Tài liệu Bài giảng Hợp đồng trong hoạt động xây dựng: HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG
_____________
ThS. Nguyễn Hồng Thanh
ng_hong_thanh@yahoo.com
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 • Tổng quan về hợp đồng
2 • Các loại hợp đồng xây dựng
3 • Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
4 • Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
5 • Thanh toán hợp đồng xây dựng
6 • Quyết toán và thanh lý hợp đồng
7 • Điều kiện hợp đồng theo FIDIC
KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG
Theo Bộ Luật dân sự:
Điều 388 - Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được
thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và
bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn
bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
1. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày
14/6/2005.
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
4. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015
Quy định ch...
62 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỢP ĐỒNG
TRONG HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG
_____________
ThS. Nguyễn Hồng Thanh
ng_hong_thanh@yahoo.com
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 • Tổng quan về hợp đồng
2 • Các loại hợp đồng xây dựng
3 • Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
4 • Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
5 • Thanh toán hợp đồng xây dựng
6 • Quyết toán và thanh lý hợp đồng
7 • Điều kiện hợp đồng theo FIDIC
KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG
Theo Bộ Luật dân sự:
Điều 388 - Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được
thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và
bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn
bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
1. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày
14/6/2005.
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
4. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015
Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà thầu.
PHẠM VI ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 37
a. Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
b. Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước.
c. Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại
Điểm a, b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn
của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc
dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức
đầu tư của dự án.
NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG
1. Căn cứ pháp lý áp dụng.
2. Ngôn ngữ áp dụng.
3. Nội dung và khối lượng công việc.
4. Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc,
nghiệm thu và bàn giao.
5. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng.
6. Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong
thanh toán và thanh toán hợp đồng.
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng.
8. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG
9. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp
đồng xây dựng.
10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và
phạt vi phạm hợp đồng.
11. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng.
12. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
13. Rủi ro và bất khả kháng.
14. Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.
15. Các nội dung khác.
TÀI LIỆU KÈM THEO HỢP ĐỒNG
1. Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu.
2. Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham
chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng.
3. Điều kiện chung của hợp đồng.
4. Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu.
5. Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật.
6. Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu.
7. Biên bản đàm phán hợp đồng.
Thỏa thuận thứ tự ưu tiên xử lý mâu thuẫn.
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Hợp đồng tư vấn xây dựng.
2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình.
3. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ.
4. Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình.
5. Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ.
6. Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình.
7. Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và
thi công xây dựng công trình.
8. Hợp đồng chìa khóa trao tay.
9. H. đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công.
PHÂN THEO GIÁ HỢP ĐỒNG
Trọn gói
Theo
thời gian
Đơn giá điều
chỉnh
Đơn giá
cố định
GIÁ
HỖN HỢP
HỢP ĐỒNG THEO THỜI GIAN
Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên
cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi
phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời
gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần,
ngày, giờ.
Được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng
có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây
dựng. Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng
tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị
định 37/2015/NĐ-CP.
H. ĐỒNG THEO ĐƠN GIÁ CỐ ĐỊNH
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên
cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối
lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá
không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp
đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn
nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện
để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc
theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng
chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.
H. ĐỒNG THEO ĐƠN GIÁ ĐIỀU CHỈNH
Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác
định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá
theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối
lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá.
Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa
chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các
bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác
định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro
liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời
gian thực hiện hợp đồng.
HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp
dụng hợp đồng trọn gói.
Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá
trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng
các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký
kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi
phạm vi công việc phải thực hiện.
HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI
Khi thương thảo hợp đồng xây lắp, các bên rà soát
lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được
duyệt, nếu phát hiện bảng khối lượng công việc
bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu
báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ
sung khối lượng cho phù hợp với thiết kế.
Khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực
hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít
hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng)
không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho NT.
HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI HAY ĐƠN GIÁ?
