Tài liệu Bài giảng Kế toán đại cương: * GV: PHẠM THỊ HUYỀN QUYÊN KẾ TỐN ĐẠI CƯƠNG Thời lượng: 45 tiết * MỤC ĐÍCH MÔN HỌC: Với môn học này, sinh viên sẽ: Nắm được các nguyên lý, nguyên tắc, phương pháp kế toán cơ bản và sự vận dụng các nguyên tắc và phương pháp này trong kế toán Việt Nam; Biết sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện một chu trình kế toán cơ bản và đơn giản * NỘI DUNG MÔN HỌC Bản chất và đối tượng của kế toán Báo cáo tài chính Tài khoản và ghi sổ kép Tính giá các đối tượng kế toán Chứng từ kế toán và kiểm kê Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp sản xuất Sổ sách kế toán Tổ chức công tác kế toán và kiểm tra kế toán * CHƯƠNG I Bản chất và đối tượng của kế toán Mục đích: Học viên hiểu được: - Bản chất, chức năng của kế toán; - Đối tượng sử dụng thông tin kế toán; - Đối tượng của kế toán, phương trình kế toán; - Hệ thống các phươ...
52 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kế toán đại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* GV: PHẠM THỊ HUYỀN QUYÊN KẾ TỐN ĐẠI CƯƠNG Thời lượng: 45 tiết * MỤC ĐÍCH MÔN HỌC: Với môn học này, sinh viên sẽ: Nắm được các nguyên lý, nguyên tắc, phương pháp kế toán cơ bản và sự vận dụng các nguyên tắc và phương pháp này trong kế toán Việt Nam; Biết sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện một chu trình kế toán cơ bản và đơn giản * NỘI DUNG MÔN HỌC Bản chất và đối tượng của kế toán Báo cáo tài chính Tài khoản và ghi sổ kép Tính giá các đối tượng kế toán Chứng từ kế toán và kiểm kê Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp sản xuất Sổ sách kế toán Tổ chức công tác kế toán và kiểm tra kế toán * CHƯƠNG I Bản chất và đối tượng của kế toán Mục đích: Học viên hiểu được: - Bản chất, chức năng của kế toán; - Đối tượng sử dụng thông tin kế toán; - Đối tượng của kế toán, phương trình kế toán; - Hệ thống các phương pháp kế toán; - Làm quen với một số thuật ngữ, khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản * Nội dung Bản chất kế toán Đối tượng của kế toán Các phương pháp kế toán Một số khái niệm và nguyên tắc kế toán * 1. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN Kế toán là gì ? - Liên đoàn kế toán quốc tế: Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp theo các cách thức nhất định, dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ, các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tài chính và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định - Hiệp hội kế toán Mỹ : Là quá trình ghi nhận, đo lường và công bố thông tin kinh tế có ích cho việc ra quyết định * 1. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN Kế toán là gì ? - Luật kế toán VN: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động * BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN Nhận xét: - Quan niệm của con người về kế toán có sự thay đổi theo thời gian - Các định nghĩa về kế toán mặc dù có sự khác nhau song đều nhấn mạnh hai vấn đề chính: - Đối tượng và phương pháp thực hiện công việc kế toán - Mục đích, chức năng của kế toán * BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN Kế toán: một hệ thống thông tin Được thiết lập trong các đơn vị kinh tế Thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính Làm cơ sở cho các quyết định kinh tế * CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN Chức năng thông tin Chức năng kiểm tra giám sát * HOẠT ĐỘNG SXKD Người ra quyết định HỆ THỐNG KẾ TOÁN Đo lường: Thu thập dữ liệu Xử lý: Phân loại, Sắp xếp, Lưu trữ… Cung cấp thông tin: Báo cáo kế toán Hệ thống thông tin kế toán Dữ liệu Yêu cầu TT TT đã xử lý Các quyết định kinh tế * Đối tượng sử dụng thông tin kế toán Kế toán cung cấp thông tin cho những ai? Chủ doanh nghiệp Nhà quản lý doanh nghiệp Các cổ đông, các nhà đầu tư Các chủ nợ: ngân hàng, nhà cung cấp Nhà nước: cơ quan thuế * a) Căn cứ vào mối quan hệ trách nhiệm và lợi ích: nhà quản lý DN Lợi ích trực tiếp Lợi ích gián tiếp Đối tượng sử dụng thông tin kế toán * Bên trong DN Bên ngoài DN Đối tượng sử dụng thông tin kế toán b) Căn cứ vào vị trí và khả năng ảnh hưởng đến hệ thống kế toán: Các lĩnh vực kế toán K ế toán tài chính K ế toán quản trị Kế toán thuế * * Anh (chị) hãy cho ý kiến về mỗi nhận định dưới đây: a. Kế toán tài chính chỉ nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp b. Các doanh nghiệp được quyền bảo mật đối với mọi thông tin kế toán c. Các doanh nghiệp bắt buộc phải công bố mọi thông tin kế toán d. Kế toán tài chính chỉ cung cấp thông tin tài chính về những giao dịch, sự kiện đã xảy ra; kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin có tính định hướng e. Tất cả các DN bắt buộc phải mời kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm * Nhiệm vụ của kế toán 1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. 