác nhau về chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp thể hiện qua việc quản lý các thông tin “trôi nổi”, việc nắm bắt các thông tin đó ở một nơi nào đó, thấy được các ích lợi của nó và biến nó thành hành động ở một nơi khác. Nếu toàn bộ quá trình đó thực hiện tốt hơn của đối thủ, doanh nghiệp sẽ giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chính vì vậy, dù chỉ là quá trình đơn giản so với các hoạt động kinh doanh khác nhưng các doanh nghiệp kinh doanh điện tử luôn cố gắng cấu trúc và cấu trúc lại toàn bộ chuỗi cung ứng để ngày càng tăng tốc độ của nó, đồng thời giảm các chi phí liên quan của doanh nghiệp. - Chi phí liên quan đến các hoạt động hậu cần: Có thể nói, thương mại điện tử đã làm thay đổi các hoạt động thuộc lĩnh vực hậu cần của doanh nghiệp như đóng gói, chuyển dịch hàng hoá... và biến nó thành lĩnh vực kinh doanh thông tin. Tác động của thương mại điện tử tới chi phí của hoạt động hậu cần doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực này như Federal Express (FedEx) hay DHL. FedEx là một thí dụ điển hình. FedEx bắt đầu nhận các đơn đặt hàng trực tuyến vận chuyển các gói bưu kiện và theo dõi chúng qua mạng riêng của mình từ năm 1983, phải mất gần 12 năm số lượng khách hàng của hãng mới đạt tới con số 50.000. Nhưng chỉ sau ba năm (1995-1998), sau khi FedEx áp dụng dịch vụ tương tự nhưng thông qua Web, số lượng khách hàng của hãng đã lên tới con số 1 triệu. Hiện nay, theo ước tính của hãng, có tới hơn 70% trong số 3 triệu gói bưu kiện mỗi ngày của hãng được bắt đầu từ việc giao tiếp trên Internet1 Xem: PriceWaterhouse Coopers: E-Business technology forecast, PriceWaterhouse Coopers Technology Centre, California, 1999. . Những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh hậu cần của các hãng đứng đầu lĩnh vực này trên thế giới như FedEx và DHL bắt đầu bằng những mối quan hệ mật thiết với các hãng vận tải hàng hoá và với khách hàng thông qua các yêu cầu vận tải điện tử, sự xác nhận kiểm kê điện tử, theo dõi phân phối điện tử. Giờ đây, các hãng kinh doanh trong lĩnh vực hậu cần đã bắt đầu cho phép các hãng vận tải và khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào hệ thống thông tin của mình thông qua các ứng dụng ERP. Với việc ứng dụng Internet, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng các mô hình, cách thức kinh doanh của mình theo các đơn đặt hàng, và áp dụng các phương pháp có mức chi phí kiểm kê thấp; do đó giá trị của các hoạt động này ngày càng tăng với việc thực hiện nhanh chóng, chính xác các hoạt động hậu cần từ nước ngoài hoặc ra nước ngoài. Với khả năng đáp ứng nhanh các đơn đặt hàng có tính phức tạp cao cũng như khả năng theo dõi, giám sát các đơn đặt hàng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở Web, chẳng hạn như DHL, FedEx, United Parcel Service (UPS) thực hiện kinh doanh các dịch vụ hậu cần như vận chuyển, phân phối (bao gói, bốc xếp) các gói bưu kiện và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác trên cơ sở Web. Hiện nay, các doanh nghiệp không còn phải lo lắng về việc theo dõi các kiện hàng của mình gửi đi, dù có phải chuyển nó tới bất cứ đâu trên thế giới. Với những lợi ích mà Web mang lại, hoạt động giám sát vận chuyển, kiểm tra giao nhận hàng hoá của doanh nghiệp sẽ trở nên rất đơn giản, tạo điều kiện cho quá trình thanh toán được thực hiện nhanh hơn. Ngoài ra, nó còn giúp các doanh nghiệp có được sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc ra các quyết định về kế hoạch sản xuất, đồng thời giảm được chi phí không cần thiết trong quá trình vận tải và bốc xếp hàng hoá. Tóm lại, bằng việc thay đổi cấu trúc, cắt giảm chi phí bán hàng, mua hàng, quản lý chuỗi cung ứng, chi phí trong lĩnh vực hậu cần của doanh nghiệp, thương mại điện tử đang làm xuất hiện những nhân tố thành công mới. Trong quá khứ, nếu những nhân tố như quy mô và cơ sở hạ tầng là những trở ngại lớn nhất cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, thì giờ đây những công nghệ, nguyên lý tổ chức và hoạt động của thương mại điện tử đang làm thay đổi toàn bộ quan điểm này. 5. Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh Tuỳ theo quy mô và khả năng, các doanh nghiệp có thể áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, thực hiện kết nối và ứng dụng Internet theo năm mức độ từ thấp đến cao, cụ thể như sau: 5.1. Truyền thông (Thư tín điện tử và truy cập Internet) Đối với những doanh nghiệp chưa từng thực hiện việc kết nối Internet hoặc những cách thức thông tin khác cao hơn thế, có thể thấy, việc kết nối này giống như một trò chơi thú vị. Tuy nhiên, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích rất lớn. Việc kết nối Internet cho phép doanh nghiệp có được những thông tin đầy đủ và cập nhật về những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời các nhân viên của doanh nghiệp cũng có điều kiện để thảo luận, trao đổi trực tiếp với khách hàng, với các nhà cung ứng và bất cứ đối tác nào về mọi vấn đề cùng quan tâm thông qua dịch vụ thư tín điện tử và các dịch vụ viễn thông khác với thời gian và chi phí thấp nhất. Cũng trong quá trình giao tiếp, doanh nghiệp có thể ngay lập tức hình thành hồ sơ về khách hàng và các đối tác kinh doanh của mình, phục vụ cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. 5.2. Xúc tiến (Tạo website riêng của doanh nghiệp) Một trong những lợi ích lớn nhất của Internet là cung cấp nguồn thông tin điện tử vô tận thông qua Mạng thông tin toàn cầu World Wide Web. Cùng với sự phát triển rầm rộ của công nghệ thông tin như hiện nay, World Wide Web có thể coi là "Những trang vàng" của thế kỷ XXI với số lượng các website, số lượng người truy nhập tăng nhanh, giá trị các giao dịch thương mại trên Internet ngày càng lớn. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc lập website riêng cho phép doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo trực tuyến về các sản phẩm và bản thân doanh nghiệp. Các thông tin chính xác, đầy đủ liên quan đến giá cả, chất lượng, các điều khoản, điều kiện mua bán hàng hoá... cũng như các thông tin khác về doanh nghiệp có trên website giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và đưa ra các quyết định mua sắm. Các website mà doanh nghiệp tạo lập cũng cho phép quản lý các mối quan hệ với khách hàng cũng như các đối tác kinh doanh khác; cho phép hình thành những cách thức kinh doanh mới nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với cách thức kinh doanh truyền thống mà doanh nghiệp đang thực hiện. 5.3. Liên kết nội bộ (Cách thức đổi mới hệ thống thông tin của doanh nghiệp) Đây thực sự là một bước nhảy vọt trong việc tổ chức hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Với cách này, các nhân viên trong doanh nghiệp có thể dễ dàng trao đổi với nhau những ý tưởng của mình hơn là những cuộc họp tẻ nhạt hoặc kéo dài bất tận. Việc sử dụng mạng nội bộ giúp cải tiến các hoạt động tác nghiệp nội bộ của doanh nghiệp như việc quản trị dự án, tính lương, quản trị nhân sự, xử lý đơn đặt hàng, công tác kiểm kê... Nhờ việc chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, phát huy được tiềm lực và khả năng của các thành viên trong doanh nghiệp. Dùng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (một ứng dụng trên mạng) làm tăng khả năng tiếp cận, giải quyết các vấn đề, tiếp cận khách hàng và giảm chi phí. Tăng khả năng phục vụ, cải thiện dịch vụ khách hàng (khách hàng không cần phải chạy khắp doanh nghiệp để khiếu nại các vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp). Cùng với việc kết nối với khách hàng thông qua Internet, việc liên kết nội bộ giúp giảm từ 1/3 đến 1/2 chi phí so với việc sử dụng điện thoại để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 5.4. Liên kết ngoại bộ (Đưa đến cho doanh nghiệp những nhà cung ứng và khách hàng mới) Lợi ích mà các doanh nghiệp thu được khi sử dụng mạng liên kết ngoại bộ (extranet) sẽ rất lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là cách để họ mở rộng phạm vi hoạt động, thực hiện kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Đối với các doanh nghiệp khác, mạng ngoại bộ là cách thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá với chi phí thấp nhất; là cách thức cung ứng đem lại lợi nhuận cao nhất khi thực hiện kết nối với các nhà cung ứng. Bản thân các nhà cung ứng cũng sẽ được lợi khi doanh nghiệp thực hiện hình thức kết nối này. Qua mạng ngoại bộ, doanh nghiệp có thể giới thiệu với người cung ứng và khách hàng các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp mà họ có thể sử dụng, nhờ đó có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi, rút ngắn và đơn giản hoá công tác kiểm kê, đồng thời có khả năng loại bỏ các sai sót trong các khâu của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Một số ngành công nghiệp hiện đang dẫn đầu trong việc áp dụng các hình thức kết nối này, đó là ngành tự động hoá, ngành điện tử hàng không vũ trụ và ngành công nghiệp dệt. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, danh sách các ngành áp dụng rộng rãi hình thức kết nối này sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới. 5.5. Hình thành các mô hình kinh doanh mới (Chia sẻ các nguồn lực với các đối tác mới, hình thành các doanh nghiệp ảo toàn cầu) Việc xây dựng một hệ thống thông tin kinh doanh được kết nối với bên ngoài (mạng ngoại bộ - extranet) là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. Mạng thông tin toàn cầu World Wide Web không chỉ giúp trao đổi và khai thác thông tin một cách thuần tuý mà bản thân nó có khả năng hoạt động như một hệ thần kinh trung ương giúp phối hợp toàn bộ các hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức mới. Trong các tổ chức mới này hệ thống thông tin được sắp xếp trên cơ sở sử dụng các phương pháp trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), do vậy các thông tin liên quan đến các hoạt động kinh doanh ngay lập tức được các đối tác (như các đại lý, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất, người thiết kế và thậm chí cả các nhà cung ứng nguyên liệu thô) tham gia giải quyết. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu các đối tác của mình tham gia quản lý các công đoạn của hoạt động kinh doanh điện tử. Toàn bộ hệ thống được tích hợp vào chuỗi cung ứng sẽ lần lượt chỉ ra các công việc của từng đối tác, từng bộ phận cần tiến hành từ giai đoạn đầu đến cuối của quá trình cung ứng sản phẩm mà không cần tới bất cứ một sự quản lý hay các thao tác gắn kết rườm rà, phức tạp nào. Tất cả các đối tác của loại hình siêu công ty này đều phải thiết kế hệ thống thông tin của mình đảm bảo không có bất cứ một sai sót nào dù là nhỏ nhất; đồng thời, có khả năng nhanh chóng tự phục hồi trong mọi tình huống. Với loại hình này mọi trách nhiệm quản lý và cả những rủi ro của thị trường đều có thể được chia sẻ. Trong thế kỷ XXI, tất cả những điều này không còn là những ý tưởng viển vông, nó đã và đang được thực hiện ở nhiều ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. 6. Một số vấn đề đặt ra khi tiến hành thương mại điện tử Những vấn đề đặt ra khi tiến hành thương mại điện tử được đề cập đến trong rất nhiều tài liệu theo các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, để phân tích cụ thể từng vấn đề là một việc không đơn giản. Trong phần này, chúng tôi chỉ trình bày các vấn đề cơ bản theo các góc độ chung nhất, liên quan đến việc phổ cập, quản lý và an toàn trong thương mại điện tử. 6.1. Việc phổ cập Internet và thương mại điện tử Từ khi xuất hiện tới này, Internet đã phát triển với tốc độ rất nhanh ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chưa đạt đến trình độ phổ cập. Thí dụ, ở Canada, một trong những quốc gia được coi có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, cũng mới chỉ có 36% gia đình có máy tính cá nhân, 13% kết nối Internet trong năm 1997. Nếu tính việc truy cập Internet tại nhà, nơi làm việc, trường học và các nơi khác thì cũng chỉ khoảng trên 30%, phần lớn là những doanh nghiệp lớn, còn với các doanh nghiệp nhỏ ước tính chỉ khoảng 43% là có truy cập Internet. Tuy mức truy cập này là thuộc mức cao nhất trên thế giới, nhưng vẫn chưa thể đạt tới mức thâm nhập phổ cập như các công nghệ truyền thông đã được thiết lập trước đó. 6.2. Quản lý Internet Vì Internet được tạo ra bởi vô số các mạng tự trị nhỏ hơn, thiếu sự quản lý tập trung, nên hầu như không một ai có trách nhiệm đối với độ tin cậy và tốc độ của các dịch vụ. Những quy tắc cơ bản để tạo lập ra những tên vùng, các giao thức chuẩn, các quy trình định tuyến đang có nhiều biến đổi vì việc kiểm soát đã được chuyển sang khu vực tư nhân. Việc thiếu những đảm bảo về quản lý này là sự lo lắng lớn đối với các nhà doanh nghiệp. Khác hẳn với các giao dịch truyền thống, môi trường kinh doanh thương mại điện tử là môi trường kinh doanh khá mới mẻ với các đối tác không xác định. Để tiến hành thương mại điện tử cần giải quyết hàng loạt các câu hỏi như: Vấn đề như bảo mật thông tin có được đảm bảo không? Khuôn khổ pháp lý và các thể chế tài chính hỗ trợ cho giao dịch điện tử là gì? Làm thế nào để chọn được các công nghệ phù hợp? Nguồn lao động thương mại điện tử lấy ở đâu? Nguy cơ lệ thuộc công nghệ nước ngoài như thế nào? v.v.. 6.3. Vấn đề an toàn trong thương mại điện tử Trong thương mại điện tử nói riêng và tất cả các lĩnh vực có sử dụng Internet nói chung, hiện tượng tin tặc đánh cắp các thông tin có giá trị là rất phổ biến. Rất nhiều công nghệ đã và đang được phát triển nhằm giải quyết vấn đề an toàn trong suốt thời gian qua, tuy nhiên các thủ đoạn của bọn tin tặc ngày càng tinh vi vẫn là mối lo ngại lớn của hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên Internet. Ngoài ra, những vấn đề như sự bất cập về ngôn ngữ, khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tính riêng tư, tập quán, thói quen mua sắm và đặc biệt là sự thiếu lòng tin của người tiêu dùng... đang là những trở ngại lớn đối với sự phát triển của thương mại điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG1.DOC