1. Giá gói thầu: 100 tỷ đồng.
2. Thông tin về bản chào của nhà thầu trúng thầu:
Giá chào theo bảng tiên lượng: 90 tỷ đồng.
Giá trị do chênh khối lượng giữa bản vẽ và tiên
lượng (do nhà thầu phát hiện và được chủ đầu tư
chấp thuận): +5 tỷ đồng.
Giá hợp đồng theo hình thức trọn gói/đơn giá = ?
Ưu nhược điểm của hai hình thức hợp đồng ?
NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
1. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật
và đạo đức xã hội;
2. Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận
của hợp đồng;
3. Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc
quá trình đàm phán hợp đồng;
4. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì
phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong
liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp
đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.
TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý
cao nhất:
Để bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên
quan có nghĩa vụ thực hiện;
Để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Các cơ quan quản lý nhà nước phải căn cứ vào
nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy
định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên
giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (trừ
hợp đồng tư vấn, HĐ theo hình thức tự thực hiện,
HĐ giao khoán nội bộ, HĐ xây dựng thuộc các
chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện).
Nhà thầu liên danh: từng thành viên phải nộp bảo
đảm thực hiện hợp đồng, mức bảo đảm tương ứng
với tỷ lệ giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực
hiện (Trừ trường hợp có thỏa thuận nhà thầu đứng
đầu liên danh nộp).
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy
định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu
theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng
xây dựng.
Trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị
bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn
nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải
được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
chấp thuận.
BẢO ĐẢM THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
Bảo đảm thanh toán hợp đồng xây dựng là việc bên
giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng minh
khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp
đồng: thông qua các hình thức như kế hoạch bố trí
vốn được phê duyệt, bảo đảm của ngân hàng hoặc tổ
chức tín dụng, hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc thỏa
thuận cho vay vốn với các định chế tài chính.
Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây
dựng khi chưa có kế hoạch vốn để thanh toán (trừ các
công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp).
TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG (Min)
Hợp đồng tư vấn:
15%: hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.
20%: hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.
Hợp đồng thi công xây dựng:
10%: hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng;
15%: hợp đồng có giá trị 10 - 50 tỷ đồng;
20%: hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
Hợp đồng cung cấp thiết bị / EPC / chìa khóa trao
tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10%.
TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG
Mức tạm ứng tối đa là 50%, trường hợp đặc biệt thì
phải được Người quyết định đầu tư cho phép.
Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh
toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất
nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết
khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng.
Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm
có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa
thì hai bên thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm
ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
BẢO LÃNH TẠM ỨNG HỢP ĐỒNG
Áp dụng đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm
ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng.
Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
đối với các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự
thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân
cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp
đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu
đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.
THƯỞNG - PHẠT HỢP ĐỒNG
Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các
bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà
nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12%
giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm
hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên
kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật
Xây dựng và pháp luật có liên quan khác.
CÁC LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG
Đề cương giao việc phải rõ ràng, chi tiết, đúng
và đủ (nhằm quy trách nhiệm giữa các bên):
Hợp đồng khảo sát: Nhiệm vụ khảo sát.
Hợp đồng lập dự án đầu tư hay lập thiết kế:
Nhiệm vụ thiết kế.
Hợp đồng thi công: Khối lượng công việc.
Hợp đồng mua sắm hàng hoá: Phạm vi cung
cấp.
CÁC LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG
Để kiểm soát chất lượng:
Rõ ràng về yêu cầu về chất lượng của dịch vụ /
sản phẩm.
Xác định rõ cơ chế kiểm tra và nghiệm thu.
Cần quy định chi tiết về thời gian và tiến độ thực
hiện hợp đồng xây dựng (nhằm kiểm soát tiến
độ):
Cần có tiến độ của từng giai đoạn hoặc hạng
mục thi công cụ thể.