2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. 3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. * Yêu cầu đối với thông tin kế toán -- Trung thực, khách quan -- Đầy đủ -- Kịp thời -- Rõ ràng, dễ hiểu -- Liên tục -- So sánh được => Đảm bảo thông tin mà kế toán cung cấp là trung thực, đáng tin cậy => hữu ích cho việc ra quyết định * 2.ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh taị đơn vị * Tài sản Định nghĩa Tài sản: Là các nguồn lực kinh tế : do doanh nghiệp kiểm soát, hình thành từ các giao dịch trong quá khứ chắc chắn mang lại lợí ích kinh tế trong tương lai. * Phân loại tài sản theo kết cấu của tài sản Tài sản ngắn hạn: tiền và những tài sản khác có thể biến đổi thành tiền, bán hoặc tiêu thụ trong vòng 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ hoạt động bình thường của DN Tài sản dài hạn: là các tài sản không đáp ứng các yêu cầu của tài sản ngắn hạn * Phân loại tài sản a) Phân loại tài sản theo kết cấu của tài sản: * Phân loại tài sản theo nguồn hình thành tài sản Nợ phải trả: là những nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải cam kết thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là chênh lệch giữa giá trị tài sản của DN trừ (-) Nợ phải trả. * Nợ phải trả Phân loại: Nợ ngắn hạn: phải hoàn trả trong năm tài chính hay trong một chu kỳ kinh doanh Nợ dài hạn: chưa phải hoàn trả trong năm tài chính * Nợ ngắn hạn Gồm: Vay ngắn hạn Nợ dài hạn đến hạn trả Phải trả cho người bán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động Phải trả phải nộp khác ... * Nợ dài hạn Vay dài hạn Nợ dài hạn Nhận ký cược ký quỹ dài hạn … * Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu, gồm: Nguồn vốn kinh doanh Lợi nhuận chưa phân phối Nguồn vốn, quỹ chuyên dùng: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ khen thưởng, phúc lợi Quỹ khác * Phân loại tài sản a) Phân loại tài sản theo nguồn hình thành: NV CHỦ SỞ HỮU NGUỒN VỐN Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn NỢ PHẢI TRẢ NVKD LNCPP NV, QCD * Mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn Phương trình kế toán: Tài sản = Nguồn vốn Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả * Mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn Vì sao ??? Tài sản = Nguồn vốn * Sự vận động của tài sản và nguồn vốn Sơ đồ vận động của TS: Qua mỗi giai đoạn TS thường thay đổi hình thái vật chất và giá trị. => Đối tượng của kế toán là TS và sự vận động của TS T H SX T H * 3. Các phương pháp kế toán Phương pháp lập chứng từ kế toán Phương pháp đánh giá các đối tượng kế toán Phương pháp đối ứng tài khoản Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán * MOái quan hệ giữa các phương pháp kế toán Chứng từ kế toán Đối ứng tài khoản Tổng hợp và cân đối kế toán Đánh giá (đầu vào) Đánh giá (đầu ra) 4. Các giả định và nguyên tắc kế toán được thừa nhận CÁC GIẢ ĐỊNH Đơn vị kế toán Thước đo tiền tệ Kỳ kế toán Hoạt động liên tục NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Cơ sở dồn tích Phù hợp doanh thu và chi phí Trọng yếu Giá gốc Thận trọng Nhất quán * * Đơn vị kế toán Mỗi đơn vị kế toán là một đơn vị kinh tế độc lập, độc lập với các cá nhân, đơn vị khác và độc lập cả với chủ sở hữu. Là khái niệm căn bản nhất trong kế toán vì nó định ra được ranh giới rạch ròi của tổ chức mà nó kế toán. => KT chỉ ghi nhận những nghiệp vụ phát sinh giữa đơn vị với cá nhân và đơn vị khác có liên quan. * Thước đo tiền tệ Kế toán không ghi nhận tất cả các dạng hoạt động của tổ chức mà chỉ ghi nhận những gì đánh giá được bằng tiền. Đồng tiền được xem như một đơn vị đo lường cố định => sức mua đồng tiền không đổi. => Đảm bảo thông tin kế