Tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng director: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DIRECTOR CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU I. GIỚI THIỆU CHUNG Việc ứng dụng Multimedia trong trong giảng dạy, soạn sách điện tử, làm quảng cáo v.v là một trong những hướng phát triển nhanh chóng tại những cơ sở giáo dục. Việc ứng dụng máy tính làm công cụ hỗ trợ thực hiện các tài liệu điện tử trở nên hữu hiệu thông qua các chương trình chuyên nghiệp phục vụ cho lãnh vực này. Một trong những chương trình chuyên nghiệp mà những ai làm trong lãnh vực này không thể không biết đến đó là Director, một chương trình đầy quyền năng do hãng Macromedia thực hiện nhằm giúp người dùng có thể triển khai ý tưởng của mình. Thực hiện các phần nội dung (sách) qua dạng siêu văn bản (hypertext) với sự kết hợp hình ảnh, âm thanh và các liên kết với nhau rất sống động. Do đây là một phần mềm chuyên nghiệp làm Multimedia nên các thuật ngữ được dùng trong giao diện ngươ...
20 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng director, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DIRECTOR CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU I. GIỚI THIỆU CHUNG Việc ứng dụng Multimedia trong trong giảng dạy, soạn sách điện tử, làm quảng cáo v.v là một trong những hướng phát triển nhanh chóng tại những cơ sở giáo dục. Việc ứng dụng máy tính làm công cụ hỗ trợ thực hiện các tài liệu điện tử trở nên hữu hiệu thông qua các chương trình chuyên nghiệp phục vụ cho lãnh vực này. Một trong những chương trình chuyên nghiệp mà những ai làm trong lãnh vực này không thể không biết đến đó là Director, một chương trình đầy quyền năng do hãng Macromedia thực hiện nhằm giúp người dùng có thể triển khai ý tưởng của mình. Thực hiện các phần nội dung (sách) qua dạng siêu văn bản (hypertext) với sự kết hợp hình ảnh, âm thanh và các liên kết với nhau rất sống động. Do đây là một phần mềm chuyên nghiệp làm Multimedia nên các thuật ngữ được dùng trong giao diện người sử dụng của Director mang âm hưởng của các thuật ngữ dùng trong một phim trường – cảnh chiếu, sân khấu v.v…. Do đó trước khi làm việc với Director chúng ta cần làm quen một số thuật ngữ được dùng trong Director và các thao tác cơ bản khi làm việc trong Director. Trước tiên chúng ta hãy làm quen với Director qua những thuật ngữ sau: Phần tử cơ bản của một đoạn phim là Cast Member. Cast Members bao gồm các ảnh bitmap. text (văn bản), âm thanh, các nút nhấn, video số v.v… Chúng ta có thể tạo ra Cast Members bằng cách nhập các media như là ảnh bitmap, âm thanh, video số được tạo ra trong các chương trình khác. Cast Members được xắp xếp thành các Cast. Chúng ta có thể tạo ra số lượng Cast tùy thích để xắp xếp các media trong một phim. Chúng ta có thể tạo Cast Member bằng cách sử dụng các công cụ trong Director hoặc bằng cách nhập các media thích hợp vào Director từ những chương trình ứng dụng như là Xara 3D, Ulead Cool 3, PowerPoint, FreeHand, PhotoShop, xRes, Premiere, Ulead Media Studio Projector hoặc SoundEdit v.v. Chương trình soạn thảo bên trong Director nhằm mục đích tạo ra các Cast Member đơn giản và qua đó người dùng có thể chỉnh sửa các media mà chúng ta nhập từ các chương trình ứng dụng khác. Để tạo Cast mới chúng ta tiến hành như sau: 1. Nếu như bạn chưa khởi động chương trình, trước tiên hãy khởi động chương trình Director. 2.Vào Menu Start chọn Programs, chọn Macromedia Director 6.5\ Director 6.5 (nếu phiên bản chương trình bạn cài đặt là 6.5). Màn hình làm việc của Director xuất hiện như hình dưới. Thanh tiêu đề Thanh trình đơn Thanh công cụ Giao diện làm việc của Director giống như các chương trình ứng dụng khác chạy trên nền Windows Để làm việc với Director, trước tiên chúng ta phải tạo ra các Cast để lưu trữ các phần tử ảnh (Media) trong phim. Để tạo một Cast mới, chọn New\Cast trong trình đơn File, hay nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + N, hoặc nhấp vào nút New Cast trên thanh công cụ để tạo một Cast mới. Hộp thoại New Cast xuất hiện với tên mặc nhiên là untiled-1. Các bạn hãy đặt tên cho Cast mới thành lập trong hộp Name, ở đây ta đặt