CÁC LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG
Kiểm soát tiến độ (tt):
Khi tiến độ của từng giai đoạn (hoặc hạng mục)
bị chậm quá ngày mà không có lý do chính
đáng, thì chủ đầu tư có quyền chấm dứt hợp
đồng và giao cho đơn vị khác tiếp tục thực hiện
hoàn thành và mọi sự thiệt hại nếu có phát sinh
sẽ do nhà thầu chậm trễ chịu trách nhiệm.
Lý do chính đáng là những lý do mà bên nhận
thầu viết trong văn bản giải trình và phải được
chủ đầu tư chấp thuận.
CÁC LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG
Rõ ràng về thủ tục trao đổi thông tin và cơ chế
kiểm soát thông tin.
Rõ ràng về thanh quyết toán: Thời điểm, giá trị,
hồ sơ, hình thức, đồng tiền thanh toán.
Rõ ràng về cơ chế giải quyết phát sinh:
Trước khi thực hiện phần phát sinh cần phải
xác định rõ khối lượng và đơn giá phát sinh.
Nếu hợp đồng không nêu rõ cơ chế giải quyết
phát sinh thì phải ký phụ lục hợp đồng trước
khi thực hiện.
CÁC LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG
Câu từ ngắn gọn, cụ thể và đơn nghĩa.
Sử dụng các ngôn từ “định lượng”.
Không dùng chữ thừa vô ích. Tránh dùng chữ
“v.v...” / “...” / “?”.
Sử dụng từ thông dụng và chính xác; Không
dùng tiếng lóng hay tiếng địa phương: Tránh sự
hiểu lầm đáng tiếc.
Hợp đồng ký với đối tác nước ngoài: Cần xác
định ngôn ngữ chính.
HỢP ĐỒNG BỊ VÔ HIỆU
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều
kiện:
1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi
dân sự;
2. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội;
3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện
trên thì vô hiệu.
HỢP ĐỒNG BỊ VÔ HIỆU
Khi hợp đồng bị vô hiệu thì tòa kinh tế sẽ
không phân xử tranh chấp.
Nếu nhận thấy có hành vi vi phạm Bộ Luật dân
sự hoặc Bộ Luật hình sự thì thưa kiện và tòa án
sẽ xử.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì công việc của
dự án sẽ bị trì hoãn.
Cần tránh không để xảy ra tình huống hợp đồng
vô hiệu.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA
BÊN GIAO THẦU VÀ BÊN NHẬN THẦU
Do các bên thỏa thuận trong h. đồng bảo đảm nguyên
tắc không trái với các quy định của pháp luật.
Khi bên nhận thầu thay đổi người đại diện để quản lý
thực hiện hợp đồng, nhân sự chủ chốt thì phải được
sự chấp thuận của bên giao thầu.
Trường hợp bên nhận thầu là tập đoàn, tổng công ty
khi thực hiện hợp đồng xây dựng có thể giao trực
tiếp cho các đơn vị thành viên của mình nhưng phải
đảm bảo phù hợp với năng lực của từng thành viên
và phải được bên giao thầu chấp thuận trước.
NỘI DUNG QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG
• Tiến độ1
• Chất lượng2
• Khối lượng và giá hợp đồng3
• An toàn lao động, bảo vệ môi trường và PCCN4
• Điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác5
NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu
tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán
(giá) gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được
người quyết định đầu tư cho phép.
Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp
dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và
hợp đồng theo thời gian.
Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài
phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong
hợp đồng: thống nhất đơn giá để thực hiện khối
lượng công việc này trước khi thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH KHỐI LƯỢNG HĐ
Chỉ được điều chỉnh khối lượng hợp đồng trọn gói:
Cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài
phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký:
Đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng
cung cấp thiết bị: nằm ngoài phạm vi công việc
phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ
mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
Đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ
tư vấn phải thực hiện.
Cho trường hợp bất khả kháng.
ĐIỀU CHỈNH KHỐI LƯỢNG HĐ
Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định /điều chỉnh:
Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa
có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt
giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà
thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung
hợp đồng;
Các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp
đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành
thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong
hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.
ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG
Trường hợp khối lượng phát sinh < 20% khối
lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng
thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn
giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp
đồng (nếu có) để thanh toán.
Trường hợp khối lượng phát sinh > 20% khối
lượng công việc tương ứng hoặc khối lượng phát
sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên
thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc
thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối
lượng phát sinh (trước khi thực hiện).
THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp
với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện
trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.
Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng
như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà
nước về định mức, đơn giá.
Không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính
đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật
tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.
THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
Đối với hợp đồng sử dụng kết hợp các loại giá
hợp đồng: việc thanh toán phải thực hiện tương
ứng với các loại hợp đồng đó.
Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài
hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng:
Theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà
các bên đã thống nhất trước khi thực hiện.
Phải phù hợp với các quy định của pháp luật
có liên quan.
THỜI HẠN THANH TOÁN
Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng
không quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu
nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong
hợp đồng:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc: bên giao thầu
phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị
thanh toán tới ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc: ngân hàng hoặc
Kho bạc Nhà nước phục vụ thanh toán phải
chuyển đủ giá trị của lần thanh toán đó cho bên
nhận thầu.
.
HỒ SƠ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG THEO
ĐƠN GIÁ CỐ ĐỊNH
1. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực
tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp
đồng) trong giai đoạn thanh toán;
2. Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có
đơn giá trong hợp đồng (nếu có) có xác nhận của
đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu
có) và đại diện bên nhận thầu;
3. Giấy đề nghị thanh toán của bên nhận thầu.
HỒ SƠ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG THEO
ĐƠN GIÁ ĐIỀU CHỈNH
1. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực
tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp
đồng) trong giai đoạn thanh toán;
2. Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn
gọi là đơn giá thanh toán) theo đúng thỏa thuận
trong hợp đồng;
3. Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có
đơn giá trong hợp đồng (nếu có);
4. Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu.
HỒ SƠ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG THEO
THỜI GIAN
1. Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế
hoặc bảng chấm công tương ứng với kết quả
công việc trong giai đoạn thanh toán.
Trong quá trình thực hiện nếu có công việc phát
sinh cần phải bổ sung chuyên gia mà trong hợp
đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia
này thì các bên phải thỏa thuận và thống nhất
mức thù lao trước khi thực hiện.
2. Giấy đề nghị thanh toán của bên nhận thầu.
HỒ SƠ THANH TOÁN H.ĐỒNG TRỌN GÓI
1. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
trong giai đoạn thanh toán:
Bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục
công trình, khối lượng công việc phù hợp với
phạm vi công việc phải thực hiện:
Hợp đồng thi công: thực hiện theo thiết kế;
Hợp đồng tư vấn: phù hợp với nhiệm vụ tư
vấn.
Không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi
tiết;
HỒ SƠ THANH TOÁN H.ĐỒNG TRỌN GÓI
2. Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có)
ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết;
3. Giấy đề nghị thanh toán của bên nhận thầu:
Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng;
Giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu
có);
Giảm trừ tiền tạm ứng;
Giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau
khi đã bù trừ các khoản trên.
THANH TOÁN GIAI ĐOẠN HĐ TRỌN GÓI
Đơn vị tư vấn (trong giai đoạn lập HSMT) hoặc
hai bên ký hợp đồng (lúc thương thảo hợp đồng)
cần lập bảng giá trị thanh toán giai đoạn.
Cơ sở lập bảng giá trị thanh toán giai đoạn: Dựa
trên giá gói thầu hay giá hợp đồng.
Khi đã khoán gọn thì dùng “đơn giá” khoán gọn:
“Đơn giá” khoán có thể dạng tỷ lệ phần trăm (%)
hay giá trị tuyệt đối.
Khi nhà thầu hoàn tất công việc/hạng mục/công
trình thì thanh toán đến 100% giá trị tương ứng.