toán có thể tổng hợp và so sánh được Thực tế sức mua đồng tiền của mọi quốc gia đều luôn thay đổi. * Kỳ kế toán Giả định kỳ kế toán cho rằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành những khoản thời gian xác định Là khoảng thời gian để kế toán thực hiện một chu trình kế toán gồm các bước: Mở sổ – Ghi sổ – Khoá sổ – Lập báo cáo tài chính. Mỗi chu kỳ phải ngắn hơn thời gian tồn tại của một tổ chức. Thường là 12 tháng – gọi là niên độ kế toán Hoạt động liên tục Giả định hoạt động liên tục cho rằng việc ghi chép của kế toán đặt trên giả định là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong một tương lai có thể dự kiến được, doanh nghiệp không có ý định giải thể hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình một cách nghiêm trọng trong tương lai gần. * * Cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến TS, Nợ phải trả, DT, CP, … phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Là nguyên tắc kế toán cơ bản, nền tảng. Khác biệt giữa kế toán dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền, mối quan hệ. * Nguyên tắc phù hợp Việc ghi nhận DT và Cp phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khỏan DT thì phải ghi nhận một khỏan CP tương ứng có liên quan đến việc tạo ra DT đó. => Giúp kế toán xác định kết quả kinh doanh hàng kỳ một cách hợp lý. * Cơ sở dồn tích và phù hợp Thời điểm chi tiền Thời điểm thu tiền Thời điểm tiêu thụ Niên độ X-1 Niên độ X Niên độ X+1 Chi phí Doanh thu * Doanh nghiệp cho thuê nhà xưởng với giá 100 triệu đồng/năm, thời gian thuê từ 1.1.2003 đến 31.12.2005, khách hàng trả trước 3 năm ngay từ 1.1.2003. Chi phí khấu hao nhà xưởng đó hàng năm là 60 triệu đồng/năm. * Giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Bảo đảm tính khách quan và hạn chế việc điều chỉnh số liệu theo chủ quan đơn vị. * Khách quan Nguyên tắc này đòi hỏi số liệu kế toán phải dựa trên những sự kiện có tính kiểm tra được, có thể thẩm tra khi cần thiết. Ghi chép của kế toán phải dựa trên các chứng từ hợp lệ, hợp pháp, có thể kiểm tra được. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc giá gốc. * DN tính thuế GTGT theo PP khấu trừ: Mua hàng hóa, giá mua chưa có thuế GTGT 500 triệu, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển trả cho đơn vị vận tải 10,5 triệu (đã có thuế GTGT 5%). Nhập khẩu máy móc thiết bị, giá thanh toán cho nhà cung cấp 500 triệu, thuế nhập khẩu 50 triệu, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 2 triệu. * Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC. Bảo đảm khả năng so sánh được và hạn chế điều chỉnh số liệu theo chủ quan đơn vị. * Thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Lập dự phòng; Ghi nhận và đánh giá thu nhập, chi phí, tài sản và nợ phải trả. Giúp BCTC trung thực và hợp lý, không “thổi phồng” tình hình tài chính và kết quả hoạt động. * Hàng hoá giá gốc 100 triệu, do mất phẩm chất chỉ có thể bán với giá ước tính 20 triệu (chưa thuế GTGT, thuế suất 10%), chi phí bán khoảng 1 triệu. Nợ phải thu có khả năng không đòi được ước tính theo kinh nghiệm của đơn vị là 5% số dư nợ phải thu cuối kỳ. Một khoản nhà cung cấp phải bồi thường cho đơn vị mặc dù chưa có văn bản chính thức nhưng có thể xác định một cách hợp lý là 60 triệu đồng. * Trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. BCTC trung thực và hợp lý không đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác mà chỉ cần không có sai lệch trọng yếu -> Có thể chấp nhận sai lệch không trọng yếu * Trọng yếu Khi lập báo cáo tài chính: Các khỏan mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ, mà có thể trình bày gộp vào các khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. * Hoạt động liên tục BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC. * NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Khi nào ghi nhận? Cơ sở dồn tích Phù hợp doanh thu và chi phí Trọng yếu Ghi với số tiền nào? Giá gốc Thận trọng Trình bày thế nào? Nhất quán * Bảng cân đối kế toán của Công ty ACV ngày 31.12.2003 báo cáo tổng tài sản là 500 triệu đồng. Nếu Công ty ACV chấm dứt hoạt động, tài sản của nó có thể bán được với giá 500 triệu đồng không ? Tại sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong 1.NLKTnew.ppt