tên cho Cast là New. Trong hộp New Cast này có các tùy chọn Internal hoặc External. Nếu chọn Internal có nghĩa là chọn Cast bên trong File phim và không thể dùng chung với các phim khác. Nếu chọn External thì ta chọn một Cast bên ngoài phim và có thể dùng chung với các phim khác. Mỗi lần trình chiếu phim thì Director sẽ tự động cập nhật những Cast Member bên ngoài này. Nếu bạn chọn External, chọn tùy chọn "Use in Current Movie" để chỉ rằng Cast này được dùng trong phim hiện tại. Sau khi chọn xong nhấp vào nút Create để tạo cửa sổ Cast mới (New Cast). Cửa sổ New Cast xuất hiện chỉ có 5 Cast Member Bạn có thể nhấp và giữ chuột vào lề cửa sổ và kéo để mở rộng thêm cửa sổ nếu cần thiết. Cửa sổ Cast đã được mở rộng Các thanh cuộn lên – xuống, trái – phải cho phép chúng ta chọn một cast Member đang hiển thị trong cửa sổ. Tên của cửa sổ Cast được hiển thị trên thanh tiêu đề. NHẬP CAST MEMBER VÀO TRONG CỬA SỔ CAST. Chúng ta xắp xếp các Cast Member thành một tập gọi là Cast. Cast có thể được lưu dưới dạng thành phần phim hoặc được lưu trong một file riêng rẽ. Khi được lưu dưới dạng một file tiêng rẽ thì một External Cast (Cast bên ngoài) có thể được dùng chung bởi các phim khác nhau. Để nhập một Cast Member, trước tiên hãy chọn một Cast, sau đó chọn một ô trống nơi mà bạn muốn nhập Cast Member vào bằng cách nhấp vào ô muốn chọn, ô được chọn sẽ đổi màu. Nếu bạn muốn Cast Member ở một vị trí nào đó thì chọn vị trí đó, nếu không, Director sẽ bố trí những Cast Member ở vị trí đầu tiên có thể trong cửa sổ Cast. Sau đó chọn Import trong trình đơn File hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+R để nhập các Media vào trong cửa sổ Cast: Hộp thoại "Import File Into" xuất hiện chúng ta có thể thay đổi đường dẫn chứa file cần nhập trong hộp Look in. Ở đây ta chọn thư mục Director\Learning\ Lesson3 Cửa sổ New Cast xuất hiện chỉ có 5 Cast Member Chọn File cần nhập bằng cách nhấp đúp vào File cần chọn để đặt File này vào bảng danh sách “File List”, ở đây chọn Add All để nhập tất cả vào cửa sổ Cast, sau đó nhấp vào nút Import. Hộp thoại Image Options xuất hiện: Hộp tùy chọn Color Depth cho phép chúng ta lựa chọn độ phân giải của màu phù hợp. Bạn nên chọn màu tương ứng với độ phân giải màn hình ( 8 bit hoặc 32 bit). Đánh dấu vào hộp tùy chọn "Same setting for Remaining Images" để đặt tất cả các hình ảnh có cùng chế độ cài đặt hoặc có thể cài đặt riêng rẽ cho từng ảnh (không chọn tùy chọn " Same Setting for Remaining Images") Sau khi chọn xong, nhấp vào nút OK để bắt đầu quá trình nhập Hộp thoại Palette cho phép ta chọn bảng màu dùng cho ảnh cần nhập. Ở đây chúng ta chọn Remap to “System-Win” Các Cast Member đã được nhập vào trong Cast. Chọn Score trong trình đơn Windows hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+4 để mở cửa sổ Score Cửa sổ Score là cửa sổ cho biết thứ tự xuất hiện của các Media, cũng như chứa các thông tin về phim như tốc độ chiếu của phim (tính bằng khung ảnh (frame) trong một giây), các hiệu ứng tương tác v.v… Cửa sổ Score xuất hiện như hình dưới với tên mặc nhiên là Untitled (tên tương ứng của phim). Trong cửa sổ Score, chọn vị trí đầu tiên của khung số 1. Trong cửa sổ Cast, giữ phím Shift, nhấp vào Cast Member số 1 và số 9 để chọn các Cast Member từ 1 đến 9. Các Cast Member được chọn sẽ đổi màu Chọn "Cast to Time" trong trình đơn Modify để xác định thời gian xuất hiện của các Cast Member khi trình chiếu phim theo thứ tự từ Cast Member số 1 đến số 9. Trên màn hình sẽ xuất hiện một ảnh duy nhất, các phần tử ảnh khi xuất hiện trên màn hình (Stage) gọi là Sprite. Chúng ta có thể hiệu chỉnh vị trí của Sprite theo ý muốn bằng cách rê Sprite đến vị trí mới và nhả nút chuột. Chọn Control Panel trong trình đơn Windows hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+2 để mở cửa sổ Control Panel Cửa sổ Conntrol Panel xuất hiện như hình dưới Cửa sổ Control Panel là cửa sổ dùng để điều khiển phim như bắt đầu phim, dừng phim, xem tốc độ chạy phim… Nhấp vào nút Rewind trên Control Pannel để bắt đầu phim. Nhấp vào nút Play để xem các số từ 1 đến 9 chạy trên màn hình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C1-D.PPT