THANH TOÁN GIAI ĐOẠN HĐ TRỌN GÓI
Nội dung Dự toán
Thanh
toán giai
đoạn (pa1)
Thanh toán
giai đoạn
(pa2)
Khối
nhà
A
Phần thô 60 tỷ 50 tỷ 50% x A
Hoàn thiện 40 tỷ 50 tỷ 50% x A
Khối
nhà
B
Cọc và đài móng 25 tỷ 20 tỷ 10% x B
Hai tầng hầm 25 tỷ 20 tỷ 10% x B
Phần thô tầng 1-4 45 tỷ 40 tỷ 20% x B
Phần thô tầng 5-8 40 tỷ 40 tỷ 20% x B
Hoàn thiện 65 tỷ 80 tỷ 40% x B
Tổng 300 tỷ 300 tỷ A+B
THANH TOÁN GIAI ĐOẠN HỢP ĐỒNG
TRỌN GÓI
Nội dung
Dự
toán
Thực
tế thi
công
Tình
trạng
Thoả thuận trong
hợp đồng khi thi
công hoàn tất
Phần thô
của khối
nhà A
60 tỷ 64 tỷ
Hoàn
tất
50% x A
(A=100 tỷ)
Cọc và đài
móng
của khối
nhà B
20 tỷ 19 tỷ
Chưa
hoàn
tất
10% x B
(B=200 tỷ)
Tổng 80 tỷ 83 tỷ
Thanh
toán
50 tỷ
0 tỷ
50 tỷ
HỒ SƠ THANH TOÁN CHO CÁC DẠNG
HỢP ĐỒNG KHÁC
Đối với các hợp đồng cung cấp thiết bị:
Khối lượng hoàn thành được xác định căn cứ
vào hóa đơn của bên nhận thầu hoặc vận đơn;
Biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị.
Giấy chứng nhận xuất xứ.
Các tài liệu, chứng từ khác có liên quan.
Đối với hợp đồng xây dựng kết hợp các giá hợp
đồng: hồ sơ thanh toán cho từng loại hợp đồng
thực hiện theo các quy định tương ứng.
QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG
Xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng mà
bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán khi bên
nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo
thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán (tính từ ngày
nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công
việc theo hợp đồng):
Không được quá 60 ngày.
Không quá 120 ngày với h.đồng quy mô lớn.
HỒ SƠ QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG
Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công
việc thuộc phạm vi hợp đồng;
Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát
sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng;
Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (gọi là
quyết toán A-B);
Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng đối
với hợp đồng có công việc thi công xây dựng;
Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
THANH LÝ HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng xây dựng được thanh lý khi:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng
đã ký;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo
quy định của pháp luật.
2. Thời hạn thanh lý tính từ ngày các bên tham gia hợp
đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc
hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ):
Không quá 45 ngày.
Không quá 90 ngày với hợp đồng quy mô lớn.
ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG THEO FIDIC
VÀ THEO NGHỊ ĐỊNH 37/2015
• Giới thiệu về các điều khoản hợp
đồng theo FIDIC1
• Các điểm lưu ý khi áp dụng FIDIC
và các điểm khác biệt chính so với
thông lệ của Việt Nam.
2
GIỚI THIỆU VỀ FIDIC
FIDIC là tên viết tắt theo tiếng Pháp của Hiệp
hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (The Fédération
Internationale des Ingénieurs-Conseils).
FIDIC được ba hiệp hội quốc gia các kỹ sư tư
vấn ở châu Âu sáng lập ra năm 1913. Tới nay, số
lượng thành viên của FIDIC là trên 60 nước.
Có năm ấn phẩm mới nhất hiện đang áp dụng:
Bản màu đỏ (Red book) xuất bản năm 2006 là
các điều kiện cho hợp đồng dạng xây dựng đơn
thuần theo thiết kế do CĐT cung cấp.
GIỚI THIỆU VỀ FIDIC
Bản màu vàng (Yellow book) xuất bản năm 1999
là các điều kiện cho hợp đồng dạng “Cung cấp
máy móc thiết bị và thiết kế xây dựng”
Bản màu bạc (Silver book) xuất bản năm 1999 là
các điều kiện cho hợp đồng dạng “Dự án EPC /
chìa khóa trao tay”.
Bản màu xanh lá cây (Green book) xuất bản năm
1999 là các điều kiện cho hợp đồng dạng rút gọn
(hợp đồng dưới US$ 500,000 hoặc dưới 6 tháng).
Bản màu trắng (White book) xuất bản năm 2006 là
các điều kiện cho hợp đồng tư vấn.
ĐIỀU KHOẢN HĐ THEO FIDIC
1. Những quy định chung
2. Chủ đầu tư
3. Nhà tư vấn (Yellow book; Red book)
Việc điều hành của CĐT (Silver book)
4. Nhà thầu
5. Thiết kế (Yellow book, Silver book)
Nhà thầu phụ (Red book)
6. Nhân viên và người lao động
ĐIỀU KHOẢN HĐ THEO FIDIC
7. Thiết bị, vật liệu và tay nghề
8. Khởi công, chậm trễ và tạm ngừng
9. Thử nghiệm (kiểm định) khi hoàn thành
10. Nghiệm thu của chủ đầu tư
11. Trách nhiệm đối với các sai sót
12. Thử nghiệm sau khi hoàn thành (Yellow
book; Silver book)
Kiểm tra và đánh giá (Red book)
13. Thay đổi và điều chỉnh
ĐIỀU KHOẢN HĐ THEO FIDIC
14. Giá hợp đồng và thanh toán
15. Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư
16. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi nhà
thầu
17. Rủi ro và trách nhiệm
18. Bảo hiểm
19. Bất khả kháng
20. Khiếu nại, tranh chấp và trọng tài
MỘT VÀI LƯU Ý VỀ FIDIC
Vai trò của Tư vấn rất quan trọng + Chủ đầu tư ít can
thiệp vào vấn đề kỹ thuật Còn khó áp dụng trong
các dự án sử dụng vốn nhà nước.
Nhà tư vấn có thể yêu cầu Nhà thầu sa thải bất cứ
nhân công nào ở công trường kể cả đại diện của Nhà
thầu nếu những người đó:
Khăng khăng giữ thái độ sai trái;
Thiếu năng lực hoặc cẩu thả;
Không tuân thủ bất kỳ điều khoản nào của h.đồng;
Cố ý làm những việc gây phương hại đến an toàn,
sức khỏe hoặc bảo vệ môi trường.
MỘT VÀI LƯU Ý VỀ FIDIC
Yêu cầu về sự thu xếp tài chính của Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư phải đệ trình, trong vòng 28 ngày sau
khi nhận được bất kỳ yêu cầu nào của Nhà thầu,
bằng chứng hợp lý là thu xếp tài chính đã được thực
hiện và đang được duy trì.
Nhà thầu phải gởi Bảo đảm thực hiện cho Chủ đầu
tư trong vòng 28 ngày sau khi nhận được Thư chấp
thuận trúng thầu.
Chủ đầu tư phải trả lại Bảo đảm thực hiện cho Nhà
thầu trong vòng 21 ngày sau khi nhận được một bản
sao Chứng chỉ nghiệm thu.
MỘT VÀI LƯU Ý VỀ FIDIC
Nếu Nhà tư vấn không cấp Chứng chỉ nghiệm thu
công trình hay bác bỏ đơn của Nhà thầu trong thời
gian 28 ngày và nếu công trình hay hạng mục (tùy
theo từng trường hợp) về cơ bản đúng với Hợp
đồng, Chứng chỉ nghiệm thu công trình coi như đã
được cấp vào ngày thứ 28.
Quy định rất rõ về Ban xử lý tranh chấp (thành
phần, chức năng, quy chế làm việc và các nguyên
tắc về xử lý tranh chấp).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_dong_trong_hoat_dong_xay_dung_2562.pdf